UỶ BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 667/QĐ-UBND |
Vĩnh Long, ngày 29 tháng 3 năm 2016 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG THI ĐUA KHEN THỪỞNG TỈNH
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26/11/2003; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16/11/2013;
Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng; Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP của Chính phủ và Nghị định số 65/2014/NĐ-CP , ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013;
Căn cứ Quyết định số 398/QĐ-UBND, ngày 26 tháng 02 năm 2016 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc thành lập Hội đồng Thi đua Khen thưởng tỉnh Vĩnh Long;
Xét Tờ trình số 110/TTr-HĐTĐKT ngày 11/3/2016 của Thường trực Hội đồng Thi đua - khen thưởng tỉnh về việc ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua Khen thưởng tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua Khen thưởng tỉnh Vĩnh Long (Có Quy chế kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1654/QĐ-UBND , ngày 06/11/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua Khen thưởng tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thường trực Hội đồng Thi đua Khen thưởng tỉnh và các thành viên Hội đồng Thi đua Khen thưởng tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
CHỦ TỊCH |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG THI ĐUA KHEN THƯỞNG TỈNH VĨNH LONG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 667/QĐ-UBND, ngày 29/3/2016 của Chủ tịch
UBND tỉnh Vĩnh Long)
CHỨC NĂNG, NHỆM VỤ CỦA HỘI ĐỒNG THI ĐUA KHEN THƯỞNG
Điều 1. Chức năng của Hội đồng Thi đua Khen thưởng tỉnh:
Hội đồng Thi đua Khen thưởng tỉnh (sau đây gọi tắt là Hội đồng) là tổ chức tham mưu của Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân tỉnh về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
Điều 2. Nhiệm vụ của Hội đồng:
1. Tham mưu cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phát động các phong trào thi đua theo thẩm quyền;
2. Hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác thi đua khen thưởng đối với các ngành, các cấp và phát hiện, bồi dưỡng nhân tố điển hình tiên tiến. Tổng kết, phân tích thực tiễn phong trào, từ đó đề xuất kế hoạch tổ chức chỉ đạo, xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến;
3. Theo dõi, kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động cụm, khối thi đua để đề xuất UBND tỉnh khen thưởng và trình cấp trên khen thưởng;
4. Định kỳ đánh giá kết quả phong trào thi đua và công tác khen thưởng; tham mưu việc sơ kết, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng; kiến nghị, đề xuất các chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong từng năm và từng giai đoạn;
5. Tham mưu cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra, giám sát các phong trào thi đua và thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật về thi đua, khen thưởng;
6. Đề xuất với UBND tỉnh ban hành hoặc sửa đổi bổ sung chính sách, hình thức và chế độ khen thưởng thi đua cho phù hợp với tình hình thực tế;
7. Tham mưu cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh và trình Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xét tặng các danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng;
8. Đối với các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh do Thường trực Hội đồng xem xét, tham mưu và đề xuất.
NHIỆM VỤ CỦA TỪNG THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG
Điều 3. Phân công nhiệm vụ các thành viên Hội đồng:
1. Hội đồng có 15 thành viên và 02 thư ký; trong đó Thường trực Hội đồng gồm: 01 Chủ tịch, 04 Phó Chủ tịch, 01 Uỷ viên và Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh và 02 thư ký.
2. Nhiệm vụ của các thành viên được phân công cụ thể như sau:
2.1. Chủ tịch Hội đồng Thi đua Khen thưởng là Chủ tịch UBND tỉnh, có trách nhiệm:
- Chỉ đạo hoạt động chung của Hội đồng phân công công tác đối với các thành viên của Hội đồng;
- Chủ trì các cuộc họp của Hội đồng; giải quyết các mối quan hệ công tác của Hội đồng với Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương, các cơ quan khen thưởng cấp trên và các tỉnh bạn về lĩnh vực thi đua khen thưởng;
- Dự Hội nghị tổng kết phong trào thi đua và ký kết giao ước thi đua Cụm các tỉnh Tây Nam bộ;
- Quyết định khen thưởng và trình cấp trên khen thưởng theo thẩm quyền.
2.2. Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch UBND tỉnh (phụ trách khối văn hoá - xã hội) có nhiệm vụ:
- Giúp Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo toàn diện hoạt động của Hội đồng và chủ trì các cuộc họp Hội đồng khi Chủ tịch Hội đồng vắng mặt;
- Chủ trì việc kiểm tra, đánh giá phong trào thi đua và công tác khen thưởng theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng;
- Quyết định khen thưởng và trình cấp trên khen thưởng theo thẩm quyền.
2.3. Phó Chủ tịch Thường trực là Phó Giám đốc Sở Nội vụ - Trưởng ban Thi đua khen thưởng có nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch hoạt động của Hội đồng, chịu trách nhiệm trước Hội đồng về tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng thành tích phong trào và khen thưởng đột xuất.
- Tham dự Hội nghị sơ, tổng kết hoạt động của cụm, khối thi đua của tỉnh.
- Chủ trì các cuộc họp của Hội đồng khi được Chủ tịch Hội đồng uỷ quyền, kiểm tra phong trào thi đua, công tác khen thưởng của các đơn vị và địa phương.
- Phối hợp với các ngành có liên quan, tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện đăng ký và báo cáo kết quả thực hiện phong trào thi đua cụm các tỉnh Tây Nam Bộ.
- Thường xuyên thông báo các hoạt động, các văn bản hướng dẫn về thi đua khen thưởng của Trung ương hoặc địa phương cho từng thành viên Hội đồng.
- Đảm bảo đúng quy định về mẫu bằng, khung, hộp, cờ các danh hiệu và hình thức khen thưởng của Chủ tịch UBND tỉnh.
- Đảm bảo cân đối và quản lý, sử dụng quỹ thi đua khen thưởng của tỉnh đúng quy định.
- Quản lý sử dụng con dấu, kinh phí hoạt động của Hội đồng đúng quy định.
2.4. Phó Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh có nhiệm vụ Chỉ đạo phong trào thi đua và khen thưởng trong cán bộ, công chức Nhà nước và công nhân lao động, trực tiếp chỉ đạo Khối thi đua IX, XII, XIV.
2.5. Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, có nhiệm vụ phối hợp, chỉ đạo phong trào thi đua và công tác khen thưởng trong các đoàn thể và các tổ chức nghề nghiệp, trực tiếp chỉ đạo Khối thi đua I, II.
2.6. Thư ký Hội đồng có nhiệm vụ giúp Thường trực Hội đồng:
- Giải quyết các công việc hàng ngày; chuẩn bị nội dung các cuộc họp của Hội đồng; tổng hợp các ý kiến đóng góp trong mỗi cuộc họp, lập Biên bản các cuộc họp Hội đồng.
- Tổng hợp kết quả xét duyệt của Hội đồng trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định khen thưởng và trình cấp trên khen thưởng;
- Cân đối, theo dõi quản lý quỹ thi đua khen thưởng của tỉnh đúng quy định.
- Trả lời, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo kết quả xét khen thưởng của Hội đồng và của Thường trực Hội đồng.
2.7. Các thành viên Hội đồng có trách nhiệm:
- Thực hiện nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng phân công, có trách nhiệm tham dự đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng và thường xuyên báo cáo kết quả công tác thi đua khen thưởng theo phạm vi lĩnh vực mình phụ trách cho Thường trực Hội đồng và thực hiện đúng chương trình hoạt động của Hội đồng đã đề ra, trường hợp không tham dự họp, thành viên Hội đồng gởi văn bản về ý kiến của mình tới Thường trực của Hội đồng để báo cáo trong cuộc họp gần nhất và phụ trách cụm, khối thi đua khi được giao.
- Trường hợp đặc biệt có thể cử người đại diện lãnh đạo ngành mình họp thay nhưng không quá 1/3 số cuộc họp hàng năm của Hội đồng và phải được Chủ tịch Hội đồng đồng ý. Người đi họp thay phải chuẩn bị đầy đủ nội dung yêu cầu của thành viên Hội đồng uỷ nhiệm, được tham gia các ý kiến phát biểu, trao đổi thảo luận, thể hiện chính kiến quan điểm của mình nhưng không được biểu quyết dưới các hình thức.
- Các thành viên Hội đồng thi đua có thể thay đổi theo yêu cầu hoạt động công tác thi đua khen thưởng và sự thay đổi nhân sự cán bộ lãnh đạo của các sở, ngành có thành viên tham dự.
- Thành viên Hội đồng được sử dụng bộ máy tổ chức của cơ quan mình để thực hiện nhiệm vụ về công tác thi đua khen thưởng đã được phân công, đồng thời chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện tốt phong trào thi đua khen thưởng thuộc phạm vi đơn vị mình.
PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG
Điều 4. Hội đồng hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, quyết định theo đa số, các ý kiến khác nhau của từng thành viên Hội đồng được báo cáo với Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Hội đồng xem xét quyết định.
Điều 5. Hội đồng họp định kỳ 2 lần trong năm (trừ trường hợp có công việc đột xuất) để đánh giá, kiểm điểm phong trào thi đua, công tác khen thưởng và hoạt động của Hội đồng.
- Trong trường hợp giải quyết khen thưởng đột xuất đáp ứng kịp thời sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh về một số lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng và công tác khác của tỉnh, Thường trực Hội đồng xin ý kiến Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách từng lĩnh vực công tác nêu trên để quyết định việc khen thưởng Bằng khen, hiệp y và làm văn bản gởi đến các thành viên Hội đồng biết kết quả thực hiện.
Điều 6. Tuỳ theo tình hình nhiệm vụ của công tác thi đua khen thưởng, Chủ tịch Hội đồng quyết định trên cơ sở lấy ý kiến từng thành viên Hội đồng về các kiến nghị, đóng góp ý kiến cho Hội đồng thông qua Thường trực của Hội đồng.
- Thường trực Hội đồng có trách nhiệm chuẩn bị nội dung, chương trình các cuộc họp, gởi đến các thành viên trước 10 ngày (trừ trường hợp đột xuất).
- Hội đồng tiến hành họp khi có ít nhất từ 2/3 tổng số thành viên Hội đồng tham dự.
Điều 7. Kinh phí hoạt động của Hội đồng Thi đua Khen thưởng tỉnh được sử dụng từ nguồn trích 20% trong tổng Quỹ thi đua, khen thưởng theo quy định của Thông tư số 71/2011/TT-BTC, ngày 21/5/2011 của Bộ Tài chính và được cấp qua tài khoản của Thường trực Hội đồng Thi đua Khen thưởng tỉnh (Ban Thi đua - Khen thưởng thuộc Sở Nội vụ) để quản lý và sử dụng theo quy định.
Hội đồng có con dấu riêng để giao dịch, được giao cho Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng chịu trách nhiệm quản lý.
Điều 8. Các mối quan hệ của Hội đồng:
1. Với Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh: Hội đồng Thi đua Khen thưởng tỉnh chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ về chủ trương, phương hướng và các hoạt động lớn về công tác thi đua khen thưởng của tỉnh; chịu sự giám sát, kiểm tra của HĐND tỉnh về thực hiện các quy định của Nhà nước và các Nghị quyết của HĐND tỉnh về công tác thi đua khen thưởng; chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của UBND tỉnh về tổ chức, biên chế và hoạt động.
2. Đối với Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương, Ban Thi đua khen thưởng Trung ương và các cơ quan cấp trên có liên quan trong lĩnh vực thi đua khen thưởng: Hội đồng Thi đua Khen thưởng tỉnh thực hiện việc hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng theo hướng dẫn của các cơ quan thi đua khen thưởng Trung ương. Đề xuất cho UBND tỉnh báo cáo, kiến nghị những vấn đề liên quan đến lĩnh vực thi đua khen thưởng.
3. Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; các sở, ban, ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp, cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh: Hội đồng Thi đua Khen thưởng tỉnh vừa có trách nhiệm phối hợp để tổ chức phong trào thi đua, vừa kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn nghiệp vụ để công tác thi đua khen thưởng đảm bảo đúng hướng đạt chất lượng hiệu quả cao.
4. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Trao đổi thông tin, kinh nghiệm để nâng cao chất lượng tham mưu tổ chức chỉ đạo các hoạt động thi đua khen thưởng.
5. Đối với các cụm, khối thi đua: Hội đồng Thi đua Khen thưởng tỉnh có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo phong trào thi đua của các cụm khối thi đua; Trưởng, Phó cụm khối thi đua có trách nhiệm báo cáo sơ, tổng kết phong trào thi đua về thường trực Hội đồng Thi đua Khen thưởng đúng quy định.
Điều 9. Các thành viên Hội đồng Thi đua Khen thưởng tỉnh có trách nhiệm thực hiện Quy chế này. Các cơ quan liên quan có trách nhiệm phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi để Hội đồng và các thành viên Hội đồng, Thường trực Hội đồng Thi đua Khen thưởng tỉnh hoạt động có hiệu quả.
Quá trình thực hiện Quy chế, nếu có vướng mắc cần bổ sung, sửa đổi, các thành viên Hội đồng và các cơ quan có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.