ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 66/2020/QĐ-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 24 tháng 12 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Căn cứ Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân công, phân cấp, phối hợp quản lý an toàn thực phẩm thuộc ngành Y tế quản lý trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2021.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP, PHỐI HỢP QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM THUỘC
NGÀNH Y TẾ QUẢN LÝ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 66/2020/QĐ-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2020 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định phân công, phân cấp và phối hợp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP) thuộc lĩnh vực quản lý của ngành Y tế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Sở Y tế, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế (gọi tắt là UBND cấp huyện), Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (gọi tắt là UBND cấp xã);
b) Tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của ngành y tế;
c) Các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân khác liên quan trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về ATTP thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành Y tế.
Điều 2. Nguyên tắc thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
1. Phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện trong công tác quản lý nhà nước về ATTP theo đúng quy định của pháp luật. Chia sẻ thông tin kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm sau thanh tra, kiểm tra giữa các cơ quan thực hiện và các cơ quan khác có liên quan.
2. Phân cấp quản lý gắn với việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về ATTP đối với các cơ sở thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý trên địa bàn.
3. Trường hợp cùng một đối tượng quản lý, nhưng có nội dung thuộc thẩm quyền quản lý của cấp tỉnh, nội dung khác lại thuộc thẩm quyền quản lý của cấp huyện hoặc cấp xã thì cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý.
PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM
1. Quản lý cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, đá thực phẩm (nước đá dùng liền và nước đá dùng để chế biến thực phẩm); cơ sở sản xuất phụ gia, hương liệu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; cơ sở sản xuất dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; Cơ sở sản xuất các sản phẩm khác không được quy định tại danh mục các sản phẩm/nhóm sản phẩm thực phẩm; hàng hóa thuộc quyền quản lý của Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định tại Phụ lục III, Phụ lục IV, kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
2. Quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống
a) Cơ sở có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh.
b) Cơ sở có Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh Hộ kinh doanh có quy mô trên 200 suất ăn/lần phục vụ.
c) Bếp ăn tập thể trong các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất (không kể số lượng suất ăn) và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất có quy mô trên 200 suất ăn/lần phục vụ; trong các trường học trung học cơ sở, tiểu học, mầm non có quy mô trên 200 suất ăn/lần phục vụ.
d) Cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống trong Khu công nghiệp, chế xuất, khu kinh tế, khu du lịch, siêu thị, bệnh viện cấp tỉnh trở lên; căng tin ăn uống trong các sở, ban, ngành, trường học trung học phổ thông, trung cấp nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên, cao đẳng, đại học.
đ) Các bữa tiệc, cỗ, liên hoan có trên 1000 người ăn.
e) Các lễ hội, các bữa ăn đông người có tính chất đặc biệt, đặc thù (như các bữa ăn của các Đoàn Ngoại giao, các vị lãnh đạo...)
3. Tổ chức cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với các cơ sở sau đây theo quy định của pháp luật, gồm:
a) Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc cơ sở có Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh Hộ kinh doanh có quy mô trên 200 suất ăn/lần phục vụ.
b) Cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, nước đá thực phẩm, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.
4. Tổ chức tiếp nhận bản tự công bố sản phẩm đối với thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
5. Tổ chức tiếp nhận và quản lý hồ sơ cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, Giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
6. Tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ sở được quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều này.
Điều 4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
1. Quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống
a) Cơ sở chế biến suất ăn sẵn; nhà hàng ăn uống; cửa hàng ăn uống; quán ăn, cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (quy mô dưới 200 suất ăn/lần phục vụ).
b) Bếp ăn tập thể: Ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất có quy mô từ 30 suất ăn/lần phục vụ đến 200 suất ăn/lần phục vụ do cấp huyện cấp giấy phép kinh doanh; trong các trường học trung học cơ sở, tiểu học, mầm non (có quy mô dưới 200 suất ăn/lần phục vụ), cơ sở mầm non dân lập, tư thục không quá 70 cháu; trong các cơ quan, đơn vị cấp huyện.
c) Căng tin ăn uống: Trong các cơ quan, đơn vị cấp huyện; trong các cơ sở do cấp huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; trong các trường học trung học cơ sở, tiểu học, nhà trẻ, mầm non.
d) Các dịch vụ cung ứng suất ăn lưu động (dịch vụ cưới, hỏi,... lưu động) không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
đ) Các lễ hội, hội nghị do cấp huyện tổ chức quản lý.
e) Các bữa tiệc, cỗ, liên hoan có từ 500 đến 1000 người ăn.
2. Tổ chức cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với các cơ sở được quy định tại Khoản 1 Điều này theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức kiểm tra các cơ sở được quy định tại Khoản 1 Điều này.
4. Kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phục vụ các sự kiện, lễ hội do địa phương tổ chức.
5. Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục, truyền thông về ATTP cho nhân dân trên địa bàn.
Điều 5. UBND các xã, phường, thị trấn
1. Quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống
a) Cơ sở chế biến suất ăn sẵn, cửa hàng ăn uống, quán ăn, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.
b) Nhà trẻ dân lập, tư thục dưới 30 cháu.
2. Quản lý cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố; các lễ hội, hội nghị do cấp xã tổ chức và quản lý; các bữa tiệc, cỗ, liên hoan dưới 500 người ăn.
3. Tổ chức kiểm tra các cơ sở được quy định tại Khoản 1, 2 Điều này.
Điều 6. Phối hợp trong hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm
1. Sở Y tế
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan trong việc triển khai các hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục các sự cố về ATTP, bệnh truyền qua thực phẩm và ngộ độc thực phẩm.
b) Chỉ đạo các cơ sở y tế báo cáo kịp thời các trường hợp nghi ngờ ngộ độc thực phẩm vào cấp cứu và điều trị. Chịu trách nhiệm tổ chức cấp cứu, điều trị kịp thời cho người bị ngộ độc thực phẩm và cung cấp thông tin liên quan phục vụ công tác điều tra nguyên nhân ngộ độc thực phẩm.
c) Chỉ đạo Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố, Trạm Y tế xã, phường, thị trấn phối hợp với các cơ quan chức năng tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát và triển khai các hoạt động về ATTP trên địa bàn theo chức năng nhiệm vụ được giao và theo quy định của pháp luật.
2. UBND các huyện, thị xã, thành phố
a) Phối hợp với Sở Y tế điều tra và xử lý sự cố về ATTP, ngộ độc thực phẩm trên địa bàn.
b) Cử cán bộ tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra, cung cấp thông tin, địa chỉ cơ sở, hoặc tổ chức thực hiện kiểm tra theo sự chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên.
3. UBND các xã, phường, thị trấn
a) Cử cán bộ tham gia phối hợp công tác thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm theo đề nghị của cơ quan chủ trì hoặc yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
b) Thường xuyên rà soát, cập nhập danh sách các cơ sở thực phẩm trên địa bàn gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Điều 7. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Các cơ quan quản lý ATTP các cấp tổ chức triển khai thực hiện và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Quy định này.
2. Giao Sở Y tế hướng dẫn, triển khai, đôn đốc và giám sát các đơn vị thực hiện Quy định này. Định kỳ tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện công tác quản lý ATTP trên địa bàn tỉnh.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Quy định này đến các đơn vị liên quan tại địa phương và Ủy ban nhân dân cấp xã. Định kỳ tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Y tế) về tình hình thực hiện công tác quản lý ATTP trên địa bàn quản lý.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, địa phương báo cáo bằng văn bản về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Y tế) để có hướng giải quyết kịp thời./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.