ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 658/QĐ-UBND |
Đắk Nông, ngày 13 tháng 5 năm 2020 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 3808/QĐ-BNN-TCCB ngày 22/9/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế mẫu về quản lý, phối hợp công tác và chế độ thông tin báo cáo của các tổ chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp tỉnh đặt tại địa bàn cấp huyện với UBND cấp huyện; các nhân viên kỹ thuật công tác trên địa bàn cấp xã với UBND cấp xã;
Căn cứ Quyết định số 1970/QĐ-UBND ngày 04/12/2018 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án đổi mới, sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 70/TTr-SNN ngày 04 tháng 5 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý, phối hợp công tác và chế độ thông tin báo cáo giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với UBND các huyện, thành phố về các lĩnh vực ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1416/QĐ-UBND ngày 30/8/2017 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc ban hành Quy chế quản lý, phối hợp công tác và chế độ thông tin báo cáo của các tổ chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp tỉnh đặt tại địa bàn các huyện, thị xã với UBND các huyện, thị xã; các nhân viên kỹ thuật nông nghiệp trên địa bàn các xã, phường, thị trấn với UBND các xã, phường, thị trấn.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nội vụ; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
QUẢN LÝ, PHỐI HỢP CÔNG TÁC VÀ CHẾ ĐỘ THÔNG TIN BÁO CÁO GIỮA SỞ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ UBND CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ VỀ CÁC LĨNH VỰC TRONG
NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 658/QĐ-UBND ngày 13/5/2020 của Chủ tịch
UBND tỉnh Đắk Nông)
Quy chế này quy định trách nhiệm, quyền hạn trong công tác quản lý nhà nước, mối quan hệ trong phối hợp chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công và chế độ thông tin báo cáo giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với UBND các huyện, thành phố về các lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Thủ trưởng các tổ chức chuyên ngành; công chức, viên chức trong các tổ chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp tỉnh, cấp huyện; các doanh nghiệp, cá nhân có liên quan đến nhiệm vụ quản lý nhà nước cung cấp dịch vụ công về nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh.
1. Các đơn vị, tổ chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp tỉnh là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị trực thuộc Sở
2. Các đơn vị, tổ chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp huyện là Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, phòng Phòng Kinh tế thành phố Gia Nghĩa, Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật nông nghiệp trực thuộc UBND các huyện, thành phố.
3. Các doanh nghiệp: Công ty khai thác công trình thủy lợi, Công ty TNHH MTV nông lâm nghiệp, các doanh nghiệp tư nhân, các dự án đầu tư lĩnh vực nông lâm nghiệp.
NỘI DUNG, NGUYÊN TẮC, PHƯƠNG THỨC TRONG QUẢN LÝ VÀ PHỐI HỢP CÔNG TÁC
Điều 4. Nội dung trong quản lý, phối hợp
1. Triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, các quy định của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, ngành có liên quan và các chủ trương, Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, các Chương trình, kế hoạch, đề án của UBND tỉnh trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn tại tỉnh Đắk Nông.
2. Tham mưu, xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn, lâm nghiệp, thủy lợi, nước sinh hoạt tập trung nông thôn; khuyến nông cấp tỉnh, cấp huyện phù hợp với quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương.
3. Triển khai phối hợp thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn cấp huyện.
4. Phối hợp phát hiện những vấn đề mới phát sinh, nhũng bất cập trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn để báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành quy định mới cho phù hợp.
Điều 5. Nguyên tắc trong quản lý, phối hợp
1. Quy chế này không phát sinh mới về chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan, tổ chức, mà cụ thể hóa, nhấn mạnh những nội dung cần phối hợp để tăng cường, nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của mỗi đơn vị đối với lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
2. Đảm bảo tính kịp thời, thống nhất giữa quản lý ngành, lĩnh vực từ tỉnh tới huyện và cơ sở xã, phường, thị trấn gắn với việc quản lý theo địa bàn lãnh thổ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp theo quy định của pháp luật.
3. Trình tự giải quyết công việc được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, Quy chế làm việc của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Quy chế làm việc của UBND các huyện, thành phố.
4. Tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Điều 6. Phương thức phối hợp khi giải quyết công việc cụ thể
1. Khi giải quyết các vấn đề thuộc các lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc trách nhiệm của UBND cấp huyện: UBND cấp huyện chủ trì hội nghị, mời lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Thủ trưởng các đơn vị thuộc ngành nông nghiệp phát triển nông thôn cấp tỉnh trên địa bàn cấp huyện tham dự.
2. Khi giải quyết các vấn đề thuộc các lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì. Trường hợp vượt thẩm quyền, chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan giải quyết hoặc báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo xử lý.
3. Khi cần phối hợp để giải quyết các lĩnh vực công tác có liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ quản lý ngành thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của từng tổ chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp tỉnh đặt tại địa bàn cấp huyện: Thủ trưởng các tổ chức này chủ trì, các tổ chức liên quan trực thuộc UBND cấp huyện phối hợp. Trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấp huyện giải quyết.
4. Phương thức chủ trì, phối hợp
a) Chủ trì: Cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức họp hoặc xin ý kiến bằng văn bản.
b) Phương thức phối hợp: Cơ quan, đơn vị, cá nhân phối hợp có trách nhiệm tham gia ý kiến tại cuộc họp hoặc tham gia ý kiến bằng văn bản theo đề nghị của đơn vị chủ trì.
TRÁCH NHIỆM CỤ THỂ CỦA TỪNG ĐƠN VỊ
Điều 7. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp
1.1. Trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật về lĩnh vực chăn nuôi và thú y, trồng trọt và bảo vệ thực vật. Hàng năm, xây dựng và trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt kế hoạch, dự toán phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản; phòng chống dịch; phòng chống dịch hại trên cây trồng. Tham mưu cho cơ quan có thẩm quyền công bố dịch và hết dịch tại các địa phương trên địa bàn tỉnh theo quy định. Xây dựng kế hoạch kiểm tra quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản trên địa bàn theo quy định.
1.2. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản đã được phê duyệt; thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.
1.3. Thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về nông nghiệp theo quy định của pháp luật; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, lãng phí trong lĩnh vực quản lý.
1.4. Tổng hợp các khó khăn, vướng mắc về lĩnh vực nông nghiệp từ các địa phương trong tỉnh; phối hợp với các Sở, Ban, ngành có liên quan đề xuất, kiến nghị với UBND tỉnh và các Bộ, ngành ở Trung ương tháo gỡ khó khăn, bổ sung, điều chỉnh về cơ chế chính sách, những điểm không phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh, tạo sự thống nhất, đồng bộ, kịp thời trong lĩnh vực nông nghiệp. Hỗ trợ, hướng dẫn tổ chức chuyên ngành cấp huyện thực hiện tốt dịch vụ công theo quy định.
1.5. Đôn đốc việc thực hiện chế độ thông tin báo cáo định kỳ, đột xuất các nội dung có liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi và thú y, trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn cấp huyện, địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và theo quy định của Quy chế này.
1.6. Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực chăn nuôi và thú y, trồng trọt và bảo vệ thực vật và quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản trên phạm vi toàn tỉnh.
2. Trong lĩnh vực Phát triển nông thôn
2.1. Tham mưu trình UBND tỉnh về cơ chế, chính sách, biện pháp khuyến khích phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông thôn, kinh tế hợp tác, hợp tác xã nông, lâm nghiệp, đào tạo nghề nông nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn cấp xã. Phối hợp với UBND cấp huyện theo dõi, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh về phát triển nông thôn trên địa bàn.
2.2. Chỉ đạo Chi cục Phát triển nông thôn, các đơn vị liên quan trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, Phòng Kinh tế thành phố Gia Nghĩa, Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện thực hiện tốt nội dung chương trình, dự án liên quan đến hợp tác xã, tổ hợp tác, công tác di dân, tái định cư trong nông nghiệp, nông thôn; kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chương trình phát triển nông thôn; Việc phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn gắn với hộ gia đình và hợp tác xã trên địa bàn tỉnh; chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; xây dựng khu dân cư; xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn...
3. Trong lĩnh vực Thủy lợi
3.1. Chỉ đạo Chi cục Thủy lợi và các đơn vị liên quan trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động tham mưu ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật về lĩnh vực thủy lợi, phòng chống thiên tai và nước sinh hoạt tập trung nông thôn. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc thanh tra, kiểm tra công tác quản lý, khai thác và công tác đầu tư xây dựng công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh theo quy định.
3.2. Chỉ đạo Chi cục Thủy lợi triển khai hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật về lĩnh vực thủy lợi, phòng chống thiên tai, nước sinh hoạt tập trung nông thôn; Thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thủy lợi, phòng chống thiên tai, nước sinh hoạt tập trung nông thôn thuộc phạm vi quản lý theo quy định.
3.3. Quản lý, triển khai thực hiện quy hoạch thủy lợi, hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, khai thác các công trình thủy lợi, công trình phòng chống thiên tai và công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn. Xây dựng và trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt phương án, biện pháp và tổ chức thực hiện việc phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
3.4. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quan trắc thủy văn hồ chứa, lập quy trình vận hành công trình; Tổng hợp các khó khăn, vướng mắc về lĩnh vực thủy lợi, phòng chống thiên tai, nước sinh hoạt tập trung nông thôn từ các địa phương trong tỉnh; phối hợp các đơn vị liên quan của tỉnh để đề xuất, kiến nghị UBND tỉnh và các bộ ngành, trung ương tháo gỡ các khó khăn, bổ sung, điều chỉnh về cơ chế chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh, tạo sự thống nhất, đồng bộ, kịp thời trong lĩnh vực thủy lợi, phòng chống thiên tai, nước sinh hoạt tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh.
3.5. Hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện chế độ thông tin báo cáo định kỳ, đột xuất các nội dung liên quan đến lĩnh vực thủy lợi, phòng chống thiên tai, nước sinh hoạt tập trung nông thôn.
3.6. Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi, phòng chống thiên tai, nước sinh hoạt tập trung nông thôn.
4. Trong lĩnh vực Lâm nghiệp
4.1. Tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản quản lý nhà nước về lâm nghiệp; Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và thực hiện các nhiệm vụ về công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp...
4.2. Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo Hạt Kiểm lâm các huyện, thành phố tham mưu UBND cấp huyện, thành phố thực hiện các nhiệm vụ về công tác quản lý, bảo vệ rừng cụ thể:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch, phương án về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp trên địa bàn quản lý; Phối hợp các cơ quan, tổ chức, lực lượng khác trên địa bàn huyện bảo vệ rừng thuộc sở hữu toàn dân nơi Nhà nước chưa giao, chưa cho thuê; giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp trên phạm vi địa bàn cấp huyện.
- Quản lý, chỉ đạo hoạt động của Trạm Kiểm lâm và Kiểm lâm làm việc tại địa bàn thực hiện các nhiệm vụ tham mưu, giúp Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, phương án về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp.
- Hạt Kiểm lâm cấp huyện tổng hợp báo cáo về UBND cấp huyện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Kiểm lâm) về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện phối hợp công tác, những vấn đề đột xuất, phát sinh, những công việc cần quản lý, chỉ đạo, phối hợp công tác và đề xuất kiến nghị (nếu có).
5. Trong lĩnh vực Khuyến nông
5.1. Chỉ đạo các phòng, đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, Phòng Kinh tế thành phố, Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật nông nghiệp cấp huyện thực hiện tốt nội dung chương trình phối hợp.
5.2. Định kỳ hàng năm, phối hợp với UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch và triển khai các nội dung của hoạt động khuyến nông phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, lĩnh vực được phân công quản lý.
5.3. Hướng dẫn về nội dung, phương pháp hoạt động khuyến nông cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khuyến nông của địa phương.
5.4. Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện các chương trình, dự án, mô hình nông nghiệp có hiệu quả để tổ chức nhân rộng trên địa bàn tỉnh.
5.5. Thực hiện hợp tác quốc tế về khuyến nông theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Chủ động triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
2. Tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo, đề xuất UBND tỉnh xem xét, giải quyết đối với những nội dung thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh thuộc lĩnh vực đơn vị phụ trách.
Điều 9. Trách nhiệm của UBND các huyện, thành phố
1. Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án về nông nghiệp và phát triển nông thôn; Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; kế hoạch phát triển dài hạn, 5 năm và hàng năm các lĩnh vực phát triển nông nghiệp, phát triển nông thôn, lâm nghiệp, thủy lợi, khuyến nông...thuộc địa bàn quản lý của cấp huyện theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; Kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật hiện hành. Giao nhiệm vụ cho Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, Phòng Kinh tế thành phố Gia Nghĩa thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hạt Kiểm lâm đối với lĩnh vực lâm nghiệp. Thực hiện phổ biến, tuyên truyền chế độ chính sách và pháp luật có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp tại địa phương. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về nông nghiệp trên địa bàn quản lý.
2. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện giám sát, kiểm tra, xác minh tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi và thủy sản; chỉ đạo phòng chống dịch, thực hiện công bố dịch, công bố hết dịch hoặc đề nghị UBND tỉnh công bố dịch, công bố hết dịch theo quy định và thẩm quyền phân công, phân cấp. Xây dựng cơ sở vùng an toàn dịch bệnh trên địa bàn, chỉ đạo vận động và hỗ trợ xây dựng cơ sở giết mổ tập trung theo quy định; chỉ đạo phát triển chăn nuôi; Xây dựng cơ sở vùng an toàn sạt lở ven sông, ven hồ, đập; quản lý, sử dụng đất nông nghiệp theo quy định.
Tổ chức huy động nhân lực, vật lực, phương tiện, bố trí kinh phí (hoặc đề xuất UBND tỉnh xem xét, bố trí kinh phí) phục vụ nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản; Kinh phí phục vụ phòng, chống dịch hại trên cây trồng, vật nuôi và thủy sản; kinh phí triển khai các mô hình, kinh phí di dân, nông thôn mới; dự án khuyến nông theo kế hoạch UBND tỉnh phê duyệt hàng năm.
Chỉ đạo đơn vị chức năng (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, Phòng kinh tế thành phố Gia Nghĩa) thực hiện quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm ngành nông nghiệp theo quy định tại Quyết định số 360/QĐ-UBND ngày 22/3/2019 của UBND tỉnh Đăk Nông.
Chỉ đạo cơ quan chuyên môn (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, Phòng kinh tế Thành phố, Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp) thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật (khi được ủy quyền), kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm tra cấp giấy chứng nhận cơ sở sản xuất an toàn thực phẩm theo quy định.
3. Chỉ đạo xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, quy hoạch, đề án, dự án về bảo vệ và phát triển rừng. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ và phát triển rừng; Xử lý vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo, hướng dẫn UBND các xã, phường, thị trấn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng. Bố trí hoặc đề xuất bố trí kinh phí và tổ chức bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng. Quản lý đất lâm nghiệp, lâm sản, trồng rừng. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn, chủ rừng trên địa bàn thực hiện phòng cháy, chữa cháy rừng; Phòng, chống chặt phá rừng, lấn chiếm đất, săn bắn động vật rừng trái phép. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn cấp tỉnh đặt tại địa bàn cấp huyện (Hạt Kiểm lâm) kiểm tra, thanh tra hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến, kinh doanh, cất giữ lâm sản, buôn bán động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm theo quy định.
4. Chỉ đạo các phòng, ban chức năng xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án về thủy lợi; Phòng, chống thiên tai và nước sạch nông thôn; Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, nước sạch nông thôn trên địa bàn; Huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để phòng, chống thiên tai; Bảo vệ công trình thủy lợi; tổ chức ngăn chặn và xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm đến công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi; chỉ đạo, tổ chức phổ biến kịp thời và chính xác các văn bản chỉ đạo, chỉ huy ứng phó với thiên tai đến cộng đồng; tổ chức kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn; Tổ chức công tác giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án thủy lợi trên địa bàn. Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện quy hoạch, chương trình, kế hoạch, biện pháp công tác về lĩnh vực thủy lợi, nước sạch nông thôn trên địa bàn.
5. Chỉ đạo xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án, dự án về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm sản và thủy sản trên địa bàn. Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện chương trình, kế hoạch, biện pháp công tác quản lý chất lượng; an toàn thực phẩm nông, lâm sản và thủy sản. Chỉ đạo xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về lĩnh vực quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trên địa bàn.
6. Xây dựng kế hoạch hàng năm, 05 năm, dài hạn các chương trình dự án khuyến nông, các văn bản quy phạm pháp luật về khuyến nông trên địa bàn và chỉ đạo tổ chức thực hiện. Bố trí kinh phí hoạt động khuyến nông từ nguồn ngân sách địa phương và nguồn kinh phí khác hàng năm, phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển nông nghiệp tại địa phương. Tạo điều kiện cho Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp hoạt động, phối hợp cùng Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức triển khai các chương trình, dự án trên địa bàn. Quản lý, kiểm tra đánh giá, nghiệm thu các chương trình, dự án khuyến nông, phối kết hợp trong công tác quản lý, sử dụng và đánh giá hoạt động đội ngũ khuyến nông viên cơ sở trên địa bàn toàn tỉnh.
Hàng năm, chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tổng hợp, đăng ký nhu cầu đào tạo, tập huấn, xây dựng mô hình trình diễn gửi Trung tâm Khuyến nông tỉnh, làm căn cứ để Trung tâm Khuyến nông xây dựng các kế hoạch về đào tập huấn, xây dựng mô hình trình diễn, phù hợp với từng địa phương.
7. Quản lý, thành lập các Hợp tác xã, Tổ hợp tác về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; Thực hiện các chương trình, dự án phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn, cơ giới hóa nông nghiệp, đào tạo nghề nông thôn; Phối hợp, xử lý, báo cáo các vấn đề liên quan đến dân di cư tự do trên địa bàn quản lý.
8. Chỉ đạo các đơn vị, tổ chức có liên quan thuộc UBND cấp huyện phối hợp với các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và đơn vị có liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp phát triển nông thôn. Phối hợp với thanh tra chuyên ngành cấp tỉnh tăng cường công tác thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm về lĩnh vực nông, lâm nghiệp tại địa phương.
9. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn cấp huyện (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, Phòng kinh tế Thành phố, Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp) thực hiện báo cáo đột xuất (nếu có), định kỳ hàng tuần (báo cáo nhanh), tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng và hàng năm về các cơ quan chuyên ngành trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Phát triển nông nghiệp, Chi cục Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Thủy lợi, Trung tâm Khuyến nông) theo quy định.
1. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện đúng các nội dung tại Quy chế này.
2. Trong quá trình thực hiện Quy chế, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, các địa phương, tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp đề xuất UBND tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của pháp luật, thực tiễn địa phương./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.