ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 648/QĐ-UB |
TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 4 năm 1992 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC SỬ DỤNG CHỮ VIẾT TRÊN BIỂN HIỆU VÀ PANÔ QUẢNG CÁO
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- Căn cứ Luật
Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân ngày 30 tháng 6 năm 1989;
- Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chánh ngày 01 tháng 01 năm 1990;
- Căn cứ Chỉ thị 361/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 5 tháng 11 năm 1991
về quy định biển hiệu các công ty, xí nghiệp sản xuất kinh doanh;
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hoá thông tin thành phố,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Trên các biển hiệu, panô, áp phích, băng rôn quảng cáo (cố định và di động) phải sử dụng chữ Việt Nam.
Điều 2. Tất cả biển hiệu của các công ty, xí nghiệp, trung tâm sản xuất, nghiên cứu, kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế, các xí nghiệp liên doanh, hợp doanh với nước ngoài, các văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại thành phố (trừ cơ quan ngoại giao) phải thực hiện các quy định tại điều 3 dưới đây.
Điều 3.
1/ Chữ viết trên biển hiệu phải ghi đầy đủ tên cơ quan đơn vị mình đúng theo Quyết định thành lập và giấy phép kinh doanh bằng tiếng Việt Nam đầy đủ từ ngữ, không được viết tắt.
2/ Nếu quyết định thành lập cho phép được dùng tên viết tắt để thông tin, giao dịch thì chữ viết tắt được đặt ở phần dưới và tỉ lệ bằng 1/3 chữ Việt.
3/ Không được sử dụng các hình thức quảng cáo ghép vào nội dung biển hiệu.
Điều 4. Về quảng cáo:
1/ Ngôn ngữ thể hiện trên panô, áp phích, băng rôn đều phải dùng chữ Việt Nam (trừ tên địa danh và chỉ tên người) phần chữ nước ngoài phải đặt ở phía dưới, tỷ lệ bằng 1/3 chữ Việt.
2/ Nghiêm cấm đặt quảng cáo trên các đường và đoạn đường sau đây:
- Đường Lê Duẩn;
- Đường Đồng khởi;
- Đường Nguyễn Huệ (từ trước UBND thành phố đến bùng binh Lê Lợi).
Đường Lê Thánh Tôn (từ ngã tư Đồng Khởi – Lê Thánh Tôn đến ngã tư Lê Thánh Tôn - Pasteur).
Xung quanh hàng rào Hội trường Thống nhất.
3/ Những quy định khác về quảng cáo, thi hành theo Quyết định 106/QĐ-UB ngày 7 tháng 4 năm 1990 của ủy ban nhân dân thành phố về quảng cáo.
Điều 5. Xử lý vi phạm:
Các tổ chức và cá nhân vi phạm các điều khoản của bản quy định này sẽ bị xử lý theo các hình thức sau đây:
1/ Vi phạm quy định ghi tại điều 3 bị phạt tiền 50.000đ và phải sửa lại theo đúng quy định. Sau thời hạn 7 ngày nếu tổ chức và cá nhân vi phạm không thi hành sẽ bị phạt tiền gấp đôi và bị cưỡng chế thi hành.
2/ Vi phạm quy định ghi tại điều 4 sẽ bị xử phạt như sau:
A, Vi phạm điều 4-1: Sẽ bị phạt tiền 50.000đ/m2 và phải sửa lại theo quy định. Sau thời hạn 7 ngày nếu tổ chức và cá nhân vi phạm không thi hành sẽ bị phạt gấp đôi và bị cưỡng chế thi hành.
B, Vi phạm điều 4-2: Sẽ bị phạt 100.000đ/m2 và buộc phải tháo dỡ.
C, Trên các báo, đài phát thanh, đài truyền hình, nếu thực hiện quảng cáo không đúng các điều khoản quy định trên đây sẽ bị phạt 50% giá trị tiền thu từ dịch vụ quảng cáo và yêu cầu chấm dứt ngay việc đăng báo và phát sóng. Nếu tiếp tục vi phạm thì bị thu hồi toàn bộ số tiền thu được từ dịch vụ quảng cáo đó.
Điều 6. Khi thu tiền phạt phải cấp biên lai theo mẫu thống nhất do Sở Tài chánh phát hành.
Điều 7. Tiền phạt nộp vào Ngân sách Nhà nước, trích thưởng 15% cho các đơn vị trực tiếp kiểm tra xử phạt.
Điều 8. Sở Văn hoá thông tin phối hợp với Ban Quản lý thị trường, Công an thành phố, Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân quận, huyện tổ chức kiểm tra xử phạt theo quyết đinh này.
Điều 9. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Điều 10. Đồng chí Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện và các đối tượng quy định ở điều 8 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.