ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 64/2004/QĐ-UB |
Nghệ An, ngày 10 tháng 6 năm 2004 |
QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH NGHỆ AN
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẦU TƯ CẢI TẠO, NÂNG CẤP VÀ XÂY DỰNG MỚI LƯỚI ĐIỆN HẠ THẾ NÔNG THÔN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2004 - 2008.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo các Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999, số 12/ 2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 và số 07/2003/ NĐ-CP ngày 30/1/2003 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 08/2004/QĐ-UB ngày 15 tháng 1 năm 2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An về việc ban hành Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2004;
Xét đề nghị của sở Công nghiệp, sở Tư pháp tại Tờ trình số 39/TTLN-CN-TP ngày 12/4/2004, của Sở Tài chính tại Công văn số 1303/TC.VG ngày 03/6/2004.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này "Bản quy định về chính sách hỗ trợ đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới lưới điện hạ thế nông thôn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2004 - 2008".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Các ông Chánh văn phòng HĐND- UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Công nghiệp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp; Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, Giám đốc Điện lực Nghệ Ấn; các Tổ chức quản lý điện nông thôn chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
|
TM. UBND
TỈNH NGHỆ AN |
QUY ĐỊNH
VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẦU TƯ CẢI TẠO, NÂNG CẤP VÀ XÂY DỰNG
MỚI LƯỚI ĐIỆN HẠ THẾ NÔNG THÔN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2004 - 2008.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 64/2004/ QĐ.UB ngày
10/6/2004 của UBND tỉnh Nghệ An)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Bản quy định này quy định các chính sách hỗ trợ đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới công trình lưới điện hạ thế nông thôn do Tổ chức quản lý điện nông thôn quản lý (bao gồm: Hợp tác xã, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần) trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Điều 2. UBND tỉnh Nghệ An khuyến khích các địa phương, các tổ chức quản lý điện nông thôn, cá nhân và nhân dân trên địa bàn các xã đã có lưới điện quốc gia tự huy động vốn để xây dựng công trình lưới điện hạ thế nông thôn theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm".
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Mục tiêu :
1- Phấn đấu để 100% số xã có giá bán điện đến hộ dân nông thôn bằng hoặc thấp hơn giá trần quy định của Chính phủ.
2- Phấn đấu đến hết năm 2008, lưới điện hạ thế nông thôn đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật quy định và có khả năng phát triển phụ tải trong 5 năm tói.
Điều 4. Công tác quy hoạch, kế hoạch hóa và chuẩn bị đầu tư.
1. Các công trình lưới điện hạ thế nông thôn (LĐHTNT) phải xây dựng theo quy hoạch phát triển lưới điện được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Hàng năm UBND cấp huyện lập kế hoạch đầu tư xây dựng công trình LĐHTNT trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương mình, gửi cho sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công nghiệp.
3. UBND cấp huyện thường xuyên rà soát để kiến nghị Sở Công nghiệp thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt bổ sung, điều chỉnh quy hoạch cải tạo, phát triển lưới điện cho phù hợp với thực tế và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Điều 5. Điều kiện và mức hỗ trợ đầu tư:
1- Điều kiện:
a. Các huyện phải có quy hoạch cải tạo và phát triển lưới điện giai đoạn 2004 - 2010 được UBND tỉnh phê duyệt.
b. Các xã đã chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn theo Nghi định số 45/2001/ NĐ-CP ngày 02/8/2001 của Chính phủ về hoạt động điện lực và sử dụng điện, các Tổ chức quản lý điện nông thôn được Sở Công nghiệp cấp Giấy phép hoạt động điện lực.
2- Các đơn vị không thuộc đối tượng xem xét hỗ trợ gồm: Thành phố Vinh, Thị xã cửa Lò, Thị trấn các huyện, các xã được đầu tư. công trình điện theo chương trình 135; chương trình dự án: REI, REII, JBIC, JAIKA...; các xã Điện lực Nghệ An bán điện trực tiếp.
3- Mức hỗ trợ:
Hàng năm ngân sách tỉnh sẽ bố trí khoản vốn để hỗ trợ đầu tư xây dựng lưới điện hạ thế nông thôn bình quân mỗi xã không quá 8km đường dây trục chính 3 pha 4 dây theo tỷ lệ quy định như sau:
a. Đối với các xã vùng đồng bằng: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 15% giá trị xây lắp công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phần còn lại do Tổ chức quản lý điện nông thôn và địa phương đầu tư.
b. Đối với xã miền núi: Ngân sách tỉnh hỗ trợ đầu tư 50% giá trị xây lắp công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phần còn lại do Tổ chức quản lý điện nông thôn và địa phương đầu tư.
c. Đối với các xã miền núi cao (đặc biệt khó khăn): Ngân sách tỉnh hỗ trợ đầu tư 70% giá trị xây lắp cộng trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phần còn lại do Tổ chức quản lý điện nông thôn và địa phương đầu tư.
4- Thứ tự ưu tiên:
Ưu tiên giải quyết các xã có đủ điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 5 của quy định này, các xã có giá bán điện đến hộ dân nông thôn cao hơn giá trần quy định của Chính phủ.
Điều 6. Nguồn vốn đầu tư xây dựng :
Nguồn vốn đầu tư từ Nhà nước (nguồn vốn ngân sách tỉnh); nguồn vốn địa phương; vốn của Tổ chức quản lý điện nông thôn, vốn của người sử dụng điện.
Việc tổ chức đóng góp kinh phí hoặc huy động ngày công của nhân dân thực hiện theo Nghị định số 24/1999/NĐ-CP ngày 16/4/1999 của Chính phủ về ban hành "Quy chế tổ chức huy động quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng của xã, thị trấn".
Điều 7. Cơ chế quản lý:
1. Tổ chức quản lý điện nông thôn là chủ đầu tư công trình, chịu trách nhiệm thực hiện công tác đầu tư và xây dựng theo quy định hiện hành.
2. Căn cứ vào kế hoạch hàng năm đã được duyệt, Tổ chức quản lý điện nông thôn triển khai thực hiện công tác đầu tư và xây dựng theo quy chế quản lý đầu tư xây dựng hiện hành. Sau khi công trình được nghiệm thu, quyết toán theo quy định, Ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ theo tỷ lệ đã quy định tại Khoản 3 Điều 5 Quy định này.
3. Các khoản thu đầu tư xây dựng LĐHTNT phải công khai theo quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư 29/1999/TT.BTC ngày 19/3/1999 hướng dẫn thực hiện công khai tài chính đối với các quỹ có nguồn thu từ các khoản đóng góp của nhân dân, Quyết định số 46/1999/QĐ-UB ngày 14/5/1999 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế công khai tài chính đối với đơn vị dự toán ngân sách.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Trách nhiệm của các cấp, các ngành:
1- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã :
a. UBND cấp xã chỉ đạo Tổ chức quản lý điện nông thôn xây dựng kế hoạch hàng năm về nâng cấp, xây dựng lưới điện hạ thế nông thôn trên địa bàn và báo cáo UBND huyện. Phát động các Tổ chức quản lý điện nông thôn, các doanh nghiệp, cá nhân và nhân dân đóng góp vốn để xây dựng nâng cấp LĐHTNT. Hướng dẫn, chỉ đạo các Tổ chức quản lý điện nông thôn thực hiện đầu tư xây dựng lưới điện trên địa bàn theo quy định.
b. UBND cấp huyện hàng năm tổng hợp kế hoạch nâng cấp, xây dựng lưới điện hạ thế nông thôn trên địa bàn gửi sở Công nghiệp tổng hợp. Chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo các xã, các Tổ chức quản lý điện nông thôn thực hiện đầu tư xây dựng lưới điện đúng quy định hiện hành.
2- Trách nhiệm của sở Công nghiệp :
a. Tổng hợp kế hoạch nâng cấp, xây dựng lưới điện hạ thế nông thôn hàng năm của các huyện, thống nhất với sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để Sở Kế hoạch và Đầu tư trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch nâng cấp xây dựng lưới điện nông thôn trong Kế hoạch XDCB hàng năm.
b. Chịu trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc đầu tư, xây dựng các dự án LĐHTNT theo quy chế quản lý đầu tư xây dựng hiện hành; theo dõi, tổng hợp, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch nâng cấp xây dựng lưới điện nông thôn theo quy định.
c. Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính hướng dẫn và kiểm tra thực hiện nội dung cơ bản quy định này. Định kỳ 6 tháng và cuối năm tổ chức đoàn kiểm tra kết quả thực hiện của các địa phương tổng hợp báo cáo trình UBND tỉnh phê duyệt mức hỗ trợ cho các đối tượng theo quy định.
3- Trách nhiệm của sở Kế hoạch và Đầu tư:
Chủ trì phối hợp với sở Công nghiệp, sở Tài chính lập kế hoạch đầu tư XDCB hàng năm về xây dựng LĐHTNT trình UBND tỉnh phê duyệt.
4- Trách nhiệm của sở Tài chính:
Thực hiện công tác bố trí, quản lý cấp phát nguồn vốn theo quy định.
5- Trách nhiệm của Điện lực Nghệ An:
Hàng năm phối hợp với Sở Công nghiệp để xây dựng kế hoạch phát triển lưới điện trung thế và trạm biến áp phù hợp với việc phát triển LĐHTNT trình Công ty Điện lực I đưa vào kế hoạch đầu tư hàng năm.
Điều 9. Khen thưởng và xử lý vi phạm:
1- Khen thưởng:
Hàng năm căn cứ vào kết quả phát triển
LĐHTNT của huyện, xã, Sở Công nghiệp I tổng hợp, đề xuất với Hội đồng thi đua khen thưởng tỉnh trình UBND tỉnh quyết định các danh hiệu thi đua kèm theo mức thưởng cho các tổ chức, cá nhân có thành tích trong phong trào xây dựng LĐNT theo quy định I hiện hành.
2- Xử lý vi phạm:
Tổ chức, cá nhân nào vi phạm bản quy định này gây thất thoát trong quản lý vốn đầu tư và xây dựng LĐHTNT thì căn cứ tính chất mức độ sai phạm phải đền bù thiệt hại, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có gì vướng mắc, các ngành, UBND các huyện, xã, các Tổ chức quản lý điện nông thôn phản ánh về sở Công nghiệp để tổng hợp trình UBND tỉnh xử lý hoặc điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.