ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 636/QĐ-UBND |
Thanh Hóa, ngày 24 tháng 02 năm 2016 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 2378/QĐ-TTg ngày 06/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh mục Dự án hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu ở rừng và đồng bằng Việt Nam;
Căn cứ Công thư số VFD-COP/2014/21JULY/06 ngày 21/07/2014 của Dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam về việc hỗ trợ kinh phí xây dựng chiến lược phát triển tre luồng tỉnh Thanh Hóa;
Căn cứ Quyết định số 3088/QĐ-UBND ngày 22/9/2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc thành lập Tổ công tác Hợp tác quốc tế phát triển tre luồng tỉnh Thanh Hóa;
Căn cứ Quyết định số 2659/QĐ-UBND ngày 23/12/2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Đề cương Kế hoạch phát triển tre luồng Thanh Hóa giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thanh Hóa tại Tờ trình số 02/TTr-SNgV ngày 22/01/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này là Kế hoạch phát triển tre luồng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2030.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Ngoại vụ, Nông nghiệp và PTNT, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ; Thủ trưởng các ngành, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
PHÁT
TRIỂN TRE LUỒNG TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2015 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 636/QĐ-UBND ngày 24/02/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh)
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
Hiện nay trên thế giới, dưới áp lực tăng dân số và mức sống được nâng lên, đặc biệt với xu hướng đóng cửa rừng, hạn chế khai thác gỗ diễn ra ngày càng phổ biến, nhu cầu sử dụng tre luồng ngày càng tăng và được xem là loài cây quan trọng nhất thay thế cho gỗ. Hàng năm, doanh thu từ sản phẩm tre luồng trên thế giới ước đạt 13 tỷ USD và có khả năng tăng lên 15 - 20 tỷ USD vào năm 2017.
Việt Nam là quốc gia có nguồn nguyên liệu tre dồi dào, đa dạng và phong phú, tổng diện tích tre luồng của cả nước là khoảng 1,4 triệu ha (chiếm khoảng 10,5% diện tích rừng của cả nước), trữ lượng khoảng 6,2 tỷ cây. Hàng năm, Việt Nam tiêu thụ khoảng 400 - 500 triệu cây tre luồng, tuy nhiên tính chung doanh thu xuất khẩu của cả ngành mây tre năm 2013 mới đạt khoảng 225 triệu USD, chiếm chưa tới 3% thị phần thế giới.
Tỉnh Thanh Hóa có diện tích tre luồng lớn nhất cả nước và phần lớn diện tích tre luồng tập trung tại các huyện nghèo miền núi phía Tây của tỉnh. Thu nhập từ tre luồng chiếm hơn 50% tổng thu nhập của người dân, thậm chí một số nơi chiếm tới 70 - 80% tổng thu nhập. Vì vậy, tre luồng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội của người dân vùng núi tỉnh Thanh Hóa và được xem là loài cây xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.
Trong những năm gần đây, các cơ quan, tổ chức quốc tế dành cho tỉnh Thanh Hóa nhiều quan tâm trong lĩnh vực tăng trưởng xanh, biến đổi khí hậu và phát triển tre luồng.
Vì vậy, xây dựng kế hoạch có tính chiến lược phát triển tre luồng tỉnh Thanh Hóa với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế giúp cho tỉnh Thanh Hóa xác định tiềm năng, mục tiêu, các chương trình hành động tổng quát, kế hoạch triển khai, hoạt động và phân bổ nguồn lực cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững tre luồng tỉnh Thanh Hóa.
II. THỰC TRẠNG TRE LUỒNG TỈNH THANH HÓA
Tính đến hết năm 2014, Thanh Hóa có tổng diện tích tre luồng là 152.659 ha chiếm 13.72% tổng diện tích đất tự nhiên trên địa bàn tỉnh, trong đó diện tích rừng tre nứa thuần loài là 79.492 ha, rừng tre hỗn giao với gỗ (tre nứa là chính) là 1.761 ha và diện tích rừng luồng (Dendrocalamus barbatus) trồng hơn 71.375 ha (theo Quyết định 04/QĐ-UBND ngày 05/01/2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa). (theo Quyết định 04/QĐ-UBND ngày 05/01/2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa). Theo ước tính, mỗi năm sản lượng có thể cho khai thác tối đa gần 94 triệu cây bao gồm 42 triệu cây luồng và gần 52 triệu cây các loài tre khác.
Tre luồng được xem là loại cây xóa đói giảm nghèo, có thể mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng địa phương, đặc biệt là cho người nghèo. Đây là nguồn thu nhập chính cho nhiều nông dân vùng cao ở một số huyện nghèo nhất của tỉnh Thanh Hóa và các doanh nghiệp chế biến tre luồng hiện đang sử dụng luồng làm nguyên liệu chính để sản xuất thành phẩm. Tuy nhiên, giá trị của cây luồng hiện nay vẫn còn rất thấp, đời sống người dân còn gặp rất nhiều khó khăn khi gắn bó với cây luồng, giá bán luồng trung bình hiện nay chỉ đạt 1.100đ/kg, thấp hơn rất nhiều so với giá bán tầm vông tại Lâm Đồng là 4.500đ/kg, cây mao trúc (moso) tại Trung Quốc là 2.800đ/kg.
Thu nhập của người dân trồng luồng hiện nay rất thấp. Thu nhập bình quân đầu người trồng luồng hiện chỉ đạt mức 3,23 triệu đồng/người/năm, bằng 11.4% so với bình quân thu nhập người dân Thanh Hóa và bằng 7,66% so với bình quân cả nước. Thu nhập bình quân trên một đơn vị diện tích trồng luồng chỉ đạt 4,11 triệu đồng/ha, chỉ bằng khoảng 22 - 27% so với thu nhập từ trồng keo và bằng khoảng 7% so với trồng mía.
Hiện nay, chất lượng rừng luồng tại Thanh Hóa ngày càng đi xuống, diện tích rừng luồng bị thoái hóa và xuất hiện sâu bệnh ở quy mô lớn, chất lượng rừng luồng ngày càng suy giảm. Theo thống kê trung bình có tới 67,6% số hộ gia đình được khảo sát tại 5 huyện trọng điểm vùng luồng Thanh Hóa cho biết rừng luồng của họ có hiện tượng bị thoái hóa, 79.6% số gia đình có diện tích luồng bị sâu bệnh. Trong khi đó, người dân chưa quan tâm đến việc chăm sóc rừng luồng, tỷ lệ số hộ gia đình bón phân cho luồng mới đạt 14,1%.
2. Thực trạng sản xuất, chế biến tre luồng Thanh Hóa
Cho đến nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 126 cơ sở chế biến (09 HTX, 99 hộ kinh doanh cá thể, 17 công ty trong nước và 01 công ty nước ngoài). Trong đó có 47 cơ sở chế biến từ nguyên liệu luồng, 79 cơ sở chế biến từ nguyên liệu vầu, nứa... Riêng ngành chế biến luồng Thanh Hóa tiêu thụ hơn 10 triệu cây luồng mỗi năm, tương đương với 40% tổng sản lượng khai thác luồng và sử dụng ước tính khoảng 4.000 lao động. 60% sản lượng luồng khai thác còn lại được bán trực tiếp cho các tỉnh ngoài.
Nguồn thu từ các sản phẩm tre luồng hiện nay còn rất thấp. Theo ước tính năm 2014, tổng nguồn thu thuế từ sản phẩm tre luồng toàn tỉnh ước đạt khoảng 10 tỷ đồng, trong đó riêng tại huyện Quan Hóa (tập trung 27 doanh nghiệp sản xuất, chế biến luồng) tổng số thu thuế đạt 2,268 tỷ đồng.
Sản phẩm chính của các doanh nghiệp chế biến tre luồng ở Thanh Hóa có giá trị gia tăng thấp, bao gồm: bột giấy, giấy vàng mã, đũa tre dùng một lần và nan tre. Một vài doanh nghiệp sản xuất than tre và đồ nội thất để phục vụ xuất khẩu. Trong đó, sản phẩm chủ lực hiện nay của các doanh nghiệp chế biến tre luồng Thanh Hóa là đũa thô, chiếm 82% số doanh nghiệp tham gia sản xuất; ngoài ra còn có bột giấy và giấy vàng mã khoảng 18% và một số sản phẩm khác. Thị trường chính của các sản phẩm tre luồng Thanh Hóa là một số tỉnh phía Bắc như: Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng và Hà Nội và một số tỉnh phía Nam.
Mặc dù ngành công nghiệp chế biến tre luồng tỉnh đã có phát triển trong những năm qua, nhưng nhìn chung quy mô còn nhỏ, năng lực sản xuất yếu. Quy mô doanh nghiệp hầu hết là vừa và nhỏ, thiết bị sản xuất còn hạn chế, công nghệ sản xuất lạc hậu và tỷ lệ sử dụng nguyên liệu thấp. Theo kết quả khảo sát, 78% số doanh nghiệp có vốn đầu tư dưới 5 tỷ đồng, đặc biệt, có tới 33% số doanh nghiệp có vốn đầu tư dưới 0,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, chỉ có 18% số doanh nghiệp đầu tư cho máy móc với số vốn trên 5 tỷ đồng và có tới 33% số doanh nghiệp đầu tư vốn cho thiết bị sản xuất dưới 0,5 tỷ đồng.
III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN TRE LUỒNG THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2015 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
1.1. Tầm nhìn
Đưa tỉnh Thanh Hóa trở thành tỉnh dẫn đầu cả nước và khu vực Đông Nam Á về phát triển tre luồng.
Phát triển ngành tre luồng thành một trong những ngành có đóng góp lớn trong lĩnh vực nông lâm nghiệp của tỉnh và góp phần quan trọng xóa đói, giảm nghèo hiệu quả cho người dân các huyện miền núi trong tỉnh.
1.2. Sứ mệnh
Tối ưu hóa doanh thu từ việc gia tăng giá trị từ việc sản xuất, chế biến các sản phẩm tre luồng, hạn chế việc xuất khẩu nguyên liệu thô và bán thành phẩm.
Tối ưu hóa lợi ích cho người dân trồng luồng, đảm bảo sự công bằng trong việc chia sẻ lợi ích của cả người dân, doanh nghiệp và chính quyền địa phương.
Sử dụng và tối ưu hóa các nguồn vốn hỗ trợ, viện trợ của các tổ chức, cơ quan phát triển quốc tế trong việc phát triển tre luồng của tỉnh. Đảm bảo sự tham gia và đóng góp của tất cả các thành phần liên quan vào thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển tre luồng.
Bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững của ngành tre luồng.
2.1. Mục tiêu chung:
Phát triển và quản lý bền vững rừng tre luồng, đẩy mạnh sản xuất chế biến công nghiệp và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm gắn với nâng cao chuỗi giá trị gia tăng cho ngành tre luồng và đời sống người dân vùng trồng tre luồng tại tỉnh Thanh Hóa.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
Mục tiêu 1: Quản lý và phát triển bền vững rừng tre luồng trên địa bàn tỉnh, phấn đấu đến năm 2020 tiến hành thâm canh 29.982 ha, năng suất vùng thâm canh đạt 4000 cây/ha, sản lượng khai thác hàng năm đạt 40 triệu cây/năm tương đương 0,92 triệu tấn/năm; năm 2030 phấn đấu thâm canh đạt 57.000 ha, sản lượng khai thác hàng năm đạt 76 triệu cây/năm tương đương 1,75 triệu tấn luồng/năm.
Mục tiêu 2: Tập huấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ cho 11.000 người dân trồng luồng và hơn 430 lượt cán bộ khuyến nông tại các huyện trồng luồng trên địa bàn tỉnh.
Mục tiêu 3: Phát triển hệ thống sản xuất, kinh doanh các sản phẩm tre luồng bền vững; năm 2020, phát triển được 5 nhà máy sản xuất tre luồng với công suất trung bình mỗi nhà máy tương đương 70.000 tấn sản phẩm/ năm (tương đương 350.000 tấn tre công nghiệp/ năm) và hệ thống 100 doanh nghiệp vệ tinh cung cấp nguyên liệu thô cho nhà máy, doanh thu đạt khoảng 3.500 - 4.000 tỷ/năm; năm 2030 phát triển 10 nhà máy sản xuất tre luồng với công suất trung bình 70.000 tấn sản phẩm/năm và hệ thống 180 - 200 doanh nghiệp vệ tinh, doanh thu đạt 9.000 - 10.000 tỷ/năm. Tăng nguồn thu ngân sách nhà nước hàng trăm tỷ đồng.
Mục tiêu 4: Củng cố và phát triển 50 - 55 doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đến năm 2020 phấn đấu ngành hàng thủ công mỹ nghệ sản xuất doanh thu đạt khoảng 1.000 tỷ đồng/năm, trong đó tập trung hỗ trợ 10 cơ sở sản xuất, doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ phát triển sản phẩm và thị trường; đến năm 2030 phấn đấu phát triển 100 cơ sở sản xuất, doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ, doanh thu đạt 2.000 tỷ đồng/năm.
Mục tiêu 5: Phấn đấu đến năm 2020, tạo công ăn việc làm cho 4.000 lao động trong lĩnh vực sản xuất chế biến tre luồng, tăng gấp đôi mức thu nhập từ mức 2,5-3 triệu đồng/người/tháng lên mức 5-6 triệu đồng/người/tháng; tạo công ăn việc làm cho 6.000 lao động trong lĩnh vực sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tre luồng, tăng gấp đôi thu nhập so với hiện nay; phấn đấu đến năm 2030 tạo thêm 10.000 công ăn việc làm cho lao động trực tiếp trong lĩnh vực tre luồng, nâng mức thu nhập lên 2 - 3 lần so với năm 2020.
Mục tiêu 6: Năm 2020, nâng giá thu mua nguyên liệu tăng thêm từ 1-1,5 lần so với giá hiện nay (giá luồng hiện nay là 1.100đ/kg).
3. Nội dung kế hoạch phát triển tre luồng Thanh Hóa
3.1. Phát triển và quản lý bền vững nguồn tre luồng
Nội dung:
Phục tráng và thâm canh rừng luồng đảm bảo theo Quy hoạch thâm canh vùng luồng tập trung tỉnh Thanh Hóa được phê duyệt.
Nghiên cứu giống tre luồng có năng suất và chất lượng cao vào trồng tại địa phương (chưa có nghiên cứu về giống thuần loài).
Xây dựng các mô hình quản lý, sản xuất và khai thác tre luồng bền vững.
Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn về kỹ thuật sản xuất và thâm canh cho người dân trồng luồng. Nghiên cứu sản xuất phân bón chuyên dùng cho rừng luồng thâm canh của Thanh Hóa.
Hoạt động:
Hoạt động 1: Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện phục tráng và thâm canh rừng luồng hàng năm theo từng địa phương, phù hợp với kế hoạch phát triển chung của tỉnh.
Hoạt động 2: Hợp tác nghiên cứu, xây dựng tiêu chuẩn giống luồng Thanh Hóa, hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh áp dụng trong sản xuất tre luồng tại các địa phương.
Hoạt động 3: Xây dựng mô hình sản xuất giống luồng, đảm bảo cung cấp nguồn giống chất lượng cao cho các hộ dân trồng luồng.
Hoạt động 4: Nghiên cứu sản xuất phân bón chuyên dùng cho rừng luồng thâm canh của Thanh Hóa.
Hoạt động 5: Xây dựng các mô hình hợp tác xã sản xuất và thâm canh tre luồng hiệu quả tại các địa phương.
Hoạt động 6: Tổ chức tập huấn, hướng dẫn người dân trồng tre luồng về kỹ thuật canh tác, chăm sóc và thu hoạch tre luồng
Hoạt động 7: Xây dựng các mô hình nâng cao sinh kế gắn với rừng luồng cho người dân trong vùng trồng tre luồng để người dân gắn bó, bảo vệ và phát triển rừng tre luồng bền vững.
Hoạt động 8: Xây dựng các mô hình trình diễn kỹ thuật thâm canh tre luồng năng suất cao và tổ chức chuyển giao cho người dân trồng tre luồng.
Hoạt động 9: Xây dựng khu bảo tồn, công viên tre luồng gắn với phát triển du lịch sinh thái và bảo vệ môi trường bền vững.
Hoạt động 10: Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, đường lâm sinh, đường vận chuyển đảm bảo nâng cao hiệu quả khai thác rừng luồng.
3.2. Phát triển sản xuất kinh doanh ngành tre luồng
Nội dung:
Nghiên cứu, hợp tác phát triển các sản phẩm mới, sản phẩm chất lượng cao, giá trị gia tăng cao và sản phẩm chủ lực cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến tre luồng trong tỉnh.
Nghiên cứu phát triển thị trường, xác định nhu cầu và xu hướng của thị trường sản phẩm tre luồng hiện nay, xác định các thị trường trọng tâm trọng điểm.
Phát triển hệ thống doanh nghiệp sản xuất chế biến, tre luồng tỉnh Thanh Hóa trở thành đội ngũ doanh nghiệp năng động, phát triển nhanh và mạnh; tập trung phát triển các doanh nghiệp đầu tầu, sản xuất sản phẩm chủ lực và hệ thống doanh nghiệp vệ tinh năng động, chất lượng.
Phát triển khoa học công nghệ sản xuất, chế biến tre luồng, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu và chuyển giao các công nghệ tiên tiến để sản xuất.
Phát triển các hiệp hội ngành nghề liên quan tới tre luồng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thông tin đối tác, bạn hàng, bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp khi tham gia vào các thị trường.
Phát triển hệ thông tin cung cấp, đánh giá và phân tích thông tin về tre luồng tại Thanh Hóa.
Giảm tỷ lệ phụ phẩm trong sản xuất tre luồng, kết hợp việc bảo vệ, xử lý môi trường.
Hoạt động:
Hoạt động 1: Tập trung phát triển công nghiệp chế biến, sản xuất tre luồng của tỉnh, trong đó tập trung phát triển các sản phẩm tre công nghiệp như ván tre ép khối, ván sàn tre, tấm tre ép lót đường, viên nén nhiên liệu tre.
Hoạt động 2: Hỗ trợ thành lập mới hoặc cải thiện các cơ sở hiện có về chế biến, sản xuất tre luồng, tập trung phát triển một số doanh nghiệp đầu tầu và các sản phẩm chủ lực có giá trị gia tăng cao.
Hoạt động 3: Hỗ trợ quy hoạch và xây dựng hệ thống cơ sở thu mua, tập kết và sơ chế nguyên liệu tre luồng, hình thành hệ thống cơ sở doanh nghiệp vệ tinh chuyên cung cấp sản phẩm sơ chế cho các doanh nghiệp chế biến.
Hoạt động 4: Phát triển ngành hàng thủ công mỹ nghệ trong đó tập trung xây dựng các làng nghề truyền thống, chuyên sản xuất các sản phẩm tre luồng chất lượng cao, tập trung sản xuất các sản phẩm xuất khẩu.
Hoạt động 5: Hỗ trợ doanh nghiệp trong nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường sản phẩm tre luồng.
Hoạt động 6: Tổ chức giới thiệu quảng bá sản phẩm tre luồng Thanh Hóa thông qua việc thành lập website tre luồng Thanh Hóa, hỗ trợ tổ chức các hội chợ, gian hàng giới thiệu về các sản phẩm tre luồng Thanh Hóa hàng năm tại Thanh Hóa và tham gia các hội chợ thương mại trong nước và quốc tế, thành lập các văn phòng giới thiệu, trưng bày và bán sản phẩm tre luồng tại các tỉnh, thành phố khác trong và ngoài nước
Hoạt động 7: Đẩy mạnh hỗ trợ nghiên cứu, liên kết chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất chế biến tre luồng trong đó liên kết giữa viện, trung tâm nghiên cứu và doanh nghiệp.
Hoạt động 8: Thành lập và duy trì hoạt động Hiệp hội doanh nghiệp tre luồng tỉnh Thanh Hóa và hỗ trợ, nâng cao năng lực của các hội, hiệp hội ngành nghề liên quan đến tre luồng như: Hiệp hội hàng thủ công mỹ nghệ tỉnh, Hội tre luồng Quan Hóa.
3.3. Xây dựng chính sách phát triển lĩnh vực tre luồng
Nội dung: Hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân nâng cao hiểu biết về các chính sách khuyến khích, hỗ trợ liên quan đến lĩnh vực tre luồng hiện hành.
Hỗ trợ nông dân sử dụng phân bón chuyên dùng thâm canh rừng luồng.
Đề xuất xây dựng hoặc điều chỉnh các chính sách quản lý và phát triển bền vững nguồn tre luồng tỉnh.
Đề xuất xây dựng hoặc điều chỉnh các chính sách khuyến khích kinh doanh và đầu tư vào lĩnh vực tre luồng của tỉnh.
Đề xuất xây dựng các chính sách, chủ trương đẩy mạnh hợp tác quốc tế và thu hút các nguồn đầu tư, viện trợ vào lĩnh vực tre luồng của tỉnh.
Hoạt động:
Hoạt động 1: Tổ chức các chương trình nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp và nông dân về các chính sách hỗ trợ, khuyến khích trong lĩnh vực tre luồng hiện nay.
Hoạt động 2: Nghiên cứu, đề xuất các chính sách thúc đẩy phát triển bền vững vùng nguyên liệu và kế hoạch khai thác hiệu quả nguyên liệu tại các vùng được quy hoạch. Xây dựng quy trình trồng, chăm sóc và thu hoạch chi tiết, đồng thời thiết lập cơ chế giám sát và phân chia lợi ích hợp lý.
Hoạt động 3: Đề xuất chính sách hỗ trợ nông dân sử dụng phân bón chuyên dùng thâm canh rừng luồng.
Hoạt động 4: Nghiên cứu, đề xuất các chính sách khuyến khích, kêu gọi đầu tư, thương mại và du lịch trong lĩnh vực tre luồng.
Hoạt động 5: Nghiên cứu, đề xuất các chính sách khuyến khích hợp tác nghiên cứu chuyển giao, phát triển khoa học công nghệ trong phát triển sản phẩm, giống tre luồng mới.
Hoạt động 6: Xây dựng đề xuất chính sách hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh hợp tác với các viện nghiên cứu về công nghệ và đổi mới sản phẩm để tạo giá trị gia tăng cao, đồng thời khuyến khích hợp tác trực tiếp với các hợp tác xã và hộ dân về nguồn nguyên liệu và hỗ trợ sinh kế cho người dân để có được nguồn nguyên liệu chất lượng cao, hạn chế việc phá rừng.
3.4. Tăng cường hợp tác quốc tế phát triển tre luồng
Nội dung:
Thiết lập và phát triển quan hệ với các Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam, cơ quan phát triển quốc tế, tổ chức quốc tế để kêu gọi hỗ trợ, hợp tác phát triển tre luồng tỉnh.
Thiết lập và mở rộng quan hệ với các tỉnh, thành phố nước ngoài trong lĩnh vực hợp tác phát triển tre luồng tỉnh, trong đó tập trung vào các nước có công nghệ tiên tiến trong sản xuất, chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm tre luồng.
Hoạt động:
Hoạt động 1: Hợp tác quốc tế trong việc xây dựng kế hoạch phát triển tre luồng Thanh Hóa.
Hoạt động 2: Hợp tác quốc tế trong việc xây dựng các chương trình, dự án đầu tư phát triển tre luồng tỉnh Thanh Hóa.
Hoạt động 3: Hỗ trợ kỹ thuật, tìm kiếm các nguồn tài chính phát triển tre luồng Thanh Hóa.
Hoạt động 4: HTQT phát triển công nghệ, kỹ thuật sản xuất các sản phẩm tre công nghiệp và thị trường tiêu thụ sản phẩm, công nghệ bảo vệ môi trường.
Hoạt động 5: Tổ chức các chuyến thăm quan, học tập kinh nghiệm và nghiên cứu chuyển giao khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực tre luồng tại các nước có nền công nghiệp chế biến tre luồng phát triển.
4.1. Kế hoạch Phát triển và quản lý bền vững nguồn tre luồng
Kế hoạch 1: Phục tráng và thâm canh rừng tre luồng bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020: phục tráng 14.791 ha, thâm canh 14.167 ha và trồng mới 1.025 ha.
Nghiên cứu phân bón chuyên dùng phục vụ thâm canh cho rừng luồng.
Kế hoạch 2: Thành lập các hợp tác xã thâm canh tre luồng: thành lập 20 hợp tác xã thâm canh tre luồng và nhân rộng ra toàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020.
Kế hoạch 3: Xây dựng mô hình trình diễn thâm canh tre luồng bền vững giai đoạn 2016 - 2018: xây dựng 14 mô hình trình diễn.
Kế hoạch 4: Xây dựng năng lực khuyến nông và tập huấn kỹ thuật cho nông dân giai đoạn 2015 - 2017: tập huấn cho 11.000 người dân trồng luồng và hơn 430 lượt cán bộ khuyến nông các cấp.
Kế hoạch 5: Nâng cao năng lực và thu nhập cho các hộ dân trồng luồng ở vùng miền núi tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016 - 2020: xây dựng 20 mô hình sinh kế cho người dân
Kế hoạch 6: Xây dựng công viên sinh thái tre luồng: xây dựng 01 công viên sinh thái với tổng diện tích 175 ha, tổng vốn đầu tư 250 tỷ đồng.
Kế hoạch 7: Thành lập cơ sở nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về giống, kỹ thuật thâm canh tre luồng: thành lập 01 cơ sở
4.2. Kế hoạch Phát triển sản xuất kinh doanh ngành tre luồng
Kế hoạch 8: Xây dựng Quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến, sản xuất tre luồng tỉnh giai đoạn 2015 - 2020: xây dựng 01 bản quy hoạch, hỗ trợ xây dựng 05 nhà máy chế biến công nghiệp có tổng công suất 350.000 m3 sản phẩm/năm trên địa bàn tỉnh vào năm 2020.
Kế hoạch 9: Quy hoạch phát triển ngành hàng thủ công mỹ nghệ tre luồng tỉnh giai đoạn 2015 - 2020: xây dựng 01 bản quy hoạch, hỗ trợ 10 cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.
Kế hoạch 10: Nghiên cứu phát triển hệ thống thị trường tiêu thụ/ khuyến khích tiêu thụ sản phẩm tre luồng: tổ chức quảng cáo, hội chợ thương mại, hội nghị, hội thảo quốc tế và xây dựng trang web tre luồng Thanh Hóa
Kế hoạch 11: Xây dựng năng lực nghiên cứu và khuyến công cho thị trường tre luồng: hỗ trợ 10 doanh nghiệp nghiên cứu, phát triển sản phẩm, hỗ trợ tài chính phát triển 30 loại sản phẩm mới và 5 thị trường mới cho sản phẩm tre luồng.
Kế hoạch 12: Xây dựng nhà máy tre luồng công nghiệp: xây dựng 01 nhà máy tre luồng công nghiệp công suất 100.000m3 sản phẩm/năm, tổng vốn đầu tư 450 tỷ đồng.
4.3. Kế hoạch Xây dựng chính sách phát triển tre luồng
Kế hoạch 13: Xây dựng chính sách quản lý và phát triển bền vững nguồn tre luồng Thanh Hóa: xây dựng và đề xuất phê duyệt 01 chính sách.
Kế hoạch 14: Xây dựng chính sách phát triển sản xuất, chế biến công nghiệp, kinh doanh tre luồng: xây dựng và đề xuất phê duyệt 01 chính sách.
Kế hoạch 15: Xây dựng chính sách bảo vệ môi trường: xây dựng và đề xuất phê duyệt 01 chính sách.
4.4. Kế hoạch Tăng cường hợp tác quốc tế phát triển tre luồng
Kế hoạch 16: HTQT Xây dựng danh mục dự án phát triển tre luồng tỉnh Thanh Hóa: xây dựng danh mục 15 đề xuất dự án.
Kế hoạch 17: HTQT trong việc kêu gọi các nguồn hỗ trợ xây dựng và triển khai dự án phát triển tre luồng tỉnh: xây dựng và triển khai 05 dự án.
Chi tiết xem tại Phụ lục 1
Chi tiết xem tại phụ lục 2
6. Những bước triển khai tiếp theo
Sau khi Kế hoạch phát triển tre luồng Thanh Hóa giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt, các bước triển khai tiếp theo là:
(1) Bố trí một nguồn ngân sách cho giai đoạn đầu (hai năm đầu hoặc ít nhất năm đầu tiên) dành cho các hoạt động của các đơn vị liên quan trong việc triển khai kế hoạch đề ra.
(2) Tìm kiếm, huy động nguồn nhân lực bao gồm các nhà quản lý dự án, cán bộ dự án và các chuyên gia để thực hiện kế hoạch.
(3) Lựa chọn các chuyên gia về chính sách để tiến hành nghiên cứu chi tiết các chính sách hiện hành về ngành tre luồng và dự thảo kế hoạch trồng và khai thác một cách hiệu quả.
(4) Lập kế hoạch cho các dự án cụ thể và gửi cho các đơn vị liên quan triển khai thực hiện.
7.1. Kinh phí thực hiện:
Tổng kinh phí thực hiện: 1.466.030 triệu đồng
(Một nghìn, bốn trăm sáu mươi sáu tỷ, không trăm ba mươi triệu đồng)
- Vốn ngân sách tỉnh: 194.865 triệu đồng
- Vốn tổ chức quốc tế: 173.308 triệu đồng
- Vốn doanh nghiệp: 816.924 triệu đồng
- Vốn người dân: 280.934 triệu đồng
Thời gian triển khai: 2015 - 2020.
Chi tiết các hoạt động xem tại Phụ lục 1
7.2. Nguồn thu dự kiến:
Nguồn thu thuế các sản phẩm tre luồng đến năm 2020 ước đạt khoảng 225 - 250 tỷ đồng/năm.
1. Thành lập Ban chỉ đạo Phát triển tre luồng tỉnh
Đề xuất thành lập Ban chỉ đạo Phát triển tre luồng tỉnh trong đó đề nghị một đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh là Trưởng ban, lãnh đạo các Sở, ban, ngành và UBND các huyện liên quan là thành viên.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan tổ chức quản lý và thực hiện các hoạt động liên quan tới lĩnh vực phát triển và quản lý bền vững nguồn tre luồng của tỉnh, trong đó tập trung triển khai hoạt động phục tráng và thâm canh tre luồng bền vững trên địa bàn tỉnh, đảm bảo nguồn nguyên liệu phục vụ ngành chế biến sản xuất tre luồng công nghiệp;
Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện rà soát và quản lý quy hoạch phát triển vùng thâm canh luồng tập trung và quy hoạch chung của tre luồng;
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan xây dựng các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển và quản lý bền vững nguồn tre luồng tỉnh.
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan tổ chức quản lý và thực hiện các hoạt động liên quan tới lĩnh vực phát triển sản xuất kinh doanh ngành tre luồng, trong đó tập trung hỗ trợ phát triển ngành sản xuất, chế biến tre luồng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ tre luồng;
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các huyện triển khai thực hiện các chính sách thu hút đầu tư lĩnh vực chế biến, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tre luồng; quảng bá giới thiệu tre luồng; hướng dẫn các doanh nghiệp lập dự án đầu tư vùng nguyên liệu tre luồng.
Chủ trì, phối hợp với các sở ban, ngành liên quan xây dựng các chính sách khuyến khích hỗ trợ kinh doanh và đầu tư vào lĩnh vực tre luồng của tỉnh.
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương và đơn vị liên quan đẩy mạnh tăng cường hợp tác quốc tế kêu gọi các nguồn hỗ trợ, nguồn đầu tư của các cơ quan, tổ chức quốc tế và doanh nghiệp trong và ngoài nước triển khai các hoạt động của Kế hoạch phát triển tre luồng Thanh Hóa.
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và triển khai các chương trình, dự án quốc tế phát triển tre luồng tỉnh Thanh Hóa;
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu cho UBND tỉnh thành phần, chức năng, nhiệm vụ của Ban chỉ đạo Phát triển tre luồng tỉnh.
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan hướng dẫn thủ tục đầu tư và thẩm định các dự án đầu tư, thương mại phát triển lĩnh vực tre luồng tỉnh trình duyệt theo quy định; tham mưu cho UBND tỉnh về kế hoạch, nguồn vốn đầu tư cho phát triển tre luồng tỉnh.
Căn cứ theo các chương trình, dự án cụ thể được các cấp có thẩm quyền phê duyệt để cân đối, bố trí nguồn kinh phí, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt để triển khai thực hiện.
Căn cứ theo chỉ đạo của UBND tỉnh, chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan tham mưu cho UBND tỉnh việc thành lập Ban chỉ đạo Phát triển tre luồng tỉnh.
UBND các huyện có tre luồng chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai các hoạt động theo nội dung Kế hoạch phát triển tre luồng của tỉnh.
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ngành, đơn vị liên quan triển khai việc quản lý, phát triển và khai thác bền vững vùng nguyên liệu tre luồng, đảm bảo nguyên liệu cho phát triển công nghiệp và thủ công mỹ nghệ tre luồng; đề xuất các chính sách hỗ trợ người dân phát triển bền vững nguồn tre luồng.
Chủ trì, phối hợp với Sở Công thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị liên quan đẩy mạnh việc thu hút, kêu gọi và hướng dẫn đầu tư cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và kinh doanh tre luồng, ưu tiên, khuyến khích các doanh nghiệp có mô hình phát triển gắn với việc phát triển bền vững nguồn nguyên liệu và nâng cao đời sống cho người dân địa phương;
Chủ trì, phối hợp với Sở Ngoại vụ và các đơn vị liên quan xây dựng đề xuất dự án kêu gọi hỗ trợ, đầu tư và triển khai các dự án cụ thể liên quan đến lĩnh vực phát triển tre luồng tỉnh.
9. Các sở, ban, ngành và đơn vị liên quan
Các Sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị tổ chức thực hiện và triển khai các hoạt động liên quan đến Kế hoạch phát triển tre luồng tỉnh; chủ động phối hợp triển khai và thực hiện các nhiệm vụ được giao với các đơn vị liên quan.
Trên đây là Kế hoạch phát triển tre luồng Thanh Hóa giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2030, yêu cầu các sở, ban, ngành cấp tỉnh, các huyện thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao để tổ chức thực hiện./.
Kế hoạch thực hiện |
Hoạt động |
Địa điểm |
Thời gian |
Đơn vị thực hiện |
Kết quả dự kiến |
Kinh phí (triệu đồng) |
Ghi chú |
||||
Tổng |
Nhà nước |
Doanh nghiệp |
TCQT |
Người dân |
|||||||
Kế hoạch Phát triển và quản lý bền vững nguồn tre luồng |
|||||||||||
1. Phục tráng và thâm canh rừng tre luồng bền vững trên địa bàn tỉnh. |
- Phục tráng diện tích rừng luồng kém chất lượng, tác động biện pháp kỹ thuật để rừng đạt tiêu chuẩn thâm canh - Bảo vệ, chăm sóc và khai thác hợp lý diện tích rừng luồng đang sinh trưởng phát triển bình thường - Trồng mới diện tích luồng thâm canh |
7 huyện: Bá Thước, Cẩm Thủy, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Quan Hóa, Quan Sơn, Thường Xuân |
2016- 2020 |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
- Phục tráng 14.791 ha rừng luồng - Thâm canh 14.167 ha rừng luồng - Trồng mới 1.025 ha rừng luồng |
649.526 |
179.986 |
88.394 |
106.172 |
274.974 |
Theo Nghị quyết số 151/2015/NQ- HĐND ngày 11/12/2015 của HĐND tỉnh thông qua cơ chế hỗ trợ thâm canh rừng luồng giai đoạn 2016 - 2020 (tổng diện tích 13.750 ha, kinh phí 88 tỷ VNĐ) |
|
Nghiên cứu sản xuất phân bón chuyên dùng phục vụ thâm canh rừng luồng Thanh Hóa |
Tiến Nông, Bá Thước, Cẩm Thủy, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Quan Hóa, Quan Sơn, Thường Xuân |
2016 - 2020 |
Công ty CP CNN Tiến Nông |
- Nghiên cứu 02 loại phân bón chuyên dùng cho tre luồng Thanh Hóa - Tăng năng suất 30-50%, tăng 30% chất lượng luồng loại 1,2 |
11.200 |
360 |
10.480 |
360 |
|
|
2. Thành lập các hợp tác xã thâm canh tre luồng |
- Xác định các địa điểm, xây dựng tiêu chí và mô hình HTX. - Tổ chức quản lý, triển khai hoạt động của các HTX về trồng, kỹ thuật công nghệ, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản và thị trường. - Đánh giá và lựa chọn những mô hình hiệu quả, hoàn thiện mô hình. - Nhân rộng các mô hình liệu quả ra địa bàn toàn tỉnh. |
5 huyện: Bá Thước, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Quan Hóa, Quan Sơn, |
2016- 2020 |
UBND các huyện |
- Thành lập 20 HTX (mỗi huyện trung bình 4 HTX), trung bình 50 hộ/1 hợp tác xã. - Tập huấn cho 1000 người dân (mỗi hộ chọn 1 người). - Lựa chọn và nhân rộng mô hình ra địa bàn toàn tỉnh. |
9.100 |
|
|
7.900 |
1.200 |
|
3. Xây dựng các mô hình trình diễn thâm canh tre luồng bền vững |
- Lựa chọn các địa điểm phù hợp để xây dựng mô hình - Xây dựng mô hình và tổ chức trồng các giống tre luồng, tổ chức các hoạt động thăm quan, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật. - Đánh giá và hoàn thiện mô hình. |
Các huyện trồng luồng |
2015-2016 |
UBND các huyện |
Xây dựng 14 mô hình trình diễn. |
12.287 |
3.599 |
|
7.009 |
1.680 |
|
4. Xây dựng năng lực khuyến nông và tập huấn kỹ thuật cho nông dân |
Tổ chức khóa tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho giảng viên, cán bộ, kỹ thuật (TOT) cấp tỉnh, cấp huyện, cán bộ khuyến nông cấp xã và hộ nông dân về kỹ thuật canh tác, thu hoạch tre luồng. |
Ở các huyện trồng luồng |
2015- 2017 |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Tập huấn cho 11.000 hộ nông dân và 434 lượt cán bộ khuyến nông |
6.014 |
1.187 |
|
4.827 |
|
|
5. Nâng cao năng lực và thu nhập cho các hộ dân trồng luồng ở vùng núi tỉnh Thanh Hóa |
Xây dựng các mô hình nâng cao sinh kế cho người dân trong vùng trồng luồng: - Mô hình chăn nuôi dưới tán rừng luồng. - Mô hình trồng xen canh cây gỗ, dược liệu, thực phẩm với luồng. |
Ở các huyện trồng luồng |
2016- 2020 |
UBND các huyện |
Xây dựng 20 mô hình sinh kế cho người dân |
30.800 |
3.080 |
|
24.640 |
3.080 |
|
6. Xây dựng Công viên sinh thái tre luồng |
- Nghiên cứu tiền khả thi và khả thi dự án. - Xin giấy phép đầu tư và triển khai xây dựng công viên. |
Huyện Thọ Xuân và Thường Xuân |
2016- 2020 |
Công ty CP Mía đường Lam Sơn. |
Xây dựng công viên diện tích 175 ha. |
250.000 |
|
250.000 |
|
|
|
7. Thành lập cơ sở nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về giống, kỹ thuật thâm canh tre luồng |
- Xác định mô hình xây dựng cơ sở nghiên cứu. - Tiến hành xây dựng cơ sở nghiên cứu. - Tổ chức nghiên cứu và chuyển giao |
huyện Thạch Thành |
2016-2020 |
Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng, Bộ Khoa học và Công nghệ, các viện, các trường đại học. |
Cơ sở được thành lập và đi vào hoạt động nghiên cứu. |
|
|
|
|
|
|
Kế hoạch Phát triển sản xuất kinh doanh ngành tre luồng |
|||||||||||
8. Quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến, sản xuất tre luồng tỉnh. |
- Xác định số lượng doanh nghiệp, địa điểm, sản phẩm chủ lực của ngành tre luồng tỉnh. - Thu hút các doanh nghiệp hướng tới thị trường tiêu thụ có giá trị cao. |
Toàn tỉnh |
2015- 2016 |
Sở Công thương, Sở Ngoại vụ |
- 01 bản Quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến, sản xuất tre luồng được phê duyệt. |
1.040 |
300 |
|
740 |
|
|
9. Quy hoạch phát triển ngành hàng thủ công mỹ nghệ tre luồng tỉnh |
- Khảo sát, xác định số lượng doanh nghiệp/cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ tre luồng tỉnh. - Xây dựng phương án phát triển ngành |
Toàn tỉnh |
2016- 2020 |
Hiệp hội hàng thủ công mỹ nghệ tỉnh Thanh Hóa, Sở Ngoại vụ |
- 01 bản Quy hoạch phát triển ngành thủ công mỹ nghệ tre luồng được phê duyệt. |
1.120 |
350 |
|
770 |
|
|
10. Nghiên cứu phát triển hệ thống thị trường tiêu thụ/ khuyến khích tiêu thụ sản phẩm tre luồng |
- Nâng cao nhận thức và thúc đẩy tiêu thụ: + Báo chí, chương trình truyền hình; + Hội chợ thương mại trong nước/quốc tế; + Hội nghị tre luồng quốc tế; + Trưng bày các sản phẩm được thiết kế cho thị trường cao cấp và có giá trị cao thông qua các hội chợ thương mại và các phương tiện truyền thông khác. - Phát triển thị trường tre luồng và các hệ thống kinh doanh: + Các chiến dịch tiếp thị + Tập huấn về tiếp thị, đặc biệt là tiếp thị điện tử. |
Toàn tỉnh |
2016- 2020 |
Sở Ngoại vụ |
- Quảng cáo, giới thiệu tre luồng trên các phương tiện thông tin truyền thông. - Xây dựng trang web tre luồng Thanh Hóa. - Tham dự hội chợ thương mại trong nước và quốc tế. - Tham dự hội nghị, hội thảo tre luồng trong nước và quốc tế. - Tổ chức các chiến dịch quảng cáo, tiếp thị. |
22.000 |
1.950 |
12.500 |
7.550 |
|
|
11. Xây dựng năng lực nghiên cứu và khuyến công cho thị trường tre luồng |
- Xây dựng năng lực nghiên cứu của các doanh nghiệp tre luồng. - Ưu đãi tài chính cho các sản phẩm sáng tạo. - Tiến hành nghiên cứu tiếp thị. |
Toàn tỉnh |
2016- 2020 |
Sở Công thương, Sở Khoa học và Công nghệ |
- Hỗ trợ 10 doanh nghiệp nghiên cứu, phát triển sản phẩm. - Hỗ trợ tài chính phát triển 30 loại sản phẩm mới. - Phát triển 5 thị trường mới cho các sản phẩm mới. |
18.950 |
2.340 |
5.550 |
11.060 |
|
|
12. Xây dựng nhà máy tre luồng công nghiệp |
- Nghiên cứu tiền khả thi và khả thi dự án. - Xin giấy phép đầu tư và triển khai xây dựng nhà máy. |
Huyện Bá Thước, Quan Hóa, Lang Chánh, Quan Sơn, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy |
2016- 2020 |
Công ty CP Mía đường Lam Sơn |
- Công suất 100000 m3/năm - Diện tích: 36 ha |
450.000 |
|
450.000 |
|
|
|
Kế hoạch Xây dựng chính sách phát triển tre luồng |
|||||||||||
13. Chính sách quản lý và phát triển bền vững nguồn tre luồng Thanh Hóa |
- Nghiên cứu các chính sách quản lý và phát triển tre luồng hiện nay của tỉnh. - Đề xuất các chính sách cần thiết hỗ trợ phát triển thâm canh tre luồng của tỉnh. - Đề xuất các chính sách cần thiết hỗ trợ sử dụng phân bón chuyên dùng phát triển thâm canh tre luồng của tỉnh. |
Toàn tỉnh |
2015- 2016 |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Chính sách được xây dựng và phê duyệt hỗ trợ quản lý và phát triển bền vững tre luồng tỉnh. |
1.070 |
310 |
|
760 |
|
|
14. Chính sách phát triển sản xuất, chế biến công nghiệp, kinh doanh tre luồng. |
- Nghiên cứu các chính sách về sản xuất kinh doanh tre luồng hiện nay của tỉnh. - Đề xuất các chính sách cần thiết hỗ trợ phát triển tre luồng của tỉnh. |
Toàn tỉnh |
2015- 2016 |
Sở Công thương |
- Xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn, áp dụng chính sách hiện nay. - Đề xuất các chính sách mới hỗ trợ phát triển tre luồng của tỉnh. |
1.070 |
310 |
|
760 |
|
|
15. Chính sách bảo vệ môi trường |
- Xây dựng hệ thống ứng dụng theo dõi, giám sát. - Xây dựng và thực hiện theo dõi và giám sát chính sách hiệu quả môi trường. - Xây dựng và thực hiện chính sách khuyến khích hoạt động bảo vệ môi trường. |
Toàn tỉnh |
2015- 2016 |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn, khuyến khích bảo vệ môi trường. |
1.070 |
310 |
|
760 |
|
|
Kế hoạch Tăng cường hợp tác quốc tế phát triển tre luồng |
|||||||||||
16. HTQT Xây dựng danh mục dự án phát triển tre luồng tỉnh Thanh Hóa |
- Tổ chức khảo sát thực địa, lựa chọn địa điểm xây dựng đề xuất dự án. - Xây dựng đề xuất dự án. - Tổ chức hội thảo giới thiệu danh mục dự án và kêu gọi đầu tư. |
Toàn tỉnh |
2015 |
Sở Ngoại vụ |
Xây dựng 15 đề xuất dự án |
328 |
328 |
|
|
|
|
17. HTQT trong việc kêu gọi các nguồn hỗ trợ xây dựng và triển khai dự án phát triển tre luồng tỉnh. |
- Xây dựng các dự án khả thi. - Kêu gọi các nguồn vốn, kỹ thuật hỗ trợ xây dựng và triển khai dự án. |
Toàn tỉnh |
2015- 2020 |
Sở Ngoại vụ |
Xây dựng và triển khai 05 dự án |
455 |
455 |
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
1.466.030 |
194.865 |
816.924 |
173.308 |
280.934 |
|
STT |
TÊN DỰ ÁN |
MỤC TIÊU |
NỘI DUNG |
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN |
TÌNH HÌNH THỰC
HIỆN |
1. |
Phục tráng, thâm canh và trồng mới rừng luồng bền vững tại Thanh Hóa |
Tổ chức thâm canh 29.982 ha rừng luồng bền vững; năng suất rừng Luồng đạt 4.000 cây/ha. Trữ lượng rừng Luồng đạt khoảng 120 triệu cây; sản lượng rừng Luồng đạt khoảng 40 triệu cây. |
Tiến hành phục tráng, thâm canh, trồng mới rừng luồng bền vững theo Quy hoạch vùng thâm canh Luồng tập trung tại Quyết định số 502/QĐ-UBND ngày 23/2/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa. |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
- Xây dựng trên cơ sở quyết định phê duyệt quy hoạch thâm canh vùng luồng năm 2012. - Đã hoàn thành đề xuất dự án. |
2 |
Phát triển công nghiệp chế biến tre luồng Thanh Hóa |
Phát triển hệ thống đồng bộ cơ sở chế biến công nghiệp tre luồng Thanh Hóa |
- Quy hoạch ngành công nghiệp chế biến tre luồng Thanh Hóa. - Hỗ trợ xây dựng 05 nhà máy chế biến công nghiệp có tổng công suất 350.000 m3 sản phẩm/năm trên địa bàn tỉnh vào năm 2020 |
Sở Công thương |
|
3 |
Xây dựng dự án phát triển ngành hàng thủ công mỹ nghệ tre luồng tỉnh Thanh Hóa |
Phát triển ngành hàng thủ công mỹ nghệ tre luồng tỉnh Thanh Hóa |
- Xây dựng quy hoạch phát triển ngành thủ công mỹ nghệ tre luồng tỉnh. - Đề xuất hỗ trợ phát triển 10 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. |
Hiệp hội hàng thủ công mỹ nghệ tỉnh |
Đã hoàn thành đề xuất dự án. |
4. |
Xây dựng Đề án thành lập Hội tre luồng tỉnh Thanh Hóa. |
Xây dựng và duy trì Hội tre luồng tỉnh |
- Hoàn thiện các thủ tục xin thành lập Hội. - Tổ chức hoạt động và duy trì hoạt động của hội |
Hội tre luồng Quan Hóa |
|
5. |
Xây dựng mô hình chăn nuôi gà dưới tán rừng luồng tại huyện Bá Thước |
Giúp đỡ nhân dân các xã trồng luồng của huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa ổn định đời sống, nâng cao thu nhập và bảo vệ rừng luồng bền vững. |
- Lựa chọn các địa điểm xây dựng mô hình. - Tổ chức triển khai và đánh giá kết quả. - Nhân rộng mô hình. |
UBND huyện Bá Thước |
Đã hoàn thành đề xuất dự án. |
6. |
Xây dựng mô hình phục tráng, thâm canh và trồng mới rừng luồng tại huyện Ngọc Lặc |
- Phục tráng 600 ha rừng luồng thoái hóa và trồng mới 360 ha. - Hàng năm tạo việc làm và thu nhập ổn định cho khoảng 1.000 lao động. |
- Phục tráng rừng luồng bị thoái hóa thông qua các biện pháp kỹ thuật. - Tổ chức trồng mới rừng luồng. |
UBND huyện Ngọc Lặc |
Đã hoàn thành đề xuất dự án. |
7. |
Xây dựng mô hình nâng cao năng lực và thu nhập cho người dân trồng luồng |
- Giúp cho người dân địa phương có kiến thức trong việc xây dựng mô hình, quản lý, sử dụng nguồn nguyên liệu tre luồng. - Các hộ dân trồng luồng thực hiện các mô hình sinh kế Nông - Lâm kết hợp tạo thu nhập bền vững tại chỗ cho người dân trồng luồng - Góp phần cải tạo, phục hồi rừng luồng đã bị suy kiệt, bảo vệ môi trường sinh thái. |
- Lựa chọn địa điểm tổ chức tập huấn kỹ thuật và chuyển giao các mô hình nâng cao năng lực. - Triển khai xây dựng các mô hình. - Tổ chức đánh giá và nhân rộng mô hình. |
UBND huyện Ngọc Lặc |
Đã hoàn thành đề xuất dự án |
8. |
Xây dựng hệ thống vườn ươm Giống cây Luồng |
- Cung cấp nguồn giống luồng có chất lượng cung cấp đủ nhu cầu trồng rừng trên địa bàn huyện và các huyện lân cận. - Tăng thu nhập người dân. |
- Lựa chọn các địa điểm xây dựng dự án. - Tổ chức triển khai xây dựng các vườn ươm. - Tổ chức đánh giá và nhân rộng. |
UBND huyện Ngọc Lặc |
Đã hoàn thành đề xuất dự án |
9. |
Mô hình Hợp tác xã thâm canh và phục tráng rừng luồng |
Xây dựng mô hình Hợp tác xã phát triển luồng bền vững, tổ chức giao dịch mua bán luồng, chăm sóc rừng luồng bền vững và lựa chọn những diện rừng luồng đạt tiêu chuẩn để phát triển thành vùng nguyên liệu luồng. |
- Xây dựng tiêu chí xây dựng mô hình. - Lựa chọn địa điểm xây dựng dự mô hình HTX. - Tổ chức triển khai xây dựng các HTX - Tổ chức đánh giá và nhân rộng mô hình. |
UBND huyện Quan Hóa |
Đã hoàn thành đề xuất dự án. |
10. |
Nghiên cứu sản xuất phân bón chuyên dùng thâm canh rừng luồng Thanh Hóa |
- Nghiên cứu sản xuất được 2 loại phân chuyên dùng thâm canh cho các vùng luồng Thanh hóa. - Sản xuất cung ứng phân bón chuyên dùng cho thâm canh luồng Thanh Hóa. |
- Nghiên cứu sản xuất một số phân chuyên dùng cho cây luồng. - Khảo nghiệm trên đối tượng luồng thâm canh. - Sản xuất thử nghiệm. - Sản xuất phân bón chuyên dùng thâm canh luồng. |
Công ty CP CNN Tiến Nông |
Đã hoàn thành đề xuất dự án |
11. |
Công viên sinh thái Tre luồng Thanh Tam |
- Bảo tồn và lưu trữ nguồn gen cây Luồng, gìn giữ sự đa dạng sinh học của Việt Nam, làm cơ sở nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. - Kết hợp bảo tồn, giáo dục và phát triển kinh tế. |
- Nghiên cứu tiền khả thi và khả thi dự án. - Xin giấy phép đầu tư và triển khai xây dựng công viên. |
Công ty CP Mía đường Lam Sơn |
- Đã xây dựng xong dự án tiền khả thi, hiện đang xây dựng quy hoạch tổng thể và thiết kế chi tiết xây dựng để trình phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500. - Tổng số vốn đầu tư: 250 tỷ. - Diện tích: 175 ha. - Hình thức: Đầu tư trực tiếp. |
12. |
Nhà máy Tre ép Công nghiệp |
Đầu tư xây dựng một cơ sở công nghiệp có quy mô lớn, dây chuyền thiết bị hiện đại, đồng bộ đảm bảo các yêu cầu về chất lượng sản phẩm cũng như vệ sinh môi trường. Phấn đấu đến năm 2020 doanh thu từ ngành tre luồng đạt 1.000 tỷ đồng; 2025 đạt 2.000 tỷ đồng và đến năm 2030 đạt 3.000 tỷ đồng (150 triệu USD) |
- Nghiên cứu tiền khả thi và khả thi dự án. - Xin giấy phép đầu tư và triển khai xây dựng nhà máy. |
Công ty CP Mía đường Lam Sơn |
- Đã xây dựng xong dự án tiền khả thi, hiện đang xây dựng quy hoạch tổng thể và thiết kế chi tiết xây dựng để trình phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500. - Công suất dự kiến: 100.000m3/năm - Tổng số vốn đầu tư: 450 tỷ. - Diện tích: 36 ha. - Hình thức: Đầu tư trực tiếp. |
13. |
Nhà máy sản xuất tre ép tấm và viên nén công nghiệp |
- Xây dựng một cơ sở sản xuất các sản phẩm từ tre tập trung, liên hoàn từ khâu chế biến nguyên liệu đến chế tạo các sản phẩm hoàn thiện cung ứng cho thị trường xuất khẩu cũng như tiêu dùng trong nước với mô hình tích hợp công nghệ sản xuất tận dụng tối đa các thành phần của tre làm nguyên liệu tạo ra các sản phẩm có giá trị cao. - Đầu tư xây dựng 2 dây truyền tre ép tấm công nghiệp công suất 100.000m3/năm và dây truyền viên tre ép công nghiệp công suất 144.000 tấn / năm |
- Nghiên cứu tiền khả thi và khả thi dự án. - Xin giấy phép đầu tư và triển khai xây dựng nhà máy. |
Công ty CP Tre Lạc Việt |
- Đã được cấp phép đầu tư, hiện đang xin điều chỉnh giấy phép đầu tư nâng công suất từ 50.000m3/ năm lên 100.000m3/ năm. - Công suất dự kiến: 100.000m3/năm. - Tổng số vốn đầu tư: 298 tỷ. - Diện tích: 4,7 ha. - Hình thức: Đầu tư trực tiếp. |
14. |
Lắp ráp dây chuyền sản xuất đũa tre xuyên mắt |
- Tăng doanh thu, lợi nhuận từ việc áp dụng công nghệ sản xuất mới, tăng gấp đôi sản lượng. - Giảm ô nhiễm môi trường nhờ giảm phế phụ phẩm và tận dụng làm nguyên liệu cho lò hơi. - Xây dựng 1 xưởng sản xuất với 1 dây chuyền theo công nghệ mới sản xuất đũa tre xuất khẩu được lắp đặt với công suất sản xuất đũa 3.000 tấn/năm. |
- Nghiên cứu tiền khả thi và khả thi dự án. - Xin giấy phép đầu tư và triển khai xây dựng xưởng sản xuất. |
Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Vận tải Tuấn Vinh |
Đã xây dựng xong đề xuất dự án và gửi xin tài trợ Quỹ Đổi mới sáng tạo hướng đến người có thu nhập thấp (VIIP). |
15. |
Sản xuất than hoạt tính xuất khẩu từ nguồn phế phụ phẩm của ngành chế biến sản phẩm tre luồng |
- Xử lý phế phụ phẩm của ngành chế biến tre luồng, giảm ô nhiễm môi trường. - Phát triển mở rộng quy mô sản xuất lên 96 lò than, sử dụng 21.450m3 (5.570 tấn mắt) nguyên liệu cho sản lượng than trên 1.500 tấn/ năm đáp ứng các hợp đồng xuất khẩu lớn. |
- Nghiên cứu tiền khả thi và khả thi dự án. - Xin giấy phép đầu tư và triển khai xây dựng xưởng sản xuất. |
Công ty TNHH Tre Xứ Thanh
|
Đang xây dựng đề xuất dự án xin tài trợ Quỹ Đổi mới sáng tạo hướng đến người có thu nhập thấp (VIIP).
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.