ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 636/QĐ-UBND |
Bình Định, ngày 21 tháng 11 năm 2012 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HDND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 492/QĐ-UBND ngày 06 tháng 10 năm 2011 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội XVIII Đảng bộ tỉnh về Cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính tỉnh giai đoạn 2011 - 2015;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 617/TTr-SNV ngày 05 tháng 11 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về theo dõi đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính và Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nội vụ hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH |
VỀ
THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 636/QĐ-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2012 của
UBND tỉnh Bình Định)
Quy định này quy định việc theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Định.
1. Các cơ quan được tổ chức và quản lý theo hệ thống ngành dọc của các bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi tắt là các cơ quan Trung ương) đóng trên địa bàn tỉnh có tham gia vào công tác cải cách hành chính.
2. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và tương đương (sau đây gọi tắt là sở, ban, ngành).
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
4. Các đơn vị trực thuộc các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
5. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn.
1. Mục đích
a. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, phát hiện và chỉ đạo khắc phục kịp thời những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính; đồng thời là cơ sở để đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính gắn với việc xét thi đua, khen thưởng hàng năm.
b. Nâng cao trách nhiệm, vai trò của thủ trưởng và cán bộ, công chức, viên chức về công tác cải cách hành chính trong từng cơ quan, đơn vị.
c. Căn cứ Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính, các cơ quan, đơn vị chủ động xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm trong công tác cải cách hành chính cho phù hợp với tình hình chung và có giải pháp khắc phục được những thiếu sót, điểm yếu của cơ quan, đơn vị mình. Qua đó, chủ động theo dõi, đánh giá được kết quả thực hiện của cơn quan, đơn vị mình đồng thời biết được kết quả thực hiện của các cơ quan, đơn vị khác; tạo sự thi đua giữa các cơ quan, đơn vị, góp phần thúc đẩy công tác cải cách hành chính của tỉnh.
2. Yêu cầu
a. Phản ánh thực chất, đầy đủ những nội dung của việc thực hiện kế hoạch, chương trình cải cách hành chính.
b. Đánh giá khách quan việc thực hiện chương trình cải cách hành chính tại cơ quan, đơn vị.
c. Đánh giá định lượng để có thể so sánh việc thực hiện chương trình cải cách hành chính giữa các cơ quan, đơn vị.
d. Việc theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính tại các cơ quan, đơn vị phải được tổ chức định kỳ hàng năm, cập nhật của việc đánh giá thực hiện chương trình cải cách hành chính tại cơ quan, đơn vị.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
Điều 4. Về theo dõi công tác cải cách hành chính
Theo dõi công tác cải cách hành chính là hoạt động thường xuyên và định kỳ cập nhật toàn bộ các thông tin liên quan đến tình hình thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính; phân loại và phân tích thông tin; kịp thời đề xuất các phương án phục vụ việc ra quyết định của các cấp quản lý nhằm đảm bảo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính đề ra được thực hiện đúng mục tiêu, đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng và trong khuôn khổ các nguồn lực đã được xác định.
Điều 5. Về đánh giá, xếp hạng kết quả cải cách hành chính
Đánh giá, xếp hạng kết quả cải cách hành chính là hoạt động định kỳ hàng năm, xem xét toàn diện, có hệ thống và khách quan về tính phù hợp, hiệu quả, hiệu suất, tác động và mức độ bền vững của chương trình, kế hoạch cải cách hành chính để có những điều chỉnh cần thiết và rút ra những bài học kinh nghiệm để áp dụng cho giai đoạn thực hiện tiếp theo.
Điều 6. Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính
Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính được ban hành cùng với Quy định này là một hệ thống các tiêu chí nhằm mục đích đo lường các kết quả đầu ra và tác động được tạo ra trong quá trình thực hiện công tác cải cách hành chính.
Những nhóm lĩnh vực, tiêu chí chính làm cơ sở xây dựng Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính bao gồm:
1. Chỉ đạo, điều hành công tác cải cách hành chính
a. Ban hành Kế hoạch hoặc Chương trình công tác cải cách hành chính năm.
b. Mức độ thực hiện Kế hoạch cải cách hành chính.
c. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến về các nội dung cải cách hành chính.
d. Chế độ thông tin, báo cáo về cải cách hành chính.
đ. Tỷ lệ các đơn vị trực thuộc có ban hành Kế hoạch hoặc Chương trình công tác cải cách hành chính hàng năm.
e. Công tác kiểm tra về cải cách hành chính.
g. Sự năng động trong chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính.
2. Kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính
a. Cải cách thể chế.
b. Cải cách thủ tục hành chính.
c. Cải cách tổ chức bộ máy.
d. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
đ. Cải cách cơ chế quản lý tài chính công.
e. Hiện đại hóa công tác quản lý hành chính.
Điều 7. Hệ thống công cụ và kênh thông tin phục vụ theo dõi, đánh giá công tác cải cách hành chính
1. Thang điểm của Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính: là một bảng tóm tắt tập hợp các nội dung (lĩnh vực, tiêu chí, tiêu chí thành phần) liên quan đến việc thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính gồm có: nhiệm vụ, mục tiêu, kết quả, sản phẩm dự kiến; hoạt động cần tiến hành để đạt được các kết quả và mục tiêu; chỉ số đo lường kiểm chứng; trách nhiệm; thời gian và các nguồn lực cần thiết.
2. Căn cứ Thang điểm của Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính, các cơ quan, đơn vị tiến hành xây dựng hệ thống báo cáo và cơ sở dữ liệu về cải cách hành chính hàng năm.
Đối với một số tiêu chí cần có thông tin chuyên ngành mà các báo cáo về cải cách hành chính không có thì phải khai thác các báo cáo của các cơ quan, tổ chức liên quan.
3. Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của tổ chức, công dân đối với dịch vụ hành chính công trên địa bàn tỉnh (bằng hình thức trực tuyến và các hình thức khác).
4. Kết quả khảo sát ý kiến của Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể tỉnh (nếu có).
5. Kết quả kiểm tra thực tế tại cơ quan, đơn vị.
6. Nội dung phản ánh trên các phương tiện thông tin - truyền thông trên địa bàn tỉnh.
Điều 8. Quy trình tổ chức theo dõi, đánh giá
Quy trình tổ chức theo dõi, đánh giá gồm những bước chính như sau:
1. Công tác chuẩn bị: trên cơ sở chương trình, kế hoạch cải cách hành chính hàng năm của UBND tỉnh, từng cơ quan, đơn vị xây dựng khung theo dõi, đánh giá việc thực hiện chương trình, kế hoạch kết hợp với rà soát, kiện toàn các công cụ và kênh thông tin phục vụ theo dõi, đánh giá khác đã quy định ở trên.
2. Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng: tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức theo dõi công tác cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị về kiến thức, nghiệp vụ thực hiện theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện cải cách hành chính (như xây dựng khung theo dõi, đánh giá, nội dung Bộ chỉ số, tổ chức khai thác các công cụ, kênh thông tin theo dõi, đánh giá...).
3. Thu thập, phân tích thông tin: Tiến hành thu thập, phân tích thông tin phục vụ theo dõi, đánh giá thông qua hệ thống các công cụ, các kênh thông tin theo dõi, đánh giá và kiểm chứng, đối chiếu với Thang điểm của Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính hàng năm.
4. Tổ chức đánh giá thẩm định kết quả công tác cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị.
5. Công bố kết quả đánh giá, xếp hạng; phân tích các nguyên nhân và đề xuất các giải pháp cải thiện việc thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính trong các năm tiếp theo.
Điều 9. Thành phần hồ sơ và thời gian tổ chức thực hiện đánh giá
1. Thành phần hồ sơ báo cáo kết quả tự đánh giá, xếp loại gồm:
- Văn bản đề nghị xét công nhận kết quả tự đánh giá, xếp loại của cơ quan, đơn vị, địa phương;
- Bảng tự chấm điểm của cơ quan, đơn vị, địa phương theo các tiêu chí trong Thang điểm của Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính;
- Danh mục các tài liệu kiểm chứng (ghi rõ số, trích yếu, ngày, tháng, năm ban hành) theo từng nội dung chấm điểm của cơ quan, đơn vị, địa phương gồm: các báo cáo, tài liệu, sản phẩm chứng minh chỉ số kết quả đạt được; quy chế làm việc, quy chế chi tiêu nội bộ… Thiếu một trong những tài liệu kiểm chứng nào thì nội dung đó coi như không thực hiện và không được chấm điểm.
2. Thời gian tổ chức thực hiện và gửi báo cáo kết quả tự đánh giá, xếp loại:
a. Đối với UBND cấp xã; các đơn vị trực thuộc UBND cấp huyện và các đơn vị trực thuộc sở, ban, ngành:
- Tiến hành tự đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính trong năm trước của cơ quan, đơn vị mình và báo cáo kết quả về UBND cấp huyện; các sở, ban, ngành để thẩm định trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.
- Trước ngày 31 tháng 01 hàng năm, các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện có trách nhiệm tiến hành việc thẩm định, đánh giá, xếp hạng kết quả cải cách hành chính năm trước của các cơ quan, đơn vị trực thuộc.
b. Đối với các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện:
- Thẩm định kết quả tự đánh giá của các đơn vị trực thuộc (như UBND các xã, phường, thị trấn; các đơn vị trực thuộc).
- Tiến hành tự đánh giá cơ quan, đơn vị mình theo nội dung của Bộ chỉ số và gửi kết quả về UBND tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) trước ngày 28 tháng 02 hàng năm.
c. Sau các mốc thời gian quy định nêu trên, nếu cấp thẩm định không nhận được đầy đủ hồ sơ tự đánh giá, xếp loại theo quy định thì cơ quan, đơn vị, địa phương bị xếp hạng đơn vị yếu.
4. Trước ngày 31 tháng 3 hàng năm, Sở Nội vụ có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh tiến hành việc thẩm định, đánh giá và đề xuất xếp hạng kết quả cải cách hành chính năm trước của các sở, ban, ngành, cơ quan Trung ương và UBND huyện, thị xã, thành phố.
Hội đồng đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính của cơ quan, đơn vị (sau đây gọi tắt là Hội đồng) được tổ chức như sau:
1. Đối với sở, ban, ngành: Thành viên Hội đồng bao gồm Thủ trưởng cơ quan và trưởng các phòng, ban chuyên môn liên quan.
2. Đối với UBND cấp huyện: Thành viên Hội đồng bao gồm Chủ tịch UBND cấp huyện và trưởng các phòng, ban chuyên môn liên quan.
3. Đối với các cơ quan trực thuộc sở, ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố: Thủ trưởng đơn vị và trưởng các phòng, ban trực thuộc liên quan.
4. Đối với UBND cấp xã: Thành viên Hội đồng bao gồm Chủ tịch UBND cấp xã; lãnh đạo UBND cấp xã; công chức tham mưu công tác cải cách hành chính; mời đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam xã, các đoàn thể tham gia.
Tùy vào đặc điểm, tình hình và để đảm bảo khách quan, thủ trưởng đơn vị có thể mời thêm các thành phần khác cùng tham gia Hội đồng đánh giá.
1. Các cơ quan Trung ương, sở, ban, ngành và UBND cấp huyện thực hiện thẩm định kết quả tự đánh giá của các cơ quan, đơn vị trực thuộc.
2. Sở Nội vụ có trách nhiệm tổng hợp và tham mưu UBND tỉnh thành lập Tổ đánh giá hoặc Tổ chức đánh giá độc lập để thẩm định việc tự đánh giá của các cơ quan, đơn vị và báo cáo UBND tỉnh về kết quả đánh giá; đề xuất việc dự kiến xếp hạng kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh.
3. Cơ sở để thẩm định: Thông tin từ kết quả tự đánh giá và các công cụ theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính quy định tại Điều 7 Quy định này.
Điều 12. Xếp hạng kết quả cải cách hành chính hàng năm
Việc xếp hạng kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính đối với cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh tính trên cơ sở điểm bình quân của các tiêu chí được chấm điểm đối với cơ quan, đơn vị và xác định theo thứ tự từ cao đến thấp và phân loại thành các nhóm:
- Điểm tổng cộng từ 91 đến 100: Đơn vị xuất sắc;
- Điểm tổng cộng từ 81 đến 90: Đơn vị tốt;
- Điểm tổng cộng từ 65 đến 80: Đơn vị khá;
- Điểm tổng cộng từ 50 đến 64: Đơn vị trung bình;
- Điểm tổng cộng dưới 50: Đơn vị yếu.
Điều 13. Trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh
1. Tổ chức phổ biến, quán triệt Quy định này trong phạm vi cơ quan, đơn vị, địa phương và thực hiện đánh giá, xếp hạng công tác cải cách hành chính của địa phương, đơn vị đầy đủ, chính xác và kịp thời theo đúng Quy định này.
2. Căn cứ nội dung, tiêu chí đánh giá, xếp hạng của cấp mình, các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện chỉ đạo, hướng dẫn nội dung, tiêu chí, cách thức tự đánh giá, xếp hạng cho các cơ quan chuyên môn, đơn vị trực thuộc phù hợp với đặc điểm, tình hình thực hiện nhiệm vụ.
3. Căn cứ kết quả đánh giá, xếp hạng cải cách hành chính, quyết định việc biểu dương, khen thưởng theo thẩm quyền và đề nghị UBND tỉnh xem xét, khen thưởng các tập thể, cá nhân thuộc phạm vi quản lý có thành tích xuất sắc trong công tác cải cách hành chính hàng năm; chấn chỉnh, xử lý kịp thời các cơ quan, đơn vị, địa phương và cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ công tác hoặc vi phạm các quy định, chỉ đạo của cấp trên về công tác cải cách hành chính.
Điều 14. Trách nhiệm của Sở Nội vụ và cơ quan, đơn vị có liên quan
1. Sở Nội vụ
a. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan theo dõi, hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng và tổ chức kiểm tra các nội dung phục vụ theo dõi, đánh giá theo Quy định này.
b. Tham mưu UBND tỉnh phương án tổ chức khảo sát ý kiến của Đại biểu HĐND tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các đoàn thể tỉnh về công tác cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị.
c. Giúp UBND tỉnh tổng hợp kết quả khảo sát ý kiến hài lòng của người dân đối với chất lượng dịch vụ hành chính công và công tác cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị.
d. Tổng hợp, báo cáo tình hình kết quả thực hiện và tham mưu trình UBND tỉnh khen thưởng các cơ quan, đơn vị có thành tích trong công tác cải cách hành chính hàng năm.
đ. Hàng năm, theo yêu cầu nhiệm vụ cải cách hành chính, Sở Nội vụ có trách nhiệm đề xuất UBND tỉnh ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện nội dung Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá.
2. Báo Bình Định, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định và các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh
a. Tuyên truyền việc tổ chức thực hiện nội dung Quy định này.
b. Phối hợp cung cấp thông tin theo dõi, phản ánh tình hình thực hiện các nội dung về cải cách hành chính tại các cơ quan, đơn vị trên để có cơ sở giúp các cơ quan chức năng tiến hành có hiệu quả công tác theo dõi, đánh giá, xếp hạng cải cách hành chính.
Điều 15. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan kịp thời phản ánh về UBND tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) để xem xét sửa đổi, bổ sung Quy định cho phù hợp./.
BỘ CHỈ SỐ THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 636/QĐ-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2012 của UBND tỉnh)
STT |
LĨNH VỰC/TIÊU CHÍ |
ĐIỂM ĐÁNH GIÁ |
ĐIỂM TỐI ĐA |
CHỈ SỐ (ĐĐG/ĐTĐ*100%) |
I |
Công tác chỉ đạo, điều hành công tác cải cách hành chính |
|
18 |
|
1 |
Ban hành Chương trình, Kế hoạch cải cách hành chính |
|
|
|
2 |
Mức độ thực hiện Kế hoạch cải cách hành chính |
|
|
|
3 |
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến cộng đồng xã hội về các nội dung cải cách hành chính |
|
|
|
4 |
Chế độ thông tin, báo cáo về cải cách hành chính |
|
|
|
5 |
Tỷ lệ các đơn vị, địa phương trực thuộc có ban hành Kế hoạch hay Chương trình công tác cải cách hành chính hàng năm |
|
|
|
6 |
Công tác kiểm tra về cải cách hành chính |
|
|
|
7 |
Sự năng động trong chỉ đạo, điều hành công tác cải cách hành chính |
|
|
|
II |
Kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính |
|
82 |
|
1 |
Cải cách thể chế |
|
|
|
2 |
Cải cách thủ tục hành chính |
|
|
|
3 |
Cải cách tổ chức bộ máy |
|
|
|
4 |
Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức |
|
|
|
5 |
Cải cách tài chính công |
|
|
|
6 |
Hiện đại hóa nền hành chính |
|
|
|
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.