ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 634/QĐ-UBND |
Kiên Giang, ngày 08 tháng 3 năm 2022 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
Căn cứ Quyết định số 2164/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 429/QĐ-TTg ngày 18/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch đến năm 2021, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Thông tư số 01/2017/TT-BTNMT ngày 09/02/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định Định mức sử dụng đất xây dựng cơ sở văn hóa, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục và đào tạo, cơ sở thể dục thể thao;
Căn cứ Thông tư số 10/2021//TT-BVHTTDL ngày 28/9/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Văn hóa tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Thông tư số 01/2010/TT-BVHTTDL ngày 26/02/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quy chế của tổ chức sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 17/2010/TTLT-BTTTT-BNV ngày 27/7/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Phát thanh và Truyền hình thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Đài Truyền thanh - Truyền hình, Đài Truyền thanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;
Căn cứ Thông tư số 11/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định tiêu chí của Trung tâm Văn hóa Thể thao quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;
Căn cứ Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu về tổ chức hoạt động và tiêu chí của Trung tâm văn hóa thể thao xã; Thông tư số 05/2014/TT-BVHTTDL ngày 30/5/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung Điều 6 của Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã;
Căn cứ Thông tư số 14/2016/TT-BVHTTDL ngày 21/12/2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định tiêu chí của Trung tâm Văn hóa - Thể thao phường, thị trấn;
Căn cứ Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08/3/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu về tổ chức hoạt động và tiêu chí của Nhà văn hóa, khu thể thao thôn;
Căn cứ Quyết định số 09/2008/QĐ-BGDĐT ngày 24/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn; Thông tư số 40/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn ban hành kèm theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BGDĐT ngày 24/3/2008 cửa Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Quyết định số 2563/QĐ-BVHTTDL ngày 03/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa ở nông thôn”;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tại Tờ trình số 55/TTr-SVHTT ngày 18 tháng 01 năm 2022 về việc đề nghị ban hành quyết định phê duyệt “Đề án phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030”.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Đề án phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030” (đính kèm Đề án), với những nội dung chủ yếu như sau:
1. Thiết chế văn hóa, thể thao do ngành Văn hóa và Thể thao trực tiếp quản lý.
2. Thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng và thanh thiếu niên, nhi đồng.
3. Thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ công nhân, viên chức, người lao động.
4. Thiết chế văn hóa, thể thao được đầu tư bằng nguồn vốn xã hội hóa (của các tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh).
5. Thiết chế văn hóa, thể thao của lực lượng vũ trang, của hệ thống giáo dục và đào tạo, dạy nghề không thuộc đối tượng của Đề án này và các thiết chế văn hóa, thể thao này được quy hoạch, đầu tư, quản lý, tổ chức hoạt động theo quy định, hướng dẫn riêng của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở phải gắn với Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, thể dục thể thao của tỉnh Kiên Giang; phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng tại các địa phương.
- Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở phải thực hiện tốt vai trò là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn dân cư, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hóa, luyện tập, thi đấu thể thao và rèn luyện sức khỏe của Nhân dân; đồng thời làm nhiệm vụ tuyên truyền, cổ động phục vụ các nhiệm vụ chính trị của Trung ương và địa phương.
- Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở đồng bộ về cơ sở vật chất; trang thiết bị; tổ chức bộ máy, cán bộ quản lý điều hành; tổ chức các hoạt động; đảm bảo kinh phí cho hoạt động và phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân, mang lại hiệu quả thiết thực, tránh lãng phí ngân sách nhà nước và các nguồn vốn đầu tư khác trong quá trình thực hiện; thu hút và tạo điều kiện thuận lợi để Nhân dân thường xuyên đến sinh hoạt, hưởng thụ văn hóa, luyện tập thể dục, thể thao và vui chơi giải trí.
- Nâng cao hiệu lực quản lý của các cấp chính quyền, đoàn thể; phát huy vai trò của ngành Văn hóa và Thể thao và năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các chủ thể tham gia quản lý đối với các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở; đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa trong việc xây dựng, phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở.
1. Mục tiêu chung
- Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực tổ chức hoạt động, quản lý các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở ở các cấp.
- Hoàn thiện chính sách nhằm tạo điều kiện cho các thiết chế văn hóa, thể thao phát triển góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
- Đầu tư đồng bộ và sử dụng hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao các cấp tạo cơ sở, tiền đề phục vụ nhu cầu hoạt động văn hóa, rèn luyện thể dục thể thao, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, đời sống tinh thần và sức khỏe, thể lực của Nhân dân; từng bước khắc phục tình trạng chênh lệch về mức hưởng thụ văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí của Nhân dân ở các vùng, khu vực thành thị và nông thôn trong tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Phấn đấu đến năm 2025
- Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được đầu tư phát triển đồng bộ và có ít nhất 70% hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở đạt các tiêu chí quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Ở ấp, khu phố: 70% ấp, khu phố có Nhà Văn hóa - Khu Thể thao và được đầu tư trang thiết bị; đồng thời dành tối thiểu 30% thời gian sử dụng trong năm để tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em.
- Cấp xã: 80% đơn vị hành chính cấp xã có Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng và được đầu tư trang thiết bị; đồng thời dành tối thiểu 30% thời gian sử dụng trong năm để tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em.
- Cấp huyện:
+ 100% đơn vị hành chính cấp huyện có Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh, được đầu tư hoàn thiện, đạt tiêu chuẩn do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành.
+ 100% đơn vị hành chính cấp huyện có Nhà Thiếu nhi.
+ 70% đơn vị hành chính cấp huyện có quảng trường hoặc công viên văn hóa, vui chơi giải trí phục vụ cộng đồng.
+ Đầu tư, cải tạo, nâng cấp Quảng trường Trần Quang Khải - Trung tâm Sinh hoạt cộng đồng thành phố Rạch Giá theo hướng bổ sung công năng để tăng hiệu quả sử dụng.
+ Đầu tư xây dựng mới Quảng trường trung tâm và tượng đài Bác Hồ ở phường Dương Đông, thành phố Phú Quốc.
- Cấp tỉnh:
+ Cải tạo, nâng cấp và đầu tư mới các khu chức năng của Công viên Văn hóa An Hòa ở thành phố Rạch Giá theo quy hoạch được phê duyệt.
+ Sửa chữa, nâng cấp Trung tâm Văn hóa tỉnh đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
+ Đầu tư và hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Nhà Thiếu nhi tỉnh và Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu niên tỉnh (do Tỉnh Đoàn quản lý) theo chuẩn quy định.
+ Đầu tư xây dựng mới Nhà Văn hóa Lao động tỉnh.
- Khu công nghiệp: 100% Khu công nghiệp có quy hoạch quỹ đất để xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ công nhân, người lao động; trong đó tối thiểu 50% Khu công nghiệp đã đi vào hoạt động có Trung tâm Văn hóa - Thể thao phục vụ công nhân, người lao động.
- 70% thiết chế văn hóa, thể thao được đầu tư bằng nguồn vốn xã hội hóa (của các tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh) được hướng dẫn đầu tư phù hợp với quy hoạch, đảm bảo đạt tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động theo quy định.
- Về đào tạo nhân lực: Hàng năm, phấn đấu có trên 80% cán bộ làm công tác văn hóa, thể thao, người quản lý thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý, tổ chức các hoạt động tại các thiết chế văn hóa, thể thao.
2.2. Đến năm 2030
- Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được đầu tư phát triển đồng bộ và 100% các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở đạt các tiêu chí quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng thuộc ngành Văn hóa và Thể thao trực tiếp quản lý: Đạt tỷ lệ 100% ở các cấp hành chính.
- Thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng và thanh niên, thiếu niên và nhi đồng: Đạt tỷ lệ 100% số đơn vị hành chính cấp huyện có Nhà Thiếu nhi đạt tiêu chuẩn.
- 100% đơn vị hành chính cấp huyện có quảng trường hoặc công viên văn hóa, vui chơi giải trí phục vụ cộng đồng.
- Thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ công nhân viên chức, người lao động: Nhà Văn hóa lao động tỉnh Kiên Giang đạt chuẩn quy định; 100% Khu công nghiệp có Trung tâm Văn hóa - Thể thao.
- 100% thiết chế văn hóa, thể thao được đầu tư bằng nguồn vốn xã hội hóa (của các tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh) được hướng dẫn đầu tư phù hợp với quy hoạch, đảm bảo đạt tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động theo quy định.
- Về đào tạo nhân lực: Hàng năm, phấn đấu có 100% cán bộ làm công tác văn hóa, thể thao, người quản lý thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý, tổ chức các hoạt động tại các thiết chế văn hóa, thể thao.
IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THIẾT CHẾ VĂN HÓA, THỂ THAO CƠ SỞ ĐẾN NĂM 2030
1. Hoàn thiện công tác quy hoạch sử dụng đất và tập trung huy động nguồn lực cho đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật, trang thiết bị
- Công tác quy hoạch sử dụng đất cho thiết chế văn hóa, thể thao;
- Đầu tư các thiết chế văn hóa, thể thao do ngành Văn hóa và Thể thao trực tiếp quản lý; các thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng và thanh thiếu niên, nhi đồng; các thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ công nhân, viên chức, người lao động;
- Huy động đầu tư thiết chế văn hóa, thể thao được đầu tư bằng nguồn vốn xã hội hóa (của các tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh).
2. Hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành các thiết chế văn hóa, thể thao
- Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế đặc thù về tổ chức bộ máy và các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh;
- Hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành các thiết chế văn hóa, thể thao do ngành Văn hóa và Thể thao trực tiếp quản lý; các thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng và thanh thiếu niên, nhi đồng; các thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ công nhân, viên chức, người lao động;
- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực để nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý, điều hành các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh (gồm cả các thiết chế do các đơn vị của Nhà nước, đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư kinh doanh).
3. Xây dựng, tổ chức và nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động của thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở
- Đối với các hoạt động lĩnh vực văn hóa;
- Đối với các hoạt động lĩnh vực thể dục thể thao.
4. Khai thác từ nguồn lực xã hội hóa để góp phần phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa, thể thao
5. Huy động tổng hợp các nguồn kinh phí đảm bảo cho hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2030
- Huy động các nguồn kinh phí cho hoạt động đối với các thiết chế văn hóa, thể thao do ngành Văn hóa và Thể thao trực tiếp quản lý;
- Huy động các nguồn kinh phí cho hoạt động đối với các thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng và thanh thiếu niên, nhi đồng;
- Huy động các nguồn kinh phí cho hoạt động đối với các thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ công nhân, viên chức, người lao động.
6. Danh mục một số nhiệm vụ trọng tâm theo các ngành, lĩnh vực.
1. Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ - giải pháp của Đề án và danh mục nhiệm vụ, công việc cụ thể kèm theo Đề án, các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch riêng hoặc lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư xây dựng, lĩnh vực,... hàng năm của ngành, địa phương và chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ, công việc được giao tại Đề án này.
2. Sở Văn hóa và Thể thao
- Là cơ quan thường trực, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai, hướng dẫn và thống nhất với các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan của tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đề ra kế hoạch hàng năm để tổ chức thực hiện Đề án; theo dõi, tổng hợp những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Đề án báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết; tổng hợp báo tình hình, kết quả triển khai thực hiện Đề án hàng năm và đến cuối năm 2025 tổ chức sơ kết, đến cuối năm 2030 tổng kết thực hiện Đề án.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan của tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Hướng dẫn việc quy hoạch sử dụng đất, triển khai đầu tư xây dựng và hình thành bộ máy tổ chức để quản lý, điều hành đối với các thiết chế văn hóa, thể thao do ngành Văn hóa và Thể thao trực tiếp quản lý; trình cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách liên quan đến phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh; Tiếp tục xây dựng đề án, kế hoạch, hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nội dung, loại hình hoạt động,... để nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh; đề xuất huy động nguồn lực, các nguồn kinh phí, kết hợp với đẩy mạnh xã hội hóa và sử dụng có hiệu quả cho triển khai đầu tư xây dựng, cho chi hoạt động thường xuyên đối với các thiết chế văn hóa, thể thao do ngành Văn hóa và Thể thao trực tiếp quản lý.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Văn hóa và Thể thao, các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối nguồn vốn đầu tư công phân bổ, bố trí cho đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao theo Đề án này trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm, hàng năm phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội, nguồn thu của ngân sách tỉnh và các địa phương theo quy định.
- Đưa các mục tiêu của Đề án này vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hàng năm của tỉnh để chỉ đạo, điều hành, và tổ chức triển khai thực hiện.
4. Sở Tài chính
Hàng năm cùng kỳ với thời điểm xây dựng dự toán, trên cơ sở nhiệm vụ được giao của Đề án này, các sở, ban ngành địa phương, đơn vị có liên quan có trách nhiệm xây dựng dự toán kinh phí thực hiện, chuyển Sở Tài chính thẩm tra, cân đối nguồn trình Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố cập nhật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất dành cho lĩnh vực văn hóa, thể dục thể thao và di sản trên địa bàn tỉnh nói chung, cho xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao theo Đề án này nói riêng.
- Chỉ đạo, hướng dẫn và phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố rà soát, thực hiện hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật về đất đai.
6. Sở Xây dựng
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố rà soát, điều chỉnh, bổ sung hoặc quy hoạch xây dựng mới các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh trong các đồ án quy hoạch xây dựng trung tâm cấp huyện, cấp xã, khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp,... phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và mục tiêu phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao theo Đề án này.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố hướng dẫn thiết kế mẫu đối với công trình Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã, Nhà Văn hóa - Khu thể thao ấp, khu phố (kết hợp với trụ sở của ấp, khu phố) phù hợp với đặc điểm, phong tục tập quán, nhu cầu sử dụng và khả năng huy động nguồn lực cho đầu tư của địa phương.
7. Sở Nội vụ
Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao và các sở, ban, ngành có liên quan hướng dẫn các địa phương về tổ chức bộ máy, nhân sự, chính sách, chế độ đối với đội ngũ nhân sự hoạt động trong hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở; đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, người lao động trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, giáo dục cơ sở các cấp”; hướng dẫn việc thành lập, hoạt động của các hiệp hội, hội, liên đoàn hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thể thao quy định của pháp luật.
8. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì, phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong chỉ đạo, hướng dẫn, đa dạng hóa nội dung và nâng cao chất lượng, hiệu quả đối với hoạt động giáo dục cộng đồng của Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã.
9. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo, hướng dẫn, đa dạng hóa các nội dung, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động thông tin và truyền thông của Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh cấp huyện và Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã.
10. Sở Du lịch
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể (đờn ca tài tử, các loại hình nghệ thuật truyền thống...), các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao và các ngành, địa phương có liên quan xây dựng và đề xuất giải pháp phát triển các hoạt động văn hóa, văn nghệ, biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao, các trò chơi dân gian... gắn với phát triển du lịch.
11. Liên đoàn Lao động tỉnh
- Chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương có liên quan đề xuất Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đầu tư xây dựng mới và kinh phí hoạt động của Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Kiên Giang; đồng thời, củng cố, kiện toàn, tăng cường tổ chức bộ máy để nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý, điều hành đối với Nhà Văn hóa Lao động tỉnh theo Đề án này.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, các khu, cụm công nghiệp Kiên Giang và các địa phương, đơn vị liên quan khảo sát nhu cầu của công nhân lao động trong các khu, cụm công nghiệp về sự cần thiết, xây dựng các công trình thiết chế văn hóa, thể thao đối với các khu, cụm công nghiệp đang hoạt động. Trên cơ sở đó, đề xuất vị trí, quy mô, huy động nguồn vốn (có thể ngoài ranh giới hoặc gần các khu, cụm công nghiệp) triển khai đầu tư xây dựng các công trình thiết chế văn hóa, thể thao; hình thành tổ chức, bộ máy quản lý, điều hành và bố trí nguồn kinh phí cho hoạt động của thiết chế văn hóa, thể thao trong khu, cụm công nghiệp theo Đề án này.
12. Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh
Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, Liên đoàn Lao động tỉnh và các đơn vị liên quan đề xuất vị trí, quy mô, huy động nguồn vốn triển khai đầu tư xây dựng các công trình thiết chế văn hóa, thể thao đối với các khu, cụm công nghiệp ở Kiên Giang; đề xuất hoặc phối hợp việc hình thành tổ chức, bộ máy quản lý, điều hành và bố trí nguồn kinh phí cho hoạt động của thiết chế văn hóa, thể thao trong khu, cụm công nghiệp.
13. Tỉnh Đoàn Kiên Giang
Chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương có liên quan đề xuất Ban Bí thư Trung ương Đoàn và Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đầu tư bổ sung, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu niên tỉnh theo quy hoạch tổng mặt bằng đã được phê duyệt, Nhà Thiếu nhi tỉnh, Nhà Thiếu nhi cấp huyện và kinh phí hoạt động thường xuyên, duy tu, bảo dưỡng cơ sở vật chất và thay thế trang thiết bị của các thiết chế này; đồng thời, củng cố, kiện toàn, tăng cường tổ chức bộ máy, hướng dẫn, đa dạng hóa nội dung, loại hình hoạt động, để nâng cao năng lực quản lý, điều hành và chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thiết chế này.
14. Hội Khuyến học tỉnh
Hướng dẫn cán bộ khuyến học cấp xã tham gia phối hợp đối với hoạt động học tập cộng đồng của Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
15. Các sở, ban, ngành có liên quan
- Theo chức năng nhiệm vụ triển khai thực hiện Đề án có hiệu quả; xây dựng các dự án đầu tư phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao thuộc cơ quan, đơn vị mình để quản lý và tổ chức hoạt động theo từng giai đoạn.
- Thực hiện chức năng quản lý và phối hợp với các cơ quan quản lý chuyên ngành hướng dẫn về nghiệp vụ, chuyên môn cho các thiết chế văn hóa, thể thao của cơ quan, đơn vị mình; xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao thuộc quyền quản lý.
16. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Phối hợp thực hiện tất cả các nhiệm vụ do các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh chủ trì triển khai thực hiện trên địa bàn của huyện, thành phố.
- Chủ động rà soát, đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất lĩnh vực văn hóa và thể thao, quy hoạch xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cấp huyện, cấp xã và ấp, khu phố (kết hợp với trụ sở ấp, khu phố) trên địa bàn của huyện, thành phố.
- Chủ động, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh đề xuất kế hoạch đầu tư xây dựng và huy động nguồn vốn cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cấp huyện, cấp xã xã và ấp, khu phố (kết hợp với trụ sở ấp, khu phố) theo Đề án này.
- Phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Văn hóa và Thể thao hướng dẫn xây dựng, phê duyệt đề án thành lập, quyết định thành lập tổ chức bộ máy, ban hành quy chế hoạt động, nâng cao năng lực quản lý, điều hành và chất lượng, hiệu quả các hoạt động đối với Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã và Nhà Văn hóa - Khu Thể thao ấp, khu phố theo Đề án này.
- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức lập dự toán, quản lý, sử dụng có hiệu quả, đúng quy định các nguồn kinh phí cho hoạt động thường xuyên, kế hoạch vốn sự nghiệp hỗ trợ cho đầu tư, mua sắm các trang thiết bị âm thanh, ánh sáng, thiết bị phục vụ luyện tập thể dục thể thao, vui chơi giải trí và các trang thiết bị cần thiết khác cho hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao cấp huyện, cấp xã và ấp, khu phố theo Đề án này.
17. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên
- Chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và Nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách nâng cao hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở.
- Các đoàn thể phối hợp phát huy, khai thác chức năng của thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở thông qua việc tổ chức các hội thi văn hóa, văn nghệ; các hoạt động thể dục, thể thao.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc (Thủ trưởng) các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
|
CHỦ TỊCH |
PHÁT
TRIỂN HỆ THỐNG THIẾT CHẾ VĂN HÓA, THỂ THAO CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 634/QĐ-UBND ngày 08 tháng 3 năm 2022 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang)
I. TÍNH CẤP THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Kiên Giang nằm ở phía Tây Nam của Tổ quốc, thuộc vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long. Kiên Giang đang đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục phát triển; bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng lên. Vì vậy, việc xây dựng và phát triển văn hóa phục vụ người dân tại Kiên Giang cũng được quan tâm hơn. Với mục tiêu phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội, công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở tỉnh Kiên Giang đã thu được những kết quả khả quan, góp phần tích cực vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước.
Trong thời gian qua, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và các sở, ban, ngành, địa phương đã quan tâm đến công tác quy hoạch sử dụng đất, đầu tư xây dựng và các điều kiện để phát huy hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở trên địa bàn tỉnh. Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở từ tỉnh đến huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn bước đầu được quy hoạch, nâng cấp, đầu tư, xây dựng; kinh phí hoạt động, bộ máy tổ chức và hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ cũng được các sở, ngành liên quan và các địa phương quan tâm bố trí và hướng dẫn thực hiện. Hoạt động của các thiết chế từng bước được cải thiện, ngày càng thu hút được người dân đến chơi và tập luyện.
Tuy nhiên, việc xây dựng và phát huy hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở trên địa bàn tỉnh Kiên Giang những năm qua vẫn còn nhiều bất cập. Mục tiêu đầu tư xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở đến năm 2020 của tỉnh không đạt theo tiến độ đề ra, thiếu đồng bộ về tổ chức hoạt động, cơ sở vật chất, trang thiết bị và quy mô xây dựng chưa thống nhất. Bộ máy tổ chức của Trung tâm Văn hóa tỉnh, Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp huyện không ổn định và bộ máy tổ chức của Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã và Nhà Văn hóa - Khu Thể thao ấp chưa có hướng dẫn cụ thể, không có biên chế dẫn đến các hoạt động văn hóa, thể thao ở cơ sở không ổn định, hiệu quả hoạt động thấp, phương thức hoạt động đơn điệu, nội dung chưa phong phú và thiếu hấp dẫn để thu hút người dân đến với thiết chế văn hóa, thể thao. Bên cạnh đó, ngân sách nhà nước đầu tư cho hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao vẫn còn hạn hẹp; cơ chế kêu gọi xã hội hóa, thu hút đầu tư xây dựng ở lĩnh vực văn hóa, thể thao và liên kết tổ chức hoạt động theo Luật quản lý, sử dụng tài sản công đối với cơ sở vật chất do các cơ quan, đơn vị nhà nước quản lý của ngành văn hóa và thể thao còn nhiều vướng mắc, khó khăn nên một số nơi mặc dù đã được đầu tư xây dựng thiết chế cơ bản đầy đủ, nhưng phát huy hiệu quả còn thấp.
Để cụ thể hóa các nội dung thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020 - 2025), trong đó có nhiệm vụ chăm lo phát triển văn hóa và xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện; đồng thời thực hiện Quyết định 2164/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030, việc xây dựng Đề án phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 với mục tiêu kiện toàn tổ chức bộ máy, đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất, nâng cao hiệu quả và phát triển các hoạt động, các loại hình về văn hóa, thể thao cơ sở là rất cần thiết, nhằm sớm khắc phục những bất cập, hạn chế, yếu kém và từng bước hướng hoạt động văn hóa, thể thao ở cơ sở ngày càng phong phú, đi vào chiều sâu, đáp ứng các nhu cầu hưởng thụ về văn hóa, thể thao của người dân, đưa văn hóa thấm sâu vào mọi mặt của đời sống xã hội, thực sự trở thành nền tảng tinh thần, mục tiêu, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
II. NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
- Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09-6-2014 của Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;
- Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường và Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;
- Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản công;
- Quyết định số 2164/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 691/QĐ-TTg ngày 05/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2018-2020;
- Quyết định số 429/QĐ-TTg ngày 18/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch đến năm 2021, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 20/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin;
- Thông tư số 01/2017/TT-BTNMT ngày 09/02/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định Định mức sử dụng đất xây dựng cơ sở văn hóa, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục và đào tạo, cơ sở thể dục thể thao;
- Căn cứ Thông tư số 10/2021/TT-BVHTTDL ngày 28/9/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Văn hóa tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Thông tư số 01/2010/TT-BVHTTDL ngày 26/02/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quy chế của tổ chức sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Thông tư liên tịch số 17/2010/TTLT-BTTTT-BNV ngày 27/7/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Phát thanh và Truyền hình thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Đài Truyền thanh - Truyền hình, Đài Truyền thanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Thông tư số 11/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định tiêu chí của Trung tâm Văn hóa Thể thao quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;
- Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu về tổ chức hoạt động và tiêu chí của Trung tâm Văn hóa Thể thao xã;
- Thông tư số 40/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn ban hành kèm theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BGDĐT ngày 24/3/2008 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo;
- Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08/3/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu về tổ chức hoạt động và tiêu chí của Nhà văn hóa, khu thể thao thôn;
- Thông tư số 05/2014/TT-BVHTTDL ngày 30/5/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung Điều 6 của Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 quy định về mẫu tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã;
- Thông tư số 14/2016/TT-BVHTTDL ngày 21/12/2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định tiêu chí của Trung tâm Văn hóa - Thể thao phường, thị trấn;
- Quyết định số 09/2008/QĐ-BGDĐT ngày 24/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn;
- Quyết định số 2563/QĐ-BVHTTDL ngày 03/8/2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa, thể thao ở nông thôn”;
- Chương trình hành động số 09-CTr/TU ngày 15/4/2021 Tỉnh ủy Kiên Giang thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2020-2025;
- Quyết định số 362/QĐ-UBND ngày 21/02/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020 tỉnh Kiên Giang;
- Quyết định số 633/QĐ-UBND ngày 21/3/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc điều chỉnh, bổ sung một số nội dung của Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 tỉnh Kiên Giang;
- Quyết định số 634/QĐ-UBND ngày 21/3/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2019-2020 tỉnh Kiên Giang;
- Quyết định số 635/QĐ-UBND ngày 21/3/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2019-2020 tỉnh Kiên Giang;
- Công văn số 1356/UBND-VHXH ngày 11/10/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc sáp nhập Trung tâm Văn hóa - Thể thao, Đài Truyền thanh và Ban Quản lý di tích trên địa bàn cấp huyện;
- Công văn số 1611/UBND-VHXH ngày 27/11/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc hợp nhất Trung tâm Học tập cộng đồng, Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh xã, phường, thị trấn thành Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn;
- Kế hoạch số 101/KH-UBND ngày 07/5/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về thực hiện Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2020-2025.
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Đối tượng Đề án
- Thiết chế văn hóa, thể thao do ngành Văn hóa và Thể thao trực tiếp quản lý.
- Thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng và thanh thiếu niên, nhi đồng.
- Thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ công nhân, viên chức, người lao động.
- Thiết chế văn hóa, thể thao được đầu tư bằng nguồn vốn xã hội hóa (của các tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh).
- Thiết chế văn hóa, thể thao của lực lượng vũ trang, của hệ thống giáo dục và đào tạo, dạy nghề không thuộc đối tượng của Đề án này và các thiết chế văn hóa, thể thao này được quy hoạch, đầu tư, quản lý, tổ chức hoạt động theo quy định, hướng dẫn riêng của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
2. Phạm vi Đề án: Trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
3. Phương pháp xây dựng Đề án: Thống kê, phân tích, tổng hợp thực trạng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao từ tỉnh đến cơ sở như: về quy hoạch sử dụng đất và đầu tư cơ sở vật chất; tổ chức bộ máy; tổ chức hoạt động; kinh phí hoạt động.... Từ đó đề xuất các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp để phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030.
1. Thực trạng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở
1.1. Về quy hoạch sử dụng đất và đầu tư cơ sở vật chất
1.1.1. Thiết chế Văn hóa, thể thao do ngành Văn hóa và Thể thao trực tiếp quản lý
1.1.1.1. Thiết chế văn hóa cấp tỉnh (Trung tâm Văn hóa tỉnh)
Trung tâm Văn hóa tỉnh tọa lạc trên tuyến đường trục chính nằm trong nội ô thành phố Rạch Giá, với diện tích hơn 26.000 m2 theo Quyết định số 1160/QĐ-UB ngày 13/5/2002 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang. Vị trí, địa điểm, mặt bằng của Trung tâm Văn hóa tỉnh khá thuận lợi trong việc tổ chức hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập; đã tạo điều kiện thuận lợi cho Trung tâm Văn hóa tỉnh phát huy khả năng sáng tạo của tập thể và tận dụng cơ sở vật chất tạo nguồn thu cho cơ quan hỗ trợ hoạt động nghiệp vụ chuyên môn.
Tuy nhiên, hiện nay cơ sở vật chất của Trung tâm Văn hóa tỉnh đã bị xuống cấp (sử dụng từ năm 1985 đến nay). Cơ sở vật chất của Trung tâm trước đây được thiết kế theo quy cách của một hội trường hội họp, nên một số hạng mục không phù hợp với hoạt động của một thiết chế văn hóa cấp tỉnh. Hệ thống âm thanh, ánh sáng đã quá thời hạn; xe chuyên chở diễn viên xuống cấp, khó khăn trong việc đi tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước... không được cấp mới bổ sung nên Trung tâm gặp khó khăn trong việc tổ chức hoạt động tại chỗ và hoạt động lưu động phục vụ ở cơ sở.
1.1.1.2. Thiết chế văn hóa, thể thao và truyền thanh cấp huyện, thành phố (gọi chung là cấp huyện)
- Toàn tỉnh hiện có 13/15 Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh cấp huyện có trụ sở độc lập. Trong đó, các huyện: Vĩnh Thuận, Gò Quao, Tân Hiệp, Giồng Riềng, Hòn Đất, Kiên Hải, An Biên, An Minh và Kiên Lương, trụ sở được đầu tư xây dựng mới gồm các hạng mục như: Nhà làm việc, sân vận động có khán đài, sân khấu ngoài trời, hàng rào, nhà đa năng, nhà truyền thống...; các huyện, thành phố: Hà Tiên, Rạch Giá, Phú Quốc và Châu Thành trụ sở xây dựng đã lâu nên cơ sở hạ tầng đã xuống cấp; riêng huyện Giang Thành và U Minh Thượng chưa đầu tư xây dựng trụ sở Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh.
- Đài Truyền thanh cấp huyện: Có 15/15 huyện, thành phố có Đài Truyền thanh (trong đó thành phố Hà Tiên và Phú Quốc: Đài Truyền thanh - Truyền hình), cơ sở vật chất hầu hết đã xuống cấp, trang thiết bị cũ, lỗi thời, một số thiết bị đã hỏng, gây khó khăn cho việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
- Thư viện cấp huyện: Có 12/15 huyện, thành phố có Thư viện, trong đó có 4/15 Thư viện có trụ sở độc lập (Châu Thành, Giồng Riềng, Tân Hiệp, Hà Tiên), 8/15 Thư viện thuộc trụ sở Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp huyện (An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, Gò Quao, Hòn Đất, Kiên Hải, Phú Quốc và Rạch Giá), trụ sở Thư viện Hà Tiên được đầu tư xây dựng mới và đã bàn giao cho Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh thành phố vào đầu năm 2021; còn 3/15 địa phương chưa có thư viện (Giang Thành, Kiên Lương, U Minh Thượng).
Nhìn chung, đối với các địa phương đã được đầu tư xây dựng nhà thi đấu đa năng và trụ sở làm việc chung: Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có của các Trung tâm cơ bản đáp ứng được yêu cầu hoạt động và thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, do một số trang thiết bị cũ ngày càng xuống cấp, không phát huy hết công năng nên hiệu quả mang lại chưa cao. Trong thời gian tới, cần được trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, tích hợp với các phương tiện công nghệ số là rất cần thiết để phục vụ ngày càng tốt đối với chức năng, nhiệm vụ được phân công.
Đối với các địa phương chưa có trụ sở làm việc chung, chưa được đầu tư nhà thi đấu đa năng thì còn gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ và các hoạt động thường xuyên của Trung tâm. Máy móc, trang thiết bị phục vụ nhiệm vụ chuyên môn tuy đã có trang bị nhưng đa phần đã cũ, một số đã bị hư hỏng dẫn đến chất lượng kém nên chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, chuyên môn. Một số địa phương còn làm việc trụ sở cũ hoặc bố trí nhà tạm như: Huyện Giang Thành, huyện Giồng Riềng và thành phố Hà Tiên nên việc bảo quản, sử dụng các trang thiết bị gặp rất nhiều khó khăn.
Một số địa phương quy hoạch quỹ đất dành cho đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất cho Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh cấp huyện vị trí bố trí chưa phù hợp, xa khu dân cư hoặc đường đi không thuận lợi nên hoạt động chuyên môn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
1.1.1.3. Thiết chế văn hóa, thể thao và học tập cộng đồng cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã)
- Trung tâm Văn hóa Thể thao: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có 103/144 xã có Trung tâm Văn hóa - Thể thao. Trong đó, có 84/103 Trung tâm đạt chuẩn, diện tích quỹ đất bố trí theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hiện nay có 16/91 Trung tâm đã xuống cấp, hư hỏng, không đảm bảo diện tích, chỗ ngồi, thiếu trang thiết bị và các công trình phụ kèm theo.
- Đài Truyền thanh: Toàn tỉnh có 40 đài truyền thanh cơ sở đến thời điểm hiện tại bị hư 26 đài còn lại 14 đài hoạt động tốt trong đó (03 đài xã thuộc huyện An Minh; 01 đài huyện Hòn Đất; 04 đài xã và 02 trạm ấp thuộc huyện Kiên Hải, 08 đài xã thuộc thành phố Phú Quốc). Hiện có tổng số 2.358 cụm loa (Rạch Giá: 103 cụm vô tuyến; Hòn Đất: 132 cụm vô tuyến và hữu tuyến, 06 cụm hữu tuyến; Kiên Lương: 79 cụm; 02 máy phát; Giang Thành: 155 cụm vô tuyến; Hà Tiên: 134 cụm vô tuyến; Giồng Riềng: 450 cụm vô tuyến; Gò Quao: 253 cụm vô tuyến và 06 đài truyền thanh cơ sở; Tân Hiệp: 224 cụm vô tuyến; Châu Thành: 227 cụm vô tuyến; An Biên: 98 cụm vô tuyến; Vĩnh Thuận: 104 cụm vô tuyến; U Minh Thượng: 82 cụm vô tuyến; An Minh: 170 cụm vô tuyến; Kiên Hải: 127 cụm hữu tuyến; Phú Quốc: 62 cụm vô tuyến). Tình trạng trang thiết bị xuống cấp, đầu tư không đồng bộ, dẫn đến nhiều đài không đảm bảo việc tiếp âm, tiếp sóng các Đài Trung ương và Đài tỉnh, huyện theo quy định.
- Trung tâm Học tập cộng đồng: Hiện toàn tỉnh có 144/144 xã, phường, thị trấn thành lập được Trung tâm Học tập cộng đồng cấp xã, đạt 100%; có 33 trung tâm có trụ sở riêng, các trung tâm còn lại chưa có phòng làm việc ổn định phải mượn hoặc ngồi tạm tại Văn phòng Ủy ban nhân dân xã, trường học, bưu điện, Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã,... trang thiết bị, dụng cụ làm việc chưa được trang bị đầy đủ.
Nhìn chung, các Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã đã và đang đầu tư xây dựng chưa đảm bảo các tiêu chí theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; phần lớn các dự án đầu tư Trung tâm thiếu tính đồng bộ, nhiều Trung tâm mới chỉ có bộ khung, chưa có các phòng chức năng, trang thiết bị; một số Trung tâm đã được đầu tư trang thiết bị chuyên dùng như: tăng âm, loa máy, ánh sáng, phông màn, bàn ghế... nhưng việc trang bị không đồng bộ, các phương tiện nghèo nàn, lạc hậu không đủ sức để tổ chức các hoạt động nhằm thu hút công chúng đến tham gia; bên cạnh đó, cán bộ phụ trách kỹ thuật sử dụng các thiết bị thiếu kỹ năng chuyên môn dẫn đến các thiết bị dễ bị hư hỏng, dẫn đến cơ sở vật chất, trang thiết bị đang ở trong tình trạng xuống cấp, thiếu thốn không đáp ứng được việc tổ chức các hoạt động diễn ra tại Trung tâm.
1.1.1.4. Thiết chế văn hóa, thể thao ấp, khu phố (Nhà Văn hóa - Khu Thể thao ấp, khu phố) (gọi chung là ấp)
Toàn tỉnh hiện có 950/950 ấp có Nhà Văn hóa - Khu Thể thao gắn với trụ sở làm việc của ấp, trong đó có 29 Nhà Văn hóa - Khu Thể thao ấp đạt tiêu chuẩn; hầu hết diện tích nhỏ, hẹp, cơ sở vật chất thiếu. Việc quy hoạch quỹ đất để xây dựng và đầu tư cơ sở vật chất mỗi địa phương khác nhau, có nơi không đảm bảo về mặt diện tích nên khi xây dựng và đưa vào sử dụng một số nơi hoạt động chưa hiệu quả.
1.1.2. Thiết chế Văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng và thanh thiếu niên, nhi đồng
1.1.2.1. Hệ thống các quảng trường và công viên văn hóa, vui chơi giải trí:
* Thành phố Rạch Giá:
- Quảng trường Trần Quang Khải - Trung tâm Sinh hoạt cộng đồng thành phố Rạch Giá: Tổng diện tích Quảng trường là: 4,2 ha. Cơ sở vật chất gồm: Đường nội bộ, sân nền lát đá granit; điện chiếu sáng, điện trang trí, hệ thống cấp thoát nước; công viên cây xanh có 02 bộ dụng cụ luyện tập thể dục (mỗi bộ 08 thiết bị); lắp đặt 02 trụ màn hình Led.
- Công viên Văn hóa An Hòa:
+ Diện tích quy hoạch: Năm 2008: 391.142m2; năm 2009: giao cho Tỉnh đoàn Kiên Giang 29.800m2 xây dựng Trung tâm hoạt động Thanh thiếu niên; năm 2020: Ủy ban nhân dân tỉnh đầu tư xây dựng Bảo tàng tỉnh với diện tích khoảng 17.500m2.
+ Cơ sở vật chất đã được đầu tư tại Công viên Văn hóa An Hòa: Bãi giữ xe; hệ thống cổng chính, nhà bảo vệ, bồn nước trang trí; khu vui chơi dưới nước; khu sân khấu lắp ghép tạm ngoài trời; nhà kho (đang sử dụng); Khu nhà làm việc tạm bằng vật liệu lắp ghép; khu vui chơi dưới nước trong hồ bơi; khu cảnh quan hang tiền sử; khu nuôi động vật (hiện đang sử dụng); Khu trò chơi phục vụ thiếu nhi diện tích khoảng 1,7ha (hiện nay đã bàn giao mặt bằng, đang xây dựng Bảo tàng tỉnh); Khu bắn súng hơi; phòng chiếu phim 3D (đã ngưng hoạt động); Khu chợ đêm có 140 lô bán hàng bách hoá và ăn uống (thành lập năm 2007 đến năm 2017 đã giải thể).
- Công viên đường Tôn Đức Thắng: Tổng diện tích là: 44.222,7m2. Cơ sở vật chất gồm: Bờ kè bảo vệ bờ biển; sân và đường nội bộ lát gạch, bãi đỗ xe; nhà nghỉ chân; điện chiếu sáng, điện trang trí, hệ thống cấp thoát nước; công viên cây xanh, 08 bộ dụng cụ tập luyện (mỗi bộ 08 thiết bị).
- Công viên tượng đài Nguyễn Trung Trực: Diện tích 3.495m2, lát đá granit, hiện trạng đang được nâng cấp, đầu tư sửa chữa.
- Công viên ven bờ sông Nguyễn Công Trứ: Diện tích 1.367m2, lát gạch terrazzo, có cây xanh và hệ thống chiếu sáng, đang hoạt động bình thường.
- Công viên Trần Hưng Đạo (giao giữa các đường: Lê Lợi - Trần Thủ Độ; Lê Lợi - Trần Phú; Trần Phú - Nguyễn Thoại Hầu): diện tích 24.857m2, lát gạch terrazzo, có cây xanh và hệ thống chiếu sáng; đoạn Lê Lợi giao với Trần Phú đã bị xuống cấp, hai đoạn còn lại đang hoạt động bình thường.
- Công viên Lý Nhân Tông (khu 16ha): Diện tích 6.054m2, lát gạch terrazzo, có cây xanh và hệ thống chiếu sáng; hiện đang hoạt động bình thường.
- Công viên đường 3/2 (trước Bệnh viện đa khoa tỉnh): Diện tích 6.477m2, đến nay đã được đầu tư xây dựng đường nội bộ, sân bê tông, bãi đỗ xe, có cây xanh và hệ thống chiếu sáng, hiện đang hoạt động bình thường.
- Công viên Vincom Rạch Giá: Diện tích 8.594m2, lát gạch terrazzo, có cây xanh và hệ thống chiếu sáng; hiện đang hoạt động bình thường (đang thuộc Vincom Rạch Giá quản lý, chưa bàn giao về Ủy ban nhân dân thành phố Rạch Giá).
Ngoài ra, trên địa bàn thành phố Rạch Giá còn hơn 30 công viên khác phân bố khắp các phường trên địa bàn tạo không gian vui chơi giải trí cho người dân.
* Thành phố Phú Quốc:
- Quảng trường trung tâm và tượng đài Bác Hồ:
+ Diện tích quy hoạch là: 8,29ha.
+ Các hạng mục dự kiến đầu tư gồm: Tượng đài Bác Hồ và phù điêu; sân quảng trường; sân nghi lễ và sân đa năng; cây xanh, vườn hoa, cảnh quan; khu trưng bày, điều hành đón tiếp, dịch vụ và phụ trợ; bãi đỗ xe tập trung; đường giao thông; diện tích toàn bộ khuôn viên quảng trường là 74.580m2.
+ Dự kiến thời gian xây dựng: Từ năm 2022-2025.
- Công viên đường Bạch Đằng (vị trí: liền kề Dinh Cậu): Tổng diện tích 9.000m2. Hiện trạng đã được đầu tư các hạng mục: bờ kè chống sạt lở với tổng chiều dài: 331.9m; lát nền bằng đá granite; sửa chữa nâng cấp hệ thống chiếu sáng, trồng bổ sung cây xanh. Hiện đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ tháng 10/2020.
* Thành phố Hà Tiên:
Hệ thống các quảng trường, công viên trên địa bàn thành phố đã được Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 294/2020/NQ-HĐND ngày 02/01/2020 về đặt tên đường và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
- Quảng trường Chiêu Anh Các: Vị trí: Bao quanh Quảng trường là các tuyến đường: Bạch Đằng, Tham Tướng Sanh, Tuần Phủ Đạt, Mạc Công Du và đường Mạc Tử Hoàng; tổng diện tích 15.882 m2.
- Công viên Trần Hầu: Vị trí: Bao quanh Công viên là các tuyến đường: Đường Trần Hầu, khu phố 1, phường Đông Hồ; tổng diện tích là 30.803 m2.
- Công viên văn hóa Bình San: Vị trí: Đường Nguyễn Phúc Chu, khu phố 4, phường Bình San; tổng diện tích: 26.408 m2.
- Công viên Tao Đàn: Vị trí: khu phố 5, phường Bình San; tổng diện tích 5.807 m2.
- Công viên Hòa Bình: Vị trí: Đối diện Nghĩa trang liệt sỹ, khu phố 2, phường Pháo Đài; tổng diện tích 34.253 m2.
- Công viên Kim Dự: Vị trí: Lô B15, Đường số 6, Khu đô thị mới lấn biển Hà Tiên; tổng diện tích 10.158 m2.
- Công viên Mạc Cửu (tượng đài Mạc Cửu): Vị trí: Đường Nguyễn Phúc Chu - đường 2/9, khu phố 3, phường Tô Châu; tổng diện tích 6.267 m2.
+ Công viên Trần Công Án: Ví trí: bao quanh bởi các tuyến đường: Cách Mạng Tháng 8, Châu Văn Liêm, Đặng Văn Ngữ, khu phố 3, phường Tô Châu; tổng diện tích 2.821 m2.
* Huyện Giồng Riềng:
- Quảng trường Mai Thị Nương: Diện tích: 3.750m2, hiện trạng đã xây dựng và hoàn thiện, gồm những hạng mục: Nhà bia tưởng niệm, lát gạch đá hoa cương, lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời, hệ thống cây xanh.
* Huyện Vĩnh Thuận:
- Công viên 1/5 (còn gọi là công viên ven bờ sông): Tổng diện tích 5.544m2. Hiện trạng đã được đầu tư các hạng mục: bờ kè chống sạt lở, hệ thống cây xanh, đèn điện chiếu sáng, đèn trang trí.
* Huyện Gò Quao:
- Công viên A1 và A2 (còn gọi là công viên ven bờ sông): Tổng diện tích 1.986m2. Hiện trạng đã được đầu tư các hạng mục: Bờ kè chống sạt lở, lát gạch terrazzo, có hệ thống cây xanh và đèn chiếu sáng.
* Huyện Tân Hiệp:
- Công viên Nguyễn Trung Trực (tại chợ Nhà lồng cũ): Tổng diện tích: 1.140m2. Hiện trạng đã được đầu tư các hạng mục: Hệ thống điện chiếu sáng, 01 bộ dụng cụ tập thể dục ngoài trời, có hệ thống cây xanh, 01 màn hình Led, đã được lát gạch (gạch lót vỉa hè) và hoàn thiện các công trình theo quy hoạch đưa vào sử dụng năm 2018.
Nhìn chung, hệ thống các quảng trường và công viên văn hóa, vui chơi giải trí trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư xây dựng mới, cải tạo sửa chữa, tạo không gian lành mạnh thu hút nhiều người dân đến tập luyện thể dục, thể thao và vui chơi giải trí, nhất là Quảng trường Trần Quang Khải, Công viên Văn hóa An Hòa, Công viên ven biển đường Tôn Đức Thắng (thành phố Rạch Giá); Quảng trường Chiêu Anh Các, Công viên Trần Hầu, Công viên Kim Dự (thành phố Hà Tiên); Công viên đường Bạch Đằng (thành phố Phú Quốc); Công viên 1/5 (huyện Vĩnh Thuận)... Bên cạnh đó, một số công viên, quảng trường vẫn còn tồn tại những hạn chế như: Một số công viên chưa được đầu tư nhiều các cơ sở vật chất: Quảng trường Chiêu Anh Các, Công viên Hòa Bình, Công viên Trần Công Án (thành phố Hà Tiên): sân nền chỉ mới được tráng bê tông, chưa được lát gạch; Công viên Nguyễn Trung Trực (huyện Tân Hiệp): diện tích công viên còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, màn hình Led đã xuống cấp hư hỏng hiện không sử dụng; Công viên Trần Hưng Đạo đoạn Lê Lợi giao với Trần Phú (thành phố Rạch Giá): đã bị xuống cấp, chưa được đầu tư sửa chữa; Quảng trường Mai Thị Nương (huyện Giồng Riềng): diện tích còn hẹp chưa đủ đáp ứng nhu cầu tham quan, vui chơi giải trí cho người dân, kinh phí đầu tư còn hạn chế; Công viên đường Bạch Đằng (thành phố Phú Quốc): chưa có các biểu tượng trang trí, chưa có hệ thống thiết bị dụng cụ tập luyện thể dục thể thao; Công viên A1 và A2 (huyện Gò Quao): chưa được đầu tư các thiết bị dụng cụ tập luyện thể dục thể thao để phục vụ người dân.
1.1.2.2. Nhà Thiếu nhi cấp huyện
- Các Nhà thiếu nhi cấp huyện có trụ sở tại trung tâm các huyện, thành phố, giúp tạo điều kiện thuận lợi để các cháu thiếu nhi tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao.
- Các huyện, thành phố: An Biên, An Minh, Tân Hiệp, Giồng Riềng, Gò Quao, Hòn Đất, Kiên Lương, Vĩnh Thuận và Hà Tiên được Ủy ban nhân dân huyện, thành phố quy hoạch hệ thống Nhà Thiếu nhi với diện tích đất: 101.010m2; hiện nay đầu tư xây dựng tương đối đầy đủ. Song song đó, các Nhà Thiếu nhi đã được bố trí các trang thiết bị và các cơ sở vật chất để hoạt động nhằm thu hút các cháu thiếu nhi đến tham gia các hoạt động rèn luyện năng khiếu, văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao, vui chơi giải trí,...
- Bên cạnh các địa phương được quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị, một số địa phương chưa quy hoạch và cấp quyền sử dụng đất cho Nhà thiếu nhi cấp huyện, nguyên nhân quỹ đất ở trung tâm các khu đô thị ngày càng khan hiếm và chưa quan tâm đúng mức quy hoạch đất cho văn hóa, thể dục thể thao và vui chơi giải trí, nên gây khó khăn trong việc xây dựng trụ sở làm việc cho Nhà Thiếu nhi và đầu tư các hạng mục công trình khác phục vụ cho các cháu thiếu nhi tham gia các hoạt động như:
+ Ủy ban nhân dân thành phố Phú Quốc đưa quy hoạch sử dụng đất của Nhà Thiếu nhi chung với quy hoạch khu Trung tâm Văn hóa - Thể thao của thành phố; một số hạng mục hiện đang có: Nhà làm việc, Nhà Truyền thống - Thư viện, Nhà đào tạo năng khiếu, sân khấu ngoài trời, Nhà thể thao đa năng,... được xây dựng từ trước và hoạt động cho đến nay.
+ Huyện Giang Thành và huyện U Minh Thượng hiện nay chưa có quy hoạch quỹ đất cho Nhà Thiếu nhi, chưa có trụ sở Nhà thiếu nhi cấp huyện, các hoạt động dành cho thiếu nhi tổ chức chủ yếu trưng dụng các sân bãi, hội trường có sẵn trên địa bàn huyện. Năm 2013, huyện Giang Thành được Hội đồng đội Trung ương hỗ trợ 01 dàn âm thanh, 05 bộ trống đội, 30 bộ đồng phục, 05 cây đàn ghita, 05 bộ máy vi tính với tổng trị giá 150.000.000đ. Huyện U Minh Thượng bố trí tạm 01 phòng làm việc tại Ban Dân vận Huyện ủy.
+ Các huyện, thành phố: Kiên Hải, Châu Thành và Rạch Giá không có trụ sở Nhà thiếu nhi, các hoạt động dành cho thiếu nhi tổ chức chủ yếu trưng dụng các sân bãi, hội trường có sẵn trên địa bàn huyện, thành phố và do cán bộ Huyện đoàn phụ trách hoạt động các phong trào thiếu nhi.
Nhìn chung, quy hoạch sử dụng đất và trang bị cơ sở vật chất cho hệ thống Nhà Thiếu nhi cấp huyện chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, chỉ được số ít huyện, thành phố có quỹ đất dành cho hệ thống Nhà Thiếu nhi cấp huyện và đầu tư cơ sở vật chất ở mức tương đối: thành phố Hà Tiên và các huyện: Kiên Lương, Hòn Đất, Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên và Vĩnh Thuận. Một số huyện chưa bố trí quỹ đất để xây dựng Nhà Thiếu nhi, các hoạt động vui chơi giải trí cho các cháu thiếu nhi thường phải mượn tạm sân bãi, cơ sở của đơn vị khác (huyện Giang Thành và U Minh Thượng); nhiều địa phương có Nhà Thiếu nhi nhưng các trang thiết bị và các khu trò chơi đã xuống cấp, lạc hậu không đáp ứng được nhu cầu vui chơi giải trí cho các cháu thiếu nhi (Nhà Thiếu nhi huyện An Minh chỉ có 02 phòng làm việc, chưa có khu vui chơi; Nhà Thiếu nhi huyện Gò Quao xây dựng hơn 10 năm, đến nay đã xuống cấp); Nhà Thiếu nhi huyện Hòn Đất bố trí các hạng mục chưa phù hợp gây lãng phí quỹ đất và không phát huy hết công năng của các công trình đã đầu tư, mặt bằng thấp nên thường xuyên bị ngập úng; Nhà Thiếu nhi huyện Tân Hiệp chưa được cấp quyền sử dụng đất theo quy định.
1.1.2.3. Nhà Thiếu nhi và Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu niên cấp tỉnh
* Nhà Thiếu nhi tỉnh:
- Tổng diện tích là : 18.944,10m2.
- Cơ sở hạ tầng đã xây dựng bao gồm: Nhà làm việc; khu Trường học năng khiếu bán trú; nhà chờ; phòng âm thanh, ánh sáng, thay trang phục; nhà thể thao đa năng; sân chơi cộng đồng; khu trò chơi trong nhà; nhà sinh hoạt đa năng; tượng đài Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực; sân khấu ngoài trời; khu trò chơi ngoài trời; công viên; khu hồ bơi gồm 03 hồ phân theo lứa tuổi; cổng rào; nhà xe; nhà kho; khu nhà vệ sinh; căn tin; sân bãi.
Nhìn chung, với mật độ các hạng mục công trình kể trên so với diện tích đất hiện có của Nhà Thiếu nhi tỉnh, thì khuôn viên của Nhà Thiếu nhi khá hẹp so với nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, hiện nay chưa có văn bản nào hướng dẫn về việc quy hoạch tổng thể của các ngành, các cấp cho Nhà Thiếu nhi tỉnh, kể cả Trung ương Đoàn nên việc đề xuất mở rộng rất khó khăn. Với tốc độ phát triển nhanh của xã hội hiện nay, nhu cầu sở thích của thiếu nhi ngày càng đa dạng, mô hình hoạt động theo chỉ đạo của Hội động Đội Trung ương luôn thay đổi, diện tích đất như hiện nay không còn phù hợp để đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí cho các cháu thiếu nhi.
* Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu niên cấp tỉnh: Tổng diện tích: 29.800m2 thuộc khuôn viên của Công viên Văn hóa An Hòa; được chia ra 2 giai đoạn quy hoạch và đầu tư cơ sở vật chất cho Trung tâm:
- Giai đoạn 1: Khu hành chính và các khối nhà chức năng: Trung tâm đã sử dụng 17.400m2 xây dựng các hạng mục: Khối nhà hành chính và các phòng chức năng; khối nhà thi đấu đa năng; khối nhà nghỉ và căn tin; sân bãi, khuôn viên và đường giao thông; đã hoàn thành và đưa vào sử dụng các công trình này.
- Giai đoạn 2 (Khu hoạt động văn hóa, thể thao ngoài trời): Sử dụng phần đất còn lại gồm 12.400m2 để đầu tư các hạng mục phục vụ cho hoạt động văn hóa, thể thao ngoài trời: Khu cắm trại, huấn luyện; bể bơi phòng chống đuối nước cho Thanh thiếu niên và khuôn viên cây xanh.
Nhìn chung, việc quy hoạch sử dụng đất của Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu niên tỉnh tương đối rộng, cơ sở vật chất đáp ứng một phần nhu cầu cơ bản của thanh thiếu niên hiện nay. Tuy nhiên, hiện tại quy hoạch giai đoạn 2 - Khu vui chơi giải trí ngoài trời chưa có chủ trương đầu tư xây dựng; cơ sở vật chất của giai đoạn 1 đã bắt đầu xuống cấp không đảm bảo an toàn và đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho các hoạt động vui chơi, giải trí của Thanh thiếu niên trong toàn tỉnh.
1.1.3. Thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ công nhân, viên chức, người lao động
1.1.3.1. Nhà Văn hóa Lao động tỉnh
Với cơ sở được giao từ năm 1991 đến nay, tổng diện tích là 1.093m2 (không phát sinh thêm diện tích).
Tuy nhiên, cơ sở vật chất của đơn vị hiện nay không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, chức năng hoạt động theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam do đã xây dựng cách đây gần 40 năm, diện tích nhỏ, các khối nhà không đồng bộ và xuống cấp, có những nơi không đảm bảo an toàn. Do đó, không phát huy hết tiềm năng, lợi thế về vị trí, địa điểm là nằm ngay trung tâm thành phố Rạch Giá, không thu hút được đoàn viên, công nhân viên chức - lao động và người dân đến tham gia rèn luyện thân thể và tham gia sinh hoạt văn hóa.
1.1.3.2. Trung tâm Văn hóa - Thể thao ở Khu, cụm công nghiệp: Chưa có.
1.1.4. Thiết chế văn hóa, thể thao được đầu tư bằng nguồn vốn xã hội hóa (của các tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh): Trong thời gian qua, các tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập 184 tổ, đội, nhóm, câu lạc bộ văn hóa - nghệ thuật; 224 câu lạc bộ, 481 cơ sở kinh doanh và điểm tập thể thao; 215 sân bóng đá mini cỏ nhân tạo; 65 hồ bơi; 40 phòng tập thể thao; 55 sân quần vợt.
1.2.1. Thiết chế văn hóa, thể thao do ngành Văn hóa và Thể thao trực tiếp quản lý
1.2.1.1. Thiết chế văn hóa cấp tỉnh (Trung tâm Văn hóa tỉnh)
- Tổng biên chế: 20 viên chức. Hiện nay, tổng số viên chức có mặt là 18 người (trong đó: biên chế 16/20 và 02 nhân viên hợp đồng lao động trả lương từ nguồn thu sự nghiệp).
- Trình độ chuyên môn: Trên đại học: 02 người; Đại học: 11 người; Cao đẳng: 01 người; Trung cấp: 03 người; Diễn viên năng khiếu: 01 người.
- Bộ máy quản lý: Ban Giám đốc có 03 người. Trong đó: Giám đốc phụ trách chung; 02 Phó Giám đốc phụ trách các phòng chức năng.
- Có 03 phòng chuyên môn: Phòng Hành chánh - Tổng hợp; Phòng Nghiệp vụ Văn hóa Quần chúng; Phòng Nghiệp vụ Tuyên truyền - Cổ động.
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, viên chức và nhân viên lao động của Trung tâm có trình độ chuyên môn và đạo đức tốt đáp ứng được nhiệm vụ chính trị của ngành đề ra, nhiệt tình trong công việc, có tinh thần đoàn kết, trách nhiệm cao, phát huy tốt khả năng động sáng tạo nghệ thuật và luôn quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ban Giám đốc Trung tâm luôn năng động, nhạy bén trong công tác tổ chức lãnh đạo, tập trung đi sâu vào đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, phát huy sáng kiến, chỉ đạo và theo dõi mảng nghệ thuật, dàn dựng chương trình phục vụ có chất lượng cao. Trong lãnh đạo và điều hành, Ban Giám đốc Trung tâm đã làm tốt vai trò, nhiệm vụ của mình, luôn là trung tâm đoàn kết nội bộ và thực hiện nghiêm các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và nội quy, quy chế làm việc của đơn vị. Thường xuyên nắm bắt kịp thời những thông tin trong và ngoài nước, quán triệt đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho tất cả cán bộ viên chức và nhân viên cơ quan. Trong những năm qua, Trung tâm đã đào tạo nhiều viên chức ở trình độ đại học chuyên ngành và đã tiến hành sắp xếp tổ chức bộ máy, phân công viên chức và nhân viên phù hợp với chuyên môn từ đó hiệu quả công tác đạt chất lượng cao. Tuy nhiên, đội ngũ diễn viên của các phòng còn thiếu, độ tuổi trung bình của đội ngũ diễn viên khá cao đã không còn đáp ứng các yêu cầu về sắc, thanh, hình thể...; thiếu những gương mặt nghệ sĩ trẻ, tài năng để dàn dựng tác phẩm mới; thiếu cán bộ, chuyên gia giỏi, giàu kinh nghiệm trong việc tổ chức sự kiện nghệ thuật.
1.2.1.2. Thiết chế văn hóa, thể thao và truyền thanh cấp huyện
- Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh cấp huyện đa số có cơ cấu tổ chức gồm 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc và 02 bộ phận chuyên môn gồm: Phòng/Tổ hành chính - tổng hợp và Phòng/Tổ nghiệp vụ; riêng thành phố Rạch Giá có 03 đơn vị chuyên môn: Bộ phận hành chính - tổng hợp; bộ phận phát thanh - phát hình và bộ phận văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, du lịch. Tuy nhiên, một số địa phương hiện nay còn khuyết 01 hoặc cả 02 Phó Giám đốc: huyện Giang Thành (khuyết 02 Phó Giám đốc), huyện Tân Hiệp (khuyết 01 Phó Giám đốc); thành phố Hà Tiên khuyết 01 Phó Giám đốc.
- Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo và điều hành tất cả các hoạt động của Trung tâm.
- Các Phó Giám đốc: Tham mưu cho Giám đốc về các mặt của bộ phận hành chính - tổng hợp và bộ phận nghiệp vụ; phụ trách Tổ hành chính - tổng hợp, tuyên truyền, nghiệp vụ - kỹ thuật: Văn phòng, văn thư, kế toán, thủ quỹ, truyền thanh, truyền hình, tuyên truyền cổ động, văn nghệ, thể dục - thể thao, thư viện, di tích.
- Bộ phận nghiệp vụ: Phụ trách chuyên môn, nghiệp vụ đối với lĩnh vực hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao; thư viện; truyền thanh; di tích, du lịch theo chức năng, nhiệm vụ được giao; số biên chế tùy theo biên chế phân bổ của từng địa phương khác nhau nhau (ít nhất là 05 biên chế và nhiều nhất là 14 biên chế).
- Bộ phận hành chính - tổng hợp: Thực hiện nhiệm vụ về hành chính, quản trị, tổng hợp; xây dựng kế hoạch, tài chính, kế toán; khai thác, tổ chức các dịch vụ, bảo vệ theo chức năng, nhiệm vụ; số biên chế tùy theo biên chế phân bổ của từng địa phương khác nhau (ít nhất là 02 biên chế và nhiều nhất là 07 biên chế).
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cộng tác viên tại Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh các huyện, thành phố có trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề từng bước được nâng lên, nhiệt huyết, luôn cố gắng học hỏi và phấn đấu hoàn thành tốt công việc, nhiệm vụ được giao.
Bộ máy tổ chức tuy đã được sắp xếp, kiện toàn, tuy nhiên còn một vài đơn vị bố trí công tác chưa phù hợp với đề án vị trí việc làm. Về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn có mặt còn hạn chế, do mới sáp nhập nên việc hỗ trợ, phối hợp giữa các bộ phận còn gặp khó khăn. Đối với công tác truyền thanh cơ sở, đa số bố trí vị trí Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh không có chuyên môn nghiệp vụ về báo chí; đội ngũ phóng viên chưa được đào tạo chuyên môn về báo chí, tuyên truyền, chủ yếu tự học qua thực tiễn.
1.2.1.3. Thiết chế văn hóa, thể thao và học tập cộng đồng cấp xã
- Trung tâm Văn hóa - Thể thao: Phần lớn tổ chức, bộ máy nhân sự các Trung tâm chưa được hình thành, thiếu đội ngũ quản lý có chuyên môn, nghiệp vụ. Hiện chỉ có 6 xã có 02 cán bộ phụ trách; 12 xã có 01 bộ phụ trách và 02 xã có cán bộ kiêm nhiệm. Thực tế cho thấy, đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách còn thiếu và yếu.
- Đài Truyền thanh: Toàn tỉnh có 75 cán bộ phụ trách công tác quản lý, vận hành, kiêm nhiệm phụ trách cả nội dung và kỹ thuật. Một số nơi thành lập ban biên tập nội dung tuyên truyền do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, hoặc Phó Trưởng Ban Tuyên giáo làm trưởng ban. Về trình độ chuyên môn: Đại học, cao đẳng 9 người; trung cấp 29 người. Khoảng 50% cán bộ phụ trách được tập huấn chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ và kỹ thuật khai thác thiết bị thông tin và truyền thông, còn lại chưa có chuyên môn nghiệp vụ và thường xuyên bị thay đổi vị trí công tác. Với hiện trạng nguồn nhân lực chưa có chuyên môn và thường xuyên thay đổi vị trí công tác gây ảnh hưởng đến công tác vận hành các Đài cũng như các công tác chuyên môn khai thác tin bài.
- Trung tâm Học tập cộng đồng: Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên các Trung tâm Học tập cộng đồng cấp xã là 681 người, trong đó cán bộ quản lý là 393 người (01 Giám đốc do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã kiêm nhiệm, 02 Phó Giám đốc do Chủ tịch Hội Khuyến học xã và Hiệu trưởng Trường tiểu học hoặc trung học cơ sở kiêm nhiệm), giáo viên được biệt phái từ các trường tiểu học hoặc trung học cơ sở sang làm việc tại Trung tâm Học tập cộng đồng xã là 82 giáo viên, còn lại là kiêm nhiệm kế toán, thủ quỹ; hiện tại còn 63 Trung tâm chưa biệt phái được giáo viên sang làm việc. Ngoài đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên theo quy định, các trung tâm còn huy động 474 giáo viên, cộng tác viên tham gia thỉnh giảng giảng các lớp theo nhu cầu của người học góp phần nâng cao kiến thức khoa học cho học viên. Hằng năm, các Trung tâm đã tổ chức và phối hợp tổ chức bồi dưỡng cho hơn 253.600 học viên ở các lớp phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật,...
Thời gian qua, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cộng tác viên tại các Trung tâm Văn hóa Thể thao, Đài Truyền thanh và Trung tâm Học tập cộng đồng cấp xã đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao, truyền thanh và giáo dục trên địa bàn. Tuy nhiên, do tổ chức bộ máy ở mỗi đơn vị chưa thống nhất, rời rạc, chưa khoa học, nhiều cán bộ, công chức, viên chức cấp xã kiêm nhiệm nhiều việc cùng thời điểm và chưa có chính sách, quy định chế độ thù lao, kiêm nhiệm nên trong quá trình hoạt động gặp rất nhiều khó khăn. Từ nguyên nhân khách quan trên, dẫn đến một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Trung tâm Văn hóa Thể thao, Đài Truyền thanh và Trung tâm Học tập cộng đồng cấp xã chưa thật sự tâm huyết, toàn tâm toàn lực đầu tư cho công việc.
1.2.1.4. Thiết chế văn hóa, thể thao ấp (Nhà Văn hóa - Khu Thể thao ấp):
Nhà Văn hóa - Khu Thể thao ấp có 01 người trông coi, quản lý (do Trưởng ấp hoặc Trưởng đoàn thể ấp).
Đội ngũ Trưởng ấp hoặc Trưởng đoàn thể ấp kiêm nhiệm việc trông coi, quản lý Nhà Văn hóa - Khu Thể thao ấp vừa là lợi thế cũng là hạn chế của hệ thống thiết chế này. Lợi thế chính là tạo nên một thể thống nhất giữa công tác hành chính với nhiệm vụ văn - xã, là địa chỉ liên lạc đáng tin cậy của Nhân dân. Hạn chế là việc kiêm nhiệm đôi khi dẫn đến thiếu chuyên nghiệp, đội ngũ Trưởng ấp hoặc Trưởng đoàn thể ấp thường lớn tuổi nên việc tổ chức phong trào về văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao cũng phần nào bị hạn chế.
1.2.2. Thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng và thanh thiếu niên, nhi đồng
1.2.2.1. Hệ thống các quảng trường và công viên văn hóa, vui chơi giải trí:
* Thành phố Rạch Giá:
- Quảng trường Trần Quang Khải - Trung tâm Sinh hoạt cộng đồng thành phố Rạch Giá: Ban Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh trực tiếp quản lý; hợp đồng có thời hạn 04 lao động thực hiện công việc: bảo vệ, kiểm tra điện, nước và vệ sinh Quảng trường; trích kinh phí từ nguồn thu cho thuê mặt bằng tại quảng trường.
- Công viên đường Tôn Đức Thắng và hệ thống các công viên khác trên địa bàn thành phố Rạch Giá: Do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Rạch Giá Quản lý; Ban Quản lý cử ra 01 lãnh đạo và 01 chuyên viên của Ban Quản lý kiêm nhiệm quản lý về hành chính và kinh phí, để duy trì hoạt động của các công viên, Ban Quản lý thuê Công ty cổ phần phát triển đô thị thành phố Rạch Giá trực tiếp thực hiện các công việc chăm sóc cây xanh, hoa, bảo vệ công viên.
- Công viên Văn hóa An Hòa: Tổng số nhân sự hiện có là: 20 người, gồm 8 biên chế và 12 hợp đồng; trong đó, Ban Giám đốc: 03 người, các phòng ban, tổ đội: 17 người (phòng Tổ chức - Hành chính: 03 người, phòng Nghiệp vụ - Kinh doanh: 05 người, Đội Bảo vệ: 06 người, Đội Kỹ thuật - Cây xanh: 03 người).
* Hệ thống các quảng trường, công viên tại trung tâm các huyện, thành phố còn lại: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phân công các phòng, ban chức năng phụ trách chăm sóc, quản lý, nâng cấp, sửa chữa; đa phần nhân sự được phân công quản lý về mặt hành chính, chưa có lực lượng bảo vệ cho hệ thống các công trình, hạng mục tại các thiết chế này cũng như đảm bảo an ninh trật tự nơi công cộng, dễ xảy ra các tệ nạn xã hội.
1.2.2.2. Nhà Thiếu nhi cấp huyện: Được Ủy ban nhân dân huyện thành phố giao biên chế tương đối ít, mỗi địa phương được phân bổ 03 biên chế. Một số địa phương, cán bộ Huyện đoàn kiêm nhiệm phụ trách các hoạt Nhà Thiếu nhi. Bên cạnh đó, dựa theo nhu cầu thực tế và tình hình hoạt động của Nhà thiếu nhi cấp huyện, các địa phương tự hợp đồng thêm một số lao động, phụ trách các nhiệm vụ: bảo vệ, phục vụ, tạp vụ. Năm 2020, nhân sự phân bổ cho hệ thống Nhà Thiếu nhi cấp huyện tổng cộng: 56 người, trong đó 21 biên chế chính thức, 11 người kiêm nhiệm (cán bộ, nhân viên Huyện đoàn/Thành đoàn phụ trách phong trào thiếu nhi) và 24 người hợp đồng.
- Các huyện, thành phố: Giồng Riềng, Tân Hiệp, Hòn Đất và Hà Tiên, Nhà Thiếu nhi được giao 03 biên chế: 01 Giám đốc; 01 Phó Giám đốc; 01 chuyên viên phụ trách Văn phòng và kế toán, một số địa phương thuê thêm 01 lao động hợp đồng phụ trách bảo vệ, quản lý cơ sở vật chất, an ninh trật tự.
- Thành phố Phú Quốc: Tổng số biên chế được giao gồm 02 biên chế và 17 hợp đồng lao động, cụ thể như sau: 01 Giám đốc, 01 Phó Giám đốc; bộ phận Hành chính - Kế toán 01; bộ phận Đào tạo năng khiếu: 01; bộ phận Văn hóa đại chúng: 02; Bộ phận mầm non năng khiếu: 09; nhân viên phục vụ: 04.
- Các huyện: An Biên, Kiên Lương, Gò Quao và Vĩnh Thuận, Nhà Thiếu nhi được giao 02 biên chế: 01 Giám đốc và 01 viên chức phụ trách các phong trào; hàng năm hợp đồng từ 1 đến 2 lao động làm vệ sinh, bảo vệ.
- Các huyện: U Minh Thượng và Giang Thành, mỗi địa phương chỉ có 01 nhân sự phụ trách Nhà Thiếu nhi, giao Bí thư Huyện đoàn kiêm nhiệm hoạt động của Nhà Thiếu nhi cấp huyện.
- Các huyện, thành phố: Kiên Hải, Châu Thành và Rạch Giá không cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà Thiếu nhi, các hoạt động thiếu nhi do cán bộ Huyện đoàn hoặc tổ chức Hội đồng đội phụ trách các phong trào về thiếu nhi của địa phương.
Hệ thống Nhà Thiếu nhi cấp huyện là nơi giáo dục ngoài nhà trường dành cho trẻ em, là địa điểm tập hợp đông đảo thiếu nhi thông qua việc tổ chức các chương trình, các mô hình, các phương thức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, khoa học kỹ thuật rất cần được sự ưu tiên đầu tư chăm sóc về cơ sở vật chất và những bàn tay khéo léo của đội ngũ cán bộ, công chức viên chức chăm lo cho các em thiếu nhi - tương lai của thế giới ngày mai. Tuy nhiên hiện nay, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, đội ngũ cán bộ nhân sự của Nhà Thiếu nhi cấp huyện đa phần là kiêm nhiệm, phần lớn là hợp đồng và số ít còn lại là biên chế chính thức. Các huyện Châu Thành, Kiên Hải và thành phố Rạch Giá, không tổ chức bộ máy Nhà Thiếu nhi, mỗi địa phương được 02 cán bộ trong Hội đồng đội kiêm nhiệm phụ trách luôn phong trào thiếu nhi. Một số huyện: An Biên, Kiên Lương, Vĩnh Thuận, Gò Quao do thiếu nhân lực phải hợp đồng lao động thêm 01 đến 02 người phụ trách các công việc tài vụ, bảo vệ, ... Ngoài ra, tại các địa phương còn có đội ngũ cộng tác viên (giáo viên tại một số trường, Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh) phối hợp phụ đạo thêm cho các em thiếu nhi một số môn năng khiếu, thể dục thể thao, võ thuật.
1.2.2.3. Nhà Thiếu nhi và Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu niên cấp tỉnh
* Nhà Thiếu nhi tỉnh:
- Hiện nay, Nhà Thiếu nhi tỉnh có 27 nhân sự (12/16 biên chế được phân bổ và 15 hợp đồng), trong đó: Ban Giám đốc: 02 người; 25 người phân bổ cho các phòng chuyên môn: Phòng Tổ chức Hành chính - Kế toán; Phòng Văn hóa Quần chúng và Phòng Đào tạo Năng khiếu. Trình độ học vấn: Từ cao đẳng trở lên 14 người, trình độ khác: 13 người.
- Đơn vị trực thuộc: Trường Tiểu học - Mẫu giáo Lê Hồng Phong gồm: 95 người, trong đó: Ban Giám hiệu: 03 người; cán bộ công nhân viên, giáo viên, tạp vụ, vệ sinh và cấp dưỡng đều hợp đồng dài hạn. Trình độ học vấn: từ cao đẳng trở lên 60 người, trình độ khác: 35 người.
Nhìn chung, bộ máy tổ chức và đội ngũ nhân sự Nhà Thiếu nhi tỉnh cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, phát huy tốt vai trò tham mưu cho Đoàn về các hoạt động phong trào thiếu nhi trong tỉnh. Tuy nhiên, đa số nhân sự Nhà Thiếu nhi tỉnh hiện nay khá lớn tuổi, chủ yếu là công tác hành chính, thiếu chuyên môn về hoạt động thiếu nhi, thiếu sự năng động, công tác tham mưu đôi khi không còn phù hợp với thiếu nhi hiện nay; lực lượng cộng tác viên đa phần là giáo viên tại các trường, trung tâm nên hạn chế thời gian tham gia tại Nhà Thiếu nhi; đề án vị trí việc làm Nhà Thiếu nhi chưa được phê duyệt nên đơn vị cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác tuyển dụng nhân sự mới.
* Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu niên tỉnh:
Căn cứ theo Đề án số 57-ĐA/TĐTN ngày 07/01/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Kiên Giang, biên chế được giao cho Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu niên là 16 biên chế chính thức, tuy nhiên hiện nay chỉ có 01 biên chế chính thức, còn lại đều là hợp đồng theo nhu cầu công việc, trong đó bao gồm: Ban Giám đốc: 03 người; các Phòng: Tổ chức - Hành chính: 04 người, Nghiệp vụ: 04 người, Đào tạo: 03 người; Tư vấn hỗ trợ phát triển Thanh niên: 02 người. Trình độ học vấn: Từ cao đẳng trở lên 09 người, trình độ khác: 07 người.
Tuy đã bố trí đội ngũ nhân sự đủ về số lượng nhằm đảm bảo các hoạt động của Trung tâm nhưng do chưa được phân công biên chế chính thức, đội ngũ nhân sự của Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu niên tỉnh chưa an tâm trong công tác và quyền lợi của các nhân viên đôi khi cũng chưa được đảm bảo.
1.2.3. Thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ công nhân, viên chức, người lao động
1.2.3.1. Nhà Văn hóa Lao động tỉnh
Tổ chức bộ máy Nhà Văn hóa Lao động tỉnh được Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh quy định tại Quyết định số 212/QĐ-LĐLĐ ngày 05/6/2014 của Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Kiên Giang gồm: Giám đốc, Phó Giám đốc, phòng nghiệp vụ, Phòng hành chính - Kế toán.
Tuy nhiên, quy mô hoạt động nhỏ, kinh phí thu không đủ bù chi, nên bố trí cụ thể như sau: Giám đốc (do đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo kiêm nhiệm); không có Phó Giám đốc; Kế toán (do chuyên viên Ban Tài chính kiêm nhiệm); 03 hợp đồng lao động, trong đó 01 nhân viên phụ trách công tác hành chính, điện nước, 01 hợp đồng phụ trách phòng tập thể dục, thể hình, 01 nhân viên bảo vệ kiêm tạp vụ. Do đội ngũ nhân sự của Nhà Văn hóa Lao động tỉnh còn thiếu nên dẫn đến đơn vị chưa hoàn thành các công việc đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ được giao: tuyên truyền, phục vụ các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương; chưa tổ chức được các đội nhóm, các câu lạc bộ hoạt động văn hóa, văn nghệ, các hình thức bồi dưỡng phát triển năng khiếu, tài năng cùng các sở thích của đoàn viên công chức, viên chức, người lao động; chưa bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn làm hạt nhân cho phong trào Công đoàn cơ sở.
1.2.3.2. Trung tâm Văn hóa - Thể thao ở Khu công nghiệp: Chưa có.
1.2.4. Thiết chế văn hóa, thể thao được đầu tư bằng nguồn vốn xã hội hóa (của các tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh):
- Do tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh quản lý.
- Thực hiện theo quy định Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn đối với từng loại hình đầu tư.
1.3.1. Thiết chế văn hóa, thể thao do ngành Văn hóa và Thể thao trực tiếp quản lý
1.3.1.1. Thiết chế văn hóa cấp tỉnh (Trung tâm Văn hóa tỉnh)
Hàng năm Trung tâm Văn hóa tỉnh luôn hoàn thành tốt việc xây dựng các chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện của đất nước và phục vụ Nhân dân vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo với chất lượng nghệ thuật cao được công chúng đón nhận. Tổ chức tốt các hội thi, hội diễn cấp tỉnh; hỗ trợ tốt các huyện, thành trong tỉnh tổ chức các hoạt động sự kiện, lễ hội, hội thi, hội diễn ở cơ sở; xây dựng các chương trình nghệ thuật tham gia hội thi, hội diễn cấp khu vực và toàn quốc đạt kết quả cao. Đặc biệt tham gia tổ chức và phục vụ thành công các sự kiện, các lễ hội lớn trong địa bàn tỉnh. Tổ chức và duy trì thường xuyên các hoạt động câu lạc bộ đàn ca tài tử, mở các lớp nghiệp vụ múa, khiêu vũ, bóng đá mi ni... Đồng thời, thực hiện có hiệu quả công tác phối hợp của các ban, ngành, các đơn vị liên quan trong tỉnh tổ chức nhiều hoạt động thiết thực trên tinh thần hỗ trợ lẫn nhau, đã góp một phần không nhỏ vào việc tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá của quần chúng trên địa bàn tỉnh và hỗ trợ các đơn vị xây dựng các chương trình nghệ thuật tham gia hội thi, hội diễn cấp khu vực và toàn quốc đạt kết quả cao với nhiều huy chương các loại. Bên cạnh đó, hàng năm Trung tâm tổ chức nhiều cuộc triển lãm, cổ động tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn; chỉ đạo Đội Tuyên truyền lưu động xây dựng nhiều kịch bản tuyên truyền, sáng tác các tác phẩm âm nhạc tổ chức nhiều chương trình tuyên truyền pháp luật đến Nhân dân thông qua các buổi biểu diễn phục vụ ở cơ sở.
Tuy nhiên, do ngân sách Nhà nước chi cho các hoạt động chuyên môn hàng năm của đơn vị không đủ; nguồn kinh phí chi cho các hoạt động sáng tác, dàn dựng, bồi dưỡng xây dựng chương trình, tiết mục còn thấp so với quy định của Nhà nước; kinh phí cấp cho hoạt động biểu diễn vùng sâu, vùng xa và tuyên truyền lưu động còn hạn hẹp, thấp hơn so với một số tỉnh trong khu vực và điều kiện cơ sở vật chất của Trung tâm xuống cấp, hư hỏng nặng... nên phần nào cũng ảnh hưởng đến tổ chức các hoạt động của Trung tâm.
1.3.1.2. Thiết chế văn hóa, thể thao và truyền thanh cấp huyện
- Từ khi sáp nhập đến nay (đầu năm 2020), hoạt động của Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh cấp huyện đã đi vào nền nếp, hoàn thành tốt và vượt nhiều chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Với chức năng chính là tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước; thực hiện tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao; bồi dưỡng năng khiếu, nhằm nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hóa, giải trí của nhân dân.
- Đối với các địa phương có khu di tích, đã được các ngành, các cấp quan tâm, đầu tư nâng cấp hệ thống đường giao thông, điện chiếu sáng, hệ thống thoát nước đảm bảo phục vụ tốt cho du khách, các sự kiện, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao diễn ra tại địa phương.
- Hệ thống truyền thanh cơ sở của các huyện, thành phố tuy đã được đầu tư trang thiết bị cho việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nhưng qua nhiều năm sử dụng, các thiết bị đã cũ, lỗi thời, một số thiết bị đã hỏng, gây khó khăn cho việc tác nghiệp chuyên môn, nhất là trong giai đoạn ngành công nghệ thông tin phát triển như hiện nay.
- Đối với các địa phương có chức năng khai thác du lịch như: Rạch Giá, Phú Quốc, Hà Tiên, Kiên Lương, đã tổ chức tốt các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch và dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu của nhân dân địa phương gắn với phát triển du lịch đúng theo quy định của pháp luật và phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của đơn vị.
Nhìn chung, trong thời gian qua, được các cấp, các ngành, chính quyền địa phương thường xuyên quan tâm, chỉ đạo, hỗ trợ tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương; công tác quản lý, tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật và thực hiện bảo vệ, tu bổ, phát huy giá trị các di sản văn hóa được tăng cường. Tuy nhiên, bộ máy tổ chức vẫn còn một số vị trí chưa đảm bảo theo yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ; chưa phù hợp với đề án vị trí việc làm. Việc phối hợp giữa các phòng chuyên môn, bộ phận chưa thật sự nhịp nhàng, khoa học dẫn đến chưa phát huy hết công năng Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh cấp huyện.
1.3.1.3. Thiết chế văn hóa, thể thao và học tập cộng đồng cấp xã
Các Trung tâm Văn hóa - Thể thao, Trung tâm Học tập cộng đồng và Đài Truyền Thanh cấp xã là một trong những thành tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến công cuộc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn tỉnh, cung ứng cho người dân địa phương các hoạt động về học tập văn hóa, nghề nghiệp, kinh nghiệm sản xuất, chuyển giao khoa học kỹ thuật,...; đáp ứng các nhu cầu hưởng thụ về văn hóa, thể thao thông qua các hình thức hội thi, hội diễn, các câu lạc bộ cùng sở thích,...; thông tin phục vụ cho nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Hoạt động của 02 Trung tâm và Đài Truyền thanh cùng góp phần tuyên truyền, phổ biến trực tiếp các chủ trương, đường lối, kiến thức pháp luật của Đảng và Nhà nước, của chính quyền địa phương đến người dân.
Tuy nhiên đến nay, tỉnh Kiên Giang chưa triển khai thực hiện được đề án hợp nhất Trung tâm Văn hóa - Thể thao, Trung tâm Học tập cộng đồng và Đài Truyền Thanh thành Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng, mặc dù tỉnh đã có chủ trương hợp nhất các đơn vị này, việc này làm công tác tổ chức các hoạt động của Trung tâm thiếu sự liên kết, các nhiệm vụ có lúc bị chồng chéo, có lúc bị bỏ ngỏ chưa hợp lý, dẫn đến kết quả thực hiện các nhiệm vụ đôi khi chưa đạt chất lượng; chưa phát huy hết vai trò chủ chốt trong công cuộc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở.
1.3.1.4. Thiết chế văn hóa, thể thao ấp (Nhà Văn hóa - Khu Thể thao ấp)
- Nhà Văn hóa - Khu Thể thao ấp là một thiết chế văn hóa, thể thao gần gũi với nhân dân, là nơi hội họp của các đoàn thể, giao lưu tổ chức các hội thi, hội diễn, liên hoan, văn nghệ, thể thao; tạo điều kiện để người dân ở nông thôn tham gia sáng tạo, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Qua khảo sát, một số địa phương đều đánh giá hoạt động tại Nhà Văn hóa - Khu Thể thao ấp cơ bản phát huy được các công năng sử dụng, tổ chức được hoạt động văn hóa, văn nghệ và các hoạt động khác để nhân dân trên địa bàn tham gia như: Tổ chức các hoạt động văn nghệ; thể dục, thể thao quần chúng; các cuộc giao lưu, liên hoan, hội diễn văn nghệ; giao hữu, thi đấu các môn thể thao; duy trì hoạt động các loại hình Câu lạc bộ, nhóm sở thích; phát hiện bồi dưỡng năng khiếu văn hóa văn nghệ, thể dục, thể thao; sinh hoạt của các tổ chức, đoàn thể các hoạt động văn hóa, thể thao do cấp xã phát động theo phong trào hàng năm.
- Tổ chức các hoạt động, nội dung tuyên truyền, cổ động phục vụ các nhiệm vụ chính trị, sản xuất và đời sống phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân.
Tuy nhiên, do đội ngũ Trưởng ấp hoặc Trưởng đoàn thể ấp kiêm nhiệm việc trông coi, quản lý Nhà Văn hóa - Khu Thể thao ấp tuy có lợi thế về uy tín và hiểu rõ địa bàn quản lý nhưng về mặt tuổi tác cao, kiêm nhiệm nên thiếu sự chuyên nghiệp khó phát triển các phong trào văn hóa, thể thao tại địa phương. Từ đó việc tổ chức các hoạt động cũng thiếu tính năng động, sáng tạo, thiếu sức hút, khó huy động được nguồn lực toàn dân.
1.3.2. Thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng và thanh thiếu niên, nhi đồng
1.3.2.1. Hệ thống các quảng trường và công viên văn hóa, vui chơi giải trí:
Hệ thống các quảng trường và công viên văn hóa, vui chơi giải trí trên đại bàn tỉnh là nơi tổ chức các sự kiện chính trị, văn hóa, nghệ thuật, triển lãm, hội chợ, sự kiện xúc tiến, quảng bá thương mại, du lịch của địa phương và của tỉnh; điểm tham quan, vui chơi, giải trí, tập luyện thể dục thể thao cho người dân địa phương. Tuy nhiên, tại một số quảng trường và công viên là điểm đến nổi bật và là công trình công cộng phục vụ cộng đồng nhưng đơn vị quản lý chưa chủ động tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí để thu hút người dân đến tham gia mà thường bị động chờ có các sự kiện mới thu hút được người dân. Chưa phát huy tối đa công năng của thiết chế phục vụ cộng đồng.
Riêng Công viên Văn hóa An Hòa là đơn vị thực hiện tổ chức, quản lý các hoạt động sự nghiệp văn hóa và kinh doanh các loại hình dịch vụ du lịch. Công viên cũng đã chú trọng phát triển các dịch vụ như: tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ vào các ngày lễ, tết, phối hợp tổ chức hội chợ, các trò chơi giải trí,.... Ngoài ra, còn có các dịch vụ trồng cây kiểng cho các công trình; nâng cấp và mua sắm trò chơi mới cho thiếu nhi nhằm phục vụ khách tham quan được tốt hơn. Tuy nhiên, sự phát triển của Công viên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng; các loại hình dịch vụ chưa phong phú, thiếu vốn đầu tư phát triển các dịch vụ mới; các nhà đầu tư chưa mạnh dạn bỏ vốn vào các hạng mục xã hội hóa. Bên cạnh đó, những năm gần đây, có nhiều điểm vui chơi giải trí hình thành trên địa bàn thành phố Rạch Giá, nhiều sự cạnh tranh nên lượng khách đến Công viên giảm xuống. Một số hạng mục đã cũ, hư, hỏng nên các hoạt động cũng bị ảnh hưởng, giảm sút.
1.3.2.2. Nhà Thiếu nhi cấp huyện
- Hoạt động của Nhà thiếu nhi thực hiện theo quy định số 223-QĐ/TWĐ của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngày 20/12/1986 về tổ chức và hoạt động của Nhà thiếu nhi và Hướng dẫn liên tịch số 15-HDLT/BTC-TƯĐTNCSHCM ngày 29/11/2002 của Ban Tổ chức Trung ương và Ban Bí thư Trung ương Đoàn hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế Nhà thiếu nhi ở các địa phương.
- Hoạt động chuyên môn của hệ thống Nhà thiếu nhi có 03 mảng hoạt động chính: Văn hóa đại chúng, vui chơi giải trí, đào tạo năng khiếu cho thiếu nhi.
+ Hoạt động văn hóa đại chúng: Hàng năm, nhân dịp các ngày lễ, tết, Nhà thiếu nhi cấp huyện tiến hành tổ chức và phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo địa phương tổ chức các hội thi, hội diễn cho các cháu thiếu nhi, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao,... nhằm tạo điều kiện cho thiếu nhi phát triển năng khiếu, rèn luyện kỹ năng... Nhiều hoạt động trở thành truyền thống và từng bước đã có quy mô lớn hơn với hình thức lồng ghép các nội dung thu hút đông đảo thiếu nhi tham gia ngày một đông hơn. Các hội thi, hội diễn, các sân chơi giúp Huyện đoàn, Thành đoàn duy trì và nâng cao phương pháp hoạt động công tác Đội.
+ Hoạt động vui chơi giải trí: Hệ thống Nhà Thiếu nhi cấp huyện hiện nay khai thác và sử dụng các dịch vụ cả giờ hành chính, buổi tối và các ngày thứ bảy, chủ nhật. Hoạt động vui chơi giải trí tại đơn vị bao gồm có thu phí và không thu phí, cơ bản đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí cho thiếu nhi tại khu vực trung tâm các huyện, thành phố trong tỉnh. Ngoài ra, đơn vị thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí tại cơ sở, giúp thiếu nhi tại các xã, phường, thị trấn có điều kiện tham gia các hoạt động vui chơi bổ ích, lành mạnh.
+ Hoạt động đào tạo năng khiếu của Nhà Thiếu nhi: Tổ chức các lớp học năng khiếu cho các em thiếu nhi để học tập và rèn luyện những kỹ năng, qua đó phát hiện những năng khiếu, tài năng để tiếp tục chăm bồi cho phát triển. Hình thức giống như một trường năng khiếu bán trú hoặc một trung tâm hướng nghiệp nên cũng cần có cán bộ phụ trách chuyên môn, giáo viên năng khiếu lành nghề để truyền đạt kiến thức, kỹ năng cho các em. Hàng năm, Nhà Thiếu nhi cấp huyện chiêu sinh nhiều khóa đào tạo bao gồm: ngoại ngữ, tin học, ca múa, võ thuật, bóng đá,...; bình quân thu hút khoảng 3.354 lượt/năm thiếu nhi tham gia học tập, rèn luyện.
- Ngoài ra, tại một số địa phương như thành phố Phú Quốc đã đưa nội dung giáo dục mầm non vào hoạt động từ năm 2017, góp phần mở rộng mô hình hoạt động tại đơn vị trong thời gian qua.
Nhìn chung, hệ thống Nhà Thiếu nhi cấp huyện đã hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ và hoàn thành một số nhiệm vụ theo phân công của cơ quan cấp trên; làm tốt công tác tập hợp thiếu nhi thông qua việc tổ chức các hoạt động, tạo môi trường giáo dục toàn diện qua các mô hình, các phương thức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, khoa học kỹ thuật,... nhằm giúp các em thiếu nhi phát triển hoàn thiện về thể chất và chất tinh thần. Tuy nhiên, nhiều cán bộ phụ trách Nhà Thiếu nhi đều không được đào tạo chuyên môn về văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao nên trong tổ chức các hoạt động phong trào cho thiếu nhi còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến chất lượng, hiệu quả công việc chưa cao. Trình độ chuyên môn một số cán bộ chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động thực tế tại địa phương, công tác tham mưu các hoạt động chuyên môn còn yếu chưa đạt so với yêu cầu.
1.3.2.3. Nhà Thiếu nhi và Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu niên cấp tỉnh
* Nhà Thiếu nhi tỉnh
- Là đơn vị sự nghiệp giáo dục của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, là trung tâm hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh ngoài nhà trường, thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và tập hợp thiếu nhi thông qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục, bồi dưỡng, vui chơi, văn hóa đại chúng... tạo môi trường giáo dục toàn diện đa dạng hóa các mô hình, phương thức hoạt động để tập hợp thiếu nhi nhằm giáo dục tinh thần và thể chất cho thiếu nhi. Phát hiện năng khiếu, tài năng và khả năng sáng tạo của thiếu nhi thông qua công tác giáo dục, bồi dưỡng và hoạt động thực tiễn. Công tác nghiên cứu, hướng dẫn, bồi dưỡng phương pháp công tác Đội ngoài giờ lên lớp và ngoài nhà trường cho thiếu nhi.
- Tổ chức các hoạt động và xây dựng các câu lạc bộ đội, nhóm chuyên tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, hội thi hội diễn, thể dục thể thao các cấp. Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, vui chơi giải trí chào mừng các sự kiện chính trị. Bên cạnh đó, Nhà Thiếu nhi tỉnh còn tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ thiếu nhi vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
- Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu và phát triển kỹ năng cho thiếu nhi về văn hóa, thẩm mỹ, nghệ thuật, thể dục thể thao, nhằm mục đích phát hiện và phát triển năng khiếu của các em, góp phần vào công tác giáo dục toàn diện cho các em.
- Theo dõi và hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời cho Nhà Thiếu nhi cấp huyện, đề ra những biện pháp tháo gỡ những khó khăn trong quá trình tổ chức triển khai các hoạt động, tăng cường vui chơi hướng về thiếu nhi vùng sâu, nông thôn, biên giới, hải đảo.
Từ những phong trào, hoạt động, chương trình tại các thiết chế văn hóa phục vụ cộng đồng và thanh thiếu niên nhi đồng góp phần vào công tác giáo dục toàn diện cho các cháu thanh thiếu niên nhi đồng; cho các em được vui chơi, giải trí, đa dạng hóa các loại hình, nhằm tạo cho các em có môi trường và sân chơi lành mạnh, bổ ích sau giờ lên lớp và ngoài giờ học của các em. Cán bộ phụ trách luôn nâng cao chất lượng, đổi mới phương thức hoạt động, qua đó phát hiện những em có năng khiếu, kỹ năng tốt để chăm bồi phát triển. Tuy nhiên, cơ chế chính sách thiếu sự đãi ngộ nên không có sức hút nguồn nhân lực trẻ, nhân sự hiện có ngày một lớn tuổi, hạn chế trong các phong trào hoạt náo cho các em thiếu nhi.
* Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu niên tỉnh:
- Tư vấn, hỗ trợ và tổ chức các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu về học tập, giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng kỹ năng, giao lưu sinh hoạt, trao đổi kinh nghiệm và vui chơi giải trí cho các đối tượng thanh thiếu niên với nhiều nội dung: nhà trọ, việc làm; kiến thức sức khỏe sinh sản, tiền hôn nhân; tuyên truyền pháp luật và trợ giúp pháp lý; tư vấn, hỗ trợ thanh niên vay vốn, khởi nghiệp giúp các thanh thiếu niên có điều kiện phát triển toàn diện.
- Tổ chức và phối hợp tổ chức các chương trình hỗ trợ nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho thanh niên: mô hình khuyến công, ứng dụng khoa học kỹ thuật, tham gia xây dựng nông thôn mới; mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội cho cán bộ Đoàn các trường; tổ chức xây dựng, triển khai thực hiện các mô hình, phương thức giáo dục hiệu quả: bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng sống cho thanh thiếu niên. Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao; tham quan, dã ngoại; các mô hình sinh hoạt cộng đồng; thông qua đó lồng ghép các hoạt động thông tin, tuyên truyền của thanh niên.
Thời gian qua, các phong trào của Trung tâm hoạt động Thanh thiếu niên tỉnh luôn được sự ủng hộ và thống nhất cao của các cấp lãnh đạo, hội phụ huynh và các trường trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên do vị trí Trung tâm nằm sâu trong Công viên Văn hóa An Hòa nên việc tổ chức các hoạt động, sự kiện bị hạn chế, việc đi lại gặp nhiều khó khăn nên chưa thu hút đông đảo lực lượng thanh thiếu niên của tỉnh đến với Trung tâm.
1.3.3. Thiết chế Văn hóa, thể thao phục vụ công nhân, viên chức, người lao động
1.3.3.1. Nhà Văn hóa Lao động tỉnh
- Kết quả các hoạt động phục vụ tổ chức công đoàn: Nhà Văn hóa Lao động tỉnh thường xuyên hỗ trợ địa điểm, cơ sở vật chất, chuyên môn cho các sở, ban, ngành, cơ quan trong tỉnh và cho Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố Rạch Giá, Công đoàn ngành Giáo Dục và Đào tạo, ngày Y tế tổ chức các hoạt động như: Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố tổ chức giải cầu lông; Liên đoàn Lao động thành phố Rạch Giá tổ chức Tháng Công nhân, Tết Sum vầy, hội thao, hội diễn văn nghệ, hội thi tìm hiểu kiến thức pháp luật, tổ chức giải bóng bàn, cầu lông cho đoàn viên, công nhân viên chức lao động thành phố; phục vụ không thu phí cho Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức các hội thi tìm hiểu pháp luật, hội thi an toàn vệ sinh lao động định kỳ 02 năm/lần, hội thi kể chuyện tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, hội thi tuyên truyền viên giỏi về an toàn giao thông, pháp luật, Tháng Công nhân, Tết Sum vầy; hỗ trợ cơ sở vật chất tổ chức sự kiện của Ủy ban nhân dân thành phố Rạch Giá; hỗ trợ Công an tỉnh, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông Thôn, Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Ngân hàng Kiên Long... tập luyện văn nghệ, thể thao phục vụ nhiệm vụ chính trị của ngành, đơn vị.
- Phục vụ cơ sở, đào tạo hạt nhân làm công tác văn hóa cho cơ sở: Hoạt động này chưa thực hiện được do nguồn nhân lực ít và cơ sở vật chất không đáp ứng yêu cầu.
Nhìn chung, Nhà Văn hóa Lao động tỉnh đã triển khai thực hiện được một số nhiệm vụ do Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh phân công; các sự kiện của Công đoàn và các sở, ban ngành địa phương, tổ chức các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước và địa phương. Tuy nhiên, do nguồn nhân lực bị thiếu nên các phong trào của Nhà Văn hóa Lao động tỉnh chưa đạt chất lượng cao, chưa thực hiện tốt công tác tuyên truyền các sự kiện, các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao chưa phong phú, đủ sức hút nhằm tạo sân chơi vui khỏe có ích cho đội ngũ công nhân, viên chức, người lao động trên địa bàn tỉnh.
1.3.3.2. Trung tâm Văn hóa - Thể thao ở Khu công nghiệp: Chưa có.
1.3.4. Thiết chế văn hóa, thể thao được đầu tư bằng nguồn vốn xã hội hóa (của các tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh): Do tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh quản lý và hoạt động. Các thiết chế văn hóa, thể thao này từng bước đổi mới về phương thức tổ chức và hoạt động, cơ sở vật chất được tăng cường và khai thác có hiệu quả, tạo ra phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao phát triển mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của Nhân dân.
Những năm qua, ngoài các cơ sở vật chất được nhà nước đầu tư làm cơ sở hoạt động, hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở còn được các tổ chức, cá nhân, các tổ chức xã hội quan tâm đầu tư, ủng hộ một số hạng mục như: điểm vui chơi, giải trí, rèn luyện năng khiếu và tập luyện thể dục, thể thao,... Ủy ban nhân dân cấp huyện tạo điều kiện cho một số thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở tổ chức xã hội hóa một số mô hình như: căn tin, hồ bơi, sân bóng đá... các mô hình này đang hoạt động ổn định và có hiệu quả, tạo sân chơi lành mạnh, thu hút đông đảo người dân đến vui chơi và tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe. Nhiều tổ chức, ban, ngành, đoàn thể, xã hội phối hợp thực hiện tốt công tác văn hóa, văn nghệ, lễ hội góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của ngành, địa phương. Tại các xã, phường, thị trấn, công tác xã hội hóa tuy còn ít, song cũng đã góp phần đáng kể vào việc duy trì tổ chức sinh hoạt các câu lạc bộ của ấp, khu phố; tổ chức, tham gia hội thi văn nghệ, giải thi đấu thể thao do xã, tổ chức hàng năm.
Tại thành phố Hà Tiên đã kêu gọi đầu tư một số hạng mục như: Hồ bơi thiếu nhi; sân tennis, sân bóng mini, cửa hàng giải khát, các trò chơi cho thiếu nhi, khu vệ sinh; huyện Kiên Lương kêu gọi đầu tư hồ bơi; các huyện An Biên, Vĩnh Thuận kêu gọi đầu tư khu trò chơi trẻ em; huyện Giồng Riềng kêu gọi đầu tư sân bóng đá mini; Nhà thiếu nhi tỉnh đã xây dựng Đề án xã hội hóa đào tạo theo mô hình giáo dục khoa học công nghệ tại Nhà Thiếu nhi Kiên Giang nhằm mở rộng mô hình đào tạo, giảng dạy cho thiếu nhi tạo nguồn thu, đem lại nguồn lực tài chính tài cho đơn vị; Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu niên tỉnh huy động nguồn xã hội hóa xây dựng các chương trình Học kỳ trong quân đội, Trại hè thiếu niên; Quảng trường Trần Quang Khải kêu gọi lắp đặt 02 trụ màn hình Led để thực hiện các nhiệm vụ tuyên truyền chính trị và quảng cáo một số sản phẩm hàng hóa, dịch vụ; Công viên Văn hóa An Hòa kêu gọi được một số tổ chức, cá nhân đầu tư vào các dịch vụ trong công viên, tạo thêm sức hút để du khách đến với công viên...
Tuy nhiên, tình hình kêu gọi đầu tư xã hội hóa cho hệ thống các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở chưa thật sự xứng tầm bởi nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Từng ngành, lĩnh vực chưa xây dựng được đề án thu hút nguồn xã hội hóa, chưa thể hiện được cho các nhà đầu tư thấy được tiềm năng dồi dào từ việc đầu tư vào hệ thống các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, do cơ chế chính sách và văn bản hướng dẫn còn thiếu, chưa rõ ràng, chưa thu hút nguồn lực xã hội để đầu tư vào mạng lưới thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở. Hành lang pháp lý còn nhiều bất cập, gây cản trở cho việc huy động nguồn lực để đầu tư hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao.
1.5.1. Kinh phí đầu tư cơ sở vật chất do các cơ quan, đơn vị của Nhà nước, đoàn thể quản lý
Trong giai đoạn 2016-2020, ngân sách tỉnh bố trí từ nguồn vốn xây dựng cơ bản đầu tư cho hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở là 356.956.241.330 đồng, trong đó: Tỉnh đầu tư: 319.452.000.000 đồng; Huyện đầu tư: 37.504.241.330 đồng.
1.5.2. Nguồn kinh phí sự nghiệp cho hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao do cơ quan, đơn vị của Nhà nước, đoàn thể quản lý
- Kinh phí hoạt động tại các thiết chế văn hóa, thể thao do ngành Văn hóa và Thể thao quản lý được ngân sách nhà nước cấp theo kế hoạch hoạt động sự nghiệp văn hóa, thể thao và đảm bảo lương cho cán bộ, viên chức. Riêng Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã, Nhà Văn hóa - Khu Thể thao ấp do ngân sách địa phương hỗ trợ. Cụ thể:
+ Đối với Trung tâm Văn hóa tỉnh: Bình quân kinh phí được cấp là: 1.330.000.000/năm.
+ Đối với Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh cấp huyện: Bình quân kinh phí được cấp khoảng 2,6 tỷ đồng/Trung tâm/năm. Ngoài ra, tùy theo yêu cầu công việc đột xuất, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố cân đối, hỗ trợ thêm kinh phí để Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
+ Đối với Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã:
Trung tâm Văn hóa Thể thao cấp xã: Bình quân kinh phí được hỗ trợ từ 20.000.000đ đến 55.000.000đ.
Trung tâm Học tập cộng đồng cấp xã: Bình quân kinh phí được hỗ trợ từ 20.000.000đ đến 30.000.000đ.
Đài Truyền thanh cấp xã: Bình quân kinh phí được hỗ trợ từ 10.000.000đ đến 20.000.000đ.
+ Đối với Nhà Văn hóa - Khu Thể thao ấp: Hầu như không được hỗ trợ kinh phí hoạt động.
- Kinh phí hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng, thanh thiếu niên, nhi đồng, công nhân, viên chức, người lao động được bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệp hàng năm của đơn vị chủ quản và kinh phí thu từ các hoạt động dịch vụ của đơn vị. Trong đó, có Công viên Văn hóa An Hòa là đơn vị sự nghiệp công lập, hoạt động theo cơ chế tự chủ về tài chính; Nhà Thiếu nhi tỉnh là đơn vị sự nghiệp có thu tự trang trải một phần chi phí hoạt động; Nhà Văn hóa Lao động cấp tỉnh là đơn vị sự nghiệp có thu tự trang trải chi phí hoạt động, Liên đoàn Lao động tỉnh hỗ trợ kinh phí mua sắm cơ sở vật chất và trang thiết bị cho đơn vị.
+ Công viên Văn hóa An Hòa: Bình quân kinh phí được cấp là: 2.000.000.000/năm.
+ Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu niên tỉnh: Bình quân kinh phí được cấp là: 2.300.000.000/năm.
+ Nhà Thiếu nhi tỉnh: Bình quân kinh phí được cấp là: 3.000.000.000/năm.
+ Nhà Thiếu nhi cấp huyện: Bình quân kinh phí được cấp là: Thấp nhất: 30.000.000đ/Nhà Thiếu nhi/năm (huyện An Minh); Cao nhất: 445.162.228đ/Nhà Thiếu nhi/năm (thành phố Phú Quốc). Riêng các huyện Châu Thành, Kiên Hải và thành phố Rạch Giá: Huyện đoàn và Thành đoàn trích một phần kinh phí cấp cho Hội đồng đội chi cho các hoạt động dành cho thiếu nhi.
Nhìn chung, kinh phí hoạt động tuy đã được quan tâm, nhưng vẫn chưa đảm bảo cho các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao theo yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Do nguồn kinh phí của cơ quan, đơn vị, địa phương còn hạn hẹp, nguồn kinh phí đầu tư của Trung ương và tỉnh rất hạn chế, nên nhìn chung, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao còn thiếu, phần lớn đã xuống cấp và đầu tư mới chưa kịp thời, chưa đồng bộ. Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư của cấp huyện, cấp xã chia sẻ cho nhiều lĩnh vực phục vụ an sinh trên địa bàn nên nguồn lực đầu tư cho các thiết chế văn hóa, thể thao chưa đáp ứng được yêu cầu. Kinh phí hoạt động chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước cấp. Nguồn vốn ngân sách cấp chi cho văn hóa thông tin vẫn còn thấp.
(Đính kèm Phụ lục số 1,2,3,4,5,6,7)
- Phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở phải gắn với Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, thể dục thể thao của tỉnh Kiên Giang; phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng tại các địa phương.
- Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở phải thực hiện tốt vai trò là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn dân cư, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hóa, luyện tập, thi đấu thể thao và rèn luyện sức khỏe của Nhân dân; đồng thời làm nhiệm vụ tuyên truyền, cổ động phục vụ các nhiệm vụ chính trị của Trung ương và địa phương.
- Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở đồng bộ về cơ sở vật chất; trang thiết bị; tổ chức bộ máy, cán bộ quản lý điều hành; tổ chức các hoạt động; đảm bảo kinh phí cho hoạt động và phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân, mang lại hiệu quả thiết thực, tránh lãng phí ngân sách nhà nước và các nguồn vốn đầu tư khác trong quá trình thực hiện; thu hút và tạo điều kiện thuận lợi để Nhân dân thường xuyên đến sinh hoạt, hưởng thụ văn hóa, luyện tập thể dục, thể thao và vui chơi giải trí.
- Nâng cao hiệu lực quản lý của các cấp chính quyền, đoàn thể; phát huy vai trò của ngành Văn hóa và Thể thao và năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các chủ thể tham gia quản lý đối với các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở; đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa trong việc xây dựng, phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở.
2.2.1. Mục tiêu chung
- Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực tổ chức hoạt động, quản lý các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở ở các cấp.
- Hoàn thiện chính sách nhằm tạo điều kiện cho các thiết chế văn hóa, thể thao phát triển góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
- Đầu tư đồng bộ và sử dụng hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao các cấp tạo cơ sở, tiền đề phục vụ nhu cầu hoạt động văn hóa, rèn luyện thể dục thể thao, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, đời sống tinh thần và sức khỏe, thể lực của Nhân dân; từng bước khắc phục tình trạng chênh lệch về mức hưởng thụ văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí của nhân dân ở các vùng, khu vực thành thị và nông thôn trong tỉnh.
2.2.2. Mục tiêu cụ thể
2.2.2.1. Phấn đấu đến năm 2025:
- Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được đầu tư phát triển đồng bộ và có ít nhất 70% hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở đạt các tiêu chí quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Ở ấp, khu phố: 70% ấp, khu phố có Nhà Văn hóa - Khu Thể thao và được đầu tư trang thiết bị; đồng thời dành tối thiểu 30% thời gian sử dụng trong năm để tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em.
- Cấp xã: 80% đơn vị hành chính cấp xã có Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng và được đầu tư trang thiết bị; đồng thời dành tối thiểu 30% thời gian sử dụng trong năm để tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em.
- Cấp huyện:
+ 100% đơn vị hành chính cấp huyện có Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh, được đầu tư hoàn thiện, đạt tiêu chuẩn do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành.
+ 100% đơn vị hành chính cấp huyện có Nhà Thiếu nhi.
+ 70% đơn vị hành chính cấp huyện có quảng trường hoặc công viên văn hóa, vui chơi giải trí phục vụ cộng đồng.
+ Đầu tư, cải tạo, nâng cấp Quảng trường Trần Quang Khải - Trung tâm Sinh hoạt cộng đồng thành phố Rạch Giá theo hướng bổ sung công năng để tăng hiệu quả sử dụng.
+ Đầu tư xây dựng mới Quảng trường trung tâm và tượng đài Bác Hồ ở phường Dương Đông, thành phố Phú Quốc.
- Cấp tỉnh:
+ Cải tạo, nâng cấp và đầu tư mới các khu chức năng của Công viên Văn hóa An Hòa ở thành phố Rạch Giá theo quy hoạch được phê duyệt.
+ Sửa chữa, nâng cấp Trung tâm Văn hóa tỉnh đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
+ Đầu tư và hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Nhà Thiếu nhi tỉnh và Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu niên tỉnh (do Tỉnh Đoàn quản lý) theo chuẩn quy định.
+ Đầu tư xây dựng mới Nhà Văn hóa Lao động tỉnh.
- Khu công nghiệp: 100% Khu công nghiệp có quy hoạch quỹ đất để xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ công nhân, người lao động; trong đó tối thiểu 50% Khu công nghiệp đã đi vào hoạt động có Trung tâm Văn hóa - Thể thao phục vụ công nhân, người lao động.
- 70% thiết chế văn hóa, thể thao được đầu tư bằng nguồn vốn xã hội hóa (của các tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh) được hướng dẫn đầu tư phù hợp với quy hoạch, đảm bảo đạt tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động theo quy định.
- Về đào tạo nhân lực: Hàng năm, phấn đấu có trên 80% cán bộ làm công tác văn hóa, thể thao, người quản lý thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý, tổ chức các hoạt động tại các thiết chế văn hóa, thể thao.
2.2.2.2. Đến năm 2030:
- Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được đầu tư phát triển đồng bộ và 100% các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở đạt các tiêu chí quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng thuộc ngành Văn hóa và Thể thao trực tiếp quản lý: Đạt tỷ lệ 100% ở các cấp hành chính.
- Thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng và thanh niên, thiếu niên và nhi đồng: Đạt tỷ lệ 100% số đơn vị hành chính cấp huyện có Nhà Thiếu nhi đạt tiêu chuẩn.
- 100% đơn vị hành chính cấp huyện có quảng trường hoặc công viên văn hóa, vui chơi giải trí phục vụ cộng đồng.
- Thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ công nhân viên chức, người lao động: Nhà Văn hóa lao động tỉnh Kiên Giang đạt chuẩn quy định; 100% Khu công nghiệp có Trung tâm Văn hóa - Thể thao.
- 100% thiết chế văn hóa, thể thao được đầu tư bằng nguồn vốn xã hội hóa (của các tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh) được hướng dẫn đầu tư phù hợp với quy hoạch, đảm bảo đạt tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động theo quy định.
- Về đào tạo nhân lực: Hàng năm, phấn đấu có 100% cán bộ làm công tác văn hóa, thể thao, người quản lý thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý, tổ chức các hoạt động tại các thiết chế văn hóa, thể thao.
2.3. Nhiệm vụ và giải pháp phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở đến năm 2030
2.3.1. Hoàn thiện công tác quy hoạch sử dụng đất và tập trung huy động nguồn lực cho đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật, trang thiết bị
2.3.1.1. Công tác quy hoạch sử dụng đất cho thiết chế văn hóa, thể thao:
Rà soát diện tích sử dụng đất cho hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở để điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng đất đảm bảo phù hợp với Quyết định 2164/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013 - 2020, định hướng đến năm 2030; Thông tư số 01/2017/TT-BTNMT ngày 09/02/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định Định mức sử dụng đất xây dựng cơ sở văn hóa, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục và đào tạo, cơ sở thể dục thể thao; và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tiêu chuẩn đối với thiết chế văn hóa, thể thao, để tạo điều kiện huy động các nguồn lực cho đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở, cụ thể:
- Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với các sở, ngành và địa phương có liên quan đề xuất, trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất cho đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cấp tỉnh. Đề xuất quy hoạch xây dựng mới Khu Trung tâm Văn hóa - Hội nghị - Hội chợ - Triển lãm của tỉnh tại thành phố Rạch Giá để triển khai đầu tư giai đoạn 2025-2030.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố rà soát quỹ đất đảm bảo yêu cầu cho đầu tư và nhu cầu hoạt động văn hóa, tập luyện thể dục thể thao, vui chơi giải trí của địa phương theo tiêu chuẩn do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành, báo cáo đề xuất cơ quan có thẩm quyền xem xét điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các vị trí xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao của: Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh cấp huyện; Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã; Nhà Văn hóa - Khu thể thao, kết hợp với Trụ sở làm việc của ấp, khu phố; Nhà Thiếu nhi cấp huyện, thành phố; quảng trường, công viên văn hóa, vui chơi giải trí trên địa bàn huyện, thành phố.
- Trong quá trình lập mới, điều chỉnh quy hoạch xây dựng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố rà soát, bố trí quỹ đất để xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ công nhân, người lao động tại các khu, cụm công nghiệp theo quy định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Riêng quy hoạch sử dụng đất cho đầu tư xây dựng tượng đài danh nhân hoặc biểu tượng tại các địa phương, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện đề xuất lồng ghép vào quy hoạch chi tiết xây dựng các khu dân cư, đô thị, các công viên văn hóa hoặc quảng trường hoặc tại các vị trí khác phù hợp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2.3.1.2. Đầu tư các thiết chế văn hóa, thể thao do ngành Văn hóa và Thể thao trực tiếp quản lý:
- Trung tâm Văn hóa tỉnh:
+ Cải tạo, sửa chữa, nâng cấp hội trường đa năng, hệ thống sân nền, thoát nước, cổng, hàng rào, hạ tầng kỹ thuật và thiết bị... đảm bảo tổ chức tốt hoạt động của Trung tâm; nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025 và dự kiến hoàn thành, đưa công trình vào sử dụng trong năm 2022.
+ Căn cứ vào quy hoạch xây dựng mới Khu Trung tâm Văn hóa - Hội nghị - Hội chợ - Triển lãm của tỉnh tại thành phố Rạch Giá được phê duyệt, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Sở Xây dựng đề xuất và tổ chức thi tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình, triển khai lập dự án đầu tư, huy động nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2025-2030.
- Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh các huyện, thành phố:
+ Giai đoạn 2021-2025, đầu tư mới cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh hai huyện U Minh Thượng, Giang Thành; tiếp tục đầu tư xây dựng bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh các huyện, thành phố bao gồm các hạng mục: các phòng chức năng cho hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, thư viện, nhà truyền thống, nhà biểu diễn đa năng, hội trường, đầu tư hệ thống trang thiết bị âm thanh, ánh sáng, máy vi tính, thiết bị tập luyện thể thao, hệ thống truyền thanh cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông (công nghệ truyền dẫn số dựa trên nền tảng IP như: Internet, di động 3G/4G, điện thoại cố định IP); phấn đấu đến năm 2030 toàn bộ Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh các huyện, thành phố được đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất theo tiêu chí quy định tại Thông tư số 11/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
+ Nguồn vốn đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị của Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh cấp huyện từ ngân sách nhà nước trong kế hoạch đầu tư công, hỗ trợ từ nguồn kinh phí sự nghiệp văn hóa của Chương trình mục quốc gia phát triển văn hóa, từ ngân sách tỉnh cho đầu tư mua sắm hàng năm.
- Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã:
+ Giai đoạn 2021-2025 tiếp tục đầu tư xây dựng, cải tạo hoàn thiện hệ thống của Trung tâm để đạt được mục tiêu đến năm 2025, tỉnh Kiên Giang có 80% số đơn vị hành chính cấp xã có Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng. Trong đó, tập trung đầu tư trang thiết bị (âm thanh, ánh sáng lưu động, các thiết bị tập luyện thể dục thể thao, hệ thống truyền thanh cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông (công nghệ truyền dẫn số dựa trên nền tảng IP như: Internet, di động 3G/4G, điện thoại cố định IP)) các Trung tâm đã được xây dựng nhưng chưa được đầu tư về trang thiết bị. Phấn đấu đến năm 2030 đạt tỷ lệ 100% ở cấp xã.
+ Nguồn vốn đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã từ ngân sách nhà nước trong kế hoạch đầu tư công của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ từ nguồn kinh phí sự nghiệp văn hóa của Chương trình mục quốc gia phát triển văn hóa, từ ngân sách tỉnh cho đầu tư mua sắm hàng năm.
- Nhà Văn hóa - Khu Thể thao ấp, khu phố (kết hợp với trụ sở ấp, khu phố):
+ Giai đoạn 2021-2025, tiếp tục đầu tư trang thiết bị cho Nhà Văn hóa - Khu Thể thao ấp để đạt được mục tiêu đến năm 2025, tỉnh Kiên Giang có 70% số ấp có Nhà Văn hóa - Khu Thể thao và được đầu tư trang thiết bị; đồng thời dành tối thiểu 30% thời gian sử dụng trong năm để tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em. Phấn đấu đến năm 2030 đạt tỷ lệ 100% ở ấp được đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất theo tiêu chí quy định tại Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
+ Nguồn vốn đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho Nhà văn hóa - Khu thể thao ấp, khu phố từ ngân sách nhà nước trong kế hoạch đầu tư công của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, kết hợp với từ ngân sách nhà nước hỗ trợ xây dựng trụ sở ấp, khu phố, từ nguồn kinh phí sự nghiệp văn hóa của Chương trình mục quốc gia phát triển văn hóa, từ ngân sách tỉnh hỗ trợ cho đầu tư mua sắm hàng năm.
2.3.1.3. Đầu tư các thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng và thanh thiếu niên, nhi đồng:
- Nhà Thiếu nhi tỉnh:
+ Đầu tư cải tạo, nâng cấp toàn bộ công trình khu biểu diễn; thay mới đồng bộ hệ thống âm thanh, ánh sáng, màn hình led phục vụ hội thi, hội diễn, biểu diễn nghệ thuật, ca mua nhạc; cải tạo, nâng cấp nhà thể thao đa năng, sân nền phục vụ luyện tập và thi đấu thể thao; đầu tư mới và lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng khu vui chơi, phục vụ cộng đồng, phục vụ cho thiếu nhi vui chơi, sinh hoạt tập thể, tập luyện thể dục thể thao ngoài trời. Đồng thời, bố trí sắp xếp các phòng chức năng, các khu học tập, rèn luyện,... hợp lý phù hợp với đặc thù hoạt động của đơn vị. Bảo đảm trang thiết bị chuyên dùng đồng bộ, phù hợp và đáp ứng yêu cầu phục vụ cho các hoạt động giáo dục, truyền thống, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thẩm mỹ nghệ thuật, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí của thiếu nhi.
+ Nguồn vốn đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho Nhà thiếu nhi tỉnh từ nguồn thu tổ chức hoạt động và hỗ trợ từ ngân sách nhà nước qua đầu tư công, kinh phí sự nghiệp dành cho mua sắm.
- Nhà Thiếu nhi cấp huyện:
+ Giai đoạn 2022 - 2025 : Các huyện U Minh Thượng, Giang Thành, Châu Thành, Kiên Hải và thành phố Rạch Giá phối hợp với Tỉnh Đoàn Kiên Giang vừa bổ sung quy hoạch sử dụng đất, vừa huy động nguồn vốn (kể cả nguồn vốn xã hội hóa) để triển khai đầu tư xây dựng Nhà Thiếu nhi của huyện, thành phố; các huyện, thành phố còn lại tiếp tục huy động nguồn lực đầu tư nâng cấp, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Nhà Thiếu nhi của huyện, thành phố.
+ Giai đoạn 2025 - 2030: 100% Nhà Thiếu nhi của các huyện, thành phố được đầu tư nâng cấp đạt tiêu chuẩn theo quy định từ nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách và nguồn lực xã hội hóa.
- Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu niên tỉnh: Hoàn thiện thủ tục và tổ chức khởi công, xây dựng hồ bơi phòng, chống đuối nước theo Đề án của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; tiếp tục lập dự án đầu tư xây dựng khu sinh hoạt ngoài trời cho Thanh thiếu niên diện tích 4000m2 theo quy hoạch tổng mặt bằng đã được phê duyệt, bao gồm: khu cắm trại, khu huấn luyện, sân khấu ngoài trời. Về nguồn vốn đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị của Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu niên tỉnh, Tỉnh đoàn Kiên Giang trình Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xin hỗ trợ một phần từ ngân sách Trung ương, đề xuất Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ một phần từ ngân sách địa phương và huy động từ nguồn vận động tài trợ, đóng góp của đoàn viên.
- Hệ thống các quảng trường và công viên văn hóa, vui chơi giải trí:
+ Đối với Quảng trường trung tâm và tượng đài Bác Hồ ở thành phố Phú Quốc: Hoàn thiện các thủ tục đầu tư và tiến hành xây dựng, hoàn thành trong giai đoạn 2022-2025 (phấn đấu hoàn thành vào cuối năm 2023); nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025.
+ Quảng trường Trần Quang Khải - Trung tâm Sinh hoạt cộng đồng thành phố Rạch Giá: Tiếp tục bổ sung, tăng cường trồng cây xanh, hoa kiểng tạo cảnh quan, môi trường xanh, sạch, đẹp và tổ chức thi, chọn, huy động nguồn lực đầu tư đầu tư xây dựng tượng đài mang tính biểu tượng của tỉnh Kiên Giang tại Quảng trường này giai đoạn 2021-2025; nguồn vốn đầu tư từ ngân sách trong kế hoạch đầu tư và vận động tài trợ cho xây dựng công trình tượng đài.
+ Công viên đường Tôn Đức Thắng - thành phố Rạch Giá: Tiếp tục lựa chọn mẫu tượng đạt tính nghệ thuật cao và huy động nguồn lực từ ngân sách, vận động tài trợ để đầu tư bổ sung Vườn Tượng trong Công viên này giai đoạn 2021 - 2025, để tạo cảnh quan đặc thù, nâng cao hưởng thụ văn hóa của Nhân dân và phục vụ khách du lịch đến tham quan thành phố Rạch Giá.
+ Công viên Văn hóa An Hòa: Tiếp tục rà soát, điều chỉnh hợp lý quy hoạch sử dụng đất cho lâu dài để hình thành ba phân khu chức năng chính, bao gồm: phân khu dành cho xây dựng các công trình văn hóa và thiết chế văn hóa, thể thao cấp tỉnh (Bảo tàng tỉnh, Trung tâm hoạt động thanh thiếu niên tỉnh, Nhà sách Đông Hồ, Nhà Văn hóa Lao động tỉnh); phân khu dành cho xây dựng và tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí; và phân khu dành cho xây dựng công viên cây xanh phục vụ cộng đồng. Sớm xác định việc triển khai đầu tư, quản lý hoạt động của Công viên Văn hóa An Hòa theo một trong hai hình thức là: kêu gọi doanh nghiệp tiếp nhận, đầu tư theo quy hoạch và tự tổ chức quản lý hoạt động của Công viên; hoặc giữ theo mô hình giao đơn vị sự nghiệp công lập quản lý Công viên như hiện nay, Nhà nước hỗ trợ đầu tư hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng, công viên cây xanh phục vụ cộng đồng theo quy hoạch, rồi giao cho đơn vị quản lý, khai thác, duy tu, bảo dưỡng cùng với quản lý, điều hành các hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí, sự kiện, hội chợ, triển lãm,...của Công viên.
+ Đối với quảng trường, công viên văn hóa, vui chơi giải trí phục vụ cộng đồng do các huyện, thành phố đầu tư: Phấn đấu đến năm 2030 mỗi huyện, thành phố có ít nhất một quảng trường hoặc công viên văn hóa, vui chơi giải trí phục vụ cộng đồng. Đối với quảng trường hoặc công viên văn hóa, vui chơi giải trí tại các khu dân cư, đô thị chỉnh trang, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố cân đối, bố trí vốn ngân sách trong kế hoạch đầu tư công để đầu tư xây dựng. Đối với quảng trường hoặc công viên văn hóa, vui chơi giải trí ở các khu dân cư, đô thị mới thì yêu cầu chủ đầu tư phải đầu tư xây dựng hoàn chỉnh theo quy hoạch và dự án được phê duyệt, sau đó chủ đầu tư tiếp tục quản lý hoặc bàn giao cho chính quyền địa phương quản lý, phục vụ cộng đồng; chi phí đầu tư xây dựng các quảng trường hoặc công viên này là chi phí đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng văn hóa - xã hội, được hạch toán vào chi phí của dự án đầu tư khu dân cư, đô thị mới.
2.3.1.4. Đầu tư các thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ công nhân, viên chức, người lao động:
- Giai đoạn 2021-2025:
+ 100% khu, cụm công nghiệp có quy hoạch quỹ đất để xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ công nhân, người lao động. Đầu tư xây dựng 01 thiết chế văn hóa, thể thao tại Khu công nghiệp Thạnh Lộc, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang từ nguồn vốn ngân sách hỗ trợ (cho bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng) và kêu gọi các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đóng góp để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị.
+ Liên đoàn Lao động tỉnh Kiên Giang đề xuất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Thường trực Tỉnh ủy và Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang thống nhất chủ trương để tiến hành xây dựng mới Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Kiên Giang tại địa điểm mới trong Công viên Văn hóa An Hòa từ nguồn vốn đấu giá bán Nhà Văn hóa Lao động hiện tại, nguồn vốn hỗ trợ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và nguồn vốn huy động hợp pháp khác của Liên đoàn Lao động tỉnh Kiên Giang.
- Đến năm 2030:
+ Xây dựng và đưa vào sử dụng 02 thiết chế văn hóa, thể thao ở Khu công nghiệp Thuận Yên, thành phố Hà Tiên và Khu công nghiệp Xẻo Rô, huyện An Biên và các thiết chế văn hóa, thể thao ở Khu Cảng cá Tắc Cậu, các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Nguồn vốn đầu tư các thiết chế văn hóa, thể thao này từ nguồn vốn ngân sách hỗ trợ (cho bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng) và kêu gọi các doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp, khu cảng cá đóng góp để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị.
+ Tiếp tục đầu tư và hoàn thiện Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Kiên Giang đạt chuẩn quy định.
2.3.1.5. Huy động đầu tư thiết chế văn hóa, thể thao được đầu tư bằng nguồn vốn xã hội hóa (của các tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh):
- Phấn đấu đến năm 2025, có 70% thiết chế văn hóa, thể thao được đầu tư bằng nguồn vốn xã hội hóa (của các tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh) được hướng dẫn đầu tư phù hợp với quy hoạch, đảm bảo đạt tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động theo quy định.
- Phấn đấu đến năm 2030, có 100% thiết chế văn hóa, thể thao được đầu tư bằng nguồn vốn xã hội hóa (của các tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh) được hướng dẫn đầu tư phù hợp với quy hoạch, đảm bảo đạt tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động theo quy định.
(Đính kèm Phụ lục số 8)
2.3.2. Hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành các thiết chế văn hóa, thể thao
2.3.2.1. Đề xuất, xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế đặc thù về tổ chức bộ máy và các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh:
- Đề xuất, xây dựng, trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết về tổ chức bộ máy, chính sách đặc thù của Trung tâm Văn hóa - Thể thao và học tập cộng đồng cấp xã và Nhà Văn hóa - Khu thể thao ấp, khu phố theo định hướng: (1) Bộ máy tổ chức do một số chức danh công chức, hoạt động không chuyên trách cấp xã, ấp, khu phố và giáo viên kiêm nhiệm những chức danh Ban Chủ nhiệm, kế toán, thủ quỹ của Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã và Nhà Văn hóa - Khu thể thao ấp, khu phố; (2) Những người kiêm nhiệm các chức danh này được hưởng chế độ thù lao hàng tháng từ ngân sách nhà nước hỗ trợ; (3) Huy động các Cộng tác viên là những người dân tại địa phương có hiểu biết, yêu thích các hoạt động văn hóa, thể thao, truyền thanh, học tập đồng tham gia các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ để xây dựng, phát triển các phong trào tại cơ sở; (4) Kinh phí chi cho các Cộng tác viên này để tổ chức các hoạt động trong các nguồn kinh phí có được của Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã, Nhà Văn hóa - Khu thể thao ấp, khu phố.
- Đề xuất, xây dựng, trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết về chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho đội ngũ quản lý, điều hành các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2030.
- Các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh, theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền ban hành hướng dẫn về tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của viên chức và người tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, truyền thanh, học tập cộng đồng để xây dựng kế hoạch tuyển chọn và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ làm việc và tham gia hoạt động tại các thiết chế văn hóa, thể thao từ tỉnh đến cơ sở, nhất là ở cấp xã và ấp, khu phố.
2.3.2.2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành các thiết chế Văn hóa, thể thao do ngành Văn hóa và Thể thao trực tiếp quản lý:
- Trung tâm Văn hóa tỉnh:
+ Là đơn vị sự nghiệp công lập do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập, trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao. Trong thời gian tới, tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và tăng cường biên chế, đội ngũ Cộng tác viên có chất lượng cao cho Trung tâm theo Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập; Quyết định số 429/QĐ-TTg ngày 18/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch đến năm 2021, định hướng đến năm 2030; và rà soát, điều chỉnh, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức theo hướng dẫn tại Thông tư số 10/2021/TT-BVHTTDL ngày 28/9/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
+ Xây dựng Trung tâm Văn hóa tỉnh trở thành đơn vị nồng cốt của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh trong tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và các nhiệm vụ khác của địa phương; tổ chức và tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, hội thi, hội diễn, liên hoan nghệ thuật quần chúng cấp tỉnh, khu vực, toàn quốc, giao lưu quốc tế và lễ hội, sự kiện trên địa bàn tỉnh; là đơn vị đầu mối tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, sáng tác, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ và phối hợp, hỗ trợ tổ chức thực hiện các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, tuyên truyền lưu động, triển lãm, cổ động trực quan, hoạt động của câu lạc bộ, nhóm sở thích và các hình thức hoạt động khác cho toàn bộ hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh; phổ biến các tác phẩm văn hóa nghệ thuật; xây dựng, thực hiện các mô hình hoạt động mẫu trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật; biên soạn và phát hành tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn nghiệp vụ; khai thác, sưu tầm, phục dựng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể trong cộng đồng.
- Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh các huyện, thành phố:
+ Là đơn vị sự nghiệp công lập do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập, trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trong thời gian tới, tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy, biên chế, số lượng người làm việc tại các Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh cấp huyện phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương và phù hợp với chủ trương, quy định tại Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập; Quyết định số 429/QĐ-TTg ngày 18/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch đến năm 2021, định hướng đến năm 2030; và các Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và tiêu chí của Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh cấp huyện của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông.
+ Tiếp tục đầu tư và phát triển Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh các huyện, thành phố để thực hiện cung ứng dịch vụ công về: hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, thông tin, truyền thông, du lịch, nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của Nhân dân trên địa bàn huyện, thành phố; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương; tổ chức các hoạt động văn hóa, liên hoan, hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng, thi đấu thể dục thể thao, chiếu phim, tuyên truyền, cổ động, đọc sách báo, các hoạt động giải trí, câu lạc bộ, nhóm sở thích; tổ chức các lớp năng khiếu nghệ thuật, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; quản lý, tuyên truyền và phổ biến công tác bảo vệ, tu bổ, tôn tạo, khai thác và phát huy giá trị di sản văn hóa; sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày các tư liệu, hiện vật lịch sử - văn hóa, bảo tồn và phát huy giá trị các loại hình nghệ thuật dân gian, các môn thể thao truyền thống; tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện và tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch của địa phương; sản xuất và phát sóng các chương trình truyền thanh, truyền hình của địa phương; tiếp sóng và phát sóng các chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh sản xuất các chương trình ở địa phương phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật cho đơn vị phụ trách truyền thanh xã, phường, thị trấn trên địa bàn.
- Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã:
+ Là đơn vị được giao quản lý thiết chế văn hóa, thể thao do Nhà nước đầu tư ở cấp xã để tổ chức thực hiện các hoạt động văn hóa, thể thao, truyền thanh và học tập công đồng cấp xã, do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập, trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã. Định hướng trong thời gian tới là nghiên cứu, vận dụng phù hợp các chủ trương, quy định, hướng dẫn tại: Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập; Quyết định số 2164/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013 - 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 52/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động thông tin cơ sở; và các Thông tư, Quyết định hướng dẫn về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Trung tâm Văn hóa, Thể thao cấp xã, về Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Học tập cộng đồng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo, để hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành hợp nhất Trung tâm Văn hóa và Thể thao, Trung tâm Học tập cộng đồng và Đài Truyền thanh cấp xã hiện nay thành Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã.
+ Bộ máy quản lý, điều hành hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã là Ban Chủ nhiệm, kế toán, thủ quỹ do các chức danh công chức, hoạt động không chuyên trách cấp xã và giáo viên kiêm nhiệm và các Cộng tác viên có hiểu biết, có kiến thức và yêu thích văn hóa, văn nghệ, biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao tham gia phụ trách các bộ phận chuyên môn và là lực lượng nồng cốt cho tổ chức các hoạt động của Trung tâm.
+ Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã có chức năng tuyên truyền, phổ biến đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí; bảo tồn, phát huy các hình thức sinh hoạt văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, thể thao truyền thống của dân tộc; tổ chức các sự kiện chính trị, lễ kỷ niệm, lễ hội dân gian ở địa phương; bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật, thể dục thể thao; nâng mức hưởng thụ văn hóa và nhu cầu rèn luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe của Nhân dân; tổ chức học tập thường xuyên, học tập suốt đời để nâng cao dân trí và tuyên truyền, phổ biến nâng cao kiến thức, sáng kiến, kinh nghiệm, năng suất lao động trong sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và cộng đồng.
- Nhà Văn hóa - Khu Thể thao ấp, khu phố (kết hợp với trụ sở ấp, khu phố):
+ Là tổ chức mang tính tự quản, phụ trách các hoạt động văn hóa, thể thao của ấp, khu phố, do Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thành lập, chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn tổ chức hoạt động. Định hướng trong thời gian tới là căn cứ Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08/3/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Nhà Văn hóa - Khu Thể thao ấp và Thông tư số 05/2014/TT-BVHTTDL ngày 30/5/2014 của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch về sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư 06/2011/TT-BVHTTDL nêu trên, để hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thành lập Nhà Văn hóa - Khu Thể thao ấp, khu phố và bổ nhiệm Ban Chủ nhiệm để quản lý, điều hành hoạt động.
+ Bộ máy quản lý, điều hành hoạt động của Nhà Văn hóa - Khu Thể thao ấp, khu phố là Ban Chủ nhiệm do các chức danh hoạt động không chuyên trách ở ấp, khu phố kiêm nhiệm và các Cộng tác viên có hiểu biết, có kiến thức, yêu thích văn hóa, văn nghệ, biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao tham gia phụ trách các bộ phận chuyên môn và là lực lượng nồng cốt cho các hoạt động của Nhà Văn hóa - khu Thể thao ấp, khu phố.
+ Nhà Văn hóa - Khu thể thao ấp, khu phố thuộc hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao của tỉnh, có chức năng, nhiệm vụ: tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; kiến thức khoa học, kỹ thuật; giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, nếp sống văn hóa lành mạnh; nơi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của Nhân dân, các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao và tổ chức hội họp, học tập cộng đồng và các sinh hoạt khác của ấp, khu phố.
2.3.2.3. Hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành các thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng và thanh thiếu niên, nhi đồng:
- Nhà Thiếu nhi tỉnh và Nhà Thiếu nhi cấp huyện:
+ Nhà Thiếu nhi tỉnh là đơn vị sự nghiệp giáo dục do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập, trực thuộc Tỉnh Đoàn Kiên Giang. Nhà Thiếu nhi cấp huyện là đơn vị sự nghiệp do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập, trực thuộc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp huyện. Trong thời gian tới, tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý, điều hành các hoạt động của Nhà Thiếu nhi tỉnh, Nhà Thiếu nhi cấp huyện theo Quyết định số 233/QĐ-TWĐ ngày 20/12/1986 của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh về tổ chức và hoạt động của Nhà Thiếu nhi; Hướng dẫn Liên tịch số 15-HDLT-BTCTW-TƯĐTNCSHCM ngày 29/11/2002 của Ban Tổ chức Trung ương và Ban Bí thư Trung ương Đoàn hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế của Nhà Thiếu nhi ở các địa phương.
+ Nhà Thiếu nhi tỉnh, Nhà Thiếu nhi cấp huyện là nơi tập hợp đông đảo thiếu nhi để giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện cho các em thông qua các hình thức hoạt động quần chúng rộng rãi, tạo môi trường giáo dục toàn diện qua các mô hình giáo dục, các phương thức hoạt động như tổ chức các hội thi, hội diễn, sự kiện văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; tổ chức các lớp học, khóa học, câu lạc bộ, đội, tổ, nhóm,.. về giáo dục, khoa học kỹ thuật, hướng nghiệp thẩm mỹ, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động xã hội nhằm giáo dục tinh thần và thể chất cho thiếu nhi; bồi dưỡng, hướng dẫn phương pháp Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ngoài giờ lên lớp và ngoài nhà trường; giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng và hoạt động thực tiễn nhằm phát hiện năng khiếu, tài năng và khả năng sáng tạo của thiếu nhi.
- Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu niên tỉnh:
+ Là đơn vị sự nghiệp giáo dục, do Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang quyết định thành lập, trực thuộc Tỉnh Đoàn Kiên Giang. Trong thời gian tới, tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý, điều hành các hoạt động của Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu niên tỉnh theo Công văn số 1801/TWĐTN ngày 18/7/2013 của Ban Bí thư Trung ương Đoàn và Quyết định số 1193-QĐ/TU ngày 07/02/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang về việc thành lập Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu niên tỉnh Kiên Giang, để đảm bảo quản lý, điều hành tốt các hoạt động, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất hiện có và các khu chức năng sẽ đầu tư bổ sung theo quy hoạch được duyệt.
+ Tiếp tục phát triển Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu niên tỉnh để tổ chức các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu về học tập, giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng kỹ năng, giao lưu sinh hoạt, trao đổi kinh nghiệm và vui chơi giải trí cho thanh thiếu niên như: tư vấn, hỗ trợ vay vốn, khởi nghiệp; đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề và hỗ trợ chuyển giao các mô hình khuyến nông, khuyến công, ứng dụng khoa học kỹ thuật, kinh tế hợp tác; đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng sống và xây dựng, chuyển giao các mô hình, phương thức giáo dục mang tính xã hội hóa cao (học kỳ trong quân đội, học làm người có ích,...); kiến thức về sức khỏe sinh sản, tiền hôn nhân; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan, dã ngoại; các mô hình sinh hoạt cộng đồng, “sân chơi cuối tuần”; xây dựng các câu lạc bộ, đội nhóm theo chuyên đề, lĩnh vực nhằm phát huy khả năng sáng tạo, bồi dưỡng năng khiếu cho thanh thiếu niên.
- Hệ thống các quảng trường và công viên văn hóa, vui chơi giải trí:
+ Các quảng trường và công viên văn hóa, vui chơi giải trí do cấp huyện quản lý: Giao Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh cấp huyện quản lý, khai thác, sử dụng vào mục đích phục vụ cộng đồng cho các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí, tổ chức ngày kỷ niệm, lễ hội, sự kiện của tỉnh và địa phương (phần duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa công trình, kết cấu hạ tầng, cấp điện, cấp nước, chiếu sáng; chăm sóc cây xanh, hoa kiểng, cảnh quan và vệ sinh, thu gom rác thải hàng ngày ở quảng trường và công viên vẫn do Công ty hoặc Ban Quản lý công trình công cộng tiếp tục thực hiện như hiện nay).
+ Công viên Văn hóa An Hòa: Nếu xác định kêu gọi doanh nghiệp tiếp nhận, tiếp tục đầu tư Công viên Văn hóa An Hòa theo quy hoạch, thì việc tổ chức quản lý, điều hành hoạt động của Công viên do doanh nghiệp quyết định. Nếu tiếp tục giữ theo mô hình quản lý Công viên Văn hóa An Hòa như hiện nay, thì giữ Công viên Văn hóa An Hòa là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao, với biên chế, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn như hiện tại và có lộ trình tiến tới tự đảm bảo 100% kinh phí hoạt động (gồm cả kinh phí cho quản lý, khai thác, vận hành, bảo hành, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng và công viên công cộng trong Công viên Văn hóa An Hòa).
2.3.2.4. Hình thành và hoàn thiện tổ chức bộ máy nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành các thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ công nhân, viên chức, người lao động:
- Đối với Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Kiên Giang:
+ Là đơn vị sự nghiệp có thu, do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định thành lập và phân cấp cho Liên đoàn Lao động tỉnh trực tiếp quản lý, chỉ đạo. Trong thời gian tới, tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của Nhà Văn hóa Lao động tỉnh theo Quyết định số 1493/QĐ-TLĐ ngày 17/11/2009 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Nhà Văn hóa Lao động; đồng thời, tăng cường nhân lực tương xứng với cơ sở vật chất, trang thiết bị, quy mô được đầu tư xây dựng mới, đảm bảo nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý, điều hành các hoạt động của Nhà Văn hóa Lao động tỉnh trong những năm tới.
+ Nhà Văn hóa Lao động tỉnh là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao; tập hợp, tuyên truyền giáo dục đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động; bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ công đoàn; thu hút công nhân, viên chức, lao động và đoàn viên, cán bộ hưu trí, con em người lao động và các đối tượng khác trên địa bàn đến vui chơi, giải trí, hưởng thụ và sáng tạo văn hóa, thể thao lành mạnh và trau dồi kỹ năng nghiệp vụ, tay nghề; tuyên truyền, phục vụ các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trong nước và quốc tế do Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương và tổ chức Công đoàn yêu cầu; tổ chức các đội, nhóm, câu lạc bộ, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, thông tin tuyên truyền, vui chơi giải trí, các hình thức bồi dưỡng, phát triển năng khiếu, bồi dưỡng hạt nhân trong phong trào của công nhân, viên chức, lao động; tổ chức và phục vụ các dịch vụ có thu trên các lĩnh vực hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục, thể thao, hội nghị, hội thảo, các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ; kinh doanh thương mại, dịch vụ, bảo hộ lao động, quần áo bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp và Nhà khách công đoàn phục vụ cho nghỉ cho cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động.
- Đối với Trung tâm Văn hóa và Thể thao trong các khu, cụm công nghiệp:
+ Sau khi xây dựng xong cơ sở vật chất và trang thiết bị cho thiết chế văn hóa, Thể thao của khu, cụm công nghiệp, theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phân cấp quản lý, cơ quan có thẩm quyền ra Quyết định thành lập Trung tâm Văn hóa và Thể thao của khu, cụm công nghiệp; bổ nhiệm Ban Giám đốc, kế toán, thủ quỹ, lãnh đạo các phòng, đơn vị của Trung tâm và mời lãnh đạo, quản lý một số doanh nghiệp hoạt động trong khu, cụm công nghiệp tham gia để quản lý, điều hành các hoạt động của Trung tâm; mời Cộng tác viên là những người quản lý, công nhân, người lao động của các doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp có hiểu biết, yêu thích các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao tham gia các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ để làm nồng cốt tham gia các hoạt động và phát triển các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của Trung tâm.
+ Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Nội vụ thống nhất ban hành hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ và quy chế hoạt động áp dụng đối với Trung tâm Văn hóa và Thể thao trong khu, cụm công nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
2.3.2.5. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực để nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý, điều hành các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh (gồm cả các thiết chế do các đơn vị của Nhà nước, đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư kinh doanh):
- Tổ chức phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, hoạt động kinh doanh có điều kiện,... trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao cho các tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh các dịch vụ này, để kết hợp có hiệu quả nhất trong xây dựng bộ máy tổ chức và quản lý, điều hành các hoạt động của doanh nghiệp, cơ sở theo Luật Doanh nghiệp gắn với đặc thù của các hoạt văn hóa, nghệ thuật và thể dục thể thao.
- Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, các câu lạc bộ,... ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao đi tham quan, nghiên cứu các mô hình quản lý, điều hành thiết chế văn hóa, thể thao có hiệu quả ở trong và ngoài nước, để học tập kinh nghiệm, vận dụng phù hợp với quản lý, điều hành các thiết chế văn hóa, thể thao của tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở tại địa phương.
- Thành lập mới và củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động các hiệp hội, hội, liên đoàn hiện có ở lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao để thực hiện tốt vai trò hỗ trợ phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao ngoài công lập.
- Quy hoạch, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ và người dân tham gia tích cực vào việc quản lý, vận hành các thiết chế văn hóa, thể thao từ tỉnh đến cơ sở.
- Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về lý luận chính trị, nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng nghề cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác văn hóa, thể thao, thông tin và giáo dục từ cấp tỉnh đến cơ sở để tổ chức tốt các hoạt động sát với nhu cầu của người dân nhằm tăng cường quản lý, khai thác và phát huy có hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở. Thực hiện đảm bảo chế độ chính sách đối với cán bộ công chức, viên chức và người lao động hoạt động trong lĩnh vực này.
(Đính kèm Phụ lục số 9)
2.3.3. Xây dựng, tổ chức và nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động của thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở
2.3.3.1. Đối với với các hoạt động lĩnh vực văn hóa:
- Xây dựng, tổ chức và nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động của thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở vừa là động lực, mục tiêu góp phần xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, tạo môi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình, gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước.
- Xây dựng đạo đức lối sống con người Việt Nam: yêu nước, lòng tự hào dân tộc, nhân ái “Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”, đoàn kết, đồng thuận xã hội, đề cao trách nhiệm và ý thức tự trọng, tự chủ, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Phát huy hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động văn hóa, văn nghệ, cổ động trực quan phù hợp với từng giai đoạn và các nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước. Xây dựng lộ trình và định hướng tổ chức các hoạt động trong lĩnh vực văn hóa là cơ sở để các địa phương, đơn vị chủ động thời gian, bố trí kịp thời, hợp lý nguồn kinh phí để tổ chức hoạt động phù hợp với điều kiện, tình hình thực tiễn tại đơn vị. Quản lý, đầu tư, hướng dẫn, tổ chức thực hiện hiệu quả các hình thức tuyên truyền cổ động trực quan.
- Để xây dựng, tổ chức và nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động văn hóa cơ sở, cần tập trung vào 4 nhóm nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
+ Xây dựng đạo đức, lối sống con người Việt Nam; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống: Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đồng bộ, tạo điều kiện phát triển giá trị văn hóa; là tiền đề định hướng sự hình thành, phát triển hoàn thiện nhân cách văn hóa của con người Việt Nam. Xây dựng nếp sống văn minh (việc cưới, việc tang, lễ hội...), quy chế dân chủ; phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa; các hoạt động hướng thiện, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”; văn hóa môi trường sinh thái. Tạo điều kiện để văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng tác động tích cực trong đời sống xã hội; kịp thời phát hiện, kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng của các thế lực thù địch hòng chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống phá cách mạng.
+ Tổ chức các hoạt động tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, ngày lễ, ngày kỷ niệm và các sự kiện lịch sử khác: Tuyên truyền sâu rộng truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng của dân tộc; giáo dục tư tưởng chính trị, lòng yêu nước; khơi dậy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần đại đoàn kết, niềm tự hào và ý chí tự lực, tự cường dân tộc, qua đó góp phần củng cố, bồi đắp niềm tin của nhân dân vào sự nghiệp đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thông qua các hoạt động tuyên truyền khẳng định những thành tựu vĩ đại của dân tộc ta đã đạt được trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh thông tin đối ngoại, giới thiệu đất nước và con người Việt Nam, những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến bạn bè quốc tế. Tuyên truyền, giáo dục đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”; tôn vinh, tri ân những cống hiến, đóng góp của nhân dân, những người có công với cách mạng; cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân chung sức, chung lòng nêu cao ý chí, quyết tâm đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, bảo đảm an sinh xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững độc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.
+ Xây dựng và phát triển các hoạt động văn hóa, văn nghệ, biểu diễn nghệ thuật, gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể (đờn ca tài tử, các loại hình nghệ thuật truyền thống...) gắn với phát triển du lịch; các hoạt động thể dục thể thao, vui chơi giải trí lành mạnh ở cơ sở.
+ Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”: Chỉ đạo, triển khai các giải pháp đồng bộ, hiệu quả các nội dung thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” nhằm tạo sự chuyển biến tích cực và sâu rộng hơn nữa trong mọi lĩnh vực, tầng lớp nhân dân. Lựa chọn một số nội dung cụ thể của phong trào để tập chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện như văn hóa trong gia đình, văn hóa công sở, văn hóa doanh nghiệp, văn hóa trong trường học... Tăng cường công tác phối hợp, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền về vị trí, vai trò của phong trào văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
(Việc cụ thể hóa, chi tiết các nội dung, hình thức, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng, tổ chức và nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động văn hóa của các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở sẽ được thể hiện cụ thể ở “Đề án nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”).
2.3.3.2. Đối với các hoạt động lĩnh vực thể dục thể thao:
- Mở rộng và nâng cao chất lượng thể dục thể thao quần chúng, hình thành nề nếp rèn luyện thân thể thường xuyên cho người dân; chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục thể chất và thể thao trường học cho thanh thiếu niên, học sinh; phát triển mạnh phong trào thể dục, thể thao trong đối tượng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, lực lượng vũ trang, nông dân, phụ nữ, người cao tuổi, người khuyết tật...; Đa dạng hóa các hoạt động thể dục, thể thao quần chúng, các loại hình thể dục, thể thao giải trí đáp ứng nhu cầu rèn luyện thân thể và giải trí của mọi người; Đề cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc quản lý về tổ chức phong trào thể dục, thể thao quần chúng tại đơn vị, xây dựng cơ quan, đơn vị, xã, phường, thị trấn, huyện, thành phố là đơn vị tiên tiến xuất sắc về phong trào thể dục, thể thao quần chúng.
- Để xây dựng, tổ chức và nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động thể dục thể thao cơ sở, cần tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
+ Đổi mới nhận thức và phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của các cấp ủy Đảng và chính quyền đối với công tác thể dục, thể thao. Có kế hoạch phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch chung của tỉnh.
+ Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, vận động mọi đối tượng quần chúng nhân dân tham gia tập luyện và thi đấu thể dục, thể thao nhằm nâng cao sức khỏe để học tập, lao động và bảo vệ tổ quốc. Phát triển đa dạng các loại hình tập luyện và hoạt động thể dục thể thao mang tính phổ biến đối với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, giúp người dân tự chọn cho mình một môn thể thao yêu thích hoặc nội dung, hình thức tập luyện phù hợp để rèn luyện hàng ngày.
+ Tăng tỷ lệ số người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên trong mọi đối tượng, xây dựng và phát triển gia đình thể thao, câu lạc bộ thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe và đời sống văn hóa của người dân.
+ Cải tiến hệ thống giải thể thao phong trào cấp tỉnh, đồng thời phát hiện, bồi dưỡng tài năng thể thao. Đổi mới hoàn thiện hệ thống tổ chức thi đấu các giải thể thao, hội thi thể thao cho mọi người từ huyện đến cơ sở. Tổ chức tốt Đại hội thể dục thể thao các cấp.
+ Khai thác, bảo tồn và phát triển các môn thể thao dân tộc, các trò chơi dân gian gắn với các hoạt động lễ hội truyền thống, ngày hội văn hóa - thể thao gắn với khai thác hoạt động du lịch, Đại hội thể dục thể thao các cấp, nhằm đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân. Khai thác hiệu quả hồ bơi của nhà nước và tư nhân đầu tư để phục vụ Chương trình bơi an toàn, phòng, chống đuối nước cho trẻ em.
+ Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, huấn luyện viên, hướng dẫn viên thể dục thể thao, xây dựng mạng lưới hướng dẫn viên, vận động viên làm nòng cốt cho phong trào thể dục thể thao quần chúng; thành lập câu lạc bộ thể dục thể thao phù hợp với lứa tuổi, hoàn cảnh và nhu cầu tập luyện của các đối tượng cư trú trên địa bàn xã, phường, thị trấn gắn với trường học, các điểm vui chơi và các thiết chế văn hóa tại cơ sở.
(Việc cụ thể hóa, chi tiết các nội dung, hình thức, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng, tổ chức và nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động thể dục thể thao của các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở sẽ được thể hiện cụ thể ở “Kế hoạch phát triển phong trào thể dục, thể thao quần chúng tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”).
2.3.4. Khai thác từ nguồn lực xã hội hóa để góp phần phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa, thể thao
- Đề xuất, xây dựng, trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết về chính sách khuyến khích xã hội hóa đầu tư phát triển cơ sở vật chất và trang thiết bị các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2030.
- Triển khai thực hiện đầy đủ các chính sách xã hội hóa của Chính phủ và Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành trong lĩnh vực văn hóa và thể dục thể thao, nhất là các chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ thực hiện đủ điều kiện kinh doanh,... để khuyến khích mạnh mẽ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị và quản lý, tổ chức hoạt động hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
- Đề xuất, xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện có hiệu quả các Đề án sử dụng tài sản công theo hình thức liên doanh, liên kết hoặc cho thuê đối với các thiết chế văn hóa, thể thao do các tổ chức, cơ quan, đơn vị của Nhà nước quản lý theo quy định tại Nghị định số 151/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (gọi tắt là Đề án 151), để huy động nguồn lực từ tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cao hiệu quả tổ chức, quản lý, điều hành và tạo nguồn thu bổ sung cho hoạt động đối với các thiết chế văn hóa, thể thao này.
- Tích cực vận động tài trợ từ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
2.3.5. Huy động tổng hợp các nguồn kinh phí đảm bảo cho hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2030
2.3.5.1. Các nguồn kinh phí thực hiện Đề án:
- Nguồn ngân sách Trung ương, địa phương và các nguồn lực từ xã hội hóa.
- Căn cứ nội dung Đề án được phê duyệt, hàng năm các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm xây dựng kế hoạch chi tiết thuộc nhiệm vụ của mình, triển khai các bước thủ tục đúng theo quy định hiện hành và trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt để triển khai thực hiện theo đúng quy định và đạt được mục tiêu đề ra.”
2.3.5.2. Huy động các nguồn kinh phí cho hoạt động đối với các thiết chế Văn hóa, thể thao cơ sở:
* Đối với các thiết chế Văn hóa, thể thao do ngành Văn hóa và Thể thao trực tiếp quản lý:
- Trung tâm Văn hóa tỉnh: Nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên hàng năm của Trung tâm do ngân sách cấp, có tự đảm bảo một phần từ nguồn thu để bổ sung kinh phí hoạt động; phấn đấu đến năm 2025 tự đảm bảo được 40% và đến năm 2030 tự đảm bảo được 70% kinh phí cho hoạt động thường xuyên hàng năm. Từ sau năm 2023, Trung tâm phải tạo nguồn thu từ hoạt động để bổ sung cho duy tu, sửa chữa cơ sở vật chất và thay thế trang thiết bị. Nguồn thu của Trung tâm từ tổ chức thực hiện theo Đề án 151, tổ chức các hội thi, hội diễn, liên hoan, sự kiện, lễ hội, hội chợ, triển lãm, các lớp bồi dưỡng năng khiếu, chuyên môn, nghiệp vụ, dịch vụ quảng cáo,...
- Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh cấp huyện:
+ Nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên hàng năm của Trung tâm do ngân sách cấp, có tự đảm bảo một phần từ nguồn thu để bổ sung kinh phí hoạt động; phấn đấu đến năm 2025 tự đảm bảo được 20% và đến năm 2030 tự đảm bảo được 40% (riêng Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh các thành phố Rạch Giá, Phú Quốc, Hà Tiên đến năm 2025 tự đảm bảo được 40% và đến năm 2030 tự đảm bảo được 70%) kinh phí cho hoạt động thường xuyên hàng năm. Nguồn thu của Trung tâm từ tổ chức thực hiện theo Đề án 151, tổ chức các hội thi, hội diễn, liên hoan, sự kiện, lễ hội, hội chợ, triển lãm, các lớp bồi dưỡng năng khiếu, chuyên môn, nghiệp vụ, dịch vụ quảng cáo,...
+ Được hỗ trợ đầu tư trang thiết bị, âm thanh, ánh sáng, nhạc cụ truyền thống,... phục vụ cho hoạt động từ Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa, từ ngân sách địa phương cho mua sắm hàng năm.
+ Từ năm 2025 sử dụng từ nguồn thu từ hoạt động để bổ sung một phần cho duy tu, sửa chữa cơ sở vật chất và thay thế trang thiết bị trong quá trình hoạt động.
- Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã:
+ Các chức danh công chức, hoạt động không chuyên trách cấp xã và giáo viên kiêm nhiệm Ban Chủ nhiệm, kế toán, thủ quỹ được hưởng chế độ thù lao từ ngân sách cấp theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.
+ Đề xuất, trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành nghị quyết về mức hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên cho Trung tâm từ nguồn ngân sách tỉnh giai đoạn 2022 - 2025, đáp ứng nhu cầu cơ bản cho các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Giai đoạn 2026-2030 được xem xét, tăng thêm kinh phí hỗ trợ từ ngân sách cho hoạt động thường xuyên của Trung tâm tùy theo khả năng cân đối của ngân sách địa phương.
+ Được hỗ trợ đầu tư trang thiết bị, âm thanh, ánh sáng, nhạc cụ truyền thống,... phục vụ cho hoạt động từ Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa, từ ngân sách địa phương cho mua sắm hàng năm.
+ Tạo nguồn thu từ tổ chức thực hiện theo Đề án 151, từ tổ chức các hoạt động, hội phí, vận động tài trợ, tự nguyện đóng góp của Nhân dân,... để bổ sung một phần cho duy tu, sửa chữa cơ sở vật chất, thay thế trang thiết bị và tổ chức các hoạt động của Trung tâm.
* Điều kiện để được đầu tư trang thiết bị, âm thanh, ánh sáng, nhạc cụ truyền thống,... phục vụ cho hoạt động từ Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa và hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên, cho mua sắm hàng năm từ ngân sách địa phương là phải được đầu tư cơ sở vật chất, có quyết định thành lập, ban hành quy chế hoạt động của Trung tâm và phải có chương trình, kế hoạch hoạt động cụ thể hàng năm được Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt.
- Nhà Văn hóa - Khu Thể thao ấp, khu phố:
+ Các chức danh hoạt động không chuyên trách ở ấp, khu phố kiêm nhiệm Ban Chủ nhiệm được hưởng chế độ thù lao từ ngân sách cấp theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.
+ Đề xuất, trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành nghị quyết về mức hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên cho Nhà Văn hóa - Khu Thể thao ấp, khu phố từ nguồn ngân sách tỉnh giai đoạn 2022 - 2025, đáp ứng nhu cầu cơ bản cho các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Giai đoạn 2026-2030 được xem xét, tăng thêm kinh phí hỗ trợ từ ngân sách cho hoạt động thường xuyên của Nhà Văn hóa - Khu Thể thao ấp, khu phố tùy theo khả năng cân đối của ngân sách địa phương.
+ Được hỗ trợ đầu tư trang thiết bị, âm thanh, ánh sáng, nhạc cụ truyền thống,... phục vụ cho hoạt động từ Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa, từ ngân sách địa phương cho mua sắm hàng năm.
+ Tạo nguồn thu từ tổ chức các hoạt động, hội phí, vận động tài trợ, tự nguyện đóng góp của Nhân dân,... để bổ sung một phần cho duy tu, sửa chữa cơ sở vật chất, thay thế trang thiết bị và kinh phí tổ chức các hoạt động của Nhà Văn hóa - Khu Thể thao ấp.
* Điều kiện để được đầu tư trang thiết bị, âm thanh, ánh sáng, nhạc cụ truyền thống,... phục vụ cho hoạt động từ Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa và hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên, cho mua sắm hàng năm từ ngân sách địa phương là phải được đầu tư cơ sở vật chất, có quyết định thành lập, ban hành quy chế hoạt động của Nhà Văn hóa - Khu Thể thao ấp, khu phố và phải có chương trình, kế hoạch hoạt động cụ thể hàng năm được Trưởng ấp, khu phố xác nhận và Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt.
* Đối với các thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng và thanh thiếu niên, nhi đồng:
- Nhà Thiếu nhi tỉnh và Nhà Thiếu nhi cấp huyện:
+ Nhà Thiếu nhi tỉnh:
Nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên hàng năm do ngân sách cấp, có tự đảm bảo một phần từ nguồn thu để bổ sung kinh phí hoạt động.
Được nhà nước hỗ trợ đầu tư một số hạng mục xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị cho đơn vị. Trong quá trình hoạt động, kinh phí đầu tư cơ sở vật chất và sửa chữa các tài sản cố định phục vụ cho hoạt động, sử dụng từ nguồn thu của đơn vị để bổ sung một phần cho duy tu, sửa chữa cơ sở vật chất và thay thế trang thiết bị trong quá trình hoạt động.
+ Nhà Thiếu nhi cấp huyện:
Nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên hàng năm của đơn vị do ngân sách cấp. Được hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, âm thanh, ánh sáng,... phục vụ cho hoạt động của đơn vị từ ngân sách địa phương cho mua sắm hàng năm.
Từ năm 2025, sử dụng từ nguồn thu từ hoạt động để bổ sung một phần cho duy tu, sửa chữa cơ sở vật chất và thay thế trang thiết bị trong quá trình hoạt động.
- Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu niên tỉnh:
+ Nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên hàng năm của đơn vị do ngân sách cấp. Được hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, âm thanh, ánh sáng,... phục vụ cho hoạt động của đơn vị từ ngân sách cho mua sắm hàng năm.
+ Từ năm 2025, sử dụng từ nguồn thu từ hoạt động để bổ sung một phần cho duy tu, sửa chữa cơ sở vật chất và thay thế trang thiết bị trong quá trình hoạt động.
- Hệ thống các quảng trường và công viên văn hóa, vui chơi giải trí:
+ Kinh phí duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa công trình, kết cấu hạ tầng, cấp điện, cấp nước, chiếu sáng; chăm sóc cây xanh, hoa kiểng, cảnh quan và vệ sinh, thu gom rác thải hàng ngày ở các quảng trường và công viên văn hóa, vui chơi giải trí do cấp huyện quản lý: Từ nguồn kinh phí sự nghiệp thị chính, môi trường của ngân sách địa phương hàng năm.
+ Công viên Văn hóa An Hòa: Nếu xác định kêu gọi doanh nghiệp tiếp nhận, tiếp tục đầu tư Công viên Văn hóa An Hòa theo quy hoạch, thì kinh phí cho tổ chức quản lý, điều hành hoạt động của Công viên do doanh nghiệp chi. Nếu tiếp tục giữ theo mô hình quản lý Công viên Văn hóa An Hòa như hiện nay, thì giữ Công viên Văn hóa An Hòa là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao, với biên chế và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn như hiện tại. Trước mắt, Công viên tự trang trải khoảng 50% kinh phí hoạt động, tiến tới tự chủ 100% kinh phí hoạt động (gồm cả kinh phí cho quản lý, khai thác, vận hành, bảo hành, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng và công viên công cộng trong Công viên Văn hóa An Hòa) vào năm 2025. Nguồn thu của Công viên từ tổ chức thực hiện theo Đề án 151, tổ chức các sự kiện, hội chợ, triển lãm, chợ hoa xuân, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí, ẩm thực,...và các hoạt động dịch vụ khác.
* Đối với các thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ công nhân, viên chức, người lao động:
- Đối với Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Kiên Giang:
+ Kinh phí hoạt động thường xuyên hằng năm của Nhà Văn hóa Lao động tỉnh do đơn vị tự thu tự trang trải chi phí hoạt động.
+ Đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho Nhà Văn hóa Lao động tỉnh: Do Liên đoàn Lao động tỉnh hỗ trợ kinh phí mua sắm cơ sở vật chất và trang thiết bị cho đơn vị, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
- Đối với Trung tâm Văn hóa và Thể thao trong các khu, cụm công nghiệp:
+ Các công chức, viên chức của Ban Quản lý khu, cụm công nghiệp kiêm nhiệm Ban Chủ nhiệm, kế toán, thủ quỹ của Trung tâm Văn hóa và Thể thao trong khu, cụm công nghiệp được hưởng chế độ thù lao từ ngân sách cấp theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.
+ Kinh phí chi thường xuyên cho hoạt động hàng năm và cho duy tu, sửa chữa cơ sở vật chất, thay thế trang thiết bị của Trung tâm Văn hóa và Thể thao trong khu, cụm công nghiệp do các doanh nghiệp hoạt động trong khu, cụm công nghiệp đóng góp.
2.3.6. Danh mục một số nhiệm vụ trọng tâm theo các ngành, lĩnh vực: (Có danh mục kèm theo).
1. Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ - giải pháp của Đề án và danh mục nhiệm vụ, công việc cụ thể kèm theo Đề án, các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch riêng hoặc lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư xây dựng, lĩnh vực,... hàng năm của ngành, địa phương và chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ, công việc được giao tại Đề án này.
2. Sở Văn hóa và Thể thao
- Là cơ quan thường trực, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai, hướng dẫn và thống nhất với các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan của tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đề ra kế hoạch hàng năm để tổ chức thực hiện Đề án; theo dõi, tổng hợp những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Đề án báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết; tổng hợp báo tình hình, kết quả triển khai thực hiện Đề án hàng năm và đến cuối năm 2025 tổ chức sơ kết, đến cuối năm 2030 tổng kết thực hiện Đề án.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan của tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Hướng dẫn việc quy hoạch sử dụng đất, triển khai đầu tư xây dựng và hình thành bộ máy tổ chức để quản lý, điều hành đối với các thiết chế văn hóa, thể thao do ngành Văn hóa và Thể thao trực tiếp quản lý; trình cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách liên quan đến phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh; Tiếp tục xây dựng đề án, kế hoạch, hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nội dung, loại hình hoạt động,...để nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh; đề xuất huy động nguồn lực, các nguồn kinh phí, kết hợp với đẩy mạnh xã hội hóa và sử dụng có hiệu quả cho triển khai đầu tư xây dựng, cho chi hoạt động thường xuyên đối với các thiết chế văn hóa, thể thao do ngành Văn hóa và Thể thao trực tiếp quản lý.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Văn hóa và Thể thao, các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối nguồn vốn đầu tư công phân bố, bố trí cho đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao theo Đề án này trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm, hàng năm phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội, nguồn thu của ngân sách tỉnh và các địa phương theo quy định.
- Đưa các mục tiêu của Đề án này vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hàng năm của tỉnh để chỉ đạo, điều hành, và tổ chức triển khai thực hiện.
4. Sở Tài chính
Hàng năm cùng kỳ với thời điểm xây dựng dự toán, trên cơ sở nhiệm vụ được giao của Đề án này, các sở, ban ngành địa phương, đơn vị có liên quan có trách nhiệm xây dựng dự toán kinh phí thực hiện, chuyển Sở Tài chính thẩm tra, cân đối nguồn trình Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố cập nhật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất dành cho lĩnh vực văn hóa, thể dục thể thao và di sản trên địa bàn tỉnh nói chung, cho xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao theo Đề án này nói riêng.
- Chỉ đạo, hướng dẫn và phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố rà soát, thực hiện hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật về đất đai.
6. Sở Xây dựng
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố rà soát, điều chỉnh, bổ sung hoặc quy hoạch xây dựng mới các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh trong các đồ án quy hoạch xây dựng trung tâm cấp huyện, cấp xã, khu dân khu, khu đô thị, khu công nghiệp,...phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và mục tiêu phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao theo Đề án này.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố hướng dẫn thiết kế mẫu đối với công trình Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã, Nhà Văn hóa - Khu thể thao ấp, khu phố (kết hợp với trụ sở của ấp, khu phố) phù hợp với đặc điểm, phong tục tập quán, nhu cầu sử dụng và khả năng huy động nguồn lực cho đầu tư của địa phương.
7. Sở Nội vụ
Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao và các sở, ban ngành có liên quan hướng dẫn các địa phương về tổ chức bộ máy, nhân sự, chính sách, chế độ đối với đội ngũ nhân sự hoạt động trong hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở; đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, người lao động trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, giáo dục cơ sở các cấp”; hướng dẫn việc thành lập, hoạt động của các hiệp hội, hội, liên đoàn hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thể thao quy định của pháp luật.
8. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì, phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong chỉ đạo, hướng dẫn, đa dạng hóa nội dung và nâng cao chất lượng, hiệu quả đối với hoạt động giáo dục cộng đồng của Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã.
9. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo, hướng dẫn, đa dạng hóa các nội dung, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động thông tin và truyền thông của Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh cấp huyện và Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã.
10. Sở Du lịch
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể (đờn ca tài tử, các loại hình nghệ thuật truyền thống...), các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao và các ngành, địa phương có liên quan xây dựng và đề xuất giải pháp phát triển các hoạt động văn hóa, văn nghệ, biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao, các trò chơi dân gian... gắn với phát triển du lịch.
11. Liên đoàn Lao động tỉnh
- Chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương có liên quan đề xuất Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đầu tư xây dựng mới và kinh phí hoạt động của Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Kiên Giang; đồng thời, củng cố, kiện toàn, tăng cường tổ chức bộ máy để nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý, điều hành đối với Nhà Văn hóa Lao động tỉnh theo Đề án này.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, các khu, cụm công nghiệp Kiên Giang và các địa phương, đơn vị liên quan khảo sát nhu cầu của công nhân lao động trong các khu, cụm công nghiệp về sự cần thiết, xây dựng các công trình thiết chế văn hóa, thể thao đối với các khu, cụm công nghiệp đang hoạt động. Trên cơ sở đó, đề xuất vị trí, quy mô, huy động nguồn vốn (có thể ngoài ranh giới hoặc gần các khu, cụm công nghiệp) triển khai đầu tư xây dựng các công trình thiết chế văn hóa, thể thao; hình thành tổ chức, bộ máy quản lý, điều hành và bố trí nguồn kinh phí cho hoạt động của thiết chế văn hóa, thể thao trong khu, cụm công nghiệp theo Đề án này.
12. Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh
Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, Liên đoàn Lao động tỉnh và các đơn vị liên quan đề xuất vị trí, quy mô, huy động nguồn vốn triển khai đầu tư xây dựng các công trình thiết chế văn hóa, thể thao đối với các khu, cụm công nghiệp ở Kiên Giang; đề xuất hoặc phối hợp việc hình thành tổ chức, bộ máy quản lý, điều hành và bố trí nguồn kinh phí cho hoạt động của thiết chế văn hóa, thể thao trong khu, cụm công nghiệp.
13. Tỉnh Đoàn Kiên Giang
Chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương có liên quan đề xuất Ban Bí thư Trung ương Đoàn và Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đầu tư bổ sung, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu niên tỉnh theo quy hoạch tổng mặt bằng đã được phê duyệt, Nhà Thiếu nhi tỉnh, Nhà Thiếu nhi cấp huyện và kinh phí hoạt động thường xuyên, duy tu, bảo dưỡng cơ sở vật chất và thay thế trang thiết bị của các thiết chế này; đồng thời, củng cố, kiện toàn, tăng cường tổ chức bộ máy, hướng dẫn, đa dạng hóa nội dung, loại hình hoạt động, để nâng cao năng lực quản lý, điều hành và chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thiết chế này.
14. Hội Khuyến học tỉnh
Hướng dẫn cán bộ khuyến học cấp xã tham gia phối hợp đối với hoạt động học tập cộng đồng của Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
15. Các sở, ban, ngành có liên quan
- Theo chức năng nhiệm vụ triển khai thực hiện Đề án có hiệu quả; xây dựng các dự án đầu tư phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao thuộc cơ quan, đơn vị mình để quản lý và tổ chức hoạt động theo từng giai đoạn.
- Thực hiện chức năng quản lý và phối hợp với các cơ quan quản lý chuyên ngành hướng dẫn về nghiệp vụ, chuyên môn cho các thiết chế văn hóa, thể thao của cơ quan, đơn vị mình; xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao thuộc quyền quản lý.
16. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Phối hợp thực hiện tất cả các nhiệm vụ do các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh chủ trì triển khai thực hiện trên địa bàn của huyện, thành phố.
- Chủ động rà soát, đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất lĩnh vực văn hóa và thể thao, quy hoạch xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cấp huyện, cấp xã và ấp, khu phố (kết hợp với trụ sở ấp, khu phố) trên địa bàn của huyện, thành phố.
- Chủ động, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh đề xuất kế hoạch đầu tư xây dựng và huy động nguồn vốn cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cấp huyện, cấp xã và ấp, khu phố (kết hợp với trụ sở ấp, khu phố) theo Đề án này.
- Phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Văn hóa và Thể thao hướng dẫn xây dựng, phê duyệt đề án thành lập, quyết định thành lập tổ chức bộ máy, ban hành quy chế hoạt động, nâng cao năng lực quản lý, điều hành và chất lượng, hiệu quả các hoạt động đối với Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã và Nhà Văn hóa - Khu Thể thao ấp, khu phố theo Đề án này.
- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức lập dự toán, quản lý, sử dụng có hiệu quả, đúng quy định các nguồn kinh phí cho hoạt động thường xuyên, kế hoạch vốn sự nghiệp hỗ trợ cho đầu tư, mua sắm các trang thiết bị âm thanh, ánh sáng, thiết bị phục vụ luyện tập thể dục thể thao, vui chơi giải trí và các trang thiết bị cần thiết khác cho hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao cấp huyện, cấp xã và ấp, khu phố theo Đề án này.
17. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên
- Chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và Nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách nâng cao hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở.
- Các đoàn thể phối hợp phát huy, khai thác chức năng của thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở thông qua việc tổ chức các hội thi văn hóa, văn nghệ; các hoạt động thể dục, thể thao...
THỐNG KÊ TRUNG TÂM VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ TRUYỀN THANH HUYỆN, THÀNH PHỐ
TT |
Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh |
Năm xây dựng |
Hiện trạng |
1 |
Thành phố Rạch Giá |
|
- Hiện chưa được bố trí cơ quan chung, còn hoạt động ở 2 trụ sở. - Diện tích: trụ sở 1: 11.807,3 m2; trụ sở 2: 299,60m2 - Hiện trạng cả 2 trụ sở làm việc đều xuống cấp không đảm bảo hoạt động; các thiết chế như: nhà thi đấu, sân bóng đá, khu tập luyện trong lĩnh vực văn hóa, thể thao chưa được đầu tư nên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động. - Thành phố đang đề xuất tỉnh quy hoạch sử dụng đất tại phường Vĩnh Hiệp, dự kiến hơn 1,5ha. |
2 |
Thành phố Hà Tiên |
|
- Hiện nay chưa có trụ sở mới, đang sử dụng tạm trụ sở của Phòng Giáo dục và Đào tạo với diện tích 352 m2. - Đã được Hội đồng nhân dân thành phố quy hoạch sử dụng đất và đầu tư xây dựng trụ sở làm việc với diện tích 33.390 m2. |
3 |
Thành phố Phú Quốc |
1984 |
- Diện tích 1.100 m2 - Đã xuống cấp không đảm bảo hoạt động (đã ngưng không tổ chức chương trình từ cuối năm 2019). |
4 |
Huyện Giang Thành |
|
Chưa có |
5 |
Huyện Kiên Lương |
|
- Diện tích quy hoạch 69.000m2 - Có phòng làm việc, sân nền, đường bộ - Đài Truyền thanh: 04 phòng làm việc, 01 hội trường nhỏ. - Chưa có Thư viện riêng. |
6 |
Huyện Hòn Đất |
2020 |
- Diện tích 43.728,8 m2. - Nhà thi đấu đa năng, sân vận động. - Đài Truyền thanh đang sử dụng là trụ sở chính. |
7 |
Huyện Kiên Hải |
|
- Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh đang xây dựng đạt 60%. - Nhà thi đấu thể thao đa năng hiện đang xây dựng tại khu lấn biển Hòn Tre. - Có sân khấu ngoài trời, sân bóng đá, thư viện, 01 bộ âm thanh và 01 bộ ánh sáng. |
8 |
Huyện Châu Thành |
|
- Diện tích 24.965 m2 - Có 01 sân bóng đá 11 người, 01 sân khấu ngoài trời, 01 sân bóng chuyền, đường chạy và diện tích tập luyện ngoài trời trên 3.300 m2, 01 nhà tập luyện TDTT. - Văn phòng làm việc của Ban giám đốc và các bộ phận chuyên môn, kho chứa trang thiết bị, 01 xe ô tô chuyên dụng. |
9 |
Huyện Tân Hiệp |
|
- Chưa có trụ sở làm việc, Trung tâm đã được Phòng Văn hóa Thông tin bàn giao một trụ sở làm việc và một trụ sở Đài truyền thanh cũ hiện đang tận dụng để làm việc. - Đã quy hoạch sử dụng đất xây dựng trụ sở Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh gồm sân vận động, nhà đa năng với tổng diện tích 17.089,2 m2. |
10 |
Huyện Giồng Riềng |
|
Đã xây dựng quy hoạch công trình tại kế hoạch sử dụng đất năm 2021 gồm: Khu thể dục, thể thao 3,17ha; sân vận động huyện 3,45ha; quy hoạch quảng trường và hạ tầng kỹ thuật 5,54ha, tại thị trấn Giồng Riềng. |
11 |
Huyện Gò Quao |
2016 |
- Diện tích 25.923 m2 - Đã hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động. |
12 |
Huyện An Biên |
2013 |
- Tổng điện tích đất hiện đang sử dụng 37.058,6 m2, đã xây dựng Nhà làm việc, hàng rào, nhà đa năng, khán đài, hàng rào dây xích; dự kiến xây dựng Thư viện, nhà truyền thống, xã hội hóa các hạng mục văn hóa khác... |
13 |
Huyện An Minh |
2016 |
- Diện tích gần 10.000 m2, đến nay đã có một số hạng mục bị xuống cấp. - Có nhà đa năng, sân bóng đá, thư viện sử dụng 01 phòng làm việc tại Trung tâm. |
14 |
Huyện Vĩnh Thuận |
2018 |
- Diện tích 17.837 m2 - Hàng rào, sân khấu ngoài trời, hồ bơi - Phòng Truyền thanh và Thư viện sử dụng phòng làm việc. |
15 |
Huyện U Minh Thượng |
|
- Chưa xây dựng, có quỹ đất và chuẩn bị khởi công xây dựng theo quy trình đã phê duyệt. - Đài Truyền thanh: đang hoạt động tốt. - Chưa có thư viện riêng. |
THỐNG KÊ TRUNG TÂM VĂN HÓA - THỂ THAO XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
TT |
Huyện, thành phố |
Tổng số xã, phường, thị trấn |
Trung tâm VHTT độc lập |
Trung tâm VHTT sử dụng hội trường UBND |
Trung tâm VHTT độc lập đã xuống cấp |
Trung tâm VHTT đạt chuẩn |
Chưa có Trung tâm VHTT |
Số xã cần đầu tư trang thiết bị cho Trung tâm VHTT |
1 |
Thành phố Rạch Giá |
12 |
4 |
8 |
4 |
0 |
8 |
4 |
2 |
Thành phố Hà Tiên |
7 |
3 |
4 |
1 |
0 |
4 |
3 |
3 |
Thành phố Phú Quốc |
9 |
6 |
3 |
1 |
5 |
3 |
6 |
4 |
Huyện Giang Thành |
5 |
3 |
2 |
0 |
0 |
0 |
5 |
5 |
Huyện Kiên Lương |
8 |
7 |
1 |
3 |
7 |
1 |
7 |
6 |
Huyện Hòn Đất |
14 |
8 |
6 |
1 |
3 |
6 |
8 |
7 |
Huyện Kiên Hải |
4 |
1 |
3 |
0 |
1 |
3 |
1 |
8 |
Huyện Châu Thành |
10 |
7 |
3 |
0 |
7 |
3 |
7 |
9 |
Huyện Tân Hiệp |
11 |
10 |
1 |
3 |
7 |
1 |
10 |
10 |
Huyện Giồng Riềng |
19 |
18 |
1 |
0 |
18 |
1 |
18 |
11 |
Huyện Gò Quao |
11 |
10 |
1 |
0 |
10 |
1 |
10 |
12 |
Huyện An Biên |
9 |
6 |
3 |
0 |
6 |
3 |
6 |
13 |
Huyện An Minh |
11 |
10 |
1 |
3 |
7 |
1 |
10 |
14 |
Huyện Vĩnh Thuận |
8 |
7 |
1 |
0 |
7 |
1 |
7 |
15 |
Huyện U Minh Thượng |
6 |
3 |
3 |
1 |
2 |
3 |
3 |
|
Tổng số |
144 |
103 |
41 |
16 |
80 |
39 |
105 |
THỐNG KÊ NHÀ VĂN HÓA - KHU THỂ THAO ẤP, KHU PHỐ
TT |
Huyện, thành phố |
Tổng số ấp, khu phố |
Nhà Văn hóa - Khu Thể thao độc lập |
Nhà Văn hóa - Khu Thể thao kiêm thiết chế khác |
Nhà Văn hóa - Khu Thể thao độc lập đã xuống cấp |
Nhà Văn hóa - Khu Thể thao đạt chuẩn |
Chưa có Nhà Văn hóa - Khu Thể thao, điểm sinh hoạt đã xuống cấp trầm trọng hoặc chung với thiết chế khác nhỏ hẹp cần xây mới |
Số lượng Nhà Văn hóa - Khu Thể thao cần đầu tư trang thiết bị |
1 |
Thành phố Rạch Giá |
72 |
0 |
72 |
0 |
0 |
0 |
72 |
2 |
Thành phố Hà Tiên |
27 |
0 |
27 |
0 |
0 |
27 |
27 |
3 |
Thành phố Phú Quốc |
53 |
0 |
53 |
0 |
0 |
53 |
53 |
4 |
Huyện Giang Thành |
29 |
0 |
29 |
0 |
29 |
0 |
29 |
5 |
Huyện Kiên Lương |
44 |
0 |
44 |
0 |
0 |
44 |
44 |
6 |
Huyện Hòn Đất |
85 |
0 |
85 |
0 |
0 |
12 |
85 |
7 |
Huyện Kiên Hải |
13 |
0 |
13 |
0 |
0 |
3 |
13 |
8 |
Huyện Châu Thành |
67 |
0 |
67 |
0 |
0 |
0 |
67 |
9 |
Huyện Tân Hiệp |
74 |
0 |
74 |
0 |
0 |
0 |
74 |
10 |
Huyện Giồng Riềng |
128 |
0 |
128 |
0 |
0 |
128 |
128 |
11 |
Huyện Gò Quao |
99 |
0 |
99 |
0 |
0 |
99 |
99 |
12 |
Huyện An Biên |
73 |
0 |
73 |
0 |
0 |
73 |
73 |
13 |
Huyện An Minh |
77 |
0 |
77 |
0 |
0 |
0 |
77 |
14 |
Huyện Vĩnh Thuận |
54 |
0 |
54 |
0 |
0 |
0 |
54 |
15 |
Huyện U Minh Thượng |
55 |
0 |
55 |
0 |
0 |
39 |
16 |
|
Tổng số |
950 |
0 |
950 |
0 |
29 |
478 |
911 |
THỐNG KÊ NHÀ THIẾU NHI HUYỆN, THÀNH PHỐ
TT |
Nhà Thiếu nhi cấp huyện |
Xây dựng năm |
Thực trạng |
1 |
Thành phố Hà Tiên |
2001 |
- Phòng học năng khiếu; - Cổng, hàng rào, nhà bảo vệ, hệ thống điện, nước, sân bãi, vườn hoa, cây xanh; - Khu tập thể thao trong nhà, nhà thể thao đa năng; - Sân khấu ngoài trời; - Hồ bơi, trò chơi, khu bán nước uống. |
2 |
Thành phố Phú Quốc |
2001 |
- Nhà làm việc; - Nhà truyền thống-thư viện; - Nhà đào tạo năng khiếu; - Sân khấu ngoài trời; - Nhà thể thao đa năng. |
3 |
Huyện Kiên Lương |
2010 |
- Nhà làm việc; - Nhà đào tạo các lớp năng khiếu; cổng, hàng rào...; - Hồ bơi. |
4 |
Huyện Hòn Đất |
2008 |
- Nhà học năng khiếu, nhà làm việc, thư viện truyền thống; - Nhà thể thao đa năng; - Nhà bảo vệ, đường nội bộ, hệ thống thoát nước, sân cho các trò chơi ngoài trời, hàng rào. |
5 |
Huyện Tân Hiệp |
2001 |
- Khu nhà làm việc; - Khu vui chơi giải trí; - Khu hoạt động văn hóa đại chúng; - Khu đào tạo năng khiếu, học tập. |
6 |
Huyện Giồng Riềng |
1995 |
- Khu vui chơi giải trí, thể thao dành cho thiếu nhi. |
7 |
Huyện Gò Quao |
1996 |
- Nhà làm việc; - Khu nhà đào tạo; - Sân khấu ngoài trời; - Nhà thể thao đa năng; - Hàng rào, cổng, nhà bảo vệ, đường nội bộ, sân, hệ thống thoát nước, khu vệ sinh công cộng. |
8 |
Huyện An Biên |
1995 |
- Trưng dụng phòng chức năng của nhà thi đấu đa năng làm phòng làm việc; - Sân khấu ngoài trời; - Nhà thi đấu đa năng. |
9 |
Huyện Vĩnh Thuận |
1996 |
- 01 phòng làm việc, 04 phòng học; - 01 phòng chức năng, 01 hội trường; - Khu vui chơi, sân khấu ngoài trời. |
10 |
Huyện An Minh |
1996 |
- Nhà làm việc: 02 phòng |
11 |
Huyện U Minh Thượng |
Chưa có |
|
12 |
Huyện Giang Thành |
Chưa có |
|
13 |
Huyện Châu Thành |
Chưa có |
|
14 |
Huyện Kiên Hải |
Chưa có |
|
15 |
Thành phố Rạch Giá |
Chưa có |
|
HỆ THỐNG CÁC QUẢNG TRƯỜNG VÀ CÔNG VIÊN VĂN HÓA, VUI CHƠI GIẢI TRÍ
TT |
Tên thiết chế |
Hiện trạng |
Dự kiến đầu tư, xây dựng |
1 |
Công viên Văn hóa An Hòa |
- Khu nhà làm việc tạm bằng vật liệu lắp ghép; Khu vui chơi dưới nước trong hồ bơi; Khu cảnh quan hang tiền sử; Khu nuôi động vật; - Bãi giữ xe; Hệ thống cổng chính, nhà bảo vệ, bồn nước trang trí; Khu vui chơi dưới nước; Khu sân khấu lắp ghép tạm ngoài trời; Nhà kho (đang sử dụng); - Khu bắn súng hơi; Phòng chiếu phim 3D (đã ngưng hoạt động). |
- Duy trì và phát triển tốt các công trình, hạng mục hiện có của đơn vị; - Sửa chữa, nâng cấp và phát triển thêm loại hình vui chơi giải trí và các trò chơi dân gian mới phục vụ cho nhiều đối tượng. |
2 |
Quảng trường trung tâm và tượng đài Bác Hồ ở thành phố Phú Quốc |
Chờ Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định đầu tư. |
Thi công công trình từ năm 2022 đến năm 2025: - Khu đặt tượng đài Bác Hồ; - Sân quảng trường; - Cây xanh, vườn hoa, cảnh quan; - Khu điều hành đón tiếp, dịch vụ và phụ trợ; - Bãi đỗ xe tập trung; - Đường giao thông. |
3 |
Quảng trường Trần Quang Khải - Trung tâm Sinh hoạt cộng đồng thành phố Rạch Giá |
- Đường nội bộ, sân nền; - Điện chiếu sáng, điện trang trí; - Hệ thống cấp thoát nước; - Công viên cây xanh có lắp đặt 02 bộ dụng cụ luyện tập thể dục; - 02 màn hình led lớn phục vụ tuyên truyền, cổ động, quảng bá cho địa phương và quảng cáo các sản phẩm (xã hội hóa). |
|
4 |
Công viên đường Tôn Đức Thắng ở thành phố Rạch Giá |
- Bờ kè chắn sóng và hành lang bảo vệ; - Đường cho người đi bộ; bãi đỗ xe; Điện chiếu sáng, điện trang trí; - Hệ thống cấp thoát nước; - Công viên cây xanh, 08 bộ dụng cụ tập luyện; - Nhà nghỉ chân. |
- Xây dựng hoàn thiện đoạn công viên trước Nhà hàng Năm Nhỏ để kết nối đồng bộ với toàn bộ công viên đã được xây dựng. |
5 |
Nhà Thiếu nhi tỉnh |
- Nhà làm việc; khu Trường học năng khiếu bán trú; nhà chờ; phòng âm thanh, ánh sáng, thay trang phục; nhà thể thao đa năng; nhà xe, nhà kho; sân chơi cộng đồng; Khu trò chơi trong nhà; Nhà sinh hoạt đa năng; - Sân khấu biểu diễn ngoài trời có mái che; khu trò chơi ngoài trời; - Nhà thể thao đa năng, sinh hoạt đào tạo năng khiếu các loại hình thể dục thể thao; - Khu hồ bơi; - Tượng đài Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực; công viên, sân bãi, cổng rào. |
- Cải tạo nâng cấp toàn bộ công trình khu biểu diễn; - Thay mới đồng bộ hệ thống âm thanh ánh sáng, màn hình led, phục vụ hội thi hội diễn về nghệ thuật, ca múa nhạc; - Cải tạo nâng cấp Nhà thể thao đa năng, sân nền phục vụ cho luyện tập và thi đấu thể thao; - Làm mới và lắp điện chiếu sáng khu vui chơi, sinh hoạt cộng đồng, phục vụ cho thiếu nhi vui chơi, sinh hoạt tập thể, tập luyện các môn thể dục thể thao cho thiếu nhi. |
6 |
Trung tâm hoạt động Thanh thiếu niên tỉnh |
- Khối hành chính lớp học năng khiếu; - Khối nhà đa năng; - Khối nhà nghỉ; Hiện trạng chung: Các phần công trình hiện tại đã xuống cấp, bong tróc sơn tường, hệ thống điện nước bắt đầu xuất hiện sự cố, bàn ghế xuống cấp, máy móc trang thiết bị hết hạn sử dụng cần được thay thế. |
- Khu vui chơi giải trí ngoài trời cho Thanh thiếu niên: + Hồ bơi phòng chống đuối nước: chuẩn bị khởi công theo đề án của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. + Khu cắm trại, khu huấn luyện: quy hoạch quỹ đất chờ có chủ trương đầu tư giai đoạn 02 của Trung tâm. |
THỐNG KÊ NGUỒN NHÂN LỰC THIẾT CHẾ VĂN HÓA, THỂ THAO CƠ SỞ
TT |
Đơn vị, địa phương |
Số lượng |
Trình độ cao đẳng trở lên |
Trình độ khác |
Ghi chú |
1 |
Trung tâm Văn hóa tỉnh |
18 |
14 |
4 |
16 biên chế; 02 hợp đồng |
2 |
Nhà thiếu nhi tỉnh |
122 |
74 |
48 |
|
2.1 |
Biên chế Nhà thiếu nhi |
27 |
14 |
13 |
12 biên chế; 15 hợp đồng |
2.2 |
Đơn vị trực thuộc: Trường Tiểu học - Mẫu giáo Lê Hồng Phong |
95 |
60 |
35 |
95 hợp đồng dài hạn |
3 |
Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu niên cấp tỉnh |
16 |
9 |
7 |
01 biên chế; 15 hợp đồng |
4 |
Công viên Văn hóa An Hòa |
20 |
8 |
12 |
08 biên chế; 12 hợp đồng |
5 |
Nhà Văn hóa Lao động tỉnh |
5 |
|
|
02 kiêm nhiệm; 03 hợp đồng |
6 |
Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh huyện, thành phố |
240 |
199 |
26 |
|
6.1 |
Thành phố Rạch Giá |
17 |
17 |
0 |
17 biên chế |
6.2 |
Thành phố Hà Tiên |
17 |
14 |
3 |
15 biên chế; 02 hợp đồng |
6.3 |
Thành phố Phú Quốc |
51 |
39 |
12 |
22 biên chế; 20 hợp đồng |
6.4 |
Huyện Giang Thành |
10 |
8 |
2 |
09 biên chế; 01 hợp đồng |
6.5 |
Huyện Kiên Lương |
15 |
|
|
15 biên chế |
6.6 |
Huyện Hòn Đất |
16 |
14 |
02 |
16 biên chế; 02 hợp đồng 68 |
6.7 |
Huyện Kiên Hải |
12 |
10 |
02 |
10 biên chế; 02 hợp đồng |
6.8 |
Huyện Châu Thành |
14 |
14 |
|
14 biên chế; 02 hợp đồng |
6.9 |
Huyện Tân Hiệp |
11 |
10 |
01 |
10 biên chế; 01 hợp đồng 68 |
6.10 |
Huyện Giồng Riềng |
17 |
15 |
02 |
16 biên chế; 01 hợp đồng |
6.11 |
Huyện Gò Quao |
12 |
10 |
2 |
10 biên chế; 02 hợp đồng |
6.12 |
Huyện An Biên |
12 |
12 |
|
12 biên chế |
6.13 |
Huyện An Minh |
12 |
12 |
|
12 biên chế |
6.14 |
Huyện Vĩnh Thuận |
13 |
13 |
|
11 biên chế; 02 hợp đồng |
6.15 |
Huyện U Minh Thượng |
11 |
11 |
|
11 biên chế |
7 |
Nhà Thiếu nhi huyện, thành phố |
51 |
34 |
17 |
|
7.1 |
Thành phố Rạch Giá |
2 |
2 |
|
2 kiêm nhiệm |
7.2 |
Thành phố Hà Tiên |
3 |
2 |
1 |
2 biên chế, 1 hợp đồng |
7.3 |
Thành phố Phú Quốc |
19 |
8 |
11 |
17 hợp đồng |
7.4 |
Huyện Giang Thành |
1 |
1 |
|
kiêm nhiệm |
7.5 |
Huyện Kiến Lương |
2 |
1 |
1 |
2 biên chế |
7.6 |
Huyện Hòn Đất |
3 |
2 |
1 |
2 biên chế, 1 kiêm nhiệm |
7.7 |
Huyện Kiên Hải |
2 |
2 |
|
2 kiêm nhiệm |
7.8 |
Huyện Châu Thành |
2 |
2 |
|
2 kiêm nhiệm |
7.9 |
Huyện Tân Hiệp |
3 |
2 |
1 |
3 biên chế |
7.10 |
Huyện Giồng Riềng |
3 |
3 |
|
2 biên chế, 1 kiêm nhiệm |
7.11 |
Huyện Gò Quao |
2 |
2 |
|
2 biên chế |
7.12 |
Huyện An Biên |
3 |
2 |
1 |
2 biên chế, 1 hợp đồng |
7.13 |
Huyện An Minh |
2 |
2 |
|
1 biên chế, 1 kiêm nhiệm |
7.14 |
Huyện Vĩnh Thuận |
3 |
2 |
1 |
2 biên chế, 1 hợp đồng |
7.15 |
Huyện U Minh Thượng |
1 |
1 |
|
kiêm nhiệm |
8 |
Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn |
737 |
78 |
24 |
|
8.1 |
Thành phố Rạch Giá |
36 |
|
|
Chưa sáp nhập Trung tâm Văn hóa - Thể thao với Trung tâm Học tập cộng đồng (mỗi xã, phường có 3 người phụ trách, kiêm nhiệm trong các thiết chế) |
8.2 |
Thành phố Hà Tiên |
35 |
|
|
Chưa sáp nhập Trung tâm Văn hóa - Thể thao với Trung tâm Học tập cộng đồng (mỗi xã, phường có 5 người kiêm nhiệm trong các thiết chế). |
8.3 |
Thành phố Phú Quốc |
81 |
|
|
Chưa sáp nhập Trung tâm Văn hóa - Thể thao với Trung tâm Học tập cộng đồng (mỗi xã, phường có 9 người phụ trách, kiêm nhiệm trong các thiết chế). |
8.4 |
Huyện Giang Thành |
15 |
|
|
5 cán bộ văn hóa xã hội, 10 kiêm nhiệm |
8.5 |
Huyện Kiên Lương |
8 |
|
|
8 cán bộ văn hóa xã hội |
8.6 |
Huyện Hòn Đất |
98 |
|
|
Chưa sáp nhập Trung tâm Văn hóa - Thể thao với Trung tâm Học tập cộng đồng (mỗi xã, thị trấn có 7 người phụ trách, kiêm nhiệm trong các thiết chế). |
8.7 |
Huyện Kiên Hải |
7 |
3 |
4 |
7 biên chế |
8.8 |
Huyện Châu Thành |
35 |
|
|
Có 7 Trung tâm Văn hóa-Thể thao; cơ cấu mỗi Trung tâm 5 người phụ trách, kiêm nhiệm |
8.9 |
Huyện Tân Hiệp |
45 |
33 |
12 |
Chưa sáp nhập Trung tâm Văn hóa - Thể thao với TT Học tập cộng đồng (mỗi xã, thị trấn có 4-5 người phụ trách, kiêm nhiệm trong các thiết chế). |
8.10 |
Huyện Giồng Riềng |
133 |
|
|
Chưa sáp nhập Trung tâm Văn hóa - Thể thao với TT Học tập cộng đồng (mỗi xã, thị trấn có 7 người phụ trách, kiêm nhiệm trong các thiết chế). |
8.11 |
Huyện Gò Quao |
99 |
|
|
Chưa sáp nhập Trung tâm Văn hóa - Thể thao với Trung tâm Học tập cộng đồng (mỗi xã, thị trấn có 9 người phụ trách kiêm nhiệm trong các thiết chế). |
8.12 |
Huyện An Biên |
63 |
|
|
Chưa sáp nhập Trung tâm Văn hóa - Thể thao với TT Học tập cộng đồng (mỗi xã, thị trấn có 7 người kiêm nhiệm trong các thiết chế). |
8.13 |
Huyện An Minh |
44 |
36 |
08 |
Chưa sáp nhập Trung tâm Văn hóa - Thể thao với Trung tâm Học tập cộng đồng (mỗi xã, thị trấn có 3 người kiêm nhiệm trong các thiết chế). |
8.14 |
Huyện Vĩnh Thuận |
32 |
|
|
Chưa sáp nhập Trung tâm Văn hóa - Thể thao với Trung tâm Học tập cộng đồng (mỗi xã, thị trấn có 4 người phụ trách, kiêm nhiệm trong các thiết chế) |
8.15 |
Huyện U Minh Thượng |
6 |
6 |
0 |
3 cán bộ văn hóa xã hội; 3 kiêm nhiệm |
9 |
Nhà Văn hóa - Khu Thể thao ấp, khu phố |
950 |
|
|
Nhà Văn hóa - Khu Thể thao ấp, khu phố có 1 người |
9.1 |
Thành phố Rạch Giá |
72 |
Do Trưởng ấp hoặc Trưởng đoàn thể ấp trông coi |
|
|
9.2 |
Thành phố Hà Tiên |
27 |
|
||
9.3 |
Thành phố Phú Quốc |
53 |
|
||
9.4 |
Huyện Giang Thành |
29 |
|
||
9.5 |
Huyện Kiên Lương |
44 |
|
||
9.6 |
Huyện Hòn Đất |
85 |
|
||
9.7 |
Huyện Kiên Hải |
13 |
|
||
9.8 |
Huyện Châu Thành |
67 |
|
||
9.9 |
Huyện Tân Hiệp |
74 |
|
||
9.10 |
Huyện Giồng Riềng |
128 |
|
||
9.11 |
Huyện Gò Quao |
99 |
|
||
9.12 |
Huyện An Biên |
73 |
|
||
9.13 |
Huyện An Minh |
77 |
|
||
9.14 |
Huyện Vĩnh Thuận |
54 |
|
||
9.15 |
Huyện U Minh Thượng |
55 |
|
||
Tổng số: 1+2+3+4+5+6+7+8+9 |
2.159 |
801 |
253 |
|
KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN HÀNG NĂM CỦA HỆ THỐNG THIẾT CHẾ VĂN HÓA, THỂ THAO CƠ SỞ
STT |
Thiết chế văn hóa |
Kinh phí hoạt động |
Ghi chú |
|
Kinh phí được cấp từ nguồn Ngân sách Nhà nước |
Kinh phí thu từ hoạt động sự nghiệp |
|||
1 |
2 |
4 |
5 |
6 |
A |
Thiết chế văn hóa, thể thao do ngành Văn hóa và Thể thao quản lý |
|
|
|
1 |
Trung tâm Văn hóa tỉnh |
1.330.000.000 |
|
|
2 |
Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh cấp huyện |
|
|
|
2.1 |
Thành phố Rạch Giá |
3.887.362.800 |
|
|
2.2 |
Thành phố Hà Tiên |
2.495.876.000 |
|
|
2.3 |
Thành phố Phú Quốc |
7.117.286.139 |
|
|
2.4 |
Huyện An Biên |
2.260.000.000 |
|
|
2.5 |
Huyện An Minh |
1.439.000.000 |
|
|
2.6 |
Huyện U Minh Thượng |
962.000.000 |
|
|
2.7 |
Huyện Vĩnh Thuận |
2.708.485.152 |
|
|
2.8 |
Huyện Châu Thành |
2.573.456.808 |
|
|
2.9 |
Huyện Gò Quao |
2.831.154.500 |
|
|
2.10 |
Huyện Giồng Riềng |
3.079.983.000 |
|
|
2.11 |
Huyện Tân Hiệp |
2.468.581.165 |
|
|
2.12 |
Huyện Kiên Hải |
1.954.455.945 |
|
|
2.13 |
Huyện Hòn Đất |
3.009.576.000 |
|
|
2.14 |
Huyện Kiên Lương |
1.918.916.000 |
|
|
2.15 |
Huyện Giang Thành |
235.872.000 |
|
|
3 |
Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã |
|
|
|
3.1 |
Thành phố Rạch Giá |
- Trung tâm Văn hóa -Thể thao: Được hỗ trợ kinh phí từ: ......đ đến ......đ; - Trung tâm Học tập cộng đồng: Được hỗ trợ kinh phí từ: ......đ đến ......đ; - Đài Truyền thanh: Được hỗ trợ kinh phí từ: ......đ đến ......đ. |
|
|
3.2 |
Thành phố Hà Tiên |
- Trung tâm Văn hóa -Thể thao: Được hỗ trợ kinh phí từ: ......đ đến ......đ; - Trung tâm Học tập cộng đồng: Được hỗ trợ kinh phí: 27.000.000đ/năm; - Đài Truyền thanh: Được hỗ trợ kinh phí từ: ......đ đến ......đ. |
|
|
3.3 |
Thành phố Phú Quốc |
- Trung tâm Văn hóa -Thể thao được hỗ trợ kinh phí từ: 30.000.000 đến 40.000.000đ/năm; - Trung tâm Học tập cộng đồng được hỗ trợ kinh phí 20.000.000đ/năm; - Đài Truyền thanh được hỗ trợ từ 10.000.000 đến 20.000.000đ/năm. |
|
|
3.4 |
Huyện An Biên |
- Trung tâm Văn hóa -Thể thao: Được hỗ trợ kinh phí từ: 25.000.000đ đến 55.000.000đ; - Trung tâm Học tập cộng đồng: Được hỗ trợ kinh phí: 27.000.000đ; - Đài Truyền thanh: Được hỗ trợ kinh phí từ: ......đ đến ......đ. |
|
|
3.5 |
Huyện An Minh |
- Trung tâm Văn hóa -Thể thao: Được hỗ trợ kinh phí từ: ......đ đến ......đ; - Trung tâm Học tập cộng đồng: Được hỗ trợ kinh phí: 20.000.000đ/năm; - Đài Truyền thanh: Được hỗ trợ kinh phí từ: ......đ đến ......đ. |
|
|
3.6 |
Huyện U Minh Thượng |
- Trung tâm Văn hóa -Thể thao: Được hỗ trợ kinh phí từ: ......đ đến ......đ; - Trung tâm Học tập cộng đồng: Được hỗ trợ kinh phí từ: ......đ đến ......đ; Đài Truyền thanh: Được hỗ trợ kinh phí từ: ......đ đến ......đ. |
|
|
3.7 |
Huyện Vĩnh Thuận |
- Trung tâm Văn hóa -Thể thao: Được hỗ trợ kinh phí từ: ......đ đến ......đ; - Trung tâm Học tập cộng đồng: Được hỗ trợ kinh phí: 27.000.000đ/năm; - Đài Truyền thanh: Được hỗ trợ kinh phí từ: ......đ đến ......đ. |
|
|
3.8 |
Huyện Châu Thành |
- Trung tâm Văn hóa -Thể thao: Được hỗ trợ kinh phí từ: ......đ đến ......đ; - Trung tâm Học tập cộng đồng: Được hỗ trợ kinh phí từ: 26.000.000đ/năm đến 27.000.000đ/năm; Đài Truyền thanh: Được hỗ trợ kinh phí từ: 3.000.000đ/năm đến 15.000.000đ/năm. |
|
|
3.9 |
Huyện Gò Quao |
- Trung tâm Văn hóa -Thể thao: Được hỗ trợ kinh phí: 30.000.000đ/năm; - Trung tâm Học tập cộng đồng: Được hỗ trợ kinh phí: 27.000.000đ/năm; - Đài Truyền thanh: Được hỗ trợ kinh phí từ: ......đ đến ......đ. |
|
|
3.10 |
Huyện Giồng Riềng |
- Trung tâm Văn hóa -Thể thao: Được hỗ trợ kinh phí từ: ......đ đến ......đ; - Trung tâm Học tập cộng đồng: Được hỗ trợ kinh phí: 24.300.000đ/năm; - Đài Truyền thanh: Được hỗ trợ kinh phí từ: 3.000.000đ/năm đến 15.000.000đ/năm. |
|
|
3.11 |
Huyện Tân Hiệp |
- Trung tâm Văn hóa -Thể thao: Được hỗ trợ kinh phí từ: ......đ đến ......đ; - Trung tâm Học tập cộng đồng: Được hỗ trợ kinh phí từ: 27.000.000đ/năm đến 50.000.000đ/năm; Đài Truyền thanh: Được hỗ trợ kinh phí từ: 3.000.000đ/năm đến 15.000.000đ/năm. |
|
|
3.12 |
Huyện Kiên Hải |
- Trung tâm Văn hóa -Thể thao: Được hỗ trợ kinh phí từ: ......đ đến ......đ; - Trung tâm Học tập cộng đồng: Được hỗ trợ kinh phí từ: ......đ đến ......đ; Đài Truyền thanh: Được hỗ trợ kinh phí từ: ......đ đến ......đ. |
|
|
3.13 |
Huyện Hòn Đất |
- Trung tâm Văn hóa -Thể thao: Được hỗ trợ kinh phí từ: ......đ đến ......đ - Trung tâm Học tập cộng đồng: Được hỗ trợ kinh phí: 27.000.000đ/năm; Đài Truyền thanh: Được hỗ trợ kinh phí từ: 3.000.000đ đến 15.000.000đ. |
|
|
3.14 |
Huyện Kiên Lương |
- Trung tâm Văn hóa -Thể thao: Được hỗ trợ kinh phí từ: ......đ đến ......đ; - Trung tâm Học tập cộng đồng: Được cấp kinh phí: 20.000.000đ/năm; Đài Truyền thanh: Được cấp kinh |
|
|
3.15 |
Huyện Giang Thành |
- Trung tâm Văn hóa -Thể thao: Được hỗ trợ kinh phí từ: ......đ đến ......đ; - Trung tâm Học tập cộng đồng: Được hỗ trợ kinh phí từ: ......đ đến ......đ; Đài Truyền thanh: Được hỗ trợ kinh phí từ: ......đ đến ......đ. |
|
|
4 |
Nhà Văn hóa - Khu thể thao ấp |
Không được hỗ trợ kinh phí hoạt động |
|
|
B |
Thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng và thanh thiếu niên, nhi đồng |
|
|
|
1 |
Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu niên tỉnh |
2.300.000.000 |
649.000.000 |
|
2 |
Nhà Thiếu nhi tỉnh |
3.000.000.000 |
3.000.000.000 |
|
3 |
Nhà thiếu nhi cấp huyện |
|
|
|
3.1 |
An Biên |
314.363.000 |
|
|
3.2 |
An Minh |
30.000.000 |
|
|
3.3 |
U Minh Thượng |
147.600.000 |
|
|
3.4 |
Vĩnh Thuận |
115.000.000 |
|
|
3.5 |
Giồng Riềng |
23.940.000 |
|
|
3.6 |
Gò Quao |
285.063.000 |
|
|
3.7 |
Tân Hiệp |
430.000.000 |
|
|
3.8 |
Hòn Đất |
266.000.000 |
|
|
3.9 |
Kiên Lương |
291.626.000 |
|
|
3.10 |
Hà Tiên |
186.575.000 |
|
|
3.11 |
Giang Thành |
40.000.000 |
|
|
3.12 |
Phú Quốc |
445.162.228 |
|
|
3.13 |
Châu Thành |
|
|
Huyện đoàn và Thành đoàn trích kinh phí cấp cho Hội đồng đội chi cho các hoạt động dành cho thiếu nhi. |
3.14 |
Kiên Hải |
|
|
|
3.15 |
Rạch Giá |
|
|
|
C |
Thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ công nhân, viên chức, người lao động |
|
|
|
1 |
Nhà Văn hóa Lao động cấp tỉnh |
|
|
|
D |
Hệ thống các quảng trường và công viên văn hóa, vui chơi giải trí |
|
|
|
3.1 |
Công viên Văn hóa An Hòa |
2.000.000.000 |
3.221.200.000 |
|
3.2 |
Quảng trường Trần Quang Khải - Trung tâm Sinh hoạt cộng đồng thành phố Rạch Giá |
Không được cấp kinh phí hoạt động |
650.000.000 |
|
* GIAI ĐOẠN 2021-2025: Thực hiện theo phân cấp ngân sách, đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao cấp nào thì ngân sách cấp đó bố trí. Huy động lồng ghép các nguồn vốn để xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao như: vốn sự nghiệp, vốn đầu tư công, đặc biệt là Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hóa,... và nguồn vốn xã hội hóa đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và từng giai đoạn, bố trí ngân sách đảm bảo thực hiện theo lộ trình Đề án.
ĐVT: Triệu đồng
TT |
Thiết chế văn hóa |
Thực trạng |
Nhu cầu đầu tư |
Nguồn vốn đầu tư |
Ghi chú |
|||
|
||||||||
Tỉnh |
Huyện |
Xã hội hóa |
Tổng cộng |
|
||||
Thiết chế văn hóa, thể thao do ngành Văn hóa và Thể thao quản lý |
|
|
|
|
|
|||
1 |
- Trung tâm Văn hóa tỉnh |
Xuống cấp, cần cải tạo, sửa chữa. |
- Cải tạo, sửa chữa, nâng cấp Trung tâm Văn hóa tỉnh: hội trường đa năng, hệ thống sân nền, thoát nước, cổng, hàng rào, hạ tầng kỹ thuật và thiết bị,... |
49.616 |
|
|
49.616 |
- Công trình chuyển tiếp 2019 - 2022; dự kiến hoàn thành trong năm 2022. |
|
- Khu Trung tâm Văn hóa - Hội nghị - Hội chợ - Triển lãm của tỉnh |
|
|
|
|
- Đề xuất và tổ chức thi tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình, triển khai lập dự án đầu tư, huy động nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2025- 2030. |
||
2 |
Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh cấp huyện |
|
|
|
|
|
||
2.1 |
Thành phố Rạch Giá |
- Trưng dụng từ nhà thiếu nhi Lạc Hồng (cơ sở 2). - Đã cũ, xuống cấp.. |
Đầu tư xây dựng mới Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh thành phố theo tiêu chuẩn do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
|
|
|
|
- Giai đoạn 2022-2025, dự kiến đầu tư xây dựng mới Trung tâm văn hóa, Thể thao và Truyền thanh và trang bị cơ sở vật chất. - Phấn đấu đến năm 2030, Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh của thành phố được đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất theo tiêu chí quy định tại Thông tư số 11/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. |
2.2 |
Thành phố Hà Tiên |
- Đang sử dụng tạm trụ sở của Phòng Giáo dục và Đào tạo với diện tích 352 m2. |
- Xây dựng Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh thành phố theo tiêu chuẩn do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; - Trang bị: 1 bộ âm thanh ánh sáng 1,5 tỷ. - 1 màn hình Led (20x30). |
|
|
|
|
- Giai đoạn 2022-2025, dự kiến đầu tư xây dựng mới Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh và trang bị cơ sở vật chất. - Phấn đấu đến năm 2030, Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh của thành phố được đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất theo tiêu chí quy định tại Thông tư số 11/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. |
2.3 |
Thành phố Phú Quốc |
+ Nhà văn hóa bị xuống cấp, hư hỏng; + Nhà đa năng: đã xuống cấp như dột, thấm, ẩm mốc các công trình phụ trợ hư hỏng; + Nhà năng khiếu: dột, thấm, ẩm mốc. |
+ Phân bố quỹ đất cho Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh thành phố theo tiêu chuẩn do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch + Sửa chữa, nâng cấp trụ sở: Nhà văn hóa, nhà đa năng, nhà năng khiếu, thư viện. + Đầu tư trang thiết bị 01 phòng đọc sách cho thiếu nhi; bổ sung các đầu sách và trang thiết bị phục vụ thư viện; Mua 01 xe thư viện phục vụ Thư viện lưu động. + Mua sắm thiết bị: máy quay phim, bộ dựng chương trình, hệ thống đèn chiếu sáng phục vụ công tác trong truyền hình. - Mua bộ máy phát thanh FM, máy photo,... - Mua sắm âm thanh, ánh sáng nhằm phục vụ văn hóa văn nghệ. |
|
|
|
|
- Giai đoạn 2022 - 2025, dự kiến đầu tư sửa chữa mới một số hạng mục và trang bị cơ sở vật chất. - Phấn đấu đến năm 2030, Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh của thành phố được đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất theo tiêu chí quy định tại Thông tư số 11/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. |
2.4 |
Huyện An Biên |
Có nhà làm việc, nhà đa năng, chưa có thư viện, nhà truyền thống... |
- Xây dựng mới Thư viện - Nhà truyền thống. - Sân nền nội bộ. - Rãnh thoát nước. - Cải tạo hàng rào, cổng chính. - Cải tạo nhà làm việc Trung tâm. - Trang thiết bị: Trang thiết bị phòng làm việc, phục vụ hoạt động thư viện, và trưng bày nhà truyền thống. |
8.000 |
|
|
8.000 |
- Giai đoạn 2022-2025, đầu tư xây dựng một số hạng mục và trang bị cơ sở vật chất. - Phấn đấu đến năm 2030, Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh của huyện được đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất theo tiêu chí quy định tại Thông tư số 11/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. |
2.5 |
Huyện An Minh |
- Trụ sở làm việc đến nay đã có một số hạng mục bị xuống cấp. - Có nhà đa năng: xuống cấp như dột, thấm, ẩm mốc các công trình phụ trợ hư hỏng. - Sân bóng đá: trạng bị thấp, ngập úng. - Thư viện sử dụng 1 phòng làm việc. |
- Nhà Truyền thống- Thư viện. - Nhà đào tạo năng khiếu. - Sân khấu ngoài trời. - Nhà thể thao đa năng. |
|
|
|
|
- Giai đoạn 2022-2025, dự kiến quy hoạch đầu tư, xây dựng sân vận động và khu vui chơi giải trí cho thanh, thiếu niên. - Phấn đấu đến năm 2030, Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh của huyện được đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất theo tiêu chí quy định tại Thông tư số 11/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. |
2.6 |
Huyện U Minh Thượng |
- Chưa có Trung tâm văn hóa, Thể thao và Truyền thanh huyện. - Đài Truyền thanh: Hệ thống loa truyền thanh còn ít, xuống cấp, hư hỏng nhiều và chưa đồng bộ, máy phát sóng xuống cấp; thường xuyên gặp sự cố. - Chưa có xe phục vụ công tác tuyên truyền - Chưa có thư viện riêng. |
- San lấp mặt bằng. - Nhà thi đấu đa năng loại vừa 1 tầng. - Nhà làm việc 3 tầng. - Nhà vệ sinh công cộng. - Nhà xe các loại. - Kho thiết bị truyền thông lưu động. - Cổng, hàng rào. - Sân bãi, đường nội bộ - Rãnh thoát nước. - Hệ thống nước sinh hoạt + PCCC (bể nước và thiết bị). - Hệ thống cấp điện. - Cây xanh, thảm cỏ. - Trang thiết bị: cho các phòng của nhà làm việc, đài truyền thanh, nhà thi đấu đa năng. - Đề nghị cấp xe tuyên truyền lưu động. |
23.000 |
|
|
23.000 |
- Giai đoạn 2022-2025, đầu tư xây dựng mới Trung tâm văn hóa, Thể thao và Truyền thanh và trang bị cơ sở vật chất. - Cấp xe tuyên truyền lưu động. - Phấn đấu đến năm 2030, Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh của huyện được đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất theo tiêu chí quy định tại Thông tư số 11/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. |
2.7 |
Huyện Vĩnh Thuận |
Có nhà làm việc, chưa có nhà đa năng... |
- Xây dựng mới Nhà thi đấu đa năng loại 1 và các hạng mục phụ trợ. - Trang thiết bị: Sân khấu di động, ghế nhựa, thiết bị âm thanh, bình chữa cháy, máy bơm nước, bồn nước, máy bơm chữa cháy, thiết bị phòng quản lý, tủ phòng thay đồ. - Sân nền, thoát nước diện tích khoảng 300m2. - Hệ thống phòng cháy chữa cháy. - Bể nước ngầm 60m3. - Đường dây hạ thế và trạm biến áp. |
12.000 |
|
|
12.000 |
- Giai đoạn 2022-2025, đầu tư xây dựng mới một số hạng mục và trang bị cơ sở vật chất. - Phấn đấu đến năm 2030, Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh của huyện được đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất theo tiêu chí quy định tại Thông tư số 11/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. |
2.8 |
Huyện Châu Thành |
- Có nhà làm việc, kho chứa trang thiết bị. - Có sân bóng đá, sân khấu ngoài trời, sân bóng chuyền, đường chạy, nhà tập luyện TDTT. - Có 01 xe ô tô chuyên dụng. |
- Xây dựng mới Nhà thi đấu đa năng loại 1 và các hạng mục phụ trợ. - Trang thiết bị: Sân khấu di động, ghế nhựa di động, thiết bị âm thanh, bình chữa cháy, máy bơm nước, bồn nước, máy bơm chữa cháy, thiết bị phòng quản lý, tủ phòng thay đồ. - Sân nền nội bộ. - Hệ thống phòng cháy chữa cháy. - Bể nước ngầm. - San lấp mặt bằng. |
13.000 |
|
|
13.000 |
- Giai đoạn 2022-2025, đầu tư xây dựng mới một số hạng mục và trang bị cơ sở vật chất. - Phấn đấu đến năm 2030, Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh của huyện được đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất theo tiêu chí quy định tại Thông tư số 11/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. |
2.9 |
Huyện Gò Quao |
- Có nhà làm việc và nhà thi đấu đa môn. - Thư viện hỏng, xuống cấp. |
- Xây dựng mới Thư viện. - Trang thiết bị: bộ âm thanh phục vụ ngoài trời. |
16.000 |
|
|
16.000 |
- Giai đoạn 2022-2025 đầu tư xây dựng mới một số hạng mục và trang bị cơ sở vật chất. - Phấn đấu đến năm 2030, Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh của huyện được đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất theo tiêu chí quy định tại Thông tư số 11/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. |
2.10 |
Huyện Giồng Riềng |
Có nhà đa năng, chưa có nhà làm việc. |
- Xây dựng mới Nhà nhà làm việc Trung tâm. - Trang thiết bị: Thiết bị bàn, ghế, tủ, máy tính phục vụ làm việc cho các phòng, thiết bị máy bơm, thiết bị chữa cháy. - Sân nền nội bộ. - Nhà xe. - Cổng, hàng rào. - Trạm biến áp. |
6.000 |
|
|
6.000 |
- Giai đoạn 2022-2025, đầu tư xây dựng mới một số hạng mục và trang bị cơ sở vật chất. - Phấn đấu đến năm 2030, Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh của huyện được đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất theo tiêu chí quy định tại Thông tư số 11/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. |
2.11 |
Huyện Tân Hiệp |
- Chưa có trụ sở làm việc, Trung tâm đã được Phòng Văn hóa và Thông tin bàn giao một trụ sở làm việc và một trụ sở Đài truyền thanh cũ hiện đang tận dụng để làm việc. - Sân vận động. - Nhà đa năng (mới xây xong). -Thư viện xuống cấp, dột nhiều. |
- Trang thiết bị làm việc, hệ thống âm thanh. - Nâng cấp sửa chữa trụ sở. - Trang thiết bị bên trong, chống dội âm, chống dột. - Xây dựng mới Nhà Truyền thanh. |
9.800 |
|
|
9.800 |
- Giai đoạn 2022-2025, đầu tư xây dựng mới một số hạng mục và trang bị cơ sở vật chất. - Phấn đấu đến năm 2030, Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh của huyện được đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất theo tiêu chí quy định tại Thông tư số 11/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. |
2.12 |
Huyện Kiên Hải |
Đang thực hiện các hạng mục xây dựng Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh huyện. |
Nâng cấp Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh. |
3.500 |
|
|
3.500 |
- Giai đoạn 2022-2025, đã thông qua chủ trương đầu tư, chuyển giai đoạn thực hiện; hoàn thiện các hạng mục và đầu tư cơ sở vật chất. - Phấn đấu đến năm 2030, Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh của huyện được đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất theo tiêu chí quy định tại Thông tư số 11/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. |
2.13 |
Huyện Hòn Đất |
- Nhà thi đấu đa năng chưa hoàn chỉnh. - Chưa có hội trường. - Phòng thu đã xuống cấp, chất lượng âm thanh không đảm bảo. - Chưa có thư viện. - Thiếu trang thiết bị phục vụ chuyên môn. - Chưa được đầu tư xe tuyên truyền lưu động. |
- Đầu tư trang bị xe tuyên truyền lưu động - Hoàn chỉnh các hạng mục Nhà thi đấu đa năng. - Đầu tư hội trường, trang thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. - Xây dựng 02 phòng chức năng phòng thu và phòng kỹ thuật. - Đầu tư xây dựng Thư viện huyện và máy móc trang thiết bị phục vụ Thư viện. |
|
|
|
|
- Giai đoạn 2022-2025, dự kiến nâng cấp sửa chữa và đầu tư cơ sở vật chất. - Phấn đấu đến năm 2030, Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh của huyện được đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất theo tiêu chí quy định tại Thông tư số 11/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. |
2.14 |
Huyện Kiên Lương |
- Cổng - hàng rào - Nhà làm việc - Nhà đa năng - Đường giao thông nội bộ - Vỉa hè và thoát nước mặt. - Có Đài Truyền thanh. - Chưa có Thư viện riêng. |
- Các khối nhà còn lại trong khu hành chính (nhà truyền thống, nhà dạy các lớp năng khiếu). + Hồ bơi; Sân khấu ngoài trời; sân tập luyện; thi đấu; nhà vệ sinh công cộng; đường chạy, khán đài sân bóng đá; Khu xử lý nước và tập kết rác thải; các bãi giữ xe; công viên cây xanh; hạ tầng kỹ thuật vui chơi, giải trí. |
|
|
|
|
- Giai đoạn 2022-2025, dự kiến nâng cấp sửa chữa và đầu tư cơ sở vật chất. - Phấn đấu đến năm 2030, Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh của huyện được đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất theo tiêu chí quy định tại Thông tư số 11/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. |
2.15 |
Huyện Giang Thành |
Chưa có Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh huyện. |
- San lấp mặt bằng. - Nhà thi đấu đa năng loại vừa 1 tầng. - Nhà làm việc 3 tầng; - Nhà vệ sinh công cộng. - Nhà xe các loại. - Kho thiết bị truyền thông lưu động. - Cổng, hàng rào. - Sân bãi, đường nội bộ - Rãnh thoát nước. - Hệ thống nước sinh hoạt + PCCC (bể nước và thiết bị). - Hệ thống cấp điện. - Cây xanh, thảm cỏ. - Trang thiết bị: cho các phòng của nhà làm việc, đài truyền thanh, nhà thi đấu đa năng. |
23.000 |
|
|
23.000 |
- Giai đoạn 2022-2025, đầu tư xây dựng mới Trung tâm văn hóa, Thể thao và Truyền thanh và trang bị cơ sở vật chất. - Phấn đấu đến năm 2030, Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh của huyện được đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất theo tiêu chí quy định tại Thông tư số 11/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. |
3 |
Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã |
|
|
|
|
|
||
* |
Thành phố Rạch Giá |
|
|
|
|
|
||
1 |
Phường Vĩnh Hiệp |
Trung tâm Văn hóa - Thể thao tại các đơn vị đã được đầu tư xây dựng từ năm 2009 đến nay, đã xuống cấp |
- Nâng cấp sửa chữa các Trung tâm. - Bổ sung trang thiết bị: bàn ghế, âm thanh, dụng cụ TDTT... |
|
|
|
|
- Giai đoạn 2022-2025, dự kiến nâng cấp sửa chữa và đầu tư cơ sở vật chất. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
2 |
Phường Vĩnh Thông |
|
|
|
|
|||
3 |
Phường An Bình |
|
|
|
|
|||
4 |
Xã Phi Thông |
|
|
|
|
|||
5 |
Phường Vĩnh Quang |
Chưa có trụ sở Trung tâm văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng tại các phường này; Sử dụng chung hội trường ĐU-UBND phường, thiếu trang thiết bị |
Xây dựng Trung tâm văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng liên phường Vĩnh Quang - Vĩnh Thanh - Vĩnh Thanh Vân, tại vị trí quy hoạch ở cầu Suối - Vĩnh Quang. |
|
|
|
|
- Mục tiêu đến năm 2025, thành phố có 80% số đơn vị hành chính cấp xã có Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng. - Phấn đấu đến năm 2030, dự kiến xây dựng mới các Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng liên phường; từ nguồn: ngân sách tỉnh, thành phố và xã hội hóa; Đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và và đầy đủ cơ sở vật chất. |
6 |
Phường Vĩnh Thanh |
|
|
|
|
|||
7 |
Phường Vĩnh Thanh Vân |
|
|
|
|
|||
8 |
Phường Vĩnh Lợi |
- Xây dựng Trung tâm văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng liên phường Vĩnh Lợi - Rạch Sỏi, tại vị trí quy hoạch ở khu phố 7, phường Rạch Sỏi. |
|
|
|
|
||
9 |
Phường Rạch Sỏi |
|
|
|
|
|||
10 |
Phường Vĩnh Bảo |
Chưa có trụ sở Trung tâm văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng tại các phường này; Sử dụng chung hội trường Đảng ủy, Ủy ban nhân dân phường, thiếu trang thiết bị. |
- Bổ sung trang thiết bị, bàn ghế, âm thanh, hàng rào, dụng cụ thể dục thể thao... - Bổ sung đầu sách. |
|
|
|
|
- Giai đoạn 2022-2025, dự kiến đầu tư xây dựng trụ sở Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cho các phường và cơ sở vật chất. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
11 |
Phường Vĩnh Lạc |
|
|
|
|
|||
12 |
Phường An Hòa |
|
|
|
|
|||
* |
Thành phố Hà Tiên |
|
|
|
|
|
||
1 |
Xã Tiên Hải |
- Chưa có bàn, ghế. - Chưa có dàn âm thanh, ánh sáng; - 01 bộ dụng cụ Đàn phục vụ bộ môn Đờn ca tài tử. - Chưa có dụng cụ thể dục thể thao ngoài trời. - Chưa có sân, nhà vệ sinh. |
- Trang bị bàn, ghế; - Dàn âm thanh, ánh sáng; đàn phục vụ bộ môn Đờn ca tài tử. - Dụng cụ thể dục thể thao. - Xây dựng nhà vệ sinh, sân. |
|
1.200 |
|
|
- Mục tiêu đến năm 2025, Địa phương đầu tư 1.2 tỷ để hoàn thiện các hạng mục và dự kiến đầu tư thêm trang thiết bị và cơ sở vật chất. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
2 |
Phường Đông Hồ |
Chưa có trụ sở Trung tâm văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng. |
- Xây dựng trụ sở Trung tâm văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng. - Trang thiết bị hoạt động. |
|
|
|
|
- Dự kiến đầu tư xây mới Trung tâm và trang thiết bị. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
3 |
Phương Tô Châu |
Chưa có trụ sở Trung tâm văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng. |
- Xây dựng trụ sở Trung tâm văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng. - Trang thiết bị hoạt động. |
|
|
|
|
- Dự kiến đầu tư xây mới Trung tâm và trang thiết bị. - Phấn đấu đến năm 2030 đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
4 |
Phường Bình San |
Chưa có trụ sở Trung tâm văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng. |
- Xây dựng trụ sở Trung tâm văn hoá - Thể thao và Học tập cộng đồng. - Trang thiết bị hoạt động. |
|
|
|
|
- Dự kiến đầu tư xây mới Trung tâm và trang thiết bị. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
5 |
Phường Pháo Đài |
Chưa có trụ sở Trung tâm văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng. |
- Xây dựng trụ sở Trung tâm văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng. - Trang thiết bị hoạt động. |
|
|
|
|
- Dự kiến đầu tư xây mới Trung tâm và trang thiết bị. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
6 |
Phường Mỹ Đức |
Có trụ sở Trung tâm Văn hóa - Thể thao, thiếu trang thiết bị hoạt động. |
- 1 bộ âm thanh ánh sáng. - Dụng cụ thể dục thể thao. - 1 dàn nhạc ngũ âm. |
|
|
|
|
- Dự kiến đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
7 |
Xã Thuận Yên |
Trụ sở Trung tâm Văn hóa - Thể thao bị xuống cấp |
Nhu cầu đầu tư nâng cấp, sửa chữa trụ sở Trung tâm và đầu tư trang thiết bị: âm thanh, ánh sáng; đàn phục vụ bộ môn Đờn ca tài tử; dụng cụ thể dục thể thao; hệ thống quạt trong khán phòng và xây dựng hàng rào |
|
|
|
|
Giai đoạn 2021-2025: Đề xuất được nâng cấp, sửa chữa trụ sở Trung tâm và trang thiết bị: âm thanh, ánh sáng; dụng cụ âm nhạc; dụng cụ thể dục thể thao; hệ thống quạt trong khán phòng, hàng rào. |
* |
Thành phố Phú Quốc |
|
|
|
|
|
||
1 |
Xã Cửa Dương |
- Có Trung tâm Văn hóa - Thể thao; Trung tâm Học tập cộng đồng dùng chung trụ sở. - Thiết bị đã xuống cấp. |
Nâng cấp, đầu tư trang thiết bị phục vụ văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao. |
|
|
|
|
- Dự kiến đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị truyền thanh. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
2 |
Xã Dương Tơ |
- Chưa có Trung tâm Văn hóa - Thể thao. - Có Trạm truyền thanh và Trung tâm Học tập cộng đồng cùng trụ sở. |
- Cần đầu tư xây dựng mới trụ sở Trung tâm Văn hóa và Thể thao. - Đầu tư trang thiết bị phục vụ văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao. |
|
|
|
|
- Dự kiến đầu tư xây mới trụ sở Trung tâm và cơ sở vật chất. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
3 |
Xã Thổ Châu |
- Chưa có Trung tâm Văn hóa - Thể thao. - Có Trạm truyền thanh và Trung tâm Học tập cộng đồng cùng trụ sở |
- Cần đầu tư xây dựng mới trụ sở Trung tâm Văn hóa và Thể thao. - Đầu tư trang thiết bị phục vụ văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao. |
|
|
|
|
- Dự kiến đầu tư xây mới trụ sở Trung tâm và cơ sở vật chất. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
4 |
Phường An Thới |
- Có Trung tâm Văn hóa - Thể thao; Trung tâm Học tập cộng đồng và Đài truyền thanh xã dùng chung trụ sở. - Cả 2 trụ sở và trang thiết bị đều bị xuống cấp. |
- Cần đầu tư sửa chữa nâng cấp trụ sở. - Đầu tư trang thiết bị phục vụ văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao. |
|
|
|
|
- Dự kiến đầu tư sửa chữa nâng cấp trụ sở Trung tâm và cơ sở vật chất. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
5 |
Phường Dương Đông |
Chưa có Trung tâm Văn hóa - Thể thao. |
- Cần đầu tư xây dựng mới trụ sở Trung tâm Văn hóa và Thể thao. - Đầu tư trang thiết bị phục vụ văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao. |
|
|
|
|
- Dự kiến đầu tư xây mới trụ sở Trung tâm và cơ sở vật chất. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
6 |
Xã Bãi Thơm |
- Có Trung tâm Văn hóa - Thể thao. - Trung tâm Học tập cộng đồng và Đài truyền thanh xã dùng chung trụ sở. |
Đầu tư trang thiết bị phục vụ văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao. |
|
|
|
|
- Dự kiến đầu tư trang thiết bị phục vụ văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
7 |
Xã Gành Dầu |
- Có Trung tâm Văn hóa - Thể thao. - Trung tâm Học tập cộng đồng và Đài truyền thanh xã dùng chung trụ sở. |
Đầu tư trang thiết bị phục vụ văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao. |
|
|
|
|
- Dự kiến đầu tư trang thiết bị phục vụ văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
8 |
Xã Hàm Ninh |
- Có Trung tâm Văn hóa - Thể thao. - Trung tâm Học tập cộng đồng và Đài truyền thanh xã dùng chung trụ sở. |
Đầu tư trang thiết bị phục vụ văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao. |
|
|
|
|
- Dự kiến đầu tư trang thiết bị phục vụ văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
9 |
Xã Cửa Cạn |
- Có Trung tâm Văn hóa - Thể thao. - Trung tâm Học tập cộng đồng và Đài truyền thanh xã dùng chung trụ sở. |
Đầu tư trang thiết bị phục vụ văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao. |
|
|
|
|
- Dự kiến đầu tư trang thiết bị phục vụ văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
* |
Huyện An Biên |
|
|
|
|
|
||
1 |
Xã Hưng Yên |
Chưa có Trung tâm Văn hóa - Thể thao. |
Đề nghị đầu tư xây dựng mới Trung tâm và trang thiết bị. |
|
|
|
|
- Giai đoạn 2022-2025, dự kiến đầu tư xây dựng mới Trung tâm và thiết bị. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
2 |
Xã Đông Yên |
Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của Trung tâm. |
Cần nâng cấp trang thiết bị phục vụ các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao. |
|
|
|
|
- Định hướng 2030, dự kiến đầu tư nâng cấp thiết bị. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
3 |
Xã Tây Yên A |
Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của Trung tâm. |
Cần nâng cấp trang thiết bị phục vụ các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao. |
|
|
|
|
- Định hướng 2030, dự kiến đầu tư nâng cấp thiết bị. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
4 |
Xã Tây Yên |
Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của Trung tâm. |
Cần nâng cấp trang thiết bị phục vụ các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao. |
|
|
|
|
- Định hướng 2030, dự kiến đầu tư nâng cấp thiết bị. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
5 |
Xã Nam Yên |
Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của Trung tâm. |
Cần nâng cấp trang thiết bị phục vụ các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao. |
|
|
|
|
- Định hướng 2030, dự kiến đầu tư nâng cấp thiết bị. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
5 |
Xã Hưng Yên |
Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của Trung tâm. |
Cần nâng cấp trang thiết bị phục vụ các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao. |
|
|
|
|
- Định hướng 2030, dự kiến đầu tư nâng cấp thiết bị. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
6 |
Xã Nam Thái |
Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của Trung tâm. |
Cần nâng cấp trang thiết bị phục vụ các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao. |
|
|
|
|
- Định hướng 2030, dự kiến đầu tư nâng cấp thiết bị. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
7 |
Xã Nam Thái A |
Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của Trung tâm. |
Cần nâng cấp trang thiết bị phục vụ các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao. |
|
|
|
|
- Định hướng 2030, dự kiến đầu tư nâng cấp thiết bị. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
8 |
Xã Đông Thái |
Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của Trung tâm. |
Cần nâng cấp trang thiết bị phục vụ các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao. |
|
|
|
|
- Định hướng 2030, dự kiến đầu tư nâng cấp thiết bị. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
9 |
Thị trấn Thứ Ba |
Ngay Trung tâm huyện nên không có Trung tâm Văn hóa - Thể thao. Có trạm truyền thanh. Trung tâm học tập cộng đồng chung Trụ sở UBND thị trấn. |
Tận dụng Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh của huyện. Có hệ thống loa. |
|
|
|
|
- Định hướng 2030, dự kiến đầu tư nâng cấp thiết bị. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
* |
Huyện An Minh |
|
|
|
|
|
||
1 |
Xã Vân Khánh Tây |
Trung tâm Văn hóa - Thể thao với Trung tâm Học tập cộng đồng sử dụng cùng trụ sở. |
Cần sửa chữa một số hạng mục đã bị xuống cấp; - Xin làm mới sân bóng chuyền ngoài trời. |
|
|
|
|
- Giai đoạn 2022-2025, dự kiến đầu tư sửa chữa và làm mới 1 số hạng mục của Trung tâm. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
2 |
Xã Đông Hoà |
Trung tâm Văn hóa và thể thao với Trung tâm Học tập cộng đồng sử dụng cùng trụ sở. |
Cần sửa chữa một số hạng mục đã bị xuống cấp; - Xin làm mới sân bóng chuyền - sân chơi ngoài trời. |
|
|
|
|
- Giai đoạn 2022-2025, dự kiến đầu tư sửa chữa và làm mới 1 số hạng mục của Trung tâm. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
3 |
Xã Tân Thạnh |
Trung tâm Văn hóa - Thể thao với Trung tâm Học tập cộng đồng sử dụng cùng trụ sở. |
Cần sửa chữa một số hạng mục đã bị xuống cấp. |
|
|
|
|
- Giai đoạn 2022-2025, dự kiến đầu tư sửa chữa và làm mới 1 số hạng mục của Trung tâm. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
4 |
Xã Đông Thạnh |
Trung tâm Văn hóa - Thể thao với Trung tâm Học tập cộng đồng sử dụng cùng trụ sở. |
Cần đầu tư thêm sân chơi ngoài trời - sân bóng chuyền nam. |
|
|
|
|
- Giai đoạn 2022-2025, dự kiến đầu tư sửa chữa và làm mới 1 số hạng mục của Trung tâm. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
5 |
Xã Đông Hưng |
Đang xây dựng Trung tâm Văn hóa - Thể thao. |
Đang giai đoạn hoàn thiện. |
|
|
|
|
- Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
6 |
Xã Đông Hưng B |
Trung tâm Văn hóa - Thể thao với Trung tâm Học tập cộng đồng sử dụng cùng trụ sở. |
Cần sửa chữa lại trụ sở cũ làm phòng chức năng, phòng truyền thống... |
|
|
|
|
- Giai đoạn 2022-2025, dự kiến đầu tư sửa chữa và làm mới 1 số hạng mục của Trung tâm. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
7 |
Xã Thuận Hoà |
+ Trung tâm Văn hóa - Thể thao với Trung tâm Học tập cộng đồng sử dụng cùng trụ sở. |
Cần đầu tư thêm sân chơi ngoài trời - sân bóng chuyền nam. |
|
|
|
|
- Giai đoạn 2022-2025, dự kiến đầu tư sửa chữa và làm mới 1 số hạng mục của Trung tâm. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
8 |
Xã Đông Hưng A |
Trung tâm Văn hóa - Thể thao với Trung tâm Học tập cộng đồng sử dụng cùng trụ sở. |
Cần đầu tư xây dựng nhà đa năng, sân chơi ngoài trời, sân bóng chuyền nam. |
|
|
|
|
- Giai đoạn 2022-2025, dự kiến đầu tư sửa chữa và làm mới 1 số hạng mục của Trung tâm. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
9 |
Xã Vân Khánh Đông |
Trung tâm Văn hóa - Thể thao với Trung tâm Học tập cộng đồng sử dụng cùng trụ sở. |
|
|
|
|
|
- Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
10 |
Xã Vân Khánh |
Trung tâm Văn hóa - Thể thao với Trung tâm Học tập cộng đồng sử dụng cùng trụ sở. |
|
|
|
|
|
- Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
* |
Huyện U Minh Thượng |
|
|
|
|
|
||
1 |
Xã An Minh Bắc |
Chưa có Trung tâm Văn hóa - Thể thao. |
Cần được xây dựng mới Trung tâm và bố trí trang thiết bị hoạt động. |
|
|
|
|
- Dự kiến xây mới Trung tâm và bố trí trang thiết bị hoạt động. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
2 |
Xã Hòa Chánh |
Chưa có Trung tâm Văn hóa - Thể thao. |
Cần được xây dựng mới Trung tâm và bố trí trang thiết bị hoạt động. |
|
|
|
|
- Dự kiến xây mới Trung tâm và bố trí trang thiết bị hoạt động. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
3 |
Xã Minh Thuận |
Chưa có Trung tâm Văn hóa - Thể thao. |
Cần được xây dựng mới Trung tâm và bố trí trang thiết bị hoạt động. |
|
|
|
|
- Dự kiến xây mới Trung tâm và bố trí trang thiết bị hoạt động. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
4 |
Xã Thạnh Yên |
Đã xây dựng Trung tâm Văn hóa - Thể thao nhưng chưa có trang thiết bị hoạt động. |
Cần trang thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. |
|
|
|
|
- Dự kiến đầu tư trang thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
5 |
Thạnh Yên A |
Đã xây dựng Trung tâm Văn hóa - Thể thao nhưng chưa có trang thiết bị hoạt động. |
Cần trang thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. |
|
|
|
|
- Dự kiến đầu tư trang thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
6 |
Vĩnh Hòa |
Đã xây dựng Trung tâm Văn hóa - Thể thao nhưng chưa có trang thiết bị hoạt động. |
Cần trang thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. |
|
|
|
|
- Dự kiến đầu tư trang thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
* |
Huyện Vĩnh Thuận |
|
|
|
|
|
||
1 |
Các xã Tân Thuận, Vĩnh Bình Nam, Vĩnh Bình Bắc, Bình Minh, Vĩnh Phong, Phong Đông, Vĩnh Thuận. |
07 Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã của Vĩnh Thuận đều được xây dựng năm 2018. Trung tâm Văn hóa Thể thao và Trung tâm Học tập cộng đồng sử dụng chung trụ sở. |
|
|
|
|
|
Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
2 |
Thị trấn Vĩnh Thuận. |
Chưa có Trung tâm Văn hóa - Thể thao; các hoạt động văn hóa, thể thao sử dụng chung trụ sở UBND thị trấn. |
|
|
|
|
|
Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất |
* |
Huyện Châu Thành |
|
|
|
|
|
||
1 |
Xã Vĩnh Hòa Phú |
Chưa có Trung tâm Văn hóa - Thể thao. |
Cần xây dựng mới Trung tâm Văn hóa Thể thao và trang thiết bị hoạt động. |
|
|
|
|
- Giai đoạn 2022-2025, dự kiến đầu tư xây mới Trung tâm Văn hóa Thể thao và trang thiết bị hoạt động. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
2 |
Xã Bình An |
Chưa có Trung tâm Văn hóa - Thể thao. |
Cần xây dựng mới Trung tâm Văn hóa Thể thao và trang thiết bị hoạt động. |
|
|
|
|
- Giai đoạn 2022-2025, dự kiến đầu tư xây mới Trung tâm Văn hóa Thể thao và trang thiết bị hoạt động. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
3 |
Xã Mong Thọ A |
Chưa có phòng làm việc và phòng chức năng. |
Xây dựng phòng làm việc và phòng chức năng, đầu tư trang thiết bị. |
|
|
|
|
- Giai đoạn 2022-2025, dự kiến đầu tư xây mới Trung tâm Văn hóa Thể thao và trang thiết bị hoạt động. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
4 |
Xã Mong Thọ |
Chưa có phòng làm việc và phòng chức năng. |
Xây dựng phòng làm việc và phòng chức năng, đầu tư trang thiết bị. |
|
|
|
|
- Giai đoạn 2022-2025, dự kiến đầu tư xây mới Trung tâm Văn hóa Thể thao và trang thiết bị hoạt động. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
5 |
Xã Thạnh Lộc |
Đang xây dựng Trung tâm Văn hóa - Thể thao. |
|
|
|
|
|
- Giai đoạn 2022-2025, hoàn thiện các hạng mục của Trung tâm Văn hóa Thể thao và trang thiết bị hoạt động. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
6 |
Thị trấn Minh Lương |
Chưa có Trung tâm Văn hóa - Thể thao; các hoạt động văn hóa, thể thao sử dụng chung trụ sở UBND thị trấn. |
|
|
|
|
|
- Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất |
7 |
Xã Mong Tho B |
Có Trung tâm Văn hóa - Thể thao; sử dụng chung hội trường với UBND xã. |
|
|
|
|
|
- Giai đoạn 2022-2025, dự kiến đầu tư xây mới Trung tâm Văn hóa Thể thao và trang thiết bị hoạt động. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
7 |
Các xã Vĩnh Hòa Hiệp, Giục Tượng và Minh Hòa |
Có Trung tâm Văn hóa - Thể thao; Thiếu trang thiết bị hoạt động. |
Cần đầu tư trang thiết bị hoạt động. |
|
|
|
|
- Giai đoạn 2022-2025, dự kiến đầu tư trang thiết bị cho Trung tâm các tại các xã phục vụ các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
* |
Huyện Gò Quao |
|
|
|
|
|
||
1 |
Thị trấn Gò Quao |
Chưa có Trung tâm Văn hóa - Thể thao; các hoạt động văn hóa, thể thao sử dụng chung trụ sở UBND thị trấn. |
|
|
|
|
|
Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
2 |
Các xã: Định An, Định Hòa, Thới Quản, Thủy Liễu, Vĩnh Hòa Hưng Bắc, Vĩnh Hòa Hưng Nam, Vĩnh Phước A, Vĩnh Phước B, Vĩnh Thắng, Vĩnh Tuy. |
Có trụ sở Trung tâm Văn hóa - Thể thao, nhưng thiếu trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho các hoạt động. |
Cần được bổ sung trang thiết bị dụng cụ thể thao, âm thanh, nhạc cụ... |
|
|
|
|
- Giai đoạn 2022-2025, dự kiến đầu tư trang thiết bị dụng cụ thể thao, âm thanh, nhạc cụ... - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
* |
Huyện Giồng Riềng |
|
|
|
|
|
||
1 |
Thị trấn Giồng Riềng |
Chưa có Trung tâm Văn hóa - Thể thao; các hoạt động văn hóa, thể thao sử dụng chung trụ sở UBND thị trấn. |
|
|
|
|
|
Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất |
2 |
Các xã Bàn Tân Định, Bàn Thạch, Hòa An, Hòa Hưng, Hòa Lợi, Hòa Thuận, Long Thạnh, Ngọc Chúc, Ngọc Hòa, Ngọc Thành, Ngọc Thuận, Thạnh Bình, Thạnh Hòa, Thạnh Hưng, Thạnh Lộc, Thạnh Phước, Vĩnh Phú, Vĩnh Thạnh. |
Có trụ sở Trung tâm Văn hóa - Thể thao. |
|
|
|
|
|
Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
* |
Huyện Tân Hiệp |
|
|
|
|
|
||
1 |
Thị trấn Tân Hiệp |
Chưa có Trung tâm Văn hóa - Thể thao; các hoạt động văn hóa, thể thao sử dụng chung trụ sở UBND thị trấn. |
|
|
|
|
|
Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
2 |
Xã Tân Hòa |
Trung tâm Văn hóa - Thể thao: Chưa có nhà đa năng; Chưa có phòng chức năng. Sân khấu, mặt sân xuống cấp. |
- Xây dựng mới nhà đa năng. - Xây dựng mới phòng chức năng. - Sửa chữa sân khấu, mặt sân. |
|
|
|
|
- Giai đoạn 2022-2025, dự kiến đầu tư làm mới và sửa chữa 1 số hạng mục của Trung tâm. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
3 |
Xã Tân An |
Trung tâm Văn hóa - Thể thao: Chưa có nhà đa năng; Chưa có sân khấu ngoài trời. |
- Xây dựng mới nhà đa năng và sân khấu ngoài trời. |
|
|
|
|
- Giai đoạn 2022-2025, dự kiến đầu tư xây mới 1 số hạng mục của Trung tâm. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
4 |
Xã Tân Hội |
Trung tâm Văn hóa - Thể thao: Chưa có sân khấu ngoài trời; Chưa có phòng chức năng; Nhà thi đấu đa năng, nhà vệ sinh xuống cấp bong tróc, cửa hư hỏng. |
- Xây dựng mới sân khấu ngoài trời. Xây dựng mới phòng chức năng. - Thay mới cửa kính sơn mới nhà đa năng, vệ sinh. |
|
|
|
|
- Giai đoạn 2022-2025, dự kiến đầu tư làm mới và sửa chữa 1 số hạng mục của Trung tâm. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
5 |
Xã Thạnh Đông A |
Trung tâm Văn hóa - Thể thao: Chưa có phòng chức năng; Nhà thi đấu đa năng, nhà vệ sinh xuống cấp bong tróc, cửa hư hỏng. |
- Xây dựng mới phòng chức năng. - Thay mới cửa kính sơn mới nhà đa năng. |
|
|
|
|
- Giai đoạn 2022-2025, dự kiến đầu tư xây mới 1 số hạng mục của Trung tâm. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
6 |
Xã Thạnh Đông B |
Trung tâm Văn hóa - Thể thao chưa có phòng chức năng. |
Xây dựng mới phòng chức năng. |
|
|
|
|
- Giai đoạn 2022-2025, dự kiến đầu tư xây mới 1 số hạng mục của Trung tâm. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
7 |
Xã Thạnh Trị |
Trung tâm Văn hóa - Thể thao chưa có phòng chức năng. |
Xây dựng mới phòng chức năng. |
|
|
|
|
- Giai đoạn 2022-2025, dự kiến đầu tư xây mới 1 số hạng mục của Trung tâm. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
8 |
Xã Tân Thành |
Trung tâm Văn hóa - Thể thao chưa có phòng chức năng. |
Xây dựng mới phòng chức năng. |
|
|
|
|
- Giai đoạn 2022-2025, dự kiến đầu tư xây mới 1 số hạng mục của Trung tâm. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
9 |
Xã Tân Hiệp B |
Trung tâm Văn hóa - Thể thao chưa có phòng chức năng. |
Xây dựng mới phòng chức năng. |
|
|
|
|
- Giai đoạn 2022-2025, dự kiến đầu tư xây mới 1 số hạng mục của Trung tâm. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
10 |
Xã Tân Hiệp A |
Có Trung tâm Văn hóa - Thể thao. |
|
|
|
|
|
- Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
11 |
Xã Thạnh Đông B |
Có Trung tâm Văn hóa - Thể thao. |
|
|
|
|
|
- Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
* |
Huyện Kiên Hải |
|
|
|
|
|
||
1 |
Xã Hòn Tre |
Thụ hưởng cơ sở vật chất của Trung tâm Văn hóa, thể thao huyện nên Không có Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Học tập cộng đồng. |
Cần xây dựng thêm sân Tennis. |
|
|
|
|
- Giai đoạn 2022-2025, dự kiến đầu tư thêm sân Tennis cho Trung tâm. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
2 |
Xã Lại Sơn |
Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2017. |
- Trang thiết bị: dàn âm thanh, ánh sáng; tủ giá sách, báo. - Xây dựng: sân bóng đá 7 người. - Các dụng cụ tập luyện thể dục thể thao các môn. |
|
|
|
|
- Giai đoạn 2022-2025, dự kiến đầu tư trang thiết bị cho Trung tâm. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
3 |
Xã An Sơn |
Trung tâm Văn hóa - Thể thao vẫn chưa xây dựng do còn tranh chấp về đất đai. Trung tâm Học tập cộng đồng được đặt tại Hội trường UBND xã. |
Xây dựng mới Trung tâm - Văn hóa, Thể thao và Học tập cộng đồng, xây dựng sân bóng đá 7 người và trang thiết bị hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao.... |
|
|
|
|
- Giai đoạn 2022-2025, dự kiến đầu tư xây dựng mới Trung tâm có sân bóng đá 7 người và trang thiết bị cho Trung tâm. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
4 |
Xã Nam Du |
- Trung tâm Văn hóa - Thể thao đang xây dựng. - Trung tâm Học tập cộng đồng được đặt tại Hội trường UBND xã. |
- Trang thiết bị: dàn âm thanh, ánh sáng; tủ giá sách, báo. - Xây dựng: sân bóng đá 7 người. - Các dụng cụ tập luyện thể dục thể thao các môn. |
|
|
|
|
- Giai đoạn 2022-2025, dự kiến đầu tư trang thiết bị cho Trung tâm. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
* |
Huyện Hòn Đất |
|
|
|
|
|
||
1 |
Xã Mỹ Hiệp Sơn |
Chưa có trụ sở Trung tâm. |
Xây dựng mới Trung tâm Văn hóa - Thể thao, và trang thiết bị hoạt động. |
|
|
|
|
- Dự kiến xây dựng mới đầu tư trang thiết bị cho Trung tâm. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
2 |
Xã Sơn Bình |
Chưa có trụ sở Trung tâm. |
Xây dựng mới Trung tâm Văn hóa - Thể thao, và trang thiết bị hoạt động. |
|
|
|
|
- Dự kiến xây dựng mới đầu tư trang thiết bị cho Trung tâm. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
3 |
Xã Bình Sơn |
Chưa có trụ sở Trung tâm. |
Xây dựng mới Trung tâm Văn hóa - Thể thao, và trang thiết bị hoạt động. |
|
|
|
|
- Dự kiến xây dựng mới đầu tư trang thiết bị cho Trung tâm. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
4 |
Xã Bình Giang |
Chưa có trụ sở Trung tâm. |
Xây dựng mới Trung tâm Văn hóa - Thể thao, và trang thiết bị hoạt động. |
|
|
|
|
- Dự kiến xây dựng mới đầu tư trang thiết bị cho Trung tâm. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
5 |
Thị trấn Sóc Sơn |
Chưa có trụ sở Trung tâm. |
Xây dựng mới Trung tâm Văn hóa - Thể thao, và trang thiết bị hoạt động. |
|
|
|
|
- Dự kiến xây dựng mới đầu tư trang thiết bị cho Trung tâm. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
6 |
Thị trấn Hòn Đất |
Chưa có trụ sở Trung tâm. |
Xây dựng mới Trung tâm Văn hóa - Thể thao, và trang thiết bị hoạt động. |
|
|
|
|
- Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
7 |
Các xã Lình Huỳnh, Mỹ Lâm, Mỹ Phước, Mỹ Thái, Mỹ Thuận, Nam Thái Sơn, Sơn Kiên, Thổ Sơn |
Có trụ sở Trung tâm Văn hóa - Thể thao, nhưng thiếu trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho các hoạt động. |
Cần được bổ sung trang thiết bị, dụng cụ tập luyện thể thao,... phục vụ các hoạt động văn hóa, thể thao. |
|
|
|
|
- Dự kiến đầu tư trang thiết bị, dụng cụ tập luyện thể thao,... phục vụ các hoạt động văn hóa, thể thao. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
* |
Huyện Kiên Lương |
|
|
|
|
|
||
1 |
Thị trấn Kiên Lương |
Chưa có Trung tâm Văn hóa - Thể thao; các hoạt động văn hóa, thể thao sử dụng chung trụ sở UBND thị trấn. |
|
|
|
|
|
Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất |
2 |
Các xã: Bình An, Bình Trị, Hòa Điền, Hòn Nghệ, Sơn Hải, Dương Hòa, Kiên Bình |
Có trụ sở Trung tâm Văn hóa - Thể thao, nhưng thiếu trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho các hoạt động. |
Cần được bổ sung trang thiết bị, dụng cụ tập luyện thể thao,... phục vụ các hoạt động văn hóa, thể thao. |
|
|
|
|
Dự kiến đầu tư trang thiết bị, dụng cụ tập luyện thể thao,... phục vụ các hoạt động văn hóa, thể thao. |
* |
Huyện Giang Thành |
|
|
|
|
|
||
1 |
Xã Phú Mỹ |
Trung tâm Văn hóa - Thể thao và học tập cộng đồng xã đã đưa vào sử dụng từ năm 2019, trạm truyền thanh xã thì hiện tại không còn hoạt động do Truyền thanh huyện phủ sóng chung. |
|
|
|
|
|
Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
2 |
Xã Tân Khánh Hòa |
Trung tâm Văn hóa - Thể thao và học tập cộng đồng xã đã đưa vào sử dụng từ năm 2019, trạm truyền thanh xã thì hiện tại không còn hoạt động do Truyền thanh huyện phủ sóng chung. |
|
|
|
|
|
Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
3 |
Xã Vĩnh Điều |
Trung tâm Văn hóa - Thể thao và học tập cộng đồng xã đã đưa vào sử dụng từ năm 2019, trạm truyền thanh xã thì hiện tại không còn hoạt động do Truyền thanh huyện phủ sóng chung. |
|
|
|
|
|
Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
4 |
Xã Vĩnh Phú |
Trung tâm Văn hóa - Thể thao và học tập cộng đồng xây dựng từ năm 2020, chưa hoàn thành. |
|
|
|
|
|
- Giai đoạn 2022-2025, dự kiến đầu tư tiếp tục các hạng mục xây Trung tâm và đầu tư trang thiết bị hoạt động. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
5 |
Xã Phú Lợi |
Đã có quy hoạch quỹ đất nhưng chưa có kinh phí đầu tư xây dựng. |
Đầu tư xây mới trụ sở Trung tâm |
|
|
|
|
- Giai đoạn 2022-2025, dự kiến đầu tư xây dựng mới Trung tâm và đầu tư trang thiết bị hoạt động. - Phấn đấu đến năm 2030, đạt tỷ lệ 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầy đủ cơ sở vật chất. |
4 |
Nhà Văn hóa - Khu thể thao ấp |
|
|
|
|
|
||
* |
Thành phố Rạch Giá: |
|
|
|
|
- Giai đoạn 2021-2025, tiếp tục đầu tư trang thiết bị cho Nhà Văn hóa - Khu Thể thao ấp để đạt được mục tiêu đến năm 2025, tỉnh Kiên Giang có 70% số ấp có Nhà Văn hóa - Khu Thể thao và được đầu tư trang thiết bị; đồng thời dành tối thiểu 30% thời gian sử dụng trong năm để tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em. - Phấn đấu đến năm 2030 đạt tỷ lệ 100% ở ấp được đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất theo tiêu chí quy định tại Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. |
||
1 |
Xã Phi Thông |
|
Bổ sung trang thiết bị, bàn ghế, âm thanh, đầu sách. |
|
|
|
|
- Giai đoạn 2022-2025, dự kiến đầu tư xây dựng Nhà Văn hóa-khu thể thao các ấp Sóc Cung (2.110,1m2) tổng vốn 1,9 tỷ ngân sách thành phố. - Tà Keo Vàm (1.694m2); Tà Keo Ngọn (1.656m2) ngân sách thành phố và vận động xã hội hoá. |
* |
Thành phố Hà Tiên |
|
|
|
|
- Giai đoạn 2021-2025, tiếp tục đầu tư trang thiết bị cho Nhà Văn hóa - Khu Thể thao ấp để đạt được mục tiêu đến năm 2025, tỉnh Kiên Giang có 70% số ấp có Nhà Văn hóa - Khu Thể thao và được đầu tư trang thiết bị; đồng thời dành tối thiểu 30% thời gian sử dụng trong năm để tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em. - Phấn đấu đến năm 2030 đạt tỷ lệ 100% ở ấp được đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất theo tiêu chí quy định tại Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. |
||
1 |
Phường Mỹ Đức |
Nhà văn hóa gắn với trụ sở khu phố. |
Nâng cấp, sửa chữa trụ sở các ấp, khu phố. |
|
|
|
|
|
2 |
Phường Bình San |
|
|
|
|
|||
3 |
Phường Đông Hồ |
|
|
|
|
|||
4 |
Xã Tiên Hải |
|
|
|
|
|||
5 |
Phường Pháo Đài |
Không có. |
|
|
|
|
|
|
6 |
Xã Thuận Yên |
|
|
|
|
|
|
|
7 |
Phường Tô Châu |
|
|
|
|
|
|
|
* |
Thành phố Phú Quốc |
Chưa có Nhà văn hóa khu phố, ấp, mà trưng dụng Trụ sở khu phố, ấp làm điểm sinh hoạt chung. |
Đầu tư, nâng cấp trụ sở ấp gắn với Nhà Văn hóa ấp. |
|
|
|
|
- Giai đoạn 2021-2025, tiếp tục đầu tư trang thiết bị cho Nhà Văn hóa - Khu Thể thao ấp để đạt được mục tiêu đến năm 2025, tỉnh Kiên Giang có 70% số ấp có Nhà Văn hóa - Khu Thể thao và được đầu tư trang thiết bị; đồng thời dành tối thiểu 30% thời gian sử dụng trong năm để tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em. - Phấn đấu đến năm 2030 đạt tỷ lệ 100% ở ấp được đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất theo tiêu chí quy định tại Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. |
* |
Huyện An Biên |
Nhà văn hóa gắn với trụ sở khu phố. |
Đầu tư, nâng cấp trụ sở ấp gắn với Nhà Văn hóa ấp. |
|
|
|
|
- Giai đoạn 2021-2025, tiếp tục đầu tư trang thiết bị cho Nhà Văn hóa - Khu Thể thao ấp để đạt được mục tiêu đến năm 2025, tỉnh Kiên Giang có 70% số ấp có Nhà Văn hóa - Khu Thể thao và được đầu tư trang thiết bị; đồng thời dành tối thiểu 30% thời gian sử dụng trong năm để tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em. - Phấn đấu đến năm 2030 đạt tỷ lệ 100% ở ấp được đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất theo tiêu chí quy định tại Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. |
* |
Huyện An Minh |
Nhà văn hóa gắn với trụ sở khu phố. |
Đầu tư, nâng cấp trụ sở ấp gắn với Nhà Văn hóa ấp. |
|
|
|
|
- Giai đoạn 2021-2025, tiếp tục đầu tư trang thiết bị cho Nhà Văn hóa - Khu Thể thao ấp để đạt được mục tiêu đến năm 2025, tỉnh Kiên Giang có 70% số ấp có Nhà Văn hóa - Khu Thể thao và được đầu tư trang thiết bị; đồng thời dành tối thiểu 30% thời gian sử dụng trong năm để tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em. - Phấn đấu đến năm 2030 đạt tỷ lệ 100% ở ấp được đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất theo tiêu chí quy định tại Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. |
* |
Huyện U Minh Thượng |
Chưa có Nhà văn hóa khu phố, ấp mà trưng dụng Trụ sở khu phố, ấp. |
Đầu tư, nâng cấp trụ sở ấp gắn với Nhà Văn hóa ấp. |
|
|
|
|
- Giai đoạn 2021-2025, tiếp tục đầu tư trang thiết bị cho Nhà Văn hóa - Khu Thể thao ấp để đạt được mục tiêu đến năm 2025, tỉnh Kiên Giang có 70% số ấp có Nhà Văn hóa - Khu Thể thao và được đầu tư trang thiết bị; đồng thời dành tối thiểu 30% thời gian sử dụng trong năm để tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em. - Phấn đấu đến năm 2030 đạt tỷ lệ 100% ở ấp được đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất theo tiêu chí quy định tại Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. |
* |
Huyện Vĩnh Thuận |
Chưa có Nhà văn hóa khu phố, ấp mà trưng dụng Trụ sở khu phố, ấp. |
Đầu tư, nâng cấp trụ sở ấp gắn với Nhà Văn hóa ấp, khu phố. |
|
|
|
|
- Giai đoạn 2021-2025, tiếp tục đầu tư trang thiết bị cho Nhà Văn hóa - Khu Thể thao ấp để đạt được mục tiêu đến năm 2025, tỉnh Kiên Giang có 70% số ấp có Nhà Văn hóa - Khu Thể thao và được đầu tư trang thiết bị; đồng thời dành tối thiểu 30% thời gian sử dụng trong năm để tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em. - Phấn đấu đến năm 2030 đạt tỷ lệ 100% ở ấp được đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất theo tiêu chí quy định tại Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. |
* |
Huyện Châu Thành |
Nhà văn hóa gắn với trụ sở khu phố. |
Đầu tư, nâng cấp trụ sở ấp gắn với Nhà Văn hóa ấp. |
|
|
|
|
- Giai đoạn 2021-2025, tiếp tục đầu tư trang thiết bị cho Nhà Văn hóa - Khu Thể thao ấp để đạt được mục tiêu đến năm 2025, tỉnh Kiên Giang có 70% số ấp có Nhà Văn hóa - Khu Thể thao và được đầu tư trang thiết bị; đồng thời dành tối thiểu 30% thời gian sử dụng trong năm để tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em. - Phấn đấu đến năm 2030 đạt tỷ lệ 100% ở ấp được đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất theo tiêu chí quy định tại Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. |
* |
Huyện Gò Quao |
Nhà văn hóa gắn với trụ sở ấp, khu phố. |
Đầu tư, nâng cấp, mở rộng trụ sở ấp gắn với Nhà Văn hóa ấp, khu phố. |
|
|
|
|
- Giai đoạn 2021-2025, tiếp tục đầu tư trang thiết bị cho Nhà Văn hóa - Khu Thể thao ấp để đạt được mục tiêu đến năm 2025, tỉnh Kiên Giang có 70% số ấp có Nhà Văn hóa - Khu Thể thao và được đầu tư trang thiết bị; đồng thời dành tối thiểu 30% thời gian sử dụng trong năm để tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em. - Phấn đấu đến năm 2030 đạt tỷ lệ 100% ở ấp được đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất theo tiêu chí quy định tại Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. |
* |
Huyện Giồng Riềng |
Nhà văn hóa gắn với trụ sở khu phố. |
Đầu tư, nâng cấp trụ sở ấp gắn với Nhà Văn hóa ấp. |
|
|
|
|
- Giai đoạn 2021-2025, tiếp tục đầu tư trang thiết bị cho Nhà Văn hóa - Khu Thể thao ấp để đạt được mục tiêu đến năm 2025, tỉnh Kiên Giang có 70% số ấp có Nhà Văn hóa - Khu Thể thao và được đầu tư trang thiết bị; đồng thời dành tối thiểu 30% thời gian sử dụng trong năm để tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em. - Phấn đấu đến năm 2030 đạt tỷ lệ 100% ở ấp được đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất theo tiêu chí quy định tại Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. |
* |
Huyện Tân Hiệp |
Nhà văn hóa gắn với trụ sở khu phố. |
Đầu tư, nâng cấp trụ sở ấp gắn với Nhà Văn hóa ấp. |
|
|
|
|
- Giai đoạn 2021-2025, tiếp tục đầu tư trang thiết bị cho Nhà Văn hóa - Khu Thể thao ấp để đạt được mục tiêu đến năm 2025, tỉnh Kiên Giang có 70% số ấp có Nhà Văn hóa - Khu Thể thao và được đầu tư trang thiết bị; đồng thời dành tối thiểu 30% thời gian sử dụng trong năm để tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em. - Phấn đấu đến năm 2030 đạt tỷ lệ 100% ở ấp được đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất theo tiêu chí quy định tại Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. |
* |
Huyện Kiên Hải |
- 3 ấp đã xuống cấp, hư hỏng nặng. - 10 ấp đã hoàn thành đưa vào sử dụng từ năm 2016. |
Cần đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các hoạt động văn hóa - thể thao như: hệ thống âm thanh, ánh sáng, các dụng cụ thể thao và các loại nhạc cụ. |
|
|
|
|
- Giai đoạn 2021-2025, tiếp tục đầu tư trang thiết bị cho Nhà Văn hóa - Khu Thể thao ấp để đạt được mục tiêu đến năm 2025, tỉnh Kiên Giang có 70% số ấp có Nhà Văn hóa - Khu Thể thao và được đầu tư trang thiết bị; đồng thời dành tối thiểu 30% thời gian sử dụng trong năm để tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em. - Phấn đấu đến năm 2030 đạt tỷ lệ 100% ở ấp được đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất theo tiêu chí quy định tại Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. |
* |
Huyện Hòn Đất |
Nhà văn hóa gắn với trụ sở khu phố. |
Đầu tư, nâng cấp trụ sở ấp gắn với Nhà Văn hóa ấp. |
|
|
|
|
- Giai đoạn 2021-2025, tiếp tục đầu tư trang thiết bị cho Nhà Văn hóa - Khu Thể thao ấp để đạt được mục tiêu đến năm 2025, tỉnh Kiên Giang có 70% số ấp có Nhà Văn hóa - Khu Thể thao và được đầu tư trang thiết bị; đồng thời dành tối thiểu 30% thời gian sử dụng trong năm để tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em. - Phấn đấu đến năm 2030 đạt tỷ lệ 100% ở ấp được đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất theo tiêu chí quy định tại Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. |
* |
Huyện Kiên Lương |
Nhà văn hóa gắn với trụ sở khu phố. |
Đầu tư cơ sở vật chất. |
|
|
|
|
- Giai đoạn 2021-2025, tiếp tục đầu tư trang thiết bị cho Nhà Văn hóa - Khu Thể thao ấp để đạt được mục tiêu đến năm 2025, tỉnh Kiên Giang có 70% số ấp có Nhà Văn hóa - Khu Thể thao và được đầu tư trang thiết bị; đồng thời dành tối thiểu 30% thời gian sử dụng trong năm để tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em. - Phấn đấu đến năm 2030 đạt tỷ lệ 100% ở ấp được đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất theo tiêu chí quy định tại Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. |
* |
Huyện Giang Thành |
Đều có Nhà Văn hóa ấp, tuy nhiên Khu thể thao các ấp đã có quỹ đất nhưng chưa có điều kiện đầu tư xây dựng. |
Đầu tư xây dựng Khu thể thao các ấp. |
|
|
|
|
- Giai đoạn 2021-2025, tiếp tục đầu tư trang thiết bị cho Nhà Văn hóa - Khu Thể thao ấp để đạt được mục tiêu đến năm 2025, tỉnh Kiên Giang có 70% số ấp có Nhà Văn hóa - Khu Thể thao và được đầu tư trang thiết bị; đồng thời dành tối thiểu 30% thời gian sử dụng trong năm để tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em. - Phấn đấu đến năm 2030 đạt tỷ lệ 100% ở ấp được đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất theo tiêu chí quy định tại Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. |
Thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng và thanh thiếu niên, nhi đồng |
|
|
|
|
|
|||
1 |
Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu niên tỉnh |
|
|
|
|
|
|
- Đến năm 2030, hoàn thiện thủ tục và tổ chức khởi công, xây dựng hồ bơi phòng, chống đuối nước theo Đề án của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; tiếp tục lập dự án đầu tư xây dựng khu sinh hoạt ngoài trời cho Thanh thiếu niên diện tích 4000m2 theo quy hoạch tổng mặt bằng đã được phê duyệt, bao gồm: khu cắm trại, khu huấn luyện, sân khấu ngoài trời. Nguồn vốn đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị của Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu niên tỉnh từ hỗ trợ qua Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, hỗ trợ từ ngân sách địa phương, từ nguồn vận động tài trợ và đóng góp của đoàn viên. |
2 |
Nhà Thiếu nhi tỉnh |
|
|
|
|
|
|
- Giai đoạn 2022-2025, đầu tư trang thiết bị chuyên dùng đồng bộ, phù hợp và đáp ứng yêu cầu phục vụ cho các hoạt động giáo dục, truyền thống, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thẩm mỹ nghệ thuật, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí của thiếu nhi: hệ thống âm thanh, ánh sáng, khu vui chơi, luyện tập, khu đào tạo, bồi dưỡng, khu giải trí ngoài trời,... - Đến năm 2030, Nhà Thiếu nhi tỉnh hoàn thiện về cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất đạt chuẩn theo quy định. |
3. |
Nhà Thiếu nhi cấp huyện |
|
|
|
|
|
|
- Giai đoạn 2022-2025, các huyện U Minh Thượng, Giang Thành, Châu Thành, Kiên Hải và thành phố Rạch Giá phối hợp với Tỉnh Đoàn Kiên Giang vừa bổ sung quy hoạch sử dụng đất, vừa huy động nguồn vốn (kể cả nguồn vốn xã hội hóa) để triển khai đầu tư xây dựng Nhà Thiếu nhi của huyện, thành phố; các huyện, thành phố còn lại tiếp tục huy động nguồn lực đầu tư nâng cấp, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Nhà Thiếu nhi của huyện, thành phố. - Phấn đấu đến năm 2030, 100% Nhà Thiếu nhi của các huyện, thành phố được đầu tư nâng cấp đạt tiêu chuẩn theo quy định từ nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách và nguồn lực xã hội hóa. |
Thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ công nhân, viên chức, người lao động |
|
|
|
|
|
|||
1 |
Nhà Văn hóa Lao động cấp tỉnh |
|
Đề xuất Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh và Ủy ban nhân dân thành phố Rạch Giá rà soát quỹ đất đảm bảo yêu cầu cho đầu tư xây mới Nhà Văn hóa Lao động tỉnh theo tiêu chuẩn quy định. |
|
|
|
|
- Giai đoạn 2021-2025: Xây dựng mới Nhà Văn hóa Lao động tỉnh tại địa điểm mới trong Công viên Văn hóa An Hòa từ nguồn vốn đấu giá bán Nhà Văn hóa Lao động hiện tại, nguồn vốn hỗ trợ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và nguồn vốn huy động hợp pháp khác của Liên đoàn Lao động tỉnh Kiên Giang. - Đến năm 2030, tiếp tục đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầu tư cơ sở vật chất Nhà Văn hóa Lao động tỉnh đạt chuẩn theo quy định. |
2 |
Trung tâm Văn hóa - Thể thao ở Khu công nghiệp |
|
Đề xuất Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố rà soát, bố trí quỹ đất để xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ công nhân, người lao động tại các khu, cụm công nghiệp theo quy định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. |
|
|
|
|
- Giai đoạn 2021-2025, 100% khu, cụm công nghiệp có quy hoạch quỹ đất để xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ công nhân, người lao động. Đầu tư xây dựng 01 thiết chế văn hóa, thể thao tại Khu công nghiệp Thạnh Lộc, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang; nguồn vốn ngân sách hỗ trợ và kêu gọi các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đóng góp để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị. - Từ năm 2025-2030, xây dựng và đưa vào sử dụng 02 thiết chế văn hóa, thể thao ở Khu công nghiệp Thuận Yên, thành phố Hà Tiên và Khu công nghiệp Xẻo Rô, huyện An Biên và các thiết chế văn hóa, thể thao ở Khu Cảng cá Tắc Cậu, các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; nguồn vốn đầu tư các thiết chế văn hóa, thể thao này từ nguồn vốn ngân sách hỗ trợ và kêu gọi các doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp, khu cảng cá đóng góp để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị. |
Hệ thống các quảng trường và công viên văn hóa, vui chơi giải trí |
|
|
|
|
|
|||
1 |
Công viên Văn hóa An Hòa |
+ Khu nhà làm việc tạm bằng vật liệu lắp ghép; Khu vui chơi dưới nước trong hồ bơi; Khu cảnh quan hang tiền sử; Khu nuôi động vật. + Bãi giữ xe; Hệ thống cổng + nhà bảo vệ, bồn nước trang trí; Khu vui chơi dưới nước; Khu sân khấu lắp ghép tạm ngoài trời; Nhà kho (đang sử dụng). + Khu bắn súng hơi; Phòng chiếu phim 3D (đã ngưng hoạt động). |
+ Hệ thống điện chiếu sáng, cấp thoát nước, đường nội bộ, PCCC,... + Sửa chữa, nâng cấp và phát triển thêm loại hình vui chơi giải trí và các trò chơi dân gian mới phục vụ cho nhiều đối tượng. |
|
|
|
|
- Giai đoạn 2022-2025, dự kiến sửa chữa nâng cấp và đầu tư một số hạng mục và trang thiết bị cho Công viên; Tiếp tục rà soát, điều chỉnh thật hợp lý quy hoạch sử dụng đất cho lâu dài để hình thành ba phân khu chức năng chính, bao gồm: phân khu dành cho xây dựng các công trình văn hóa và thiết chế văn hóa, thể thao cấp tỉnh (Bảo tàng tỉnh, Trung tâm hoạt động thanh thiếu niên tỉnh, Nhà sách Đông Hồ, Nhà Văn hóa Lao động tỉnh); phân khu dành cho xây dựng và tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí; và phân khu dành cho xây dựng công viên cây xanh phục vụ cộng đồng. - Đến năm 2030, căn cứ trên các đề án điều chỉnh qui hoạch chi tiết xây dựng Công Viên Văn hóa An Hòa (lần 3) thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang, tỷ lệ 1/2000, qui mô 39,1142ha; Đề án xã hội hóa Công viên Văn hóa An Hòa và Hệ thống cơ sở hạ tầng được cấp vốn thi công hoàn chỉnh Công viên sẽ thực hiện công tác xã hội hóa với các dự án liên doanh, liên kết khai thác tốt lợi thế của công viên tạo nguồn thu đảm bảo lấy thu bù chi và tiến tới tự chủ hoàn toàn về tài chính. |
2 |
Quảng trường Trung tâm và Tượng đài Bác Hồ ở Phú Quốc |
Chưa xây dựng |
- Tượng đài Bác Hồ và phù điêu. - Sân quảng trường. - Cây xanh và cảnh quan. - Khu điều hành đón tiếp, dịch vụ và phụ trợ. - Bãi đỗ xe. - Đường giao thông. |
353.809 |
|
|
353.809 |
Giai đoạn 2022-2025, hoàn thiện các thủ tục đầu tư và tiến hành xây dựng hoàn thiện các hạng mục; nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn. |
3 |
Quảng trường Trần Quang Khải - Trung tâm Sinh hoạt cộng đồng thành phố Rạch Giá |
- Đường nội bộ, sân nền. - Điện chiếu sáng, điện trang trí. - Hệ thống cấp thoát nước. - Công viên cây xanh có lắp đặt 02 bộ dụng cụ luyện tập thể dục. - 02 màn hình led lớn phục vụ tuyên truyền, cổ động, quảng bá cho địa phương và quảng cáo các sản phẩm (xã hội hóa). |
|
|
|
|
|
Giai đoạn 2021-2025, tiếp tục bổ sung, tăng cường trồng cây xanh, hoa kiểng tạo cảnh quan, môi trường xanh, sạch, đẹp và tổ chức thi, chọn, huy động nguồn lực đầu tư đầu tư xây dựng tượng đài mang tính biểu tượng của tỉnh Kiên Giang tại Quảng trường này; nguồn vốn đầu tư từ ngân sách trong kế hoạch đầu tư và vận động tài trợ cho xây dựng công trình tượng đài. |
4 |
Công viên đường Tôn Đức Thắng ở thành phố Rạch Giá |
- Bờ kè chắn sóng và hành lang bảo vệ. - Đường cho người đi bộ; bãi đỗ xe. - Điện chiếu sáng, điện trang trí. - Hệ thống cấp thoát nước. - Công viên cây xanh, 08 bộ dụng cụ tập luyện. - Nhà nghỉ chân. |
- Xây dựng hoàn thiện đoạn công viên trước Nhà hàng Năm Nhỏ để kết nối đồng bộ với toàn bộ công viên đã được xây dựng. |
|
|
|
|
Giai đoạn 2022-2025, tiếp tục lựa chọn mẫu tượng đạt tính nghệ thuật cao và huy động nguồn lực từ ngân sách, vận động tài trợ để đầu tư bổ sung Vườn Tượng trong Công viên trong giai đoạn này, để tạo cảnh quan đặc thù, nâng cao hưởng thụ văn hóa của Nhân dân và phục vụ khách du lịch đến tham quan thành phố Rạch Giá. |
5 |
Đối với quảng trường, công viên văn hóa, vui chơi giải trí phục vụ cộng đồng do các huyện, thành phố đầu tư |
|
|
|
|
|
|
Phấn đấu đến năm 2030 mỗi huyện, thành phố có ít nhất một quảng trường hoặc công viên văn hóa, vui chơi giải trí phục vụ cộng đồng. |
* ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030: Sau khi triển khai thực hiện giai đoạn 2021-2025, Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh sơ kết việc triển khai thực hiện Đề án; đồng thời, rà soát, tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục bố trí kinh phí đầu tư hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao đến năm 2030 theo lộ trình của Đề án đã đề ra.
QUY ĐỊNH VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG
TT |
Tên thiết chế văn hóa và thể thao |
Căn cứ pháp lý |
Cơ cấu tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ |
Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn |
Kinh phí hoạt động |
Thiết chế văn hóa, thể thao do ngành Văn hóa và Thể thao quản lý |
|||||
1 |
Trung tâm Văn hóa tỉnh |
- Quyết định số 429/QĐ-TTg ngày 18/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch đến năm 2021, định hướng đến năm 2030; - Thông tư số 10/2021/TT-BVHTTDL ngày 28/9/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Văn hóa tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. |
- Lãnh đạo Trung tâm Văn hóa tỉnh có Giám đốc và không quá 02 Phó Giám đốc theo quy định; Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trung tâm; Phó Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công. - Các tổ chức chuyên môn, nghiệp vụ: Trung tâm Văn hóa cấp tỉnh có phòng Hành chính, Tổng hợp và các phòng, đoàn, đội (sau đây gọi chung là phòng) để triển khai thực hiện công việc theo các nhóm nhiệm vụ sau: nghiệp vụ văn hóa; cổ động trực quan, triển lãm; tuyên truyền lưu động; nhiệm vụ chuyên môn khác. Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm đối với lãnh đạo Trung tâm thực hiện theo quy định phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh và quy chế làm việc của Sở Văn hóa và Thể thao, đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định. - Số lượng người làm việc: Số lượng người làm việc của Trung tâm được Sở Văn hóa và Thể thao giao trên cơ sở vị trí việc làm gắn với chức năng, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng số lượng người làm việc trong sự nghiệp văn hóa của Sở Văn hóa và Thể thao. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và danh mục vị trí việc làm, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hàng năm Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng kế hoạch số lượng người làm việc trình Ủy ban nhân dân tỉnh trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. |
Trung tâm Văn hóa tỉnh là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao. Trung tâm Văn hóa tỉnh có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng, có trụ sở, kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật. * Chức năng: Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và các nhiệm vụ khác của địa phương; thực hiện cung cấp dịch vụ sự nghiệp công và phục vụ quản lý nhà nước. * Nhiệm vụ, quyền hạn: - Nhiệm vụ, quyền hạn về phục vụ quản lý nhà nước: + Xây dựng kế hoạch công tác; định mức hoạt động (tuyên truyền lưu động, chiếu phim, biểu diễn nghệ thuật và các hoạt động khác); nhiệm vụ đột xuất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức thực hiện hàng năm hoặc giai đoạn; + Tổ chức; tập huấn, bồi dưỡng; sáng tác; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, tuyên truyền lưu động, triển lãm, cổ động trực quan, câu lạc bộ, nhóm sở thích và các hình thức hoạt động khác; + Phổ biến các tác phẩm văn hóa nghệ thuật; xây dựng, thực hiện các mô hình hoạt động mẫu trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật; biên soạn và phát hành tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn nghiệp vụ; Khai thác, sưu tầm, phục dựng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể trong cộng đồng; + Kiểm tra hoạt động chuyên môn nghiệp vụ theo trách nhiệm được phân công; + Thực hiện công tác phối hợp với các ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai nhiệm vụ phát triển hệ thống thiết chế văn hóa và tổ chức hoạt động văn hóa, nghệ thuật trong và ngoài địa phương. - Nhiệm vụ, quyền hạn về cung cấp dịch vụ sự nghiệp công: + Cung cấp dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu: Tổ chức và tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ; hội thi, hội diễn, liên hoan văn nghệ quần chúng; tuyên truyền lưu động; cổ động trực quan phục vụ nhiệm vụ chính trị; các dịch vụ sự nghiệp công khác được cấp có thẩm quyền ban hành. + Cung cấp dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực văn hóa: Tổ chức các dịch vụ văn hóa, nghệ thuật, tuyên truyền, triển lãm, quảng cáo, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác. + Liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để tổ chức các hoạt động dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch, vui chơi giải trí theo quy định của pháp luật. - Nhiệm vụ, quyền hạn khác: + Hợp tác, giao lưu, trao đổi nghiệp vụ với các đơn vị có liên quan trong nước và quốc tế; + Quản lý tổ chức bộ máy, tài chính, tài sản và cơ sở vật chất theo quy định của pháp luật; + Thực hiện công tác thống kê, báo cáo định kỳ theo quy định; + Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do cơ quan có thẩm quyền giao hoặc theo quy định của pháp luật. |
Trung tâm Văn hóa tỉnh là đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện theo cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp theo quy định. |
2 |
Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh cấp huyện |
- Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; - Nghị định số 120/2020/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; - Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 của Chính phủ về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017; - Quyết định số 429/QĐ-TTg ngày 18/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch đến năm 2021, định hướng đến năm 2030; - Chương trình hành động số 38-CTr/TU ngày 11/4/2018 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương khóa XII; - Thông tư liên tịch số 17/2010/TTLT-BTTTT-BNV ngày 27/7/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Phát thanh và Truyền hình thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Đài Truyền thanh - Truyền hình thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; - Thông tư số 01/2010/TT-BVHTTDL ngày 26/02/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của tổ chức sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Thông tư số 11/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định tiêu chí của Trung tâm Văn hóa - Thể thao quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. |
- Tổ chức bộ máy: Lãnh đạo Trung tâm: Có Giám đốc và không quá 02 Phó Giám đốc. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Tổ chức không quá 02 phòng, cụ thể: Phòng Hành chính - Tổng hợp. Phòng Nghiệp vụ. Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm đối với lãnh đạo Trung tâm thực hiện theo quy định phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh, quy chế của Ủy ban nhân dân huyện và đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định. - Số lượng người làm việc: Số lượng người làm việc của Trung tâm được Ủy ban nhân dân huyện giao trên cơ sở vị trí việc làm gắn với chức năng, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng số lượng người làm việc trong sự nghiệp văn hóa của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và danh mục vị trí việc làm, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hàng năm Ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng kế hoạch số lượng người làm việc trình Ủy ban nhân dân tỉnh trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định |
Trung tâm Văn hóa, thể thao và Truyền thanh là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng theo quy định; chịu sự quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân cấp huyện, quản lý nhà nước và hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Du lịch; Sở Thông tin và Truyền thông và Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh. - Chức năng: Tổ chức, cung ứng dịch vụ công nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, truyền thông, du lịch, nhu cầu tiếp nhận thông tin, nâng cao dân trí, nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của nhân dân trên địa bàn, theo quy định. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Quản lý, tuyên truyền và phổ biến công tác bảo vệ, tôn tạo, khai thác và phát huy giá trị di sản văn hóa, lịch sử, di tích theo quy định. - Nhiệm vụ, quyền hạn: + Về Văn hóa, thể thao và du lịch: Tổ chức các hoạt động, các cuộc liên hoan, hội thi, hội diễn, thi đấu, tuyên truyền, cổ động, đọc sách báo, giải trí, chiếu phim, câu lạc bộ, nhóm sở thích, lớp năng khiếu nghệ thuật; hướng dẫn kỹ thuật, phương pháp và điều kiện tham gia cho các tổ chức và cá nhân; phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao; sưu tầm, bảo tồn và hướng dẫn các loại hình nghệ thuật dân gian, các môn thể thao truyền thống; tổ chức các hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu của nhân dân địa phương gắn với phát triển du lịch, theo quy định của pháp luật và phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của đơn vị. Sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày các tư liệu, hiện vật nhằm phát huy giá trị lịch sử, văn hóa của khu di tích; tham mưu, thực hiện công tác tu bổ, tôn tạo di tích theo quy định phân công, phân cấp. Tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện gắn liền với các di tích, tổ chức bảo đảm an toàn cho khu di tích, du lịch. + Về thông tin, truyền thông Sản xuất và phát sóng các chương trình truyền thanh theo quy định trên hệ thống truyền thanh, thiết bị phát sóng nhằm tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tập trung vào sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương, các hoạt động tại cơ sở, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật, kinh tế, văn hóa, xã hội, công tác an ninh trật tự, gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến với nhân dân theo quy định của pháp luật. Tiếp sóng và phát sóng các chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh (các đơn vị khác theo quy định) phục vụ nhu cầu tiếp nhận thông tin của nhân dân theo quy định của pháp luật. Trực tiếp quản lý hệ thống kỹ thuật chuyên ngành để thực hiện việc tiếp sóng, phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình theo quy định của pháp luật. Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh. Quản lý, vận hành các đài phát lại truyền hình, đài phát sóng phát thanh trên địa bàn theo sự phân công. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật đối với đơn vị phụ trách truyền thanh xã, phường, thị trấn trên địa bàn. + Căn cứ chương trình phát triển kinh tế, xã hội hàng năm, trung và dài hạn của địa phương để xây dựng kế hoạch hoạt động trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và tổ chức thực hiện Kế hoạch sau khi được phê duyệt. + Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý theo quy định. Tham gia các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ do cơ quan cấp trên tổ chức, hợp tác, giao lưu, trao đổi chuyên môn nghiệp vụ với các đơn vị, tổ chức trong và ngoài tỉnh. + Quản lý, sử dụng lao động, tài sản, ngân sách và nguồn thu từ dịch vụ theo quy định; thực hiện chế độ, chính sách, thi đua khen thưởng đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động của đơn vị và thực hiện khi được cấp thẩm quyền phê duyệt. + Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao theo quy định của pháp luật. Tham gia ý kiến với Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan chức năng để củng cố, mở rộng sự nghiệp văn hóa, thể thao, du lịch và truyền thông trên địa bàn. |
Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh cấp huyện là đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện theo cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp theo quy định. |
3 |
Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã |
- Nghị định số 120/2020/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; - Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; - Quyết định số 52/2016/QĐ-TTg ngày 06/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế hoạt động thông tin cơ sở; - Quyết định số 2164/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013 - 2020, định hướng đến năm 2030; - Quyết định số 09/2008/QĐ-BGDĐT ngày 24/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn; - Thông tư số 78/2005/TT-BNV ngày 10/8/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp kiêm nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác; - Thông tư số 96/2008/TT-BTC ngày 27/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về hướng dẫn việc hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho hoạt động của các Trung tâm Học tập cộng đồng; - Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã; - Thông tư số 40/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn ban hành kèm theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BGDĐT ngày 24/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; - Thông tư số 05/2014/TT-BVHTTDL ngày 30/5/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về sửa đổi, bổ sung điều 6 Thông tư 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã và Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08/3/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn; - Thông tư số 14/2016/TT-BVHTTDL ngày 21/12/2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định tiêu chí của Trung tâm Văn hóa - Thể thao phường, thị trấn; - Quyết định số 2563/QĐ-BVHTTDL ngày 03/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa, thể thao ở nông thôn”; - Chương trình hành động số 38-KH/TU ngày 11/4/2018 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; - Quyết định số 982/QĐ-UBND ngày 27/4/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt Đề án “Nâng cấp và phát triển hệ thống truyền thanh cơ sở tỉnh Kiên Giang đến năm 2020”; - Công văn số 1611/UBND-VHXH ngày 27/11/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc hợp nhất Trung tâm Học tập cộng đồng, Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh xã, phường, thị trấn thành Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn. |
- Ban Chủ nhiệm: + Chủ nhiệm: do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phụ trách văn hóa - xã hội kiêm nhiệm. + Phó Chủ nhiệm: có 02 Phó Chủ nhiệm, trong đó: 01 công chức văn hóa - xã hội kiêm Phó Chủ nhiệm thường trực, phụ trách hoạt động văn hóa, thể thao; 01 viên chức của trường tiểu học hoặc trung học cơ sở kiêm Phó Chủ nhiệm, phụ trách lĩnh vực phổ cập giáo dục - chống mù chữ, củng cố chất lượng phổ cập giáo dục. - Kế toán, thủ quỹ của Trung tâm do kế toán, thủ quỹ của ngân sách Ủy ban nhân dân cấp xã kiêm nhiệm. - Cộng tác viên, nhân viên chuyên môn, nghiệp vụ. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Trung tâm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã. Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm, kế toán, thủ quỹ được bố trí theo chế độ kiêm nhiệm, được hưởng phụ cấp từ kinh phí hỗ trợ của Nhà nước. - Tùy điều kiện của địa phương, Trung tâm tổ chức các Tổ chuyên môn như: văn hóa - thông tin - thể thao, chính trị - xã hội, y tế - sức khỏe, giáo dục - tuyên truyền pháp luật, kinh tế - dạy nghề,... để giúp Ban Giám đốc xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động của Trung tâm. Thành viên các Tổ chuyên môn là Trưởng, Phó các ban, ngành, đoàn thể cấp xã; Trưởng, Phó ấp, khu phố hoặc các cá nhân tự nguyện tham gia. - Căn cứ nguồn lực của giáo viên ở địa phương, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên; Phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét quyết định điều động (biệt phái) giáo viên trường tiểu học hoặc trường trung học cơ sở làm việc tại Trung tâm khi có ý kiến đề xuất của Ủy nhân dân cấp xã. + Giáo viên được điều động làm việc tại Trung tâm có nhiệm vụ và quyền hạn: tham gia giảng dạy, đánh giá chất lượng các hoạt động tại Trung tâm; giúp Ban Giám đốc lập kế hoạch hoạt động của Trung tâm, xây dựng lịch hoạt động, báo cáo kết quả hoạt động của Trung tâm; quản lý và cập nhật hồ sơ, sổ sách theo quy định; tổ chức rà soát, lưu trữ học liệu, tài liệu, sách, báo,...Trung tâm; tổ chức điều tra thống kê nhu cầu học, nhu cầu tham gia các hoạt động tại cộng đồng, chấp hành sự phân công công tác của Giám đốc Trung tâm và chịu sự quản lý trực tiếp của cơ quan quản lý giáo dục. + Quyền lợi của giáo viên được điều động làm việc tại Trung tâm: được hưởng lương, các khoản phụ cấp theo lương và các chế độ quyền lợi khác theo quy định của pháp luật (nếu có) tại đơn vị cử đi làm việc; được dự các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và được hưởng các chế độ khen thưởng, theo quy định hiện hành của Nhà nước. - Giáo viên tham gia giảng dạy tại Trung tâm, gồm: + Giáo viên được Phòng Giáo dục và Đào tạo phân công để dạy chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, củng cố chất lượng phổ cập giáo dục. + Báo cáo viên dạy các chuyên đề; các cộng tác viên, hướng dẫn viên và những người tham gia hướng dẫn học tập tại Trung tâm thực hiện theo hợp đồng thoả thuận với Giám đốc Trung tâm. Các giáo viên, báo cáo viên,... được hưởng các chế độ theo quy định hiện hành của Nhà nước. - Cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ không chuyên trách là những người đã qua đào tạo, tập huấn về: văn nghệ quần chúng, hướng dẫn viên thể dục thể thao, biên tập viên tuyên truyền, kẻ vẽ, thư viện, bảo tàng, kỹ thuật viên (âm thanh, ánh sáng, truyền thanh); phương pháp viên, công tác câu lạc bộ, công tác đội... |
Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã thuộc hệ thống thiết chế văn hóa, thông tin, thể thao và giáo dục ở cơ sở (gọi tắt là Trung tâm), do Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (gọi chung là cấp huyện) quyết định thành lập theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã trên cơ sở hợp nhất Trung tâm Văn hóa, Thể thao, Trung tâm Học tập cộng đồng và Đài Truyền thanh ở xã, hoặc hợp nhất các cơ sở như: nhà văn hóa, sân vận động, nhà tập luyện thể dục thể thao, câu lạc bộ văn hóa, câu lạc bộ thể dục thể thao, trung tâm học tập cộng đồng, đài truyền thanh, thư viện và các loại hình tương đương trên địa bàn cấp xã. Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Học tập cộng đồng do Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp quản lý, chỉ đạo điều hành; đồng thời, chịu sự quản lý nhà nước của Phòng Văn hóa và Thông tin, Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện; sự kiểm tra, hướng dẫn trực tiếp về nghiệp vụ của Trung tâm Văn hóa, Thể thao (Du lịch); Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên và Đài Truyền thanh cấp huyện. Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu, được mở tài khoản theo quy định của pháp luật. - Chức năng: + Tuyên truyền phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí; bảo tồn, phát huy các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao dân tộc; bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật, thể dục thể thao; nâng cao dân trí và mức hưởng thụ văn hóa, thể thao cho nhân dân; thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho các tầng lớp nhân dân tham gia mọi hoạt động văn hóa, thể thao; phục vụ các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương. + Tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi được học tập thường xuyên, học tập suốt đời; được phổ biến kiến thức và sáng kiến kinh nghiệm trong sản xuất và cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm; nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người dân và cả cộng đồng. + Hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn đối với phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao quần chúng và học tập cộng đồng ở cơ sở. - Nhiệm vụ, quyền hạn + Xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, nội dung hoạt động thường kỳ (tháng, quý, năm), đột xuất và từng đợt (lễ kỷ niệm, các sự kiện chính trị, xã hội, văn hóa lớn) phù hợp với tình hình, nhiệm vụ của địa phương và của ngành Văn hóa và Thể thao, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông trình Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt; tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch sau khi được phê duyệt. + Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, củng cố chất lượng phổ cập giáo dục; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức và cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân trong cộng đồng; phối hợp triển khai các chương trình khuyến công - nông - lâm - ngư nghiệp, dạy nghề và các dự án, chương trình tại địa phương. + Đề xuất, tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn thiện về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ của Trung tâm; thực hiện chủ trương xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa, thể thao, giáo dục và xây dựng xã hội học tập. + Phối hợp với các ngành, đoàn thể cấp xã tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, đọc sách báo, tư vấn khuyến học, giáo dục cho con em nhân dân địa phương, phòng chống tệ nạn xã hội; hướng dẫn, giúp đỡ về chuyên môn nghiệp vụ cho các nhà văn hóa, câu lạc bộ văn hóa, thể dục thể thao ở các khu dân cư trong xã. + Xây dựng, quản lý đội ngũ cán bộ chuyên môn, giáo viên, hướng dẫn viên, cộng tác viên; quản lý tài sản, tài chính được giao theo chế độ hiện hành; thực hiện chế độ báo cáo, thống kê; sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm thực tiễn và đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc. + Tổ chức các hoạt động giao lưu văn nghệ quần chúng - thể thao trong và ngoài địa phương nhằm trao đổi học tập nâng cao trình độ tổ chức hoạt động chuyên môn; tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao do cấp trên tổ chức. + Thông tin tuyên truyền trên Đài Truyền thanh cơ sở; tiếp nhận sách, báo, các ấn phẩm văn hóa và các nguồn đầu tư từ chương trình phối hợp giữa Sở Thông tin và Truyền thông với Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh hằng năm để phục vụ cho nhân dân địa phương; tiếp nhận đầu tư và tổ chức hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin điện tử; phối hợp tổ chức, quản lý điểm cung cấp thông tin khoa học công nghệ, tủ sách pháp luật, luân chuyển sách định kỳ từ thư viện cấp huyện, các tài liệu khuyến nông, khuyến ngư và các nguồn tài liệu, ấn phẩm khác phục vụ sản xuất, đời sống cho nhân dân địa phương. + Thực hiện cung cấp dịch vụ truy cập internet phục vụ người dân truy cập thông tin, tìm hiểu và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, phát triển kinh tế gia đình (không kinh doanh dịch vụ game và game online). + Khảo sát nhu cầu học tập, hưởng thụ văn hóa của cộng đồng để xây dựng nội dung và hình thức học tập, sinh hoạt phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nhóm đối tượng. Liên kết với các đơn vị và tổ chức kinh tế, xã hội thực hiện các chương trình phổ biến kiến thức thuộc lĩnh vực chuyên ngành nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống, tinh thần cho mọi người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. + Quản lý tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trung tâm theo quy định của pháp luật. + Báo cáo tình hình hoạt động hàng tháng cho Ủy ban nhân dân cấp xã và hàng quý cho Phòng Văn hóa và Thông tin, Phòng Giáo dục và Đào tạo. + Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp xã giao theo quy định của pháp luật. Tham gia ý kiến với Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan chức năng để củng cố, mở rộng sự nghiệp văn hóa, thể thao, truyền thông và học tập cộng đồng trên địa bàn. |
- Ngân sách nhà nước (tỉnh, huyện, xã) hỗ trợ; - Kinh phí huy động từ các nguồn vận động tài trợ. |
4 |
Nhà văn hóa - Khu thể thao ấp |
Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08/3/2011 quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn. |
Thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08/3/2011 quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn. Cụ thể: + Căn cứ tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, Trưởng ấp, Bí thư chi bộ làm kiêm nhiệm hoặc tổ chức bầu chọn Chủ nhiệm hoặc Ban Chủ nhiệm Nhà Văn hóa - Khu Thể thao. + Chủ nhiệm hoặc Ban Chủ nhiệm Nhà Văn hóa - Khu Thể thao hoạt động theo nguyên tắc kiêm nhiệm, tự quản, tự trang trải từ nguồn kinh phí xã hội hóa và hỗ trợ của ngân sách xã. Có đội ngũ cộng tác viên và người hoạt động nghiệp vụ không chuyên trách. |
Nhà Văn hóa - Khu Thể thao ấp thuộc hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở của tỉnh; do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã quyết định thành lập, lãnh đạo toàn diện; Trưởng ấp trực tiếp quản lý; chịu sự hướng dẫn về nghiệp vụ của Trung tâm Văn hóa, Thể thao cấp trên. - Chức năng: + Góp phần tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức khoa học, kỹ thuật; giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, nếp sống văn hóa lành mạnh trên địa bàn thôn. + Nơi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân, góp phần xây dựng nông thôn mới. + Nơi tổ chức hội họp, học tập cộng đồng và các sinh hoạt khác ở thôn. - Nhiệm vụ, quyền hạn: + Xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động ngắn hạn, dài hạn trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt. + Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, cổ động phục vụ các nhiệm vụ chính trị, sản xuất và đời sống của Nhân dân ở ấp. + Tổ chức các hoạt động văn nghệ; thể dục, thể thao quần chúng; các cuộc giao lưu, liên hoan, hội diễn văn nghệ; giao hữu, thi đấu các môn thể thao; duy trì hoạt động các loại hình Câu lạc bộ, nhóm sở thích; phát hiện bồi dưỡng năng khiếu văn hóa văn nghệ, thể dục, thể thao và các hoạt động vui chơi, giải trí cho trẻ em. + Tổ chức các chương trình, lớp học nâng cao dân trí, tiếp nhận thông tin và hoạt động dịch vụ phục vụ nhân dân trên địa bàn ấp. + Tham gia các hoạt động xây dựng gia đình văn hóa, nếp sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới. + Xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị, quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả công trình. + Tổ chức các cuộc hội họp của thôn. + Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo địa phương giao. |
Do ngân sách địa phương hỗ trợ và nhân dân tự nguyện đóng góp. |
Thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng và thanh thiếu niên, nhi đồng |
|||||
1 |
Nhà thiếu nhi tỉnh |
- Quyết định số 309/QĐ-UB ngày 09/05/1984 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc thành lập Nhà thiếu nhi Kiên Giang. - Quy định số 223/QĐ-TWĐ ngày 20/12/1986 của Ban Chấp hành trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh về tổ chức và hoạt động của Nhà Thiếu nhi; - Thông tư Liên Bộ số 24/TT-LB ngày 26/3/1994 của Bộ Tài chính-Bộ Văn hóa Thông tin-Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh quy định về chế độ cấp phát, quản lý tài chính đối với Nhà Thiếu nhi; - Hướng dẫn liên tịch số 15-HDLT-BTCTW-TƯĐTNCSHCM ngày 29/11/2002 của Ban Tổ chức Trung ương và Ban Bí thư Trung ương Đoàn hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế của Nhà Thiếu nhi ở các địa phương; - Kế hoạch số 87-KH/TWĐTN-CTTN ngày 21/8/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đoàn triển khai thực hiện Luật Trẻ em năm 2016; - Kết luận số 75-KL/TWĐTN-CTTN ngày 14/9/2018 của Trung ương Đoàn về nâng cao vai trò của Đoàn trong bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2018 - 2022; - Chỉ thị số 02/CT/TWĐTN-CTTN ngày 16/8/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về việc đẩy mạnh cuộc vận động “Vì đàn em thân yêu” giai đoạn 2019-2022. - Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; - Quyết định số 181/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phân loại, xếp hạng các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập. - Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. |
* Cơ cấu tổ chức gồm: - Ban Giám đốc: gồm 1 Giám đốc và 1 Phó Giám đốc; - Phòng Tổ chức Hành chính - Kế toán: gồm Trưởng phòng, 02 Phó Trưởng phòng và các viên chức; - Phòng Văn hóa Quần chúng: gồm 1 Trưởng phòng, 1 Phó Trưởng phòng và các viên chức - Phòng Đào tạo Năng khiếu: gồm Trưởng phòng, 01 Phó phòng và viên chức * Đơn vị trực thuộc: Trường Tiểu học - Mẫu giáo Lê Hồng Phong gồm: Ban Giám hiệu: 03 người, cán bộ công nhân viên, giáo viên, tạp vụ, vệ sinh và cấp dưỡng: 95 người hợp đồng dài hạn. |
* Vị trí: Nhà thiếu nhi tỉnh: là đơn vị sự nghiệp giáo dục trực thuộc Tỉnh Đoàn Kiên Giang. * Chức năng: - Tập hợp đông đảo thiếu nhi để giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện cho các em thông qua các hình thức hoạt động quần chúng rộng rãi, tạo môi trường giáo dục toàn diện qua các mô hình giáo dục, các phương thức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, khóa học kỹ thuật, hướng dẫn nhằm giáo dục tinh thần và thể chất cho thiếu nhi. - Nghiên cứu tổng hợp, bồi dưỡng và hướng dẫn phương pháp Đội TNTP Hồ Chí Minh ngoài giờ lên lớp và ngoài nhà trường. - Tổ chức nhiều hình thức, đa dạng hóa các loại hình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng và hoạt động thực tiễn nhằm phát hiện năng khiếu, tài năng, và khả năng sáng tạo của thiếu nhi. * Nhiệm vụ: - Tổ chức các lớp học, câu lạc bộ, các đội, tổ, nhóm... về giáo dục, khoa học kỹ thuật, hướng nghiệp thẩm mỹ, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, nghi thức đội, các hoạt động xã hội nhằm phát hiện năng khiếu và bồi dưỡng, đào tạo tài năng cho đất nước và địa phương. - Tổ chức các hoạt động hội thi hội diễn sự kiện về văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí bổ ích và hoạt động xã hội ở địa bàn dân cư nhằm đáp ứng nhu cầu sở thích của đông đảo thiếu nhi. - Tham mưu cho Đoàn thanh niên, Hội đồng đội trong việc hướng dẫn phương pháp, nghiệp vụ hoạt động của Nhà Thiếu nhi, câu lạc bộ thiếu nhi, điểm vui chơi, sinh hoạt cộng đồng cho thiếu nhi, cán bộ ban chỉ huy đội, phụ trách sao và phụ trách đội. - Phối hợp tổ chức các hình thức liên kết về vui chơi giải trí, giáo dục đào tạo, bồi dưỡng phát triển năng khiếu cho thiếu nhi. - Quản lý, khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất, các phương tiện làm việc của Nhà Thiếu nhi. - Quản lý, tổ chức hoạt động hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn cho các Nhà thiếu nhi cấp huyện. - Thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa các hoạt động nhằm phát huy các nguồn lực của xã hội đóng góp xây dựng và phát triển hệ thống Nhà thiếu nhi - Tổ chức một số hoạt động khác theo yêu cầu cấp trên. * Phương thức hoạt động: - Nghiên cứu, hướng dẫn, bồi dưỡng phương pháp hoạt động Đội ngoài giờ lên lớp và ngoài nhà trường, góp phần xây dựng tổ chức Đội vững mạnh. - Phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu và phát triển kỹ năng cho thiếu nhi. Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí, tạo môi trường giáo dục thiếu nhi phát triển toàn diện. - Nghiên cứu xây dựng giáo trình giảng dạy, mô hình hoạt động có hiệu quả. |
- Nhà thiếu nhi tỉnh là đơn vị sự nghiệp có thu tự trang trải một phần chi phí hoạt động. - Tự cân đối nguồn ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí cho các hoạt động thường xuyên của Nhà thiếu nhi, kinh phí duy trì bộ máy và các hoạt động nghiệp vụ theo chức năng nhiệm vụ được giao. - Huy động nguồn vốn xã hội hóa và nguồn thu từ các hoạt động của các Nhà thiếu nhi. |
2 |
Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu niên cấp tỉnh |
- Quyết định số 1193-QĐ/TU ngày 07/02/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang về việc thành lập Trung tâm hoạt động Thanh thiếu niên tỉnh Kiên Giang. - Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; - Nghị định 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập. - Công văn số 1801/TWĐTN ngày 18/7/2013 của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về việc thành lập Trung tâm hoạt động Thanh thiếu niên tỉnh Kiên Giang; - Quyết định số 2786-QĐ/UBND ngày 31/12/2007 về việc phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất của Trung tâm hoạt động Thanh thiếu niên. - Đề án số 57-ĐA/TĐTN ngày 07/01/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Kiên Giang về việc thành lập Trung tâm hoạt động Thanh thiếu niên tỉnh Kiên Giang. |
* Cơ cấu tổ chức gồm: 16 biên chế. - Ban giám đốc: 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc: + Giám đốc: phụ trách chung. + Phó Giám đốc phụ trách Tổ chức - Hành chính. + Phó Giám đốc phụ trách nghiệp vụ chuyên môn. - Phòng Tổ chức - Hành chính: 1 Trưởng phòng, 3 cán bộ. - Phòng Nghiệp vụ: 1 Trưởng phòng, 1 Phó Trưởng phòng, 2 cán bộ. - Phòng Đào tạo: 1 Trưởng phòng, 1 Phó Trưởng phòng, 1 cán bộ. - Phòng Tư vấn hỗ trợ phát triển Thanh niên: 1 trưởng phòng, 1 cán bộ. * Tuy nhiên từ khi thành lập đến nay Trung tâm chỉ có 01 biên chế (Giám đốc) các vị trí còn lại đều là hợp đồng theo nhu cầu công việc. |
* Vị trí: Trung tâm hoạt động Thanh thiếu niên: là đơn vị sự nghiệp giáo dục trực thuộc Tỉnh Đoàn Kiên Giang. * Chức năng: Tư vấn, hỗ trợ, phát triển thanh thiếu niên và tổ chức các hoạt động nhằm đáp ứng các nhu cầu về học tập, giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng kỹ năng, giao lưu sinh hoạt, trao đổi kinh nghiệm và vui chơi giải trí cho các đối tượng thanh thiếu niên. * Nhiệm vụ: - Tư vấn, hỗ trợ một số vấn đề liên quan đến nhu cầu, lợi ích chính đáng của thanh thiếu niên phù hợp chức năng của Trung tâm như: nhà trọ, việc làm; kiến thức sức khỏe sinh sản, tiền hôn nhân; tuyên truyền pháp luật và trợ giúp pháp lý; tư vấn, hỗ trợ thanh niên vay vốn, khởi nghiệp. - Phối hợp tổ chức các chương trình hỗ trợ nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho thanh niên, hỗ trợ, chuyển giao các mô hình khuyến công, ứng dụng khoa học kỹ thuật, kinh tế hợp tác trong thanh niên, các chương trình thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới. - Tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên, Hội Sinh viên và cán bộ Đoàn trường học trong toàn tỉnh. Mở các lớp đào đạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng sống cho thanh thiếu niên; xây dựng, triển khai thực hiện và chuyển giao các mô hình, phương thức giáo dục hiệu quả, mang tính xã hội cao như học kỳ trong quân đội, học làm người có ích: sống mạnh mẽ nhà lãnh đạo trẻ. - Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao; tham quan, đã ngoại; các mô hình sinh hoạt cộng đồng, "Sân chơi cuối tuần", tạo sân chơi giải trí lành mạnh bổ ích, đáp ứng nhu cầu chính đáng của thanh thiếu niên. Thông qua đó tổ chức, lồng ghép các hoạt động thông tin, tuyên truyền của thanh niên. - Xây dựng các câu lạc bộ, đội nhóm theo chuyên đề, lĩnh vực, nhằm phát huy khả năng sáng tạo, bồi dưỡng năng khiếu cho thanh thiếu nhi, xây dựng nòng cốt tham gia các hoạt động của Trung tâm. - Tổ chức thực hiện một số chương trình, đề án do Trung ương Đoàn, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban thường vụ Tỉnh Đoàn giao. - Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các hoạt động, dịch vụ phù hợp với lĩnh vực hoạt động của Trung tâm, tạo nguồn thu hỗ trợ cho các hoạt động của Trung tâm. - Thực hiện nhiệm vụ do Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Tỉnh Đoàn giao. * Phương thức hoạt động: - Triển khai thực hiện các hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ được giao. - Xây dựng bộ giáo trình chung về đào tạo huấn luyện kỹ năng sống cho Thanh thiếu niên, bộ giáo trình về chuyển đổi số trong thời đại 4.0. |
- Kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp hàng năm theo dự toán được duyệt. |
3 |
Nhà Thiếu nhi cấp huyện |
- Nhà thiếu nhi cấp huyện được thành lập theo quyết định của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân cùng cấp. - Quy định số 223/QĐ-TWĐ ngày 20/12/1986 của Ban Chấp hành trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh về tổ chức và hoạt động của Nhà Thiếu nhi; - Thông tư Liên Bộ số 24/TT-LB ngày 26/3/1994 của Bộ Tài chính-Bộ Văn hóa Thông tin-Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh quy định về chế độ cấp phát, quản lý tài chính đối với Nhà Thiếu nhi; - Hướng dẫn liên tịch số 15-HDLT-BTCTW-TƯĐTNCSHCM ngày 29/11/2002 của Ban Tổ chức Trung ương và Ban Bí thư Trung ương Đoàn hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế của Nhà Thiếu nhi ở các địa phương; - Thực hiện theo các hướng dẫn của cơ quan quản lý cùng cấp; các văn bản của Tỉnh đoàn, Nhà thiếu nhi cấp tỉnh và các cơ quan quản lý có liên quan. |
* Cơ cấu tổ chức: - Tại các địa phương có tổ chức bộ máy nhân sự Nhà thiếu nhi cấp huyện: Vĩnh Thuận, U Minh Thượng, An Minh, An Biên, Giồng Riềng, Gò Quao, Tân Hiệp, Hòn Đất, Kiên Lương, Giang Thành, thành phố Hà Tiên và Phú Quốc, cơ cấu gồm: 1 Giám đốc, 1 Phó Giám đốc và viên chức. Tuy nhiên, hiện nay đa số các địa phương chưa phân bổ đầy đủ biên chế nên nhân sự tại Nhà thiếu nhi cấp huyện còn thiếu và kiêm nhiệm: U Minh Thượng, Giang Thành: mỗi huyện chỉ có 1 người - Bí thư Huyện đoàn kiêm Giám đốc Nhà Thiếu nhi, các địa phương khác, đa phần bố trí được 2 nhân sự, trong đó có 1 kiêm nhiệm. - Riêng các địa phương: Châu Thành, Kiên Hải và thành phố Rạch Giá, không có tổ chức bộ máy nhân sự Nhà thiếu nhi cấp huyện, các hoạt động liên quan về thiếu nhi do Hội Đồng đội huyện - Huyện đoàn và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức cho các em thiếu nhi. |
* Vị trí: Nhà thiếu nhi cấp huyện: là đơn vị sự nghiệp trực thuộc tổ chức Đoàn TNCS HCM cùng cấp: Huyện Đoàn/Thành Đoàn. * Chức năng: - Tập hợp thiếu nhi để giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện cho các em thông qua các hình thức hoạt động quần chúng, tạo môi trường giáo dục toàn diện qua các mô hình giáo dục, các phương thức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, khóa học kỹ thuật, hướng dẫn nhằm giáo dục tinh thần và thể chất cho thiếu nhi. - Nghiên cứu tổng hợp, bồi dưỡng và hướng dẫn phương pháp Đội TNTP Hồ Chí Minh ngoài giờ lên lớp và ngoài nhà trường. - Tổ chức nhiều hình thức, đa dạng hóa các loại hình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng và hoạt động thực tiễn nhằm phát hiện năng khiếu, tài năng, và khả năng sáng tạo của thiếu nhi. * Nhiệm vụ hoạt động: Nhiệm vụ chuyên môn của hệ thống Nhà thiếu nhi cấp huyện có 03 mảng hoạt động chính: - Hoạt động văn hóa đại chúng Nhà thiếu nhi cấp huyện tiến hành tổ chức và phối hợp với Phòng giáo dục và Đào tạo địa phương tổ chức các hội thi, hội diễn cho các cháu thiếu nhi, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao,... nhằm tạo điều kiện cho thiếu nhi phát triển năng khiếu, rèn luyện kỹ năng. Nhiều hoạt động lồng ghép các nội dung thu hút đông đảo thiếu nhi tham gia ngày một đông hơn. Các hội thi, hội diễn, các sân chơi giúp Huyện đoàn, Thành đoàn duy trì và nâng cao phương pháp hoạt động công tác Đội. Từ các phong trào trên đã thành lập cho các địa phương có nhiều đội nhóm chuyên, thường xuyên tham gia phục vụ các sự kiện văn hóa, chính trị của địa phương. - Hoạt động vui chơi giải trí Hệ thống Nhà thiếu nhi cấp huyện hiện nay khai thác và sử dụng các dịch vụ cả giờ hành chính, buổi tối và các ngày thứ bảy, chủ nhật. Hoạt động vui chơi giải trí tại đơn vị bao gồm có thu phí và không thu phí, cơ bản đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí cho thiếu nhi tại các huyện, thành phố trong tỉnh. Ngoài ra, đơn vị thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí tại cơ sở, giúp thiếu nhi tại các xã, phường có điều kiện tham gia các hoạt động vui chơi bổ ích, lành mạnh. - Hoạt động đào tạo năng khiếu của Nhà Thiếu nhi Tổ chức các lớp học năng khiếu cho các em thiếu nhi để học tập và rèn luyện những kỹ năng, qua đó để phát hiện những năng khiếu, tài năng để tiếp tục chăm bồi cho phát triển. Hình thức giống như một trường năng khiếu bán trú hoặc một trung tâm hướng nghiệp nên cũng cần có cán bộ phụ trách chuyên môn, giáo viên năng khiếu lành nghề để truyền đạt kiến thức, kỹ năng cho các em. Hàng năm Nhà Thiếu nhi các địa phương chiêu sinh nhiều khóa đào tạo bao gồm: ngoại ngữ, tin học, ca múa, võ thuật, bóng đá,...Ngoài ra, Phú Quốc đã đưa nội dung giáo dục mầm non vào hoạt động từ năm 2017, góp phần mở rộng mô hình hoạt động tại đơn vị trong thời gian qua. |
- Kinh phí hoạt động của các Nhà thiếu nhi cấp huyện được cấp theo nguồn ngân sách phân bổ hàng năm cho các đơn vị sự nghiệp theo quy định. |
4 |
Hệ thống các quảng trường và công viên văn hóa, vui chơi giải trí |
||||
4.1 |
Công viên Văn hóa An Hòa |
Quyết định số 35/2010/QĐ-SVHTTDL ngày 08/02/2010 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kiên Giang về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Công viên văn hóa An Hòa. - Luật viên chức số 58/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15/11/2010; - Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. - Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. - Nghị định 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 Quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập. - Thông tư số 14/2012/TT-BNV , ngày 18/12/2012 về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 Quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập. - Kế hoạch số 52/KH-UBND ngày 16/3/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về hoàn chỉnh Đề án vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. |
Lãnh đạo Công viên: Có Giám đốc và 02 Phó Giám đốc. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ: + Phòng Tổ chức - Hành chính. + Phòng Nghiệp vụ kinh doanh. Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm đối với lãnh đạo Trung tâm thực hiện theo quy định phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh, quy chế của Ủy ban nhân dân huyện và đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định. + Số lượng người làm việc: Số lượng người làm việc của Công viên được Sở Văn hóa và Thể thao giao trên cơ sở vị trí việc làm gắn với chức năng, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng số lượng người làm việc trong sự nghiệp văn hóa của Sở Văn hóa và Thể thao. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và danh mục vị trí việc làm, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hàng năm Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng kế hoạch số lượng người làm việc trình Ủy ban nhân dân tỉnh trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. |
Công viên Văn hóa An Hòa là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao. Công viên Văn hóa An Hòa có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng, có trụ sở, kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật. * Chức năng, nhiệm vụ: - Tham mưu cho Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức hướng dẫn, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ, pháp luật Nhà nước trong Công Viên. - Tổ chức điều hành, quản lý đất đai, quản lý việc thực hiện qui hoạch, tham mưu cho Sở về việc hướng dẫn, giới thiệu qui hoạch, kêu gọi đầu tư, khai thác, hướng dẫn các thủ tục đầu tư, lập thủ tục cho thuê đất, giao đất khi có quyết định của UBND tỉnh. - Tổ chức quản lý và giám sát các hạng mục công trình xây dựng cơ bản được triển khai thực hiện theo dự án để đảm bảo đúng thiết kế, đạt yêu cầu thẩm mỹ, vệ sinh môi trường và an toàn cho nhân dân khi tham gia vui chơi, giải trí trong Công Viên. - Quản lý, giám sát các nhà đầu tư trong thực hiện các hợp đồng đầu tư, hợp tác trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, hoạt động du lịch trong Công Viên và việc sử dụng đất theo mục đích của dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Tổ chức hoạt động các loại hình kinh doanh du lịch; các loại hình dịch vụ vui chơi, giải trí trong Công Viên; kinh doanh các loại cây xanh, cây kiểng, hoa và tổ chức các hoạt động sự nghiệp văn hóa như: Hội thi, hội chợ, triển lãm, giao lưu văn hóa nghệ thuật, các hoạt động thể dục thể thao, bán hoa, cây kiểng ... - Đầu tư xây dựng các công trình công cộng, mua sắm trang thiết bị, xử lý chất thải trong Công Viên. Tổ chức và giám sát việc thực hiện đảm bảo vệ sinh môi trường trong toàn khu vực, tạo môi trường du lịch sinh thái, văn hóa lành mạnh, thu hút sự quan tâm của quần chúng nhân dân. - Tổ chức tuần tra, canh gác và thực hiện tốt các biện pháp bảo đảm an toàn tài sản của công viên, tài sản tính mạng của du khách; phối hợp với chính quyền địa phương, các nhà đầu tư trong việc bảo vệ an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường trong khu vực Công Viên. - Trồng và chăm sóc cây xanh; tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu vui chơi, giải trí của nhân dân. - Tổ chức quản lý việc thu, chi tài chính đối với nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp và nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ du lịch và các hoạt động sự nghiệp văn hóa,...theo đúng nguyên tắc tài chính kế toán và Luật Ngân sách đã ban hành. Đồng thời làm nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước (nếu có). - Quản lý cơ sở vật chất, tài sản Nhà nước, thực hiện chế độ chính sách như tiền lương, tiền thưởng và các chế độ đãi ngộ, khen thưởng đối với cán bộ, viên chức và người lao động làm việc tại Công Viên theo quy định hiện hành. - Thực hiện chế độ thông tin báo cáo, họp giao ban định kỳ và đột xuất theo quy định của Sở, thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao. |
Công viên hoạt động theo cơ chế tự chủ về tài chính và tổ chức theo quy định tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Được xác định là đơn vị sự nghiệp có thu tự trang trải một phần chi phí hoạt động. |
4.2 |
Quảng trường Trần Quang Khải - Trung tâm Sinh hoạt cộng đồng thành phố Rạch Giá |
|
Ban Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh trực tiếp quản lý; hợp đồng có thời hạn 04 lao động thực hiện công việc: bảo vệ, kiểm tra điện, nước và vệ sinh Quảng trường; trích kinh phí từ nguồn thu cho thuê mặt bằng tại quảng trường |
Quảng trường Trần Quang Khải là nơi tổ chức các sự kiện chính trị của địa phương và của tỉnh; điểm tham quan, vui chơi, giải trí, tập luyện cho người dân địa phương. |
Không có nguồn ngân sách cấp cho các hoạt động tại quảng trường. Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp: cho thuê mặt bằng của Trung tâm sinh hoạt cộng đồng: bình quân từ 600 triệu đến 700 triệu/năm; dùng làm kinh phí sửa chữa; trả lương hợp đồng và phí vệ sinh, điện, nước tại quảng trường. |
4.3 |
Hệ thống các quảng trường, công viên tại trung tâm các huyện, thành phố còn lại |
|
Do Công ty hoặc Ban Quản lý công trình công cộng quản lý. |
Hệ thống các quảng trường và công viên văn hóa, vui chơi giải trí trên đại bàn tỉnh là nơi tổ chức các sự kiện chính trị, văn hóa, nghệ thuật, triển lãm, hội chợ, sự kiện xúc tiến, quảng bá thương mại, du lịch của địa phương và của tỉnh; điểm tham quan, vui chơi, giải trí, tập luyện thể dục thể thao cho người dân địa phương |
Không có kinh phí hoạt động; hàng năm, chỉ được hỗ trợ một phần kinh phí chăm sóc cây xanh, hoa, bảo vệ các quảng trường, công viên. |
Thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ công nhân, viên chức, người lao động |
|||||
1 |
Nhà Văn hóa Lao động cấp tỉnh |
- Quyết định số 212/QĐ-LĐLĐ ngày 05/6/2014 của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Kiên Giang. - Quyết định số 1493/QĐ-TLĐ ngày 17/11 /2009 của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Nhà văn hóa Lao động |
- Ban lãnh đạo: Có Giám đốc và 01 Phó Giám đốc. - Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ: + Phòng nghiệp vụ, + Phòng hành chính - Kế toán. |
* Lĩnh vực hoạt động văn hóa: - Là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao; tập hợp, tuyên truyền giáo dục đoàn viên, CNVCLĐ; bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ công đoàn; nơi thu hút công nhân, viên chức, lao động và đoàn viên, cán bộ hưu trí, con em người lao động và các đối tượng khác trên địa bàn đến vui chơi, giải trí, thụ hưởng và sáng tạo văn hóa, thể thao lành mạnh và trao dồi kỹ năng nghiệp vụ, tay nghề... - Tuyên truyền, phục vụ các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trong nước và quốc tế do Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương và tổ chức lương, phụ cấp, Công đoàn yêu cầu. - Tổ chức các đội nhóm, các câu lạc bộ, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, thông tin tuyên truyền, vui chơi giải trí, các hình thức bồi dưỡng, phát triển năng khiếu, tiềm năng cùng các sở thích lành mạnh của CNVCLĐ, nhất là CNLĐ trong các khu công nghiệp, khu chế xuất; bồi dưỡng hạt nhân cho phong trào cơ sở. - Tổ chức và phục vụ có thu trên các lĩnh vực hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục, thể thao, hội nghị, hội thảo, các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ và các dịch vụ văn hóa, thể thao khác không trái với quy định của Nhà nước, Tổng Liên đoàn... để bổ sung kinh phí hoạt động, đầu tư cơ sở vật chất và dành một phần chăm lo đời sống cho công nhân viên. * Thương mại, dịch vụ: - Kinh doanh thương mại, dịch vụ, Bảo hộ Lao động Công đoàn; mua bán công cụ, dụng cụ, đồ bảo hộ lao động và may đồ bảo hộ lao động cho công nhân, quần áo bảo vệ cơ quan và doanh nghiệp. - Kinh doanh Nhà khách công đoàn phục vụ chỗ nghỉ cho cán bộ công đoàn trong hệ thống công đoàn và đoàn viên, CNVCLĐ trong toàn quốc... Cho thuê mặt bằng liên kết kinh doanh nước giải khát. * Quyền hạn: - Có quyền hạn và nghĩa vụ là một đơn vị sự nghiệp hoạt động theo quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn. - Được ngân sách nhà nước và kinh phí công đoàn hỗ trợ khi sửa chữa bảo dưỡng lớn, xây dựng cơ bản, đầu tư kinh doanh. - Được huy động, nhận tài trợ, quản lý, sử dụng các nguồn lực huy động theo quy định của pháp luật đảm bảo sự thống nhất của Công đoàn cấp trên và sự chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. - Được liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và được sự thống nhất của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. - Được sử dụng nguồn thu từ các hoạt động thường xuyên (kể cả dịch vụ) để đầu tư cơ sở vật chất; chi cho các hoạt động, trích lập quỹ theo quy định và bổ sung nguồn kinh phí hoạt động |
- Nhà Văn hóa Lao động cấp tỉnh là đơn vị sự nghiệp có thu tự trang trải một phần chi phí hoạt động. - Liên đoàn Lao động tỉnh hỗ trợ kinh phí mua sắm tài sản và hỗ trợ một phần chi thường xuyên cho Nhà Văn hóa Lao động. Kinh phí đảm bảo chi cho hoạt động như: Điện, nước, lương, phụ cấp, hành chính.
|
2 |
Trung tâm Văn hóa - Thể thao ở Khu công nghiệp |
Chưa có. |
MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM THEO CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC
Ban hành kèm theo Đề án phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở
trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030
TT |
Nội dung công việc |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Thời gian hoàn thành |
Thời gian thực hiện |
1 |
Kế hoạch rà soát, để xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất lĩnh vực văn hóa và thể thao, quy hoạch xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cấp huyện, cấp xã và ấp, khu phố (kết hợp với trụ sở ấp, khu phố) |
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố |
Sở Văn hóa và Thể thao và các sở, ban, ngành có liên quan |
Hàng năm |
Hàng năm |
2 |
Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025 đối với hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở |
Sở Văn hóa và Thể thao |
Các sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố |
2021 |
2021-2025 |
3 |
Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2026-2030 đối với hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở |
Sở Văn hóa và Thể thao |
Các sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố |
2026 |
2026-2030 |
4 |
Kế hoạch phát triển phong trào thể dục, thể thao quần chúng tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 |
Sở Văn hóa và Thể thao |
Các sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố |
2021 |
Từ năm 2022 |
5 |
Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ làm việc và tham gia hoạt động tại các thiết chế văn hóa, thể thao từ tỉnh đến cơ sở |
Sở Văn hóa và Thể thao |
Sở Nội vụ, các sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố |
Hàng năm |
Hàng năm |
6 |
Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết về tổ chức bộ máy, chính sách đặc thù của Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã và Nhà Văn hóa - Khu thể thao ấp, khu phố |
Sở Văn hóa và Thể thao |
Sở Nội vụ, Sở Tài chính, các sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố |
2022 |
Từ năm 2023 |
7 |
Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết về chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho đội ngũ quản lý, điều hành các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2030 |
Sở Kế hoạch và Đầu tư |
Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Tài chính, Sở Nội vụ, các sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố |
2022 |
Từ năm 2023 |
8 |
Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết về chính sách khuyến khích xã hội hóa đầu tư phát triển cơ sở vật chất và trang thiết bị các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2030 |
Sở Kế hoạch và Đầu tư |
Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Tài chính, các sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố |
2022 |
Từ năm 2023 |
9 |
Đề án kiện toàn tổ chức bộ máy của Sở Văn hóa và Thể thao |
Sở Văn hóa và Thể thao |
Sở Nội vụ, các sở, ban, ngành có liên quan |
2021 |
Từ năm 2022 |
10 |
Đề án nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 |
Sở Văn hóa và Thể thao |
Các sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố |
2022 |
Từ năm 2023 |
11 |
Công văn hướng dẫn về tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của viên chức và người tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, truyền thanh, học tập cộng đồng từ tỉnh đến cơ sở |
Sở Nội vụ |
Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố |
2022 |
Từ năm 2023 |
12 |
Công văn hướng dẫn việc hợp nhất Trung tâm Văn hóa và Thể thao, Trung tâm Học tập cộng đồng và Đài Truyền thanh cấp xã thành Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã |
Sở Nội vụ |
Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố |
2022 |
Từ năm 2023 |
13 |
Công văn hướng dẫn việc thành lập thành lập Nhà Văn hóa - Khu Thể thao ấp, khu phố. |
Sở Nội vụ |
Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố |
2022 |
Từ năm 2023 |
14 |
Công văn hướng dẫn thiết kế mẫu đối với công trình Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã, Nhà Văn hóa - Khu thể thao ấp, khu phố (kết hợp với trụ sở của ấp, khu phố) |
Sở Xây dựng |
Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố |
2022 |
Từ năm 2023 |
15 |
Công văn hướng dẫn thành lập khu, cụm công nghiệp, tổ chức bộ máy và quy chế hoạt động đối với Trung tâm Văn hóa và Thể thao trong khu, cụm công nghiệp |
Sở Nội vụ |
Sở Văn hóa và Thể thao, Liên đoàn Lao động tỉnh, các sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố |
Sau khi xây dựng xong cơ sở vật chất và trang thiết bị cho thiết chế văn hóa, Thể thao của khu, cụm công nghiệp |
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.