ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 63/2022/QĐ-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 29 tháng 12 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 01 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 26/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ quy định các chế độ trợ cấp, phụ cấp đối với công chức, viên chức và người lao động làm việc tại các cơ sở quản lý người nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy và cơ sở trợ giúp xã hội công lập;
Căn cứ Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội;
Căn cứ Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
Căn cứ Nghị định số 130/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em;
Căn cứ Thông tư số 02/2021/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 6 năm 2021 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
Căn cứ Thông tư số 76/2021/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn khoản 1 và khoản 2 Điều 31 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân loại, chuyển giao và tiếp nhận người lang thang trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế vào nuôi dưỡng tại các cơ sở trợ giúp xã hội công lập.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 01 năm 2023 và thay thế Quyết định số 55/2017/QĐ-UBND ngày 03 tháng 8 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quy định tập trung người lang thang trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế vào nuôi dưỡng tại các cơ sở Bảo trợ xã hội công lập.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Tài chính, Nội vụ, Ngoại vụ, Tư pháp, Văn hóa và Thể thao, Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo, Công an tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN LOẠI, CHUYỂN GIAO VÀ TIẾP NHẬN NGƯỜI LANG THANG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ VÀO NUÔI DƯỠNG TẠI CÁC CƠ SỞ TRỢ GIÚP XÃ HỘI
CÔNG LẬP
(Kèm theo Quyết định số 63/2022/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm
2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)
Quy định này quy định phân loại, chuyển giao và tiếp nhận người lang thang trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế vào nuôi dưỡng tại các cơ sở trợ giúp xã hội công lập trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý.
1. Người lang thang trên địa bàn tỉnh quy định tại Điều 1 bao gồm:
a) Người lang thang xin ăn;
b) Người tâm thần lang thang;
c) Người dẫn dắt hoặc mang theo trẻ em; dẫn dắt người khuyết tật, người bệnh tật, người cao tuổi để bán hàng rong hoặc lợi dụng để xin ăn;
d) Người lang thang khác.
2. Các đơn vị tập trung, chuyển giao người lang thang gồm:
a) Đội trật tự xã hội tập trung và xử lý người lang thang:
b) Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (viết tắt là UBND cấp xã);
c) Đội Quản lý đô thị thành phố Huế.
3. Các đơn vị tiếp nhận người lang thang gồm:
a) Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em;
b) Trung tâm Bảo trợ xã hội;
c) Bệnh viện Tâm thần Huế (trực thuộc Sở Y tế);
d) Trung tâm, Bệnh viện các huyện, thị xã và thành phố Huế;
4. Các cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân khác có liên quan.
a) Đối tượng còn sức lao động lợi dụng việc lang thang ăn xin, bán hàng rong để trục lợi;
b) Cơ quan, tổ chức có liên quan khác.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người lang thang xin ăn là những người trực tiếp đi xin ăn hoặc lợi dụng bán sách báo, bán vé số, đánh giày để xin ăn.
2. Người tâm thần lang thang: Là những người có dấu hiệu rối loạn tâm thần đi lang thang có (hoặc không) hành vi gây mất trật tự xã hội, gây nguy hiểm cho người khác hoặc có các hành vi thiếu văn hóa làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự, mỹ quan đô thị.
3. Người dẫn dắt hoặc mang theo trẻ em; dẫn dắt người khuyết tật, bệnh tật, người cao tuổi để bán hàng rong hoặc lợi dụng để xin ăn: Là những người đi theo để hỗ trợ hoặc trực tiếp dẫn dắt trẻ em, người khuyết tật, người bệnh tật, người cao tuổi bán hàng rong, bán sách báo, bán vé số, xin ăn.
4. Người lang thang khác:
a) Người bị cơ nhỡ do tàu xe, bị mất cắp không còn điều kiện kinh tế hoặc không liên hệ được với gia đình, người thân để trở về quê nên phải sinh sống tại các nơi công cộng như vỉa hè, đường phố, chợ, bến xe, nhà ga, nhà hàng, quán ăn, gầm cầu, công viên;
b) Người ốm yếu, suy nhược, sống lang thang trên đường phố và những nơi công cộng như vỉa hè, chợ, bến xe, nhà ga, nhà hàng, quán ăn, gầm cầu, công viên.
c) Người giả dạng: Người khuyết tật, người bệnh tật, người tu hành khất thực, người bị mất cắp để lang thang, ăn xin;
d) Người lợi dụng chính sách của Nhà nước để xin trợ giúp tại các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương các cấp trong các dịp lễ, hội, tết;
đ) Người lang thang ăn xin trên địa bàn tỉnh là người nước ngoài.
HỒ SƠ, QUY TRÌNH PHÂN LOẠI, CHUYỂN GIAO VÀ TIẾP NHẬN ĐỐI TƯỢNG
Điều 4. Hồ sơ chuyển giao, tiếp nhận đối tượng
1. Hồ sơ chuyển giao đối tượng cho gia đình, gồm:
a) Đơn bảo lãnh của gia đình, người thân (ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột), người giám hộ theo quy định của pháp luật theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Quyết định này;
b) Căn cước công dân hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý khác của người bảo lãnh (bản sao chứng thực);
c) Căn cước công dân hoặc các giấy tờ liên quan đến người lang thang được bảo lãnh (bản sao chứng thực).
2. Hồ sơ chuyển giao đối tượng cho các cơ sở trợ giúp xã hội (trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý): Thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 27 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Trong trường hợp có dịch bệnh xảy ra, để phòng tránh lây lan, đảm bảo an toàn, đơn vị tập trung đối tượng phối hợp với cơ sở y tế thực hiện xét nghiệm sàng lọc cho đối tượng trước khi bàn giao cho cơ sở trợ giúp xã hội. Giấy xác nhận tình trạng sức khỏe của đối tượng (nếu có).
3. Hồ sơ chuyển giao đối tượng cho bệnh viện Tâm thần Huế; Trung tâm Y tế/Bệnh viện thành phố Huế, thị xã và các huyện, gồm:
a) Biên bản phát hiện, phân loại, chuyển giao người lang thang đối với trường hợp khẩn cấp có nguy cơ đe dọa đến an toàn của đối tượng (Mẫu số 2);
b) Biên bản chuyển giao (bàn giao) người lang thang của cơ quan, đơn vị nơi phát hiện thấy cần sự bảo vệ khẩn cấp (Mẫu số 3).
c) Bản sao chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc giấy tờ tùy thân của đối tượng (nếu có).
Điều 5. Quy trình chuyển giao đối tượng thường xuyên
1. Khi phát hiện đối tượng lang thang ăn xin (Có biên bản phát hiện và lấy lời khai của đối tượng) thì tiến hành tập trung, chuyển giao như sau:
a) Quá trình phát hiện, khai thác thông tin nhận thấy đối tượng có dấu hiệu thuê trẻ em, người già, người khuyết tật hoặc bị xúi dục, ép buộc lang thang kết hợp với buôn bán hàng rong thì Công an cấp xã lập hồ sơ, tham mưu cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
b) Trường hợp xác định được thân nhân gia đình, địa chỉ cư trú, rõ thông tin của công dân là người tại địa phương (cùng huyện, thị xã và thành phố) thì UBND cấp xã, Đội quản lý đô thị thành phố Huế nơi phát hiện tiến hành trao đổi với Công an cấp xã nơi công dân cư trú để đối chiếu thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Sau đó thông báo cho gia đình đến tiếp nhận, cam kết không để đối tượng tái lang thang.
Ngay sau khi nhận được liên hệ, thân nhân gia đình của đối tượng có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ theo khoản 1 Điều 4 Quy định này và đến cam kết, bảo lãnh đối tượng về gia đình quản lý, chăm sóc, giáo dục;
c) Trường hợp xác định được thân nhân gia đình, địa chỉ cư trú, rõ thông tin của công dân là người tại địa phương (cùng xã hoặc cùng huyện) mà gia đình không đến bảo lãnh thì UBND cấp xã, hoặc Đội quản lý đô thị tiến hành trao đổi với Công an cấp xã nơi công dân cư trú để đối chiếu thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Sau đó chuyển giao đối tượng cho UBND cấp xã nơi đối tượng sinh sống để có biện pháp quản lý, giáo dục và tạo điều kiện cho đối tượng ổn định cuộc sống tại cộng đồng;
d) Trường hợp xác định rõ nơi cư trú, không có giấy tờ tùy thân thì tiến hành lập danh sách chuyển Công an cấp xã nơi công dân cư trú xác minh làm rõ, thu thập thông tin, giải quyết đăng ký cư trú, cấp căn cước công dân. Đồng thời chuyển đối tượng cho UBND cấp xã nơi đối tượng sinh sống để được hỗ trợ.
đ) Trường hợp đối tượng ở các địa phương khác hoặc không rõ nơi cư trú, thông tin công dân thì tiến hành lập danh sách chuyển cơ quan Công an kiểm tra, xác minh trên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, giải quyết đăng ký cư trú. Thông báo cho Đội trật tự xã hội tập trung và xử lý người lang thang đến tiếp nhận đối tượng về Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em để chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời và phân loại;
e) Trong trường hợp phát hiện đối tượng là người lang thang bị suy nhược, nguy hiểm đến tính mạng thì đơn vị phát hiện chuyển đến cơ sở y tế để điều trị.
2. Quản lý, phân loại và chuyển giao đối tượng như sau:
Sau khi tiếp nhận đối tượng Đội trật tự xã hội tập trung và xử lý người lang thang có trách nhiệm lập hồ sơ, phân loại, báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết:
a) Đối với người lang thang ốm yếu, suy nhược, bệnh tật thì chuyển vào cơ sở y tế hoặc bệnh viện thành phố Huế để chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh tật cho đối tượng;
b) Đối tượng là người tâm thần phát hiện lần thứ nhất trong trạng thái loạn thần cần được điều trị chuyên khoa tâm thần thì bàn giao cho bệnh viện tâm thần Huế để điều trị, tiếp tục khai thác thông tin về địa chỉ cư trú, nếu khai thác được địa chỉ, gia đình đối tượng thì Bệnh viện Tâm thần Huế tiến hành chuyển giao cho thân nhân đối tượng. Trường hợp không khai thác được thông tin về địa chỉ cư trú, gia đình đối tượng thì Bệnh viện Tâm thần Huế thông báo cho Trung tâm Bảo trợ xã hội để chuyển giao;
- Trường hợp đối tượng đang điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Huế nhưng bệnh nặng vượt quá chuyên môn của Bệnh viện Tâm thần Huế cũng như các khoa phòng khác thuộc Bệnh viện thành phố Huế cần thiết phải chuyển lên bệnh viện Trung ương Huế (thuộc Bộ Y tế) thì Bệnh viện Trung ương Huế có trách nhiệm tiếp nhận và tiếp tục điều trị, chăm sóc. Sau khi ổn định Bệnh viện Trung ương Huế thông báo cho Bệnh viện Tâm thần Huế để thông báo cho Đội trật tự xã hội tập trung và xử lý người lang thang cùng đến để chuyển giao và tiếp nhận;
- Trường hợp đối tượng điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Huế hoặc cơ sở y tế khác tử vong nhưng chưa được làm thủ tục là đối tượng bảo trợ xã hội thì Bệnh viện Tâm thần Huế, cơ sở y tế phối hợp bàn giao cho Đội trật tự xã hội tập trung và xử lý người lang thang để thực hiện mai táng cho đối tượng;
c) Trường hợp rà soát, phát hiện đối tượng tâm thần lang thang lần thứ 2 thì Đội trật tự xã hội tập trung và xử lý người lang thang chuyển giao cho Trung tâm Bảo trợ xã hội đưa vào chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời;
d) Nếu đối tượng là người lang thang xin ăn là trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thì bàn giao cho Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời;
đ) Trường hợp khai thác thông tin, phát hiện người lang thang là người nước ngoài thì báo cáo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Ngoại vụ, Công an tỉnh để giải quyết theo quy định hiện hành.
3. Chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời tại cơ sở trợ giúp xã hội công lập
a) Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em trong quá trình tiếp nhận người lang thang bị suy nhược đã điều trị ổn định vào chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời, tiếp tục khai thác thông tin về thân nhân, địa chỉ cư trú. Trường hợp khai thác được thông tin thì thông báo cho UBND cấp xã nơi cư trú để liên hệ với thân nhân gia đình đến Trung tâm để bảo lãnh, tiếp nhận đối tượng về gia đình chăm sóc, quản lý, giáo dục (Thời gian bàn giao sau 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận vào chăm sóc, nuôi dưỡng);
b) Trung tâm Bảo trợ xã hội tiếp nhận đối tượng là người tâm thần lang thang lần 2, người tâm thần do Bệnh viện Tâm thần Huế chuyển giao vào chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời, tiếp tục khai thác thông tin về thân nhân, địa chỉ cư trú. Trường hợp khai thác được thông tin thì thông báo cho UBND cấp xã nơi cư trú để liên hệ với thân nhân gia đình đến bảo lãnh, tiếp nhận đối tượng về gia đình chăm sóc, quản lý;
c) Quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng cơ sở trợ giúp xã hội tổ chức dạy nghề, tạo việc làm cho đối tượng, giúp cho đối tượng có việc làm, hạn chế tình trạng lang thang ăn xin.
4. Tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng dài hạn
a) Thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời (không quá 03 tháng), nếu không khai thác được thông tin về thân nhân, địa chỉ cư trú của đối tượng, thì người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội báo cáo Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội (qua Phòng Bảo trợ xã hội) để thống nhất tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng dài hạn;
b) Trường hợp đối tượng quy định tại điểm a, c và d khoản 1 Điều 2 Quy định này sau khi chuyển về Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em chăm sóc, nuôi dưỡng mới phát hiện có biểu hiện, dấu hiệu tâm thần thì tiếp tục quản lý nuôi dưỡng nếu bệnh nhẹ (được bác sỹ chuyên khoa tâm thần khám, sàng lọc và chỉ định điều trị tại chỗ). Nếu có biểu hiện bệnh nặng, không có nơi cư trú ổn định và có xác nhận của Bệnh viện Tâm thần Huế thì Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển đến Trung tâm Bảo trợ xã hội để chăm sóc, nuôi dưỡng.
Điều 6. Quy trình xử lý các đợt cao điểm vào các dịp lễ, tết
Vào các dịp lễ, tết Sở Lao động- Thương binh và Xã hội chỉ đạo Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em tham mưu Sở phối hợp với Công an tỉnh, UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế chỉ đạo các bộ phận liên quan thống nhất kế hoạch, thành lập tổ công tác liên ngành, cử lực lượng thường xuyên có mặt tại các điểm tham quan du lịch, chợ và một số tuyến đường chính, đảm bảo hạn chế tối đa người lang thang và người dẫn dắt trẻ em, người khuyết tật, người bệnh tật, người cao tuổi hoặc mang theo trẻ em, người khuyết tật, người bệnh tật, người cao tuổi để xin ăn, hành nghề buôn bán, đeo bám chèo kéo người đi đường, khách du lịch trên địa bàn.
Điều 7. Phối hợp xử lý đối tượng ngoại tỉnh
Định kỳ 6 tháng, hàng năm hoặc ở thời điểm tập trung đông đối tượng, thì Đội trật tự xã hội tập trung và xử lý người lang thang có trách nhiệm phối hợp với các cơ sở trợ giúp xã hội trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý rà soát, lập danh sách những người lang thang ở các tỉnh, thành phố khác đang được nuôi dưỡng tại Cơ sở trợ giúp xã hội báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để thông báo cho các tỉnh, thành phố phối hợp tiếp nhận về địa phương quản lý, giáo dục.
1. Nguồn ngân sách Nhà nước đảm bảo cho các hoạt động, cụ thể:
a) Kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng tại các cơ sở trợ giúp xã hội thực hiện theo khoản 1, 2 Điều 2 Nghị quyết số 28/2021/NQ-HĐND ngày 26/8/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội và định mức tiền ăn hàng tháng cho đối tượng cai nghiện ma tuý bắt buộc trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
b) Kinh phí cho nhiệm vụ phát hiện, tiếp nhận, bàn giao, vận chuyển đối tượng; kinh phí trang cấp về đồng phục, phương tiện, công cụ hỗ trợ, lương và phụ cấp của thành viên thực hiện công tác tập trung và xử lý người lang thang được bố trí trong dự toán chi sự nghiệp đảm bảo xã hội hàng năm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
c) Ngân sách thành phố Huế, thị xã và các huyện bảo đảm kinh phí chi cho nhiệm vụ liên quan đến công tác tập trung người lang thang của địa phương.
d) Hàng năm các Sở, ban, ngành, địa phương chịu trách nhiệm lập dự toán kinh phí để đảm bảo cho hoạt động tập trung người lang thang trên địa bàn liên quan đến trách nhiệm được phân công.
2. Nguồn huy động khác theo quy định của pháp luật: hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân; các nguồn quỹ từ thiện, quỹ xã hội (nếu có).
Điều 9. Trách nhiệm của các cơ quan, ban, ngành có liên quan
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương hướng dẫn triển khai thực hiện Quy định này;
b) Thành lập Đội trật tự xã hội tập trung và xử lý người lang thang trên địa bàn. Xây dựng và ban hành Quy chế hoạt động của Đội trật tự xã hội tập trung và xử lý người lang thang;
c) Thiết lập đường dây nóng cho Đội trật tự xã hội tập trung và xử lý người lang thang đặt tại Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ bảo trợ trẻ em để kịp thời tiếp nhận thông tin của cơ quan, tổ chức và người dân phản ánh về tình trạng người lang thang trên địa bàn để kịp thời phối hợp xử lý;
d) Chỉ đạo Trung tâm Bảo trợ xã hội, Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em tiếp nhận, chuyển giao người lang thang theo đúng quy định tại Điều 5, 6 và 7 Quy định này; tiếp tục xác minh thân nhân gia đình để có biện pháp quản lý và giải quyết phù hợp với từng đối tượng; đảm bảo chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng tại cơ sở theo đúng quy định hiện hành;
đ) Thông báo và phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố có người lang thang trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế để giao nhận. Kiên quyết và kịp thời tổ chức chuyển trả đối tượng để các tỉnh, thành phố có biện pháp giải quyết;
e) Hàng năm dự toán kinh phí để thực hiện hoạt động tập trung, chăm sóc nuôi dưỡng, mai táng cho đối tượng tại các cơ sở trợ giúp xã hội.
2. Sở Ngoại vụ
Phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh để giải quyết các trường hợp người lang thang ăn xin là người nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Tài chính
a) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quy định mức chi phục vụ công tác phân loại, chuyển giao và tiếp nhận.
b) Hướng dẫn sử dụng và quản lý kinh phí theo đúng quy định hiện hành.
4. Sở Y tế
a) Chỉ đạo Trung tâm Y tế, Bệnh viện thành phố Huế, thị xã và các huyện, Bệnh viện tâm thần Huế tiếp nhận, khám và điều trị cho đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Quy định này là những người ốm yếu, suy nhược, người tâm thần;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn Trung tâm Y tế, Bệnh viện thành phố Huế, thị xã và các huyện, Bệnh viện tâm thần Huế, hàng năm lập dự toán kinh phí thực hiện tiếp nhận người tâm thần lang thang, người lang thang ốm yếu, suy nhược trong thời gian điều trị và chăm sóc tại Trung tâm/Bệnh viện vào dự toán ngân sách của đơn vị, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
c) Phối hợp quản lý và điều trị những trường hợp người lang thang sau khi phân loại bị mắc các bệnh truyền nhiễm đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở trợ giúp xã hội trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý.
5. Công an tỉnh
a) Chỉ đạo, hướng dẫn Công an các đơn vị, địa phương trong việc phối hợp với các cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân cấp xã thường xuyên phân loại, chuyển giao các đối tượng lang thang; phối hợp tham gia các đợt cao điểm vào các dịp lễ, tết để phân loại, chuyển giao và tiếp nhận đối tượng;
b) Phối hợp với các địa phương, cơ quan chức năng điều tra, xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với những đối tượng có hành vi tổ chức, dẫn dắt xúi giục, thuê hoặc ép buộc trẻ em, người khuyết tật, người bệnh tật, người cao tuổi đi xin ăn, hành nghề buôn bán, người giả dạng người khuyết tật, người cao tuổi, nhà sư hành khất để ăn xin;
c) Chỉ đạo tăng cường quản lý công tác cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư trên địa bàn.
6. Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch
Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc, Ban Quản lý các khu, điểm du lịch không để người lang thang hoạt động trong phạm vi quản lý của mình; khi phát hiện có người lang thang, thông báo kịp thời cho Công an xã, phường, thị trấn trên địa bàn hoặc Đội trật tự xã hội tập trung và xử lý người lang thang để xử lý theo quy định. Đặt các biển báo cấm người lang thang, bán hàng rong tại các điểm tham quan du lịch.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan báo chí, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thừa Thiên Huế tăng cường công tác tuyên truyền về Quy định phân loại, chuyển giao và tiếp nhận người lang thang trên địa bàn tỉnh để nhân dân biết, hưởng ứng, ủng hộ. Tăng cường thời lượng, mở các chuyên trang truyền thông, chuyên mục để tuyên truyền, phản ánh kịp thời tình hình, kết quả triển khai thực hiện Quy định, góp phần bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội của tỉnh. Xây dựng và tham mưu ban hành quy trình phối hợp xử lý việc tiếp nhận thông tin phản ánh về người lang thang trên trang Hue-S.
8. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chỉ đạo các cơ sở giáo dục quan tâm, theo dõi học sinh có hoàn cảnh khó khăn; thực hiện tốt công tác phối hợp với gia đình, chính quyền địa phương để kịp thời động viên, giúp đỡ, chia sẻ nhằm hạn chế tình trạng học sinh tự ý bỏ học đi lang thang xin ăn.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện)
a) Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp các phòng, ban liên quan, tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện hàng năm có kế hoạch tập trung người lang thang thường xuyên, kế hoạch phối hợp thực hiện các đợt cao điểm trên địa bàn; kế hoạch kiểm tra, giám sát thực hiện; kế hoạch thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội, hỗ trợ học nghề, việc làm để người lang thang sớm ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.
b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, Đội quản lý đô thị thành phố Huế
- UBND cấp xã chỉ đạo công an cùng cấp thường xuyên rà soát, lập biên bản phân loại, chuyển giao người lang thang cho Đội trật tự xã hội tập trung và xử lý người lang thang để chuyển trả đối tượng về địa phương hoặc đưa vào chăm sóc, nuôi dưỡng theo quy định;
- Đối với những xã, phường, thị trấn trực thuộc các huyện và thị xã có điểm du lịch, các cơ sở tôn giáo có tổ chức lễ hội, công viên, bến xe, có đông người người lang ăn xin thì thành lập Tổ phân loại, chuyển giao và tiếp nhận người lang thang, xin ăn do Chủ tịch UBND cấp xã hoặc Phó Chủ tịch làm Tổ trưởng, Công an làm Thường trực và một số ban, ngành, đoàn thể có liên quan, hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm;
- Vận động các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, các điểm du lịch trên địa bàn đặt biển cấm bán hàng rong, cam kết không để đối tượng lang thang, ăn xin hoặc kết hợp bán hàng rong xin ăn, chèo kéo khách tại cơ sở, điểm kinh doanh của mình; vận động người lang thang, ăn xin để họ tự nguyện trở về gia đình tìm kiếm việc làm phù hợp với bản thân để ổn định cuộc sống;
- Phối hợp với gia đình tiếp nhận, quản lý những người lang thang của địa phương được các cơ quan, đơn vị liên quan chuyển giao; giúp đỡ, tạo điều kiện để họ ổn định cuộc sống; yêu cầu gia đình người lang thang cam kết không để người thân tái diễn lang thang sau khi được chuyển trả về gia đình quản lý, giáo dục; có biện pháp xử lý những trường hợp tái phạm nhiều lần;
- Tăng cường công tác quản lý về trật tự; kiểm tra, quản lý chặt chẽ nhân khẩu, hộ khẩu, tạm trú đối với những đối tượng từ nơi khác đến cư trú tại các nhà nghỉ, nhà trọ trên địa bàn để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và phối hợp xử lý, giải quyết tình trạng người lang thang hoặc vi phạm pháp luật khác;
- Hàng năm, lập dự toán kinh phí tập trung, xử lý người lang thang theo quy định để tổ chức thực hiện.
c) Đối với những người lang thang xin ăn trong độ tuổi lao động, có sức khỏe, UBND cấp huyện chỉ đạo chính quyền địa phương phối hợp với các tổ chức, hội, đoàn thể vận động, tạo điều kiện cho người lang thang tham gia các lớp đào tạo nghề, tạo việc làm để ổn định cuộc sống nhằm hạn chế tái diễn tình trạng lang thang xin ăn;
d) Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Quy định này; định kỳ 6 tháng, năm tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình thực hiện;
đ) Chỉ đạo các phòng ban, đơn vị liên quan tăng cường công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của việc phân loại, chuyển giao và tiếp nhận người lang thang trên địa bàn.
10. Các cơ sở trợ giúp xã hội công lập trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý
a) Tiếp nhận quản lý, nuôi dưỡng đối tượng theo đúng quy định tại Điều 4 Quy định này;
b) Tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khoẻ, lao động sản xuất, tổ chức dạy văn hóa, dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp nhằm giúp đối tượng phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và nhân cách;
c) Phối hợp với Đội trật tự xã hội tập trung và xử lý người lang thang đưa đối tượng đủ điều kiện hoặc tự nguyện xin ra khỏi cơ sở trở về gia đình tái hoà nhập cộng đồng; hỗ trợ, tạo điều kiện cho đối tượng ổn định cuộc sống;
d) Giám đốc Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em chỉ đạo Đội trật tự xã hội tập trung và xử lý người lang thang định kỳ 6 tháng, cuối năm hoặc tại thời điểm tập trung đông đối tượng, tiến hành rà soát, lập danh sách những người lang thang ở các tỉnh, thành phố khác đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để thông báo cho các tỉnh, thành phố bạn phối hợp tiếp nhận về quản lý, giáo dục tại địa phương.
11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên: Phối hợp với các cấp, ngành và địa phương xây dựng kế hoạch triển khai tuyên truyền, phổ biến sâu rộng quy định này đến tận thôn xóm, cụm dân cư, tổ dân phố để người dân hiểu rõ và tự giác tham gia. Vận động các nguồn lực hỗ trợ cho đối tượng có hoàn cảnh khó khăn lang thang cơ nhỡ.
12. UBND cấp xã
Định kỳ hàng ngày thông qua hoạt động quản lý địa phương cần lồng ghép việc nắm tình hình người lang thang trên địa bàn. Khi phát hiện đối tượng lang thang hoặc thông qua thông tin phản ảnh của người dân, UBND cấp xã chỉ đạo Công an cấp xã, phối hợp các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn xã/phường lập biên bản phát hiện, tổ chức phân loại, khai thác thông tin của đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Quy định này và xử lý như sau:
a) Trường hợp xác định được địa chỉ cư trú, thân nhân, gia đình trong địa bàn huyện, thị xã, thành phố: thực hiện theo quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 5 Quy định này;
b) Trường hợp đối tượng từ các xã, phường, thị trấn khác đến (không cùng địa bàn huyện, thị xã, thành phố) hoặc không xác định được thân nhân và địa chỉ cư trú thì quản lý tạm thời và thông báo cho Đội trật tự xã hội tập trung và xử lý người lang thang đến tiếp nhận, chuyển giao đối tượng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 5 Quy định này;
Thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác tập trung người lang thang trên địa bàn bằng các hình thức phù hợp.
13. Đội quản lý đô thị thành phố Huế
a) Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên được giao, hàng tháng tham mưu cho UBND thành phố Huế tổ chức các đợt cao điểm ra quân kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý những trường hợp lang thang trên địa bàn;
b) Khi phát hiện đối tượng lang thang trên địa bàn thành phố, trường hợp xác định được địa chỉ cư trú, thân nhân, gia đình trên địa bàn thành phố thì thực hiện theo quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 5 Quy định này;
c) Trường hợp đối tượng lang thang không xác định được thân nhân và địa chỉ cư trú thì chuyển giao cho Đội trật tự xã hội tập trung và xử lý người lang thang để tiếp nhận, phân loại và chuyển giao theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 5 Quy định này.
14. Đội trật tự xã hội tập trung và xử lý người lang thang
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động của Đội theo tháng, quý, 6 tháng và năm. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu;
b) Bảo quản trang thiết bị, tài sản, công cụ, phương tiện được giao theo quy định hiện hành;
c) Phối hợp xử lý, tiếp nhận người lang thang không có thân nhân, địa chỉ cư trú do UBND cấp xã, Đội quản lý đô thị thành phố Huế chuyển giao; phân loại, chuyển đối tượng chuyển giao cho các Trung tâm, Bệnh viện, địa phương và gia đình. Tham mưu chuyển giao, tiếp nhận đối tượng là người lang là người ngoại tỉnh. Tổ chức mai táng cho đối tượng không may qua đời;
d) Lập hồ sơ cá nhân và đề nghị Giám đốc Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em ban hành Quyết định tiếp nhận đối tượng lang thang vào chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời tại cơ sở trợ giúp xã hội.
15. Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em
a) Chỉ đạo, hướng dẫn và chịu trách nhiệm hoạt động của Đội trật tự xã hội tập trung và xử lý người lang thang;
b) Tiếp nhận đối tượng quy định tại điểm a, c, d khoản 1 Điều 2 Quy định này vào chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời tại Trung tâm, thời gian tối đa không quá 3 tháng;
c) Thực hiện khai thác thông tin, phân loại đối tượng được tiếp nhận theo quy định Điều 5 Quy định này;
d) Trình lãnh đạo Sở thống nhất việc tiếp nhận đối tượng không khai thác được thông tin về địa chỉ cư trú, gia đình vào nuôi dưỡng dài hạn sau 03 tháng nuôi dưỡng tạm thời.
16. Trung tâm Bảo trợ xã hội
a) Phối hợp, tiếp nhận người tâm thần không xác định được thân nhân, địa chỉ sau khi Bệnh viện tâm thần Huế điều trị ổn định, người tâm thần lang thang lần 2 vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm;
b) Thực hiện khai thác thông tin, phân loại và xử lý đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 của Quy định này.
17. Các Bệnh viện, Trung tâm Y tế các huyện, thị xã và thành phố Huế
a) Tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh tật cho đối tượng tâm thần, đối tượng bị bệnh tật, ốm yếu, suy nhược;
b) Phối hợp với Đội trật tự xã hội tập trung và xử lý người lang thang để chuyển giao đối tượng cho địa phương, gia đình giáo dục, quản lý sau khi đối tượng hồi phục có họ tên, địa chỉ cụ thể;
c) Chuyển giao đối tượng tại điểm b, khoản 1, Điều 2 Quy định này chuyển giao cho Trung tâm Bảo trợ xã hội và đối tượng tại điểm a, c, d khoản 1 Điều 2 Quy định này cho Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em khi không xác định được thông tin thân nhân gia đình, địa chỉ cư trú.
1. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổ chức triển khai, đôn đốc thực hiện, tổng hợp, báo cáo đột xuất, định kỳ hàng năm cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Các Sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị triển khai thực hiện, cáo đột xuất khi có yêu cầu, báo cáo định kỳ về công tác phân loại, chuyển giao và tiếp nhận người lang thang về Sở Lao động- Thương binh và Xã hội trước ngày 15/11 hàng năm để tổng hợp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các đơn vị, địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để kịp thời giải quyết./.
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Kính gửi: ……………………………………………… (1)
Tôi tên là: …………………………………………………………………………………………
Năm sinh: …………………………Giới tính: …………………………Dân tộc: ……………..
Quê quán: …………………………………………………………………………………………
Cư trú tại: …………………………………………………………………………………………
CMND/CCCD: ………………………………cấp ngày ……………tại ……………….……….
Nghề nghiệp: ………………………………………………………………………………………
Tôi có quan hệ với …………… …………… …………… (2) đi lang thang được …………… …………… …………… …………… (3) phát hiện, phân loại, chuyển giao nuôi dưỡng tạm thời.
Nay gia đình tôi viết đơn này kính xin quý cơ quan, đơn vị cho phép bảo lãnh …………… …………… …………… …………… …………… (4) về gia đình chăm sóc, giáo dục, quản lý.
Gia đình tôi xin cam kết:
- Giáo dục, quản lý, chăm sóc và thường xuyên nhắc nhở …………… …………… (5) không được đi lang thang;
- Quan tâm tạo điều kiện để …………… …………… (6) được học tập, lao động, vui chơi;
- Trường hợp tái diễn đi lang thang, gia đình chúng tôi xin chịu mọi trách nhiệm và biện pháp xử lý của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng.
Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ.
Xác nhận của chính quyền địa phương |
………………., ngày …
tháng…. năm.... |
Ghi chú:
(1), (3): Tên cơ quan, đơn vị phát hiện, phân loại, chuyển giao hoặc nuôi dưỡng tạm thời người lang thang.
(2), (4), (5), (6): họ tên của người lang thang
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
BIÊN BẢN
PHÁT HIỆN, PHÂN LOẠI, CHUYỂN GIAO NGƯỜI LANG
THANG
Hôm nay, ngày …. tháng …. năm …. , vào lúc ………. giờ phút tại (nơi phát hiện, tập trung người lang thang) ………………………………………………………………………………………
1. Chúng tôi gồm:
a) Đại diện cơ quan, đơn vị tập trung người lang thang
- Ông/Bà: …………………………………………Chức vụ: ……………………
Điện thoại: …………………………………………;
Cơ quan, đơn vị: ……………………………………………………………………………… ;
- Ông/Bà: …………………………………………Chức vụ: ……………………
Điện thoại: …………………………………………;
Cơ quan, đơn vị: …………………………………………………………………………………
- Ông/Bà: …………………………………………Chức vụ: ……………………………………
Điện thoại: …………………………………………;
Cơ quan, đơn vị: …………………………………………………………………………………;
b) Người phát hiện đối tượng lang thang (nếu có)
Ông/Bà: …………………………………………Chức vụ: ……………………
Điện thoại: …………………………………………;
Cơ quan, đơn vị: …………………………………………………………………………………;
2. Đã tiến hành lập biên bản phát hiện, phân loại và chuyển giao người lang thang theo Quyết định số /2022/QĐ-UBND ngày 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phân loại, chuyển giao và tiếp nhận người lang trên địa bàn tỉnh vào nuôi dưỡng tại các cơ sở trợ giúp xã hội công lập; khai thác được thông tin liên quan đến người lang thang như sau:
a) Họ và tên người lang thang: ………………………………………………………………….
Năm sinh: ……………………………………Giới tính: ……………………Dân tộc: …………
Quê quán: ………………………………………………………………………………………….
Cư trú tại: …………………………………………………………………………………………..
CMND/CCCD: ……………………cấp ngày…………………… tại …………………………….
b) Thân nhân, gia đình người lang thang
Họ tên cha: ……………………Năm sinh: ……………………Nghề nghiệp: …………………
Họ tên cha: ……………………Năm sinh: ……………………Nghề nghiệp: …………………
Cư trú tại: ……………………………………………………………………………………………
Họ tên vợ/chồng: …………………… Năm sinh: ……………………Nghề nghiệp: ………….
Cư trú tại: ……………………………………………………………………………………………
Họ và tên các con:
*………………………………………………………………………………………………………
*………………………………………………………………………………………………………
*………………………………………………………………………………………………………
c) Tình trạng người lang thang khi được phát hiện, tập trung:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
d) Tài liệu, đồ vật có liên quan đến người lang thang:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
đ) Lý do đi lang thang: ……………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
e) Nguyện vọng của người lang thang (nếu có)
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
3. Sau khi khai thác thông tin liên quan đến người lang thang, đã thống nhất chuyển (1)
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Biên bản kết thúc vào lúc …………………………… cùng ngày và được đọc lại cho mọi người cùng nghe, thống nhất và ký tên./.
Người lang thang |
Người phát hiện người
lang thang |
Đại
diện cơ quan, đơn vị |
Ghi chú:
(1): Ghi rõ chuyển người lang thang về gia đình, địa phương nơi cư trú quản lý, chăm sóc hoặc chuyển đến các cơ quan, đơn vị tiếp nhận theo quy định tại Quyết định số /2022/QĐ-UBND.
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
BIÊN BẢN
CHUYỂN GIAO NGƯỜI LANG THANG
Hôm nay, ngày …. tháng …. năm ….., vào lúc …………. giờ phút tại (Tên, địa chỉ của cơ quan, đơn vị tiếp nhận người lang thang) ………………………………………………………………
1. Chúng tôi gồm:
a) Đại diện bên chuyển giao, bàn giao (cơ quan, đơn vị phát hiện, tập trung người lang thang):
- Ông/Bà: …………………………………………Chức vụ: ……………………
Điện thoại: …………………………………………;
Cơ quan, đơn vị: ……………………………………………………………………………… ;
- Ông/Bà: …………………………………………Chức vụ: ……………………
Điện thoại: …………………………………………;
Cơ quan, đơn vị: ………………………………………………………………………….……;
- Ông/Bà: …………………………………………Chức vụ: …………………………………
Điện thoại: …………………………………………;
Cơ quan, đơn vị: ……………………………………………………………………………….;
b) Đại diện bên tiếp nhận (cơ quan, đơn vị hoặc thân nhân gia đình người lang tiếp nhận):
- Ông/Bà: …………………………………………Chức vụ: ……………………
Điện thoại: …………………………………………;
Cơ quan, đơn vị: ……………………………………………………………………………… ;
- Ông/Bà: …………………………………………Chức vụ: ……………………
Điện thoại: …………………………………………;
Cơ quan, đơn vị: ………………………………………………………………………………;
- Ông/Bà: …………………………………………Chức vụ: ………………………….………
Điện thoại: …………………………………………;
Cơ quan, đơn vị: ………………………………………………………………………………;
2. Cùng tiến hành bàn giao người lang thang theo Quyết định số /2022/QĐ-UBND ngày 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phân loại, chuyển giao và tiếp nhận người lang trên địa bàn tỉnh vào nuôi dưỡng tại các cơ sở trợ giúp xã hội công lập:
a) Số lượng người lang thang: ………………người, gồm:
- Họ và tên người lang thang 1: …………………………………………………………………
Năm sinh: ………………Giới tính: ………………Dân tộc: ………………
Quê quán: …………………………………………………………………………………………
Nơi thường trú: ……………………………………………………………………………………
Tình trạng người lang thang khi chuyển giao, bàn giao:
………………………………………………………………………………………………………
Tài liệu, đồ vật có liên quan đến người lang thang:
………………………………………………………………………………………………………
- Họ và tên người lang thang 2: …………………………………………………………………
Năm sinh: ………………Giới tính: ………………Dân tộc: ………………
Quê quán: …………………………………………………………………………………………
Nơi thường trú: ……………………………………………………………………………………
Tình trạng người lang thang khi chuyển giao, bàn giao:
………………………………………………………………………………………………………
Tài liệu, đồ vật có liên quan đến người lang thang:
………………………………………………………………………………………………………
Buổi chuyển giao, bàn giao kết thúc vào lúc ………………… cùng ngày.
Biên bản này được lập thành 02 bản, có nội dung như nhau, mỗi bên giữ 01 bản và được đọc lại cho mọi người cùng nghe, thống nhất và ký tên./.
Đại diện bên tiếp
nhận |
Đại diện bên chuyển giao,
bàn giao |
(Áp dụng theo mẫu số 07 quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ TIẾP NHẬN VÀO CƠ SỞ TRỢ GIÚP XÃ HỘI
Kính gửi: |
- Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn)
………… |
Họ và tên (tên đối tượng hoặc người giám hộ): ………………………………………………
Ngày/tháng/năm sinh: …../……/……..Giới tính: ………………………………………………
Số định danh cá nhân hoặc sổ thẻ căn cước công dân hoặc Giấy CMND số ……………………………… cấp ngày ……………………… Nơi cấp: ………………………
Trú quán tại thôn ……………………………… xã (phường, thị trấn) ……………………………… huyện (quận, thị xã, thành phố) ………………tỉnh ………………………………………………
Hiện nay, tôi ………………………………………………………………………………………
Vậy tôi làm đơn này đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, tiếp nhận hoặc trình cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận (Họ và tên đối tượng): ………………………………………………………
Trường hợp người giám hộ viết đơn thì phải khai bổ sung các thông tin sau:
Họ và tên đối tượng: ……………………………………………… Nam/nữ ………………
Sinh ngày ………………tháng……………… năm ………………
Số định danh cá nhân hoặc sổ thẻ căn cước công dân hoặc Giấy CMND số ……………… cấp ngày ……………… Nơi cấp: ………………………………………………
Trú quán tại thôn ……………… xã (phường, thị trấn) ……………… huyện (quận, thị xã, thành phố) ……………… tỉnh ………………) vào chăm sóc, nuôi dưỡng/sử dụng dịch vụ tại cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định.
Tôi xin cam đoan thực hiện đúng nội quy, quy định của cơ sở trợ giúp xã hội.
|
…….., ngày....
tháng.... năm.... |
XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn đã tiếp nhận hồ sơ, đối chiếu các giấy tờ kèm theo và xác nhận thông tin cá nhân nêu trên của ông (bà) ……………………… là đúng.
CÁN BỘ TIẾP NHẬN HỒ SƠ |
Ngày.... tháng....
năm.... |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.