ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6261/QĐ-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 11 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 589/QĐ-TTg ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt định hướng phát triển thoát nước đô thị và Khu Công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;
Căn cứ Chương trình hành động số 17-CTrHĐ/TU ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X về Chương trình giảm ngập nước giai đoạn 2016 - 2020;
Xét đề nghị của Trung tâm điều hành Chương trình chống ngập nước tại Tờ trình số 2039/TTr-TTCN ngày 18 tháng 11 năm 2016 và ý kiến của Sở Giao thông vận tải tại Công văn số 16542/SGTVT-CTN ngày 25 tháng 11 năm 2016 về dự thảo Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ X Chương trình giảm ngập nước giai đoạn 2016 - 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ X về Chương trình giảm ngập nước giai đoạn 2016 - 2020.
Điều 2. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và nội dung kế hoạch này để xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình giảm ngập nước giai đoạn 2016 - 2020.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Trung tâm điều hành Chương trình chống ngập nước thành phố, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
THỰC
HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ LẦN THỨ X VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGẬP
NƯỚC GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban
hành kèm theo Quyết
định số 6261/QĐ-UBND ngày 30 tháng 11 năm
2016 của Ủy ban nhân
dân thành phố)
Triển khai Chương trình hành động số 17-CTrHĐ/TU ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X về Chương trình Giảm ngập nước giai đoạn 2016 - 2020, Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể như sau:
1. Mục tiêu
Tập trung giải quyết dứt điểm tình trạng ngập nước tại lưu vực Trung tâm Thành phố và một phần của 5 lưu vực ngoại vi (Bắc, Tây, Nam, một phần Đông Bắc, Đông Nam) rộng 550km2 với khoảng 6,5 triệu dân; đồng thời cải thiện môi trường nước, tăng không gian trữ nước và tạo cảnh quan đô thị, góp phần cải thiện đời sống dân sinh, bảo vệ môi trường thành phố.
2. Chỉ tiêu
Giải quyết 13/17 tuyến đường ngập nước do mưa, 23/23 tuyến đường ngập nước đã xử lý tạm bằng giải pháp cấp bách trước đây, 179/179 tuyến hẻm và 9 tuyến đường ngập nước do triều; Xây dựng 07 nhà máy xử lý nước thải. Cụ thể như sau:
2.1. Giai đoạn 2016 - 2018
Thực hiện các dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước, xóa ngập do mưa 8/17 tuyến đường gồm 03 tuyến thuộc lưu vực trung tâm và 05 tuyến lưu vực ngoại vi. Hoàn thành các dự án đầu tư để xử lý 13/23 tuyến bị ngập nước đã xử lý tạm bằng giải pháp cấp bách trước đây.
Thực hiện các dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước, xóa ngập do mưa 60/179 tuyến hẻm.
Hoàn thành dự án Giải quyết ngập do triều khu vực thành phố Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1), để kiểm soát triều cho lưu vực 550 km2 (xóa ngập do triều 9 tuyến đường, gồm 2 tuyến đường bị ngập nặng là đường Lương Định Của, Huỳnh Tấn Phát và 7 tuyến đường bị ngập nhẹ là đường Nguyễn Văn Hưởng, Xa lộ Hà Nội, Quốc lộ 50, Lê Văn Lương, Trần Xuân Soạn, Tỉnh lộ 10, đường 26).
Đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành 03 nhà máy xử lý nước thải: Tham Lương - Bến Cát công suất 131.000m3/ngày, Nhiêu Lộc - Thị Nghè 480.000m3/ngày, Bình Hưng (giai đoạn 2) nâng công suất nhà máy từ 141.000m3/ngày lên 469.000m3/ngày.
2.2. Giai đoạn 2019 - 2020
Hoàn thành các dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước để xóa ngập do mưa 5/17 tuyến đường gồm 02 tuyến thuộc lưu vực trung tâm và 03 tuyến ngoại vi. Hoàn thành các dự án đầu tư để xử lý 10/23 tuyến bị ngập nước đã xử lý tạm bằng giải pháp cấp bách trước đây.
Thực hiện các dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước, xóa ngập do mưa 119/179 tuyến hẻm còn lại.
Hoàn thành các hạng mục kiểm soát triều dự án rủi ro ngập nước khu vực thành phố Hồ Chí Minh, vốn vay Ngân hàng Thế Giới để giải quyết tình trạng ngập nước do triều lưu vực 550 km2.
Xây dựng 04 nhà máy xử lý nước thải: Tân Hóa Lò Gốm công suất 300.000m3/ngày; Tây Sài Gòn công suất 150.000m3/ngày; Bắc Sài Gòn 1 công suất 170.000m3/ngày; Nâng cấp, mở rộng nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa (nhà máy xử lý nước thải Bình Tân) từ công suất 30.000m3/ngày lên công suất 180.000m3/ngày.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1.1. Nâng cao chất lượng quy hoạch, nâng cao hiệu quả quản lý quy hoạch, xây dựng
Rà soát lại Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực thành phố Hồ Chí Minh1. Quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước thành phố đến năm 20202. Quy hoạch phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, Quy hoạch chung xây dựng thành phố, trong tổng thể mối quan hệ phối hợp với các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong việc quản lý tài nguyên nước lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai, cụ thể như sau:
a) Nghiên cứu, điều chỉnh quy hoạch tổng thể thoát nước thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020;
- Cơ quan thực hiện: Sở Giao thông vận tải.
b) Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực thành phố Hồ Chí Minh;
- Cơ quan thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
c) Hoàn thành đồ án quy hoạch mạng lưới hồ điều tiết phân tán để giảm ngập úng tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh;
- Cơ quan thực hiện: Trung tâm điều hành Chương trình chống ngập nước.
d) Hoàn thành công tác lập, xác định mép bờ cao các tuyến sông kênh rạch trên địa bàn thành phố và tổ chức cắm mốc hành lang bảo vệ kênh rạch;
- Cơ quan thực hiện: Trung tâm điều hành Chương trình chống ngập nước.
đ) Nghiên cứu, rà soát những vùng trũng thấp dễ bị ngập nước do mưa, triều cường để điều chỉnh quy hoạch theo hướng dành để trữ nước, tạo cảnh quan tự nhiên vùng ven. Những khu vực nội thị nhưng cốt nền thấp phải có giải pháp gia cố, tăng cường khả năng thoát nước của hệ thống cống, kênh, rạch kết hợp hồ điều tiết, công viên đa chức năng;
- Cơ quan thực hiện: Sở Quy hoạch - Kiến trúc.
e) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc san lấp rạch trong các dự án phát triển đô thị, kiên quyết bắt buộc các Nhà đầu tư, Chủ đầu tư phải thực hiện cải tạo rạch, xây dựng hệ thống thoát nước, hồ điều tiết đảm bảo chức năng thoát nước, điều tiết của hồ (không phải hồ cảnh quan) trước khi thực hiện san lấp;
- Cơ quan thực hiện: Sở Xây dựng.
g) Nghiên cứu một số tiêu chuẩn kỹ thuật trong tính toán thủy văn, thủy lực đối với hệ thống thoát nước áp dụng cho khu vực thành phố đã không còn phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu, đề nghị các Bộ ngành điều chỉnh và ban hành các quy định, quy chuẩn phù hợp.
- Cơ quan thực hiện: Trung tâm điều hành Chương trình chống ngập nước.
1.2. Triển khai quy chế, giải pháp liên kết giữa các địa phương trong vùng để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu
a) Phối hợp với Bộ, ngành Trung ương, các tỉnh trong vùng xác định cơ chế phối hợp trong thực hiện các công trình đê bao, cống kiểm soát triều.
- Cơ quan tham mưu thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Thống kê, đánh giá thực trạng quản lý, khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước, lưu vực sông. Rà soát các quy hoạch ngành của tài nguyên nước để điều chỉnh theo hướng quản lý bền vững trong lưu vực, vùng.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường.
c) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý tình trạng xả thải gây ô nhiễm nguồn nước sông, kênh, rạch liên vùng.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường.
d) Xây dựng phương án hành lang thoát lũ trong điều kiện mưa, lũ, triều cường. Triển khai thực hiện Quy chế phối hợp việc vận hành liên hồ chứa Trị An, Dầu Tiếng, Phước Hòa trên lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo.
- Cơ quan thực hiện: Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và cứu nạn.
2.1. Rà soát, bổ sung chính sách đủ mạnh để thu hút các nguồn lực đầu tư thực hiện các dự án, công trình giảm ngập
a) Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, tổ chức thực hiện các công việc sau:
- Nghiên cứu, rà soát, bổ sung chính sách tạo vốn, huy động các nguồn lực xã hội, các tổ chức tài chính, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư, phát triển hệ thống thoát nước, nhà máy xử lý nước thải, các công trình hồ điều tiết, đê bao và cống kiểm soát triều; có giải pháp tạo quỹ đất để thu hút nhà đầu tư, thu hồi và bán đấu giá các mặt bằng, nhà xưởng thuộc sở hữu nhà nước của các bộ, ngành, doanh nghiệp, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn thành phố sử dụng không đúng công năng, lãng phí để tạo nguồn vốn đầu tư các dự án giảm ngập nước. Xây dựng kế hoạch đảm bảo ngân sách đầu tư các hạng mục, công trình thiết yếu về thoát nước, kiểm soát triều.
- Tiếp tục kêu gọi nguồn vốn ODA để đẩy nhanh thực hiện một số dự án trọng điểm như hệ thống thu gom thoát nước, nước thải các lưu vực thuộc khu vực phía Tây thành phố, đẩy mạnh giải ngân, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn.
- Ưu tiên áp dụng hình thức đối tác công tư, thí điểm triển khai dự án xây dựng 4 nhà máy xử lý nước thải và hệ thống cống bao (Nhà máy Tân Hóa - Lò Gốm, Tây Sài Gòn, Bắc Sài Gòn 1 và Bình Tân giai đoạn 2016-2020). Lựa chọn sử dụng những công nghệ xử lý nước thải mới, tiên tiến; thực hiện thí điểm sử dụng diện tích mặt bằng sẵn có của khu xử lý nước thải Bình Hưng Hòa để xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung cho khu vực Tây thành phố bao gồm nhà máy và hệ thống cống bao (lưu vực Bình Tân, Tây Sài Gòn, Tân Hóa - Lò Gốm) và xây dựng hồ điều tiết.
b) Rà soát quỹ đất, tổ chức cắm ranh mốc tại các vị trí dự kiến xây dựng nhà máy xử lý nước thải đô thị theo quy hoạch.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường.
c) Nghiên cứu, tham mưu triển khai thực hiện thu phí dịch vụ thoát nước theo quy định tại Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải.
- Cơ quan thực hiện: Trung tâm điều hành Chương trình chống ngập nước.
2.2. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo bước đột phá đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công trình giảm ngập
2.2.1. Kết hợp với Chương trình đột phá về cải cách hành chính, xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các sở ngành, địa phương và chủ đầu tư các dự án.
- Cơ quan thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư.
2.2.2. Xây dựng quy chế phối hợp quản lý, bảo trì, khai thác, nâng cấp và phát triển hệ thống thoát nước trên địa bàn thành phố.
- Cơ quan thực hiện: Sở Giao thông Vận tải.
2.3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hệ thống thoát nước, xử lý nước thải và các công trình kiểm soát triều để quản lý ngập do biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
2.3.1. Công tác quản lý
a) Giao Ủy ban nhân dân các quận, huyện thực hiện:
- Chịu trách nhiệm chỉ đạo, xử lý triệt để tình trạng lấn chiếm cửa xả, hầm ga, thoát nước, rác thải xuống kênh mương, lấp bít các miệng thu nước của cống thoát nước; thực hiện tốt việc duy tu, nạo vét cống thoát nước thuộc phạm vi quận, huyện quản lý
- Tổ chức xây dựng mép bờ cao, cắm mốc hành lang bảo vệ đối với các tuyến sông kênh rạch do quận, huyện quản lý;
- Tăng cường công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch trên địa bàn. Kiên quyết khôi phục lại kênh, rạch bị san lấp, lấn chiếm trái phép và các dự án san lấp không phù hợp nhằm tăng cường khả năng thoát nước và không gian trữ nước; Rà soát tháo dỡ ngay các công trình lấn chiếm trên kênh rạch, phục vụ nạo vét khơi thông dòng chảy hiện trạng của kênh rạch thoát nước;
- Thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, hỗ trợ di dời, tái định cư cho người dân tại các dự án, các công trình đê bao, nạo vét kênh rạch phục vụ tiêu thoát nước;
- Tăng cường công tác quản lý, thống kê các điểm ngập trên địa bàn do mình quản lý; quản lý tốt việc xây dựng, không để phát sinh các điểm ngập mới trong quá trình phát triển đô thị, nhất là các tuyến đường chưa có hệ thống thoát nước.
b) Thực hiện rà soát, đánh giá tình hình tổ chức bộ máy quản lý, chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, doanh nghiệp liên quan trong công tác giảm ngập nước; đề xuất đề án củng cố kiện toàn bộ máy các đơn vị với chức năng, nhiệm vụ phù hợp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực thoát nước.
- Cơ quan thực hiện: Sở Nội vụ.
c) Giao Sở Giao thông vận tải thực hiện:
- Xây dựng, tham mưu ban hành Quy định quản lý hoạt động thoát nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh theo quy định của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;
- Nghiên cứu thành lập Tổ chuyên gia tư vấn, mời các nhà khoa học, chuyên gia trong lĩnh vực thoát nước để đáp ứng yêu cầu thực hiện công tác giảm ngập;
d) Nghiên cứu thực hiện việc cổ phần hóa các Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích quận, huyện
- Cơ quan thực hiện: Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp thành phố.
e) Giao Sở Xây dựng thực hiện
- Quản lý, kiểm tra việc thực hiện các dự án phát triển đô thị, xây dựng khu dân cư mới phải được quy hoạch cốt nền phù hợp, xây dựng hệ thống thoát nước riêng, kết nối đồng bộ với hệ thống thoát nước của khu vực, không để tình trạng ngập nước ở khu dân cư mới, khu đô thị mới.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát, kiên quyết xử lý tình trạng lấn chiếm trái phép, xâm hại hệ thống thoát nước, đê bao và gây ngập do thi công các công trình không thực hiện biện pháp dẫn dòng phù hợp hoặc làm hư hại đến hệ thống thoát nước; hành vi xả rác vào hệ thống thoát nước.
- Nghiên cứu, đề xuất việc bố trí các hầm trữ nước tại các dự án phát triển đô thị, cao ốc,... và cơ chế, chính sách khuyến khích các Chủ đầu tư khi thực hiện hạng mục hầm trữ nước.
2.3.2. Tổ chức quản lý khai thác vận hành có hiệu quả, đảm bảo năng lực thoát nước của hệ thống thoát nước hiện hữu
Giao Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước, các Chủ sở hữu thực hiện các công việc sau:
- Rà soát, hoàn thiện quy trình bảo trì, vận hành các công trình thoát nước: hệ thống kênh mương, cống, cống kiểm soát triều, trạm bơm, nhà máy xử lý nước thải,...
- Xây dựng kế hoạch duy tu nạo vét hệ thống thoát nước; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện để đảm bảo hiệu quả thoát nước của hệ thống hiện hữu;
- Tăng cường tuần tra, thống kê và thông báo đến các cơ quan quản lý đô thị, thanh tra xây dựng đối với những trường hợp xâm hại hệ thống thoát nước, thi công dẫn dòng không đảm bảo, xây dựng lấn chiếm sông, kênh, rạch phục vụ thoát nước...;
- Thường xuyên thống kê, cập nhật danh mục các tuyến đường có cao trình trũng thấp cục bộ, các tuyến rạch có hành lang dọc theo tuyến đường không có rào chắn, không đảm bảo an toàn giao thông, các tuyến cống, kênh, rạch thoát nước phục vụ công tác phân cấp quản lý;
- Thống kê tình hình ngập, xây dựng bản đồ ngập các tuyến đường trên địa bàn thành phố;
- Tổ chức lực lượng ứng cứu ngập, hướng dẫn điều tiết giao thông nhằm đảm bảo an toàn giao thông cho phương tiện lưu thông khi tuyến đường xảy ra ngập;
- Xem xét, hướng dẫn các Chủ đầu tư công trình trong việc thực hiện các giải pháp dẫn dòng để đảm bảo thoát nước trong thời gian thi công công trình;
- Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu của hệ thống thoát nước trên địa bàn thành phố;
- Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về thoát nước và xử lý nước thải.
3. Tập trung thực hiện các giải pháp công trình để phục vụ giải quyết ngập
Huy động các nguồn vốn để thực các dự án thoát nước đồng bộ theo lưu vực thoát nước như vốn ngân sách, vốn ODA, vốn xã hội thực hiện theo hình thức PPP.
Tập trung thực hiện các dự án thoát nước sử dụng nguồn vốn ODA với mục tiêu nạo vét, cải tạo rạch chính khu vực nội thành, xây dựng bổ sung hệ thống cống cấp 2-3; hệ thống thu gom và xử lý nước thải đô thị; hồ điều tiết.
Kết hợp chặt chẽ với các Chương trình đột phá thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ X, đặc biệt là Chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị và Chương trình Giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông giai đoạn 2016 - 2020.
Thực hiện các giải pháp ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, cụ thể:
3.1. Giải pháp ngắn hạn:
Giao Trung tâm điều hành Chương trình chống ngập nước, Ủy ban nhân dân các quận, huyện theo phân cấp rà soát, tổ chức thực hiện các công việc sau:
- Tăng cường công tác quản lý hệ thống thoát nước, xử lý cấp bách các điểm ngập do hệ thống cống bị hư hại, lún sụt, tiết diện nhỏ bằng các giải pháp kỹ thuật hoặc các dự án quy mô nhỏ; nạo vét thông thoáng dòng chảy tại các cửa xả, kênh rạch. Rà soát, bổ sung các van ngăn triều, xây dựng bờ bao bảo vệ các khu vực bị ảnh hưởng do triều cường trong khi các dự án lớn chưa hoàn thành.
- Tăng cường kiểm tra, xử lý các công trình lấn chiếm trên kênh rạch, phục vụ nạo vét khơi thông dòng chảy hiện trạng kênh thoát nước;
- Lắp đặt bơm phụ trợ, trạm bom... để tăng cường năng lực tiêu thoát nước và ngăn triều của hệ thống thoát nước đô thị
3.2. Giải pháp trung hạn và dài hạn:
a) Tập trung đầu tư các công trình thoát nước và xử lý nước thải theo Quyết định số 752/QĐ-TTg ngày 19 tháng 6 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020; nhất là vùng Trung tâm, vùng Nam, vùng Bắc, Đông Bắc, Đông Nam và Tây của Thành phố, gồm có:
(1) Dự án Quản lý rủi ro ngập khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó nạo vét, cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên với chiều dài 32km để giải quyết thoát nước và chỉnh trang đô thị cho lưu vực 14.500ha bằng nguồn vay của Ngân hàng Thế giới.
(2) Dự án Nạo vét, cải tạo rạch Xuyên Tâm dài 8,2km giải quyết thoát nước và chỉnh trang đô thị cho lưu vực 703ha, huy động nguồn vốn ngoài ngân sách từ các nhà đầu tư.
(3) Các dự án Cải tạo rạch chính khu vực nội đô gồm Bùi Hữu Nghĩa, Văn Thánh, quận Bình Thạnh; Bà Tiếng, kênh Liên Xã, rạch Ông Búp, quận Bình Tân.
(4) Xây dựng 07 nhà máy xử lý nước thải và hệ thống cống bao, trong đó:
- Tập trung hoàn thành 03 nhà máy xử lý nước thải và hệ thống cống bao, gồm có nhà máy Bình Hưng (giai đoạn 2) từ nguồn vốn Jica, Nhiêu Lộc - Thị Nghè từ nguồn tài trợ của Ngân hàng Thế giới và Tham Lương - Bến Cát theo hình thức BT.
- Đối với 04 nhà máy xử lý nước thải và hệ thống cống bao của các lưu vực Tân Hóa - Lò Gốm, Tây Sài Gòn, Bắc Sài Gòn 1 và Bình Tân: đầu tư theo hướng kêu gọi theo hình thức PPP và vận động các nhà tài trợ ODA.
(5) Ưu tiên đầu tư xây dựng và cải tạo các tuyến cống thoát nước thuộc các dự án theo quy hoạch tổng thể thoát nước được duyệt tại Quyết định số 752/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được sử dụng từ nguồn ngân sách Thành phố và ngân sách Trung ương cấp bổ sung từ nguồn Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp trong giai đoạn 2015 - 2020.
(6) Trước mắt xây dựng 03 hồ điều tiết Gò Dưa rộng 23ha (Quận Thủ Đức), Bàu Cát rộng 0,4ha (Quận Tân Bình) và Khánh Hội rộng 4,8ha (Quận 4) từ nguồn xã hội hóa, ngân sách thành phố và ngân sách Trung ương cấp bổ sung từ nguồn Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp trong giai đoạn 2015 - 2020. Tiếp tục nghiên cứu triển khai các hồ điều tiết phân tán và tập trung theo quy hoạch được duyệt.
b) Đầu tư các công trình chống ngập do triều theo Quyết định số 1547/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch Thủy lợi chống ngập úng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể:
- Đầu tư xây dựng 08 cống kiểm soát triều Vàm Thuật, rạch Nước Lên, Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô và Phú Định; 68 cống nhỏ dưới đê, xây dựng 7,8km đê bao xung yếu thuộc bờ hữu sông Sài Gòn và 12 km đê bờ tả sông Sài Gòn, trong đó:
+ Xây dựng 02 cống Vàm Thuật, rạch Nước Lên dự kiến sử dụng nguồn vay của Ngân hàng Thế giới.
+ Dự án giải quyết ngập do triều khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) gồm 06 cống kiểm soát triều Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô và Phú Định, 68 cống nhỏ dưới đê, xây dựng 7,8km đê bao xung yếu thuộc bờ hữu sông Sài Gòn, sử dụng vốn vay của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).
+ Xây dựng khoảng 12 km đê bao xung yếu thuộc bờ tả sông Sài Gòn, cống Kiểm soát triều sông Kinh thuộc các dự án quan trọng, cấp bách trong Quyết định số 1547/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, sử dụng từ nguồn xã hội hóa, nguồn ngân sách thành phố và ngân sách Trung ương (cấp bổ sung từ nguồn hỗ trợ địa phương và nguồn Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2015 - 2020).
- Nạo vét, cải tạo các trục tiêu thoát nước chính như Thủ Đào, Ông Bé, Thầy Tiêu, Bà Lớn, Xóm Củi, Lung Mân,... từ nguồn xã hội hóa và ngân sách Trung ương cấp bổ sung từ nguồn Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2015 - 2020.
Xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, hợp tác, nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến phải theo định hướng:
- Đầu tư phát triển theo quan điểm phù hợp với chiến lược quốc gia về phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và chương trình giảm ngập nước, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; góp phần phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và phòng chống thiên tai nói chung trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và vùng lân cận.
- Đầu tư thiết bị và công nghệ phải gắn liền với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cải tiến tổ chức, tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát huy nội lực trong lĩnh vực hạ tầng đô thị, đáp ứng yêu cầu quản lý, nhanh chóng làm chủ công nghệ hiện đại, nhằm khai thác vận hành các thiết bị, công nghệ phù hợp với tính năng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ một cách cao nhất. Ưu tiên đầu tư các thiết bị, công nghệ mới, hiện đại để đảm bảo sử dụng bền vững, lâu dài và có khả năng đồng bộ với các thiết bị đang sử dụng.
- Đầu tư, nâng cao năng lực quan trắc, công tác dự báo phải được đầu tư theo hướng hiện đại, đồng bộ, tập trung và thống nhất; vừa đáp ứng yêu cầu của công nghệ dự báo, vừa đảm bảo tính hệ thống và khả năng tích hợp với hệ thống chung. Phát triển kế thừa và kết hợp đồng bộ với hệ thống sẵn có, độ tin cậy cao, ổn định, chính xác, sẵn sàng và kịp thời. Kết quả số liệu cho các mô hình dự báo, cảnh báo được các cơ quan chức năng, thông tin truyền thông khai thác sử dụng có hiệu quả; đạt được các mục tiêu phục vụ công tác điều hành của chính quyền; người dân có thông tin để ứng phó kịp thời trước diễn biến bất lợi của thời tiết. Cần xác định đây là giải pháp quan trọng, cấp thiết trong tình hình biến đổi khí hậu, nước biển dâng tác động trực tiếp đến Thành phố Hồ Chí Minh và vùng lân cận; góp phần khắc phục sự thiệt hại về người và giảm thiểu thiệt hại về vật chất cho nhân dân thành phố.
Trước mắt, trong giai đoạn 2015 - 2020, triển khai các chương trình, dự án chính sau đây:
a) Hoàn thành hợp phần “Xây dựng năng lực quản lý tích hợp rủi ro ngập nước đô thị” thuộc dự án “Dự án Quản lý rủi ro ngập lụt khu vực Thành phố Hồ Chí Minh” do Ngân hàng Thế giới tài trợ nhằm xây dựng và triển khai thực hiện thể chế quản lý tổng hợp rủi ro ngập lụt Thành phố Hồ Chí Minh gồm quản lý điều hành và vận hành hệ thống phòng chống ngập, thoát nước thải, hệ thống thông tin cảnh báo sớm, vận hành liên hồ chứa, quản lý khai thác nước ngầm và phát triển đô thị. Trong đó kết hợp xây dựng hệ thống ra đa thời tiết phục vụ công tác chống ngập, phòng chống thiên tai trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận; triển khai dự án Trung tâm Điều hành Khẩn cấp (EOC) - Hệ thống phòng chống ngập Thành phố Hồ Chí Minh.
b) Dự án Hệ thống quan trắc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, các kênh rạch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và Dự án Quản lý và giám sát hệ thống thoát nước lưu vực Tân Hóa - Lò Gốm để xây dựng hệ thống radar quan trắc, nền tảng quản lý thông tin tích hợp, hệ thống thông tin kiểm soát bao gồm hệ thống thông tin địa lý (GIS), hệ thống điều khiển thu thập dữ liệu (SCADA), phần mềm mô phỏng ngập lụt để quản lý giám sát hoạt động hỗ trợ cảnh báo diễn biến ngập, thoát nước, chống ngập các lưu vực thoát nước.
c) Xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn cung cấp ngân hàng dữ liệu về số liệu khí tượng thủy văn phục vụ phòng chống ngập và ứng phó với biến đổi khí hậu, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học của các nhà chuyên môn và công tác quản lý đối với các cơ quan quản lý nhà nước. Phục vụ nhu cầu khai thác tài nguyên khí hậu và đánh giá tác động biến đổi khí hậu đa ngành nghề của thành phố trong hiện tại cũng như lâu dài.
d) Xây dựng cơ chế, giải pháp, đào tạo để nâng cao năng lực các tổ chức liên quan và vai trò của cộng đồng trong chiến lược ứng phó, thích nghi với ngập lụt và biến đổi khí hậu.
đ) Xây dựng bản đồ rủi ro ngập lụt nhằm giảm thiểu thiệt hại do ngập lụt gây ra.
e) Tiếp tục nghiên cứu và đưa vào ứng dụng các công nghệ mới trong thi công các công trình thoát nước, nhà máy xử lý nước thải, đê, kè, sửa chữa hệ thoát nước bằng công nghệ không đào... Bảo đảm tính bền vững, hiệu quả kinh tế, mỹ quan đô thị.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, vận động và hướng dẫn các biện pháp phòng, tránh, ứng phó các loại thiên tai thường xảy ra tại thành phố, các diễn biến thời tiết bất lợi do tình hình biến đổi khí hậu thông qua các lớp tập huấn và tổ chức diễn tập, nhằm giúp người dân nâng cao ý thức, chủ động thực hiện các biện pháp phòng, tránh, ứng phó góp phần giảm nhẹ thiệt hại khi sự cố thiên tai xảy ra. Việc huy động nguồn lực ngân sách và xã hội đầu tư giải quyết vấn đề giảm ngập nước phải được công khai, minh bạch để nhanh dân giám sát, phản biện với yêu cầu sử dụng hiệu quả nhất nguồn lực đầu tư cho chương trình này.
- Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường, triển khai các chương trình liên tịch bảo vệ môi trường. Các cơ quan báo chí đề cao trách nhiệm trong công tác truyền thông; xây dựng, phát sóng định kỳ các chuyên trang, chuyên mục để tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân bảo vệ môi trường, hạn chế thấp nhất tình trạng xả rác, xả thải chưa qua xử lý vào hệ thống thoát nước.
- Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội chủ động phối hợp với các ngành chức năng thường xuyên tổ chức ra quân thực hiện vệ sinh đường phố, nạo vét kênh, rạch, bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ thống thoát nước ở khu dân cư. Phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện vai trò giám sát cộng đồng trên lĩnh vực này.
- Nghiên cứu, xây dựng chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên và môi trường lồng ghép vào chương trình giáo dục, đào tạo cho học sinh các các cấp.
- Tăng cường vận động nhân dân tích cực tham gia bảo vệ hệ thống kênh rạch, cống thoát nước hiện hữu không để xuống cấp, tắc nghẽn thêm bằng hành động thiết thực, ít tốn chi phí nhất: không xây dựng, lấn chiếm lòng kênh, rạch, cửa xả, không xả rác xuống kênh rạch, cống thoát nước nước. Tăng cường giám sát, kiến nghị, thực hiện nghiêm các biện pháp chế tài, xử phạt hành vi vi phạm theo quy định pháp luật.
1. Giám đốc các sở - ban - ngành, các cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện tổ chức quán triệt, xây dựng kế hoạch cụ thể phù hợp với tình hình thực tiễn và nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị, địa phương, gắn với việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 để triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình này; chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện của các cấp, các ngành, định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết, báo cáo kết quả cho Ủy ban nhân dân thành phố.
2. Thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình Giảm ngập nước giai đoạn 2016 - 2020 do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phụ trách đô thị làm Trưởng Ban, Giám đốc Trung tâm điều hành Chương trình chống ngập nước là cơ quan thường trực; có nhiệm vụ chỉ đạo thống nhất việc thực hiện Kế hoạch, thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện; định kỳ 06 tháng một lần có tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc cần thiết bổ sung, điều chỉnh Kế hoạch này, các sở - ngành, địa phương chủ động phối hợp Trung tâm điều hành Chương trình chống ngập nước để tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố quyết định./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.