ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6230/QĐ-UBND |
Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 3 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn; Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ; Thông tư số 113/2006/TT-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ;
Căn cứ Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công; Thông tư số 46/2012/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Công thương quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ; Thông tư số 36/2013/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Bộ Công Thương quy định về xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và quản lý kinh phí khuyến công quốc gia; Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT/BTC-BCT ngày 18 tháng 02 năm 2014 của Bộ Tài Chính - Bộ Công thương hướng dẫn trình tự lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương;
Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng chính phủ Quyết định phê duyệt Đề án và đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến 2020; Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 7 năm 2010 của liên Bộ: Bộ Tài Chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” ban hành theo quyết định số 1956/QĐ-TTg ; Thông tư liên tịch số 128/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 09 tháng 8 năm 2012 2010 của Bộ Tài Chính - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài Chính - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành quy chế Xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia; Thông tư số 171/2014/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2014 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 577/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 102/2006/TTLT/BTC-BKHCN ngày 31 tháng 10 năm 2006 của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn quản lý tài chính đối với chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và môi trường quy định về bảo vệ môi trường làng nghề;
Căn cứ Nghị quyết số 25/2013/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2013 của HĐND Thành phố về chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung thành phố Hà Nội giai đoạn 2014-2020; Chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà nội; Chính sách hỗ trợ đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn thành phố Hà Nội;
Căn cứ Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ngày 04 tháng 8 năm 2014 của UBND Thành phố ban hành quy định về chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội;
Xét Tờ trình số 2904/TTr-SCT ngày 25 tháng 8 năm 2015 của Sở Công Thương về việc đề nghị phê duyệt Kế hoạch thực hiện chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020 (Kế hoạch kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc các Sở: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Lao động Thương binh và xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành thuộc Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN
2016 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 6230/QĐ-UBND
ngày 18 tháng 11 năm 2015 của UBND Thành phố
Hà Nội)
I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ GIAI ĐOẠN 2009 - 2015
Thực hiện Quyết định số 22/2008/QĐ-UBND ngày 02/5/2008 của UBND thành phố Hà Nội ban hành Qui định một số chính sách hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề Hà Nội, Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ngày 04 tháng 8 năm 2014 của UBND Thành phố ban hành quy định về chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội, những năm qua, Thành phố đã triển khai công tác hỗ trợ phát triển nghề, làng nghề với các nguồn kinh phí khuyến công, xúc tiến thương mại và chương trình nâng cao năng suất chất lượng và sản phẩm hàng hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt được những kết quả đáng kể, cụ thể là:
1. Kết quả thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển làng nghề giai đoạn 2009 - 2015
a) Mặt bằng sản xuất
Giai đoạn 2009 - 2015, UBND Thành phố đã thành lập mới 06 cụm công nghiệp và mở rộng 01 cụm công nghiệp với tổng diện tích 93,8 ha nâng tổng số cụm công nghiệp được thành lập trên địa bàn Thành phố lên 108 cụm công nghiệp với tổng diện tích là 3.197,9 ha, trong đó:
- 42 cụm công nghiệp đã được lấp đầy và đi vào hoạt động ổn định với diện tích 1.144ha, thu hút 3.057 dự án, giải quyết việc làm cho 49.536 lao động.
- 41 cụm công nghiệp đang xây dựng hạ tầng và thu hút đầu tư với diện tích quy hoạch 1.169 ha, thu hút 497 dự án, giải quyết việc làm cho 4.780 lao động
- 25 cụm công nghiệp đang chuẩn bị đầu tư.
b) Đào tạo nguồn nhân lực
Từ năm 2009 - 2015 với kinh phí từ nguồn kinh phí khuyến công đã triển khai công tác đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển nghề và làng nghề, cụ thể:
- Triển khai công tác đào tạo nghề, truyền nghề cho các làng nghề; cấy nghề tại các làng thuần nông (thời gian đào tạo dưới 3 tháng) cho 34.265 lao động.
- Tổ chức 45 lớp tập huấn khởi sự doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản lý, thiết kế mẫu, xuất nhập khẩu, quản trị bán hàng, quản trị tài chính.... cho 4.500 chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất.
- Tổ chức 40 lớp tập huấn chính sách khuyến công cho 2.000 lượt cán bộ làm công tác khuyến công cấp huyện, xã, các tổ chức chính trị xã hội, các hội, hiệp hội và một số doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn.
c) Hoạt động khoa học và công nghệ
Trong giai đoạn 2009 - 2015 Thành phố đã cấp kinh phí để thực hiện 10 đề tài nghiên cứu và 1 dự án sản xuất thử nghiệm liên quan đến bảo tồn và phát triển làng nghề trong khuôn khổ 6 chương trình khoa học và công nghệ cấp Thành phố. Nội dung nghiên cứu tập trung vào việc bảo tồn và phát huy giá trị không gian kiến trúc cảnh quan làng nghề truyền thống Hà Nội, xây dựng các mô hình sản xuất sản phẩm làng nghề sử dụng năng lượng tái tạo, hoàn thiện quy trình sản xuất sản phẩm làng nghề nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường; xây dựng quy trình chế biến chất thải làng nghề thành các sản phẩm có giá trị gia tăng cao
d) Xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu
Từ năm 2009 - 2015 với kinh phí từ nguồn kinh phí khuyến công, xúc tiến thương mại và chương trình nâng cao năng suất chất lượng và sản phẩm hàng hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 - 2020 (trong khuôn khổ Dự án 4: Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn Hà Nội) đã triển khai công tác xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu cho làng nghề, cụ thể:
- Tổ chức 05 Hội chợ thủ công mỹ nghệ và quà tặng; 02 triển lãm - hội chợ OVOP Hà Nội với tổng số 2.642 gian hàng của trên 1.000 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất làng nghề Hà Nội. Hội chợ đã thu hút trên 2.000 nhà nhập khẩu đến từ hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ đến tham quan, giao dịch giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ký kết nhiều hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.
- Hỗ trợ gần 700 lượt doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nghệ nhân tham gia hội chợ triển lãm trong nước như: hội chợ quốc tế xuất khẩu tại Thành phố Hồ Chí Minh (Lifestyle); các Hội chợ làng nghề Việt Nam tại Đà Lạt - Lâm Đồng, Nam Định, Huế...; các Hội chợ công thương tại các tỉnh, thành phố...
- Hỗ trợ trên 100 lượt doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nghệ nhân tham gia hội chợ nước ngoài như: Hội chợ Fukuoka International Gift Show (Nhật Bản), Hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ tại Atlanta (Mỹ), Hội chợ MESSE - Berlin (Đức), Hội chợ Index - Dubai (Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất), Hội chợ MORTRA (Italia), Hội chợ tại Thái Lan, Hồng Kông...
- Tổ chức cho hơn 40 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất làng nghề Hà Nội tham gia chương trình liên kết với các tỉnh, thành trong cả nước để phát triển nghề, vùng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm TCMN của làng nghề Hà Nội tại các tỉnh, thành phố như: Hà Giang, Bắc Kạn, Cần Thơ, Lâm Đồng, Đăklăk...
- Tổ chức 04 cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ cấp Thành phố thu hút sự tham gia của gần 500 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nghệ nhân, giáo viên, sinh viên và những người yêu thích ngành thủ công mỹ nghệ trên địa bàn Thành phố. Qua 04 cuộc thi đã có trên 1.000 mẫu sản phẩm mới được tạo ra giúp nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đa dạng hóa mẫu mã, đẩy mạnh tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm.
- Triển khai Chương trình hỗ trợ tư vấn thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mới phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước cho 69 cơ sở sản xuất tại các làng nghề đã tạo ra được 208 mẫu sản phẩm mới.
- Mời 03 chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế hàng TCMN xuất khẩu đến từ Thụy Điển, Úc và Đức đến làm việc trực tiếp tại 19 doanh nghiệp, tư vấn thiết kế 50 bộ sản phẩm mẫu (với gần 200 sản phẩm) mới phù hợp với nhu cầu của các thị trường xuất khẩu như EU, Mỹ, Nhật Bản... Ngoài ra, các chuyên gia cũng tư vấn về xu hướng thiết kế của thế giới, trên cơ sở đó các doanh nghiệp phát triển mẫu mã sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
- Xây dựng và đưa vào hoạt động phòng trưng bày giới thiệu sản phẩm làng nghề với tổng diện tích trên 600 m2 hỗ trợ hàng chục làng nghề trưng bày, giới thiệu trên 1.000 sản phẩm, góp phần quảng bá, giới thiệu sản phẩm làng nghề.
- Tổ chức truyền thông, quảng bá về chương trình OVOP: Duy trì trang web OVOP Hà Nội bằng 02 thứ tiếng Việt, Anh; cập nhật thông tin, hình ảnh và các hoạt động của chương trình OVOP Hà Nội; Đặt banner chương trình trên chuyên trang của báo Công Thương, bài quảng cáo trên Kinh tế & Đô thị; Sản xuất các phóng sự và đưa tin về các hoạt động, sự kiện của chương trình trên báo chí, đài phát thanh, truyền hình; Xây dựng ấn phẩm tiếng Việt - Anh giới thiệu các doanh nghiệp tham gia chương trình OVOP và các sản phẩm được hỗ trợ thiết kế.
- Hỗ trợ 31 làng nghề đăng ký sử dụng tên địa danh để đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu tập thể, xây dựng và phát triển thương hiệu. Đến nay đã có 25 nhãn hiệu tập thể được cấp văn bằng và đi vào hoạt động; 06 nhãn hiệu tập thể thuộc nhiệm vụ của năm 2015 đang thực hiện điều tra, khảo sát thu thập thông tin; xây dựng thuyết minh, nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể tại Cục Sở hữu trí tuệ; xây dựng bộ quy chế quản lý nhãn hiệu tập thể; hoàn thiện nội dung xây dựng hệ thống phương tiện quảng bá nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm và triển khai nội dung xây dựng phóng sự quảng bá sản phẩm trên truyền hình.
- Hỗ trợ các làng nghề quảng bá, giới thiệu hình ảnh, sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài truyền hình Việt Nam (10 phóng sự), Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội (20 phóng sự), các báo, tạp chí của Trung ương và Hà Nội (50 bài viết), hàng năm cập nhật hàng trăm tin, bài lên website của Sở Công thương.
- Tổ chức 8 đoàn tham quan, trao đổi kinh nghiệm trong nước (122 lượt cán bộ, doanh nghiệp) và 04 đoàn tham quan học tập kinh nghiệm ở nước ngoài (38 lượt cán bộ, doanh nghiệp)...
Bên cạnh nguồn ngân sách Thành phố, UBND một số quận, huyện (Long Biên, Hà Đông, Phú Xuyên, Thạch Thất, Thanh Trì, Phúc Thọ, Hoài Đức, Chương Mỹ, Quốc Oai, Thanh Oai...) cũng quan tâm hỗ trợ các làng nghề từ nguồn ngân sách quận, huyện cho một số nội dung về: Đào tạo, truyền, cấy nghề và tập huấn phổ biến chủ trương, chính sách của Nhà nước, của Thành phố cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn huyện; Đầu tư xây dựng Trung tâm trưng bày giới thiệu sản phẩm, bãi đỗ xe, nhà hàng văn minh... phục vụ du lịch, dự án xử lý môi trường làng nghề, dây chuyền sản xuất mới cho các cơ sở trong làng nghề; Tổ chức Lễ hội vinh danh làng nghề, nghệ nhân làng nghề và hội chợ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; Hỗ trợ các cơ sở sản xuất, nghệ nhân tham gia Hội chợ triển lãm trong nước, nước ngoài để quảng bá sản phẩm, tìm kiếm và mở rộng thị trường; Hỗ trợ xây dựng Nhãn hiệu tập thể, thương hiệu làng nghề; Tổ chức Hội thi thiết kế sản phẩm thủ công mỹ nghệ ngành mây tre đan; Phối hợp với các Tổ chức Phi Chính phủ triển khai thực hiện dự án phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện.
2. Đánh giá
a) Mặt được
Với kinh phí được hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công, xúc tiến thương mại và chương trình nâng cao năng suất chất lượng và sản phẩm hàng hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 - 2020 để hỗ trợ công tác đào tạo nghề dưới 3 tháng, tập huấn nâng cao trình độ, hoạt động khoa học và công nghệ, Xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu đã thúc đẩy làng nghề phát triển, cụ thể là:
- Số làng nghề và làng có nghề đã tăng thêm 80 làng, từ 1.270 làng (năm 2009) lên 1.350 làng (năm 2015). Đặc biệt trong 3 năm (2012-2015) đã cấy nghề cho 250 làng thuần nông, các làng được cấy nghề cơ bản duy trì được nghề
- Sự phát triển nghề và làng nghề đã tạo việc làm cho người lao động, trong đó các cơ sở sản xuất làng nghề đã thu hút từ 30 đến 70% số hộ và từ 50 đến 90% số lao động tham gia sản xuất nghề với trên 700.000 lao động thường xuyên và một số lượng lớn lao động không thường xuyên; hạn chế di dân nông thôn vào nội thành tìm việc làm và còn thu hút hàng nghìn lao động nơi khác đến làm thuê như: Bát Tràng (Gia Lâm), La Phù (Hoài Đức), Phú Túc, Chuyên Mỹ (Phú Xuyên), Vân Hà, Liên Hà (Đông Anh), Liên Trung (Đan Phượng)... Sự phát triển làng nghề kéo theo dịch vụ cung cấp nguyên vật liệu, chuyên chở, phục vụ ăn uống... cho các làng nghề. Cơ cấu lao động trong CN-TTCN và dịch vụ đã chiếm từ 75 - 85% trong tổng số lao động, lao động thuần nông chỉ còn từ 15 - 25%.
- Góp phần nâng cao thu nhập và khả năng tích lũy của các hộ gia đình khu vực ngoại ô Thành phố. Qua khảo sát ở các làng nghề cho thấy thu nhập bình quân lao động làng nghề là 35 triệu đồng/người/năm gấp 1,3 lần so với thu nhập bình quân của cả làng và gấp hơn 2 lần so với thu nhập của các hộ thuần nông. Tỷ lệ hộ nghèo ở các làng nghề thấp hơn nhiều so với tỷ lệ hộ nghèo của các hộ thuần nông.
- Góp phần tăng khối lượng hàng hóa xuất khẩu, phát triển dịch vụ, du lịch; thúc đẩy phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn; phát huy nội lực địa phương, phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
b) Hạn chế
- Kinh phí dành cho phát triển nghề và làng nghề còn hạn chế. Ngoài ra, kinh phí chủ yếu tập trung để đào tạo nghề dưới 3 tháng và Tổ chức 05 Hội chợ thủ công mỹ nghệ và quà tặng, 02 triển lãm - hội chợ OVOP Hà Nội tại Hà Nội với sự tham gia của các tỉnh, thành phố trong cả nước, các doanh nghiệp không thuộc làng nghề.
- Đầu tư xây dựng hạ tầng làng nghề chưa đáp ứng yêu cầu của sản xuất, hạ tầng một số làng nghề lạc hậu, xuống cấp chưa được quan tâm đầu tư.
- Tình trạng ô nhiễm môi trường (khí, bụi, tiếng ồn, nguồn nước, chất thải rắn...) ở một số làng nghề, nhất là ở các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, cơ kim khí, chế biến lâm sản, dệt may đã đến mức nghiêm trọng. Các công trình xử lý ô nhiễm tại các làng nghề chưa được quan tâm đầu tư do thiếu nguồn vốn hỗ trợ.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong các làng nghề còn thấp; Khả năng quản lý điều hành cơ sở sản xuất của các chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất làng nghề còn hạn chế.
- Máy móc, thiết bị còn lạc hậu, công nghệ sản xuất chậm được đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất làng nghề còn hạn chế...
- Các sản phẩm của làng nghề đa phần chưa có thương hiệu hàng hóa, mẫu mã, kiểu dáng thay đổi chậm nên khả năng cạnh tranh hàng hóa kém. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa được mở rộng, số lượng sản phẩm xuất khẩu còn ít, các tổ chức, hộ gia đình tham gia giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước rất hạn chế, du lịch làng nghề chưa phát triển.
- Một số chính sách phát triển nghề, làng nghề của Nhà nước và Thành phố chưa đồng bộ, chưa phù hợp thực tế hiện nay....
II. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
1. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung
- Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội phát triển gắn với bảo tồn các giá trị truyền thống, những bản sắc văn hóa của làng nghề, tăng thu nhập từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, gia tăng đóng góp của các làng nghề Hà Nội vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của Thành phố.
- Huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia phát triển làng nghề, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngoại thành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và phát triển đời sống văn hóa xã hội ở nông thôn.
- Chú trọng phát triển các sản phẩm thủ công thế mạnh của Hà Nội, có giá trị kinh tế cao như: gốm sứ, đồ gỗ, mây tre đan, sơn mài, khảm trai, dệt lụa... gắn sản xuất làng nghề với các hoạt động du lịch, văn hóa, lễ hội truyền thống.
b) Mục tiêu cụ thể
Phấn đấu đến năm 2020 đạt:
- Tỷ trọng giá trị sản xuất nghề, làng nghề của Thành phố Hà Nội chiếm 8,5% tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Thành phố.
- Thành phố có 1.400 làng có nghề chiếm khoảng 60,98% so với tổng số làng ở ngoại thành thành phố.
- Bảo tồn và khôi phục 21 làng nghề truyền thống có nguy cơ bị mai một.
- Phát triển 10 làng nghề truyền thống kết hợp du lịch.
- Xử lý ô nhiễm môi trường cho 20 làng nghề có mức độ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
- Tạo việc làm ổn định cho từ 800 ngàn đến 1 triệu lao động nông thôn.
- Phấn đấu thu nhập bình quân đầu người từ ngành nghề đạt 35 - 40 triệu đồng/người/năm.
2. Nội dung thực hiện
a) Đào tạo nghề, truyền nghề từ 3 tháng đến 1 năm: Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề, truyền nghề cho 900 học viên.
b) Tập huấn nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp: Tổ chức 25 lớp tập huấn cho 2.500 lượt cán bộ lãnh đạo, quản lý các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại các làng nghề.
c) Hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, hợp tác xã tham gia các Hội chợ triển lãm trong nước: Hỗ trợ cho 400 lượt doanh nghiệp, cơ sở sản xuất làng nghề tham gia các Hội chợ triển lãm trong nước.
d) Hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, hợp tác xã tham gia các Hội chợ triển lãm nước ngoài: Hỗ trợ cho 200 lượt doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia các Hội chợ triển lãm nước ngoài.
e) Hỗ trợ xây dựng thương hiệu làng nghề: Hỗ trợ 125 làng nghề xây dựng và phát triển thương hiệu, thực hiện các nội dung: Đào tạo, tập huấn kiến thức về xây dựng và quảng bá thương hiệu; Đặt tên thương hiệu; thiết kế biểu tượng (lô gô) và hệ thống các dấu hiệu nhận diện thương hiệu tương ứng cho thương hiệu làng nghề; Tư vấn chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho thương hiệu làng nghề.
g) Hỗ trợ kinh phí xử lý ô nhiễm môi trường: Hỗ trợ kinh phí cho 20 làng nghề có mức độ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng xây dựng công trình trạm xử lý nước thải đầu mối của khu thu gom xử lý nước thải tập trung; khu tập kết chất thải rắn.
h) Hỗ trợ xây dựng khu trưng bày giới thiệu sản phẩm làng nghề: Hỗ trợ kinh phí cho 10 làng nghề kết hợp du lịch đầu tư xây dựng khu trưng bày giới thiệu sản phẩm.
i) Hỗ trợ xây dựng bãi đỗ xe, nhà vệ sinh công cộng: Hỗ trợ kinh phí cho 10 làng nghề kết hợp du lịch đầu tư xây dựng bãi đỗ xe, nhà vệ sinh công cộng.
3. Kinh phí thực hiện
Tổng kinh phí thực hiện: 224.500.000.000 đồng (Hai trăm hai mươi tư tỷ, năm trăm triệu đồng) từ nguồn ngân sách Thành phố; thực hiện theo Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ngày 04/8/2014 của UBND Thành phố ban hành Quy định về chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội (Chi tiết dự kiến kinh phí tại Phụ lục kèm theo).
4. Các giải pháp chủ yếu để thực hiện Kế hoạch
- Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các chủ trương, chính sách của Nhà nước, Thành phố về phát triển làng nghề, nhằm nâng cao nhận thức hơn nữa, để cán bộ, đảng viên, nhân dân và doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hiểu rõ vị trí, vai trò, sự cần thiết phải phát triển làng nghề trong giai đoạn tới.
- Tiếp tục rà soát bổ sung, sửa đổi để hoàn chỉnh các chính sách của Thành phố trong lĩnh vực làng nghề nhằm tạo điều kiện hỗ trợ, khuyến khích cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất làng nghề phát triển.
- Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tập trung tháo gỡ các cơ chế và thủ tục chưa phù hợp còn gây phiền hà cho doanh nghiệp, tạo môi trường đầu tư thuận lợi để khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào phát triển làng nghề, nhất là các vùng có điều kiện khó khăn.
- Đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất làng nghề trong việc tìm kiếm thị trường và tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ quảng bá, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thông qua các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước. Xây dựng và khai thác có hiệu quả Trung tâm trưng bày và giới thiệu sản phẩm làng nghề Hà Nội. Xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
- Tiếp tục nâng cao chất lượng trong việc lựa chọn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất làng nghề được thụ hưởng chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ các đơn vị thực hiện Kế hoạch được sử dụng đúng đối tượng, đúng mục đích và đúng quy định hiện hành của Nhà nước và của Thành phố.
- Các Sở, Ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiệu quả của Kế hoạch, đề xuất kịp thời với Thành phố các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai Kế hoạch triển khai chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020.
1. Sở Công Thương: Là cơ quan chủ trì thực hiện Kế hoạch triển khai chính sách khuyến khích phát triển làng nghề Thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020, chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc triển khai các chương trình, kế hoạch cụ thể hàng năm; phối hợp với các Sở, Ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra hoạt động thực hiện Chính sách khuyến khích phát triển làng nghề trên địa bàn, báo cáo kết quả về UBND Thành phố. Hàng năm tổng kết, biểu dương khen thưởng các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có thành tích trong hoạt động phát triển làng nghề báo cáo về UBND thành phố để khen thưởng. Thường xuyên theo dõi, rà soát các cơ chế, chính sách của Thành phố trong lĩnh vực phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn để đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách của Thành phố.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp Sở Tài chính cân đối, bố trí kế hoạch vốn ngân sách hỗ trợ cho các hoạt động phát triển làng nghề theo quy định; hướng dẫn các dự án đầu tư hạ tầng làng nghề theo quy định.
3. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo UBND Thành phố bố trí kinh phí hàng năm để Sở Công thương thực hiện Kế hoạch này; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí thực hiện chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội theo quy định.
4. Sở Du lịch, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Thành phố: Đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch gắn với giới thiệu các làng nghề, sản phẩm làng nghề; đầu tư phát triển các tuyến, điểm du lịch hiện có, xây dựng các tuyến, điểm du lịch mới trong đó cần gắn kết lấy làng nghề làm sản phẩm du lịch; tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức cho người dân tại các làng nghề có tiềm năng du lịch.
5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Phối hợp Sở Công thương, UBND các quận, huyện, thị xã tổng hợp kế hoạch và hướng dẫn triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác đào tạo nghề, truyền nghề từ 3 tháng đến 1 năm.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã triển khai công tác xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề. Kiểm tra, giám sát đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề, hiệu quả của các công trình xử lý ô nhiễm môi trường.
7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phối hợp với Sở Công Thương triển khai chương trình phát triển nghề, làng nghề và các nội dung liên quan trong Chương trình xây dựng nông thôn mới.
8. Các Sở, Ban, ngành có liên quan: Phối hợp với Sở Công thương, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát, tổng hợp các chương trình, đề án hàng năm có sử dụng nguồn ngân sách Thành phố theo Kế hoạch triển khai chính sách khuyến khích phát triển làng nghề Thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020.
9. UBND các quận, huyện, thị xã: Căn cứ Kế hoạch này, xây dựng kế hoạch triển khai chính sách khuyến khích phát triển làng nghề hàng năm; hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp trong nước, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể xây dựng Đề án, dự án khôi phục, bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống, làng nghề truyền thống có khả năng bị mai một, làng nghề kết hợp du lịch gửi Sở Công Thương tổng hợp, trình UBND Thành phố phê duyệt cấp kinh phí hỗ trợ; phối hợp Sở Công Thương quản lý, giám sát việc thực hiện các đề án, dự án./.
(Kèm theo Quyết định số 6230/QĐ-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2015 của UBND Thành phố Hà Nội)
TT |
Tên nội dung, công việc |
ĐV |
Năm 2016 |
Năm 2017 |
Năm 2018 |
Năm 2019 |
Năm 2020 |
Đơn vị thực hiện |
Tổng (tr.đ) |
||||||
SL |
Thành tiền (tr.đ) |
SL |
Thành tiền (tr.đ) |
SL |
Thành tiền (tr.đ) |
SL |
Thành tiền (tr.đ) |
SL |
Thành tiền (tr.đ) |
Đơn vị chủ trì |
Đơn vị phối hợp |
||||
1 |
Đào tạo nghề từ 3 tháng đến 1 năm |
ng |
100 |
500 |
200 |
1,000 |
200 |
1,000 |
200 |
1,000 |
200 |
1,000 |
Sở Công Thương |
UBND quận, huyện, thị xã; Các Sở, ngành: Lao động, Thương binh và xã hội Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Hội, hiệp hội; các cơ sở, doanh nghiệp làng nghề |
4,500 |
2 |
Tập huấn nâng cao trình độ QTDN (không quá 7 ngày) |
lớp |
5 |
500 |
5 |
500 |
5 |
500 |
5 |
500 |
5 |
500 |
Sở Công Thương |
UBND quận, huyện, thị xã; Hội, hiệp hội; Các cơ sở, doanh nghiệp làng nghề |
2,500 |
3 |
Hỗ trợ cơ sở tham gia Hội chợ trong nước |
HC |
4 |
1,600 |
4 |
1,800 |
4 |
2,000 |
4 |
2,200 |
4 |
2,400 |
Sở Công Thương |
Các Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã, Hội, hiệp hội; các cơ sở, doanh nghiệp làng nghề |
10,000 |
4 |
Hỗ trợ cơ sở tham gia Hội chợ nước ngoài |
HC |
4 |
8,000 |
4 |
8,800 |
4 |
10,000 |
4 |
11,200 |
4 |
12,000 |
Sở Công Thương |
Các Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã, Hội, hiệp hội; các cơ sở, doanh nghiệp làng nghề |
50,000 |
5 |
Hỗ trợ xây dựng thương hiệu làng nghề |
làng |
25 |
7,500 |
25 |
7,500 |
25 |
7,500 |
25 |
7,500 |
25 |
7,500 |
Sở Công Thương |
Các Sở, ngành: Tài chính, Khoa học và Công nghệ, UBND quận, huyện, thị xã; Hội, hiệp hội, các làng nghề |
37,500 |
6 |
Hỗ trợ kinh phí xử lý ô nhiễm môi trường |
DA |
2 |
10,000 |
3 |
15,000 |
5 |
25,000 |
5 |
25,000 |
5 |
25,000 |
Sở Công Thương |
UBND quận, huyện, thị xã; Các Sở, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ |
100,000 |
6 |
Hỗ trợ xây dựng Khu trưng bày giới thiệu sản phẩm tại các làng nghề |
Trung tâm |
2 |
2,000 |
2 |
2,000 |
2 |
2,000 |
2 |
2,000 |
2 |
2,000 |
Sở Công Thương |
UBND quận, huyện, thị xã; Các Sở, ngành: Văn hóa và Thể thao, Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Hội, hiệp hội; các cơ sở, DN làng nghề |
10,000 |
7 |
Đầu tư xây dựng mới bãi đỗ xe, nhà vệ sinh công cộng |
DA |
2 |
2,000 |
2 |
2,000 |
2 |
2,000 |
2 |
2,000 |
2 |
2,000 |
Sở Công Thương |
UBND quận, huyện, thị xã; Các Sở, ngành: Văn hóa và Thể thao, Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải; Hội, hiệp hội; các cơ sở, DN làng nghề |
10,000 |
|
Tổng cộng(tr.đ) |
|
|
32,100 |
|
38,600 |
|
50,000 |
|
51,400 |
|
52,400 |
|
|
224,500 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.