ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 610/QĐ-UBND |
Quy Nhơn, ngày 30 tháng 12 năm 2010 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ văn bản số 405/TTg-KTN ngày 16/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phục hồi và phát triển rừng ngập mặn ven biển giai đoạn 2008- 2015;
Căn cứ Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14/01/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;
Xét Biên bản họp liên ngành Nông nghiệp, Tài nguyên - Môi trường, Kế hoạch - Đầu tư ngày 22/11/2010, đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại văn bản số 3398/TTr-SNN ngày 25/11/2010,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Tên công trình: Quy hoạch trồng rừng và bảo vệ rừng ngập mặn tỉnh Bình Định từ năm 2010 đến năm 2020.
2. Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và PTNT.
Đơn vị thực hiện: Ban quản lý Khu sinh thái Cồn Chim- Đầm Thị Nại.
3. Đơn vị lập quy hoạch: Trung tâm Quy hoạch Nông nghiệp nông thôn tỉnh Bình Định.
4. Mục tiêu quy hoạch:
Thiết lập hệ thống rừng ngập mặn, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường một cách ổn định và bền vững trên cơ sở bảo vệ phát triển toàn bộ hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển với kế hoạch dài hạn.
5. Địa điểm quy hoạch: Huyện Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn.
6. Nội dung quy hoạch:
Từ năm 2010 đến năm 2020 trồng mới rừng ngập mặn với diện tích 391,4 ha; và bảo vệ rừng ngập mặn 461,4 ha, cụ thể:
6.1 Từ năm 2010 đến 2015:
a. Phát triển rừng trồng ngập mặn: trồng mới 338,5 ha, trong đó:
- Xã Mỹ Chánh, huyện Phù Mỹ: 60,5 ha; loài cây trồng: Đước, Mắm trắng, Bần trắng;
- Xã Mỹ Cát, huyện Phù Mỹ: 25,0 ha; loài cây trồng: Mắm trắng, Bần trắng;
- Xã Cát Minh, huyện Phù Cát: 99,8 ha; loài cây trồng: Mắm trắng, Bần trắng;
- Xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước: 60,0 ha; loài cây trồng: Mắm trắng, Bần trắng;
- Xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước: 73,2 ha; loài cây trồng: Mắm trắng, Bần trắng;
- Phường Nhơn Bình, thành phố Quy Nhơn: 20 ha; loài cây trồng: Mắm trắng, Bần trắng.
b. Bảo vệ rừng trồng ngập mặn tập trung: 408 ,5 ha (70 ha rừng hiện có + 338,5 ha trồng mới).
c. Xây dựng kết cấu hạ tầng:
- Xây dựng vườn ươm giống: diện tích là 1,3 ha.
- Xây dựng các bảng tuyên truyền: xây dựng 5 bảng.
- Xây dựng đường dây điện từ khu dân cư tới Cồn Chim và bến thuyền
6.2. Từ năm 2016 - 2020:
a. Phát triển rừng trồng ngập mặn: trồng mới 52,9 ha, trong đó:
- Xã Mỹ Chánh, huyện Phù Mỹ: 36,5 ha; loài cây trồng: Mắm trắng, Bần trắng;
- Xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước: 16,4 ha; loài cây trồng: Mắm trắng, Bần trắng.
b. Bảo vệ rừng trồng ngập mặn tập trung: 461,4 ha (408,5 ha hiện có + 52,9 ha trồng mới).
7. Các giải pháp thực hiện:
7.1. Giải pháp về kỹ thuật:
a. Chọn đất trồng:
- Đối với cây Mắm trắng: trồng trên đất bãi bồi cửa biển, vùng ngập triều thấp đến vùng ngập triều trung bình cao.
- Đối với cây Bần trắng: trồng trên các vùng bãi bồi có pha cát vùng cửa sông dọc theo các bờ sông. Bùn lỏng hoặc bùn chặt có pha cát. Vùng ngập triều thấp đến vùng ngập triều trung bình thấp của nước mặn.
- Đối với cây Đước: trồng trên sét mềm, nằm trong vùng ngập triều trung bình cao.
b. Giống:
Ban Quản lý khu sinh thái Cồn Chim - Đầm Thị Nại chọn giống, sản xuất giống, cung cấp giống, cụ thể một số giống cây trồng chủ yếu sau: Mắm trắng, Bần trắng, Đước…đảm bảo chất lượng giống.
- Ứng dụng khoa học công nghệ về chọn tạo giống: đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chọn tạo giống cây trồng rừng, xác định cơ cấu cây trồng phù hợp với đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu từng vùng phục vụ trồng và chuyển hóa rừng thuần loài thành hỗn loài nhằm nâng cao hiệu quả chắn sóng, cố định phù sa, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường.
- Ứng dụng khoa học công nghệ về trồng rừng ngập mặn kết hợp nuôi trồng thủy sản vừa phục hồi rừng, phục hồi nguồn lợi thủy sản.
7.2. Giải pháp về cơ chế chính sách
a. Về đất đai:
- Đẩy mạnh việc giao, khoán rừng cho nhân dân tại địa phương để bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn.
- Có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân đầu tư trồng và phát triển rừng ngập mặn; sản xuất, cung ứng giống và thu hút người dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng kết hợp với nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch.
- Có chính sách cho phép chuyển những diện tích ao nuôi trồng thủy sản đã bỏ hoang sang trồng rừng ngập mặn.
b. Chính sách đầu tư và hưởng lợi.
Tổ chức triển khai thực hiện tốt các cơ chế, chính sách hiện hành như Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp; Quyết định số 186/2006/QĐ- TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng; sử dụng nguồn vốn đê điều, phòng chống thiên tai để đầu tư, xây dựng hệ thống rừng phòng hộ thuộc hành lang bảo vệ đê và khu vực bị sạt lở.
c. Chính sách khuyến lâm, đào tạo, tập huấn...
7.3. Giải pháp về vốn
- Vốn ngân sách nhà nước.
- Vốn các chương trình, dự án, vốn huy động từ các nguồn khác.
7.4. Giải pháp về thông tin, tuyên truyền quản lý bảo vệ rừng:
- Tuyên truyền bằng nhiều hình thức trên các phương tiện thông tin đại chúng về tầm quan trọng của rừng ngập mặn đối với sự biến đổi khí hậu nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về bảo vệ rừng ngập mặn.
- Phải có kế hoạch và có biện pháp quản lý chặt chẽ trong việc khai thác lâm sản trong các khu rừng ngập mặn, có kế hoạch và biện pháp hợp lý, khoa học trong việc bổ sung và trồng mới các khu rừng ngập mặn.
- Quản lý chặt chẽ việc khai thác các loại lâm sản và các sản phẩm khác trong các khu rừng ngập mặn: mật ong, thủy sản,…
- Có biện pháp chống xói mòn, các khu rừng ngập mặn và hệ sinh thái lân cận các khu rừng ngập mặn.
- Cần có các chế tài xử phạt nghiêm minh đối với những đối tượng vi phạm quy định làm tổn hại đến hệ sinh thái rừng ngập mặn.
8. Tổng nhu cầu về vốn đầu tư: 23.327.000.000 đồng (Hai mươi ba tỷ, ba trăm hai mươi bảy triệu đồng), trong đó:
- Vốn đầu tư trồng mới rừng: 19.376.000.000 đồng;
- Vốn đầu tư bảo vệ rừng: 2.216.000.000 đồng;
- Vốn xây dựng kết cấu hạ tầng: 1.735.000.000 đồng.
9. Nguồn vốn đầu tư: Vốn ngân sách nhà nước, vốn các chương trình, dự án và vốn huy động khác.
1. Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm phối hợp UBND các huyện, thành phố trong vùng dự án thực hiện công bố quy hoạch nêu trên để cho nhân dân biết; chủ trì, phối hợp các sở, ban liên quan xây dựng các chính sách để thực hiện quy hoạch có hiệu quả; phối hợp với các sở liên quan (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính…) chỉ đạo Ban Quản lý khu sinh thái Cồn Chim - Đầm Thị Nại thực hiện quy hoạch, kế hoạch trồng rừng, bảo vệ rừng ngập mặn hàng năm về vốn, địa điểm, diện tích trồng rừng hàng năm, chuẩn bị giống cây trồng đảm bảo chất lượng.
2. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố trong vùng dự án phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT quản lý công tác trồng rừng ngập mặn; đồng thời tuyên truyền về lợi ích và tầm quan trọng của rừng ngập mặn, nhằm nâng cao nhận thức người dân trong vùng quy hoạch trồng và bảo vệ rừng ngập mặn.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch UBND các huyện Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.