ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6029/QĐ-UBND |
Long An, ngày 05 tháng 7 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21/11/2007;
Căn cứ Công văn số 3309/BYT-DP ngày 23/6/2022 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn tiêm vắc-xin phòng COVID-19;
Theo đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 4095/TTr-SYT ngày 29/6/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch triển khai tiêm vắc-xin phòng COVID-19 liều nhắc lại cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi trên địa bàn tỉnh, do Sở Y tế lập (Kế hoạch số 4079/KH-SYT ngày 29/6/2022, đính kèm).
Điều 2. Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện nội dung Kế hoạch.
Sở Tài chính cân đối, bố trí kinh phí để triển khai thực hiện Kế hoạch này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Y tế; Giám đốc Sở Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
UBND TỈNH
LONG AN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4079/KH-SYT |
Long An, ngày 29 tháng 6 năm 2022 |
- Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21/11/2007;
- Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng;
- Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;
- Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19;
- Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng;
- Công văn 3309/BYT-DP ngày 23/06/2022 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn tiêm vắc xin phòng Covid-19.
1. Mục tiêu chung
Tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi, góp phần củng cố miễn dịch cộng đồng bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể
- Trên 90% các em từ 12 tuổi đến 17 tuổi đủ điều kiện tiêm chủng được tiêm mũi nhắc lại vắc xin phòng COVID-19 trên quy mô tỉnh.
- Đảm bảo an toàn và chất lượng tiêm chủng theo quy định tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ.
III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG THỨC TRIỂN KHAI
1. Phạm vi triển khai: Toàn tỉnh.
2. Đối tượng tiêm liều nhắc lại
- Trẻ từ 12-17 tuổi đã tiêm đủ liều cơ bản hiện đang sinh sống và học tập trên địa bàn không phân biệt có hay không có hộ khẩu thường trú trên địa bàn tỉnh Long An.
- Số lượng đối tượng dự kiến: 107.252 người
Bảng 1. Dự kiến số đối tượng tiêm vắc xin COID-19
TT |
Địa phương |
Đối tượng từ 12-17 tuổi đủ thời gian tiêm mũi nhắc |
Ghi chú |
1 |
Tân An |
8.047 |
|
2 |
Thủ Thừa |
6.131 |
|
3 |
Bến Lức |
12.879 |
|
4 |
Tân Trụ |
4.036 |
|
5 |
Châu Thành |
7.116 |
|
6 |
Cần Giuộc |
13.773 |
|
7 |
Cần Đước |
13.612 |
|
8 |
Đức Hòa |
16.860 |
|
9 |
Đức Huệ |
3.932 |
|
10 |
Thạnh Hóa |
3.759 |
|
11 |
Tân Thạnh |
5.060 |
|
12 |
Mộc Hóa |
1.704 |
|
13 |
Kiến Tường |
3.242 |
|
14 |
Vĩnh Hưng |
3.604 |
|
15 |
Tân Hưng |
3.497 |
|
Tổng cộng |
107.252 |
|
- Đối tượng không thuộc diện tiêm trong kế hoạch này: trẻ có chống chỉ định với vắc xin phòng COVID-19 Pfizer theo hướng dẫn của Nhà sản xuất.
3. Vắc xin sử dụng
- Vắc xin của hãng Pfizer đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi này.
- Liều lượng: liều 0,3ml tương tự liều cơ bản. Tiêm bắp.
- Khoảng cách: Ít nhất là 5 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản.
Lưu ý: Người đã mắc COVID-19 thì trì hoãn 3 tháng sau mắc COVID-19 nhưng phải đảm bảo khoảng cách với mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 5 tháng.
4. Thời gian và phương thức triển khai
4.1. Thời gian triển khai: Tháng 6 - 8/2022 và hoàn thành mục tiêu tiêm liều nhắc lại cho trẻ từ 12- 17 tuổi trong tháng 8/2022.
Đảm bảo đúng khoảng cách thời gian giữa mũi cuối cùng của liều cơ bản và tiêm nhắc lại ít nhất là 5 tháng, riêng trường hợp mắc COVID-19 sau khi tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản thì hoãn thêm 3 tháng tuy nhiên vẫn phải đảm bảo cách ít nhất là 5 tháng so với tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản.
4.2. Phương thức triển khai
- Tổ chức tiêm tại các trường học, Trạm Y tế cấp xã, Trung tâm Y tế, Bệnh viện … Tùy theo điều kiện nguồn lực, địa phương có thể thực hiện theo phương thức đồng loạt hoặc cuốn chiếu.
- Tổ chức tiêm theo tiến độ phân bổ vắc-xin của Bộ Y tế đảm bảo nhanh nhất, sớm nhất theo quy định.
1. Rà soát, lập danh sách đối tượng
Tổ chức rà soát, lập danh sách đảm bảo chính xác, kịp thời, đầy đủ, không để bỏ sót đối tượng.
- Đầu mối thực hiện: UBND xã/phường tiến hành điều tra, lập danh sách các đối tượng tiêm chủng. Đối tượng có thể đi học hoặc đang có sinh sống tại địa phương.
- Đơn vị phối hợp: Giáo viên các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông…
- Nguồn nhân lực: Cán bộ y tế các tuyến, y tế ấp, cộng tác viên dân số, trưởng ấp. Nếu cần thiết có thể huy động sự hỗ trợ của mạng lưới chính quyền, quản lý tạm trú để phát hiện và lập danh sách đối tượng tránh bỏ sót.
- Nội dung thực hiện:
+ Điều tra trong trường học: UBND xã/phường liên hệ với nhà trường lập danh sách theo lớp đối với các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, Trung tâm GDTX, trường dạy nghề… tất cả học sinh trong độ tuổi đủ điều kiện tiêm chủng gửi về TYT địa phương.
+ Điều tra tại cộng đồng: UBND xã/phường chỉ đạo những cộng tác viên dân số, trưởng ấp, mạng lưới chính quyền, quản lý tạm trú để rà soát nhóm đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng không đi học tại cộng đồng. Danh sách bao gồm cả đối tượng vãng lai, lưu ý những em chưa được quản lý tại vùng sâu, vùng xa, vùng giáp ranh và nơi có biến động dân cư. Lập danh sách theo mẫu gửi về TYT địa phương.
+ Sau khi có danh sách các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng, Trạm Y tế thực hiện lập kế hoạch, tổ chức tiêm chủng cho các đối tượng theo quy định
Lưu ý: Đảm bảo các em đều có mã định danh hoặc số căn cước công dân như trong đợt tiêm này để theo dõi, quản lý và nhập liệu theo quy định.
2. Cung ứng vắc-xin và vật tư tiêm chủng
2.1. Dự trù nhu cầu vắc-xin và vật tư tiêm chủng
Dựa trên số lượng đối tượng cần tiêm chủng, các tuyến dự trù nhu cầu vắc-xin và vật tư tiêm chủng cần thiết theo từng loại vắc- xin và vật tư đi kèm.
Bảng 2. Dự kiến nhu cầu vắc xin và vật tư tiêm chủng
TT |
Hạng mục |
Số lượng ước tính |
1 |
Vắc xin (6 liều/ lọ) |
107.286 liều |
2 |
Bơm kim tiêm 0,3 ml |
110.500 cái |
3 |
Bơm kim tiêm 5 ml (Pha dung môi) |
18.500 cái |
4 |
Hộp an toàn |
1.300 hộp |
2.2. Tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển vắc-xin
a) Tuyến tỉnh:
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tiếp nhận và bảo quản vắc-xin phòng COVID-19 từ Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh và thực hiện phân phối vắc-xin COVID-19 cho các huyện, thị xã, thành phố.
- Thời gian nhận vắc-xin sẽ do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh thống nhất và thông báo cho các địa phương; các địa phương phải nhận vắc-xin về kho đơn vị ít nhất 03 ngày trước khi tổ chức tiêm chủng, tổ chức bảo quản, phân phối cho điểm tiêm thuộc địa bàn quản lý.
b) Tuyến huyện:
- Trung tâm Y tế tiếp nhận vắc-xin từ kho của tỉnh để bảo quản, phân phối cho cấp xã.
- Thời gian hoàn thành vận chuyển vắc-xin tới cấp xã đảm bảo không quá 2 ngày trước khi tổ chức tiêm chủng hoặc ngay trước buổi tiêm chủng (tùy vào điều kiện của từng địa phương).
c) Tuyến xã: Nhận vắc-xin từ tuyến huyện, bảo quản và vận chuyển vắc-xin cho các điểm tiêm chủng, đảm bảo an toàn, hiệu quả.
3.3. Tiếp nhận bơm kim tiêm và vật tư
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh: Phân phối bơm kim tiêm, hộp an toàn, cho các đơn vị triển khai tiêm chủng tại kho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.
- Các huyện, thị xã, thành phố: Phân phối đầy đủ bơm kim tiêm, hộp an toàn cho các đơn vị tiêm theo quy định.
- Số lượng vắc-xin, bơm tiêm và hộp an toàn nhập kho và xuất kho tại tất cả các tuyến phải được theo dõi, quản lý, báo cáo và nhập liệu lên Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia tại các tuyến theo quy định.
- Các huyện, thị xã, thành phố đảm bảo đầy đủ các vật tư tiêu hao như: Cồn sát khuẩn 70º; gòn vô khuẩn; dung dịch sát khuẩn tay nhanh...
3. Truyền thông và huy động cộng đồng
- Phối hợp ngành giáo dục đẩy mạnh truyền thông trước, trong và sau tiêm chủng, kết hợp nhiều phương thức truyền thông, đảm bảo hiệu quả.
+ Trước đợt tiêm vắc xin: Tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và đối tượng mục tiêu của đợt tiêm vắc xin phòng COVID-19 này, tác dụng, lợi ích của vắc xin, phản ứng sau tiêm có thể gặp.
+ Trong đợt tiêm vắc xin: lợi ích của tiêm vắc xin phòng COVID-19, các phản ứng có thể gặp sau tiêm chủng, đối tượng, thời gian, địa điểm tiêm chủng cụ thể.
- Huy động xã hội: Là yếu tố rất quan trọng góp phần cho sự thành công của chiến dịch. Huy động xã hội bao gồm việc: Hỗ trợ nguồn lực, nhân lực của các Ban, ngành, đoàn thể xã hội, sự tham gia tích cực của cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ trong suốt quá trình thực hiện chiến dịch.
- Phần lớn đối tượng trong đợt tiêm này đang theo học tại các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Trung tâm Giáo dục thường xuyên, trường dạy nghề,… Do đó khi tổ chức tiêm phải phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục trong việc điều tra, tổ chức tiêm và rà soát đối tượng hoãn tiêm hoặc vắng mặt để tiêm bổ sung sau đó.
4.1. Hình thức triển khai
Thời gian triển khai tiêm đang trong đợt hè, tùy tình hình địa phương có thể tổ chức:
- Triển khai tại trường học: Nhà trường và giáo viên chủ nhiệm thông báo hoặc mời các em đang nghỉ hè đến điểm trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông… để tiêm
- Triển khai tại trạm y tế hoặc nhà văn hóa, nhà thi đấu….: Tổ chức tiêm chủng cho đối tượng là các em đang nghỉ hè, không đi học và thực hiện tiêm vét…
4.2 Tổ chức buổi tiêm chủng
a) Bố trí điểm tiêm chủng
- Trạm y tế xã/phường phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục, các trường trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông… để bố trí điểm tiêm chủng, tổ chức triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng là học sinh.
- Phân công nhân lực tại điểm tiêm và phương án hỗ trợ của tuyến trên, đặc biệt là tăng cường cán bộ y tế khám sàng lọc và cấp cứu lưu động.
- Đối với điểm tiêm chủng tại trường học: nên bố trí một phòng tiêm riêng biệt, tổ chức tiêm cuốn chiếu lần lượt từng lớp. Cần có sự tham gia của thầy/cô giáo tại điểm tiêm chủng.
- Điểm tiêm ngoài trạm: Đối với vùng sâu, vùng xa, địa bàn rộng, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn
- Điểm tiêm tại TTYT có giường bệnh hoặc bệnh viện: tiêm cho các em có tiền sử bệnh bẩm sinh, bệnh mãn tính, phản vệ độ 3 với bất kỳ dị nguyên nào hoặc do các điểm tiêm TYT khi khám sàng lọc phát hiện trường hợp nghe tim phổi bất thường chuyển đến.
b) Đảm bảo an toàn tiêm chủng
- Quy trình tổ chức buổi tiêm chủng thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ và Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 104/2018/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng.
- Không giới hạn số lượng người tiêm trong mỗi buổi tiêm chủng, tuy nhiên vẫn đảm bảo thực hiện đúng những quy định về thực hành tiêm chủng.
- Khám sàng lọc trước tiêm chủng theo Quyết định 5002/QĐ-BYT ngày 29/10/2021 của BYT về việc ban hành hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đối với trẻ em.
- Bố trí các đội cấp cứu lưu động để xử trí kịp thời các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng nếu có.
- Khuyến cáo gia đình cho các em ăn uống đầy đủ và đem theo giấy chứng nhận của 02 mũi tiêm trước trước khi tham gia buổi tiêm chủng.
c) Ghi chép và nhập liệu thông tin:
- Nhập thông tin đối tượng, mũi tiêm vào phần mềm tiêm chủng trực tuyến tiemchungcovid19.moh.gov.vn theo quy định của Bộ Y tế ngay trong buổi tiêm chủng và tiến hành cập nhật đầy đủ các thông tin về phản ứng sau tiêm chủng khi nhận được thông tin từ đối tượng được tiêm chủng. Chú ý những em là các em vãng lai trong trường học phải nhập đúng địa chỉ để các địa phương có thể lấy thông tin đầy đủ.
- Sau khi tiêm xong phải cấp giấy xác nhận đã tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo mẫu.
d) Rà soát và tiêm vét
Những em thuộc diện đối tượng đã được quản lý hoặc chưa được quản lý khi có mặt tại địa bàn ở thời điểm triển khai đều cần được tiêm vét. Tiêm vét là hoạt động bắt buộc cần được dự kiến trong kế hoạch. Để hạn chế số em bị bỏ sót cần thực hiện các nội dung sau:
- Trong buổi tiêm: Phối hợp với các cộng tác viên cơ sở để thông báo và vận động cha mẹ cho các em đến tiêm chủng.
- Vào cuối mỗi buổi tiêm: Đánh dấu và xác định những em chưa tiêm trong danh sách điều tra ban đầu và những các em mới đến địa phương. Kịp thời thông báo trên loa truyền thanh hoặc tìm cách thông báo cho gia đình những em chưa được tiêm để đưa các em đến tiêm.
- Cuối đợt: Tổng hợp số lượng những em chưa tiêm bố trí đội tiêm để tiến hành tiêm vét. Phân công cán bộ liên hệ với các hộ gia đình thông báo lại địa điểm và thời gian tiêm vét và huy động các em ra tiêm.
- Đối với các trường hợp tạm hoãn: Cần có kế hoạch tiêm vét vào cuối đợt tiêm.
- Lưu ý: Cần tổ chức tiêm vét vắc xin phòng COVID-19 để đảm bảo độ bao phủ vắc xin ngoài cộng đồng >90%.
- Kiểm tra, giám sát trước triển khai: Giám sát công tác chuẩn bị tiêm vắc xin phòng chống COVID-19 bao gồm điều tra đối tượng, lập kế hoạch tổ chức điểm tiêm chủng, dự trù vắc xin vật tư tiêm chủng, phân công nhân lực, xử trí cấp cứu phản ứng sau tiêm chủng.
- Kiểm tra, giám sát trong triển khai: Giám sát công tác tổ chức buổi tiêm chủng và đảm bảo an toàn tiêm chủng (khám sàng lọc, theo dõi sau tiêm).
- Kiểm tra, giám sát sau triển khai: Đánh giá nhanh tỷ lệ tiêm chủng, rà soát đối tượng tiêm vét, ghi chép, thống kê báo cáo.
- Tại mỗi điểm tiêm chủng sau mỗi buổi tiêm, các đội tiêm rà soát số đối tượng đã tiêm ghi trong danh sách và báo cáo về cán bộ TCMR- Trung tâm Y tế huyện địa phương.
+ Báo cáo số đối tượng tiêm được trong ngày, các trường hợp hoãn tiêm, chống chỉ định.
+ Báo cáo và điều tra những phản ứng sau tiêm chủng theo quy định: Các trường hợp phản ứng thông thường, tai biến nặng
+ Báo cáo tình hình tồn vắc xin và vật tư tiêm chủng mỗi ngày để có thể điều phối kịp thời.
- Điểm tiêm báo cáo cho TTYT huyện trước 14:00 giờ hàng ngày.
- Trung tâm Y tế huyện tổng hợp và báo cáo về kết quả thực hiện bằng điện thoại, email cho TTKSBT lúc 15:00 phút hàng ngày.
- Tổng hợp, báo cáo kết thúc đợt tiêm chủng trong vòng 3 ngày sau khi kết thúc chiến dịch tiêm chủng.
- Sử dụng các biểu mẫu báo cáo theo quy định.
- Ngân sách Trung ương: Đảm bảo cung cấp vắc-xin phòng COVID-19.
- Ngân sách tỉnh: 90.000.000đ (Chín mươi triệu đồng chẵn); Đảm bảo cung cấp bơm kim tiêm, hộp an toàn.
- Ngân sách cấp huyện, cấp xã:
Thực hiện theo công văn 2160/STC-QLNS ngày 19/5/2022 của Sở Tài Chính về việc ý kiến bố trí kinh phí cho công tác phòng chống dịch năm 2022, kinh phí tiêm vắc xin phòng COVID-19
UBND cấp huyện, cấp xã cân đối ngân sách hiệu quả để thực hiện kế hoạch tiêm vắc-xin phòng COVID-19 liều nhắc cho các đối tượng 12-17 tuổi trên địa bàn.
1. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
- Hướng dẫn triển khai thực hiện chiến dịch cho cán bộ y tế tham gia tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi nhắc lại cho trẻ 12- 17 tuổi.
- Tiếp nhận, bảo quản, cung cấp vắc xin, vật tư, phục vụ cho hoạt động chiến dịch.
- Kiểm tra giám sát việc triển khai chiến dịch tiêm vắc xin.
- Tổng hợp báo cáo kết quả tiêm chủng vắc xin, báo cáo phản ứng sau tiêm chủng về Sở Y tế, Cục Y tế dự phòng, Dự án TCMR quốc gia, khu vực theo quy định.
2. Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố
- Tham mưu UBND huyện/thị xã/thành phố xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn theo kế hoạch của UBND tỉnh và Sở Y tế.
- Hướng dẫn, chỉ đạo các trạm y tế xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện theo kế hoạch đã được phê duyệt.
- Tiếp nhận vắc xin, bảo quản và cấp phát cho các điểm tiêm kịp thời trước khi tiêm chủng hoặc ngay trước buổi tiêm chủng.
- Phối hợp các đơn vị trên địa bàn tổ chức điểm tiêm vắc xin.
- Thành lập các tổ cấp cứu lưu động để hỗ trợ các điểm tiêm xử lý cấp cứu phản ứng có hại sau tiêm chủng; chuẩn bị nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị và thuốc sẵn sàng thu dung, theo dõi, điều trị các trường hợp có phản ứng sau tiêm chuyển đến.
- Kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện và báo cáo theo quy định.
3. Các Cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh.
- Thành lập hoặc hỗ trợ điểm tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12 -17 tuổi cần khám và tiêm tại bệnh viện.
- Đối với các Cơ sở khám chữa bệnh tư nhân: Cử các cán bộ y tế của cơ sở tích cực tham gia hỗ trợ công tác tiêm vắc xin phòng Covid-19 khi có sự huy động của chính quyền địa phương.
- Đối với các cơ sở khám chữa bệnh công lập và bệnh viện tư nhân: Các đội cấp cứu ngoại viện sẵn sàng hỗ trợ cho các điểm tiêm khi có yêu cầu; chuẩn bị nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị và thuốc sẵn sàng thu dung, theo dõi, điều trị các trường hợp có phản ứng sau tiêm chuyển đến.
4. Đề nghị các Sở ngành tỉnh phối hợp hỗ trợ:
4.1 Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chỉ đạo nhà trường hỗ trợ UBND xã phường trong việc điều tra, lập danh sách đối tượng trong trường học; đồng thời yêu cầu phụ huynh cung cấp thông tin tình trạng tiêm ngừa và bệnh lý của các em học sinh cũng như tuyên truyền vận động phụ huynh đồng ý cho trẻ tham gia tiêm mũi nhắc, đảm bảo đạt mục tiêu đề ra.
- Phân công cán bộ hỗ trợ ngành y tế nhập liệu thông tin lên cổng tiêm chủng quốc gia theo số lượng học sinh của từng trường.
4.2 Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan, đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền để tất cả người dân nắm và đồng thuận cho trẻ tham gia tiêm mũi nhắc.
4.3 Báo Long An, Đài Phát thanh và Truyền hình Long An
- Tăng cường thời lượng đăng tin, phát sóng tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, lợi ích của việc tiêm vắc-xin phòng COVID-19 nhắc lại cho trẻ 12-17 tuổi để người dân đồng thuận cho trẻ tham gia tiêm chủng.
- Cử phóng viên đưa tin kịp thời các hoạt động tiêm chủng tại các đơn vị, địa phương trong thời gian triển khai chiến dịch.
4.4 UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Phối hợp với Phòng Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về lợi ích, ý nghĩa của việc tiêm vắc-xin phòng COVID-19 nhắc lại cho trẻ 12-17 tuổi trên địa bàn.
- Chỉ đạo Trung tâm Y tế cấp huyện phối hợp các phòng, ban có liên quan tham mưu xây dựng kế hoạch tiêm chủng và tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo an toàn, hiệu quả.
- Huy động nguồn lực tại địa phương theo phương châm “4 tại chỗ” để triển khai thực hiện hiệu quả công tác tiêm chủng trên địa bàn, đảm bảo đạt mục tiêu đề ra.
- Bảo đảm nguồn kinh phí triển khai các hoạt động tiêm vắc-xin phòng COVID-19 trên địa bàn theo phân cấp ngân sách; đảm bảo tiết kiệm hiệu quả và đúng tiến độ tiêm chủng theo kế hoạch.
Trên đây là Kế hoạch tổ chức tiêm vắc-xin phòng COVID-19 liều nhắc lại cho trẻ từ 12-17 tuổi trên địa bàn tỉnh Long An./.
|
KT. GIÁM ĐỐC |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.