ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 595/QĐ-UBND |
Điện Biên, ngày 28 tháng 04 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
Căn cứ Quyết định số 2027/QĐ-BNN-BVTV ngày 02/6/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án Đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng giai đoạn 2015-2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng, giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Ban Dân tộc, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Đoàn Thanh niên CSHCM tỉnh Điện Biên; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP (IPM) TRÊN CÂY TRỒNG, GIAI
ĐOẠN 2016-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
(Kèm theo Quyết định số: 595/QĐ-UBND ngày 28/4/2016 của UBND tỉnh Điện Biên)
1. Mục tiêu tổng quát
Giảm thiểu mối nguy hại do lạm dụng hóa chất, nhất là thuốc bảo vệ thực vật đối với sức khỏe cộng đồng, môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm; góp phần thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
- Trên 90% số xã có đội ngũ nông dân nòng cốt hiểu biết, kỹ năng và ứng dụng hiệu quả về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM).
- Đối với cây lúa nước:
+ Vùng thâm canh cao: Có 80% diện tích ứng dụng IPM đầy đủ; trên 70% số hộ nông dân sản xuất hiểu biết và áp dụng IPM; lượng thuốc hóa học trừ sâu, bệnh giảm trên 50%, lượng phân đạm giảm trên 10%, lượng giống giảm trên 30%, lượng nước tưới giảm trên 20%, tăng hiệu quả sản xuất trên 10%.
+ Vùng khác: Có 30% diện tích ứng dụng IPM đầy đủ; trên 50% số hộ nông dân sản xuất hiểu biết và áp dụng IPM; lượng giống giảm trên 35%, tăng hiệu quả sản xuất trên 10%. Từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, tăng năng suất, chất lượng lúa gạo.
- Đối với cây ngô:
+ Vùng đất dốc: Có 40% diện tích ứng dụng IPM đầy đủ; trên 50% số hộ nông dân sản xuất hiểu biết và áp dụng IPM; lượng giống giảm trên 20%, tăng hiệu quả sản xuất trên 40%.
+ Vùng khác (đất ven sông, đất hai lúa,...): Có 80% diện tích ứng dụng IPM đầy đủ; trên 70% số hộ nông dân sản xuất hiểu biết và áp dụng IPM; lượng giống giảm trên 20%, tăng hiệu quả sản xuất trên 30%.
- Đối với cây rau: Tại các vùng sản xuất rau tập trung (huyện Điện Biên, Tuần Giáo, thành phố Điện Biên Phủ) có 70% diện tích ứng dụng IPM đầy đủ; trên 70% số hộ nông dân sản xuất hiểu biết và áp dụng IPM; lượng phân đạm giảm trên 20%, tăng hiệu quả sản xuất trên 30%.
- Đối với cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả: Có 65% diện tích ứng dụng IPM đầy đủ; trên 80% số hộ nông dân sản xuất hiểu biết và áp dụng IPM; lượng thuốc hóa học trừ sâu, bệnh giảm trên 25%, tăng hiệu quả sản xuất trên 15%.
1. Đào tạo nguồn nhân lực
- Tổ chức các khóa đào tạo đội ngũ giảng viên (TOT) cấp tỉnh, huyện, xã là "giảng viên chính” để đội ngũ này có thể tổ chức các lớp tập huấn, huấn luyện nông dân (FFS) nhân rộng áp dụng IPM trong sản xuất đại trà.
- Tổ chức tập huấn nâng cao kỹ năng, kỹ thuật cho khuyến nông viên cơ sở và nông dân nòng cốt về IPM thông qua các lớp học hiện trường, nghiên cứu đồng ruộng tạo điều kiện để lực lượng này phát huy vai trò hướng dẫn, giám sát, giúp đỡ cộng đồng thực hiện các hoạt động IPM.
2. Tuyên truyền nâng cao nhận thức người sản xuất và cộng đồng
- Tuyên truyền thông qua các lớp FFS, tập huấn tại cộng đồng:
Tổ chức tập huấn, huấn luyện nông dân (FFS), tuyên truyền vận động cộng đồng áp dụng các nguyên tắc, quy trình kỹ thuật IPM; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người sản xuất và cộng đồng về Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng: "đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ, liều lượng và đúng cách" nhằm giảm thiểu mối nguy hại do lạm dụng hóa chất đối với sức khỏe cộng đồng, môi trường, góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông sản hàng hóa, tăng hiệu quả sản xuất.
- Tuyên truyền qua hệ thống thông tin đại chúng:
+ Tổ chức thực hiện đồng bộ kế hoạch tuyên truyền, bao gồm: In ấn tờ rơi, pano, áp phích, bản tin, băng đĩa hình; sổ tay hướng dẫn quy trình IPM trên cây lúa, ngô, rau, cà phê.
+ Tuyên truyền trên Báo Điện Biên Phủ, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Đài Truyền thanh Truyền hình địa phương về các biện pháp kỹ thuật IPM (canh tác lúa cải tiến SRI, thực hành nông nghiệp tốt GAP); thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, các quy định của pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
- Tuyên truyền qua Hội thi IPM cấp huyện, tỉnh.
3. Thực hiện mô hình cộng đồng ứng dụng các biện pháp kỹ thuật để quản lý dịch hại bền vững, giảm thiểu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
- Đối với cây lúa: Thực hiện mô hình áp dụng các biện pháp thâm canh bền vững nhằm giảm sử dụng hóa chất, giảm nước tưới, giảm phát thải khí nhà kính, tăng khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu; luân canh cây trồng, sử dụng chế phẩm sinh học kiểm soát dịch hại, xử lý nguồn rơm rạ để cải tạo đất, sử dụng giống chống chịu.
- Đối với cây ngô: Thực hiện mô hình áp dụng quản lý dịch hại có nguồn gốc trong đất bằng biện pháp sinh thái để thúc đẩy phát triển hệ sinh vật có ích trong đất như giảm các giống địa phương đã bị thoái hóa, sử dụng giống chống chịu, giống mới với năng suất chất lượng cao; tăng cường sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh.
- Đối với cây rau: Thực hiện mô hình áp dụng các quy trình kỹ thuật sử dụng nước sạch để tưới, dùng chế phẩm sinh học, phân hữu cơ, phân vi sinh, thuốc thảo mộc, pheromone, bẫy, bả diệt sâu hại…. giảm sử dụng hóa chất.
- Đối với cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả: Thực hiện mô hình áp dụng quản lý sinh vật gây hại hạn chế sử dụng hóa chất, tăng cường sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh, xen canh cây che bóng, che phủ đất.
- Thành lập và duy trì hoạt động các câu lạc bộ IPM (lúa, ngô, rau, cà phê,...) tại các địa điểm thực hiện mô hình ứng dụng.
4. Nhân rộng áp dụng IPM trong sản xuất đại trà
- Mở rộng áp dụng phương pháp “Nông dân huấn luyện nông dân” các chủ đề về IPM, thâm canh cây trồng bền vững, giảm thiểu nguy cơ do sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật...
- Tuyên truyền kết quả mô hình IPM tới cộng đồng thôn, bản thông qua việc tổ chức hội nghị đầu bờ, hệ thống truyền thanh cơ sở và lồng ghép trong nội dung sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể, câu lạc bộ,...
- Mở rộng ứng dụng IPM trên cây lúa, ngô, rau, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả gắn với xây dựng cánh đồng lớn trên cơ sở phát huy tối đa nguồn lực của người sản xuất, ngân sách nhà nước hỗ trợ, lồng ghép các chương trình, dự án tại địa phương.
1. Về đào tạo nguồn nhân lực (Tổ chức khóa đào tạo giảng viên TOT)
- Thời gian triển khai: Năm 2016-2017
- Địa điểm: Giảng viên chính cấp tỉnh, huyện tổ chức đào tạo tại thành phố Điện Biên Phủ; giảng viên chính cấp xã đào tạo tại trung tâm các huyện, thị xã, thành phố.
- Đối tượng: Cán bộ nông nghiệp cấp tỉnh, huyện, xã.
2. Về tập huấn, huấn luyện nông dân
- Thời gian triển khai: Theo mùa vụ và thời kỳ sinh trưởng cây trồng.
- Địa điểm tổ chức: Tại trụ sở xã, phường, thị trấn và thôn, bản.
- Đối tượng: Các hộ nông dân sản xuất, cán bộ khuyến nông cơ sở, cộng tác viên khuyến nông thôn bản, các hộ kinh doanh buôn bán vật tư nông nghiệp.
3. Về thông tin tuyên truyền
- In ấn tờ rơi, poster, pano, áp phích; sổ tay hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hướng dẫn quy trình IPM trên cây lúa, ngô, rau, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả.
- Xây dựng chương trình cụ thể tuyên truyền trên báo Điện Biên Phủ, Đài PTTH tỉnh, Đài Truyền thanh Truyền hình địa phương về các biện pháp kỹ thuật IPM, quy định của pháp luật về quản lý sử dụng thuốc BVTV,...
- Tổ chức các hội thi IPM cấp huyện, tỉnh.
4. Về khoa học công nghệ
- Định hướng công tác chọn tạo và chuyển giao, ứng dụng các loại giống cây trồng chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh, phù hợp với điều kiện tự nhiên của mỗi vùng sản xuất nhằm giảm sự gây hại của sâu bệnh, bảo vệ sản xuất.
- Ứng dụng các kỹ thuật, công nghệ mới trong bảo vệ thực vật, phân bón vi sinh,... trong quản lý dịch hại nhằm giảm thiểu sử dụng hóa chất nông nghiệp.
- Bổ sung, nâng cao hệ thống điều tra phát hiện, dự tính dự báo nhằm đáp ứng kịp thời, chính xác thông tin phục vụ công tác quản lý sinh vật hại cây trồng.
5. Về thực hiện mô hình ứng dụng các biện pháp kỹ thuật, thành lập và duy trì các câu lạc bộ IPM
- Mô hình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM): Hàng năm xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện các mô hình điểm áp dụng IPM tại các vùng cây trồng trọng điểm trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố. Thông qua mô hình để người dân học tập kỹ thuật sản xuất an toàn, áp dụng các nguyên tắc IPM, giảm thiểu sử dụng thuốc BVTV, đảm bảo năng suất chất lượng cây trồng.
- Thành lập và duy trì các câu lạc bộ IPM:
+ Thành lập các câu lạc bộ IPM tại các xã hoặc thôn, bản. Câu lạc bộ IPM là tổ chức tự nguyện với sự tham gia của các hộ nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh, buôn bán vật tư nông nghiệp.
+ Tổ chức các hoạt động duy trì, thành lập mới nhiều câu lạc bộ IPM trên địa bàn toàn tỉnh.
6. Về cơ chế chính sách
- Tổ chức vận dụng và thực hiện tốt các chính sách đã ban hành, như: Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về khuyến nông; Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững; Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020; Quyết định 162/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến nông, khuyến ngư ở địa bàn khó khăn; Chính sách hỗ trợ áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản theo Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012; Chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng mẫu lớn theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013; Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề theo Quyết định số 1956/QĐ- TTg ngày 27/11/2009 và Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015;...
- Hỗ trợ kinh phí xây dựng và duy trì đội ngũ nông dân nòng cốt, hỗ trợ thành lập và hoạt động câu lạc bộ IPM.
- Hỗ trợ xây dựng, biên soạn tài liệu tập huấn IPM;
- Hỗ trợ hoạt động tập huấn nông dân nòng cốt thực nghiệm đồng ruộng, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và phổ biến, hướng dẫn nông dân khác áp dụng;
- Hỗ trợ thực hiện các mô hình ứng dụng IPM trên diện rộng;
- Hỗ trợ phát triển các hoạt động dịch vụ nông nghiệp.
Hàng năm trên cơ sở nguồn kinh phí của các Chương trình, dự án như: Chương trình xây dựng nông thôn mới, Chương trình 135, Chương trình giảm nghèo theo Nghị quyết 30a, đào tạo nghề lao động nông thôn, khuyến nông - khuyến ngư, sự nghiệp khoa học - công nghệ,... và nguồn ngân sách địa phương; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ, UBND các huyện, thị xã, thành phố lập dự toán chi tiết từng hoạt động gửi Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt để triển khai thực hiện.
Ngoài ra, các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm huy động thêm các nguồn kinh phí tự chủ của đơn vị và nguồn hỗ trợ, tài trợ hợp pháp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước để triển khai thực hiện Kế hoạch có hiệu quả.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch; điều phối, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết các vướng mắc liên quan đến việc triển khai thực hiện và đề xuất sửa đổi, bổ sung khi cần thiết.
- Chỉ đạo, giao nhiệm vụ Chi cục Bảo vệ thực vật chủ trì, phối hợp với các các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở có liên quan và các huyện, thị xã, thành phố để triển khai thực hiện Kế hoạch này.
- Chủ trì theo dõi, đôn đốc, giám sát thực hiện; báo cáo tiến độ thực hiện Kế hoạch theo quy định; tổ chức tổng kết đánh giá định kỳ để rút ra bài học kinh nghiệm và xây dựng phương hướng cho năm sau; đánh giá giữa kỳ, cuối kỳ để rút kinh nghiệm và đề xuất kế hoạch giai đoạn tiếp theo.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng, tổ chức lồng ghép các chương trình, dự án hỗ trợ đẩy mạnh ứng dụng; quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng giai đoạn 2016-2020 của tỉnh.
3. Sở Tài chính
Theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan cân đối, tham mưu đề xuất UBND tỉnh bố trí nguồn vốn từ các Chương trình, dự án để triển khai thực hiện các nội dung nhiệm vụ của Kế hoạch.
Hàng năm, căn cứ vào khả năng ngân sách địa phương, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện.
4. Sở Khoa học và Công nghệ
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ban, ngành đề xuất điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách liên quan tới hỗ trợ tăng cường năng lực nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học, công nghệ và tiến bộ kỹ thuật; xã hội hóa nguồn lực cho phát triển khoa học, công nghệ; điều chỉnh cơ cấu đề tài nghiên cứu, tập trung vào các nhiệm vụ chính của Đề án tái cơ cấu, hỗ trợ ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm thực hiện nhiệm vụ của Kế hoạch.
5. Sở Công Thương
Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan ưu tiên các hoạt động khuyến công, xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm nông nghiệp có ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản gắn với chuỗi liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm.
6. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Triển khai tổ chức thực hiện Kế hoạch trên địa bàn quản lý. Tăng cường phối kết hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác chỉ đạo, phát triển sản xuất; có chính sách hỗ trợ từ ngân sách địa phương gắn với các chương trình, chính sách của Trung ương, của Tỉnh nhằm khuyến khích phát triển sản xuất kịp thời và hiệu quả.
- Quản lý có hiệu quả tình hình kinh doanh vật tư nông nghiệp, thuốc BVTV trên địa bàn nhằm hướng người tiêu dùng vào các sản phẩm an toàn cho môi trường.
- Chỉ đạo UBND cấp xã và các HTX nông nghiệp trên địa bàn:
+ Tiếp nhận và khuyến cáo nông dân ứng dụng chương trình IPM.
+ Tổ chức nhân rộng các mô hình IPM.
+ Đưa IPM vào Chương trình hành động của từng địa phương.
- Hàng năm tổ chức đánh giá kết quả thực hiện trên địa bàn quản lý và báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp.
7. Các cơ quan đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội
Theo chức năng nhiệm vụ, đề nghị các cơ quan đơn vị tham gia thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền và hỗ trợ hội viên thực hiện hợp tác, liên kết sản xuất với các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác, bảo vệ lợi ích của hội viên trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng liên kết.
Trên đây là Kế hoạch đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng, giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Trong quá trình thực hiện Kế hoạch, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị tổng hợp báo cáo về UBND tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp./.
CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG IPM
TT |
Nội dung hoạt động |
Số lượng |
Đơn vị chủ trì |
Đơn vị phối hợp |
Địa điểm thực hiện |
Thời gian thực hiện |
I |
Đào tạo nguồn nhân lực |
|
|
|
|
|
1 |
Đào tạo giảng viên TOT cấp tỉnh, huyện, xã |
11 |
Sở NN và PTNT |
Cục BVTV; Các đơn vị trong ngành; UBND cấp huyện, xã |
Các huyện, thị, TP |
Năm 2016- 2017 |
2 |
Tập huấn nâng cao kỹ năng, kỹ thuật cho khuyến nông cơ sở, nông dân nòng cốt về IPM |
120 |
Sở NN và PTNT |
UBND cấp huyện, xã |
Các huyện, thị, thành phố |
Năm 2017 - 2020 |
3 |
Mở lớp huấn luyện nông dân (FFS) về IPM lúa |
100 |
Sở NN và PTNT |
UBND cấp huyện, xã |
Các xã, phường vùng trọng điểm |
Tháng 1 - tháng 12 hàng năm |
4 |
Mở lớp huấn luyện nông dân (FFS) về IPM ngô |
50 |
||||
5 |
Mở lớp huấn luyện nông dân (FFS) về IPM rau |
50 |
||||
6 |
Mở lớp huấn luyện nông dân (FFS) về IPM trên cây CN dài ngày, cây ăn quả |
50 |
||||
II |
Thực hiện các mô hình ứng dụng, thành lập các câu lạc bộ IPM |
|
|
|
|
|
1 |
Mô hình IPM lúa |
200 |
Sở NN và PTNT |
UBND cấp huyện, xã |
Các xã, phường vùng trọng điểm |
Tháng 1 - tháng 12 hàng năm |
2 |
Mô hình IPM ngô |
100 |
||||
3 |
Mô hình IPM rau |
50 |
||||
4 |
Mô hình IPM cây CN dài ngày, cây ăn quả |
50 |
||||
5 |
Thành lập các câu lạc bộ IPM (CLB điểm) |
250 |
UBND cấp huyện, xã |
Các thôn, bản |
Năm 2016 - 2019 |
|
III |
Thông tin tuyên truyền |
|
|
|
|
|
1 |
Xây dựng, in ấn tài liệu tuyên truyền (băng đĩa, sổ tay, tờ rơi,...) |
|
Sở NN và PTNT |
Các đơn vị trong ngành; UBND cấp huyện, xã |
Trên địa bàn tỉnh |
Năm 2016 - 2019 |
2 |
Xây dựng các phóng sự, trang truyền hình cơ sở, câu chuyện truyền thanh. |
60 |
Sở NN và PTNT |
Báo ĐBP, Đài PTTH Điện Biên |
Trên địa bàn tỉnh |
Tháng 1 - tháng 12 hàng năm |
3 |
Tổ chức Hội thi IPM cấp huyện |
10 |
UBND cấp huyện |
Chi cục Bảo vệ thực vật, UBND cấp xã |
Các huyện, thị, TP |
Năm 2018 - 2019 |
4 |
Tổ chức Hội thi IPM cấp tỉnh |
1 |
Sở NN và PTNT |
Đơn vị, ngành có liên quan; UBND cấp huyện; UBND cấp xã |
TP.Điện Biên Phủ |
Năm 2019- 2020 |
5 |
Tổ chức tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm với các tỉnh về IPM |
2 |
Sở NN và PTNT |
Sở NN&PTNT một số tỉnh |
|
Năm 2017- 2020 |
6 |
Tổ chức tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm trong tỉnh về IPM |
20 |
UBND cấp huyện |
UBND cấp xã |
Trên địa bàn tỉnh |
Năm 2017- 2020 |
IV |
Nhân rộng áp dụng IPM trong sản xuất đại trà |
|
|
|
|
|
1 |
Tổ chức các lớp “nông dân huấn luyện nông dân" về IPM trên Lúa |
300 |
UBND cấp huyện |
Chi cục Bảo vệ thực vật; UBND cấp xã |
Các thôn, bản |
Tháng 1 - tháng 12 hàng năm |
2 |
Tổ chức các lớp "nông dân huấn luyện nông dân" về IPM trên Ngô |
200 |
|
|
|
|
3 |
Tổ chức các lớp "nông dân huấn luyện nông dân" về IPM trên Rau |
100 |
|
|
|
|
4 |
Tổ chức các lớp "nông dân huấn luyện nông dân" về IPM trên cây CN dài ngày, cây ăn quả |
100 |
|
|
|
|
5 |
Thành lập các câu lạc bộ IPM (CLB nhân rộng) |
700 |
|
|
|
Năm 2017 - 2020 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.