BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5871/QĐ-BYT |
Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2017 |
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số 05/QĐ-TTg ngày 05/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 20/06/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và an toàn lao động giai đoạn 2016-2020;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch Chăm sóc sức khoẻ người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp đến năm 2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Tổng cục trưởng, Cục trưởng, Vụ trưởng các Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ Y tế, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng Y tế các ngành và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
CHĂM
SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG, PHÒNG CHỐNG BỆNH NGHỀ NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5871/QĐ-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ
trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch Chăm sóc sức khoẻ người lao động,
phòng chống bệnh nghề nghiệp đến năm 2020)
Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Quyết định số 05/QĐ-TTg ngày 05/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016-2020;
Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 20/06/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và an toàn lao động giai đoạn 2016-2020;
Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;
Chỉ thị số 29/CT/TW ngày 18/9/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Kế hoạch số 549/KH-BYT ngày 06/6/2014 của Bộ Y tế thực hiện Chỉ thị số 29/CT/TW ngày 18/9/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế trong ngành y tế.
1. Tổ chức hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe người lao động
Hệ thống y tế đáp ứng công tác chăm sóc sức khỏe người lao động đã được ngành y tế tổ chức và thống nhất thực hiện từ tuyến trung ương đến địa phương, y tế các bộ/ngành và bộ phận y tế tại các cơ sở lao động. Hệ thống y tế chăm sóc sức khoẻ người lao động còn bao gồm các Viện thuộc hệ thống y tế dự phòng, các trường Đại học Y, Dược là các đơn vị hỗ trợ chuyên môn và kỹ thuật trong công tác vệ sinh lao động. Khoa Sức khỏe nghề nghiệp (Y tế lao động) được tổ chức tại Trung tâm Y tế dự phòng của 55 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương và 8 tỉnh, thành phố đã thành lập Trung tâm Bảo vệ sức khỏe môi trường lao động tuyến tỉnh/thành phố. Hệ thống y tế lao động tuyến trung ương và các bộ, ngành hiện có 750 cán bộ chuyên trách; tuyến tỉnh có 1.225 cán bộ; tuyến huyện và xã có hơn 12.000 cán bộ kiêm nhiệm và hơn 8000 cán bộ y tế chuyên trách tại 25.000 cơ sở lao động thuộc phạm vi quản lý của ngành y tế.
Tuy nhiên, hiện nay tổ chức hệ thống y tế lao động chưa ổn định do chủ trương sát nhập khoa sức khoẻ nghề nghiệp và sức khoẻ cộng đồng theo quy định tại Thông tư 26/2017/TT-BYT về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương. Nhân lực làm công tác y tế lao động còn mỏng và thiếu, thường xuyên biến động do điều chuyển của tổ chức hoặc do cán bộ xin chuyển công tác, chưa có cơ chế thu hút nguồn cán bộ. Đội ngũ cán bộ y tế lao động có trình độ chuyên môn không đồng đều, chưa được đào tạo chuyên sâu lĩnh vực y tế lao động và bệnh nghề nghiệp.
Trang thiết bị, máy móc quan trắc môi trường lao động và khám bệnh nghề nghiệp đã được bổ sung (thuộc các dự án ADB 47, WB Đồng bằng Sông Cửu Long, Dự án Tăng cường phòng chống bệnh nghề nghiệp) tuy nhiên vẫn còn thiếu so với Chuẩn quốc gia về y tế dự phòng tuyến tỉnh, chỉ đảm bảo cho một số hoạt động cơ bản, thông thường về đo kiểm tra môi trường lao động, khám sức khỏe định kỳ và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp. Các xét nghiệm chuyên sâu để giám sát các yếu tố có hại trong môi trường lao động do các Viện tuyến trung ương thực hiện.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác chăm sóc sức khoẻ người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tương đối hoàn chỉnh và cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu quản lý. Sau khi Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 được Quốc hội ban hành ngày 25/6/2015, ngành y tế đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng và trình Chính phủ ban hành 03 Nghị định hướng dẫn triển khai Luật bao gồm: Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 quy định chi tiết hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động; Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động và Nghị định số 37/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp bắt buộc.
Năm 2016, Bộ Y tế đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; xây dựng và ban hành: 09 thông tư quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh lao động nhóm yếu tố vật lý; 03 thông tư hướng dẫn Luật ATVSLĐ về quản lý vệ sinh lao động, sức khoẻ người lao động và bệnh nghề nghiệp và 01 thông tư hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm xã hội thuộc lĩnh vực y tế.
Hiện nay một số văn bản pháp quy chưa mang tính đồng bộ dẫn đến khó khăn trong tổ chức thực hiện. Chưa có quy định cụ thể về: công tác vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp, bệnh liên quan đến nghề nghiệp cho đối tượng lao động làm việc trong khu vực không có hợp đồng lao động nâng cao sức khỏe nơi làm việc, dinh dưỡng cho người lao động
Trong giai đoạn 2011 - 2016 số mẫu quan trắc môi trường lao động được thực hiện là 2.452.919 mẫu, đã tăng lên gần gấp đôi so với giai đoạn 2006 - 2010 (1.323.355 mẫu), trong đó số mẫu không đạt tiêu chuẩn cho phép chiếm trung bình khoảng 10% tổng số mẫu đo (05 yếu tố có tỷ lệ mẫu không đạt cao bao gồm: phóng xạ - điện từ trường, ồn, vi khí hậu, ánh sáng, bụi). Tuy tỷ lệ các doanh nghiệp thực hiện quan trắc môi trường lao động đã tăng trong thời gian gần đây, song vẫn còn thấp. Có tới 80-90% số cơ sở lao động chưa thực hiện quy định này hoặc thực hiện quan trắc không đầy đủ đối với các yếu tố có hại, có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp. Trước tháng 7/2017, số đơn vị đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động trên toàn quốc là 132; Từ 01/7/2017 thực hiện theo quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ, đến nay có 86 đơn vị đã thực hiện công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động.
Hoạt động khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động đã được các cơ sở lao động thực hiện tương đối tốt. Tổng số người lao động được khám sức khoẻ định kỳ hàng năm trong giai đoạn 2011-2016 đã tăng 1,6 lần số lượng được khám giai đoạn 2006-2010. Hiện trung bình một năm có khoảng 2-3 triệu lượt người lao động được khám sức khỏe định kỳ, chiếm khoảng 20% trong số 12,8 triệu người có việc làm. Tỷ lệ người lao động có sức khoẻ tốt (loại 1 và 2) tăng 1,5 lần so với giai đoạn trước, người lao động có sức khoẻ yếu (loại 4 và 5) chiếm khoảng 10% tổng số được khám sức khoẻ định kỳ. Tuy nhiên việc khám sức khỏe định kỳ hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc phân loại sức khỏe và phát hiện một số bệnh tật thông thường và cũng chỉ được thực hiện ở một số ít doanh nghiệp, chưa có cơ chế triển khai đối với khu vực lao động làm việc không có hợp đồng lao động.
Hiện nay danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội đã có 34 loại bệnh nghề nghiệp. Có 42 tỉnh/thành phố đã tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và có 26 bệnh nghề nghiệp đã được chẩn đoán phát hiện. Trong 5 năm gần đây, trung bình mỗi năm có 100.000 người lao động được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và trung bình có trên 5000 trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp được phát hiện, trong đó bệnh bụi phổi silic, bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn có tỷ lệ cao nhất và có xu hướng gia tăng. Trên thực tế, công tác khám bệnh nghề nghiệp chưa thật sự được triển khai đúng và đủ chỉ định so với các yếu tố có hại mà người lao động phải tiếp xúc trong quá trình sản xuất. Khám và chẩn đoán các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp còn rất nhiều hạn chế do sự thiếu hợp tác từ phía người sử dụng lao động trong việc cung cấp thông tin về quy trình sản xuất và các mối nguy hại liên quan đến hóa chất trong nguyên liệu và công nghệ. Nhiều doanh nghiệp né tránh tổ chức khám bệnh nghề nghiệp hoặc triển khai đối phó. Đơn vị cung cấp dịch vụ là các phòng khám bệnh nghề nghiệp hiện nay còn nhiều hạn chế về năng lực khám, chẩn đoán bệnh nghề nghiệp. Thiếu bác sĩ được đào tạo chuyên sâu về khám, chẩn đoán bệnh nghề nghiệp; thiếu trang thiết bị và máy móc chuyên dụng phục vụ khám phát hiện toàn diện các bệnh nghề nghiệp. Hiện nay, các phòng khám bệnh nghề nghiệp đang triển khai thực hiện việc công bố đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định 109/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
Cho đến nay chưa có cơ sở dữ liệu quốc gia về bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động được khám và điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Hằng năm công tác tuyên truyền, phổ biến về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khoẻ người lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp được tổ chức thực hiện bằng nhiều hình thức, bao gồm: tổ chức các hội thảo, tập huấn hướng dẫn triển khai thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho y tế các tuyến và cơ sở lao động; xây dựng, in ấn và phát hành các ấn phẩm thông tin tuyên truyền (tờ rơi, sách, báo, bản tin, panô, ap-phich), các số báo chuyên đề về phòng chống bệnh nghề nghiệp; Tăng cường tuyên truyền hưởng ứng tuần lễ quốc gia về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ hàng năm (từ năm 2017 là tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động). Tuy nhiên, kinh phí dành cho công tác này còn hạn chế, các hoạt động phải lồng ghép triển khai do đó hiệu quả đạt được chưa cao.
5. Hoạt động thanh tra, kiểm tra
Hằng năm, Bộ Y tế đã tổ chức và chỉ đạo các địa phương tổ chức thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra tại các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế về công tác an toàn, vệ sinh lao động chăm sóc sức khỏe và phòng chống bệnh nghề nghiệp đối với nhân viên y tế; Chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khoẻ người lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, bao gồm các cơ sở có sử dụng amiăng. Tuy nhiên do không có chức năng thanh tra về vệ sinh lao động nên ngành y tế không chủ động trong công tác thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở lao động. Bên cạnh đó, các chế tài xử phạt vi phạm hành chính về vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao động, bảo đảm sức khoẻ cho người lao động còn thiếu; một số chế tài có mức xử phạt thấp hơn nhiều so với mức xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực môi trường do đó chưa đủ sức răn đe.
6. Hoạt động đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động cho nhân viên y tế
Theo số liệu Niên giám thống kê năm 2013, tổng số nhân viên y tế của cả nước là 424.237 người, trong đó số bác sỹ là: 68.466 người, dược sỹ: 19.083 người, cử nhân y tế công cộng: 1.501 người, y sỹ: 55.999 người, Điều dưỡng viên: trên 90.000 người, còn lại là số hộ sinh viên, kỹ thuật viên, dược sỹ trung học... Số lao động nữ chiếm tỷ lệ cao (trên 65%); Số nhân viên y tế làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm và nặng nhọc độc hại nguy hiểm chiếm 42,1%.
Thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW, ngày 03/6/2014 Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch số 549/KH-BYT và phổ biến, hướng dẫn tới các đơn vị từ Trung ương tới địa phương. Các đơn vị, địa phương trong toàn ngành đã xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện với 5 nội dung chủ yếu: (1) củng cố, hoàn thiện hệ thống tổ chức thực hiện làm công tác ATVSLĐ; (2) tổ chức khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, quản lý sức khỏe nhân viên y tế; (3) Lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động, tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động; (4) tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho các nhóm đối tượng; (5) tổ chức kiểm định định kỳ đối với máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
Công tác kiểm tra giám sát cho thấy, hầu hết các đơn vị đã nghiêm túc tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động cho nhân viên y tế. Tuy nhiên, các nội dung còn tồn tại tập trung chủ yếu là tổ chức hoạt động của Hội đồng bảo hộ lao động; công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện văn bản pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe và phòng chống bệnh nghề nghiệp; công tác thu gom, phân loại, vận chuyển, lưu giữ, bảo quản chất thải y tế tại các cơ sở y tế; công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động, đặc biệt là người lao động được giao nhiệm vụ vận hành máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;...
Trong giai đoạn 2011-2016, Bộ Y tế đã hợp tác và nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Tổ chức Nhân dân vì y tế, giáo dục và phát triển hải ngoại của Australia (APHEDA) trong việc xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp khu vực phi kết cấu, người lao động trong ngành y tế và lao động có tiếp xúc với amiăng. Năm 2016 Bộ Y tế đã ký biên bản ghi nhớ với Cơ quan An toàn vệ sinh lao động Hàn quốc về kế hoạch hợp tác trong lĩnh vực vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp; phối hợp với Trường Đại học Y tế công cộng Saw Swee Hock, Trường Đại học Quốc gia Singapore và Quỹ Temasek xây dựng Dự án nâng cao năng lực cho cán bộ y tế lao động, triển khai mô hình An toàn vệ sinh lao động toàn diện tại các cơ sở y tế.
Nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động về vệ sinh lao động chưa đầy đủ. Người sử dụng lao động chưa quan tâm đến việc đầu tư cho công tác chăm sóc sức khỏe người lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp. Người lao động còn có tâm lý coi trọng việc làm, hạn chế trong việc tiếp cận quyền lợi được pháp luật bảo hộ về chăm sóc sức khỏe tại nơi làm việc, chưa biết bảo vệ những quyền lợi chính đáng của mình, nhất là lao động tại các cơ sở sản xuất nhỏ, tư nhân.
Các chế tài thanh tra, xử phạt chưa rõ ràng, nhiều nội dung về vệ sinh lao động và chăm sóc sức khỏe người lao động chưa được quy định. Mức xử phạt hành chính đối với các vi phạm về an toàn lao động, vệ sinh lao động quy định tại Luật an toàn, vệ sinh lao động còn thấp hơn nhiều so với kinh phí mà người sử dụng lao động phải bỏ ra để trang bị các phương tiện bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật và cũng thấp hơn nhiều lần so với mức xử phạt vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định tại Luật Bảo vệ môi trường (thấp hơn 2 - 10 lần). Các quy định về xử phạt chưa cụ thể theo từng mức độ tuân thủ của cơ sở lao động, tạo kẽ hở cho người sử dụng lao động đối phó, bất chấp vi phạm và sẵn sàng chi trả khi bị thanh tra, kiểm tra.
Kinh phí hoạt động chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế và yêu cầu công tác. Kinh phí chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động đối với nội dung phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn từ 2011-2015 giảm dần. (Từ năm 2011-2013 kinh phí được cấp mỗi năm từ 12-15 tỷ, năm 2014 được cấp khoảng 8 tỷ; năm 2015 được cấp khoảng 5 tỷ) cho 63 tỉnh/thành phố. Từ năm 2016 cho đến nay, kinh phí hàng năm cho hoạt động y tế lao động khoảng 2 tỷ đồng/năm cho các hoạt động của tuyến trung ương (Cục, Viện, Trường).
KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020
Tăng cường công tác vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe và phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động nói chung và nhân viên y tế nói riêng; Nâng cao năng lực quan trắc môi trường lao động, chẩn đoán, giám định, điều trị và phục hồi chức năng cho người mắc bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.
2. Mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể
2.1. Nhóm chỉ tiêu nâng cao năng lực ngành y tế:
- Tối thiểu 80% tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương có cơ sở đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động theo quy định và 50% tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương có phòng khám bệnh nghề nghiệp đủ điều kiện theo quy định;
- Ít nhất 2000 người làm công tác y tế cơ sở được huấn luyện cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động; Trên 80% người thuộc lực lượng sơ cứu cấp cứu tại nơi làm việc được huấn luyện, cập nhật về sơ cứu, cấp cứu.
- Xây dựng được các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn triển khai Luật an toàn, vệ sinh lao động, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp.
- 100% tỉnh/thành phố xây dựng cơ sở dữ liệu về bệnh nghề nghiệp và môi trường lao động.
2.2. Nhóm chỉ tiêu chuyên môn về y tế lao động và bệnh nghề nghiệp
- Trên 70% doanh nghiệp lớn và 30% doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguy cơ cao về bệnh nghề nghiệp thực hiện quan trắc môi trường lao động.
- 50% người lao động làm việc tại các cơ sở có yếu tố có hại được khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp.
- 100% người lao động bị tai nạn lao động, người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các bệnh liên quan đến nghề nghiệp được sơ cứu, cấp cứu, điều trị và phục hồi chức năng theo quy định;
- Xây dựng được mô hình chăm sóc sức khoẻ cho người lao động trong khu vực phi kết cấu.
2.3. Nhóm chỉ tiêu về thông tin truyền thông
- Trung bình hàng năm, có tối thiểu 50 làng nghề, 200 hợp tác xã có nguy cơ cao mắc bệnh nghề nghiệp được tiếp cận với các thông tin về chăm sóc sức khoẻ người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp;
- Trên 90% người làm công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe người lao động cấp quận, huyện và trong các ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao được truyền thông và tập huấn nâng cao năng lực về vệ sinh lao động và kiểm soát bệnh nghề nghiệp.
2.4. Nhóm chỉ tiêu về an toàn, vệ sinh lao động đối với nhân viên y tế
- 100% số đơn vị, cơ sở lao động trong ngành y tế được lồng ghép các nội dung tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
- 100% người sử dụng lao động, người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động được huấn luyện và cấp Giấy chứng nhận an toàn, vệ sinh lao động; 100% người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được huấn luyện và cấp thẻ an toàn lao động; 100% người lao động được huấn luyện và cấp Giấy chứng nhận an toàn, vệ sinh lao động.
- 100% đơn vị, cơ sở lao động trong ngành y tế thực hiện: Lập Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động; quan trắc môi trường lao động định kỳ hàng năm; khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc; khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và lập hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động.
- 100% người lao động được trang bị các phương tiện phòng hộ cá nhân, phương tiện cấp cứu, cứu hộ cần thiết để phòng ngừa, đối phó, ứng cứu sự cố và tai nạn lao động trong quá trình làm việc.
II. Thời gian và phạm vi thực hiện
1. Thời gian thực hiện: Đến năm 2020.
2. Phạm vi thực hiện:
- 63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế;
- Các đơn vị trực thuộc Sở Y tế tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
- Trung tâm Y tế các Bộ/ngành.
Kế hoạch Chăm sóc sức khoẻ người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp đến năm 2020 của ngành y tế tập trung vào các nội dung sau:
1. Nhóm hoạt động nâng cao năng lực quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động.
1.1. Rà soát, sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp;
1.2. Xây dựng tài liệu, tổ chức tập huấn hướng dẫn cho cơ sở y tế các tuyến, cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động, sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc; chứng chỉ đào tạo về bệnh nghề nghiệp; chứng chỉ quan trắc môi trường lao động; xây dựng hướng dẫn nâng cao sức khoẻ, dinh dưỡng tại nơi làm việc;
1.3. Cung cấp, bổ sung trang thiết bị và xây dựng phần mềm hỗ trợ báo cáo y tế lao động phù hợp theo từng tuyến từ cơ sở đến tuyến trung ương;
1.4. Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động được khám và điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tăng cường sử dụng số liệu y tế lao động trong việc lập kế hoạch, đánh giá các giải pháp phòng chống bệnh nghề nghiệp.
1.5. Nghiên cứu đánh giá thực trạng một số bệnh nghề nghiệp phổ biến và xây dựng mô hình kiểm soát bệnh nghề nghiệp thí điểm ở một số ngành, nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong đó bao gồm các cơ sở có sử dụng amiăng, sử dụng hóa chất; cơ sở lao động lắp ráp điện, điện tử; cơ sở sử dụng lao động nữ, lao động trẻ, lao động cao tuổi;
1.6. Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khoẻ người lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở cung cấp dịch vụ quan trắc môi trường lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động; công tác ghi nhận và báo cáo số liệu y tế lao động, tai nạn lao động;
2.1. Rà soát sửa đổi, bổ sung các chương trình, tài liệu đào tạo quan trắc môi trường lao động, huấn luyện y tế lao động, bệnh nghề nghiệp;
2.2. Hỗ trợ cung cấp, nâng cấp trang thiết bị chuyên ngành thiết yếu cho các đơn vị trong hệ thống và chuyển giao chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ trong công tác chăm sóc sức khỏe người lao động, kiểm soát môi trường lao động và bệnh nghề nghiệp;
2.3. Hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ công tác sơ cứu, cấp cứu cho các tổ chức huấn luyện và các cơ sở y tế về phục hồi chức năng cho người bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp;
2.4. Nghiên cứu phát triển các kỹ thuật chẩn đoán, phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp và các bệnh liên quan đến nghề nghiệp; bổ sung danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội;
2.5. Xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe cho người lao động trong khu vực phi kết cấu;
2.6. Tổ chức các đợt giám sát hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ y tế tuyến tỉnh, tuyến huyện.
3. Nhóm hoạt động truyền thông, giáo dục và tư vấn về vệ sinh lao động.
3.1. Sử dụng đồng bộ các hình thức tuyên truyền, truyền thông đa dạng, linh hoạt trên các phương tiện truyền thông đại chúng, mạng xã hội, sự kiện truyền thông nhằm cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khoẻ người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ sở y tế, cơ sở lao động và cộng đồng xã hội;
3.2. Lồng ghép tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục cho các cơ sở lao động trong Tháng hành động quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động hằng năm; tổ chức triển lãm công tác vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp;
3.3. Xây dựng và biên soạn, in ấn các nội dung truyền thông về chăm sóc sức khoẻ người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp phù hợp cho từng nhóm ngành/nghề và lao động phi kết cấu;
3.4. Tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn kỹ năng truyền thông, giáo dục, kỹ năng tư vấn thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho y tế các tuyến và cơ sở lao động;
3.5. Tuyên truyền, phổ biến kết quả đánh giá việc ghi chép, giám sát số liệu về y tế lao động cho cán bộ lãnh đạo địa phương, các nhà hoạch định chính sách, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ sở y tế, cơ sở lao động và cộng đồng xã hội thông qua nhiều hình thức: hội thảo, phát tài liệu, sách mỏng, tờ rơi, báo chí,v.v...;
3.6. Tổ chức các hội nghị khoa học quốc gia và quốc tế về vệ sinh lao động.
3.7. Duy trì, cập nhật tin tức và các nội dung truyền thông trên Website phòng chống bệnh nghề nghiệp.
4. Nhóm các hoạt động kiểm tra, giám sát
4.1. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khoẻ người lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở lao động đặc biệt các cơ sở có nguy cơ phát sinh nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại và các cơ sở y tế;
4.2. Thực hiện thanh tra, kiểm tra và chỉ đạo theo tuyến từ Trung ương đến địa phương về công tác y tế lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp theo thẩm quyền.
5. Nhóm hoạt động đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động đối với nhân viên y tế.
5.1. Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, giám sát việc chăm sóc sức khỏe cho người lao động và công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ tại các cơ sở y tế;
5.2. Lồng ghép các nội dung đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động đối với nhân viên y tế trong tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện.
5.3. Tổ chức hội thảo, tập huấn phổ biến kiến thức pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho nhân viên y tế; các lớp huấn luyện cấp giấy chứng nhận an toàn, vệ sinh lao động, thẻ an toàn lao động cho người lao động trong ngành y tế;
5.4. Rà soát bổ sung ngành nghề nặng nhọc độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm của ngành y tế;
5.5. Xây dựng và triển khai mô hình an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe toàn diện cho nhân viên y tế tại một số bệnh viện.
Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ các nguồn:
- Chương trình mục tiêu giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016-2020;
- Ngân sách thường xuyên của ngành y tế hàng năm theo phân cấp hiện hành;
- Ngân sách tự chủ của các địa phương;
- Huy động từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài, từ các cơ sở lao động theo quy định của pháp luật (WHO, ILO, APHEDA, KOSHA, Singapore...).
a) Tổ chức xây dựng kế hoạch Chăm sóc sức khoẻ người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp hàng năm của ngành y tế; Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch, tuyên truyền việc thực hiện các quy định của pháp luật về ATVSLĐ;
b) Xây dựng các tài liệu hướng dẫn bao gồm: hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khoẻ người lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp tại cơ sở lao động; hướng dẫn báo cáo công tác y tế lao động cho cơ sở y tế các tuyến và hướng dẫn sơ cứu cấp cứu tại nơi làm việc; hướng dẫn kiểm tra tổ chức công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động, phòng khám bệnh nghề nghiệp.
c) Chỉ đạo nâng cao chất lượng ghi chép, thống kê báo cáo các trường hợp tai nạn lao động được khám và điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp;
d) Thực hiện việc công bố danh sách các tổ chức đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động tuyến trung ương và danh sách phòng khám bệnh nghề nghiệp;
đ) Đầu mối hợp tác quốc tế, huy động kinh phí từ các tổ chức quốc tế WHO, ILO, APHEDA, KOSHA...cho các hoạt động về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khoẻ người lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp tại Việt Nam;
e) Phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng ngân sách hằng năm và gửi Vụ Kế hoạch Tài chính thẩm định theo quy định;
g) Phối hợp với các đơn vị của Bộ, ngành liên quan trong việc tổ chức, triển khai các hoạt động vệ sinh lao động, chăm sóc sức khoẻ người lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp.
2. Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế:
a) Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phục hồi chức năng bệnh nghề nghiệp;
b) Chỉ đạo các Sở Y tế, các bệnh viện trực thuộc Trung ương, các bệnh viện trực thuộc các bộ, ngành nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ, điều trị và phục hồi chức năng cho người bị tai nạn lao động, đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn chăm sóc chấn thương thiết yếu;
c) Kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở y tế được cấp phép thực hiện khám sức khoẻ định kỳ;
d) Phối hợp với Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế triển khai các hoạt động quản lý đối với các phòng khám bệnh nghề nghiệp và chỉ đạo tổng hợp, báo cáo các trường hợp tai nạn lao động khám và điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế:
a) Tổng hợp ngân sách hàng năm và gửi Bộ Tài chính cân đối bố trí ngân sách cho ngành y tế trong Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động theo quy định;
b) Bố trí ngân sách hàng năm cho hoạt động chăm sóc sức khoẻ người lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp trong kinh phí của ngành; Tổ chức thẩm định và trình lãnh đạo Bộ phê duyệt kế hoạch thực hiện;
4. Cục Khoa học, Công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế:
a) Xây dựng kế hoạch, phê duyệt và tổ chức thẩm định các quy chuẩn quốc gia về vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp.
b) Bố trí kinh phí cho nghiên cứu bổ sung các bệnh nghề nghiệp mới vào danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong ngành y tế;
c) Phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo các học viện, trường đại học, cao đẳng y dược trực thuộc Bộ Y tế xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo cho sinh viên về chăm sóc sức khoẻ người lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp;
5. Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng, Bộ Y tế:
a) Phối hợp với Cục Quản lý môi trường y tế xây dựng kế hoạch và tổ chức truyền thông chăm sóc sức khoẻ và phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo giai đoạn và hằng năm.
b) Hướng dẫn, phối hợp với Cục Quản lý môi trường y tế tham mưu cho Lãnh đạo Bộ trong việc: đưa tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện triển khai công tác chăm sóc sức khoẻ và phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động là một tiêu chuẩn trong bình xét thi đua, khen thưởng đối với Thủ tướng, cá nhân, tập thể các đơn vị thuộc Bộ; ban hành tiêu chí thi đua, số lượng khen thưởng cho tập thể, cá nhân ngành y tế trong Tháng hành động quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động.
a) Xây dựng tài liệu, tổ chức đào tạo cấp chứng chỉ quan trắc môi trường lao động, chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động, chứng chỉ đào tạo về bệnh nghề nghiệp;
b) Tổ chức hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật về y tế lao động, vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao động, bệnh nghề nghiệp, sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc, nâng cao sức khoẻ và dinh dưỡng cho người lao động;
c) Tổ chức hoạt động thông tin giáo dục truyền thông, hướng dẫn, giám sát, tập huấn, huấn luyện chuyên môn, kỹ thuật về vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động (bao gồm phòng chống bệnh nghề nghiệp), sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc.
d) Nghiên cứu, đề xuất các bệnh mới, đặc thù thuộc các lĩnh vực, ngành nghề để Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế) xem xét bổ sung vào Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm xã hội;
đ) Phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu đề xuất tiêu chuẩn sức khỏe cho người lao động thuộc các ngành nghề; tiêu chuẩn sức khỏe người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; sửa đổi, bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong ngành y tế;
e) Nghiên cứu phát triển các kỹ thuật chẩn đoán, phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp và các bệnh liên quan đến nghề nghiệp; Xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp;
g) Nghiên cứu xây dựng, đề xuất đề án nâng cấp hệ thống chăm sóc sức khoẻ người lao động và kiểm soát bệnh nghề nghiệp từ tuyến trung ương đến tuyến cơ sở.
8. Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khoẻ lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp đến năm 2020 và kế hoạch hằng năm của địa phương;
b) Tổ chức phối hợp giữa các cơ quan thuộc thẩm quyền quản lý, các tổ chức kinh tế, xã hội tại địa phương để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp;
c) Bố trí kinh phí cho việc thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khoẻ lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp hàng năm tại địa phương.
d) Tổ chức kiểm tra, đánh giá và khen thưởng đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong công tác chăm sóc sức khoẻ lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp trên địa bàn.
9. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt kế hoạch chăm sóc sức khoẻ người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp hàng năm và giai đoạn đến năm 2020 tại địa phương và tổ chức triển khai thực hiện ;
b) Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của: các cơ sở khám bệnh nghề nghiệp đã được cấp phép hoạt động; các tổ chức công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động; cơ sở y tế huấn luyện sơ cứu, cấp cứu thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn;
c) Công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế và gửi báo cáo Bộ Y tế: Các cơ sở khám bệnh nghề nghiệp đã được cấp phép hoạt động; Danh sách các đơn vị công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động;
d) Quản lý danh sách người làm công tác y tế tại cơ sở lao động và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hợp đồng với cơ sở lao động trên địa bàn;
đ) Tổ chức điều tra bệnh nghề nghiệp thuộc phạm vi được giao quản lý;
e) Tổng hợp và báo cáo định kỳ công tác y tế lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp; báo cáo các trường hợp bị tai nạn lao động được điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa đảm trên địa bàn theo quy định.
10. Y tế Bộ/ngành có trách nhiệm:
a) Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch chăm sóc sức khoẻ người lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp hàng năm và đến năm 2020 tại bộ/ngành thuộc phạm vi quản lý;
b) Đề xuất các bệnh mới thuộc các lĩnh vực, ngành nghề để Bộ Y tế xem xét bổ sung vào Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm; Xây dựng và đề xuất Bộ Y tế ban hành tiêu chuẩn sức khỏe người lao động thuộc các lĩnh vực, ngành nghề thuộc phạm vi bộ, ngành, lao động cao tuổi;
c) Tổng hợp và báo cáo định kỳ công tác y tế lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp theo quy định.
BẢNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHI TIẾT THEO THỜI GIAN
TT |
Hoạt động |
Đơn vị thực hiện |
Tiến độ triển khai |
|||
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
|||
Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động |
||||||
1.1 |
Rà soát sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp |
- Cục QLMTYT - Các Viện hệ YTDP |
x |
x |
x |
x |
1.2 |
Xây dựng tài liệu và tổ chức tập huấn hướng dẫn cho cơ sở y tế các tuyến, huấn luyện cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về YTLĐ, BNN, QTMTLĐ |
- Cục QLMTYT - Các Viện hệ YTDP - Sở Y tế các tỉnh/Tp |
x |
x |
x |
x |
1.3 |
Cung cấp, bổ sung trang thiết bị và xây dựng phần mềm hỗ trợ báo cáo và quản lý cơ sở dữ liệu về y tế lao động, bệnh nghề nghiệp |
- Cục QLMTYT - Cục CNTT |
|
x |
x |
x |
1.4 |
Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động được khám và điều trị tại các cơ sở KBCB |
- Cục QLMTYT - Các Viện hệ YTDP - Sở Y tế các tỉnh/Tp - TTYT các bộ/ngành |
|
x |
x |
x |
1.5 |
Nghiên cứu đánh giá thực trạng một số bệnh nghề nghiệp phổ biến |
- Cục QLMTYT; - Các Viện hệ y tế dự phòng; |
|
x |
x |
x |
1.6 |
Kiểm tra, thanh tra đối với việc thực hiện văn bản pháp quy tại các cơ sở cung cấp dịch vụ QTMTLĐ, Khám BNN |
- Cục QLMTYT - Thanh tra Bộ - Các Viện hệ YTDP - Các Vụ, Cục liên quan |
x |
x |
x |
x |
2.1 |
Rà soát sửa đổi, bổ sung các chương trình đào tạo cấp chứng chỉ, chứng nhận về YTLĐ, QTMTLĐ, BNN |
- Cục QLMTYT - Các Viện hệ YTDP |
x |
x |
x |
x |
2.2 |
Hỗ trợ cung cấp, nâng cấp trang thiết bị chuyên ngành thiết yếu cho các đơn vị trong hệ thống và chuyển giao chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ |
- Cục QLMTYT - Các Viện hệ YTDP - Các Vụ, Cục, đơn vị liên quan |
x |
x |
x |
x |
2.3 |
Hỗ trợ chuyên môn nghiệp vụ về sơ cứu, cấp cứu cho các tổ chức huấn luyện và các cơ sở y tế về phục hồi chức năng cho người bị TNLĐ và BNN |
- Cục QLMTYT - Các Vụ, Cục, đơn vị liên quan - Sở Y tế các tỉnh/Tp - Các bệnh viện TW và địa phương |
|
x |
x |
x |
2.4 |
Xây dựng mô hình kiểm soát bệnh nghề nghiệp thí điểm ở một số ngành nghề công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; mô hình chăm sóc sức khỏe người lao động khu vực phi kết cấu |
- Cục QLMTYT; - Các Viện hệ YTDP - Sở Y tế các tỉnh/tp |
|
x |
x |
x |
2.5 |
Nghiên cứu phát triển các kỹ thuật chẩn đoán, phát hiện sớm BNN và bệnh liên quan đến nghề nghiệp; đề xuất các BNN mới bổ sung vào danh mục BNN được bảo hiểm xã hội. |
-Viện SKNN&MT; - Viện YTCC TP. HCM |
|
x |
x |
x |
2.6 |
Giám sát, hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ cho tuyến tỉnh, huyện |
- Cục QLMTYT - Sở Y tế các tỉnh/tp |
x |
x |
x |
x |
2.7 |
In ấn các tài liệu chuyên môn về y tế lao động |
Cục QLMTYT |
x |
x |
x |
x |
Hoạt động truyền thông, giáo dục và tư vấn về vệ sinh lao động |
||||||
3.1 |
Truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về chăm sóc sức khỏe và PCBNN |
Cục QLMTYT Vụ Truyền thông và TĐKT Sở Y tế các tỉnh/tp |
x |
x |
x |
x |
3.2 |
Lồng ghép tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục cho các cơ sở lao động trong Tháng hành động quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động; Tổ chức triển lãm công tác VSLĐ BNN |
- Cục QLMTYT - Vụ Truyền thông và TĐKT - Sở Y tế các tỉnh/tp |
x |
x |
x |
x |
3.3 |
Xây dựng và in ấn tài liệu truyền thông về VSLĐ, PCBNN phù hợp cho từng nhóm ngành/ nghề và lao động phi kết cấu |
- Cục QLMTYT - Sở Y tế các tỉnh/tp - TTYT các bộ/ngành |
|
x |
x |
x |
3.4 |
Tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn kỹ năng truyền thông, giáo dục, kỹ năng tư vấn thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp |
- Cục QLMTYT - Các Viện hệ YTDP - Sở Y tế các tỉnh/Tp - TTYT các bộ/ngành |
x |
x |
x |
x |
3.5 |
Tổ chức hội nghị khoa học quốc gia, quốc tế về vệ sinh lao động |
- Cục QLMTYT; - Các Viện hệ y tế dự phòng; - Các trường ĐH y dược |
|
x |
x |
x |
3.6 |
Duy trì, cập nhật tin tức trên Website phòng chống bệnh nghề nghiệp |
Phòng CNTT, Văn phòng Bộ |
x |
x |
x |
x |
4.1 |
Tổ chức kiểm tra về vệ sinh lao động tại các cơ sở lao động đặc biệt các cơ sở có nguy cơ phát sinh nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại |
- Cục QLMTYT - Các Viện hệ YTDP - Sở Y tế các tỉnh/Tp - TTYT các bộ/ngành |
x |
x |
x |
x |
4.2 |
Thực hiện thanh tra, kiểm tra và chỉ đạo theo tuyến từ Trung ương đến địa phương về công tác y tế lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp theo thẩm quyền |
- Cục QLMTYT - Các Viện hệ YTDP - Sở Y tế các tỉnh/Tp - TTYT các bộ/ngành |
x |
x |
x |
x |
Hoạt động đảm bảo công tác an toàn vệ sinh lao động cho nhân viên y tế |
||||||
5.1 |
Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, giám sát việc chăm sóc sức khỏe cho người lao động và công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ tại các cơ sở y tế trực thuộc Bộ Y tế. |
- Cục QLMTYT - Các Viện hệ YTDP |
x |
x |
x |
x |
5.2 |
Lồng ghép các nội dung đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động đối với nhân viên y tế trong tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện |
- Cục QLMTYT - Cục QLKCB - Các Bệnh viện TƯ và địa phương |
x |
x |
x |
x |
5.3 |
Tổ chức hội thảo, tập huấn phổ biến kiến thức pháp luật về ATVSLĐ, phòng chống BNN cho nhân viên y tế |
- Cục QLMTYT - Các Viện hệ YTDP - Sở Y tế các tỉnh/Tp |
x |
x |
x |
x |
5.4 |
Huấn luyện cấp giấy chứng nhận an toàn, vệ sinh lao động, thẻ an loàn lao động cho người lao động trong ngành y tế |
- Cục QLMTYT - Các Viện hệ YTDP - Sở Y tế các tỉnh/Tp - Các Bệnh viện TƯ và địa phương |
x |
x |
x |
x |
5.5 |
Rà soát bổ sung ngành nghề nặng nhọc độc hại nguy hiểm của ngành y tế hiện nay |
- Cục QLMTYT - Các Viện hệ YTDP |
|
x |
x |
x |
5.6 |
Xây dựng và triển khai mô hình an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe toàn diện cho nhân viên y tế (thí điểm tại 10-15 bệnh viện) |
- Cục QLMTYT - Các Bệnh viện TƯ và địa phương |
x |
x |
x |
x |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.