BỘ Y TẾ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5866/QĐ-BYT |
Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2018 |
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật phòng, chống vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 29/6/2006;
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số 608/QĐ-TTg ngày 25/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục; Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Y tê; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG TRƯỚC PHƠI NHIỄM HIV BẰNG THUỐC KHÁNG HIV (PrEP) GIAI
ĐOẠN 2018 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5866/QĐ-BYT ngày 28 tháng 9 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Tính đến tháng 6/2018, toàn quốc có trên 209.000 người nhiễm HIV đang còn sống. Tỷ lệ nhiễm HIV trong hầu hết các nhóm có hành vi nguy cơ cao như người nghiện chích ma túy, phụ nữ mại dâm có xu hướng giảm nhanh. Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) và cộng đồng người chuyển giới có xu hướng tăng lên (9-11% năm 2017, 7,36% năm 2016) tại một số tỉnh/thành phố, đặc biệt tại các khu vực đô thị. Vì vậy, bên cạnh các can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV truyền thống như cung cấp và hướng dẫn sử dụng bao cao su, chất bôi trơn, bơm kim tiêm cần có những lựa chọn can thiệp khác cho nhóm đối tượng này.
Tại Việt Nam, năm 2017, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm đã được triển khai thí điểm tại 02 thành phố là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Sau 1 năm triển khai, đã có 1.700 người tham gia sử dụng dịch vụ tại 10 cơ sở y tế bao gồm các cơ sở y tế tư nhân và các cơ sở y tế công lập (tại TP. Hồ Chí Minh: 04 cơ sở y tế tư nhân và 04 cơ sở y tế công lập, Tại Hà Nội: 01 cơ sở y tế công và 01 cơ sở y tế tư nhân). Đối tượng khách hàng sử dụng dự phòng trước phơi nhiễm bao gồm nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới, bạn tình của người nhiễm HIV chưa điều trị thuốc ARV hoặc điều trị thuốc ARV nhưng tải lượng HIV trên 200 bản sao/ml, người chuyển giới nữ. Kết quả thí điểm cho thấy Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm là khả thi và được chấp nhận như là một biện pháp dự phòng trong các quần thể nguy cơ cao.
Trên thế giới, các bằng chứng khoa học trên thế giới đã chứng minh việc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) cho quần thể nguy cơ cao bằng thuốc kháng HIV (ARV) có thể dự phòng lây nhiễm HIV. Việc tuân thủ uống thuốc ARV hàng ngày có thể giảm nguy cơ lây nhiễm HIV lên tới trên 90%. Thực tế cho thấy chưa có trường hợp MSM nào bị nhiễm HIV trong khi đang sử dụng PrEP. Việc lây nhiễm HIV chỉ thường xảy ra khi nhóm MSM ngưng sử dụng PrEP hoặc sử dụng không liên tục theo hướng dẫn. Vì những lợi ích trên, Tổ chức Y tế Thế giới năm 2017 đã khuyến cáo các quốc gia cần triển khai dự phòng nhiễm HIV cho quần thể nguy cơ cao nhiễm HIV như nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới, chuyển giới, bạn tình âm tính của người nhiễm HIV chưa điều trị ARV ...
Ngày 12/02/2018, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 1340/QĐ-BYT phê duyệt Kế hoạch triển khai Dự án Phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2016-2020 (sau đây gọi là Quyết định số 1340/QĐ-BYT). Theo đó, dự phòng trước phơi nhiễm với HIV cho các đối tượng nguy cơ cao (PrEP) được xác định là một can thiệp dự phòng nhiễm HIV cần được triển khai tại Việt Nam. Ngày 01/12/2017, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 5418/QĐ-BYT hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS (sau đây gọi là Quyết định số 5418/QĐ-BYT). Phác đồ thuốc ARV để điều trị dự phòng trước phơi nhiễm cho quần thể nguy cơ nhiễm HIV quy định tại Quyết định số 5418/QĐ-BYT bao gồm thuốc tenofovir (TDF) và emtricitabine (FTC).
Thuốc ARV sử dụng để điều trị dự phòng trước phơi nhiễm hiện đã được Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành tại Việt Nam, đồng thời cùng được PEPFAR hỗ trợ trong năm 2019, 2020.
Vì những lý do trên và thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế tại Quyết định số 1340/QĐ-BYT về việc triển khai Kế hoạch Phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2018 - 2020, Cục Phòng, chống HIV xây dựng Kế hoạch triển khai dự phòng trước phơi nhiễm cho quần thể nguy cơ cao nhiễm HIV giai đoạn 2018 - 2020.
- Quyết định số 1340/QĐ-BYT về việc triển khai Kế hoạch Phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2018 - 2020.
- Quyết định số 5418/QĐ-BYT ban hành ngày 01/12/2017 về Hướng dẫn Điều trị và Chăm sóc HIV/AIDS
III. KẾ HOẠCH THÍ ĐIỂM ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG TRƯỚC PHƠI NHIỄM BẰNG THUỐC ARV
Góp phần khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,3% vào năm 2020, giảm tỷ lệ nhiễm HIV trong quần thể nguy cơ cao nhiễm HIV.
2.1. Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng thuốc ARV cho ít nhất 5.600 người có hành vi nguy cơ cao nhiễm HIV vào năm 2019.
2.2. Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng thuốc ARV cho ít nhất 7.300 người có hành vi nguy cơ cao nhiễm HIV vào năm 2020.
- Năm 2018: Tiếp tục duy trì các cơ sở triển khai PrEP tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, triển khai công tác chuẩn bị để cung cấp PrEP trong năm 2019 (lựa chọn địa điểm, mua thuốc ARV, xây dựng các hướng dẫn, triển khai hoạt động truyền thông, tập huấn cán bộ....).
- Năm 2019 - 2020:
+) 2019: triển khai tại 11 tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, và Bình Dương.
+) 2020: Tiếp tục duy trì PrEP tại 11 tỉnh/thành phố trên đồng thời căn cứ theo tình hình dịch HIV thực tế, Cục Phòng, chống HIV/AIDS thống nhất với các tỉnh/thành phố quyết định địa bàn triển khai PrEP.
4. Gói dịch vụ PrEP và mô hình triển khai
4.1. Gói dịch vụ PrEP
Gói dịch vụ triển khai điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV PrEP, bao gồm:
- Tư vấn, xét nghiệm HIV cho đối tượng nguy cơ;
- Điều trị dự phòng phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV (PrEP);
- Hỗ trợ duy trì tuân thủ điều trị PrEP;
- Sàng lọc và điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục;
- Sàng lọc tình trạng viêm gan B, C;
- Hỗ trợ tiếp cận với các dịch vụ liên quan khác (kế hoạch hóa gia đình, tiêm phòng viêm gan B, điều trị viêm gan C....)
4.2. Mô hình triển khai
Lồng ghép điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV (PrEP) với các cơ sở y tế sẵn có như sau:
- Cơ sở điều trị thuốc ARV cho người nhiễm HIV;
- Cơ sở khám và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs);
- Cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone.
*Tiêu chí lựa chọn cơ sở y tế cung cấp dịch vụ điều trị PrEP:
- Tại các tỉnh/thành phố được lựa chọn triển khai PrEP;
- Có điều trị thuốc ARV cho người nhiễm HIV;
- Có đủ nhân viên y tế để cung cấp dịch vụ PrEP.
- Có kết nối với mạng lưới của các đối tượng sẽ sử dụng PrEP và tiếp cận với đối tượng có nguy cơ lây nhiễm HIV cao;
- Có khả năng cung cấp các dịch vụ liên quan đến HIV/AIDS bao gồm tư vấn xét nghiệm sàng lọc HIV, điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục, điều trị ARV.
Dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm sẽ được cung cấp thông qua các đơn vị y tế công và y tế tư nhân phối hợp với các tổ chức cộng đồng. Số lượng và đơn vị tham gia chương trình sẽ được quyết định thông qua khảo sát nhu cầu và khả năng đáp ứng ở mỗi địa phương, cũng như nguồn ngân sách huy động tư các nhà tài trợ.
5. Tiêu chuẩn tham gia điều trị
5.1. Đối tượng tham gia
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, tất cả những người có nguy cơ cao nhiễm HIV có kết quả xét nghiệm HIV âm tính cần được tham gia điều trị dự phòng trước phơi nhiễm. Tại Việt Nam, đối tượng ưu tiên được tiếp cận dịch vụ (PrEP) cụ thể như sau:
- Người nam có quan hệ tình dục đồng giới;
- Người chuyển giới nữ;
- Bạn tình của người nhiễm HIV chưa điều trị ARV hoặc điều trị ARV và có tải lượng HIV trên 200 bản sao/ml;
- Người bán dâm;
- Người tiêm chích ma túy.
5.2. Tiếp nhận người bệnh tham gia điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV áp dụng theo quy định tại Quyết định số 5418/QĐ-BYT .
5.3. Quy trình cung cấp dịch vụ
* Nguồn cung cấp đối tượng sử dụng PrEP:
- Do nhóm tiếp cận cộng đồng giới thiệu.
- Tự đến do biết qua thông tin từ các kênh truyền thông
- Bạn tình của người nhiễm HIV đang điều trị tại các cơ sở điều trị HIV
- Người đang điều trị tại các cơ sở điều trị thay thế bằng Methadone
- Người đang điều trị tại các cơ sở điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục.
* Quy trình cung cấp dịch vụ
Nhóm tiếp cận cộng đồng tiếp cận với quần thể đích, tư vấn xét nghiệm HIV. Trường hợp xét nghiệm HIV dương tính, tư vấn cung cấp dịch vụ PrEP. Nếu các đối tượng đồng ý, nhóm tiếp cận cộng đồng sẽ chuyển các trường hợp này đến cơ sở cung cấp dịch vụ PrEP.
Nhân viên y tế tại các cơ sở điều trị HIV/AIDS tư vấn bạn tình cho người bệnh HIV và đề nghị bạn tình đi xét nghiệm HIV. Trường hợp kết quả xét nghiệm HIV dương tính, đưa vào điều trị thuốc ARV. Trường hợp xét nghiệm HIV âm tính, tùy thuộc vào tình trạng tải lượng HIV của người nhiễm và các hành vi nguy cơ có thể có của bạn tình người nhiễm, nhân viên y tế tư vấn về cung cấp dịch vụ PrEP. Nếu đối tượng đồng ý, tiến hành cung cấp dịch vụ PrEP.
Nhân viên y tế tại các cơ sở y tế điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục, điều trị thay thế, điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV: Tư vấn về hành vi nguy cơ cao nhiễm HIV, xét nghiệm HIV. Nếu xét nghiệm HIV âm tính và đối tượng có nguy cơ cao lây truyền HIV, tư vấn cung cấp dịch vụ PrEP. Nếu xét nghiệm HIV dương tính, tư vấn chuyển đối tượng đến điều trị thuốc ARV.
6.1. Truyền thông và quảng báo dịch vụ (PrEP)
Các hoạt động truyền thông và quảng bá về dịch vụ PrEP bao gồm:
- Xây dựng bộ thông điệp truyền thông về PrEP;
- Sản xuất và phát sóng các chương trình truyền thông và quảng bá dịch vụ PrEP trên các phương tiện thông tin đại chúng trung ương và nhân bản các sản phẩm để phát trên Đài PTHT 11 tỉnh, thành phố triển khai PrEP;
- Tập huấn nâng cao năng lực cho các phóng viên báo chí viết về HIV/AIDS và PrEP;
- Phát triển các tài liệu và công cụ về PrEP để hỗ trợ các cơ sở cung cấp dịch vụ thực hiện truyền thông và tư vấn cho nhóm đích;
- Xây dựng các thông điệp về PrEP và quảng bá dịch vụ PrEP trên nền tảng công nghệ thông tin cho nhóm đích;
- Hỗ trợ kỹ thuật cho CBOs một số tỉnh sử dụng mạng xã hội để quảng bá PrEP tới nhóm đích;
- Phổ biến ứng dụng iPrEP hỗ trợ khách hàng tuân thủ điều trị PrEP.
6.2. Xây dựng các hướng dẫn chuyên môn cung cấp dịch vụ PrEP
- Xây dựng Hướng dẫn triển khai PrEP;
- Quy trình sàng lọc đối tượng đích, tư vấn XN HIV cho nhóm quần thể nguy cơ;
- Các quy trình cung cấp dịch vụ tại các cơ sở cung cấp dịch vụ, kết nối giữa cơ sở điều trị đối với các nhóm dựa vào cộng đồng;
- Quy trình dự trù, tiếp nhận, bảo quản và cấp phát thuốc cho người bệnh;
- Quy trình quản lý các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) ở người bệnh điều trị PrEP;
- Quy trình tư vấn hỗ trợ tuân thủ điều trị;
- Quy trình xử trí các bất thường khi sử dụng dịch vụ PrEP;
- Các chỉ số theo dõi và Hướng dẫn theo dõi, giám sát triển khai PrEP;
- Tài liệu tập huấn triển khai PrEP
- Xây dựng các tiêu chí lựa chọn cơ sở y tế cung cấp dịch vụ điều trị PrEP.
6.3. Khảo sát lựa chọn cơ sở cung cấp dịch vụ
Căn cứ theo tiêu chí lựa chọn cơ sở cung cấp dịch vụ điều trị PrEP và tình hình dịch HIV tại từng tỉnh/thành phố, cơ quan đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh/thành phố phối hợp với các đối tác của PEPFAR và Dự án Quỹ Toàn cầu lựa chọn các cơ sở đủ điều kiện tham gia cung cấp dịch vụ PrEP;
6.4. Tập huấn
6.4.1. Tổ chức các lớp tập huấn cơ bản cho đội ngũ y bác sỹ, dược sỹ, nhân viên tư vấn về điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV (PrEP).
- Nội dung: cung cấp kiến thức cơ bản về điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV (PrEP).
- Đối tượng: cán bộ tham gia công tác điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV (PrEP) tại các sở sở y tế, nhóm cộng đồng tiếp cận với các đối tượng nhận dịch vụ PrEP và cán bộ quản lý về PrEP tại cơ quan đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS các tỉnh/thành phố.
6.4.2. Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao cho đội ngũ y bác sỹ, dược sỹ, nhân viên tư vấn về điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV (PrEP).
- Nội dung: sau 01 năm mở rộng PrEP, các nội dung chuyên môn về điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV (PrEP) sẽ được rà soát, thống nhất, bổ sung thêm kiến thức nếu cần để xây dựng một chương trình tập huấn nâng cao cho cán bộ và nhóm cộng đồng liên quan.
- Đối tượng: cán bộ tham gia công tác điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV (PrEP) tại các sở sở y tế, nhóm cộng đồng tiếp cận với các đối tượng nhận dịch vụ PrEP và cán bộ quản lý về PrEP tại cơ quan đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS các tỉnh/thành phố.
Cục phòng, chống HIV/AIDS phối hợp với Sở Y tế, cơ quan đầu mối phòng, chống HIV/AIDS các tỉnh/thành phố và các chương trình dự án triển khai tập huấn.
6.5. Hỗ trợ kỹ thuật
Tổ chức các đoàn giám sát hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp tại các cơ sở điều trị:
- Trong năm đầu triển khai: thành lập đoàn chuyên gia tuyến Trung ương (gồm các chuyên gia trong nước và quốc tế) xuống từng cơ sở điều trị để hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật;
- Từ năm thứ hai: thiết lập mạng lưới chuyên gia tuyến trung ương và tuyến tỉnh để chịu trách nhiệm hỗ trợ kỹ thuật các tuyến.
6.6. Hoạt động chuyên môn
- Quy trình khám, sàng lọc đối tượng và điều trị PrEP thực hiện theo “Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS” được ban hành tại Quyết định số 5418/QĐ-BYT ngày 01/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế (sau đây gọi tắt là Quyết định số 5418/QĐ-BYT), hướng dẫn cung cấp dịch vụ PrEp và các quy trình chuyên môn do Cục Phòng, chống HIV/AIDS ban hành.
- Quy trình kê đơn, dự trù, bảo quản, phân phối, cấp phát và báo cáo tình hình sử dụng thuốc ARV thực hiện theo các quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ Y tế.
IV. Cung ứng thuốc ARV và sinh phẩm xét nghiệm HIV
Nhu cầu sử dụng dịch vụ PrEP được ước tính dựa trên số liệu ước tính quần thể nguy cơ nhiễm HIV tại các tỉnh/thành phố, tập trung tại các khu vực đô thị, du lịch. Nhu cầu thực sự có thể điều chỉnh căn cứ vào tình hình dịch HIV tại các tỉnh/thành phố.
Ước tính nhu cầu sử dụng PrEP trong các năm 2019, 2020 được trình bày trong Bảng 1.
Bảng 1. Dự kiến số lượng người sử dụng dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng thuốc ARV, giai đoạn 2019 - 2020
TT |
Tỉnh/ thành phố |
Năm 2019 |
Năm 2020 |
1 |
TP Hồ Chí Minh |
3180 |
3400 |
2 |
Bà rịa - Vũng Tàu |
80 |
200 |
3 |
Long An |
80 |
200 |
4 |
Bình Dương |
80 |
150 |
5 |
Đồng Nai |
120 |
200 |
6 |
Tây Ninh |
15 |
100 |
7 |
Tiền Giang |
15 |
50 |
8 |
Hà Nội |
1790 |
2500 |
9 |
Thái Nguyên |
80 |
200 |
10 |
Quảng Ninh |
80 |
100 |
11 |
Hải Phòng |
80 |
200 |
Tổng cộng |
5.600 |
7.300 |
Số lượng người sử dụng PrEP thực tế tại từng tỉnh được điều chỉnh tùy theo nhu cầu thực tế
1. Nhu cầu thuốc ARV và sinh phẩm xét nghiệm HIV giai đoạn 2018-2020
Dự kiến nhu cầu thuốc ARV để thực hiện kế hoạch điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV thuốc ARV giai đoạn 2018-2020 cụ thể theo bảng 1 và 2.
Bảng 2. Dự kiến số lượng thuốc ARV sử dụng giai đoạn 2018-2020
TT |
Tên thuốc |
Số lượng |
|||
2018 |
2019 |
2020 |
Tổng cộng |
||
1 |
Tenofovir + Emtricitabine 300/200 mg |
Tự chi trả |
51.000 hộp |
67.000 hộp |
118.000 hộp |
Số lượng thuốc trên dự kiến sẽ cấp miễn phí để điều trị cho 5.600 người sử dụng dịch vụ PrEP vào năm 2019 và 7.300 người vào năm 2020. Kế hoạch thuốc này được phân bổ từ nguồn tài trợ của Chương trình PEPFAR năm 2018. Các tỉnh/thành phố cung cấp dịch vụ PrEP nhận nguồn thuốc ARV trên dự kiến bao gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương. Số lượng thuốc phân phối cho từng tỉnh sẽ được Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Dự án GHSC-PSM điều phối trên cơ sở nhu cầu sử dụng thuốc cho PrEP tại các tỉnh, thành phố.
Trường hợp số người sử dụng PrEP vượt quá kế hoạch trên hoặc ngoài các tỉnh do Dự án hỗ trợ, người sử dụng dịch vụ thuốc ARV để dự phòng trước phơi nhiễm PrEP sẽ tự chi trả.
Bảng 3. Dự kiến số lượng sinh phẩm xét nghiệm HIV
TT |
Tên sinh phẩm |
Số lượng |
|||
2018 |
2019 |
2020 |
Tổng cộng |
||
|
Sinh phẩm XN HIV |
Tự chi trả |
6.720 test |
8.780 test |
15.500 test |
2. Nguồn cung ứng thuốc ARV và sinh phẩm xét nghiệm HIV
- Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS, Chương trình PEPFAR
- Kinh phí hợp pháp khác.
- Xã hội hóa
1. Tổng kinh phí dự kiến: tổng kinh phí cho toàn bộ chương trình điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV thuốc ARV giai đoạn 2018-2020 dự kiến 13,74 tỷ đồng (bằng chữ: mười ba tỷ bảy trăm bốn mươi triệu đồng chẵn). Chi tiết ngân sách hoạt động điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV thuốc ARV giai đoạn 2018-2020 tại bảng 3.
Bảng 4. Dự kiến kinh phí điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) giai đoạn 2018-2020 (Đơn vị tính: triệu đồng)
TT |
Nội dung |
Thời gian |
|||
2018 |
2019 |
2020 |
Tổng kinh phí |
||
1 |
Kinh phí cho thuốc ARV |
|
|
|
8.280 |
2 |
Kinh phí sinh phẩm XN HIV |
|
160 |
200 |
360 |
3 |
Kinh phí cho tập huấn |
|
1.600 |
1.500 |
3.100 |
4 |
Kinh phí cho kiểm tra, giám sát, đánh giá |
|
1.000 |
1.000 |
2.000 |
Tổng cộng |
|
|
|
13.740 |
- Kinh phí mua sắm trang thiết bị và vận hành cơ sở điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV thuốc ARV giai đoạn 2018-2020 do địa phương bố trí.
- Kinh phí mua thuốc và đào tạo nguồn nhân lực do các chương trình dự án hỗ trợ.
2. Kinh phí huy động
- Huy động từ địa phương: kinh phí vận hành cơ sở và trả lương cho cán bộ công tác tại cơ sở.
- Huy động từ các nguồn tài trợ, các tổ chức quốc tế, chương trình, dự án: Kinh phí chi phí trong năm 2019, 2020 dự kiến cho chi mua thuốc ARV, sinh phẩm xét nghiệm, tập huấn và theo dõi, giám sát và đánh giá chương trình. Dự kiến là 13,7 tỷ đồng từ các dự án Quỹ Toàn cầu, Tổ chức Y tế thế giới và các đối tác của PEPFAR, trong đó:
+) Nguồn PEPFAR thông qua tổ chức PSM (cho thuốc ARV): 8,28 tỷ đồng
+) Nguồn PEPFAR thông qua tổ chức PATH, Dự án VAAC - US.CDC và Dự án SHIFT (sinh phẩm xét nghiệm HIV, tập huấn, giám sát và đánh giá): 3,96 tỷ đồng.
+ Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS (tập huấn): 1 tỷ đồng.
+) Tổ chức Y tế thế giới (tập huấn): 0,5 tỷ đồng
1. Cục Phòng, chống HIV/AIDS
- Xây dựng văn bản hướng dẫn và tài liệu tập huấn triển khai điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV cho nhóm đối tượng nguy cơ cao.
- Hướng dẫn các tỉnh/thành phố lựa chọn địa bàn triển khai căn cứ vào tình hình dịch HIV thực tế và tổ chức thực hiện PrEP tại các địa bàn triển khai.
- Theo dõi, giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV.
2. Sở Y tế
- Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Kiểm tra, giám sát triển khai cung cấp dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV.
3. Đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS các tỉnh/thành phố:
- Phối hợp với Cục PC HIV/AIDS và các đối tác triển khai tập huấn PrEP. Hỗ trợ các đơn vị cung cấp dịch vụ xây dựng quy trình cung cấp dịch vụ PrEP phù hợp với địa bàn triển khai.
- Hỗ trợ các đơn vị cung cấp dịch vụ PrEP trong việc dự trù, tiếp cận với thuốc ARV điều trị PrEP.
- Theo dõi, giám sát và báo cáo tiến độ triển khai PrEP với Sở Y tế và Cục PC HIV/AIDS.
4. Các cơ sở cung cấp dịch vụ PrEP:
- Cung cấp dịch vụ PrEP.
- Báo cáo việc thực hiện PrEP cho các đơn vị theo quy định.
5. Các dự án quốc tế và các tổ chức dựa vào cộng đồng
- Phối hợp, hỗ trợ Cục Phòng, chống HIV/AIDS và đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tại các địa bàn triển khai xây dựng kế hoạch triển khai điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV tại cộng đồng và các cơ sở điều trị HIV/AIDS
- Phối hợp tổ chức triển khai điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV tại cộng đồng các cơ sở điều trị HIV/AIDS theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Phối hợp với cơ quan đầu mối phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh, thành phố xây dựng cơ chế phối hợp để truyền thông và tổ chức triển khai điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV cho nhóm đối tượng có nguy cơ cao./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.