ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 582/QĐ-UBND |
Sơn La, ngày 16 tháng 3 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật An toàn thực phẩm năm 2010; Nghị quyết số 43/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội khóa XIV về việc đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2016 - 2020; Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm; Công văn số 278/TTg-KGVX ngày 28/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết số 43/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về an toàn thực phẩm;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 37/TTr-SYT ngày 05/3/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân công, phân cấp và phối hợp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
PHÂN
CÔNG, PHÂN CẤP VÀ PHỐI HỢP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
SƠN LA
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 582/QĐ-UBND ngày 16 tháng 3 năm 2018 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Sơn La)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, Đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định chi tiết Điều 40 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm. Cụ thể như sau: Phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; Công tác phối hợp giữa các Sở, ngành có liên quan trong công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; Công tác thanh tra, kiểm tra, xác minh, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm; Cơ quan chuyên môn thực hiện các nhiệm vụ tổ chức tiếp nhận và quản lý hồ sơ, cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, Giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm và tổ chức tiếp nhận bản tự công bố sản phẩm, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo phân công, phân cấp.
2. Đối tượng áp dụng: Các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm, xuất nhập khẩu thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống và các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Trong Quy định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health Supplement, Dietary Supplement) là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa một hoặc nhiều chất hoặc hỗn hợp các chất sau:
a) Vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzyme, probiotic và chất có hoạt tính sinh học khác;
b) Chất có nguồn gốc tự nhiên, bao gồm động vật, khoáng vật và thực vật dưới dạng chiết xuất, phân lập, cô đặc và chuyển hóa;
c) Các nguồn tổng hợp của những thành phần đề cập tại điểm a và điểm b nêu trên.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe được trình bày ở dạng chế biến như viên nang, viên hoàn, viên nén, chế phẩm dạng cốm, bột, lỏng và các dạng bào chế khác và được phân liều (để sử dụng) thành các đơn vị liều nhỏ.
2. Thực phẩm dinh dưỡng y học còn gọi là thực phẩm dinh dưỡng dùng cho mục đích y tế đặc biệt (Food for Special Medical Purposes, Medical Food) là loại thực phẩm có thể ăn bằng đường miệng hoặc bằng ống xông, được chỉ định để điều chỉnh chế độ ăn của người bệnh và chỉ được sử dụng dưới sự giám sát của nhân viên y tế.
3. Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt (Food for Special Dietary Uses) dùng cho người ăn kiêng, người già và các đối tượng đặc biệt khác theo quy định của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (CODEX) là những thực phẩm được chế biến hoặc được phối trộn theo công thức đặc biệt nhằm đáp ứng các yêu cầu về chế độ ăn đặc thù theo thể trạng hoặc theo tình trạng bệnh lý và các rối loạn cụ thể của người sử dụng. Thành phần của thực phẩm này phải khác biệt rõ rệt với thành phần của những thực phẩm thông thường cùng bản chất, nếu có.
4. Bằng chứng khoa học là các thông tin, tài liệu khoa học từ các công trình nghiên cứu khoa học được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về nghiên cứu khoa học nghiệm thu hoặc được các tạp chí khoa học trong, ngoài nước công bố hoặc tài liệu về y học cổ truyền, cây thuốc, vị thuốc được công bố trên các ấn bản khoa học.
5. Chủ hàng là tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa trong các hồ sơ công bố/tự công bố sản phẩm hoặc tổ chức, cá nhân được ủy quyền thực hiện việc nhập khẩu, xuất khẩu sản phẩm thực phẩm.
6. Mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu là các sản phẩm thực phẩm cùng loại, cùng tên, nhãn hàng hóa, cơ sở sản xuất hàng hóa, chất liệu bao bì.
7. Lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu là toàn bộ sản phẩm thực phẩm của một chuyến hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu (có cùng số vận đơn). Lô hàng có thể chỉ có một mặt hàng hoặc nhiều mặt hàng.
8. Cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ là cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác các nguyên liệu thực phẩm ở quy mô hộ gia đình, hộ cá thể có hoặc không có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
9. Cơ sở sơ chế nhỏ lẻ là cơ sở sơ chế thực phẩm ở quy mô hộ gia đình, hộ cá thể có hoặc không có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
10. Cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ là cơ sở do cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình thực hiện đăng ký hộ kinh doanh và cơ sở không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Nguyên tắc phân công, phân cấp và phối hợp
Thực hiện trên cơ sở các quy định của Luật an toàn thực phẩm và bảo đảm phù hợp với các văn bản pháp luật có liên quan. Trong đó:
1. Thống nhất quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
2. Bảo đảm việc quản lý xuyên suốt toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
3. Phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành.
4. Bảo đảm nguyên tắc một cửa, một sản phẩm, một cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ chịu sự quản lý của một cơ quan quản lý nhà nước.
5. Bảo đảm tính khoa học, đầy đủ và khả thi.
6. Phân cấp quản lý nhà nước giữa chính quyền địa phương các cấp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
7. Đối với cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 02 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên thì cơ quan quản lý sản phẩm có sản lượng lớn nhất trong các sản phẩm của cơ sở sản xuất là cơ quan quản lý.
8. Đối với cơ sở không thực hiện công đoạn sản xuất nhưng kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 02 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên do ngành Công Thương quản lý, trừ trường hợp là chợ đầu mối, đấu giá nông sản.
9. Đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh nhiều loại sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 02 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên thì tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn cơ quan quản lý chuyên ngành về an toàn thực phẩm để thực hiện các thủ tục hành chính.
10. Những vướng mắc phát sinh trong quá trình quản lý phải được bàn bạc, giải quyết theo quy định của pháp luật. Trường hợp không thống nhất được hướng giải quyết thì Sở Y tế chủ trì phối hợp với các Sở báo cáo Ban chỉ đạo về an toàn thực phẩm của tỉnh để xin ý kiến giải quyết.
PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
1. Sở Y tế
a) Thực hiện tốt vai trò Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo về an toàn thực phẩm của tỉnh: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, Ủy ban nhân dân các huyện/thành phố và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, truyền thông giáo dục về an toàn thực phẩm cho cộng đồng; thực hiện các chương trình hành động an toàn thực phẩm, “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” hàng năm;
b) Chủ trì tổ chức tập huấn, đào tạo về an toàn thực phẩm; khám sức khỏe định kỳ cho các đối tượng tham gia sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm theo quy định; hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện/thành phố trong công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
c) Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với những sản phẩm thực phẩm và cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm theo quy định tại khoản 2 Điều 62 Luật An toàn thực phẩm, các nhóm sản phẩm trong Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm quy định tại khoản 7, 9 Điều 3 quyết định này và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể theo phân cấp quản lý và các văn bản hướng dẫn, phân cấp của Bộ Y tế.
d) Thực hiện vai trò là điểm cảnh báo cấp I tại địa phương, là đầu mối phối hợp với các ngành thực hiện giám sát mối nguy, cảnh báo nhanh về ô nhiễm thực phẩm.
đ) Chủ trì phối hợp các sở, ngành tham mưu cho UBND tỉnh, Ban chỉ đạo về an toàn thực phẩm của tỉnh thành lập các Đoàn kiểm tra liên ngành trong các dịp cao điểm như tết Nguyên đán, Tháng hành động, tết Trung thu... và theo chỉ đạo của Trung ương, địa phương.
e) Chủ trì phối hợp các sở, ngành tổ chức thanh tra, kiểm tra đột xuất quá trình sản xuất, kinh doanh các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Sở Y tế và khi có chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban chỉ đạo về an toàn thực phẩm của tỉnh, Bộ Y tế; khi phát hiện vi phạm có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ nhân dân; khi có sự khác biệt trong kết luận thanh tra của các sở, ngành; theo đề nghị của sở quản lý chuyên ngành.
g) Là đầu mối tổng hợp, báo cáo tình hình an toàn thực phẩm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban chỉ đạo về an toàn thực phẩm của tỉnh, Bộ Y tế, Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm Trung ương.
h) Tổ chức quản lý và thực hiện phân công, phân cấp quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 4 Quyết định này.
i) Sở Y tế giao Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Sơn La là cơ quan chuyên môn chủ trì phối hợp với các cơ quan chuyên môn khác thực hiện các nhiệm vụ:
- Tổ chức tiếp nhận và quản lý hồ sơ, cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi và thực hiện theo phân cấp của Bộ Y tế.
- Tổ chức tiếp nhận bản tự công bố sản phẩm; Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo phân công, phân cấp.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản là cơ quan chuyên môn trực thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các cơ quan chuyên môn khác thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với những sản phẩm thực phẩm và cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm theo quy định tại khoản 2 Điều 63 Luật An toàn thực phẩm, các nhóm sản phẩm trong Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm quy định tại khoản 7, 9 Điều 3 quyết định này và theo phân cấp quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Tổ chức cấp, phân cấp việc cấp xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý tại điểm a, khoản 2 điều này.
c) Phối hợp với Sở Y tế trong thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Khi xảy ra ngộ độc thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ thông tin liên quan tới nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc, phối hợp điều tra nguyên nhân, giám sát điều tra căn nguyên, truy xuất nguồn gốc và xử lý thực phẩm gây ngộ độc.
d) Chủ trì xây dựng quy hoạch phát triển các vùng nguyên liệu sản xuất nông sản thực phẩm an toàn; Triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng như: GMP, VietGAP, HACCP... cho các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm thuộc ngành quản lý.
đ) Chủ trì phối hợp với các ngành và địa phương, kiểm tra, giám sát tồn dư hóa chất độc hại trong nông sản, thủy sản thực phẩm trước khi thu hoạch, sơ chế, bảo quản ở các vùng sản xuất nông sản thực phẩm. Kiểm soát chặt chẽ giết mổ và vệ sinh thú y, vệ sinh thủy sản. Đảm bảo sản phẩm nông sản, thủy sản...trước khi xuất khẩu hoặc khi đưa ra thị trường tiêu thụ phải được kiểm soát về an toàn thực phẩm.
e) Chủ trì, phối hợp với các ngành thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng đúng chất lượng, chủng loại, liều lượng, thời gian cách ly của các loại vật tư nông nghiệp sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản, chế biến. Xử lý nghiêm, kịp thời các vi phạm.
g) Định kỳ, đột xuất gửi báo cáo về thường trực Ban chỉ đạo về an toàn thực phẩm của tỉnh (Sở Y tế) để tổng hợp báo cáo.
3. Sở Công thương
a) Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với những sản phẩm thực phẩm và cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm theo quy định tại khoản 2 Điều 64 Luật An toàn thực phẩm, các nhóm sản phẩm trong Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm quy định tại khoản 7, 8, 9 Điều 3 quyết định này và theo phân cấp quản lý của Bộ Công thương.
b) Tổ chức cấp, phân cấp việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý của Bộ Công thương quy định tại điểm a, khoản 3 điều này.
c) Phối hợp với Sở y tế trong thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Khi xảy ra ngộ độc thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ thông tin liên quan tới nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc, phối hợp điều tra nguyên nhân, giám sát điều tra căn nguyên, truy xuất nguồn gốc và xử lý thực phẩm gây ngộ độc.
d) Có trách nhiệm chủ trì xây dựng chương trình, kế hoạch và triển khai hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với các sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý, các sở, ngành khác có trách nhiệm phối hợp.
đ) Định kỳ, đột xuất gửi báo cáo về thường trực Ban chỉ đạo về an toàn thực phẩm của tỉnh (Sở Y tế) để tổng hợp báo cáo.
4. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư
Hàng năm, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí cho công tác quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm của tỉnh từ nguồn thu tiền xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm nộp ngân sách địa phương.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (UBND cấp huyện)
a) Thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên phạm vi địa phương, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trực tiếp làm Trưởng Ban chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm cấp huyện; Tổ chức, điều hành Ban chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm cấp huyện; tổ chức giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
c) UBND cấp huyện chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Y tế, các đơn vị thuộc ngành có chức năng tham gia quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn: Quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và các đối tượng theo phân công, phân cấp quản lý. UBND cấp xã phân công cụ thể cán bộ theo dõi công tác an toàn thực phẩm theo hình thức kiêm nhiệm.
d) Bố trí kinh phí cho công tác quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm tại địa phương tương ứng với số thu tiền xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm nộp ngân sách địa phương. Tăng cường năng lực, điều kiện làm việc cho đội ngũ cán bộ quản lý an toàn thực phẩm tại địa phương.
PHỐI HỢP TRONG HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM
Điều 5. Phối hợp trao đổi thông tin liên quan đến công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
1. Những thông tin cần trao đổi giữa các Sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương và UBND cấp huyện:
a) Các văn bản pháp luật, công tác chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên và của từng cơ quan có liên quan đến công tác bảo đảm An toàn thực phẩm.
b) Diễn biến tình hình về An toàn thực phẩm của từng lĩnh vực ngành, địa phương quản lý trên địa bàn tỉnh, ở trong nước và thế giới có ảnh hưởng đến công tác bảo đảm An toàn thực phẩm tại địa phương.
c) Cung cấp danh sách, hồ sơ của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra, xác minh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về An toàn thực phẩm và các sự cố về An toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc thực phẩm khi có yêu cầu của cơ quan có liên quan.
d) Cung cấp, chia sẻ thông tin nghiên cứu khoa học, điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng ... các vấn đề liên quan đến lĩnh vực An toàn thực phẩm; các tiến bộ khoa học kỹ thuật, trang thiết bị mới, các chỉ tiêu kiểm nghiệm cần thiết phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về An toàn thực phẩm.
2. Việc cung cấp, trao đổi, sử dụng và lưu giữ thông tin phải chấp hành đúng các quy định của pháp luật về bảo mật và theo quy định riêng của mỗi cơ quan; chỉ được cung cấp, trao đổi thông tin khi được lãnh đạo cơ quan có thẩm quyền đồng ý.
3. Việc trao đổi thông tin đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện, có hiệu quả. Trường hợp đột xuất cần phải phối hợp xử lý thông tin kịp thời thì lãnh đạo các cơ quan trao đổi trực tiếp qua điện thoại vào bất kỳ thời điểm nào.
4. Phối hợp tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn: Cơ quan chủ trì có trách nhiệm bố trí kinh phí và bảo đảm các điều kiện để triển khai, thực hiện theo quy định hoặc thực hiện theo sự thống nhất của các bên cùng tham gia.
Điều 6. Công tác thanh tra, kiểm tra, xác minh, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm.
Các Sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương và UBND cấp huyện có trách nhiệm:
1. Hướng dẫn, chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ cho đơn vị trực thuộc và các đơn vị tuyến dưới của từng ngành ở các địa phương (huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn) để chủ động thực hiện quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo phân công, phân cấp.
2. Xác định cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp theo quy định, chủ động chủ trì tổ chức, thực hiện việc thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm theo phạm vi quản lý được phân công tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 4 Quyết định này và các quy định hiện hành khác có liên quan. Các sở liên quan có trách nhiệm tham gia phối hợp công tác thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm theo đề nghị của cơ quan chủ trì thực hiện hoặc theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
3. Hoạt động thanh tra, kiểm tra phải bảo đảm không chồng chéo giữa các ngành, các cấp và hoạt động thanh tra, kiểm tra thống nhất. Đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm không quá 01 lần/năm, trừ trường hợp đột xuất theo quy định của pháp luật (Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp). Trường hợp có sự trùng lặp kế hoạch thanh tra, kiểm tra thì thực hiện như sau:
a) Kế hoạch thanh tra, kiểm tra của cơ quan cấp dưới trùng với kế hoạch thanh tra, kiểm tra của cơ quan cấp trên thì thực hiện theo kế hoạch kiểm tra của cơ quan cấp trên;
b) Kế hoạch thanh tra, kiểm tra của cơ quan cùng cấp trùng nhau về địa bàn, cơ sở thì các bên trao đổi thống nhất thành lập đoàn liên ngành. Hàng năm Sở Y tế là cơ quan đầu mối, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, UBND các huyện, thành phố thống nhất tham mưu cho Ban chỉ đạo về An toàn thực phẩm của tỉnh ban hành kế hoạch kiểm tra định kỳ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh.
4. Việc phát ngôn, bảo mật thông tin và cung cấp thông tin cho báo chí thực hiện theo quy định hiện hành.
1. Thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, khai thác và xử lý thông tin cảnh báo về an toàn thực phẩm và sự cố an toàn thực phẩm từ các Điểm cảnh báo tại các ngành, các địa phương theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý được phân công. Sau khi phân tích, xác minh, phải thông báo ngay về Điểm cảnh báo cấp 1 (theo Quyết định số 20/QĐ-UBND ngày 07/01/2014 của UBND tỉnh về việc ban hành kế hoạch xây dựng hệ thống cảnh báo nhanh và phân tích nguy cơ về an toàn thực phẩm tỉnh Sơn La); Phối hợp với Điểm cảnh báo cấp 1 và các điểm cảnh báo của ngành và các ngành liên quan trao đổi và cập nhật thông tin theo chức năng quản lý.
2. Thực hiện công tác điều tra, giám sát phân tích các mối nguy gây ô nhiễm thực phẩm, dự báo nguy cơ, phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; hướng dẫn triển khai việc áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm như: Thực hành sản xuất tốt (GMP), thực hành vệ sinh tốt (GHP), hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP);
3. Khi xảy ra ngộ độc thực phẩm và sự cố về an toàn thực phẩm: Sở Y tế chịu trách nhiệm tổ chức cấp cứu, điều trị kịp thời cho người bị ngộ độc thực phẩm. Các sở, ngành, các đơn vị liên quan có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ, thông tin liên quan tới nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc thực phẩm thuộc phạm vi quản lý; phối hợp với Sở Y tế điều tra nguyên nhân và giám sát điều tra căn nguyên, tiến hành truy xuất nguồn gốc và xử lý thực phẩm gây ngộ độc theo quy định.
4. Hợp tác chặt chẽ và có hiệu quả với các tỉnh trong khu vực và trên toàn quốc trong chia sẻ thông tin và xử lý các vấn đề về an toàn thực phẩm.
1. Tùy theo tình hình thực tế các sở ngành, địa phương thống nhất chọn lĩnh vực, địa bàn, hình thức, nội dung trọng điểm để xây dựng kế hoạch phối hợp tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và kiến thức, thực hành đúng về An toàn thực phẩm cho các nhóm đối tượng truyền thông, bao gồm: các nhà lãnh đạo, quản lý; người sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm.
2. Nội dung tuyên truyền cần tập trung truyền tải tới đối tượng truyền thông các quy định của pháp luật về An toàn thực phẩm; kiến thức, thực hành đúng về An toàn thực phẩm; ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, kinh doanh thực phẩm; biện pháp phòng chống các sự cố về An toàn thực phẩm... nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm và bảo đảm chấp hành đúng các quy định pháp luật về An toàn thực phẩm của toàn bộ “chuỗi cung cấp thực phẩm”, góp phần tích cực vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
1. Công tác xây dựng lực lượng: Các cơ quan có trách nhiệm tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh chỉ đạo hoặc chủ động hướng dẫn kịp thời các địa phương, đơn vị chức năng trong ngành bố trí đủ cán bộ chuyên trách/ kiêm nhiệm làm công tác An toàn thực phẩm tại cơ quan quản lý chuyên ngành về An toàn thực phẩm của huyện, thành phố (phòng Y tế - Trung tâm Y tế, phòng Nông nghiệp, phòng Kinh tế hạ tầng/phòng kinh tế) và ở các xã, phường, thị trấn để bảo đảm có cán bộ trực tiếp quản lý, theo dõi, triển khai công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo lĩnh vực quản lý của từng ngành, từng địa phương đã được phân công, phân cấp quản lý.
2. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Hàng năm, các sở, ngành, UBND các huyện có trách nhiệm tổ chức các lớp đào tạo, hội thảo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ làm công tác An toàn thực phẩm trong ngành và cho tuyến dưới.
3. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học hoặc tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá định kỳ các vấn đề liên quan đến lĩnh vực An toàn thực phẩm..., các cơ quan, đơn vị chức năng hoặc chủ nhiệm đề tài chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để trao đổi thông tin, cử cán bộ tham gia hoặc tham mưu cho Thường trực UBND, Ban chỉ đạo về an toàn thực phẩm các cấp ban hành văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp thực hiện.
Điều 10. Giám đốc các Sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương; Chủ tịch UBND cấp huyện; Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh, vướng mắc, giao Sở Y tế làm đầu mối tổng hợp, tham mưu, đề xuất trình Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung Quy định cho phù hợp./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.