BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 58/2005/QĐ-BNN |
Hà Nội, ngày 03 tháng 10 năm 2005 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18
tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg ngày 04 tháng 3 năm 2004 của Thủ tướng
Chính phủ về tổ chức lại sản xuất và thực hiện một số giải pháp xử lý khó khăn
đối với các nhà máy và công ty đường;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Chế biến Nông lâm sản và Nghề muối,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp trong sản xuất, tiêu thụ mía và đường.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Các quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Chế biến Nông lâm sản và Nghề muối và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG |
PHỐI HỢP TRONG SẢN XUẤT, TIÊU THỤ MÍA VÀ ĐƯỜNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 58/2005/QĐ-BNN ngày 03/10/2005 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Quy chế phối hợp trong sản xuất, tiêu thụ mía và đường (sau đây viết tắt là Quy chế) quy định trách nhiệm, quyền hạn các bên có liên quan trong sản xuất, tiêu thụ mía và đường, áp dụng cho tất cả các Tổng công ty, công ty, nhà máy đường(sau đây viết chung là nhà máy đường), Hiệp hội Mía đường Việt Nam (sau đây viết tắt là Hiệp hội) không phân biệt loại hình và thành phần kinh tế.
Quy chế phối hợp trong sản xuất, tiêu thụ mía và đường quy định sự phối hợp trong các khâu sản xuất, tiêu thụ mía và đường nhằm khắc phục tình trạng tranh mua, tranh bán, phá giá thị trường gây thiệt hại cho nhà máy, người trồng mía và người tiêu dùng, tạo điều kiện cho ngành mía đường phát triển ổn định.
Điều 3. Xây dựng vùng nguyên liệu tập trung
1. Các nhà máy đường có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT rà soát, lập quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung cụ thể đến từng xã, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt; phải có dự án xây dựng vùng nguyên liệu tập trung được cấp có thẩm quyền phê duyệt và có trách nhiệm chủ động xây dựng vùng nguyên liệu tập trung đảm bảo đủ nguyên liệu cho nhà máy hoạt động. Để đảm bảo sự phát triển ổn định của vùng nguyên liệu, các nhà máy đường phải chủ động ký Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với người trồng mía theo Quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và có các chính sách, biện pháp thực hiện phù hợp.
2. Trường hợp trên một địa bàn có nhiều nhà máy đầu tư, thu mua nguyên liệu thì Sở Nông nghiệp và PTNT tại địa phương có trách nhiệm chủ trì cùng các nhà máy rà soát, thống nhất phân chia địa bàn, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy hoạch cụ thể đến từng xã cho từng nhà máy.
3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm chỉ đạo xây dựng vùng nguyên liệu mía tập trung thuộc địa bàn của tỉnh; quy hoạch diện tích trồng mía đảm bảo đủ nguyên liệu cho nhà máy phát huy hết công suất theo dự án được duyệt và mở rộng theo quy hoạch phát triển của ngành mía đường; có chính sách hỗ trợ nhà máy và nông dân để xây dựng vùng nguyên liệu theo đúng quy hoạch.
Các nhà máy không được ký hợp đồng đầu tư, thu mua mía tại vùng đã quy hoạch của nhà máy khác. Căn cứ theo tình hình cụ thể ở từng địa bàn, trước khi vào vụ, Hiệp hội có trách nhiệm tổ chức họp các nhà máy trong khu vực, bàn bạc, thống nhất giá sàn, giá trần, biện pháp phối hợp thu mua mía, đảm bảo quyền lợi của cả nhà máy và nông dân.
Điều 5. Thời vụ, kế hoạch sản xuất
1. Trước khi vào vụ sản xuất, các nhà máy đường phải báo cáo lịch vào vụ, kế hoạch sản xuất (sản lượng mía ép , sản lượng đường sản xuất trong vụ) với Bộ Nông nghiệp và PTNT để làm cơ sở cân đối cung cầu, chỉ đạo sản xuất. Hiệp hội có trách nhiệm tổ chức họp các nhà máy đường ở từng vùng, căn cứ theo tình hình cụ thể, bàn thống nhất thời gian vào sản xuất của từng nhà máy để có hiệu quả nhất.
2. Để đảm bảo hiệu quả chung, các nhà máy chỉ được vào sản xuất khi mía đã chín, chữ đường bình quân của mía đạt từ 8 CCS trở lên. Trường hợp xử lý hậu quả do thiên tai, phải được UBND tỉnh cho phép và có báo cáo gửi Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Tùy theo biến động của thị trường đường, Hiệp hội tổ chức họp định kỳ hoặc đột xuất các nhà máy đường, thống nhất kế hoạch tiêu thụ đường, giá trần, giá sàn bán đường để giữ ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi của nhà máy và người tiêu dùng.
Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND các tỉnh có nhà máy đường có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với Hiệp hội giám sát, kiểm tra và thanh tra đối với các hành vi có dấu hiệu vi phạm Quy chế phối hợp trong sản xuất, tiêu thụ mía và đường.
Mọi hành vi thực hiện trái Quy chế, vi phạm nghị quyết chung của Hiệp hội trong phối hợp sản xuất, tiêu thụ mía và đường ngoài việc xử lý theo nghị quyết của Hiệp hội, sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Giao Hiệp hội dưới sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT làm đầu mối tổ chức việc phối hợp các nhà máy đường trong sản xuất, tiêu thụ mía và đường; có trách nhiệm tổ chức họp ra nghị quyết chung về các biện pháp phối hợp, kiến nghị và triển khai các biện pháp xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm Nghị quyết của Hiệp hội và Quy chế. Khi đã có nghị quyết chung, Hiệp hội có trách nhiệm báo cáo với các Bộ, Ngành và địa phương liên quan để phối hợp chỉ đạo, giám sát, kiểm tra.
2. Bộ Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm xem xét đề nghị của các địa phương, các nhà máy đường trong quá trình thực hiện để điều chỉnh, bổ sung nội dung Quy chế. Hàng năm có tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Quy chế./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.