ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 57/2017/QĐ-UBND |
Quảng Ngãi, ngày 31 tháng 8 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
Căn cứ Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm;
Căn cứ Quyết định số 30/2015/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 180/2002/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 45/2015/TT-BLĐTBXH ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về Quỹ quốc gia về việc làm quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm;
Căn cứ Thông tư số 11/2017/TT-BTC ngày 08 tháng 02 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định về quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
Căn cứ Nghị quyết số 05/2016/NQ-HĐND ngày 15 tháng 7 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Khóa XII - Kỳ họp thứ 2 về Chương trình việc làm tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016 – 2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tại Công văn số 1887/SLĐTBXH-VLCTLĐ ngày 31 tháng 7 năm 2017, Tờ trình số 78/TTr- SLĐTBXH ngày 22 tháng 6 năm 2017 và kết quả thẩm định của Giám đốc Sở Tư pháp tại Báo cáo số 174 /BC-STP ngày 01 tháng 6 năm 2017.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2017 và thay thế Quyết định số 32/2011/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2011 của UBND tỉnh ban hành Quy chế cho vay đối với hộ nghèo từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tư pháp, Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giám đốc: Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi, Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi, Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi; Trưởng ban Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các Khu Công nghiệp Quảng Ngãi; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Giám đốc các Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG UỶ
THÁC QUA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐỂ CHO VAY ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO VÀ CÁC ĐỐI
TƯỢNG CHÍNH SÁCH KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
(ban hành kèm theo Quyết định số 57 /2017/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2017 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
Quy chế này quy định việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương (tỉnh, huyện, thành phố) uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Các cơ quan có trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn từ ngân sách tỉnh, huyện ủy thác qua NHCSXH các cấp trên địa bàn tỉnh để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi (bao gồm các Phòng giao dịch NHCSXH huyện), các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác cho vay của NHCSXH, UBND các huyện, thành phố (sau đây viết tắt là cấp huyện) và UBND các xã, phường (sau đây viết tắt là cấp xã).
b) Đối tượng vay vốn: Người nghèo và các đối tượng khác theo quy định tại Điều 5 của Quy chế này.
Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, nhằm giúp đối tượng thụ hưởng vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, thoát nghèo bền vững, góp phần thực hiện thành công Chương trình việc làm tỉnh Quảng Ngãi, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của tỉnh, đảm bảo chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
1. Ở tỉnh: Giao Giám đốc Sở Tài chính mở tài khoản và làm chủ tài khoản; uỷ quyền Giám đốc Sở Tài chính ký hợp đồng uỷ thác với NHCSXH Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi nguồn vốn ngân sách tỉnh ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh.
2. Ở huyện, thành phố (huyện): Giao Trưởng phòng Tài chính – Kế hoạch mở tài khoản và làm chủ tài khoản; uỷ quyền Trưởng phòng Tài chính – Kế hoạch ký hợp đồng uỷ thác với NHCSXH cấp huyện thuộc nguồn vốn ngân sách cấp huyện ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện.
1. Nguồn vốn còn lại tại thời điểm giải thể của Quỹ giải quyết việc làm địa phương thành lập theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền được tiếp tục thực hiện ủy thác theo Công văn số 730/TTg-KTTH ngày 06/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc giải thể Quỹ giải quyết việc làm địa phương (không bao gồm quỹ dự phòng rủi ro địa phương đã trích lập theo quy định tại Thông tư số 73/2008/TT-BTC ngày
01/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn, lập quản lý, sử dụng Quỹ giải quyết việc làm địa phương và kinh phí quản lý Quỹ quốc gia về việc làm); nguồn vốn cho vay từ Quỹ cho vay người nghèo đến thời điểm hiện nay.
2. Nguồn vốn ngân sách địa phương trích hàng năm (bao gồm ngân sách tỉnh và cấp huyện tùy theo tình hình thực tế của từng địa phương và khả năng cân đối ngân sách) ủy thác qua hệ thống NHCSXH để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh (đối với ngân sách tỉnh), Hội đồng nhân dân cấp huyện (đối với ngân sách cấp huyện) quyết định.
3. Nguồn tiền lãi thu được từ cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh được trích hàng năm để bổ sung vào nguồn vốn uỷ thác cho vay.
1. Đối tượng thực hiện cho vay: Theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
2. Đối với đối tượng vay vốn đi xuất khẩu lao động: Tất cả người lao động cư trú hợp pháp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đi làm việc ở nước ngoài có thời hạn theo hợp đồng:
a) Các đối tượng chính sách gồm: Thân nhân của người có công với cách mạng; hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; bộ đội, công an xuất ngũ; đồng bào dân tộc thiểu số được vay 100%/tổng mức chi phí cần thiết từ Nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH để trang trải chi phí đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
Trường hợp đối tượng vay vốn tín dụng ưu đãi thuộc diện là bộ đội, công an xuất ngũ thì phải xuất trình giấy tờ: Quyết định xuất ngũ hoặc Giấy chứng nhận do cơ quan Quân đội, Công an cấp và bản phô tô có chứng thực giấy tờ này.
b) Các đối tượng khác được vay 50%/tổng mức chi phí cần thiết từ Nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH để trang trải chi phí đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Điều 6. Mục đích sử dụng vốn vay
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 78/2002/NĐ-CP và tình hình đối tượng, nhu cầu sử dụng vốn vay thực tế của địa phương để quy định.
Điều kiện vay vốn, mức cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay, lãi suất nợ quá hạn, phương thức cho vay, hồ sơ cho vay, quy trình và thủ tục cho vay; định kỳ hạn trả nợ, thu nợ, thu lãi, xử lý nợ đến hạn, kiểm tra vốn vay, thực hiện bảo đảm tiền vay, xử lý nợ rủi ro,…thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản của Chính phủ và hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương và NHCSXH đối với cho vay từng chương trình tín dụng từ nguồn vốn Trung ương và phù hợp với thực tế tại địa phương do UBND tỉnh quyết định (nếu có).
Điều 8. Gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn
1. Về thẩm quyền gia hạn nợ do NHCSXH các cấp xem xét, quyết định theo quy định của NHCSXH trong từng thời kỳ;
2. Về thủ tục, hồ sơ đề nghị gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn, thời gian gia hạn nợ: Thực hiện theo quy định của NHCSXH trong từng thời kỳ.
Điều 9. Hạch toán, theo dõi cho vay, chế độ báo cáo quyết toán
Việc ghi chép, hạch toán kế toán đối với nguồn vốn uỷ thác và dư nợ cho vay từ nguồn vốn ngân sách tỉnh, huyện ủy thác qua NHCSXH được theo dõi, hạch toán vào tài khoản kế toán riêng theo các văn bản hướng dẫn của Tổng Giám đốc NHCSXH.
Điều 10. Quản lý và sử dụng tiền lãi thu được từ cho vay bằng nguồn vốn uỷ thác
1. NHCSXH quản lý và hạch toán số tiền lãi thu được từ hoạt động cho vay bằng nguồn vốn ngân sách địa phương vào thu nhập của NHCSXH và quản lý, sử dụng theo nguyên tắc thứ tự ưu tiên sau:
a) Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng chung theo quy định tại Quyết định số 30/2015/QĐ-TTg ngày 31/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý tài chính đối với NHCSXH ban hành kèm theo Quyết định số 180/2002/QĐ-TTg ngày 19/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Trường hợp tại thời điểm trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh thấp hơn 0,75% thì Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng tối đa bằng 0,75% tính trên số dư nợ cho vay (không bao gồm nợ quá hạn và nợ khoanh).
b) Trích phí quản lý nguồn vốn ủy thác cho Chi nhánh NHCSXH tỉnh, Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện theo dư nợ cho vay bình quân. Mức phí quản lý tối thiểu bằng mức phí quản lý Thủ tướng Chính phủ giao cho NHCSXH trong từng thời kỳ.
c) Trích phí chi cho công tác chỉ đạo, quản lý, tổng hợp, kiểm tra, giám sát, khen thưởng của Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH các cấp, các sở, ngành, đơn vị liên quan đến hoạt động cho vay bằng nguồn vốn NHCSXH nhận ủy thác từ ngân sách địa phương. Mức trích tối đa không quá 15% số tiền lãi thu được. Tỷ lệ phân bổ cho các đơn vị liên quan như sau:
Hoạt động của Ban Đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) NHCSXH các cấp là 75%;
Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội là 15%; Cơ quan Tài chính là 10%.
Số tiền lãi thu được cho vay từ nguồn vốn ngân sách tỉnh được phân bổ trên cơ sở số lãi thu được của từng đơn vị huyện, theo tỷ lệ như sau: Cơ quan cấp tỉnh 25%, cấp huyện 75% số tiền lãi thu được và được phân bổ cho các đơn vị theo tỷ lệ được hưởng nêu trên.
d) Phần còn lại (nếu có) được bổ sung vào nguồn vốn cho vay.
2. Nội dung và mức chi cho công tác chỉ đạo, quản lý, tổng hợp, kiểm tra, giám sát, khen thưởng theo quy định tại Khoản 1 Điều này được thực hiện theo chế độ chi tiêu tài chính hiện hành.
3. Trường hợp tiền lãi cho vay không bù đắp đủ các khoản chi phí về trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và chi phí quản lý của NHCSXH thì UBND tỉnh phải cấp kinh phí bù đắp đối với nguồn ngân sách tỉnh ủy thác và UBND huyện phải cấp kinh phí bù đắp đối với nguồn ngân sách huyện ủy thác.
1. Đối với các khoản nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan: Đối tượng được xem xét xử lý nợ rủi ro, nguyên nhân khách quan làm thiệt hại trực tiếp đến vốn và tài sản của khách hàng, biện pháp xử lý, hồ sơ pháp lý để xem xét xử lý nợ bị rủi ro được áp dụng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế xử lý nợ bị rủi ro tại NHCSXH.
Đối với các trường hợp xử lý nợ bị rủi ro ngoài cơ chế, NHCSXH Chi nhánh tỉnh, Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện phối hợp với Sở (phòng) Lao động Thương binh và Xã hội; Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính (Phòng Tài chính - Kế hoạch) và các đơn vị có liên quan xem xét, thẩm định thống nhất bằng văn bản đối với từng trường hợp cụ thể, báo cáo Chủ tịch UBND các cấp xem xét, quyết định đảm bảo theo quy định.
2. Thẩm quyền xem xét xử lý nợ bị rủi ro:
a) Chủ tịch UBND tỉnh: Quyết định xóa nợ (gốc, lãi) cho tất cả các trường hợp đủ điều kiện xóa nợ theo hướng dẫn của NHCSXH, trên cơ sở đề nghị của Sở Tài chính đối với nguồn vốn ngân sách tỉnh.
Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động -Thương binh và Xã hội và NHCSXH Chi nhánh tỉnh tổ chức kiểm tra hồ sơ đề nghị xóa nợ cho người vay, trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định xóa nợ;
b) Trưởng Ban Đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh: Quyết định khoanh nợ đối với tất cả các người vay vốn từ nguồn vốn ngân sách tỉnh bị thiệt hại đủ điều kiện khoanh nợ theo hướng dẫn của NHCSXH, trên cơ sở đề nghị của Chi nhánh NHCSXH tỉnh;
c) Chủ tịch UBND huyện, thành phố: Quyết định xóa nợ (gốc, lãi) cho tất cả các trường hợp đủ điều kiện xóa nợ theo hướng dẫn của NHCSXH, trên cơ sở đề nghị của Phòng Tài chính – Kế hoạch đối với nguồn vốn ngân sách huyện, thành phố.
Phòng Tài chính – Kế hoạch: Chủ trì, phối hợp với Phòng Lao động -Thương binh và Xã hội và Phòng giao dịch NHCSXH huyện tổ chức kiểm tra hồ sơ đề nghị xóa nợ cho người vay, trình Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định xóa nợ;
d) Trưởng Ban Đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH huyện, thành phố: Quyết định khoanh nợ đối với tất cả các người vay vốn từ nguồn vốn ngân sách huyện, thành phố bị thiệt hại đủ điều kiện khoanh nợ theo hướng dẫn của NHCSXH, trên cơ sở đề nghị của NHCSXH nơi cho vay;
đ) Giám đốc chi nhánh NHCSXH tỉnh:
+ Quyết định gia hạn nợ đối với người vay vốn trên địa bàn thành phố;
+ Trình Trưởng Ban Đại diện HĐQT thành phố quyết định khoanh nợ đối với các khoản nợ bị thiệt hại rủi ro từ nguồn vốn ngân sách thành phố;
+ Tổng hợp hồ sơ đề nghị xóa nợ, gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố trình Chủ tịch UBND thành phố quyết định xóa nợ đối với các khoản nợ bị thiệt hại bị rủi ro từ nguồn vốn ngân sách thành phố;
+ Tổng hợp các khoản nợ bị thiệt hại rủi ro từ nguồn vốn ngân sách tỉnh đối với các khoản nợ đề nghị xóa nợ từ cấp huyện trình Sở Tài chính để chủ trì, phối hợp với Sở Lao động -Thương binh và Xã hội tổ chức kiểm tra và báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định xóa nợ;
+ Tổng hợp các khoản nợ bị thiệt hại rủi ro từ nguồn vốn ngân sách tỉnh đối với các khoản nợ đề nghị khoanh nợ từ cấp huyện trình Trưởng Ban Đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh xem xét, quyết định cho khoanh nợ;
+ Tổ chức chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện đúng quy định tại Quy chế xử lý nợ bị rủi ro tại NHCSXH.
e) Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện:
+ Quyết định gia hạn nợ đối với người vay vốn trên địa bàn huyện;
+ Trình Trưởng Ban Đại diện HĐQT NHCSXH huyện quyết định khoanh nợ đối với các khoản nợ bị thiệt hại rủi ro từ nguồn vốn Ngân sách huyện;
+ Tổng hợp hồ sơ đề nghị xóa nợ, gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch trình Chủ tịch UBND huyện quyết định xóa nợ đối với các khoản nợ bị thiệt hại rủi ro từ nguồn vốn ngân sách huyện;
+ Tổng hợp các khoản nợ bị thiệt hại rủi ro từ nguồn vốn ngân sách tỉnh đối với các khoản nợ đề nghị khoanh nợ, xóa nợ gửi Chi nhánh NHCSXH tỉnh để tổng hợp trình Trưởng Ban Đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định xử lý theo Quy chế này.
3. Nguồn vốn để xử lý nợ bị rủi ro được sử dụng từ Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đã được NHCSXH trích lập đối với cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác từ nguồn vốn ngân sách địa phương.
4. Trường hợp quỹ dự phòng rủi ro tín dụng không đủ bù đắp, tùy theo tình hình thực tế khoản vay bị rủi ro thuộc nguồn vốn ngân sách tỉnh, huyện; cơ quan Tài chính tỉnh, huyện chủ trì phối hợp với cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, huyện, NHCSXH tỉnh, huyện báo cáo UBND tỉnh, huyện bổ sung ngân sách địa phương để xử lý hoặc giảm trừ trực tiếp vào nguồn vốn ủy thác của ngân sách địa phương chuyển qua NHCSXH tỉnh, huyện.
5. Trường hợp quỹ dự phòng rủi ro tín dụng sau khi được sử dụng để xử lý xóa nợ bị rủi ro lớn hơn số dư Quỹ dự phòng rủi ro tối đa, được bổ sung vào nguồn vốn ủy thác để cho vay theo quy định.
6. Đối với Quỹ dự phòng rủi ro địa phương đã trích lập theo quy định tại Thông tư số 73/2008/TT-BTC ngày 01/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng Quỹ giải quyết việc làm địa phương và kinh phí quản lý Quỹ quốc gia việc làm được tiếp tục giao NHCSXH quản lý để xử lý rủi ro theo quy định.
1. Đối với nguồn vốn do ngân sách tỉnh ủy thác qua Chi nhánh NHCSXH tỉnh: Định kỳ 6 tháng và hàng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất, Chi nhánh NHCSXH tỉnh báo cáo tổng hợp nguồn vốn, kết quả cho vay từ nguồn vốn ủy thác gửi UBND tỉnh, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.
2. Đối với nguồn vốn do ngân sách cấp huyện ủy thác qua Phòng giao dịch NHCSXH huyện: Định kỳ 6 tháng và hàng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất, Phòng giao dịch NHCSXH huyện báo cáo tổng hợp nguồn vốn, kết quả cho vay từ nguồn vốn ủy thác gửi UBND cấp huyện, Phòng Tài chính-Kế hoạch, Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội và các Phòng, ban liên quan.
Điều 13. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Hàng năm, chủ trì phối hợp Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và NHCSXH Chi nhánh tỉnh tham mưu UBND tỉnh phân bổ vốn cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác nguồn vốn ngân sách tỉnh cho các huyện, thành phố;
b) Thực hiện quản lý, sử dụng khoản kinh phí trích từ lãi nguồn vốn cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác thuộc nguồn vốn ngân sách tỉnh theo đúng chế độ chi tiêu tài chính hiện hành; có trách nhiệm quản lý phần tiền lãi dành cho cơ quan quản lý, theo dõi cấp tỉnh do NHCSXH Chi nhánh tỉnh chuyển
qua để sử dụng phục vụ cho hoạt động quản lý, điều hành Quỹ cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác của các cơ quan cấp tỉnh theo đúng văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính;
c) Kiểm tra, đánh giá kết quả cho vay của Quỹ cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác của địa phương theo định kỳ 6 tháng và hàng năm, báo cáo kết quả cho UBND tỉnh.
2. Sở Tài chính
a) Hàng năm chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh bổ sung nguồn vốn ngân sách tỉnh ủy thác qua Ngân hàng NHCSXH Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo quy định; thực hiện kiểm tra tình hình và kết quả sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương; thẩm định hồ sơ khách hàng vay vốn bị rủi ro xin xoá nợ theo quy định tại Điều 11 Quy chế này, báo cáo UBND tỉnh xem xét quyết định; thực hiện kiểm tra việc phân phối, sử dụng lãi thu được theo quy định tại Điều 10 Quy chế này;
b) Hướng dẫn, quản lý, kiểm tra việc sử dụng kinh phí quản lý và điều hành Quỹ cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác hoạt động theo đúng quy định;
c) Phối hợp, kiểm tra, giám sát việc sử dụng, điều hành Quỹ cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
d) Thực hiện ghi thu các khoản hỗ trợ của các tổ chức và cá nhân cho Quỹ cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
đ) Phê duyệt dự toán và quyết toán các khoản chi từ nguồn lãi thu được qua Quỹ cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác do Sở Lao động- Thương binh và Xã hội quản lý.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Hàng năm, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch, bố trí bổ sung nguồn vốn ngân sách tỉnh ủy thác qua NHCSXH Chi nhánh tỉnh để cho vay theo quy định;
b) Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính và NHCSXH Chi nhánh tỉnh trình UBND tỉnh xem xét quyết định phân bổ vốn ngân sách tỉnh hàng năm ủy thác qua NHCSXH tỉnh cho các huyện, thành phố;
c) Phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra, đánh giá tình hình và kết quả cho vay vốn ngân sách tỉnh hàng năm ủy thác qua NHCSXH Chi nhánh tỉnh.
4. Các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh:
a) Tuyên truyền, vận động và hướng dẫn thành lập Tổ Tiết kiệm và vay vốn để thực hiện uỷ thác cho vay;
b) Tổ chức kiểm tra, giám sát, quản lý hoạt động tín dụng theo văn bản Liên tịch và Hợp đồng uỷ thác đã ký với NHCSXH.
5. Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi:
a) Tiếp nhận nguồn vốn từ ngân sách tỉnh bố trí do Sở Tài chính chuyển sang và chuyển vốn đến Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện để cho vay theo quyết định của UBND tỉnh. Sử dụng nguồn vốn nhận ủy thác đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả và thực hiện phân phối tiền lãi thu được theo đúng quy định của Quy chế này;
b) Định kỳ hàng quý, 6 tháng, 9 tháng và hàng năm lập báo cáo, đánh giá kết quả và tình hình thực hiện; kết quả thu hồi nợ (cả gốc và lãi vay) nguồn Quỹ cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác cho Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh;
c) Thực hiện việc trích, chuyển phân phối số tiền lãi thu được cho vay vốn ngân sách địa phương hàng quý cho các cơ quan, đơn vị thụ hưởng theo quy định tại Khoản 1, Điều 10 Quy chế này.
6. Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện:
a) Thực hiện quản lý, cho vay nguồn vốn ngân sách tỉnh phân bổ theo đúng Quy chế này;
b) Tiếp nhận nguồn vốn do ngân sách cấp huyện chuyển sang để cho vay theo quyết định của UBND huyện. Sử dụng nguồn vốn nhận ủy thác đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả, thực hiện phân phối tiền lãi thu được theo đúng quy định của Quy chế này;
c) Định kỳ hàng quý, 6 tháng, 9 tháng và hàng năm lập báo cáo, đánh giá kết quả và tình hình thực hiện; kết quả thu hồi nợ (cả gốc và lãi vay) nguồn Quỹ cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác cho Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội, Phòng Tài chính-Kế hoạch huyện để theo dõi, tổng hợp báo cáo UBND huyện.
7. Uỷ ban nhân dân cấp huyện:
a) Chỉ đạo việc cho vay nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác đảm bảo hiệu quả, đúng quy định của Nhà nước;
b) Chỉ đạo các phòng, ban liên quan và UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp với Phòng Giao dịch NHCSXH tổ chức cho vay; trong đó chịu trách nhiệm chính về người vay vốn, tính khả thi của dự án, mục tiêu giải quyết việc làm; kiểm tra, đánh giá kết quả cho vay và đôn đốc thu hồi nợ Quỹ cho vay;
c) Hàng năm, thực hiện việc trình Hội đồng nhân dân cấp huyện trích ngân sách huyện chuyển qua Phòng Giao dịch NHCSXH để cho vay theo Quy chế này;
d) Trên cơ sở các nội dung nêu tại Điều 11 Quy chế này, chỉ đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện tổ chức kiểm tra hồ sơ nợ bị rủi ro đối với nguồn vốn ủy thác do UBND cấp huyện chuyển sang, báo cáo Trưởng Ban Đại diện NHCSXH huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, quyết định;
đ) Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện: Thực hiện quản lý, sử dụng khoản kinh phí trích từ lãi cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác từ nguồn vốn ngân sách tỉnh được phân bổ và lãi cho vay chương trình tín dụng từ nguồn vốn ngân sách huyện theo đúng chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của Bộ Tài chính quy định;
e) Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn: Chịu trách nhiệm xét duyệt đối tượng vay vốn đúng quy định của từng chương trình tín dụng; phối hợp với NHCSXH, các tổ chức chính trị - xã hội nhận uỷ thác, các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đôn đốc thu hồi nợ, xử lý nợ bị rủi ro theo quy định tại Quy chế này;
g) Tổng hợp kết quả cho vay, thu hồi nợ và xử lý nợ rủi ro trên địa bàn quản lý, gửi báo cáo định kỳ hàng quý, 6 tháng, 9 tháng và hàng năm về Sở Lao động-Thương binh và Xã hội và UBND tỉnh;
h) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi để nhân dân biết rõ Quy chế này.
8. UBND xã, phường, thị trấn (cấp xã):
a) Chịu trách nhiệm xác nhận đối tượng vay vốn theo từng chương trình cho vay theo Quy chế này;
b) Phối hợp với NHCSXH, Tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn, kiểm tra, phúc tra người vay vốn bị rủi ro trên địa bàn;
c) Có ý kiến về đề nghị xử lý nợ rủi ro của người vay.
1. Đối với NHCSXH Chi nhánh tỉnh, các Phòng giao dịch NHCSXH huyện, Tổ cho vay tín dụng thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ khai thác cho vay và có biện pháp, đôn đốc thu hồi nợ vay đảm bảo, bảo toàn vốn vay đúng hạn định, đạt hiệu quả và kế hoạch vốn thì được khen thưởng hằng năm và đột xuất (nếu có).
Trường hợp NHCSXH Chi nhánh tỉnh, các Phòng giao dịch NHCSXH huyện, Tổ cho vay tín dụng không thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao; thiếu trách nhiệm trong việc thẩm định hồ sơ cho vay và không có biện pháp, đôn đốc thu hồi nợ vay, gây lãng phí, thất thoát vốn thì tuỳ theo mức độ nặng, nhẹ mà bị truy cứu, xử lý kỉ luật theo quy định pháp luật.
2. Đối với tổ chức, cá nhân và người lao động thuộc diện vay vốn tín dụng ưu đãi để chăn nuôi, mở rộng sản xuất kinh doanh thu hút nhiều lao động tại điạ phương; mô hình sản xuất giỏi, làm ăn kinh tế có hiệu quả, góp phần giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương thì được giới thiệu, nhân rộng mô hình và được tuyên dương, đề xuất khen thưởng hằng năm và đột xuất (nếu có).
Trường hợp các tổ chức, cá nhân và người lao động thuộc diện vay vốn tín dụng ưu đãi nhưng việc sử dụng vốn vay không đúng mục đích, trái với quy định và chây ỳ không trả nợ vốn vay thì tuỳ theo trường hợp cụ thể và mức độ nặng, nhẹ bị xử lý theo quy định pháp luật.
1. Khi Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan có sự thay đổi về cơ chế, chính sách, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan đề xuất, tham mưu UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
2. Các nội dung không quy định tại Quy chế này thì được áp dụng theo các văn bản hướng dẫn của Chính phủ và các Bộ, ngành, NHCSXH Việt Nam.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các sở, ngành và địa phương phản ảnh kịp thời, báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để xem xét, giải quyết.
Phân phối trích lãi cho vay thu được từ nguồn vốn cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cho các đơn vị thụ hưởng được thực hiện từ ngày 01/4/2017./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.