ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 568/QĐ-UBND |
Phú Yên, ngày 09 tháng 4 năm 2020 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH CÁC TIÊU CHÍ LỰA CHỌN SÁCH GIÁO KHOA LỚP 1, NĂM HỌC 2020 - 2021 THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;
Căn cứ Quyết định số 4507/QĐ-BGDĐT ngày 21/11/2019 và Quyết định số 512/QĐ-BGDĐT ngày 21/02/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 1 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông;
Căn cứ Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 20/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên về Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn tỉnh Phú Yên;
Căn cứ Thông tư số 01/TT-BGDĐT ngày 30/01/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông;
Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Công văn số 240/SGDĐT-GDMNTH, ngày 03/4/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành các tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa lớp 1, năm học 2020 - 2021 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Tiêu chí đính kèm).
Điều 2. Quy trình chọn sách giáo khoa lớp 1 năm học 2020 - 2021 thực hiện theo Thông tư số 01/TT-BGDĐT ngày 30/01/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
TM.
UBND TỈNH |
TIÊU CHÍ CHỌN SÁCH GIÁO KHOA
(Kèm theo Quyết định số: 568/QĐ-UBND, ngày 09/4/2020 của UBND tỉnh)
1. Phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương
a) Cấu trúc SGK có tính mở, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục 2 buổi/ngày.
b) Cấu trúc, nội dung SGK tạo cơ hội để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn và giáo viên bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế của địa phương.
c) Nội dung SGK đảm bảo tính khả thi, phù hợp với năng lực của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục tại địa phương.
d) Nội dung SGK đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ và cách thức thể hiện phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý của địa phương.
đ) Nội dung SGK đảm bảo tính mềm dẻo, có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng và phong cách học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh tại địa phương.
e) Nội dung SGK có thể triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác tại địa phương hiện nay.
g) Nội dung SGK giúp nhà trường và giáo viên tự chủ, sáng tạo trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục.
h) Các bài học/chủ đề trong SGK được thiết kế, trình bày với đa dạng các hoạt động, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực.
i) Chất lượng SGK phải đảm bảo sử dụng lâu dài để tiết kiệm chi phí cho nhà trường và gia đình học sinh.
2. Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy học và năng lực của học sinh
a) Nội dung các bài học/chủ đề trong SGK thúc đẩy học sinh học tập tích cực, rèn luyện các kỹ năng, kích thích tư duy sáng tạo, độc lập.
b) SGK có các nội dung, chủ đề kiến thức liên môn giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết bài học với thực tiễn cuộc sống.
c) Nội dung SGK thể hiện rõ, đủ các yêu cầu về mức độ cần đạt, đảm bảo mục tiêu phân hóa, giúp giáo viên có thể đánh giá được mức độ đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, năng lực của học sinh.
d) Nội dung SGK tạo điều kiện để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học.
đ) Hình thức SGK được trình bày hấp dẫn, cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, có tính thẩm mỹ cao, gây hướng thú cho học sinh.
e) Nội dung SGK bảo đảm tính khoa học với các hoạt động học tập phong phú, được chỉ dẫn rõ ràng, giúp học sinh xác định được mục tiêu học tập, đáp ứng các yêu cầu cần đạt.
g) Nội dung SGK chú trọng đến việc phát triển kỹ năng nhận thức, kỹ năng tư duy, rèn khả năng tích hợp, vận dụng kiến thức mới thông qua các nhiệm vụ học tập đưa ra cho học sinh trong mỗi bài học.
h) Nội dung các bài học/chủ đề trong SGK thúc đẩy học sinh học tập tích cực, rèn luyện các kỹ năng, kích thích tư duy sáng tạo, độc lập./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.