ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 566/QĐ-TNMT-KH |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 02 năm 2016 |
GIÁM ĐỐC SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Quyết định số 121/2003/QĐ-UB ngày 18/07/2003 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc thành lập Sở Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Quyết định số 38/2012/QĐ-UBND ngày 21/8/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Quyết định số 55/2015/QĐ-UBND ngày 10/12/2015 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc giao chỉ tiêu dự toán thu- chi ngân sách Nhà nước năm 2016;
Căn cứ Thông báo số 534/STC-HCSN ngày 21/01/2016 của Sở Tài chính về kết quả thẩm tra việc phân bổ dự toán năm 2016 cho Sở Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Quyết định số 327/QĐ-TNMT-KH ngày 27/01/2016 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc giao chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác năm 2016 cho Phòng Quản lý Tài nguyên nước và Khoáng sản;
Theo đề nghị của Trưởng phòng Kế hoạch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay phê duyệt phương án “Xây dựng kế hoạch quản lý khí tượng thủy văn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” (Đính kèm phương án dự toán chi tiết) với tổng kinh phí là: 412.340.000 đồng (Bốn trăm mười hai triệu ba trăm bốn mươi nghìn đồng).
Điều 2. Quyết định này làm cơ sở để triển khai thực hiện, các thủ tục ký kết hợp đồng và thanh quyết toán thực hiện theo quy định;
Điều 3. Trưởng phòng Quản lý Tài nguyên nước và Khoáng sản, Trưởng phòng Kế hoạch, Chánh văn phòng Sở và Thủ trưởng các phòng ban liên quan có trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
KT.GIÁM
ĐỐC |
ĐỀ CƯƠNG VÀ DỰ TOÁN
KINH PHÍ SỰ NGHIỆP NĂM 2016
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH QUẢN LÝ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025
Đơn vị chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh
ĐỀ CƯƠNG, DỰ TOÁN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH QUẢN LÝ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025
Đơn vị Quản lý chuyên môn: |
PHÒNG
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ KHOÁNG SẢN |
Đơn vị chủ quản: |
SỞ TÀI NGUYÊN
VÀ MÔI TRƯỜNG |
THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ CƯƠNG
Tên Đề cương: Xây dựng Kế hoạch quản lý Khí tượng thủy văn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.
Đơn vị chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh.
Đơn vị thực hiện: Lựa chọn nhà thầu theo quy định hiện hành.
Thời gian bắt đầu: Tháng 02 năm 2016.
Thời gian kết thúc: Tháng 11 năm 2016.
Tổng kinh phí thực hiện: 412.340.000 đồng.
Nguồn kinh phí: Ngân sách Nhà nước.
1.1. Tính cấp thiết:
Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai và giáp biển ở phía Nam, nơi có mạng sông suối, kênh rạch chằng chịt; phân nửa độ cao địa hình của Thành phố có 60% diện tích dưới 2 mét. Thành phố là khu vực rất nhạy cảm với các yếu tố khí tượng thủy văn như vấn đề ngập khi mưa lớn và thủy triều dâng cao, thay đổi nhiệt độ làm tăng nhiệt độ vùng nội ô do mật độ xây dựng tăng cao.
Để theo dõi các yếu tố KTTV hiện nay Đài KTTV Khu vực Nam bộ giữ vai trò chính. Đài KTTV Khu vực Nam bộ có vai trò theo dõi và dự báo KTTV cho toàn khu vực Nam bộ. Các trạm theo dõi KTTV trên địa bàn thành phố chủ yếu do Đài quản lý và khai thác với số lượng trạm rất ít, các thông số đo hạn chế, không đáp ứng đủ dữ liệu cho phát triển kinh tế, xã hội của Thành phố. Bên cạnh đó, một số ngành như thủy lợi, phòng chống lụt bão, giao thông thủy, môi trường, thủy sản, rừng, cấp nước cũng có các điểm đo hoặc trạm theo dõi các yếu tố KTTV phục vụ chuyên ngành riêng không đáp ứng nhu cầu quản lý chung về khí tượng thủy văn cho Thành phố. Hầu hết các tài liệu liên quan đến KTTV có trên địa bàn thành phố nằm rải rác, không đồng bộ, không chuẩn hóa. Mặc dù tài liệu khá phong phú nhưng để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của một thành phố cực lớn như thành phố Hồ Chí Minh là rất hạn chế. Đặc biệt hiện nay, thành phố lại là 1 trong 10 thành bị tác động mạnh nhất của biến đổi khí hậu.
Công tác quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn trên địa bàn thành phố thực sự mới được quan tâm từ năm 2007. Hiện nay, cơ chế tổ chức và nhân sự còn rất mỏng, trình độ chuyên môn về khí tượng thủy văn còn hạn chế, nhiều nội dung trong công tác quản lý triển khai chưa thực sự hiệu quả.
Từ những hạn chế và khó khăn nêu trên, việc xây dựng Kế hoạch quản lý khí tượng thủy văn trên địa bàn thành phố là nhu cầu cấp thiết, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực này, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới.
1.2. Cơ sở pháp lý xây dựng đề cương:
Đề cương được xây dựng trên cơ sở pháp lý sau:
- Luật Khí tượng thủy văn số 90/2015/QH13 ngày 23/11/2015;
- Thông tư Liên tịch số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30 tháng 3 năm 2010 hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường.
- Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2010 về Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Khí tượng Thủy văn đến năm 2020;
- Quyết định số 107/2007/QĐ-UBND ngày 31 tháng 07 năm 2007 về ban hành quy định quản lý nhà nước về hoạt động khí tượng thủy văn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Quyết định số 59/2013/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2013 về Ban hành Quy chế thu thập, quản lý, cập nhật, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
- Quyết định số 2838/QĐ-UBND ngày 11 tháng 6 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 34-CtrHĐ/TU và Nghị quyết số 08/NQ-CP của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (Chương trình công tác Ủy ban nhân dân Thành phố năm 2014 - Phụ lục Chương trình công tác năm 2014 mục 34 Xây dựng mô hình dự báo khí tượng thủy văn và kế hoạch quản lý khí tượng thủy văn trên địa bàn Thành phố đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025);
- Quyết định số 03/QĐ-UBND ngày 06 tháng 01 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Thành phố, chương trình công tác của Ủy ban nhân dân Thành phố năm 2015.
1.3. Cơ sở thực tiễn xây dựng đề cương:
- Về mạng quan trắc các yếu tố khí tượng thủy văn: Các trạm quan trắc khí tượng thủy văn đạt chuẩn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là rất ít. Về trạm khí tượng cao không chỉ có trạm Tân Sơn Hòa; đo mưa tự động có trạm Radar Nhà Bè có dữ liệu đưa vào mô hình dự báo khí tượng; đo mực nước tự động có trạm Phú An và Nhà Bè (dữ liệu ghi tự động của trạm Nhà Bè chỉ có từ năm 2004 đến nay); các trạm quan trắc nước dưới đất tại các tầng chứa nước theo kiểu phân chia địa tầng cũ. Hiện tại, Thành phố đã phê duyệt dự án xây dựng bổ sung các trạm phục vụ công tác phòng chống lụt bão do Ban Chỉ huy Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố quản lý gồm 3 trạm quan trắc khí tượng tự động, 3 trạm đo mưa tự động, 2 trạm đo thủy văn tự động và hệ thống truyền thông tin và chia sẻ dữ liệu với Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ. Tuy nhiên các trạm này vẫn chưa được xây dựng hoàn tất. Còn lại các trạm đo mưa, khí tượng, thủy văn khác hiện có hình thức đo thủ công, tần suất đo không đáp ứng yêu cầu quản lý, các điểm đo đơn mục tiêu vừa thiếu vừa trùng lắp, gây lãng phí.
- Về dữ liệu: Hiện nay trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều cơ quan, ban ngành, đơn vị thực hiện công tác liên quan đến hoạt động đo đạc, khai thác dữ liệu về khí tượng thủy văn như: các điểm quan trắc của Trung tâm quan trắc và Phân tích Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh; Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ là đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; Chi cục Thủy lợi và Phòng chống Lụt bão Thành phố Hồ Chí Minh; Trung tâm Điều hành Chương trình Chống ngập nước Thành phố. Tuy nhiên, các dữ liệu ở mỗi đơn vị phục vụ cho chuyên ngành của đơn vị đó nên các dữ liệu tản mạn chưa được thống nhất về tiêu chuẩn đo đạc cũng như phương thức quản lý và chia sẻ. Hiện trạng tài nguyên khí tượng, thủy văn chưa được đánh giá, quản lý khai thác hợp lý.
- Về hệ thống văn bản Luật và dưới Luật điều chỉnh công tác quản lý khí tượng thủy văn: nhìn chung công tác quản lý Nhà nước về khí tượng thủy văn đã có cơ sở pháp lý được thể chế hóa bằng những văn bản quy phạm pháp luật từ Trung ương đến Thành phố hình thành từ rất lâu. Tuy nhiên, hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh khí tượng thủy văn còn thiếu, kết quả thực thi còn hạn chế như chưa phù hợp với tình hình mới, chưa có Quy định chung về quy hoạch mạng lưới công trình khí tượng thủy văn cơ bản cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Bên cạnh đó, công tác liên quan đến khí tượng thủy văn còn được điều chỉnh bởi những Luật khác liên quan như Luật phòng, chống thiên tai. Thực tế qua 8 năm thực hiện Quy định quản lý nhà nước về hoạt động khí tượng thủy văn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 107/2007/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2007 có những nội dung quy định không còn phù hợp.
- Về công tác triển khai quản lý: Hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn. Tuy nhiên, dữ liệu còn hạn chế, chưa liên kết được với các đơn vị trực tiếp thực hiện đo đạc về khí tượng thủy văn. Bên cạnh đó, việc quản lý dữ liệu thông qua công tác cấp phép các công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng hiện nay chưa được chặt chẽ một phần do hệ thống văn bản hướng dẫn áp dụng cho những công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng và thực tế chưa có sự phù hợp; phần do hầu hết các chuyên ngành thực hiện đo đạc thủy văn trên cùng 1 điểm đo, không đầu tư trạm. Công tác quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn còn chồng chéo; cơ sở vật chất còn thiếu, cán bộ quản lý chưa đáp ứng nhu cầu.
2.1. Mục tiêu chung:
Đánh giá tổng thể thực trạng về điều kiện và hoạt động khí tượng thủy văn; tình hình quản lý khí tượng thủy văn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; xây dựng Kế hoạch quản lý Khí tượng thủy văn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá thực trạng về điều kiện và hoạt động khí tượng thủy văn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đánh giá thực trạng về cơ chế, chính sách quản lý khí tượng thủy văn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; đánh giá những mặt thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn.
- Xây dựng Kế hoạch quản lý Khí tượng thủy văn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và định hướng đến năm năm 2025.
Đề cương có 4 nội dung chính sau:
3.1. Thu thập tài liệu hiện có về khí tượng thủy văn:
- Tài liệu có liên quan luật, nghị định, quyết định, thông tư, cơ chế, chính sách trong công tác quản lý khí tượng thủy văn của các cơ quan liên quan;
- Tài liệu liên quan về đánh giá khí tượng thủy văn:
+ Dữ liệu về hồ điều tiết,
+ Hệ thống sông, kênh, rạch và chức năng của chúng.
- Tài liệu về các mạng quan trắc, theo dõi các yếu tố khí tượng thủy văn:
+ Công tác đo đạc, dữ liệu hiện hữu về khí tượng, thủy văn, nhu cầu khai thác dữ liệu;
+ Vị trí, quy mô, hồ sơ kỹ thuật các trạm khí tượng, thủy văn;
+ Bản đồ nền theo tiêu chuẩn thống nhất;
+ Hệ thống mốc cao độ;
+ Hệ thống thoát nước, kiểm soát triều.
- Tài liệu về đánh giá tác động của sự biến đổi của các yếu tố KTTV đến môi trường, đến phát triển kinh tế xã hội của Thành phố: Các dữ liệu hiện có về khí tượng thủy văn của các trạm cơ bản của Đài Khí Tượng Thủy Văn đo đạc từ năm 1995 đến nay (lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm, giờ nắng, bốc hơi, thời tiết nguy hiểm, mực nước, vận tốc dòng chảy).
- Tài liệu về các chương trình, dự án, đề án về phòng chống, giảm thiểu và khắc phục các hiện tượng thời tiết cực đoan, các rủi ro do yếu tố khí tượng thủy văn gây ra trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong lưu vực sông Đồng Nai.
- Tài liệu về các quy hoạch, kế hoạch, chương trình của các ngành có tác động của yếu tố KTTV như nông nghiệp, giao thông, phòng chống lụt bão, chống ngập, du lịch...
3.2. Tổng hợp, phân tích tài liệu thu thập
Tổng hợp và phân tích tài liệu thu thập, tập trung làm sáng tỏ các nội dung chính sau:
- Tình hình áp dụng cơ sở pháp lý, cơ chế chính sách của công tác quản lý khí tượng thủy văn hiện nay của nước ta và của Thành phố Hồ Chí Minh. Xác định những thuận lợi, hạn chế, định hướng khắc phục.
- Thực trạng nguồn tài nguyên khí tượng thủy văn; vai trò và tác động của yếu tố khí tượng thủy văn đến phát triển kinh tế xã hội Thành phố Hồ Chí Minh.
- Những giải pháp trong phòng chống tác hại, rủi ro do sự biến đổi của yếu tố khí tượng thủy văn đến sự phát triển kinh tế xã hội của Thành phố.
- Thực trạng hệ thống trạm quan trắc khí tượng thủy văn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, khả năng đáp ứng yêu cầu quản lý khí tượng thủy văn và khả năng đáp ứng nhu cầu về dữ liệu cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội của Thành phố hiện nay và cho các năm tới.
- Nêu ra cơ sở luận chứng cho việc lựa chọn nội dung kế hoạch quản lý khí tượng thủy văn giai đoạn 2016-2020 và định hướng năm 2025.
- Xử lý ảnh SPOT cập nhật lớp dữ liệu về hệ thống thủy văn.
- Thành lập bản đồ hiện trạng về thủy văn 2015.
- Xây dựng chương trình quản lý và truy xuất thủy hệ.
4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ CƯƠNG
- Phương pháp thu thập tài liệu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp khảo sát thực tế
- Phương pháp phân tích ảnh và bản đồ
- Phương pháp chuyên gia.
5.1. Phân công trách nhiệm thực hiện đề cương:
Tổ chức thực hiện:
- Đơn vị quản lý: Sở Tài nguyên và Môi trường, TPHCM.
- Đơn vị thực hiện: lựa chọn nhà thầu có chức năng thực hiện theo quy định của Luật Đấu Thầu.
- Đơn vị phối hợp thực hiện:
+ Chi cục Thủy lợi và Phòng chống Lụt bão Thành phố Hồ Chí Minh - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Sở giao thông vận tải;
+ Sở quy hoạch kiến trúc;
+ Viện quy hoạch phát triển thành phố;
+ Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ;
+ Phân viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu;
+ Trung tâm Điều hành Chương trình Chống ngập nước Thành phố;
+ Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố Hồ Chí Minh;
+ Chi cục Quản lý Chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản, Công ty Quản lý Khai thác và Dịch vụ Thủy lợi, Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị TPHCM - UDC, Tổng Công ty cấp Nước Sài gòn TNHH MTV (SAWACO):
5.2. Tiến độ thực hiện đề cương:
Thời gian thực hiện đề cương là 10 tháng và tiến độ thực hiện theo sơ đồ tiến độ sau (Tính từ khi đề cương được duyệt).
Bảng 1. Sơ đồ tiến độ thực hiện đề cương
STT |
Nội dung công việc |
Tiến độ thực hiện (tháng) |
|||||||||
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
||
1. |
Lựa chọn nhà thầu thực hiện |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. |
Thu thập tài liệu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. |
Tổng hợp, phân tích tài liệu thu thập |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4. |
Công tác bổ sung về thủy văn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5. |
Xây dựng Kế hoạch quản lý Khí tượng Thủy văn trên địa bàn Thành phố giai đoạn năm 2016 -2020 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5.3. Kinh phí thực hiện đề cương:
Căn cứ theo Thông tư Liên tịch số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30/3/2010 hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường dự toán kinh phí thực hiện đề cương xây dựng Kế hoạch quản lý Khí tượng thủy văn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 theo bảng 2.
Bảng 2. Dự toán kinh phí thực hiện đề cương
STT |
Công tác |
ĐVT |
Khối lượng |
Đơn giá (đồng) |
Thành tiền (đồng) |
Ghi chú |
|
1. |
Thu thập tài liệu |
|
|
|
9.196.000 |
45/2010/TTLT-BTC-BTNMT |
|
|
Công thu thập tài liệu (người/tháng) |
88 |
|
104.500 |
9.196.000 |
Theo TT 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT - đơn giá 1 công 1.150.000 đồng /22 ngày *200% = 104.500 đồng - Gồm 2 người đi trong 02 tháng (tính bằng 22 ngày x2 tháng = 44 ngày). Vậy số công là 44 ngày x 2 người = 88 công. |
|
2. |
Tổng hợp, phân tích tài liệu thu thập |
|
|
|
33.000.000 |
|
|
2.1. |
Các chính sách và cơ chế công tác quản lý khí tượng thủy văn hiện nay của nước ta và của Thành phố Hồ Chí Minh. |
Chuyên đề |
1 |
3.000.000 |
3.000.000 |
45/2010/TTLT-BTC-BTNMT |
|
2.2. |
Thực trạng về điều kiện khí tượng thủy văn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh |
Chuyên đề |
1 |
5.000.000 |
5.000.000 |
45/2010/TTLT-BTC-BTNMT |
|
2.3. |
Thực trạng hoạt động khí tượng thủy văn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh |
Chuyên đề |
1 |
5.000.000 |
5.000.000 |
45/2010/TTLT-BTC-BTNMT |
|
2.4. |
Vai trò và tác động của yếu tố khí tượng thủy văn đến phát triển kinh tế xã hội Thành phố Hồ Chí Minh |
Chuyên đề |
1 |
5.000.000 |
5.000.000 |
45/2010/TTLT-BTC-BTNMT |
|
2.5. |
Đánh giá về tình hình giám sát biến đổi khí hậu trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đến nay. |
Chuyên đề |
1 |
5.000.000 |
5.000.000 |
45/2010/TTLT-BTC- BTNMT |
|
2.6. |
Những giải pháp trong phòng chống tác hại, rủi ro do sự biến đổi của yếu tố khí tượng thủy văn đến sự phát triển kinh tế xã hội của Thành phố. |
Chuyên đề |
1 |
5.000.000 |
5.000.000 |
45/2010/TTLT-BTC-BTNMT |
|
2.7. |
Cơ sở luận chứng cho việc lựa chọn nội dung kế hoạch quản lý khí tượng thủy văn giai đoạn năm 2016-2020 và định hướng năm 2025. |
Chuyên đề |
1 |
5.000.000 |
5.000.000 |
45/2010/TTLT-BTC-BTNMT |
|
3. |
Bổ sung thông tin hiện trạng về thủy văn |
|
|
|
333.000.000 |
Báo giá của Trung tâm địa Tin học |
|
3.1. |
Xử lý ảnh SPOT cập nhật lớp dữ liệu về hệ thống thủy văn. |
|
1 |
68.000.000 |
68.000.000 |
|
|
3.2. |
Thành lập bản đồ hiện trạng về thủy văn 2015. |
|
1 |
165.000.000 |
165.000.000 |
|
|
3.3. |
Xây dựng chương trình quản lý và truy xuất thủy hệ |
|
1 |
100.000.000 |
100.000.000 |
|
|
4. |
Báo cáo tổng kết “Kế hoạch quản lý Khí tượng Thủy văn trên địa bàn Thành phố đến 2020 và định hướng đến năm 2025” |
Báo cáo |
1 |
8.000.000 |
8.000.000 |
45/2010/TTLT-BTC-BTNMT |
|
5. |
Hội thảo |
Buổi hội thảo |
|
|
8.850.000 |
45/2010/TTLT-BTC-BTNMT |
|
|
Người chủ trì |
Người/buổi |
3 |
200.000 |
600.000 |
Tính 1 người/buổi x 3 buổi |
|
|
Thư ký hội thảo |
Người/buổi |
3 |
100.000 |
300.000 |
Tính 1 người/buổi x 3 buổi |
|
|
Báo cáo tham luận theo đơn đặt hàng |
Báo cáo/buổi |
9 |
300.000 |
900.000 |
Tính 3 báo cáo /buổi x 3 buổi |
|
|
Đại biểu được mời tham dự |
Đại biểu |
75 |
70.000 |
5.250.000 |
Tính 25 đại biểu/buổi x 3 buổi |
|
6. |
Họp Hội đồng nghiệm thu |
Buổi họp |
|
|
3.300.000 |
45/2010/TTLT-BTC-BTNMT |
|
|
Chủ tịch Hội đồng |
|
1 |
400.000 |
400.000 |
|
|
|
Thành viên, thư ký hội đồng |
|
1 |
300.000 |
300.000 |
|
|
|
Đại biểu được mời tham dự |
|
10 |
70.000 |
700.000 |
|
|
|
Nhận xét đánh giá của phản biện |
|
2 |
500.000 |
1.000.000 |
|
|
|
Nhận xét đánh giá của ủy viên hội đồng |
|
3 |
300.000 |
900.000 |
|
|
7. |
Chi khác |
|
|
|
16.994.000 |
|
|
7.1. |
Thuê xe đi khảo sát thực tế + phân tích tài liệu thu thập |
10 ngày (8 giờ/ngày) |
|
10.994.000 |
Theo báo giá thấp nhất 1.099.400 đồng/ngày (đã bao gồm thuế VAT) |
Thuê xe đi khảo sát thực tế + phân tích tài liệu thu thập |
|
7.2. |
Văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, in ấn |
|
|
6.000.000 |
6.000.000 |
Thực tế (đã bao gồm thuế VAT) |
|
|
Tổng |
|
|
|
412.340.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng kinh phí thực hiện là: 412.340.000 đồng.
Bằng chữ: Bốn trăm mười hai triệu ba trăm bốn mươi nghìn đồng.
Nguồn kinh phí: Ngân sách Nhà nước.
Việc xây dựng kế hoạch quản lý khí tượng thủy văn trong bối cảnh hiện nay là cần thiết. Trong đó, công tác xây dựng cơ sở dữ liệu chiếm phần quan trọng và cần thiết. Để xây dựng Kế hoạch quản lý khí tượng thủy văn văn trên địa bàn Thành phố giai đoạn năm 2016 -2020 và tầm nhìn đến năm 2025, cần thực hiện 4 nội dung chính:
1. Thu thập tài liệu về khí tượng thủy văn trên địa bàn Thành phố:
2. Tổng hợp, phân tích tài liệu thu thập.
3. Bổ sung thông tin hiện trạng về thủy văn
4. Xây dựng kế hoạch quản lý Khí tượng Thủy văn trên địa bàn Thành phố giai đoạn năm 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.
Tổng kinh phí thực hiện đề cương là: 412.340.000 đồng.
Thời gian thực hiện là: 10 tháng.
Trong quá trình thu thập dữ liệu sẽ gặp nhiều khó khăn do dữ liệu tản mạn nhiều đơn vị, không có chuẩn thống nhất, mỗi đơn vị lại thực hiện công tác đo đạc phục vụ cho mục đích khác nhau. Hiện tại cũng có một số dự án xây dựng, phát triển các trạm đo mưa, trạm khí tượng, trạm đo thủy văn do một số ngành, đơn vị liên quan lập (bao gồm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa thực hiện hoặc chưa được phê duyệt). Do đó, công tác thu thập tài liệu cũng cần tham khảo đến các dự án này để khi xây dựng Kế hoạch tránh trùng lắp ở nội dung phát triển, bổ sung vào hệ thống trạm khí tượng thủy văn.
Kiến nghị Thành phố phê duyệt đề cương để Sở Tài nguyên và Môi trường sớm có cơ sở xây dựng Kế hoạch đáp ứng yêu cầu quản lý.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.