THANH TRA
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 563/QĐ-TTCP |
Hà Nội, ngày 17 tháng 9 năm 2020 |
QUY ĐỊNH BỘ CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC CỤC, VỤ, ĐƠN VỊ THUỘC THANH TRA CHÍNH PHỦ
TỔNG THANH TRA CHÍNH PHỦ
Căn cứ Nghị định số 50/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 1150/QĐ-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ Nội vụ về việc phê duyệt Đề án “Xác định Chỉ số cải cách của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng,
QUYẾT ĐỊNH:
Nơi nhận: |
TỔNG THANH
TRA |
BỘ CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH ÁP DỤNG
ĐỐI VỚI CÁC CỤC, VỤ, ĐƠN VỊ THUỘC THANH TRA CHÍNH PHỦ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 563 /QĐ-TTCP ngày 17 tháng 9 năm 2020 của
Thanh tra Chính phủ)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với việc theo dõi, đánh giá, chấm điểm chỉ số cải cách hành chính (CCHC) hàng năm của các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ.
1. Việc chấm điểm chỉ số CCHC tại các các cục, vụ, đơn vị phải được tổ chức định kỳ hàng năm kèm theo đầy đủ các tài liệu kiểm chứng cho kết quả tự chấm. Kết quả chỉ số CCHC làm cơ sở để đánh giá xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ, bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm.
2. Đảm bảo tính trung thực, công khai, khách quan, công bằng; phản ánh kịp thời, đúng tình hình thực tế kết quả thực hiện công tác CCHC của các cục, vụ, đơn vị.
3. Điểm số, Chỉ số CCHC sau đánh giá được công bố, công khai.
CẤU TRÚC CHỈ SỐ CCHC, THANG ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
Điều 3. Cấu trúc Chỉ số CCHC và thang điểm đánh giá
1. Cấu trúc Chỉ số CCHC
1.1. Phần các tiêu chí chung: được xác định trên 7 lĩnh vực của công tác CCHC với 19 tiêu chí và 8 tiêu chí thành phần, cụ thể như sau:
- Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC, gồm: 5 tiêu chí và 5 tiêu chí thành phần
- Cải cách thể chế, gồm: 2 tiêu chí;
- Cải cách thủ tục hành chính gồm: 2 tiêu chí
- Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, gồm: 2 tiêu chí.
- Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, gồm: 2 tiêu chí và 3 tiêu chí thành phần;
- Cải cách tài chính công, gồm: 2 tiêu chí.
- Hiện đại hoá hành chính, gồm: 4 tiêu chí.
Các lĩnh vực, tiêu chí, tiêu chí thành phần của Chỉ số CCHC được quy định cụ thể tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.
1.2. Phần các tiêu chí đặc thù
Các tiêu chí đặc thù của đơn vị được xác định trên cơ sở các nhiệm vụ chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ được giao của đơn vị (ngoài các nội dung ở phần tiêu chí chung) được thực hiện thường xuyên, định lượng được, cụ thể:
- Văn phòng: 7 tiêu chí, 5 tiêu chí thành phần.
- Vụ Kế hoạch - Tổng hợp: 11 tiêu chí.
- Vụ Pháp chế: 7 tiêu chí, 8 tiêu chí thành phần.
- Vụ Tổ chức cán bộ: 9 tiêu chí, 2 tiêu chí thành phần.
- Trung tâm Thông tin: 7 tiêu chí.
- Các Vụ I, II, III; các Cục I, II, III: 5 tiêu chí.
- Vụ Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra: 4 tiêu chí.
- Cục Phòng, chống tham nhũng: 5 tiêu chí.
- Ban Tiếp công dân trung ương: 5 tiêu chí.
- Vụ Hợp tác Quốc tế: 6 tiêu chí.
- Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra: 9 tiêu chí.
- Trường Cán bộ Thanh tra: 8 tiêu chí.
- Báo Thanh tra, Tạp chí Thanh tra: 8 tiêu chí.
2. Thang điểm đánh giá
Thang điểm đánh giá là 50, trong đó:
- Thang điểm áp dụng cho các tiêu chí chung là: 30/50.
- Thang điểm áp dụng cho các tiêu chí đặc thù là: 20/50.
Thang điểm đánh giá được xác định cụ thể đối với từng tiêu chí, tiêu chí thành phần tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.
Điều 4. Phương pháp đánh giá
Các đơn vị tự theo dõi, đánh giá và chấm điểm kết quả thực hiện nhiệm vụ CCHC của đơn vị theo các tiêu chí, tiêu chí thành phần được quy định trong Bộ Chỉ số CCHC và hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ. Điểm các đơn vị tự đánh giá được thể hiện tại cột “tự đánh giá” của Phụ lục.
Điểm tự đánh giá của các đơn vị sẽ được Hội đồng thẩm định Chỉ số CCHC xem xét, công nhận hoặc điều chỉnh. Chỉ số CCHC được xác định bằng tỷ lệ % giữa tổng điểm đạt được và tổng điểm tối đa (50 điểm).
Điều 5. Hội đồng thẩm định Chỉ số CCHC
Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Thanh tra Chính phủ làm Hội đồng thẩm định Chỉ số CCHC; Trưởng ban Chỉ đạo CCHC của Thanh tra Chính phủ (làm Chủ tịch Hội đồng).
Tổ Giúp việc của Ban Chỉ đạo CCHC làm Tổ giúp việc của Hội đồng thẩm định Chỉ số CCHC của Thanh tra Chính phủ. Thường trực của Hội đồng thẩm định Chỉ số CCHC là Văn phòng Thanh tra Chính phủ.
Định kỳ hàng năm, sau khi các đơn vị thực hiện tự đánh giá, chấm điểm kết quả CCHC của đơn vị mình và gửi về thường trực của Hội đồng, Hội đồng thẩm định tổ chức họp, xem xét, thông qua kết quả chấm điểm chỉ số CCHC của từng đơn vị, xác định xếp hạng chỉ số CCHC của đơn vị, xem xét các trường hợp đặc thù và trình Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ phê duyệt, công bố kết quả.
Điều 6. Trách nhiệm thực hiện
1. Trách nhiệm của Văn phòng:
- Là đơn vị thường trực của Hội đồng thẩm định chỉ số CCHC;
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn các đơn vị triển khai áp dụng Chỉ số CCHC;
- Hàng năm xây dựng kế hoạch kèm theo dự toán kinh phí triển khai Kế hoạch xác định Chỉ số CCHC; chủ trì, đôn đốc và phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện sau khi kế hoạch được phê duyệt;
- Tập huấn, bồi dưỡng cho công chức, viên chức chuyên trách CCHC của các đơn vị về công tác theo dõi, đánh giá và xác định Chỉ số CCHC;
- Tổng hợp, xử lý số liệu thu thập được để xác định Chỉ số CCHC và xây dựng báo cáo tổng hợp kết quả xác định Chỉ số CCHC trình Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ phê duyệt;
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát nội dung Chỉ số CCHC để trình Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ quyết định điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế của cơ quan;
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan công bố kết quả Chỉ số CCHC hàng năm.
2. Trách nhiệm của Vụ Kế hoạch - Tổng hợp: phân bổ kinh phí để thực hiện Kế hoạch triển khai xác định chỉ số CCHC theo đề nghị của Văn phòng.
3. Trách nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ: căn cứ kết quả xếp hạng chỉ số CCHC hàng năm của đơn vị để tổng hợp báo cáo Hội đồng Thi đua khen thưởng và Tổng Thanh tra làm căn cứ đánh giá chung vào kết quả phân loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ và bình xét thi đua khen thưởng của các đơn vị hàng năm.
4. Trách nhiệm của các cục, vụ, đơn vị:
- Triển khai áp dụng Chỉ số CCHC tại đơn vị theo hướng dẫn của Văn phòng;
- Tổng hợp số liệu, xây dựng báo cáo kết quả tự đánh giá, chấm điểm Chỉ số CCHC của đơn vị gửi về Văn phòng.
Điều 7. Thời gian thực hiện
- Kết quả tự đánh giá, chấm điểm CCHC của các đơn vị được gửi về Văn phòng (qua phòng Kiểm soát Thủ tục hành chính) trước ngày 20 tháng 12 hàng năm.
- Hội đồng thẩm định Chỉ số CCHC hoàn thành xác định điểm, kết quả xếp hạng Chỉ số CCHC của các đơn vị trình Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ phê duyệt trước ngày 05 tháng 01 hàng năm.
- Kinh phí triển khai xác định Chỉ số CCHC được đảm bảo bằng ngân sách nhà nước và các nguồn xã hội hóa hợp pháp khác (nếu có).
- Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí cho triển khai áp dụng Chỉ số CCHC hàng năm thực hiện theo quy định.
Điều 9. Sửa đổi, bổ sung quy định
Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh vướng mắc, khó khăn, đề nghị các cục, vu, đơn vị phản ánh về Văn phòng để tổng hợp, báo cáo, đề xuất Tổng Thanh tra Chính phủ xem xét, sửa đổi, bổ sung quy định cho phù hợp.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.