ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 56/2013/QĐ-UBND |
Ninh Thuận, ngày 30 tháng 8 năm 2013 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Giám định tư pháp ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Quyết định số 258/QĐ-TTg ngày 11 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt đông giám định tư pháp;
Căn cứ Chỉ thị số 1958/CT-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả hoạt động giám định tư pháp;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 1090/TTr-STP ngày 15 tháng 8 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
KIỆN TOÀN VÀ TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 56/2013/QĐ-UBND ngày 30 tháng 8 năm
2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
I. Sự cần tiết xây dựng Đề án và căn cứ pháp lý
1. Sự cần thiết xây dựng Đề án:
Những năm gần đây, tỉnh Ninh Thuận không ngừng phát triển theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1222/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2010; việc phát triển theo quy hoạch tạo thời cơ và động lực mới cho tỉnh phát triển trong tương lai.
Cùng với sự phát triển chung, hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn cũng từng bước được củng cố, kiện toàn về tổ chức, bổ sung, tăng cường về đội ngũ giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc; cơ sở vật chất từng bước được trang bị một số thiết bị chuyên dùng; có thể kết luận giám định nhanh chóng, chính xác, phục vụ kịp thời của yêu cầu điều tra, phá án. Tuy nhiên, đội ngũ giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc của tỉnh hiện nay còn thiếu và yếu, nhất là cán bộ có trình độ chuyên môn sâu ở một số lĩnh vực như: pháp y, pháp y tâm thần, hoá sinh, độc chất, …; trang thiết bị thiếu đồng bộ.
Để kiện toàn và tăng cường năng lực hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020; nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; Quyết định số 258/QĐ-TTg ngày 11 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” ở địa phương, việc xây dựng Đề án “Kiện toàn và tăng cường năng lực hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020” là cần thiết.
a) Luật Giám định tư pháp ngày 20 tháng 6 năm 2012;
b) Quyết định số 258/QĐ-TTg ngày 11 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (sau đây gọi tắt là Đề án 258);
c) Chỉ thị số 1958/CT-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (sau đây gọi tắt là Chỉ thị số 1958/CT-TTg).
II. Thực trạng tổ chức và hoạt động giám định tư pháp
1. Về tổ chức giám định tư pháp:
a) Trung tâm Pháp y, Sở Y tế: thành lập theo Quyết định số 2650/QĐ-UBND ngày 01 tháng 12 năm 2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, hiện có 12 cán bộ, viên chức, trong đó có 4 giám định viên tư pháp chuyên trách.
- Cơ sở vật chất: được Sở Y tế bố trí trong khuôn viên Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận (cũ); 01 căn nhà cấp 4, có 03 phòng làm việc.
- Trang thiết bị: hiện tại số trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giám định đều đã cũ, lạc hậu;
b) Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh: hiện có 14 biên chế, trong đó có 06 giám định viên tư pháp chuyên trách.
- Cơ sở vật chất: được Công an tỉnh bố trí tại trụ sở Khối cảnh sát nhân dân trên đường 16/4, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, gồm 07 phòng làm việc và 01 Phòng xét nghiệm Sinh - Hoá phục vụ công tác giám định.
- Trang thiết bị: các thiết bị, máy móc chuyên dùng do Viện Khoa học hình sự cấp; hệ thống giám định tài liệu Doculab 2400, kính hiển vi soi nổi MZ8 được kết nối với hệ thống xử lý ảnh và in ảnh màu, máy vi tính cài đặt các chương trình ứng dụng trong công tác giám định, xử lý ảnh; máy ảnh kỹ thuật số, máy soi đa phổ, máy phát hiện dấu vết đường vân (POLIRAY) và các phương tiện sử dụng trong công tác kỹ thuật phòng, chống tội phạm.
- Các lĩnh vực giám định: Phòng KTHS được Viện KTHS phân cấp theo Quyết định số 181/C21(P1) ngày 05 tháng 3 năm 2007 về việc phân cấp giám định kỹ thuật hình sự và pháp y, theo đó Phòng KTHS được giám định 04/11 lĩnh vực, gồm: giám định dấu vết đường vân; giám định tài liệu; giám định sinh học; giám định kỹ thuật.
2. Về đội ngũ người giám định tư pháp:
a) Giám định viên tư pháp: hiện có 30 người, thuộc các lĩnh vực: Pháp y, Pháp y tâm thần, Kỹ thuật hình sự, Thông tin - Truyền thông, Giao thông vận tải, Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Tài nguyên và Môi trường (xem Phụ lục số 1);
b) Người giám định tư pháp theo vụ việc: hiện có 19 người, gồm các lĩnh vực: Pháp y, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Nông nghiệp, Tài chính kế toán, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông - Vận tải (xem phụ lục số 2).
3. Kết quả giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh 5 năm qua:
Cụ thể: năm 2008: 1254 vụ, việc; năm 2009: 1358 vụ, việc; năm 2010: 807 vụ, việc; năm 2011: 766 vụ, việc; năm 2012: 715 vụ, việc (xem Phụ lục số 3).
Qua báo cáo hằng năm của các tổ chức giám định tư pháp và báo cáo của các sở, ngành chuyên môn cho thấy: tuy số lượng vụ việc giám định tư pháp hằng năm không tăng nhưng độ khó, tính phức tạp của yêu cầu giám định lại gia tăng.
4. Về khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân:
a) Khó khăn, vướng mắc:
- Chưa có hướng dẫn cụ thể về trách nhiệm, mối quan hệ công tác giữa giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc với thủ trưởng các sở, ngành, cơ quan, đơn vị chủ quản và các cơ quan tiến hành tố tụng nên còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong việc thực hiện nhiệm vụ.
- Cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ cho công tác giám định trên các lĩnh vực còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn hiện nay, nhất là các lĩnh vực phức tạp như: pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự, đất đai, ô nhiễm môi trường, xác định giá trị tang vật trong vụ án hình sự, …
- Chưa có các mẫu chuẩn để làm cơ sở cho người giám định tư pháp đối chiếu, so sánh với các phẩm vật, tang vật trong quá trình giám định; quy trình tiêu chuẩn giám định pháp y chưa cụ thể; bảng tỷ lệ tổn hại sức khoẻ dành cho giám định pháp y được áp dụng từ bảng giám định y khoa nên không phù hợp, không đủ chi tiết để áp dụng vào thực tế.
- Thời gian trả lời kết quả giám định cho các cơ quan trưng cầu giám định chưa được quy định cụ thể, nhất là lĩnh vực tố tụng hình sự, do đó làm ảnh hưởng tới thời hiệu của quy trình tố tụng hình sự;
b) Nguyên nhân:
- Các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động giám định tư pháp chưa thật phù hợp với thực tế, một số quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn.
- Một số sở, ngành chưa chú trọng đúng mức đến tổ chức và hoạt động giám định tư pháp.
- Đội ngũ giám định viên tư pháp vừa thiếu về số lượng, vừa chưa đảm bảo về cơ cấu và chất lượng.
- Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho giám định tư pháp còn lạc hậu chưa đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay.
- Công việc của người giám định tư pháp khá vất vả, độc hại, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ cả thể chất lẫn tinh thần, trách nhiệm đối với công việc cao, tuy nhiên chế độ đãi ngộ vẫn chưa tương xứng.
Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc đủ số lượng, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ; từng bước đảm bảo cơ sở vật chất, kinh phí cho các tổ chức giám định tư pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng tốt trưng cầu giám định của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, các yêu cầu giám định tư pháp của tổ chức, cá nhân; đồng thời tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
a) Phát triển đội ngũ người giám định tư pháp:
- Phát triển đội ngũ giám định viên tư pháp ở tất cả các lĩnh vực giám định, ưu tiên cho 02 lĩnh vực là pháp y và kỹ thuật hình sự.
+ Giai đoạn 1, từ năm 2013 đến năm 2015: từ 30 người lên 45 người. Tăng khoảng 50%, so với số người hiện nay.
+ Giai đoạn 2, từ năm 2016 đến 2020: từ 45 người lên 60 người. Tăng 100%, so với số người hiện nay.
- Phát triển người giám định tư pháp theo vụ việc ở tất cả các lĩnh vực giám định, ưu tiên cho các lĩnh vực như: Tài nguyên - Môi trường, Xây dựng cơ bản, Giao thông vận tải, Thông tin truyền thông.
+ Giai đoạn 1, từ năm 2013 đến năm 2015: từ 19 người lên 28 người. Tăng khoảng 50%, so với số người hiện nay.
+ Giai đoạn 2 từ năm 2016 đến 2020: từ 28 người lên 38 người. Tăng 100%, so với số người hiện nay;
b) Phát triển các tổ chức giám định tư pháp:
- Tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập:
+ Giai đoạn 1, từ năm 2013 đến năm 2015: phấn đấu phát triển 01 văn phòng giám định tư pháp.
+ Giai đoạn 2, từ năm 2016 đến 2020: phấn đấu phát triển từ 01 đến 02 văn phòng giám định tư pháp.
- Tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc:
+ Từ năm 2013 - 2020: phát triển tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc ở một số lĩnh vực giám định, ưu tiên cho các lĩnh vực như: Tài nguyên - Môi trường, Xây dựng cơ bản, Giao thông vận tải, Thông tin truyền thông;
c) Nâng cao trình độ kiến thức pháp lý, nghiệp vụ giám định cho đội ngũ giám định viên tư pháp và người giám định tư pháp theo vụ, việc; đảm bảo 100% người giám định tư pháp được bồi dưỡng kiến thức pháp lý, nghiệp vụ giám định theo định kỳ và từng năm, trong suốt giai đoạn từ năm 2013 - 2020;
d) Bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động giám định tư pháp theo từng giai đoạn của Đề án;
đ) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh; nhất là công tác phối hợp giữa Sở Tư pháp với các cơ quan tiến hành tố tụng, các ngành, các cấp, các cơ quan chủ quản của người giám định tư pháp, trong suốt giai đoạn từ năm 2013 - 2020.
a) Tổ chức quán triệt, tuyên truyền Luật Giám định tư pháp năm 2012 và các văn bản có liên quan.
- Phân công trách nhiệm:
+ Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
+ Cơ quan phối hợp: các sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.
- Kết quả thực hiện: nâng cao nhận thức của lãnh đạo các cấp, các ngành, các tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân về vai trò, ý nghĩa của công tác giám định tư pháp; tạo vị thế mới cho hoạt động giám định tư pháp xứng tầm với tiến trình cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Nâng cao ý thức trách nhiệm của lãnh đạo các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp, nhất là các cơ quan, đơn vị chuyên môn quản lý tổ chức và hoạt động giám định tư pháp;
b) Tăng cường công tác quán triệt, tuyên truyền các quy định của pháp luật về giám định tư pháp như: Luật Giám định tư pháp năm 2012 và các văn bản có liên quan cho đội ngũ người tiến hành tố tụng.
- Phân công trách nhiệm:
+ Cơ quan chủ trì: Công an tỉnh quán triệt, tuyên truyền cho thủ trưởng, Phó thủ trưởng, Điều tra viên và cán bộ làm công tác điều tra, kỹ thuật hình sự trong ngành; Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh quán triệt, tuyên truyền cho đội ngũ Kiểm sát viên và cán bộ, công chức làm công tác kiểm sát; Toà án nhân dân tỉnh quán triệt, tuyên truyền cho đội ngũ thẩm phán và cán bộ, công chức trong ngành.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp và các sở, ngành có liên quan.
- Kết quả thực hiện: thủ trưởng, phó thủ trưởng, điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán và các chức danh nghiệp vụ khác trong hoạt động tố tụng nâng cao hơn hiệu quả trưng cầu giám định, đánh giá và sử dụng kết luận giám định trong hoạt động tố tụng.
2. Hoàn thiện tổ chức giám định tư pháp công lập.
a) Rà soát thực trạng, đánh giá năng lực gồm: quy mô, cơ cấu tổ chức, nhân lực, kinh phí, trang thiết bị, phương tiện giám định, trụ sở, … của Trung tâm Pháp y thuộc Sở Y tế, Phòng Kỹ thuật hình sự thuộc Công an tỉnh. Trên cơ sở đó, triển khai thực hiện việc củng cố, kiện toàn các tổ chức giám định tư pháp từng bước chính quy, hiện đại, đáp ứng kịp thời, có hiệu quả cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và phục vụ cho nhu cầu giám định theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân.
- Phân công trách nhiệm:
+ Sở Y tế: thực hiện củng cố, kiện toàn đối với Trung tâm Pháp y, đảm bảo bố trí đủ số lượng giám định viên tư pháp chuyên trách, cán bộ nghiệp vụ giám định cho các bộ phận chức năng của trung tâm, đảm bảo cơ sở vật chất cho Trung tâm Pháp y theo mục tiêu của Đề án.
+ Công an tỉnh: thực hiện củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động của Phòng Kỹ thuật hình sự, bảo đảm bố trí đủ số lượng giám định viên tư pháp chuyên trách, bảo đảm cơ sở vật chất cho Phòng Kỹ thuật hình sự theo mục tiêu của Đề án này, Đề án 258 và Chỉ thị số 1958/CT-TTg.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, Sở Nội vụ, Sở Tài chính và các sở, ngành có liên quan.
- Kết quả thực hiện: các tổ chức giám định tư pháp được bảo đảm nguồn nhân lực, trụ sở, trang thiết bị đáp ứng kịp thời các trưng cầu giám định của các cơ quan tiến hành tố tụng và các yêu cầu của tổ chức, cá nhân có nhu cầu giám định tư pháp;
b) Huy động, thu hút các cơ quan, tổ chức chuyên môn có năng lực, có điều kiện ở tất cả các lĩnh vực thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc, bảo đảm đáp ứng kịp thời các trưng cầu giám định của các cơ quan tố tụng ở địa phương (Điều 19 Luật Giám định tư pháp năm 2012).
- Phân công trách nhiệm:
+ Cơ quan chủ trì: Sở Y tế; Công an tỉnh; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Sở Tài chính; Sở Xây dựng; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Công Thương; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Giao thông vận tải và các sở, ngành liên quan.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp và các sở, ngành có liên quan.
- Kết quả thực hiện: các trưng cầu giám định của cơ quan tố tụng, người tiến hành tố tụng được giải quyết kịp thời, chất lượng cao theo quy định của pháp luật;
c) Nghiên cứu, đề xuất xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách ưu đãi về vật chất, phi vật chất, quy chế phối hợp quản lý đối với các cá nhân, cơ quan, tổ chức chuyên môn khi tham gia hoạt động giám định tư pháp.
- Phân công trách nhiệm:
+ Cơ quan chủ trì: các sở, ngành chủ quản đối với các tổ chức giám định (Sở Y tế, Công an tỉnh) và các sở, ngành chuyên môn có giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, các sở, ngành liên quan.
- Kết quả thực hiện: Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các chính sách ưu tiên, ưu đãi về vật chất, phi vật chất đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức chuyên môn khi tham gia hoạt động giám định tư pháp.
3. Tăng cường số lượng, nâng cao kiến thức cho đội ngũ người giám định tư pháp.
Rà soát, thống kê, đánh giá nguồn nhân lực người giám định tư pháp. Trên cơ sở đó đưa đi đào tạo nguồn giám định viên pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự; bồi dưỡng kiến thức pháp lý, nghiệp vụ giám định cho đội ngũ người giám định tư pháp theo định kỳ, hằng năm.
- Phân công trách nhiệm:
+ Cơ quan chủ trì: Sở Y tế, Công an tỉnh và các sở, ngành chuyên môn quản lý đội ngũ giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ, việc.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp và các sở, ngành có liên quan.
- Kết quả thực hiện: nguồn nhân lực được đáp ứng kịp thời cho các tổ chức giám định trong lĩnh vực pháp y, kỹ thuật hình sự; đội ngũ người giám định tư pháp ở tất cả các lĩnh vực đều được bồi dưỡng kiến thức pháp lý và nghiệp vụ giám định.
4. Hỗ trợ về tổ chức đối với người giám định tư pháp ở các sở, ngành, tổ chức chuyên môn.
a) Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc đang công tác tại các cơ quan, tổ chức chuyên môn (các sở, ngành, bệnh viện, trung tâm y tế, viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo, nghiên cứu, …) có trách nhiệm thực hiện giám định khi được trưng cầu đích danh hoặc theo sự phân công của cơ quan, tổ chức được trưng cầu giám định, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, Điều 11 Luật Giám định tư pháp. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận chữ ký của người giám định tư pháp được thực hiện như sau:
- Trường hợp người giám định tư pháp được trưng cầu, yêu cầu giám định đích danh thì chữ ký của người giám định tư pháp trong bản kết luận giám định tư pháp phải được chứng thực theo quy định của pháp luật về chứng thực.
- Trường hợp tổ chức (gồm tổ chức giám định tư pháp công lập và tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc) được trưng cầu, yêu cầu giám định thì người đứng đầu tổ chức được trưng cầu, yêu cầu đó phải ký tên, đóng dấu vào bản kết luận giám định và tổ chức được trưng cầu, yêu cầu chịu trách nhiệm về kết luận giám định tư pháp;
b) Định kỳ 6 tháng, hằng năm các sở, ngành, tổ chức chuyên môn quản lý người giám định tư pháp phải thực hiện sơ kết, tổng kết công tác giám định tư pháp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tư pháp); kịp thời giải quyết hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong công tác giám định tư pháp tại cơ quan, đơn vị.
- Phân công trách nhiệm:
+ Cơ quan chủ trì: các sở, ngành chuyên môn quản lý đội ngũ giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, các sở, ngành có liên quan.
- Kết quả thực hiện: các trưng cầu giám định của cơ quan tố tụng, người tiến hành tố tụng được giải quyết kịp thời, chất lượng cao theo quy định của pháp luật.
5. Bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động giám định tư pháp.
a) Khảo sát, đánh giá nhu cầu, dự toán kinh phí và từng bước bảo đảm về cơ sở vật chất cho các tổ chức giám định tư pháp trong lĩnh vực pháp y, kỹ thuật hình sự. Trên cơ sở đó, xây dựng danh mục, kế hoạch đầu tư, trang thiết bị máy móc, phương tiện giám định hiện đại và các điều kiện vật chất khác cho tổ chức giám định tư pháp ở địa phương. Thực hiện việc đầu tư và bảo đảm cơ sở vật chất cho các tổ chức giám định tư pháp theo thứ tự ưu tiên, có trọng tâm, trọng điểm.
- Phân công trách nhiệm:
+ Cơ quan chủ trì: Sở Y tế, Công an tỉnh.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành liên quan.
- Kết quả thực hiện: sác tổ chức giám định pháp y, kỹ thuật hình sự được đầu tư bảo đảm về trụ sở, kinh phí và được trang bị các loại thiết bị máy móc, phương tiện giám định hiện đại theo từng giai đoạn của Đề án;
b) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua mức thu phí giám định tư pháp trên từng lĩnh vực giám định tại địa phương.
- Phân công trách nhiệm:
+ Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan.
- Kết quả thực hiện: Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định mức thu phí giám định tư pháp ở địa phương.
6. Tăng cường quản lý Nhà nước về hoạt động giám định tư pháp.
a) Nghiên cứu đề xuất đổi mới nội dung, phương thức quản lý Nhà nước, tăng cường vai trò, trách nhiệm của cơ quan giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý công tác giám định tư pháp (Sở Tư pháp); phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm của các sở, ngành chuyên môn có người giám định tư pháp, các cơ quan tiến hành tố tụng; tăng cường vai trò của các hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp trong từng lĩnh vực giám định;
b) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh lập, đăng tải danh sách giám định viên tư pháp; lựa chọn, lập và hằng năm công bố danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Ninh Thuận, gửi Bộ Tư pháp để lập danh sách chung;
c) Xây dựng chương trình, kế hoạch và cơ chế thanh tra, kiểm tra tổ chức hoạt động giám định tư pháp theo định kỳ, đột xuất.
- Phân công trách nhiệm:
+ Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
+ Cơ quan phối hợp: các sở, ngành, tổ chức chuyên môn.
- Kết quả thực hiện: tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh; bảo đảm các sở, ngành, tổ chức chuyên môn ở địa phương thực hiện đúng quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động giám định tư pháp.
a) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý Nhà nước về giám định tư pháp ở địa phương; chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý về hoạt động của Văn phòng Giám định tư pháp;
b) Chủ trì, phối hợp các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch cụ thể, tổ chức triển khai thực hiện Đề án này, theo từng giai đoạn; định kỳ, hằng năm sơ kết, tổng kết đánh giá những việc đã thực hiện được, những khó khăn, vướng mắc, rút ra những kinh nghiệm, để tiếp tục thực hiện các giải pháp trong thời gian tới, nhằm đạt được các mục tiêu của Đề án;
c) Định kỳ hoặc đột xuất phối hợp với các sở, ngành chuyên môn, các tổ chức giám định tư pháp đề xuất cơ quan có thẩm quyền khen thưởng cho những cá nhân, tổ chức có thành tích xuất sắc trong hoạt động giám định tư pháp ở địa phương.
2. Sở Y tế: tăng cường cơ sở vật chất cho tổ chức giám định pháp y, đào tạo nguồn giám định viên pháp y, pháp y tâm thần trong ngành Y tế, theo từng giai đoạn của Đề án.
3. Công an tỉnh: tăng cường cơ sở, vật chất cho tổ chức giám định kỹ thuật hình sự và đào tạo nguồn giám định viên kỹ thuật hình sự, pháp y theo mục tiêu của Đề án; tổ chức thực hiện việc thống kê, đánh giá số lượng, chất lượng hoạt động giám định tư pháp trong hoạt động điều tra; trên cơ sở đó dự báo nhu cầu giám định của hoạt động điều tra trong lực lượng công an nhân dân theo từng giai đoạn của Đề án.
4. Sở Tài chính: cân đối ngân sách, bố trí kinh phí hằng năm để triển khai thực hiện Đề án.
5. Sở Nội vụ: chủ trì, phối hợp với các sở, ngành trong việc bảo đảm nguồn nhân lực và chính sách khuyến khích, thu hút cán bộ cho hoạt động giám định tư pháp theo mục tiêu của Đề án.
6. Đối với Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân tỉnh: đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Toà án nhân dân tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ của từng ngành, thống kê nhu cầu giám định tư pháp trong hoạt động tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, hành chính theo trưng cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng. Trên cơ sở đó, dự báo nhu cầu giám định của hoạt động tố tụng hình sự, dân sự, hành chính theo từng giai đoạn của Đề án.
7. Trách nhiệm của các sở, ngành có người giám định tư pháp:
a) Phối hợp với Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý Nhà nước về lĩnh vực giám định tư pháp chuyên ngành, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp thuộc lĩnh vực sở, ngành quản lý;
b) Hằng năm, rà soát, kiện toàn, tăng cường đội ngũ người giám định tư pháp ở sở, ngành; trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về giám định tư pháp, kiến thức pháp luật cho người giám định tư pháp ở lĩnh vực thuộc sở, ngành mình quản lý;
c) Phối hợp với Sở Tư pháp nghiên cứu, xây dựng trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định ban hành cơ chế thu hút và lựa chọn các chuyên gia, tổ chức chuyên môn có đủ điều kiện trong lĩnh vực do sở, ngành mình quản lý tham gia vào hoạt động giám định tư pháp;
d) Tạo điều kiện về tổ chức, trụ sở, phương tiện và trang thiết bị để người giám định tư pháp thực hiện tốt công tác giám định tư pháp; bảo đảm điều kiện lưu trữ, bảo quản hồ sơ giám định do người giám định tư pháp thuộc sở, ngành mình thực hiện theo đúng quy định pháp luật.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
DANH SÁCH GIÁM ĐỊNH VIÊN TƯ PHÁP
Phụ lục số 1
STT |
Họ và tên |
Năm sinh |
Đơn vị công tác |
Quyết định bổ nhiệm |
Lĩnh vực giám định |
Chức danh giám định |
Quyết định cấp thẻ GĐV của BTP |
KỸ THUẬT HÌNH SỰ |
|||||||
1 |
Phan Hùng |
1966 |
Phòng KTHS, Công an tỉnh |
5271/QĐ-UBND ngày 24/9/1994 |
Kỹ thuật hình sự (GĐ tài liệu) |
Giám định viên |
88/QĐ-BTP ngày 12/01/2009 |
2 |
Lê Ngọc Thư |
1970 |
Phòng KTHS, Công an tỉnh |
1776/QĐ-CT ngày 16/6/2005 |
Kỹ thuật hình sự (GĐ đường vân) |
Giám định viên |
01/QĐ-BTP ngày 04/01/2006 |
3 |
Nguyễn Đức Thuận |
1972 |
Phòng KTHS, Công an tỉnh |
5826/QĐ-UBND ngày 01/10/2008 |
Kỹ thuật hình sự (GĐ đường vân) |
Giám định viên |
88/QĐ-BTP ngày 12/01/2009 |
4 |
Trần Văn Sinh |
1967 |
Công an huyện Ninh Hải |
2085/QĐ-UBND ngày 19/9/2011 |
Kỹ thuật hình sự (GĐ tài liệu) |
Giám định viên |
4109/QĐ-BTP ngày 19/10/2011 |
5 |
Nguyễn Việt Hoà |
1984 |
Phòng KTHS, Công an tỉnh |
1327/QĐ-UBND ngày 28/6/2013 |
Kỹ thuật hình sự (GĐ đường vân) |
Giám định viên |
Luật GĐTP năm 2012 không quy định cấp thẻ |
6 |
Nguyễn Hoàng Ly |
1969 |
Phòng KTHS, Công an tỉnh |
1328/QĐ-UBND ngày 28/6/2013 |
Kỹ thuật hình sự (GĐ tài liệu và dấu vết cơ học -súng đạn) |
Giám định viên |
Luật GĐTP năm 2012 không quy định cấp thẻ |
7 |
Nguyễn Nghi Anh |
1981 |
Phòng KTHS, Công an tỉnh |
1329/QĐ-UBND ngày 28/6/2013 |
Kỹ thuật hình sự ( GĐ cháy, nổ) |
Giám định viên |
Luật GĐTP năm 2012 không quy định cấp thẻ |
TRUNG TÂM PHÁP Y |
|||||||
8 |
Nguyễn Chương |
1973 |
Trung tâm Pháp Y |
1252/QĐ-UBND ngày 26/6/2012 |
Pháp Y |
Giám định viên |
2087/QĐ-BTP ngày 20/7/2012 |
9 |
Trương Mai Hoàng |
1967 |
Trung tâm Pháp Y |
2347/QĐ-UBND ngày 19/11/2012 |
Pháp y |
Giám định viên |
3848/QĐ-BTP ngày 11/12/2012 |
10 |
Lưu Hồng Sơn |
1965 |
Trung tâm Pháp Y |
4281/QĐ-UBND ngày 04/10/2000 |
Pháp y |
Giám định viên |
01/QĐ-BTP ngày 04/01/2006 |
11 |
Trần Việt Sơn |
1965 |
Trung tâm Pháp Y |
2404/QĐ-UBND ngày 27/11/2012 |
Pháp y |
Giám định viên |
3850/QĐ-BTP ngày 11/12/2012 |
BỆNH VIỆN TỈNH |
|||||||
12 |
Đỗ Văn Chu |
1958 |
Bệnh viện tỉnh |
3956/QĐ-UBND ngày 19/9/2007 |
Pháp y |
Giám định viên |
961/QĐ-BTP ngày 21/5/2008 |
13 |
Trần Phúc |
1953 |
Bệnh viện tỉnh |
3955/QĐ-UBND ngày 19/9/2007 |
Pháp y |
Giám định viên |
961/QĐ-BTP ngày 21/5/2008 |
14 |
Lê Thanh Thái |
1968 |
Bệnh viện tỉnh |
3954/QĐ-UBND ngày 19/9/2007 |
Pháp y tâm thần |
Giám định viên |
961/QĐ-BTP ngày 21/5/2008 |
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH Y KHOA |
|||||||
15 |
Vũ Văn Thịnh |
1962 |
Trung tâm giám định Y khoa |
4280/QĐ-UBND ngày 04/10/2000 |
Pháp y |
Giám định viên |
01/QĐ-BTP ngày 04/01/2006 |
SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI |
|||||||
16 |
Tạ Hậu |
1972 |
Sở Giao thông vận tải |
922/QĐ-UBND ngày 10/5/2010 |
Phương tiện cơ giới đường bộ |
Giám định viên |
1728/QĐ-BTP ngày 17/6/2010 |
17 |
Phạm Thông |
1966 |
Sở Giao thông vận tải |
923/QĐ-UBND ngày 10/5/2010 |
Công trình giao thông đường bộ |
Giám định viên |
1728/QĐ-BTP ngày 17/6/2010 |
18 |
Nguyễn Hữu Thế |
1971 |
Sở Giao thông vận tải |
921/QĐ-UBND ngày 10/5/2010 |
Công trình giao thông đường bộ |
Giám định viên |
1728/QĐ-BTP ngày 17/6/2010 |
19 |
Nguyễn Văn Vinh |
1978 |
Sở Giao thông vận tải |
924/QĐ-UBND ngày 10/5/2010 |
Công trình giao thông đường bộ |
Giám định viên |
1728/QĐ-BTP ngày 17/6/2010 |
NGÀNH BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG |
|||||||
20 |
Dương Ngọc Hưng |
1955 |
Sở Thông tin và Truyền thông |
2793/UBND-NC ngày 29/6/2010 |
Thông tin và truyền thông |
Giám định viên |
1897/QĐ-BTP ngày 12/7/2010 |
21 |
Đào Xuân Kỳ |
1972 |
Sở Thông tin và Truyền thông |
1569/QĐ-UBND ngày 15/8/2012 |
Công nghệ thông tin |
Giám định viên |
2519/QĐ-BTP ngày 12/9/2012 |
22 |
Nguyễn Tri Long |
1973 |
Sở Thông tin và Truyền thông |
2793/UBND-NC ngày 29/6/2010 |
Thông tin và truyền thông |
Giám định viên |
1897/QĐ-BTP ngày 12/7/2010 |
SỞ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH |
|||||||
23 |
Phan Quốc Anh |
1957 |
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch |
2884/QĐ-UBND ngày 01/9/2000 |
Văn học nghệ thuật, văn hoá phẩm nghệ thuật |
Giám định viên |
2474/QĐ-BTP ngày 07/11/2006 |
24 |
Trương Văn Ẩn |
1954 |
BQL Di tích danh thắng tỉnh |
2883/QĐ-UBND ngày 01/9/2000 |
Văn học nghệ thuật, văn hoá phẩm nghệ thuật |
Giám định viên |
2474/QĐ-BTP ngày 07/11/2006 |
25 |
Nguyễn Văn Hoàng |
1961 |
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch |
1050/QĐ-UBND |
Thể dục thể thao |
Giám định viên |
4109/QĐ-BTP ngày 19/10/2011 |
26 |
Trần Minh Phúc |
1953 |
TT. Văn hoá thông tin tỉnh |
2882/QĐ-UBND ngày 01/9/2000 |
Văn học nghệ thuật, văn hoá phẩm nghệ thuật |
Giám định viên |
2474/QĐ-BTP ngày 07/11/2006 |
27 |
Lê Minh Phong |
1955 |
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch |
2881/QĐ-UBND ngày 01/9/2000 |
Văn học nghệ thuật, văn hoá phẩm nghệ thuật |
Giám định viên |
2474/QĐ-BTP ngày 07/11/2006 |
28 |
Nguyễn Trần Vượng |
1964 |
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch |
1051/QĐ-UBND ngày 11/5/2011 |
Du lịch |
Giám định viên |
4109/QĐ-BTP ngày 19/10/2011 |
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG |
|||||||
29 |
Nguyễn Văn Quế |
1973 |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
1049/QĐ-UBND ngày 11/5/2011 |
Đất đai |
Giám định viên |
4109/QĐ-BTP |
BAN TỔ CHỨC TỈNH ỦY |
|||||||
30 |
Phạm Văn Muộn |
1958 |
Ban Tổ chức Tỉnh ủy |
2881/QĐ-UBND ngày 01/9/2000 |
Văn học nghệ thuật, văn hoá phẩm nghệ thuật |
Giám định viên |
2474/QĐ-BTP ngày 07/11/2006 |
Tổng cộng: 30 giám định viên tư pháp |
DANH SÁCH NGƯỜI GIÁM ĐỊNH THEO VỤ VIỆC
Phụ lục số 2
STT |
Họ và tên |
Năm sinh |
Đơn vị công tác |
Lĩnh vực giám định |
QĐ công bố GĐ vụ việc |
Ghi chú |
1 |
Thái Phương Phiên |
1963 |
Bệnh viện tỉnh |
Chuyên khoa TMH |
1346/QĐ-BTP |
|
2 |
Bùi Viết Tuấn |
1960 |
Bệnh viện tỉnh |
Chuyên khoa nội |
1346/QĐ-BTP |
|
3 |
Đặng Ngọc Liễn |
1958 |
Bệnh viện tỉnh |
Chuyên khoa sản |
1346/QĐ-BTP |
|
4 |
Cao Huy Tùng |
1965 |
Bệnh viện tỉnh |
Chuyên khoa CĐHA |
1346/QĐ-BTP |
|
5 |
Trần Kim Tuấn |
1959 |
Sở Tài chính |
Tài chính - kế toán |
1346/QĐ-BTP |
|
6 |
Huỳnh Tấn Quốc |
1964 |
Sở Tài chính |
Tài chính - kế toán |
1346/QĐ-BTP |
|
7 |
Huỳnh Văn Hùng |
1960 |
Sở Tài chính |
Tài chính - kế toán |
1346/QĐ-BTP |
|
8 |
Nguyễn Hoàng |
1959 |
Sở Tài chính |
Tài chính - kế toán |
1346/QĐ-BTP |
|
9 |
Lê Anh Tuấn |
1964 |
Sở Tài chính |
Tài chính - kế toán |
1346/QĐ-BTP |
|
10 |
Trần Thị Phước Tuyền |
1967 |
Sở Tài chính |
Tài chính - kế toán |
1346/QĐ-BTP |
|
11 |
Phan Tấn Cảnh |
1971 |
Sở Xây dựng |
Kiểm tra dự toán công trình |
1346/QĐ-BTP |
|
12 |
Phạm Hữu Sơn |
1968 |
Sở Xây dựng |
Kiểm tra dự toán công trình |
1346/QĐ-BTP |
|
13 |
Nguyễn Hữu Hoán |
1954 |
Chi cục Kiểm lâm |
Thiệt hại tài nguyên rừng |
2641/QĐ-BTP |
|
14 |
Nguyễn Ngọc Thanh |
1962 |
Chi Cục Kiểm lâm |
Thiệt hại tài nguyên rừng |
2641/QĐ-BTP |
|
15 |
Trần Anh Tuấn |
1972 |
Chi cục Kiểm lâm |
Thiệt hại tài nguyên rừng |
2641/QĐ-BTP |
|
16 |
Phùng Trí Thành |
1958 |
Chi cục Kiểm lâm |
Thiệt hại tài nguyên rừng |
2641/QĐ-BTP |
|
17 |
Dương Tử Giang |
1963 |
Hạt Kiểm lâm huyện Bác Ái |
Thiệt hại tài nguyên rừng |
1346/QĐ-BTP |
|
18 |
Trịnh Văn Thơ |
1965 |
Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia núi Chúa |
Thiệt hại tài nguyên rừng |
1346/QĐ-BTP |
|
19 |
Hán Thanh Tuyển |
1960 |
Đội Kiểm lâm cơ động PCCCR |
Thiệt hại tài nguyên rừng |
1346/QĐ-BTP |
|
Tổng cộng: 19 người giám định theo vụ việc |
KẾT QUẢ CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Phụ lục số 3
STT |
Nội dung |
2008 |
2009 |
2010 |
2011 |
2012 |
Ghi chú |
I |
Giám định pháp y |
|
|
|
|
|
|
1 |
Giám định thương tích |
189 |
200 |
191 |
157 |
172 |
|
2 |
Giám định tử thi |
173 |
161 |
163 |
134 |
136 |
|
3 |
Giám định tình dục |
15 |
|
15 |
15 |
14 |
|
4 |
Giám định tử thi trên hồ sơ |
04 |
|
05 |
03 |
04 |
|
5 |
Giám định thừa kế |
98 |
27 |
0 |
03 |
05 |
|
6 |
Giám định sức khoẻ kết hôn có yếu tố nước ngoài |
96 |
58 |
04 |
01 |
01 |
|
7 |
Giám định thi hành án |
03 |
02 |
01 |
04 |
03 |
|
8 |
Giám định giới tính |
02 |
|
07 |
04 |
02 |
|
9 |
Giám định vi thể, độc chất (gửi đi giám định) |
86 |
|
51 |
55 |
35 |
|
10 |
Tham gia tố tụng tại Toà án |
|
|
04 |
05 |
02 |
|
11 |
Giám định pháp y tâm thần |
|
|
|
01 |
0 |
|
|
Cộng |
666 |
448 |
441 |
386 |
374 |
|
II |
Giám định kỹ thuật hình sự |
|
|
|
|
|
|
1 |
Giám định chữ ký, chữ viết |
23 |
30 |
25 |
14 |
33 |
|
2 |
Giám định tài liệu |
0 |
255 |
03 |
0 |
0 |
|
3 |
Giám định đường vân |
06 |
21 |
17 |
12 |
19 |
|
4 |
Giám định số khung - số máy xe ôtô |
157 |
284 |
168 |
332 |
263 |
|
5 |
Giám định hình dấu |
0 |
0 |
0 |
0 |
|
|
6 |
Giám định dấu vết máu |
08 |
07 |
12 |
06 |
08 |
|
7 |
Khám nghiệm hiện trường và tử thi |
42 |
0 |
0 |
0 |
|
|
8 |
Giám định phương pháp in |
0 |
0 |
0 |
0 |
|
|
9 |
Giám định tẩy xoá |
0 |
0 |
0 |
0 |
|
|
10 |
Giám định ma túy |
0 |
0 |
0 |
0 |
04 |
|
11 |
Xét nghiệm chất ma túy (tuyển sinh) |
348 |
313 |
133 |
05 |
02 |
|
|
Cộng |
585 |
910 |
358 |
369 |
329 |
|
III |
Giám định vụ việc |
|
|
|
|
|
|
1 |
Giám định thiệt hại tài nguyên rừng |
0 |
0 |
03 |
05 |
09 |
|
2 |
Giám định về tài chính |
03 |
0 |
03 |
05 |
|
|
3 |
Giám định lâm sản |
|
|
01 |
|
|
|
4 |
Giám định văn hoá - nghệ thuật |
|
|
01 |
|
|
|
5 |
Giám định động vật quý hiếm (nhóm IB) |
|
|
|
01 |
|
|
6 |
Giám định thông tin, truyền thông |
|
|
|
|
03 |
|
7 |
Cộng |
03 |
|
08 |
11 |
12 |
|
|
Tổng cộng |
1.254 |
1.358 |
807 |
766 |
715 |
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.