UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 56/2009/QĐ-UBND |
Vĩnh Yên, ngày 06 tháng 11 năm 2009 |
ỦY BAN NHÂN DÂN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ năm 2008;
Căn cứ Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP ngày 17/11/2002; Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông;
Căn cứ Nghị quyết 30/2006/NQ-HĐND ngày 18/12/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIV về một số biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006-2010;
Theo đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Phúc,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức hoạt động, chế độ, chính sách của lực lượng Quần chúng tự nguyện tham gia đảm bảo TTATGT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký, mọi quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ngành: Công an tỉnh, Tài chính, Giao thông Vận tải, Ban ATGT tỉnh; Chủ tịch UBND huyện, thành, thị và các tổ chức, cá nhân liên quan căn cứ quyết định thi hành./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
Quy định này quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức hoạt động, chế độ chính sách đối với lực lượng quần chúng tự nguyện tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Các tổ chức, cá nhân cư trú, hoạt động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc phải tuân thủ các quy định của quyết định này.
Lực lượng quần chúng tự nguyện tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý trực tiếp của Trưởng Công an huyện, thành, thị; chịu sự phân công, điều hành của Đội Cảnh sát giao thông Công an huyện, thành, thị; chịu sự chỉ huy trực tiếp về nghiệp vụ của cán bộ Cảnh sát giao thông trong khi làm nhiệm vụ tại địa điểm được phân công và chịu sự giám sát của cấp uỷ, chính quyền cơ sở và quần chúng nhân dân nơi có các điểm phức tạp về trật tự an toàn giao thông và các chốt đèn tín hiệu giao thông.
Mọi hoạt động của lực lượng quần chúng tự nguyện tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông, thực hiện theo quy định của Quyết định này và các quy định khác của pháp luật. Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng danh nghĩa lực lượng tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông để thực hiện các hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Điều 4: Trách nhiệm của các Sở, Ban ngành, đoàn thể, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng, củng cố lực lượng quần chúng tự nguyện tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể; Uỷ ban nhân dân huyện, thành thị, các xã, phường, thị trấn; lực lượng vũ trang; các tổ chức chính trị xã hội và mọi công dân trong tỉnh có trách nhiệm tham gia xây dựng và giúp đỡ lực lượng quần chúng tự nguyện tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông hoàn thành nhiệm vụ.
1. Đảm bảo TTATGT ở khu vực được phân công, không để chủ phương tiện dừng, đỗ tuỳ tiện, không để người dân bày bán hàng hoá vi phạm hành lang an toàn giao thông.
2. Nhắc nhở, hướng dẫn và tuyên truyền trực tiếp cho người tham gia giao thông nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông đường bộ, tín hiệu đèn chỉ huy giao thông, không để người và phương tiện chen lấn phần đường tại khu vực rào chắn đường ngang dễ gây ùn tắc giao thông.
3. Phối hợp Cảnh sát giao thông và các lực lượng chức năng khác bắt giữ, xử lý các trường hợp cố tình vi phạm Luật giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
4. Bảo vệ hiện trường các vụ tai nạn, va chạm giao thông xảy ra và thông báo kịp thời cho lực lượng Cảnh sát giao thông để giải quyết, đồng thời phối hợp cấp cứu người bị tai nạn.
5. Tham gia các công việc khác do Trưởng Công an huyện, thành, thị phân công.
Mỗi điểm phức tạp về trật tự an toàn giao thông thành lập 1 tổ công tác. Tổ gồm 5 người, trong đó có một Tổ trưởng và 4 thành viên.
Tổ quần chúng tự nguyện tham gia đảm bảo TTATGT do Công an tỉnh trực tiếp tuyển chọn, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn và giao cho Trưởng Công an huyện, thành, thị quản lý, phân công, điều hành trực tiếp; chức danh Tổ trưởng do Trưởng Công an huyện, thành, thị trực tiếp quản lý quyết định bổ nhiệm; Tổ trưởng và các tổ viên mà không hoàn thành nhiệm vụ được phân công, vi phạm pháp luật thì bị bãi nhiệm, thay thế bằng người khác hoặc bị xử lý bằng pháp luật theo mức độ vi phạm, đồng thời phải bồi hoàn lại các quân trang, công cụ hỗ trợ được trang cấp.
Việc bổ nhiệm, bãi miễn chức danh Tổ trưởng và các thành viên được Trưởng Công an huyện, thành, thị ra quyết định bằng văn bản.
Điều 7: Điều kiện, tiêu chuẩn của lực lượng quần chúng tự nguyện tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông
1. Điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn:
a. Công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, cư trú ổn định tại địa bàn.
b. Có lý lịch rõ ràng, bản thân và gia đình gương mẫu chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
c. Có sức khoẻ, có điều kiện, nhiệt tình và tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội; am hiểu pháp luật về trật tự an toàn giao thông và phải được bồi dưỡng nghiệp vụ về trật tự an toàn giao thông.
d. Không có tiền án, tiền sự, không phải là người đang chấp hành hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo hay đang chấp hành một trong các biện pháp xử lý hành chính khác.
e. Quan hệ tốt với nhân dân, được quần chúng nhân dân tín nhiệm.
2. Hồ sơ tuyển trọn gồm:
a. Sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú.
b. Đơn xin tự nguyện tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
c. Giấy khám sức khỏe của cơ quan y tế.
Tổ viên chịu sự quản lý, phân công của Tổ trưởng và phải chấp hành nghiêm chỉnh giờ giấc, thời gian làm việc được phân công.
Tổ trưởng chịu trách nhiệm quản lý, phân công, điều hành mọi hoạt động của các thành viên trong tổ tại các điểm được phân công, phải thường xuyên báo cáo tình hình, kết quả công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại các điểm được phân công với Trưởng Công an huyện, thành, thị.
Trong khi làm nhiệm vụ tổ quần chúng tự nguyện tham ra đảm bảo trật tự an toàn giao thông phải mặc đúng trang phục và sử dụng công cụ hỗ trợ theo đúng quy định và chịu sự chỉ huy trực tiếp về nghiệp vụ của cán bộ Cảnh sát giao thông cùng tham gia.
Hàng tuần, tháng tổ chức họp tổ, đánh giá tình hình, kết quả công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại địa điểm được phân công và báo cáo kết quả về Công an huyện, thành, thị.
Điều 9: Mối quan hệ công tác.
1. Đối với Đảng uỷ, chính quyền cơ sở: Tổ quần chúng tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông phải chịu sự giám sát của cấp uỷ Đảng, chính quyền cơ sở, các tổ chức đoàn thể và nhân dân địa phương về hoạt động đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại địa điểm được phân công.
2. Đối với công an phường, xã và các lực lượng chức năng khác: Phối hợp với lực lượng công an phường, xã và các lực lượng chức năng khác tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn khi có sự phân công của Trưởng Công an huyện, thành, thị.
Điều 10: Chế độ, chính sách đối với lực lượng quần chúng tự nguyện tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông
1. Quần chúng tự nguyện tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông, năm đầu được hưởng số tiền bồi dưỡng là 30.000đ/ngày, từ năm thứ 2 trở đi mức bồi dưỡng được tăng lên mỗi năm với mức là 5000đ/ngày/1 người. Tổ trưởng ngoài số tiền trên được hưởng 100.000đ/tháng tiền trách nhiệm.
2. Hàng năm, lực lượng quần chúng tự nguyện tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông được huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức chính trị, pháp luật, nghiệp vụ về trật tự an toàn giao thông theo quy định.
Điều 11: Trang bị phương tiện đối với lực lượng quần chúng tự nguyện tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông:
Quần chúng tự nguyện tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông, năm đầu được trang bị 2 bộ quần áo thu đông, 2 bộ quần áo xuân hè; 2 đôi giầy đen, 2 mũ cứng, 2 băng hiệu, 2 cờ hiệu, 2 còi hiệu, 2 đèn pin và các năm tiếp theo mỗi năm được cấp 1 bộ quần áo thu đông, 2 bộ quần áo xuân hè, 1 đôi giày đen, 1 mũ cứng, 2 băng hiệu, 2 cờ hiệu, 2 còi hiệu, 1 đèn pin.
Điều 12: Kinh phí hoạt động của lực lượng quần chúng tự nguyện tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông được trích từ nguồn thu phạt an toàn giao thông và ngân sách tỉnh hỗ trợ.
Giao Công an tỉnh phối hợp Sở tài chính hàng năm có dự trù kinh phí và có hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí đảm bảo cho hoạt động của lực lượng quần chúng tự nguyện tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT VÀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
Điều 13: Khen thưởng, kỷ luật.
Quần chúng tự nguyện tham gia đảm bảo TTATGT hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được động viên, khen thưởng theo quy định như đối với Công an xã.
Quần chúng tự nguyện tham gia đảm bảo TTATGT lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật hoặc mưu cầu lợi ích cá nhân ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, uy tín của tổ chức thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị hại theo quy định của pháp luật.
Mọi tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về các hành vi của Tổ trưởng và các tổ viên trong khi làm nhiệm vụ.
Mọi tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ tố cáo lực lượng quần chúng tự nguyện tham gia đảm bảo TTATGT có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ vi phạm pháp luật hoặc mưu cầu lợi ích cá nhân gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự tại cơ sở.
Điều 15: Trách nhiệm của Công an tỉnh
Giúp UBND tỉnh chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn việc thành lập các tổ quần chúng tự nguyện tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông; quy định chương trình, nội dung bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ về trật tự an toàn giao thông; việc trang thiết bị cho lực lượng quần chúng tự nguyện tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông theo quy định.
Hàng năm tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức các Hội nghị sơ kết, tổng kết về công tác của lực lượng quần chúng tự nguyện tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông để rút kinh nghiệm, nhân điển hình tiên tiến, nhằm động viên, khen thưởng kịp thời những cá nhân làm tốt công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Tổ chức rà soát, đánh giá tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh, từ đó báo cáo, đề xuất UBND loại bỏ các điểm không còn phức tạp về trật tự an toàn giao thông và bổ sung những điểm phức tạp mới về trật tự an toàn giao thông cần phải bố trí lực lượng quần chúng tự nguyện tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Điều 16: Chính quyền cấp cơ sở, các tổ chức đoàn thể, đơn vị, tổ chức và mọi công dân có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, giúp đỡ và tạo mọi đIều kiện để lực lượng quần chúng tự nguyện tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông hoàn thành nhiệm vụ.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.