ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5533/QĐ-UBND |
Thanh Hóa, ngày 31 tháng 12 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quản lý nợ công ngày 23 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 93/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý nợ của Chính quyền địa phương;
Căn cứ Nghị định số 94/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về nghiệp vụ quản lý nợ công;
Căn cứ Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 56/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài;
Căn cứ Thông tư số 80/2018/TT-BTC ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Bộ Tài chính về hướng dẫn mẫu biểu báo cáo về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 84/2018/TT-BTC ngày 13 tháng 9 năm 2018 của Bộ Tài chính về quy định mẫu biểu báo cáo và công bố thông tin về nợ công;
Căn cứ Công văn số 1983/VPCP-KTTH ngày 14 tháng 3 năm 2020 của Văn phòng Chính phủ về việc đánh giá kết quả 01 năm thi hành Luật Quản lý nợ công;
Theo đề nghị của Sở Tài chính tại Văn bản số 7860/STC-QLNS&THTK ngày 14 tháng 12 năm 2021 (cùng các hồ sơ, tài liệu có liên quan).
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nợ chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Điều 2. Giao Sở Tài chính là cơ quan đầu mối, có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy chế này đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan; kịp thời báo cáo UBND tỉnh nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, Trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5533/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Thanh Hóa)
Quy chế này quy định về nguyên tắc, nội dung, phương thức phối hợp và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác quản lý nợ chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác quản lý nợ chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
1. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất trong công tác quản lý nợ chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh; xác định rõ trách nhiệm của cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp theo đúng quy định của pháp luật.
2. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được pháp luật quy định để thực hiện công tác phối hợp và không làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Công tác phối hợp phải đáp ứng yêu cầu nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ theo quy định của pháp luật, tránh chồng chéo trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ.
1. Phối hợp trong đề xuất các khoản vay.
2. Phối hợp trong thực hiện vay.
3. Phối hợp trong quản lý và sử dụng khoản vay.
4. Phối hợp trong công tác báo cáo và công bố thông tin nợ của chính quyền địa phương.
5. Phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra.
Tùy theo tính chất, nội dung của công việc, cơ quan chủ trì quyết định áp dụng một trong các phương thức phối hợp sau:
1. Lấy ý kiến bằng văn bản và đề nghị cung cấp hồ sơ
Cơ quan chủ trì có văn bản đề nghị tham gia ý kiến và cung cấp hồ sơ liên quan đến nội dung cần xin ý kiến cho cơ quan phối hợp. Văn bản đề nghị phải xác định rõ nội dung, thời gian cần xin ý kiến đối với từng cơ quan phối hợp. Cơ quan được đề nghị phối hợp có trách nhiệm nghiên cứu, trả lời bằng văn bản và cung cấp tài liệu (nếu có) theo nội dung và thời hạn đề nghị của cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm về ý kiến tham gia.
Cơ quan chủ trì có trách nhiệm nghiên cứu tiếp thu, tổng hợp ý kiến tham gia của các cơ quan phối hợp; trường hợp không tiếp thu ý kiến của cơ quan phối hợp thì phải có văn bản giải trình, nêu rõ lý do và phải chịu trách nhiệm về việc không tiếp thu ý kiến đó.
2. Lấy ý kiến tại cuộc họp
a) Chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày họp, cơ quan được giao chủ trì có văn bản mời họp gửi cơ quan phối hợp, trong đó phải nêu rõ nội dung, thành phần tham dự, thời gian và địa điểm tổ chức cuộc họp; đồng thời, phải gửi kèm hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung cuộc họp cho cơ quan phối hợp.
Trường hợp phải giải quyết công việc đột xuất theo yêu cầu của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh nhưng đơn vị chủ trì chưa chuẩn bị kịp hồ sơ, tài liệu phục vụ cuộc họp hoặc gửi hồ sơ, tài liệu cho cơ quan phối hợp không đảm bảo thời gian quy định nêu trên thì cơ quan phối hợp vẫn phải tham dự cuộc họp.
b) Thủ trưởng cơ quan phối hợp có trách nhiệm tham dự, hoặc phân công người dự cuộc họp do cơ quan chủ trì tổ chức; người tham dự cuộc họp có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, chuẩn bị ý kiến phát biểu về những vấn đề cơ quan chủ trì cần lấy ý kiến và vấn đề khác có liên quan; đồng thời, chịu trách nhiệm với ý kiến phát biểu của mình tại cuộc họp.
c) Cơ quan chủ trì có trách nhiệm ghi đầy đủ nội dung cuộc họp bằng văn bản. Nếu cuộc họp thống nhất được các nội dung thì ý kiến kết luận của cơ quan chủ trì tại cuộc họp là ý kiến của tất cả các thành viên tham dự họp; trường hợp nội dung cuộc họp không thống nhất thì phải ghi đầy đủ ý kiến của từng thành viên tham dự họp. Kết thúc cuộc họp, các thành viên tham dự họp có trách nhiệm ký vào biên bản để xác nhận ý kiến của mình.
Điều 6. Phối hợp trong đề xuất các khoản vay
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, tổng hợp nhu cầu đầu tư của các dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ (trong đó có cả dự án có sử dụng vốn vay lại) vào kế hoạch đầu tư công trung hạn, hàng năm, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo quy định; đồng thời, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
2. Sở Tài chính tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh danh mục các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn vay theo hình thức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và nguồn vốn vay trong nước khác.
Điều 7. Phối hợp trong việc thực hiện khoản vay
1. Sau khi có chủ trương từ các cơ quan Trung ương cho Ủy ban nhân dân tỉnh vay và Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định cho các chương trình, dự án được đầu tư bằng nguồn vốn vay lại từ nguồn vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan chuyên môn để hoàn thiện hồ sơ, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ký thỏa thuận vay lại với Bộ Tài chính.
2. Sau khi Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định cho chương trình, dự án được đầu tư bằng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương tỉnh Thanh Hóa, Sở Tài chính tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh hoàn thiện Đề án phát hành trái phiếu chính quyền địa phương tỉnh Thanh Hóa gửi Bộ Tài chính cho ý kiến. Trường hợp Bộ Tài chính có ý kiến chấp thuận bằng văn bản đối với điều kiện, điều khoản của trái phiếu chính quyền địa phương tỉnh Thanh Hóa, Sở Tài chính tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh phát hành trái phiếu chính quyền địa phương tỉnh Thanh Hóa theo quy định.
Điều 8. Phối hợp trong quản lý và sử dụng khoản vay
1. Lập, điều chỉnh kế hoạch tài chính ngân sách trung hạn, kế hoạch đầu tư công trung hạn, dự toán vốn đầu tư hàng năm:
Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan chuyên môn xây dựng kế hoạch vay, trả nợ 05 năm, 03 năm, hàng năm của chính quyền địa phương, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh gửi Bộ Tài chính theo quy định. Sau khi có quyết định giao dự toán của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
- Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định chi trả nợ gốc, nợ lãi, phí và các khoản chi khác có liên quan (nếu có).
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh phân bổ chi tiết nguồn vốn vay của chính quyền địa phương cho các chương trình, dự án.
2. Thanh, quyết toán vốn vay chính quyền địa phương:
- Kho bạc Nhà nước Thanh Hóa thực hiện hạch toán ngân sách tỉnh từng nguồn vốn vay của chính quyền địa phương theo quy định.
- Sở Tài chính phối hợp với Kho bạc Nhà nước Thanh Hóa và chủ chương trình, dự án tổng hợp quyết toán nguồn vốn vay của chính quyền địa phương trong quyết toán ngân sách địa phương hàng năm, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt gửi Bộ Tài chính theo quy định.
Điều 9. Phối hợp trong việc báo cáo và công bố thông tin nợ chính quyền địa phương
1. Báo cáo nợ chính quyền địa phương
a) Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và chủ chương trình, dự án báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình nợ của chính quyền địa phương theo quy định; tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Tài chính nợ chính quyền địa phương theo Điều 15 Nghị định số 93/2018NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ quy định về quản lý nợ chính quyền địa phương và Thông tư số 84/2018/TT-BTC ngày 13/9/2018 của Bộ Tài chính quy định về mẫu biểu báo cáo và thông tin về nợ công.
b) Chủ chương trình, dự án báo cáo định kỳ, đột xuất và báo cáo khác, như sau:
- Báo cáo tháng: Thực hiện định kỳ vào ngày 15 hàng tháng; chủ chương trình, dự án tổng hợp báo cáo gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư theo quy định.
- Báo cáo quý: Trong vòng 10 ngày kể từ ngày kết thúc quý, chủ chương trình, dự án thực hiện báo cáo đánh giá sử dụng vốn vay của chính quyền địa phương gửi Sở Tài chính tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tài chính theo quy định; trường hợp thỏa thuận cho vay lại của từng chương trình, dự án quy định khác thì thực hiện theo quy định tại thỏa thuận cho vay lại của từng chương trình, dự án.
- Báo cáo 06 tháng đầu năm (tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 30/6 của năm báo cáo), báo cáo năm (tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 của năm báo cáo): Chủ chương trình, dự án tổng hợp báo cáo gửi Sở Tài chính trước ngày 10/7 đối với báo cáo 06 tháng đầu năm và trước ngày 10/01 năm sau đối với báo cáo năm.
- Báo cáo đột xuất: Trường hợp có báo cáo theo yêu cầu đột xuất của cấp có thẩm quyền, chủ chương trình, dự án thực hiện theo thời hạn yêu cầu của từng lần báo cáo.
- Báo cáo khác: Khi nhận được lệnh chuyển có của nhà tài trợ (hoặc văn bản nhận nợ), chủ chương trình, dự án thực hiện in sao một bản gửi Sở Tài chính để tổng hợp. Việc gửi thông tin không kịp thời làm ảnh hưởng đến việc tổng hợp của Sở Tài chính thì chủ chương trình, dự án chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
2. Công bố thông tin nợ chính quyền địa phương
Sở Tài chính thực hiện công bố thông tin về nợ của chính quyền địa phương trên trang thông tin điện tử của Sở Tài chính theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 93/2018/NĐ-CP ngày 30/06/2018 của Chính phủ quy định về quản lý nợ chính quyền địa phương.
Điều 10. Phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra
Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Kho bạc Nhà nước Thanh Hóa và các đơn vị có liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ quan, tổ chức về quản lý, sử dụng vốn vay của chính quyền địa phương theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 18 Nghị định số 93/2018/NĐ-CP ngày 30/06/2018 của Chính phủ quy định về quản lý nợ chính quyền địa phương; đề xuất xử lý đối với các chủ chương trình, dự án vi phạm trong việc sử dụng vốn vay không đúng đối tượng, không đạt tiến độ giải ngân cũng như việc chậm trễ trong việc cung cấp các thông tin cho các cấp, các ngành theo quy định.
Điều 11. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị
1. Các sở, ngành, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm chủ động thực hiện và tích cực phối hợp thực hiện Quy chế này.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời về Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.