ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 55/QĐ-UBND |
Thanh Hóa, ngày 12 tháng 01 năm 2015 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xuất bản số 19/2012/QH12 ngày 20/11/2012;
Căn cứ Quyết định số 115/QĐ-TTg ngày 16/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội;
Căn cứ Nghị định số 195/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ về quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản;
Căn cứ Thông tư số 25/2013/TT-BKHĐT ngày 21/6/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Xét đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 1052/TTr-STTTT ngày 19 tháng 11 năm 2014; báo cáo kết quả thẩm định của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 3708/SKHĐT-VX ngày 29 tháng 12 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề cương, nhiệm vụ Quy hoạch phát triển lĩnh vực xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu sau đây:
I. Tên quy hoạch: Quy hoạch phát triển lĩnh vực xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
II. Cơ quan lập quy hoạch: Sở Thông tin và Truyền thông.
III. Phạm vi quy hoạch: Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
- Phát triển xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm tỉnh Thanh Hóa phù hợp với quy hoạch Quốc gia và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước; xây dựng môi trường pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất bản, in, phát hành trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
- Cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước thành các giải pháp cụ thể để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phục vụ việc phát triển sự nghiệp xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm của tỉnh.
- Xuất bản phẩm đa dạng về thể loại, phong phú về nội dung, phục vụ tốt sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng nhu cầu về xuất bản phẩm ngày càng cao của nhân dân, tuyên truyền, phổ biến những xuất bản phẩm tiêu biểu của tỉnh với cả nước và các nước trên thế giới.
- Phát triển lĩnh vực in theo hướng hiện đại hóa công nghệ, thiết bị; khuyến khích xã hội hóa lĩnh vực phát hành, đặc biệt quan tâm tới việc phát hành sách khu vực nông thôn, miền núi khó khăn, mức sống của người dân thấp.
- Đánh giá thực trạng xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm tỉnh Thanh Hóa, dự báo xu hướng phát triển của ngành: Thay đổi cơ cấu, ứng dụng công nghệ, hội nhập thông tin, xã hội hóa thông tin trên thế giới và ở Việt Nam. Qua đó, đánh giá tổng quan những điểm mạnh, điểm yếu của lĩnh vực xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm tỉnh Thanh Hóa làm căn cứ đề xuất giải pháp phát triển phù hợp.
- Xác định các quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu phát triển cụ thể của lĩnh vực xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm tỉnh Thanh Hóa. Đề xuất nhu cầu về nguồn lực, các nhóm giải pháp tổng thể, đồng bộ, tổ chức thực hiện và phân kỳ đầu tư phù hợp với điều kiện và khả năng của tỉnh Thanh Hóa.
- Vận dụng thể chế hóa một số nội dung quản lý Nhà nước về xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm tỉnh Thanh Hóa phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh. Chú trọng công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và phát triển đảng viên trong đội ngũ những người làm công tác xuất bản, có chế độ ưu đãi, khuyến khích, động viên.
- Đề xuất các dự án ưu tiên đầu tư trọng điểm; tranh thủ nguồn đầu tư từ các nguồn vốn xã hội và theo chương trình mục tiêu của Chính phủ về phát triển hoạt động xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm để thực hiện thành công các mục tiêu đã đề ra trong Quy hoạch.
VI. Nội dung của Đề cương Quy hoạch
I. Sự cần thiết lập Quy hoạch
II. Căn cứ pháp lý lập Quy hoạch
III. Phạm vi lập Quy hoạch
I. Các nguồn lực phát triển tác động đến lĩnh vực xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm
1. Các yếu tố tự nhiên (Vị trí địa lý, đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên)
2. Kinh tế - xã hội
II. Hiện trạng phát triển lĩnh vực xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm
1. Lĩnh vực xuất bản
1.1. Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Thanh Hóa
- Chức năng nhiệm vụ.
- Mô hình tổ chức, nguồn nhân lực.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Thiết bị, công nghệ.
- Cơ sở vật chất.
- Tài chính.
1.2. Xuất bản sách, xuất bản bản tin
- Số lượng, nhịp độ tăng trưởng xuất bản sách, xuất bản bản tin.
- Tỷ lệ theo nội dung xuất bản phẩm.
1.3. Xuất bản xuất bản phẩm không kinh doanh
- Số lượng, nhịp độ tăng trưởng xuất bản phẩm không kinh doanh.
- Tỷ lệ theo nội dung xuất bản phẩm.
1.4. Xuất bản phẩm điện tử
2. Lĩnh vực in
2.1. Số lượng cơ sở in, loại hình và chất lượng sản phẩm
- Số lượng cơ sở in theo địa giới hành chính; theo hình thức sở hữu (nhà nước, tư nhân).
- Loại hình sản phẩm, phân nhóm các cơ sở in theo công nghệ và sản phẩm dịch vụ.
2.2. Thiết bị công nghệ
- Công nghệ trước in: Công nghệ, thiết bị chế bản.
- Công nghệ trong in: Công nghệ offset, công nghệ typo,…
- Công nghệ sau in: Các thiết bị sau in như máy đóng gáy, máy láng bóng, máy khâu sách, máy ép nhũ, làm hộp,...
2.3. Công suất, sản lượng và doanh số
- Năng lực in, công suất in.
- Sản lượng trang in tiêu chuẩn.
- Tỷ trọng sản lượng trang in tiêu chuẩn.
- Nhịp độ tăng trưởng.
- Tỷ lệ bản in/người dân.
- Doanh thu.
2.4. Nguồn nhân lực
- Số lượng.
- Chất lượng.
2.5. Cơ sở vật chất
- Diện tích nhà xưởng.
- Phân bố theo địa giới hành chính.
3. Hoạt động phát hành xuất bản phẩm
3.1. Đơn vị phát hành
- Số lượng đơn vị phát hành nhà nước, cơ quan chủ quản, mô hình hoạt động.
- Số lượng đơn vị phát hành tư nhân.
3.2. Tổ chức của các đơn vị
- Mạng lưới các đơn vị hoạt động phát hành theo đơn vị hành chính
- Sản phẩm và thị trường của từng đơn vị phát hành, đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu tại địa phương.
- Tiềm năng tiêu thụ thị trường: Tiêu thụ sách, báo, xuất bản phẩm, mức độ đáp ứng nhu cầu.
3.3. Phương thức phát hành
- Phương thức truyền thống: Cửa hàng sách, ki ốt, đại lý.
- Phương thức hiện đại: Siêu thị sách, ứng dụng thương mại điện tử.
3.4. Cơ sở vật chất
- Diện tích.
- Phân bố.
3.5. Nguồn nhân lực
- Số lượng.
- Chất lượng.
3.6. Tổng bản sách phát hành và doanh số
- Sản lượng.
- Doanh thu.
- Vốn.
III. Thị trường xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm
1. Năng lực xuất bản, in, phát hành
2. Nhu cầu thị trường xuất bản, in, phát hành
IV. Quản lý Nhà nước về xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm
1. Quy định
2. Hoạt động quản lý nhà nước
V. Đánh giá chung về hiện trạng xuất bản, in, phát hành
1. Kết quả đạt được
2. Tồn tại, hạn chế
3. Nguyên nhân
Phần thứ hai: Dự báo phương án phát triển lĩnh vực xuất bản, in, phát hành tỉnh Thanh Hóa
I. Định hướng phát triển kinh tế, văn hóa thông tin của tỉnh đến năm 2020 và 2030
1. Kinh tế - xã hội
2. Văn hóa Thông tin
II. Những yếu tố tác động đến sự phát triển lĩnh vực xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm
1. Xu hướng phát triển lĩnh vực xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm
2. Tác động của khoa học công nghệ và phương tiện điện tử
3. Quy hoạch phát triển lĩnh vực xuất bản, in, phát hành của cả nước
4. Đánh giá chung điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội, thách thức
III. Dự báo và lựa chọn phương án phát triển lĩnh vực xuất bản, in, phát hành đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
1. Luận chứng các phương án phát triển
2. Lựa chọn phương án phát triển
I. Quan điểm phát triển
II. Mục tiêu phát triển
1. Mục tiêu tổng quát:
2. Mục tiêu cụ thể:
III. Định hướng phát triển đến năm 2020
1. Lĩnh vực xuất bản
- Mô hình tổ chức, cơ cấu, định hướng hoạt động.
- Sản phẩm, số lượng, chất lượng.
- Cơ sở vật chất, kỹ thuật.
- Nguồn lực, nhân lực, trình độ.
2. Lĩnh vực in
- Cơ sở in.
- Thiết bị công nghệ.
- Công suất, sản lượng và doanh số.
- Cơ sở vật chất.
- Nguồn nhân lực.
3. Lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm
- Tổ chức của các đơn vị.
- Phương thức phát hành.
- Cơ sở vật chất.
- Nguồn nhân lực phát hành.
- Tổng bản sách phát hành và doanh số.
IV. Định hướng phát triển đến năm 2030
1. Lĩnh vực xuất bản
2. Lĩnh vực in
3. Lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm
Phần thứ tư: Giải pháp thực hiện Quy hoạch
I. Các giải pháp chủ yếu thực hiện Quy hoạch
1. Giải pháp về quản lý Nhà nước
2. Giải pháp về cơ chế chính sách
3. Giải pháp về tổ chức mạng lưới xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm
4. Giải pháp về đổi mới công nghệ, thiết bị nâng cao chất lượng các xuất bản phẩm
5. Giải pháp về nguồn nhân lực
6. Giải pháp về huy động các nguồn lực xã hội đầu tư vào hoạt động xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm.
II. Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư
Phần thứ năm: Tổ chức thực hiện
Kết luận và kiến nghị
- Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển lĩnh vực xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Báo cáo tóm tắt Quy hoạch phát triển lĩnh vực xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Hệ thống biểu bảng, bản đồ quy hoạch;
- Đĩa CD-ROM dữ liệu Quy hoạch.
VIII. Thời gian thực hiện: Hoàn thành Quy hoạch trong Quý IV năm 2015, báo cáo UBND tỉnh.
1. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính căn cứ nội dung phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này; căn cứ các quy định hiện hành của Nhà nước; lập dự toán kinh phí thực hiện Quy hoạch trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các sở, ngành, đơn vị có liên quan, theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, có trách nhiệm giải quyết các công việc liên quan đến ngành, đơn vị mình; đồng thời hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, tạo điều kiện để Sở Thông tin và Truyền thông triển khai thực hiện Quy hoạch, đảm bảo chất lượng, đúng thời gian quy định.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Thông tin và Truyền thông, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.