THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 55/2016/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2016 |
VỀ MẠNG BƯU CHÍNH PHỤC VỤ CƠ QUAN ĐẢNG, NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật bưu chính ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước ngày 28 tháng 12 năm 2000;
Căn cứ Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về Mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quyết định này quy định về Mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước bao gồm: Nguyên tắc hoạt động; tổ chức Mạng; đối tượng phục vụ; dịch vụ; an ninh, an toàn trong cung cấp dịch vụ; chất lượng dịch vụ; kinh phí bảo đảm hoạt động Mạng; quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Cục Bưu điện Trung ương;
b) Doanh nghiệp được chỉ định thực hiện duy trì, quản lý mạng bưu chính công cộng;
c) Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động của Mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước.
Mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước được thiết lập và duy trì hoạt động để chấp nhận, vận chuyển, phát các bưu gửi bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành của các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tài liệu mang bí mật nhà nước, theo các nguyên tắc sau đây:
1. Bảo đảm bí mật nhà nước.
2. Bảo đảm bí mật, an ninh, an toàn, nhanh chóng, chính xác, kịp thời trong mọi tình huống.
3. Thống nhất trong tổ chức, quản lý, vận hành và khai thác.
4. Không vì mục đích kinh doanh.
Điều 3. Tổ chức Mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước
1. Mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước là mạng bưu chính do Nhà nước giao cho Cục Bưu điện Trung ương xây dựng, quản lý, khai thác được kết nối với mạng bưu chính công cộng tại các địa phương mà Cục Bưu điện Trung ương chưa có cơ sở khai thác, điểm phục vụ bưu chính để bảo đảm cung cấp dịch vụ bưu chính quy định tại Điều 5 phục vụ cho các đối tượng quy định tại Điều 4 Quyết định này.
2. Mạng bưu chính do Cục Bưu điện Trung ương trực tiếp quản lý, khai thác bao gồm: Hệ thống cơ sở khai thác, điểm phục vụ bưu chính tại Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh; các tuyến vận chuyển và tuyến phát; các địa bàn khác theo yêu cầu.
3. Mạng bưu chính công cộng quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm: Hệ thống cơ sở khai thác, điểm phục vụ bưu chính, các tuyến vận chuyển và tuyến phát tại các địa phương.
1. Đối tượng phục vụ của Mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước ở Trung ương và địa phương bao gồm:
a) Các cơ quan Đảng;
b) Các cơ quan Nhà nước;
c) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội khác.
2. Danh sách các đối tượng phục vụ tại khoản 1 Điều này được quy định chi tiết tại Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 5. Dịch vụ bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước
1. Dịch vụ bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước (sau đây gọi là dịch vụ bưu chính KT1) là dịch vụ chấp nhận, vận chuyển và phát các bưu gửi KT1 bao gồm: Thư, gói, kiện tài liệu trên Mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước.
2. Dịch vụ bưu chính KT1 bao gồm:
a) Dịch vụ KT1;
b) Dịch vụ KT1 theo độ khẩn: Hỏa tốc, Hẹn giờ;
c) Dịch vụ KT1 theo độ mật: A, B, C.
Điều 6. Bảo đảm an ninh, an toàn trong cung cấp dịch vụ bưu chính KT1
1. Bưu gửi KT1 được đóng dấu KT1, gắn mã vạch, định vị và quản lý chặt chẽ trong quá trình cung cấp dịch vụ; được khai thác, vận chuyển và phát bằng các trang thiết bị chuyên dùng. Trong trường hợp có yêu cầu của Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, việc khai thác, vận chuyển và phát bưu gửi KT1 được bố trí lực lượng bảo vệ để bảo đảm an ninh, an toàn trong cung cấp dịch vụ bưu chính KT1.
2. Đối với bưu gửi KT1 mang ký hiệu theo độ mật A, B, C, việc chấp nhận, vận chuyển và phát phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và được tổ chức đi phát bằng phương tiện chuyên dùng ngay sau khi chấp nhận và khai thác.
3. Các cơ sở khai thác dịch vụ bưu chính KT1 phải có nội quy, phương tiện kỹ thuật chuyên dùng và kiểm soát người ra vào chặt chẽ.
4. Người lao động tham gia trực tiếp vào quá trình cung cấp dịch vụ bưu chính KT1 phải có lý lịch rõ ràng; có phẩm chất đạo đức tốt; có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, hiểu biết quy định của pháp luật bảo vệ bí mật nhà nước; được đào tạo về nghiệp vụ bưu chính và công tác bảo đảm an toàn, an ninh trong cung cấp dịch vụ bưu chính KT1 và phải cam kết bảo vệ bí mật nhà nước bằng văn bản.
5. Người được giao chuyên trách vận chuyển và phát bưu gửi KT1 được trang bị và sử dụng công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Chất lượng dịch vụ bưu chính KT1
1. Dịch vụ bưu chính KT1 phải đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và thời gian phát bưu gửi KT1 theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước phải bảo đảm cung cấp dịch vụ liên tục 24 giờ trong một ngày và 7 ngày trong một tuần, kể cả ngày nghỉ lễ, Tết.
3. Mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước được đầu tư trang thiết bị hiện đại để bảo đảm chất lượng dịch vụ bưu chính KT1.
Điều 8. Kinh phí bảo đảm hoạt động của Mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước
1. Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kinh phí duy trì hoạt động của Mạng bưu chính phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước (bao gồm chi phí cho việc kết nối với mạng bưu chính công cộng) để cung cấp dịch vụ bưu chính KT1 không thu tiền cho các đối tượng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này.
2. Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí cho việc sử dụng dịch vụ bưu chính KT1 của các đối tượng quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định này theo giá cước do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.
Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của Cục Bưu điện Trung ương
1. Duy trì, quản lý, điều hành, khai thác Mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước để bảo đảm cung cấp dịch vụ bưu chính KT1 liên tục, bí mật, an ninh, an toàn, nhanh chóng, chính xác, kịp thời.
2. Ban hành quy định nghiệp vụ về điều hành, khai thác Mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước; quy trình cung cấp dịch vụ bưu chính KT1.
3. Được ngân sách nhà nước cấp kinh phí cho việc cung cấp dịch vụ bưu chính KT1 trên cơ sở định mức do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.
4. Tổ chức thực hiện các quy định về bảo đảm bí mật, an ninh, an toàn trong cung cấp dịch vụ bưu chính KT1.
5. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý sự cố về an ninh, an toàn trong cung cấp dịch vụ bưu chính KT1.
6. Chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp được chỉ định thực hiện duy trì, quản lý mạng bưu chính công cộng thực hiện việc kết nối Mạng bảo đảm an ninh, an toàn trong cung cấp dịch vụ bưu chính KT1.
7. Có trách nhiệm cung cấp dịch vụ bưu chính KT1 theo yêu cầu của các đối tượng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này trong các trường hợp đặc biệt.
8. Có trách nhiệm thẩm tra tiêu chuẩn chính trị của người lao động được tuyển chọn tham gia trực tiếp vào quá trình cung cấp dịch vụ bưu chính KT1 và phối hợp với cơ quan công an trong các trường hợp cần thiết.
9. Có trách nhiệm đối soát sản lượng bưu gửi KT1 và xác nhận chất lượng dịch vụ bưu chính KT1 với các đối tượng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này.
10. Có trách nhiệm thanh toán chi phí cho phần kết nối giữa Mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước với mạng bưu chính công cộng.
Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được chỉ định thực hiện duy trì, quản lý mạng bưu chính công cộng
1. Phối hợp với Cục Bưu điện Trung ương trong cung cấp dịch vụ bưu chính KT1 theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức thực hiện các quy định về kết nối, an ninh, an toàn trong cung cấp dịch vụ bưu chính KT1; phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý sự cố về an ninh, an toàn trong cung cấp dịch vụ bưu chính KT1.
3. Tuân thủ các quy định nghiệp vụ và quy trình về cung cấp dịch vụ bưu chính KT1.
4. Được thanh toán chi phí cho phần kết nối giữa Mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước với mạng bưu chính công cộng.
5. Có trách nhiệm thẩm tra tiêu chuẩn chính trị của người lao động được tuyển chọn tham gia trực tiếp vào quá trình cung cấp dịch vụ bưu chính KT1 và phối hợp với cơ quan công an trong các trường hợp cần thiết.
Điều 11. Quyền và nghĩa vụ của đối tượng phục vụ
1. Các đối tượng quy định tại Điều 4 Quyết định này phải sử dụng dịch vụ bưu chính KT1 khi gửi tài liệu, vật mang bí mật nhà nước và phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
2. Các đối tượng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này được sử dụng dịch vụ bưu chính KT1 không phải trả tiền khi gửi thư, gói, kiện tài liệu cho nhau và cho các đối tượng quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định này.
Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ được sử dụng dịch vụ bưu chính KT1 không phải trả tiền khi gửi thư, gói, kiện tài liệu cho cả các tổ chức, cá nhân không thuộc đối tượng quy định tại Điều 4 Quyết định này.
3. Các đối tượng quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định này được sử dụng dịch vụ bưu chính KT1 khi gửi thư, gói, kiện tài liệu cho nhau và cho các đối tượng quy định tại Phụ lục I kèm theo Quyết định này; có trách nhiệm thanh toán đủ giá cước theo các quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
4. Khi sử dụng dịch vụ bưu chính KT1, các đối tượng quy định tại Điều 4 Quyết định này được cung cấp đầy đủ các thông tin về dịch vụ; phải tuân thủ các quy định về sử dụng dịch vụ, chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bưu gửi và có trách nhiệm phối hợp với đơn vị cung cấp dịch vụ đối soát sản lượng, xác nhận chất lượng dịch vụ bưu chính KT1.
Điều 12. Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông
1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch hoặc đề án phát triển Mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước bảo đảm nâng cao chất lượng dịch vụ, phù hợp với yêu cầu phát triển trong từng giai đoạn.
3. Thanh tra, kiểm tra, giám sát và chỉ đạo việc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động của Mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước.
Điều 13. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông bảo đảm kinh phí ngân sách nhà nước cho hoạt động của Mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước.
2. Thống nhất với Bộ Thông tin và Truyền thông về giá cước dịch vụ bưu chính KT1.
Điều 14. Trách nhiệm của Bộ Công an
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn việc thực hiện các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước; quy định về việc trang bị, quản lý và sử dụng công cụ hỗ trợ; xử lý các trường hợp vi phạm các quy định này đối với hoạt động của Mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức lực lượng chuyên trách bảo vệ trụ sở điều hành; bảo vệ việc khai thác, vận chuyển và phát bưu gửi KT1 khi có yêu cầu.
3. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Bộ Công an phối hợp với Cục Bưu điện Trung ương và doanh nghiệp được chỉ định thực hiện duy trì, quản lý mạng bưu chính công cộng trong việc thẩm tra tiêu chuẩn chính trị người lao động tham gia trực tiếp vào quá trình cung cấp dịch vụ bưu chính KT1 khi có yêu cầu.
Điều 15. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Quản lý hoạt động cung cấp và sử dụng dịch vụ bưu chính KT1 trên địa bàn theo Quyết định này và quy định của pháp luật liên quan.
2. Bảo đảm kinh phí từ ngân sách địa phương cho việc sử dụng dịch vụ bưu chính KT1 của các đối tượng quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định này.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 02 năm 2017.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
THỦ TƯỚNG |
DANH SÁCH CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC CẤP TRUNG ƯƠNG
(Kèm theo Quyết định số
55/2016/QĐ-TTg ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)
STT |
CƠ QUAN, TỔ CHỨC |
I |
CÁC CƠ QUAN ĐẢNG |
1 |
Các Ban của Trung ương Đảng |
1.1 |
Ủy ban Kiểm tra Trung ương |
1.2 |
Văn phòng Trung ương Đảng |
1.3 |
Ban Tổ chức Trung ương |
1.4 |
Ban Tuyên giáo Trung ương |
1.5 |
Ban Dân vận Trung ương |
1.6 |
Ban Nội chính Trung ương |
1.7 |
Ban Đối ngoại Trung ương |
1.8 |
Ban Kinh tế Trung ương |
1.9 |
Đảng ủy Ngoài nước |
2 |
Các Đảng bộ trực thuộc Trung ương |
2.1 |
Đảng ủy Khối cơ quan Trung ương |
2.2 |
Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương |
3 |
Hội đồng Lý luận Trung ương |
II |
CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC |
1 |
Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội; các cơ quan của Ủy ban thường vụ Quốc hội |
2 |
Văn phòng Chủ tịch nước |
3 |
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ |
3.1 |
Bộ Công Thương |
3.2 |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
3.3 |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
3.4 |
Bộ Ngoại giao |
3.5 |
Bộ Tài chính |
3.6 |
Bộ Thông tin và Truyền thông |
3.7 |
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
3.8 |
Bộ Công an |
3.9 |
Bộ Nội vụ |
3.10 |
Bộ Tư pháp |
3.11 |
Bộ Giáo dục và Đào tạo |
3.12 |
Bộ Giao thông vận tải |
3.13 |
Bộ Khoa học và Công nghệ |
3.14 |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
3.15 |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
3.16 |
Bộ Xây dựng |
3.17 |
Bộ Y tế |
3.18 |
Bộ Quốc phòng |
3.19 |
Văn phòng Chính phủ |
3.20 |
Ủy ban Dân tộc |
3.21 |
Ngân hàng Nhà nước |
3.22 |
Thanh tra Chính phủ |
3.23 |
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh |
3.24 |
Thông tấn xã Việt Nam |
3.25 |
Đài Truyền hình Việt Nam |
3.26 |
Đài Tiếng nói Việt Nam |
3.27 |
Ban Quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh |
3.28 |
Bảo hiểm xã hội Việt Nam |
3.29 |
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam |
3.30 |
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam |
4 |
Tòa án nhân dân tối cao |
5 |
Viện kiểm sát nhân dân tối cao |
6 |
Kiểm toán nhà nước |
III |
MẶT TRẬN TỔ QUỐC VÀ CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI KHÁC |
1 |
Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam |
2 |
Các tổ chức chính trị - xã hội |
2.1 |
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam |
2.2 |
Hội Nông dân Việt Nam |
2.3 |
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh |
2.4 |
Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam |
2.5 |
Hội Cựu chiến binh Việt Nam |
IV |
CÁC CƠ QUAN KHÁC |
1 |
Ban Chỉ đạo Tây Bắc |
2 |
Ban Chỉ đạo Tây Nguyên |
3 |
Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ |
4 |
Ban Tôn giáo Chính phủ |
5 |
Ủy ban Biên giới quốc gia |
DANH SÁCH CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC TẠI ĐỊA PHƯƠNG
(Kèm theo Quyết định số 55/2016/QĐ-TTg ngày 26
tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng
Chính phủ)
STT |
CƠ QUAN, TỔ CHỨC |
I |
CẤP TỈNH |
1 |
Tỉnh ủy, thành ủy và các Ban của tỉnh ủy, thành ủy |
2 |
Hội đồng nhân dân, Văn phòng đoàn Đại biểu Quốc hội |
3 |
Ủy ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn trực thuộc |
4 |
Tòa án nhân dân |
5 |
Viện kiểm sát nhân dân |
6 |
Bộ chỉ huy Quân sự |
7 |
Ngân hàng nhà nước |
8 |
Công an |
9 |
Mặt trận Tổ quốc |
10 |
Hội Liên hiệp Phụ nữ |
11 |
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh |
12 |
Liên đoàn Lao động |
II |
CẤP HUYỆN |
1 |
Huyện ủy |
2 |
Hội đồng nhân dân |
3 |
Ủy ban nhân dân |
4 |
Mặt trận Tổ quốc |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.