ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 547/QĐ-UBND |
Trà Vinh, ngày 21 tháng 3 năm 2018 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 1066/QĐ-UBND ngày 24/6/2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2015-2020;
Căn cứ Quyết định số 2695/QĐ-UBND ngày 22/12/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 63/TTr-SNN ngày 07 tháng 02 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch chi tiết phát triển chăn nuôi, các khu vực phát triển chăn nuôi tập trung và giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu sau:
1. Phát triển chăn nuôi phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ của tỉnh, khai thác và sử dụng tốt tiềm năng về thức ăn, nguồn lao động nhằm góp phần tăng thu nhập cho người chăn nuôi, tăng tỷ trọng chăn nuôi trong nội ngành nông nghiệp của tỉnh.
2. Phát triển chăn nuôi phải gắn với giết mổ, chế biến và thị trường tiêu thụ trên cơ sở xây dựng hệ thống giết mổ, chế biến tập trung, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và an toàn phòng, chống dịch bệnh.
3. Phát triển chăn nuôi gắn với Đề án “Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”, phát huy lợi thế về khả năng sản xuất một số loại vật nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh và giá trị gia tăng; phát triển bền vững góp phần đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Chuyển dịch dần chăn nuôi trang trại, gia trại từ vùng mật độ dân số cao đến nơi có mật độ dân số thấp; hình thành các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, xa thành phố, khu dân cư. Trong từng địa phương hình thành các vùng, xã chăn nuôi trọng điểm theo quy hoạch và các sản phẩm chăn nuôi chủ lực để tập trung đầu tư.
4. Tập trung phát triển chăn nuôi tại 07 huyện: Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần, Châu Thành, Trà Cú, Duyên Hải và Cầu Ngang. Hạn chế chăn nuôi tại thị xã Duyên Hải và thành phố Trà Vinh, các khu trung tâm huyện, xã, cụm đô thị, công nghiệp trên phạm vi toàn tỉnh.
1. Mục tiêu tổng quát
- Phát triển chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất chăn nuôi nhằm tăng năng suất, chất lượng, an toàn dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ lợi ích của người sản xuất và sức khỏe cộng đồng.
- Phát triển chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh thú y trên cơ sở phát triển mạnh chăn nuôi trang trại, gia trại, công nghiệp tại các khu phát triển chăn nuôi tập trung, giảm chăn nuôi phân tán, loại bỏ chăn nuôi trong khu đô thị, điểm dân cư.
- Phát triển chăn nuôi theo tiêu chí sản xuất sản phẩm chăn nuôi sạch hơn, chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, không dư lượng chất kháng sinh và hóa chất khác.
a) Đến năm 2020
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (theo giá cố định 2010) lên 6-7%/năm giai đoạn 2017 - 2020. Đưa tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong ngành nông nghiệp lên 18,5%.
- Đẩy mạnh chăn nuôi trang trại trong các vùng phát triển chăn nuôi tập trung: Tỷ lệ đàn bò nuôi trang trại từ 30% trở lên, tỷ lệ đàn heo chăn nuôi trang trại từ 50% trở lên; tỷ lệ đàn dê nuôi trang trại từ 45% trở lên, tỷ lệ đàn gà nuôi trang trại chiếm 45% trở lên.
b) Đến năm 2030
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (theo giá cố định 2010) trên 10%/năm giai đoạn 2021-2030, tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong ngành nông nghiệp lên khoảng 25%.
- Đẩy mạnh chăn nuôi trang trại trong các vùng phát triển chăn nuôi tập trung: Tỷ lệ đàn heo chăn nuôi trang trại khoảng 70%; tỷ lệ đàn gà nuôi trang trại chiếm 80%, tỷ lệ đàn bò nuôi trang trại từ 47%, tỷ lệ đàn dê khoảng 50%.
1. Quy mô phát triển đàn vật nuôi
Trong giai đoạn 2017 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, tập trung phát triển 4 nhóm đối tượng vật nuôi chính, gồm: Heo, bò, dê phát triển theo hướng thịt, gia cầm phát triển theo hướng thịt và hướng trứng, về quy mô đàn vật nuôi cụ thể như sau:
- Đến năm 2020: Đàn heo 483.150 con, đàn bò 244.500 con, đàn dê 22.000 con, đàn gia cầm 6,685 triệu con (trong đó: Đàn gà 4,0 triệu con, đàn vịt 2,685 triệu con); sản lượng thịt hơi các loại là 105.070 tấn, sản lượng trứng 160 triệu quả.
- Đến năm 2030: Đàn heo 700.000 con, đàn bò 350.000 con, đàn dê 28.000 con, đàn gia cầm 8,195 triệu con (trong đó: Đàn gà 5,196 triệu con, đàn vịt 2,999 triệu con); sản lượng thịt hơi các loại là 165.050 tấn, sản lượng trứng 200 triệu quả.
(Chi tiết Phụ lục 01 đính kèm)
2. Quy mô phát triển chăn nuôi tập trung
Ưu tiên phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại, công nghiệp tập trung, các đối tượng chính là bò, dê, heo, gà tại 07 huyện: Càng Long, Châu Thành, Cầu Kè, Tiểu Cần, Cầu Ngang, Trà Cú và Duyên Hải. Quy mô đàn chăn nuôi tập trung như sau:
- Đến năm 2020: Đàn heo 250.000 con, đàn bò 73.600 con, đàn dê 7.380 con, đàn gà 1,163 triệu con.
- Đến năm 2030: Đàn heo 486.850 con, đàn bò 224.000 con, đàn dê 14.980 con, đàn gà 3,603 triệu con.
(Chi tiết Phụ lục 02 đính kèm)
3. Quy hoạch các khu phát triển chăn nuôi tập trung
Tổng số khu quy hoạch phát triển chăn nuôi tập trung trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và năm 2030 là 36 khu, với diện tích 1.068 ha. Chi tiết về các khu phát triển chăn nuôi tập trung trên địa bàn từng huyện như sau:
3.1. Huyện Càng Long
Có tổng số 07 khu quy hoạch phát triển chăn nuôi tập trung, với diện tích 140 ha, cụ thể:
Khu 1: Xã Huyền Hội |
Diện tích: 20 ha; |
Khu 2: Xã Tân Bình |
Diện tích: 20 ha; |
Khu 3: Xã Nhị Long Phú |
Diện tích: 20 ha; |
Khu 4: Xã Đại Phước |
Diện tích: 20 ha; |
Khu 5: Xã Nhị Long |
Diện tích: 20 ha; |
Khu 6: Xã Đại Phúc |
Diện tích: 20 ha; |
Khu 7: Xã Phương Thạnh |
Diện tích: 20 ha; |
3.2. Huyện Châu Thành
Có tổng số 07 khu quy hoạch phát triển chăn nuôi tập trung, với diện tích 170 ha, cụ thể:
Khu 1: Xã Mỹ Chánh |
Diện tích: 20 ha; |
Khu 2: Xã Lương Hòa A |
Diện tích: 30 ha; |
Khu 3: Xã Đa Lộc |
Diện tích: 20 ha; |
Khu 4: Xã Hưng Mỹ |
Diện tích: 40 ha; |
Khu 5: Xã Hòa Lợi |
Diện tích: 20 ha; |
Khu 6: Xã Hòa Thuận |
Diện tích: 20 ha; |
Khu 7: Xã Lương Hòa |
Diện tích: 20 ha; |
3.3. Huyện Cầu Kè
Có tổng số 04 khu quy hoạch phát triển chăn nuôi tập trung, với diện tích 228 ha, cụ thể:
Khu 1: Xã Châu Điền |
Diện tích: 68 ha; |
Khu 2: Xã Phong Phú |
Diện tích: 60 ha; |
Khu 3: Xã Tam Ngãi |
Diện tích: 50 ha; |
Khu 4: Xã Thạnh Phú |
Diện tích: 50 ha; |
3.4. Huyện Tiểu Cần
Có tổng số 09 khu quy hoạch phát triển chăn nuôi tập trung, với diện tích 325,49 ha, cụ thể:
Khu 1: Xã Tập Ngãi |
Diện tích: 35,25 ha; |
Khu 2: Xã Hùng Hòa |
Diện tích: 36,89 ha; |
Khu 3: Xã Tân Hùng |
Diện tích: 31,91 ha; |
Khu 4: Xã Hiếu Tử |
Diện tích: 35,19 ha; |
Khu 5: Xã Hiếu Trung |
Diện tích: 63,68 ha; |
Khu 6: Xã Phú Cần |
Diện tích: 29,00 ha; |
Khu 7: Xã Long Thới |
Diện tích: 31,11 ha; |
Khu 8: Xã Tân Hòa |
Diện tích: 32,44 ha; |
Khu 9: Xã Ngãi Hùng |
Diện tích: 30,02 ha; |
3.5. Huyện Cầu Ngang
Có tổng số 02 khu quy hoạch phát triển chăn nuôi tập trung, với diện tích 60 ha, cụ thể:
Khu 1: Xã Long Sơn |
Diện tích: 30 ha; |
Khu 2: Xã Nhị Trường |
Diện tích: 30 ha; |
3.6. Huyện Trà Cú
Có tổng số 04 khu quy hoạch phát triển chăn nuôi tập trung, với diện tích 80 ha, cụ thể:
Khu 1: Xã Ngọc Biên |
Diện tích: 20 ha; |
Khu 2: Xã Tân Hiệp |
Diện tích: 20 ha; |
Khu 3: Xã Phước Hưng |
Diện tích: 30 ha; |
Khu 4: Xã Hàm Giang |
Diện tích: 10 ha; |
3.7. Huyện Duyên Hải
Có tổng số 03 khu quy hoạch phát triển chăn nuôi tập trung, với diện tích 65 ha, cụ thể:
Khu 1: Xã Ngũ Lạc |
Diện tích: 20 ha; |
Khu 2: Xã Đôn Xuân |
Diện tích: 20 ha; |
Khu 3: Xã Đôn Châu |
Diện tích: 25 ha; |
4. Quy hoạch các khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung
Tổng số khu quy hoạch giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh là 26 khu, với công suất giết mổ 400 gia súc/ngày đêm và 4.000 gia cầm/ngày đêm. Chi tiết về các khu phát triển chăn nuôi tập trung trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố, cụ thể như sau:
Hạng mục |
Quy hoạch đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 |
||
Số khu |
Địa điểm |
Công suất |
|
1. Thành phố Trà Vinh |
2 |
Khu 1: Xã Long Đức |
≥ 400 GS/ngày đêm, |
2. Huyện Càng Long |
5 |
Khu 1: Xã Tân An |
≥ 400 GS/ngày đêm, |
3. Huyện Châu Thành |
5 |
Khu 1: Xã Lương Hòa A |
≥ 400 GS/ngày đêm, |
4. Huyện Cầu Kè |
2 |
Khu 1: Thị trấn Cầu Kè |
≥ 400 GS/ngày đêm, |
5. Huyện Tiểu Cần |
2 |
Khu 1: Xã Phú Cần |
≥ 400 GS/ngày đêm, |
6. Huyện Cầu Ngang |
4 |
Khu 1: Xã Thuận Hòa |
≥ 400 GS/ngày đêm, |
7. Huyện Trà Cú |
3 |
Khu 1: Xã Tập Sơn |
≥ 400 GS/ngày đêm, |
8. Huyện Duyên Hải |
2 |
Khu 1: Xã Ngũ Lạc |
≥ 400 GS/ngày đêm, |
9. Thị xã Duyên Hải |
1 |
Khu 1: Xã Long Hữu |
≥ 400 GS/ngày đêm, |
IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Giải pháp về thị trường tiêu thụ
- Xây dựng mối liên kết giữa các cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi thuộc các thành phần kinh tế, đặc biệt giữa các doanh nghiệp, các HTX, cơ sở chăn nuôi và các điểm buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm, các siêu thị trong và ngoài tỉnh.
- Thúc đẩy chăn nuôi phát triển gắn nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và tiêu chuẩn hoá các sản phẩm xuất khẩu theo tiêu chuẩn VietGAHP; kêu gọi, xúc tiến đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.
- Khuyến khích và hỗ trợ hình thành các cơ sở chăn nuôi tập trung công nghiệp gắn với giết mổ tập trung, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu và tiếp thị mở rộng thị trường; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp ngoài tỉnh đến đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ quy mô tập trung, có trang thiết bị và công nghệ giết mổ từ tiên tiến đến hiện đại.
2. Giải pháp về khoa học, công nghệ
- Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác giống; sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, nguyên liệu mới của địa phương; xây dựng chuồng trại đảm bảo đúng khoảng cách và mật độ nuôi hợp lý, áp dụng các loại chuồng nuôi tiên tiến và hiện đại; ứng dụng và phát triển công nghệ về vật liệu mới, vi sinh để xử lý chất thải chăn nuôi bằng công trình khí sinh học biogas hoặc bằng đệm lót sinh học; phòng trừ dịch bệnh nghiêm ngặt tại địa bàn với kiểm dịch thường xuyên và xử lý kịp thời, triệt để các nguồn lây bệnh từ bên ngoài; ứng dụng công nghệ quản lý và giám sát chăn nuôi, giết mổ và kiểm soát dịch bệnh mới.
- Tăng cường nghiên cứu và áp dụng khoa học công nghệ trong chăn nuôi, chăn nuôi theo hướng VietGAHP, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, hướng tới xuất khẩu; áp dụng công nghệ nuôi an toàn sinh học theo tiêu chuẩn quốc gia, trước mắt là đối với hộ chăn nuôi gà công nghiệp và hộ chăn nuôi heo tập trung quy mô lớn.
- Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao để chuẩn bị tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật cao trong tương lai như: tiến bộ về cấy chuyển phôi, công nghệ gen, về nhập khẩu giống vật nuôi.
- Ứng dụng kết quả lai tạo từ nguồn gen quý của các giống heo nhập nội; phát triển các dịch vụ gieo tinh nhân tạo để phối giống tạo ra đàn bò chất lượng cao; nâng cao năng lực quản lý về chăn nuôi, con giống, công tác ấp nở gia cầm, phát triển mạnh các giống địa phương gà tàu vàng, gà ta, gà nòi để đáp ứng thị trường.
- Chuyển giao những kỹ thuật mới về chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý và tăng tỷ lệ cơ giới hóa, hiện đại hóa trong chăn nuôi, xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ sinh học đảm bảo an toàn, vệ sinh phòng bệnh và xử lý môi trường. Thiết lập hệ thống theo dõi và quản lý dịch tễ đàn gia súc, thường xuyên cập nhật các dữ liệu về giống, thuốc thú y và dịch bệnh.
- Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) đối với các cơ sở chăn nuôi. Đẩy mạnh tỷ lệ tiêm phòng bắt buộc và có biện pháp loại trừ các cá thể mang trùng đối với các bệnh nguy hiểm, tạo đàn gia súc sạch bệnh.
- Chủ động tổ chức và nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn dịch tễ đàn gia súc, gia cầm và các vật nuôi khác; xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh, nhất là những vùng có các cơ sở sản xuất giống và vùng chăn nuôi lớn, tập trung.
- Khuyến khích các cơ sở giết mổ và chế biến thực phẩm hiện đại hóa công nghiệp và đa dạng hóa các mặt hàng thực phẩm chế biến phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Xây dựng cơ sở theo tiêu chuẩn GMP và quản lý chất lượng theo HACCP.
4. Giải pháp huy động vốn và thu hút đầu tư
- Xây dựng hệ thống các biện pháp huy động vốn một cách tích cực, nhất là việc tăng tính chủ động trong đầu tư và điều hành thực hiện quy hoạch, tỉnh dự kiến áp dụng các biện pháp huy động đa dạng hóa các hình thức tạo vốn, nhất là nguồn vốn của các doanh nghiệp và dân cư.
- Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, trong đó cả từ ngân sách dành chủ yếu cho phát triển kết cấu hạ tầng chăn nuôi. Để nâng cao nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cần tăng tỷ lệ tích lũy từ nội bộ nền kinh tế của tỉnh, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và có các biện pháp khuyến khích tiết kiệm cho đầu tư phát triển.
- Nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp và từ dân: Giải pháp quan trọng để giải quyết nhu cầu vốn là đây mạnh huy động các nguồn lực, đặc biệt phải huy động đầu tư của các doanh nghiệp và nội lực đầu tư các tầng lớp nhân dân. Ngoài ra, còn huy động vốn hỗ trợ khác như: Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, thị trường, khoa học công nghệ theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính Phủ.
5. Giải pháp xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm.
- Hỗ trợ xây dựng các chợ đầu mối tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi ở vùng nuôi trọng điểm, tập trung; đầu tư và hoàn thiện các chợ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là các chợ tại đô thị, nơi đông dân cư và người lao động.
- Xây dựng mối liên kết giữa các cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi thuộc các thành phần kinh tế, đặc biệt giữa các doanh nghiệp, các HTX, cơ sở chăn nuôi và các điểm buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm, các cửa hàng lớn trong và ngoài tỉnh,...
- Tổ chức các hội chợ về chăn nuôi, hỗ trợ để các tổ chức, trang trại chăn nuôi tham gia hội chợ, quảng bá sản phẩm. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm chăn nuôi an toàn vệ sinh thực phẩm.
6. Giải pháp về cơ chế, chính sách
- Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách của Trung ương và của tỉnh đầu tư phát triển chăn nuôi: Chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020 theo Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị quyết số 15/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Trà Vinh ban hành một số chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đến năm 2020; Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 23/01/2017 của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030; Quyết định số 28/2015/QĐ-UBND ngày 09/11/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc ban hành Quy định về chính sách hỗ trợ áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2015-2020.
- Cần có chính sách tập trung hỗ trợ cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư di dời các cơ sở chăn nuôi tập trung và cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm đến các vùng quy hoạch hoặc chuyển đổi sang các ngành nghề sản xuất khác thông qua các chính sách hỗ trợ vốn vay ưu đãi, miễn giảm thuế, đào tạo nghề và hỗ trợ thất nghiệp khi ngưng sản xuất; đặc biệt là có chính sách hỗ trợ một phần chi phí di dời chuồng trại chăn nuôi và con giống, nhà xưởng và trang thiết bị giết mổ, chi phí xây dựng cơ sở mới ở các khu quy hoạch.
- Tạo thuận lợi để cơ sở chăn nuôi và giết mổ tập trung chuyển đổi, sang nhượng, thuê mướn đất đai ổn định lâu dài trong các vùng quy hoạch; tạo quỹ đất công để bán đấu giá hoặc cho thuê đất đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi; khuyến khích các hộ chuyển diện tích đất nông nghiệp sản xuất kém hiệu quả sang xây dựng chuồng trại, trồng cỏ và trồng các cây thức ăn khác để phát triển chăn nuôi.
- Tăng huy động nguồn ngân sách địa phương cho đầu tư phát triển ngành chăn nuôi, nhất là đầu tư cơ sở hạ tầng đến các khu chăn nuôi và khu giết mổ tập trung theo quy hoạch, xây dựng cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm quy mô vừa và lớn.
- Hỗ trợ kinh phí mua giống; đầu tư cho xây dựng, cải tạo kết cấu hạ tầng, bao gồm: Kho chứa nguyên liệu và thức ăn, kho chứa dụng cụ chăn nuôi, máy móc và trang thiết bị phục vụ chăn nuôi, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống xử lý chất thải, dụng cụ chứa thức ăn, nước uống phù hợp với yêu cầu của VietGAHP.
7. An toàn thực phẩm trong chăn nuôi
- Tổ chức lại hệ thống tiêu thụ sản phẩm gắn với cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm nhằm thay đổi thói quen tiêu dùng và mua bán sản phẩm, như sử dụng thực phẩm đông lạnh, thực phẩm qua chế biến, hạn chế hình thức, chợ tạm, buôn bán dưới lòng đường, vỉa hè,...
- Hỗ trợ cho các hộ xây dựng quầy, cửa hàng kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn trong đó có sản phẩm chăn nuôi an toàn.
- Xây dựng thương hiệu sản phẩm chăn nuôi từ việc áp dụng kỹ thuật sản xuất đạt tiêu chuẩn chất lượng và được công nhận của cơ quan kiểm định.
- Tăng cường tiêm phòng vắc xin phòng bệnh, nhất là đối với một số bệnh truyền nhiễm; đầu tư trang thiết bị chẩn đoán; bố trí đủ cán bộ và đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ của các Trạm Thú y, Trạm Kiểm dịch và mạng lưới thú y huyện, xã.
- Cơ sở chăn nuôi và cơ sở giết mổ tập trung phải có cam kết thực hiện tốt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng chống dịch bệnh, không sử dụng các chất kích thích và các chế phẩm bị cấm sử dụng trong chăn nuôi; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và chỉ cấp giấy phép cho các hộ chăn nuôi tập trung có đủ các điều kiện vệ sinh thú y và cơ sở giết mổ đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường.
8. Giải pháp về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi và giết mổ gia súc, gia cầm tập trung
8.1. Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô hộ gia đình, cá nhân
- Địa điểm chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô hộ gia đình, cá nhân phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc, diệt mầm bệnh đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y trong chăn nuôi và các quy định về bảo vệ môi trường.
- Yêu cầu về xử lý chất thải:
+ Khu xử lý chất thải phải được bố trí phía cuối khu vực chăn nuôi, ở địa thế thấp nhất, phải có đủ diện tích và điều kiện để xử lý chất thải rắn, nước thải và gia súc, gia cầm chết;
+ Có nơi xử lý chất thải chăn nuôi đảm bảo vệ sinh thú y và vệ sinh môi trường theo quy định;
+ Xác vật nuôi bị chết do dịch bệnh phải được quản lý và xử lý theo quy định về vệ sinh thú y và quy định của Luật Bảo vệ môi trường;
+ Chất thải lỏng phải được xử lý bằng hoá chất hoặc bằng phương pháp xử lý sinh học phù hợp như: hầm ủ, túi ủ biogas, ao sinh học hoặc bằng các phương pháp xử lý phù hợp khác. Nước thải sau khi xử lý, thải ra môi trường phải đạt theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 62-MT:2016/BTNMT mức độ B, giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi như: pH, BOD5, COD, tổng N, tổng chất rắn lơ lửng, Colirorm.
+ Đảm bảo chất lượng không khí xung quanh theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 05:2013/BTNMT; tiếng ồn theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn QCVN 26:2010/BTNMT.
8.3. Bảo vệ môi trường đối với cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm
- Địa điểm xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm phải phù hợp với quy hoạch của tỉnh, trường hợp chưa có quy hoạch thì phải được các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép và tuân thủ các quy định tại Thông tư số 13/2017/TT-BNNPTNT ngày 20/6/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN 01-150:2017/BNNPTNT);
- Yêu cầu về hệ thống thoát nước thải và xử lý chất thải:
+ Có hệ thống cống thoát nước thải tại tất cả các khu vực chờ giết mổ và khu giết mổ gia súc, gia cầm;
+ Hệ thống thoát nước được lắp đặt để nước có thể chảy từ khu sạch đến khu bẩn, đảm bảo không có nước đọng trên sàn. Cống thoát nước thải có nắp đậy, có đường kính phù hợp để có thể thoát tất cả nước thải trong quá trình giết mổ, làm vệ sinh nhà xưởng, xe vận chuyển gia súc, gia cầm;
+ Có lưới chắn rác và tách mỡ vụn, phủ tạng trước khi nước thải đổ vào hệ thống xử lý nước thải;
+ Hệ thống xử lý nước thải: có hệ thống xử lý nước thải đảm bảo nước thải được xử lý đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 62-MT:2016/BTNMT mức độ B, giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi như: pH, BOD5, COD, tổng N, tổng chất rắn lơ lửng, Colirorm.
- Xử lý chất thải rắn, phụ phẩm, sản phẩm không đạt yêu cầu an toàn thực phẩm:
+ Có nơi xử lý gia súc, gia cầm chết, nội tạng không ăn được đảm bảo không có sự lây nhiễm với các sản phẩm ăn được. Nếu cơ sở không tự xử lý được thì phải ký hợp đồng với đơn vị được cấp phép hành nghề quản lý chất thải để thu gom và xử lý đúng quy định;
+ Các thùng đựng phế phụ phẩm phải có nắp đậy và được ghi nhãn theo chức năng sử dụng theo quy định, phế phụ phẩm được thu dọn thường xuyên sau ca làm việc;
+ Phân, rác thải hữu cơ được xử lý theo quy định đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường;
+ Đảm bảo chất lượng không khí xung quanh theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 05:2013/BTNMT; tiếng ồn theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 26:2010/BTNMT.
V. CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ (Chi tiết Phụ lục 03 đính kèm)
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành tỉnh và địa phương có liên quan công bố công khai rộng rãi quy hoạch được phê duyệt đến các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp và Nhân dân biết.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện và quản lý quy hoạch được duyệt.
- Tham mưu triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách đầu tư phát triển chăn nuôi.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai các nhiệm vụ về: đề xuất, xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, mô hình, các lớp tập huấn kỹ thuật về lĩnh vực chăn nuôi; nhân giống, cung cấp các giống chất lượng cao cho các cơ sở chăn nuôi trong tỉnh; hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh; tổ chức tiêm phòng theo định kỳ và phát hiện, dập tắt kịp thời các ổ, nguồn gây dịch bệnh; kiểm soát chặt chẽ các cơ sở chăn nuôi, giết mổ tập trung trong thực hiện các quy định về điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm ở tất cả các khâu từ nuôi dưỡng đến giết mổ, vận chuyển và tiêu thụ.
- Theo dõi, đánh giá, tổ chức sơ kết, tổng kết, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tình hình, kết quả triển khai thực hiện quy hoạch theo quy định.
2. Các Sở, ngành có liên quan
- Sở Tài nguyên và Môi trường: Hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi và giết mổ gia súc, gia cầm tập trung thực hiện đầy đủ các thủ tục về quản lý, sử dụng đất đai và bảo vệ môi trường đúng theo quy định hiện hành.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư cơ sở chăn nuôi tập trung trong vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi của tỉnh; căn cứ các chính sách quy định của Trung ương và của tỉnh về đầu tư, hàng năm xem xét đề xuất tỉnh cân đối ngân sách để thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng như đường giao thông, hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước,…cho các cơ sở đầu tư vào các khu quy hoạch chăn nuôi và giết mổ tập trung.
- Sở Khoa học và Công nghệ: Ưu tiên triển khai thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong công tác chăn nuôi, thú y như: Nghiên cứu chọn tạo, lai tạo giống vật nuôi cao sản, trang thiết bị chuồng trại, dinh dưỡng thức ăn, nghiên cứu mô hình chăn nuôi gắn với chế biến sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Sở Công thương: Tổ chức thực hiện nhiệm vụ xúc tiến thương mại, tham gia hội chợ, quảng bá sản phẩm; hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm chăn nuôi an toàn vệ sinh thực phẩm; phối hợp xây dựng và phát triển chợ an toàn thực phẩm.
- Các Sở, ngành và cơ quan khác có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình thực hiện trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chuyên môn và các thành phần kinh tế triển khai thực hiện quy hoạch.
3. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố
- Trên cơ sở Quy hoạch của tỉnh được duyệt chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; lồng ghép các chương trình, dự án xây dựng kế hoạch đầu tư hỗ trợ phát triển chăn nuôi.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào các khu vực quy hoạch phát triển chăn nuôi tập trung và giết mổ tập trung trên địa bàn; hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi phát triển sản xuất hoặc di dời đến nơi quy hoạch và thực hiện tốt các quy định của Nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường.
- Hằng năm tổ chức sơ kết, báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm cơ sở tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
4. Các tổ chức, cá nhân: Đầu tư cơ sở chăn nuôi, giết mổ tập trung phải phù hợp Quy hoạch, chấp hành nghiêm túc các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, Luật Thú y và Quy chế tại các khu phát triển chăn tập trung; được hưởng các chính sách ưu đãi về khuyến khích phát triển chăn nuôi và giết mổ tập trung trên địa bàn tỉnh theo quy định.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 671/QĐ-UBND ngày 21/4/2010 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển chăn nuôi, các khu vực phát triển chăn nuôi tập trung và giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh Trà Vinh đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 và Quyết định số 1516/QĐ-UBND ngày 15/9/2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 671/QĐ-UBND ngày 21/4/2010.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các Sở, ngành tỉnh có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ Quyết định thi hành./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
QUY MÔ PHÁT TRIỂN ĐÀN VẬT NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH TRÀ VINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số
547/QĐ-UBND ngày 21 tháng 3 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)
STT |
Hạng mục |
ĐVT |
Thực hiện |
Định hướng đến năm 2020 |
Tầm nhìn đến năm 2030 |
|
|
|
|||||||
Quy hoạch được duyệt |
Điều chỉnh |
|
|||||
TOÀN TỈNH |
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Đàn bò |
Con |
175.990 |
180.000 |
244.500 |
350.000 |
|
2 |
Đàn dê |
Con |
11.390 |
13.000 |
22.000 |
28.000 |
|
3 |
Đàn heo |
Con |
342.169 |
550.000 |
483.150 |
700.000 |
|
4 |
Đàn gia cầm |
1000 con |
4.293 |
5.400 |
6.685 |
8.195 |
|
- |
Đàn vịt |
1000 con |
1.590 |
1.800 |
2.685 |
2.999 |
|
- |
Đàn gà |
1000 con |
2.703 |
3.600 |
4.000 |
5.196 |
|
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
I |
TP. Trà Vinh |
|
|
|
|
|
|
1 |
Đàn bò |
Con |
4.333 |
|
500 |
|
|
2 |
Đàn dê |
Con |
123 |
|
400 |
|
|
3 |
Đàn heo |
Con |
4.817 |
|
5.000 |
|
|
4 |
Đàn gia cầm |
1000 con |
139 |
- |
40 |
- |
|
- |
Đàn vịt |
1000 con |
20 |
- |
6 |
|
|
- |
Đàn gà |
1000 con |
119 |
|
34 |
|
|
II |
Huyện Càng Long |
|
|
|
|
|
|
1 |
Đàn bò |
Con |
22.152 |
27.000 |
27.000 |
40.000 |
|
2 |
Đàn dê |
Con |
55 |
90 |
1.000 |
1.500 |
|
3 |
Đàn heo |
Con |
70.673 |
110.000 |
54.950 |
115.000 |
|
4 |
Đàn gia cầm |
1000 con |
1.330 |
1.320 |
585 |
770 |
|
- |
Đàn vịt |
1000 con |
607 |
503 |
235 |
250 |
|
- |
Đàn gà |
1000 con |
723 |
817 |
350 |
520 |
|
III |
Huyện Châu Thành |
|
|
|
|
|
|
1 |
Đàn bò |
Con |
31.643 |
40.000 |
45.000 |
50.000 |
|
2 |
Đàn dê |
Con |
584 |
1.000 |
2.000 |
2.500 |
|
3 |
Đàn heo |
Con |
30.331 |
110.000 |
75.000 |
110.000 |
|
4 |
Đàn gia cầm |
1000 con |
455 |
1.211 |
1.050 |
1.170 |
|
- |
Đàn vịt |
1000 con |
155 |
545 |
500 |
370 |
|
- |
Đàn gà |
1000 con |
300 |
666 |
550 |
800 |
|
IV |
Huyện Cầu Kè |
|
|
|
|
|
|
1 |
Đàn bò |
Con |
12.993 |
18.000 |
20.000 |
25.000 |
|
2 |
Đàn dê |
Con |
329 |
80 |
1.000 |
1.200 |
|
3 |
Đàn heo |
Con |
87.098 |
110.000 |
81.200 |
125.000 |
|
4 |
Đàn gia cầm |
1000 con |
|
|
|
|
|
- |
Đàn vịt |
1000 con |
340 |
434 |
480 |
350 |
|
- |
Đàn gà |
1000 con |
334 |
646 |
450 |
750 |
|
V |
Huyện Tiểu Cần |
|
|
|
|
|
|
1 |
Đàn bò |
Con |
16.535 |
25.000 |
32.000 |
40.000 |
|
2 |
Đàn dê |
Con |
242 |
250 |
400 |
600 |
|
3 |
Đàn heo |
Con |
61.720 |
100.000 |
75.000 |
110.000 |
|
4 |
Đàn gia cầm |
1000 con |
|
|
|
|
|
- |
Đàn vịt |
1000 con |
111 |
373 |
250 |
350 |
|
- |
Đàn gà |
1000 con |
238 |
527 |
350 |
400 |
|
VI |
Huyện Cầu Ngang |
|
|
|
|
|
|
1 |
Đàn bò |
Con |
40.207 |
42.000 |
50.000 |
60.000 |
|
2 |
Đàn dê |
Con |
245 |
2.000 |
1.200 |
1.500 |
|
3 |
Đàn heo |
Con |
48.642 |
100.000 |
80.000 |
100.000 |
|
4 |
Đàn gia cầm |
1000 con |
|
|
|
|
|
- |
Đàn vịt |
1000 con |
155 |
285 |
518 |
600 |
|
- |
Đàn gà |
1000 con |
547 |
475 |
1.332 |
1.400 |
|
VII |
Huyện Trà Cú |
|
|
|
|
|
|
1 |
Đàn bò |
Con |
33.076 |
45.000 |
47.000 |
70.000 |
|
2 |
Đàn dê |
Con |
209 |
100 |
900 |
1.500 |
|
3 |
Đàn heo |
Con |
30.852 |
113.000 |
100.000 |
127.000 |
|
4 |
Đàn gia cầm |
1000 con |
500 |
1.200 |
1.195 |
1.895 |
|
- |
Đàn vịt |
1000 con |
183 |
589 |
587 |
970 |
|
- |
Đàn gà |
1000 con |
317 |
611 |
608 |
925 |
|
VIII |
Huyện Duyên Hải |
|
|
|
|
|
|
1 |
Đàn bò |
Con |
15.049 |
3.000 |
14.000 |
35.000 |
|
2 |
Đàn dê |
Con |
9.398 |
12.000 |
11.000 |
14.000 |
|
3 |
Đàn heo |
Con |
8.036 |
7.000 |
8.000 |
8.500 |
|
4 |
Đàn gia cầm |
1000 con |
146 |
30 |
300 |
375 |
|
- |
Đàn vịt |
1000 con |
20 |
8 |
75 |
75 |
|
- |
Đàn gà |
1000 con |
126 |
22 |
225 |
300 |
|
IX |
TX. Duyên Hải |
|
|
|
|
|
|
1 |
Đàn bò |
Con |
7.206 |
|
9.000 |
30.000 |
|
2 |
Đàn dê |
Con |
1.668 |
|
4.000 |
4.500 |
|
3 |
Đàn heo |
Con |
3.963 |
|
4.000 |
4.500 |
|
4 |
Đàn gia cầm |
1000 con |
|
|
|
|
|
- |
Đàn vịt |
1000 con |
6 |
|
34 |
34 |
|
- |
Đàn gà |
1000 con |
59 |
|
101 |
101 |
|
QUY MÔ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TẬP TRUNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 547/QĐ-UBND
ngày 21 tháng 3 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)
STT |
Hạng mục |
ĐVT |
Thực hiện |
Định hướng đến năm 2020 |
Tầm nhìn đến năm 2030 |
|
|
|
|||||||
Quy hoạch được duyệt |
Điều chỉnh |
|
|||||
TOÀN TỈNH |
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Đàn bò |
Con |
25.748 |
40.000 |
73.600 |
224.000 |
|
2 |
Đàn dê |
Con |
1.410 |
4.550 |
7.380 |
14.980 |
|
3 |
Đàn heo |
Con |
50.603 |
333.000 |
250.000 |
486.850 |
|
4 |
Đàn gà |
1000con |
517 |
1.653 |
1.163 |
3.603 |
|
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
I |
Huyện Càng Long |
|
|
|
|
|
|
1 |
Đàn bò |
Con |
3.323 |
5.400 |
5.400 |
28.000 |
|
2 |
Đàn dê |
Con |
|
|
450 |
1.050 |
|
3 |
Đàn heo |
Con |
10.601 |
55.000 |
35.000 |
80.500 |
|
4 |
Đàn gà |
1000con |
144,6 |
326,8 |
140 |
400 |
|
II |
Huyện Châu Thành |
|
|
|
|
|
|
1 |
Đàn bò |
Con |
4.746 |
8.000 |
11.400 |
35.000 |
|
2 |
Đàn dê |
Con |
|
350 |
900 |
1.750 |
|
3 |
Đàn heo |
Con |
4.550 |
55.000 |
55.000 |
77.000 |
|
4 |
Đàn gà |
1000con |
60 |
266,4 |
220 |
560 |
|
III |
Huyện Cầu Kè |
|
|
|
|
|
|
1 |
Đàn bò |
Con |
1.949 |
3.600 |
4.300 |
17.500 |
|
2 |
Đàn dê |
Con |
|
|
450 |
840 |
|
3 |
Đàn heo |
Con |
13.065 |
55.000 |
55.000 |
87.500 |
|
4 |
Đàn gà |
1000con |
66,8 |
258,4 |
180 |
525 |
|
IV |
Huyện Tiểu Cần |
|
|
|
|
|
|
1 |
Đàn bò |
Con |
2.480 |
5.000 |
6.800 |
28.000 |
|
2 |
Đàn dê |
Con |
|
|
180 |
420 |
|
3 |
Đàn heo |
Con |
9.258 |
70.000 |
46.000 |
77.000 |
|
4 |
Đàn gà |
1000con |
48 |
211 |
140 |
280 |
|
V |
Huyện Cầu Ngang |
|
|
|
|
|
|
1 |
Đàn bò |
Con |
6.031 |
8.400 |
21.900 |
42.000 |
|
2 |
Đàn dê |
Con |
|
|
225 |
560 |
|
3 |
Đàn heo |
Con |
7.296 |
50.000 |
25.000 |
70.000 |
|
4 |
Đàn gà |
1000con |
109,4 |
337 |
150 |
980 |
|
VI |
Huyện Trà Cú |
|
|
|
|
|
|
1 |
Đàn bò |
Con |
4.961 |
9.000 |
22.000 |
49.000 |
|
2 |
Đàn dê |
Con |
|
|
225 |
560 |
|
3 |
Đàn heo |
Con |
4.628 |
45.200 |
30.000 |
88.900 |
|
4 |
Đàn gà |
1000con |
63,4 |
244,4 |
243 |
648 |
|
VII |
Huyện Duyên Hải |
|
|
|
|
|
|
1 |
Đàn bò |
Con |
2.257 |
600 |
1.800 |
24.500 |
|
2 |
Đàn dê |
Con |
1.410 |
4.200 |
4.950 |
9.800 |
|
3 |
Đàn heo |
Con |
1.205 |
2.800 |
4.000 |
5.950 |
|
4 |
Đàn gà |
1000con |
25,15 |
8,8 |
90 |
210 |
|
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ
(Kèm theo Quyết định số 547/QĐ-UBND
ngày 21 tháng 3 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)
STT |
Tên dự án |
Tổng mức đầu
tư/dự án |
1 |
Dự án đầu tư sản xuất giống gia súc, gia cầm (quy mô heo 300 - 500 con; bò 200 - 300 con; gia cầm 3.000 - 5.000 con). |
10-20 |
2 |
Dự án đầu tư phát triển chăn nuôi heo ở các khu Quy hoạch chăn nuôi tập trung (quy mô 500 con). |
30 |
3 |
Dự án đầu tư phát triển chăn nuôi bò ở các khu Quy hoạch chăn nuôi tập trung (quy mô 500 con). |
30 - 50 |
4 |
Dự án đầu tư phát triển chăn nuôi dê ở các khu Quy hoạch chăn nuôi tập trung (quy mô 500 con). |
20 - 30 |
5 |
Xây dựng nhà máy chế biến thịt gia súc (bò, heo) (công suất 15.000 - 20.000 con/năm). |
150 - 200 |
6 |
Dự án đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung theo quy hoạch (Công suất trên 400 con gia súc và trên 4.000 con gia cầm). |
07 - 10 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.