ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5447/QĐ-UBND |
Thanh Hóa, ngày 22 tháng 12 năm 2020 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KIẾN TRÚC CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH THANH HÓA, PHIÊN BẢN 2.0
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Căn cứ Luật Giao dịch điện tử năm 2005;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025;
Căn cứ Quyết định số 2323/QĐ-BTTTT ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc Ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0;
Căn cứ Quyết định số 3089/QĐ-UBND ngày 22/8/2017 của UBND tỉnh phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Thanh Hóa, phiên bản 1.0;
Theo đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 2225/TTr- STTTT ngày 08/12/2020 về việc phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Thanh Hóa, phiên bản 2.0.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Thanh Hóa, phiên bản 2.0” với những nội dung chính như sau:
1. Mô hình Kiến trúc Chính quyền điện tử (CQĐT) tỉnh Thanh Hóa
Trên cơ sở hướng dẫn Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0 tại Quyết định số 2323/QĐ-BTTT ngày 31/12/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông, sơ đồ tổng thể CQĐT phiên bản 2.0 tỉnh Thanh Hóa được mô tả như sau:
Mô tả chi tiết các thành phần trong sơ đồ tổng quát:
Tên thành phần |
Mô tả thành phần |
Người sử dụng |
Có 2 nhóm người sử dụng chính: a) Nhóm người dân, doanh nghiệp là những cá nhân, tổ chức sử dụng các dịch vụ do tỉnh cung cấp như: Đọc, tra cứu thông tin trên cổng thông tin điện tử; tra cứu, sử dụng các dịch vụ công trực tuyến do tỉnh cung cấp thông qua Cổng Dịch vụ công; sử dụng các dịch vụ khác mà tỉnh cung cấp cho người dân, doanh nghiệp. b) Nhóm cán bộ, công chức, viên chức sử dụng hệ thống của tỉnh để giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp; các nghiệp vụ nội bộ của tỉnh (tài chính, nhân sự) và các công việc được giao khác. |
Kênh truy cập/tương tác |
Cung cấp các kênh giao tiếp, truy cập như sau để phục vụ người sử dụng nêu trên: a) Qua môi trường Internet: Cổng Dịch vụ công trực tuyến; Cổng thông tin điện tử của tỉnh; Hệ thống xử lý nghiệp vụ; Hệ thống thông tin một cửa điện tử thông qua các thiết bị như: Máy tính; thiết bị di động; Kiosk tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và bộ phận một cửa cấp huyện. b) Ngoài môi trường Internet: Các kênh thoại, dịch vụ bưu chính, SMS hoặc trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, bộ phận một cửa. |
Dịch vụ cổng thông tin điện tử |
Cổng thông tin điện tử là thành phần đảm bảo cho người sử dụng có thể truy cập đến các thông tin trực tuyến và cũng là giao diện giữa người sử dụng với các dịch vụ CQĐT. Cổng thông tin điện tử cung cấp chức năng liên quan trực tiếp đến việc quản lý người sử dụng dịch vụ (cả nội bộ và bên ngoài), quản lý nghiệp vụ tương tác với người sử dụng. Thành phần này đảm bảo sự thống nhất quản lý về truy cập đến cả người sử dụng dịch vụ và các ứng dụng dịch vụ thông qua các kênh truy cập khác nhau. |
Dịch vụ công trực tuyến |
Bao gồm những dịch vụ công trực tuyến mà cơ quan Nhà nước cung cấp cho người dân và doanh nghiệp. Việc triển khai các dịch vụ công trực tuyến thực hiện theo lộ trình nêu trong Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và kế hoạch ứng dụng CNTT của tỉnh |
Ứng dụng và cơ sở dữ liệu |
Thành phần này bao gồm các ứng dụng cần thiết cho hoạt động nội bộ và cung cấp dịch vụ công trực tuyến của Thanh Hóa. Ứng dụng ở đây, được phân loại thành các ứng dụng nội bộ, các ứng dụng của tỉnh, các ứng dụng dùng chung cấp quốc gia và các ứng dụng phục vụ tổng hợp và báo cáo. + Ứng dụng cấp tỉnh: Bao gồm các ứng dụng nghiệp vụ cấp tỉnh, phục vụ việc cung cấp các dịch vụ công cấp tỉnh, trong đó có các dịch vụ công trực tuyến. Cụ thể như các ứng dụng: Mạng hành chính công; mạng văn phòng điện tử liên thông; Quản lý cán bộ công chức, viên chức… + Ứng dụng nội bộ: Thành phần này bao gồm các ứng dụng phục vụ công tác quản lý, điều hành, hỗ trợ các hoạt động trong nội bộ các CQNN tỉnh Thanh Hóa. Một số ứng dụng tiêu biểu bao gồm: Quản lý tài sản; Quản lý văn bản và điều hành nội bộ… + Ứng dụng về tổng hợp và báo cáo: Các ứng dụng này tổng hợp thông tin về chuyên ngành, kinh tế-xã hội, cung cấp cho lãnh đạo nhằm hỗ trợ cho quy trình ra quyết định. + Ứng dụng cấp quốc gia: Thành phần này thể hiện các ứng dụng quy mô quốc gia, Thanh Hóa là đơn vị thụ hưởng. Các ứng dụng được cung cấp bởi các hệ thống thông tin có phạm vi từ Trung ương tới địa phương |
Các dịch vụ chia sẻ và tích hợp |
Các dịch vụ này được sử dụng để hỗ trợ các ứng dụng lớp trên và CSDL. Đây là các dịch vụ có thể dùng chung, chia sẻ giữa các ứng dụng trong quy mô tỉnh, điều này làm giảm đầu tư trùng lặp, lãng phí, thiếu đồng bộ. Mặt khác, một trong các chức năng quan trọng của các dịch vụ nhóm này là để kết nối, liên thông, tích hợp các ứng dụng. LGSP đóng vai trò là nền tảng CNTT liên cơ quan cho các sở, ban, ngành, huyện và các CQNN trực thuộc tỉnh. Với nền tảng này, thông tin nghiệp vụ có thể được trao đổi theo chiều ngang và theo chiều dọc giữa các CQNN thuộc tỉnh và nền tảng LGSP sẽ là điểm trung gian để kết nối các dịch vụ trong tỉnh cũng như là đầu mối kết nối ra ngoài tỉnh. LGSP bao gồm các thành phần chính như hướng dẫn tại Văn bản số số 631/THH-THHT ngày 21/5/2020 của Cục Tin học hóa hướng dẫn yêu cầu về chức năng, tính năng kỹ thuật của Nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung cấp bộ, cấp tỉnh |
Hạ tầng kỹ thuật |
Thành phần này cung cấp phần cứng/phần mềm máy tính, mạng, thiết bị, an toàn thông tin, cơ sở vật chất để triển khai các ứng dụng CNTT. Bao gồm các thành phần chính sau đây: + Thiết bị phần cứng/phần mềm cho người dùng cuối: Bao gồm máy tính cá nhân, máy tính xách tay và thiết bị hỗ trợ cá nhân. + Cơ sở hạ tầng mạng bao gồm: Mạng diện rộng của tỉnh (WAN, MAN); Mạng cục bộ (LAN); Mạng riêng ảo (VPN); Kết nối Internet. + Trung tâm dữ liệu, phòng máy chủ: Gồm các máy chủ, thiết bị mạng, thiết bị lưu trữ, cáp mạng, nguồn điện, thiết bị làm mát, quản lý (môi trường, an ninh, vận hành). + An toàn thông tin: Là thành phần xuyên suốt, là điều kiện bảo đảm triển khai các thành phần của CQĐT cần được triển khai đồng bộ ở các cấp. Các nội dung chính về an toàn thông tin đã nêu. + Quản lý và giám sát dịch vụ: Thành phần này giúp cho các dịch vụ hoạt động thông suốt, hiệu quả và cũng giúp tăng tính sẵn sàng của toàn bộ hệ thống |
Quản lý chỉ đạo |
Bao gồm công tác chỉ đạo, tổ chức, xây dựng các chính sách, các chuẩn, hướng dẫn, đào tạo, truyền thông để triển khai Kiến trúc CQĐT tỉnh Thanh Hóa. + Chỉ đạo: Lãnh đạo cấp cao tham gia chỉ đạo, điều phối sự phối hợp, giải quyết các xung đột, vấn đề phát sinh giữa các cơ quan trong tỉnh, đặc biệt là các dự án dùng chung cấp tỉnh; + Tổ chức: Cơ cấu tổ chức, quyền và nghĩa vụ các bên liên quan và quy trình để tổ chức triển khai kiến trúc chính quyền điện tử của tỉnh Thanh Hóa; + Chính sách: Các chính sách, quy định, quy chế, tiêu chuẩn có tính đặc thù của tỉnh phục vụ việc triển khai kiến trúc chính quyền điện tử của tỉnh Thanh Hóa; + Phổ biến, tuyên tuyền: Thực hiện hướng dẫn, đào tạo, truyền thông nâng cao nhận thức của các cơ quan liên quan trong triển khai kiến trúc chính quyền điện tử của Thanh Hóa, đối tượng thụ hưởng của các dịch vụ, ứng dụng chính quyền điện tử của tỉnh Thanh Hóa |
2. Lộ trình triển khai các nhiệm vụ
STT |
Nội dung thực hiện |
Đơn vị chủ trì |
Đơn vị phối hợp |
I |
Giai đoạn 2020 - 2022: |
|
|
1 |
Nâng cấp Cổng Thông tin điện tử của tỉnh và các trang thông tin điện tử thành phần. |
Văn phòng UBND tỉnh |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện |
2 |
Triển khai nâng cấp hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 tỉnh Thanh Hóa (bao gồm Cổng dịch vụ công và Hệ thống Một cửa điện tử). |
Sở Thông tin và Truyền thông, Văn phòng UBND tỉnh. |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện |
3 |
Xây dựng Trung tâm Giám sát và điều hành đô thị thông minh cấp tỉnh. |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện |
4 |
Bổ sung trang thiết bị CNTT, thiết bị chuyên dụng phục vụ hoạt động của Văn phòng UBND tỉnh và các đơn vị trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh. |
Văn phòng UBND tỉnh |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và Sở Thông tin và Truyền thông |
5 |
Bổ sung, nâng cấp hệ thống lưu trữ, sao lưu dữ liệu các hệ thống thông tin của tỉnh. |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện |
6 |
Nâng cấp nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung (LGSP) tỉnh Thanh Hóa. |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện |
7 |
Triển khai cơ sở dữ liệu đất đai tỉnh Thanh Hóa, phù hợp với lộ trình triển khai cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai. |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông và các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện |
8 |
Triển khai phần mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức (kết nối với LGSP, CSDL người dùng, xác thực tập trung, phù hợp với lộ trình triển khai hệ thống quản lý cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Nội vụ). |
Sở Nội vụ |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông và các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện |
9 |
Hệ thống thông tin quản lý thi đua, khen thưởng (kết nối LGSP, kết nối người dùng, xác thực tập trung, kết nối phần mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức). |
Sở Nội vụ |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông và các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện |
10 |
Triển khai hệ thống thông tin quản lý tài sản, phù hợp lộ trình triển khai hệ thống phần mềm quản lý đăng ký tài sản nhà nước của Bộ Tài chính. |
Sở Tài chính |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông và các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện |
11 |
Nâng cấp Trung tâm dữ liệu tỉnh Thanh Hóa và xây dựng hệ thống giám sát an toàn thông tin mạng (SOC). |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện |
12 |
Triển khai, xây dựng các ứng dụng, hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu các sở, ban, ngành, địa phương. |
Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện |
Các đơn vị có liên quan |
13 |
Bảo đảm hạ tầng, nâng cấp hệ thống mạng máy tính nội bộ và bổ sung thiết bị CNTT cho các sở, ban, ngành, địa phương. |
Sở Thông tin và Truyền thông; các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện |
Các đơn vị có liên quan |
14 |
Mua sắm hệ thống lưu trữ và truyền hình ảnh y khoa tại các cơ sở y tế năm 2020 - 2021 |
Sở Y tế và các Bệnh viện có liên quan |
Các đơn vị có liên quan |
15 |
Xây dựng nền tảng cơ sở dữ liệu mở (Open data Platform) cho tỉnh Thanh Hóa |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện |
16 |
Các nhiệm vụ được giao của các cơ quan Trung ương; các nhiệm vụ phát sinh phù hợp với khung Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Thanh Hóa, phiên bản 2.0. |
Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, đơn vị có liên quan. |
Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, đơn vị có liên quan. |
II |
Giai đoạn 2023 - 2025: |
|
|
1 |
Tiếp tục nâng cấp hoàn thiện LGSP, kho dữ liệu, các ứng dụng nền tảng chính quyền điện tử dùng chung tỉnh. |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, đơn vị có liên quan. |
2 |
Bổ sung, nâng cấp Trung tâm Giám sát và điều hành đô thị thông minh cấp tỉnh. |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, đơn vị có liên quan. |
3 |
Triển khai mới, nâng cấp các ứng dụng dùng chung, các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các sở, ban, ngành; cơ sở dữ liệu của cấp huyện,… |
Sở Thông tin và Truyền thông; Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện |
Các đơn vị có liên quan |
4 |
Đầu tư nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng, nâng cấp hệ thống mạng máy tính nội bộ và bổ sung thiết bị CNTT cho các sở, ban, ngành, địa phương. |
Sở Thông tin và Truyền thông; các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã. |
Các đơn vị có liên quan |
5 |
Các nhiệm vụ được giao của các cơ quan Trung ương; các nhiệm vụ phát sinh phù hợp với khung Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Thanh Hóa, phiên bản 2.0. |
Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, đơn vị có liên quan. |
Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, đơn vị có liên quan. |
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Thanh Hóa
Ban Chỉ đạo xây dựng CQĐT tỉnh Thanh Hóa giúp UBND tỉnh chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra thực hiện Kiến trúc CQĐT của tỉnh đảm bảo đồng bộ, thống nhất từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã và với Chính phủ.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
- Tổ chức công bố công khai Kiến trúc CQĐT tỉnh Thanh Hóa, phiên bản 2.0 đến các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh, triển khai thực hiện các nội dung của Kiến trúc CQĐT thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu triển khai các hoạt động Chính quyền điện tử của tỉnh dựa trên Kiến trúc CQĐT tỉnh Thanh Hóa, phiên bản 2.0.
- Chủ trì xây dựng, ban hành các quy định, văn bản hướng dẫn, các tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ triển khai Kiến trúc CQĐT tỉnh Thanh Hóa, phiên bản 2.0.
- Thẩm định sự phù hợp của các kế hoạch, dự án ứng dụng CNTT với Kiến trúc CQĐT tỉnh Thanh Hóa.
- Xây dựng, cập nhật và duy trì Kiến trúc CQĐT tỉnh Thanh Hóa, phiên bản 2.0 (mô hình dữ liệu mức lô gíc, mô hình dữ liệu mức vật lý, mô tả chi tiết ứng dụng/dịch vụ dùng chung, chia sẻ theo SOA…) trình UBND tỉnh điều chỉnh kiến trúc khi cần thiết.
- Đôn đốc, kiểm tra việc triển khai các kế hoạch, dự án ứng dụng CNTT phù hợp với Kiến trúc CQĐT tỉnh Thanh Hóa.
3. Sở Nội vụ
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện xây dựng lộ trình tuyển dụng nhân sự CNTT phục vụ Chính quyền điện tử đảm bảo cho các cơ quan Nhà nước hình thành đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT có đủ năng lực và trình độ. Xây dựng các quy trình tác nghiệp có liên quan để thực hiện giải quyết thủ tục hành chính đối với người dân và doanh nghiệp.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn cho cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước đáp ứng khả năng quản trị, vận hành và sử dụng có hiệu quả các hệ thống thông tin phục vụ Chính quyền điện tử.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Tham mưu ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, hoàn thiện hạ tầng CNTT, đảm bảo các mục tiêu đề ra trong quá trình xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm.
- Trong quá trình tham mưu xây dựng chính sách huy động nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cần quan tâm ưu tiên các chính sách nhằm khuyến khích nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực CNTT nói chung và xây dựng Kiến trúc CQĐT nói riêng.
5. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông cân đối ngân sách và lồng ghép các nguồn vốn, xác định tỷ lệ chi ngân sách hằng năm cho CNTT, đảm bảo đủ kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Kiến trúc CQĐT tỉnh đã đề ra theo đúng tiến độ.
- Hướng dẫn các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện trong việc bố trí, sử dụng kinh phí, các quy định về quản lý tài chính; thanh tra, kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn huy động trong thực hiện các dự án.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh giải pháp huy động các nguồn vốn khác ngoài ngân sách tỉnh để tổ chức triển khai thực hiện các dự án.
6. Sở Khoa học và Công nghệ
Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu cho UBND tỉnh ưu tiên phê duyệt các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh trong lĩnh vực CNTT-TT để triển khai một số nhiệm vụ trong Kiến trúc CQĐT trên địa bàn tỉnh.
7. Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh và các sở, ban, ngành có liên quan triển khai đưa các nội dung chuyên đề, phổ cập kiến thức liên quan đến Chính quyền điện tử vào các trường THPT, cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
8. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện
- Đề xuất xây dựng kế hoạch, dự án ứng dụng CNTT phù hợp với Kiến trúc CQĐT tỉnh Thanh Hóa, phiên bản 2.0.
- Tổ chức triển khai các dự án đã được duyệt theo quy định.
- Định kỳ báo cáo UBND tỉnh việc triển khai dự án qua Sở Thông tin và Truyền thông để cập nhật Kiến trúc CQĐT của tỉnh.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thanh Hóa, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp
Tích cực tuyên truyền, vận động, tham gia, phối hợp với các sở, ngành, địa phương trong tỉnh thực hiện Kiến trúc CQĐT tỉnh Thanh Hóa, phiên bản 2.0.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, Trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ
quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.