ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 541/QĐ-UBND |
Đà Nẵng, ngày 24 tháng 3 năm 2023 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Năng lượng nguyên tử ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Quyết định số 1636/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ quốc gia đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển, ứng dụng bức xạ trong khí tượng; thủy văn, địa chất, khoáng sản và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 359/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Quyết định số 2484/QĐ-UBND ngày 18 tháng 6 năm 2018 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành Đề án “Quan trắc phóng xạ môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018-2022”;
Căn cứ Quyết định số 349/QĐ-UBND ngày 26 tháng 01 năm 2022 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành Danh mục Đề án, dự án, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2022;
Căn cứ Quyết định số 1187/QĐ-UBND ngày 29 tháng 4 năm 2022 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí xây dựng Đề án “Quan trắc phóng xạ môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2030”;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 17/TTr-SKHCN ngày 23 tháng 02 năm 2023 về việc phê duyệt Đề án “Quan trắc phóng xạ môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, giai đoạn 2023 - 2027” và ý kiến của các thành viên UBND thành phố theo kết quả lấy ý kiến của Văn phòng UBND thành phố tại Công văn số 597/VP-KGVX ngày 28 tháng 02 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
QUAN
TRẮC PHÓNG XẠ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG, GIAI ĐOẠN 2023 - 2027
(Ban hành kèm theo Quyết định số 541/QĐ-UBND ngày 24 tháng 3 năm 2023 của Ủy
ban nhân dân thành phố Đà Nẵng)
Quan trắc phóng xạ môi trường là quá trình theo dõi thường xuyên, có hệ thống về diễn biến phóng xạ trong môi trường tại các khu vực quan trắc.
Các số liệu quan trắc phóng xạ môi trường là cơ sở dữ liệu quan trọng cho các cơ quan chức năng trong việc hoạch định các chính sách, chiến lược nhằm kiểm soát chất lượng môi trường, đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người và phục vụ phát triển kinh tế xã hội theo hướng phát triển bền vững, chủ động phòng ngừa và ứng phó với các sự cố bức xạ hạt nhân có thể xảy ra.
Ngày 18/6/2018, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã có Quyết định số 2484/QĐ-UBND , phê duyệt Đề án “Quan trắc phóng xạ môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018-2022”, đồng thời giao cho Sở Khoa học và Công nghệ là đơn vị chủ trì thực hiện Đề án.
Thực hiện nội dung Đề án, từ năm 2018 - 2022, đã tiến hành đo đạc suất liều gamma không khí trên toàn bộ địa bàn thành phố với hơn 50.000 điểm đo (hơn 10.000 điểm/năm). Đồng thời đã tiến hành lấy và phân tích 99 mẫu sol khí, 205 mẫu nước (nước mặt và nước biển ven bờ), 190 mẫu đất (đất, bùn trầm tích và trầm tích biển ven bờ), 80 mẫu lương thực, thực phẩm và thực vật. Ngoài ra còn tiến hành đặt 07 liều kế/07 quận huyện (trừ huyện đảo Hoàng Sa) để theo dõi liều tích luỹ. Kết quả cho thấy chưa xuất hiện dấu hiệu dị thường về phông phóng xạ đối với các thành phần môi trường được quan trắc. Tuy nhiên, từ thực tế triển khai thực hiện Đề án Quan trắc phóng xạ môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018 - 2022, nhận thấy để có một bộ số liệu hoàn chỉnh về phông phóng xạ trong môi trường cần bổ sung đánh giá vào các thời điểm khác nhau trong năm, bổ sung một số chỉ tiêu về nồng độ hoạt độ của nhân phóng xạ nhân tạo (Pu-239, Pu - 240, I-131, Sr-90) để xác định ảnh hưởng trong trường hợp hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân từ các nước láng giềng trong khu vực bị sự cố và Rn-222 trong tự nhiên (nguyên tố đóng góp tới 55% tổng liều bức xạ hàng năm đối với dân cư).
Mặt khác, ngày 15 tháng 3 năm 2021, Thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định số 359/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Để cụ thể hoá quy hoạch này, sẽ có rất nhiều hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị, phát triển kinh tế - xã hội diễn ra trong thời gian đến. Các hoạt động này có thể tiềm ẩn nguy cơ về phóng xạ như hoạt động san lấp mặt bằng, khai thác vật liệu xây dựng, hoạt động của cảng biển, khu công nghiệp,...
Nhằm tiếp tục theo dõi, cập nhật dữ liệu phông phóng xạ trên địa bàn thành phố một cách thường xuyên, liên tục và có hệ thống, kịp thời xác định những thay đổi, diễn biến bất thường về phông phóng xạ, biến động về hoạt độ các chất phóng xạ, đồng thời bổ sung tần suất và các vị trí quan trắc phóng xạ đối với các khu vực có nguy cơ theo quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 2045 đã được phê duyệt tại Quyết định số 359/QĐ-TTg ngày 15/3/2021 của Thủ tướng chính phủ, việc xây dựng Đề án “Quan trắc phóng xạ môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, giai đoạn 2023 - 2027” là hết sức cần thiết.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
- Luật Năng lượng nguyên tử ngày 03 tháng 6 năm 2008;
- Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
- Nghị quyết 43-NQ/TW ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
- Nghị định số 07/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử;
- Quyết định số 1636/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ quốc gia đến năm 2020;
- Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển, ứng dụng bức xạ trong khí tượng, thủy văn, địa chất, khoáng sản và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020;
- Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 12 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến 2030;
- Quyết định số 359/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
- Thông tư số 27/2010/TT-BKHCN ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về đo lường bức xạ, hạt nhân và xây dựng, quản lý mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường;
- Thông tư số 16/2013/TT-BKHCN ngày 30 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia";
- Thông tư số 20/2017/TT-BTNMT ngày 08 tháng 8 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Định mức kinh tế-kỹ thuật hoạt động quan trắc môi trường;
- Chương trình hành động số 25-CTr/TU ngày 22 tháng 02 năm 2013 của Thành ủy Đà Nẵng về việc thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”;
- Nghị quyết số 95/2017/NQ-HĐND ngày 07 tháng 7 năm 2017 của HĐND thành phố Đà Nẵng về quy định mức chi công tác phí, chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
- Quyết định số 38/2020/QĐ-UBND ngày 13 tháng 10 năm 2020 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc quy định quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thành phố Đà Nẵng;
- Quyết định số 39/2020/QĐ-UBND ngày 15 tháng 10 năm 2020 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc Ban hành Quy định định mức xây dựng dự toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
- Quyết định số 349/QĐ-UBND ngày 26 tháng 01 năm 2022 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành Danh mục Đề án, dự án, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2022.
1. Mục tiêu tổng quát
a) Tiếp tục theo dõi diễn biến phóng xạ môi trường, phát hiện sự thay đổi bất thường về phóng xạ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
b) Cập nhập bổ sung những vị trí quan trắc phóng xạ tại các khu vực có nguy cơ về bức xạ, hạt nhân theo quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 2045;
c) Tạo cơ sở dữ liệu về hiện trạng phóng xạ môi trường thành phố Đà Nẵng qua các năm, làm cơ sở để các cấp thẩm quyền xây dựng chiến lược, chính sách phục vụ phát triển kinh tế - xã hội theo hướng phát triển bền vững;
d) Hỗ trợ cho công tác ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân trên địa bàn thành phố và khu vực xung quanh.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Xây dựng chương trình quan trắc tổng thể phóng xạ môi trường trên phần đất liền và biển ven bờ tại thành phố Đà Nẵng, giai đoạn 2023 - 2027, bao gồm các thành phần:
- Môi trường không khí: Tiếp tục quan trắc suất liều bức xạ gamma trong không khí, các đồng vị phóng xạ trong mẫu sol khí, liều tích lũy; bổ sung quan trắc hàm lượng radon không khí;
- Môi trường nước: Tiếp tục quan trắc môi trường nước trong đất liền và nước biển ven bờ; thu thập và đánh giá bổ sung các chỉ tiêu: hàm lượng radon, tổng hoạt độ alpha, beta; các nhân phóng xạ trong nước biển ven bờ: Pu-239, Pu-240, Sr-90 để xác định ảnh hưởng trong trường hợp hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân từ các nước láng giềng trong khu vực bị sự cố;
- Môi trường đất (đất, bùn, trầm tích và trầm tích biển): Tiếp tục quan trắc môi trường đất (đất, bùn, trầm tích và trầm tích biển); bổ sung các chỉ tiêu: Cs-137, I-131,...; các nhân phóng xạ trong trầm tích biển ven bờ: Pu-239, Pu-240, Sr-90 để xác định ảnh hưởng trong trường hợp hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân từ các nước láng giềng trong khu vực bị sự cố;
- Mẫu thực vật, lương thực, thực phẩm: Tiếp tục quan trắc phóng xạ trong lương thực, thực phẩm và thực vật.
b) Xây dựng bản đồ phóng xạ môi trường tại thành phố Đà Nẵng.
Căn cứ Thông tư số 16/2013/TT-BKHCN ngày 30 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia" và các quy định, hướng dẫn của cơ quan quản lý liên quan đến phóng xạ môi trường;
Căn cứ kết quả thực hiện Đề án “Quan trắc phóng xạ môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018 - 2022”;
Căn cứ quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 2045;
Căn cứ điều kiện thực tế của thành phố, để tiếp tục theo dõi, cập nhật dữ liệu phông phóng xạ môi trường (đất và trầm tích, nước, không khí, thực vật, lương thực, thực phẩm) Đề án tập trung thực hiện các nội dung cụ thể như sau:
- Tiếp tục quan trắc phóng xạ trong môi trường đất, nước, không khí để đảm bảo tính liên tục và phát hiện kịp thời sự thay đổi bất thường của phông phóng xạ trên địa bàn toàn thành phố;
- Quan trắc bổ sung theo đúng tần suất quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật;
- Đánh giá phông nền phóng xạ ban đầu cho các khu công nghiệp, khu dân cư thuộc diện quy hoạch trong giai đoạn 2023 - 2027;
- Quan trắc bổ sung một số nhân phóng xạ như: Pu-239, Pu-240, I-131, Sr-90 để phát hiện kịp thời sự đóng góp của các nhân phóng xạ nhân tạo vào trong môi trường.
1. Quan trắc phóng xạ môi trường không khí
a) Suất liều bức xạ gamma trong không khí
Số lượng điểm đo đạc: 10.000 điểm/lần.
Thực hiện quan trắc với tần suất 02 lần/năm.
Tiếp tục quan trắc tại các khu vực đã thực hiện trong giai đoạn từ 2018-2022 để đảm bảo tính liên tục, làm rõ nguyên nhân của sự thay đổi phông nền hàng năm đồng thời tập trung vào một số địa điểm đang được quy hoạch mới.
b) Các đồng vị phóng xạ trong mẫu sol khí
Các thông số quan trắc trong mẫu sol khí bao gồm: Pb-214, Bi-214, TI-208, Ac-228, Ra-226, Cs-137, K-40, Be-7, Po-210, Pb-210
Vị trí quan trắc mẫu sol khí như sau:
STT |
Quận/huyện |
Số lượng vị trí lấy mẫu |
1 |
Hải Châu |
05 |
2 |
Thanh Khê |
05 |
3 |
Sơn Trà |
05 |
4 |
Ngũ Hành Sơn |
03 |
5 |
Liên Chiểu |
03 |
6 |
Cẩm Lệ |
02 |
7 |
Hòa Vang |
03 |
Thực hiện quan trắc với tần suất 01 lần/06 tháng.
c) Liều tích lũy
Vị trí quan trắc liều tích lũy như sau:
STT |
Quận/huyện |
Số lượng vị trí lấy mẫu |
1 |
Hải Châu |
05 |
2 |
Thanh Khê |
05 |
3 |
Sơn Trà |
05 |
4 |
Ngũ Hành Sơn |
03 |
5 |
Liên Chiểu |
03 |
6 |
Cẩm Lệ |
02 |
7 |
Hòa Vang |
03 |
Thực hiện quan trắc với tần suất 01 lần/03 tháng.
d) Hàm lượng radon không khí
Vị trí quan trắc hàm lượng radon không khí như sau:
STT |
Quận/huyện |
Số lượng vị trí lấy mẫu |
1 |
Hải Châu |
05 |
2 |
Thanh Khê |
05 |
3 |
Sơn Trà |
05 |
4 |
Ngũ Hành Sơn |
03 |
5 |
Liên Chiểu |
03 |
6 |
Cẩm Lệ |
02 |
7 |
Hòa Vang |
03 |
Thực hiện quan trắc với tần suất 01 lần/12 tháng.
2. Quan trắc phóng xạ môi trường nước (nước trong đất liền và nước biển ven bờ)
Các thông số quan trắc trong mẫu nước bao gồm: Pb-210, Pb-212, Pb- 214, Bi-212, Bi-214, TI-208, Ac-228, Ra-226, Cs-137, K-40, Be-7.
Vị trí quan trắc mẫu nước như sau:
STT |
Quận/huyện |
Số lượng vị trí lấy mẫu |
1 |
Hải Châu |
08 |
2 |
Thanh Khê |
06 |
3 |
Sơn Trà |
14 |
4 |
Ngũ Hành Sơn |
11 |
5 |
Liên Chiểu |
2 |
6 |
Cẩm Lệ |
02 |
7 |
Hòa Vang |
05 |
Tần suất quan trắc 01 lần/03 tháng.
Thu thập và phân tích tổng hoạt độ alpha và beta trong mẫu nước (27 mẫu/năm).
Thu thập và phân tích hàm lượng các nhân phóng xạ trong nước biển ven bờ để kịp thời xác định ảnh hưởng trong trường hợp hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân tại các nước láng giềng trong khu vực bị sự cố: Pu- 239, Pu-240 (15 mẫu/năm), Sr-90 (15 mẫu/năm).
3. Quan trắc phóng xạ môi trường đất (bùn, trầm tích, trầm tích biển)
Các thông số quan trắc trong môi trường đất bao gồm: Pb-210, Pb-212, Pb-214, Bi-212, Bi-214, Tl-208, Ac-228, Ra-226, Cs-137, K-40, Be-7, I-131.
Vị trí quan trắc mẫu đất như sau:
STT |
Quận/huyện |
Số lượng vị trí lấy mẫu |
1 |
Hải Châu |
03 |
2 |
Thanh Khê |
03 |
3 |
Sơn Trà |
03 |
4 |
Ngũ Hành Sơn |
03 |
5 |
Liên Chiểu |
03 |
6 |
Cẩm Lệ |
03 |
7 |
Hòa Vang |
03 |
Tần suất quan trắc 01 lần/03 tháng.
Thu thập và phân tích hàm lượng các nhân phóng xạ trong trầm tích biển ven bờ để kịp thời xác định ảnh hưởng trong trường hợp hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân tại các nước láng giềng trong khu vực bị sự cố: Pu- 239, Pu- 240 (15 mẫu/năm), Sr-90 (15 mẫu/năm).
4. Quan trắc phóng xạ trong thực vật, lương thực và thực phẩm
Các thông số quan trắc lương thực, thực phẩm và chỉ thị sinh học bao gồm: Pb-210, Pb-212, Pb-214, Bi-212, Bi-214, Tl-208, Ac-228, Ra-226, Cs-137, K-40, I-131, Be-7.
Số lượng mẫu lương thực, thực phẩm và chỉ thị sinh học như sau:
STT |
Loại mẫu |
Số lượng |
1 |
Lương thực |
5 |
2 |
Thực phẩm (thịt, hải sản,...) |
5 |
3 |
Chỉ thị sinh học |
5 |
Việc lấy mẫu sẽ được chia thành 03 nhóm (lương thực, thực phẩm, chỉ thị sinh học) dựa trên đặc trưng canh tác của từng quận, huyện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Thực hiện quan trắc với tần suất 01 lần/06 tháng.
5. Nguyên tắc lựa chọn các thông số và tần suất quan trắc
Việc lựa chọn các thông số quan trắc phải thể hiện tính đại diện, bao phủ, kịp thời và linh hoạt. Tùy vào tình hình thực tế theo yêu cầu nhiệm vụ từng năm hoặc có yêu cầu đột xuất, có thể tiến hành quan trắc tối đa các thông số như đã nêu trên hoặc chọn lọc các thông số quan trắc phù hợp.
Việc quan trắc được thực hiện định kỳ. Trong trường hợp có yêu cầu phát sinh sẽ thay đổi tần suất quan trắc và thời gian quan trắc.
6. Cập nhật bản đồ phóng xạ môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
a) Nội dung thực hiện
- Thực hiện số hóa các dữ liệu đo đạc phóng xạ môi trường bao gồm:
+ Kết quả đo đạc, phân tích phóng xạ môi trường;
+ Tọa độ vị trí đo đạc, lấy mẫu.
- Chuyển đổi dữ liệu số hóa sang dạng dữ liệu phục vụ cập nhật vào bản đồ phóng xạ.
- Cập nhật dữ liệu phóng xạ môi trường vào bản đồ phóng xạ của thành phố Đà Nẵng.
b) Tần suất thực hiện
Thực hiện cập nhật theo tần suất quan trắc của các chỉ tiêu quan trắc phóng xạ môi trường.
7. Kế hoạch và kinh phí thực hiện Đề án
Trên cơ sở kế hoạch hàng năm, Sở Khoa học và Công nghệ triển khai các nội dung Đề án theo đúng quy định.
Đề án được thực hiện trong thời gian 05 năm (2023-2027), kế hoạch thực hiện và kinh phí thực hiện như sau:
TT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị |
|
|
|
|
|
Năm 2023 |
Năm 2024 |
Năm 2025 |
Năm 2026 |
Năm 2027 |
|||
I |
MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ |
||||||
1 |
Đo suất liều bức xạ gamma môi trường |
Điểm đo |
20.000 |
20.000 |
20.000 |
20.000 |
20.000 |
2 |
Các đồng vị phóng xạ trong mẫu sol khí |
Mẫu |
52 |
52 |
52 |
52 |
52 |
3 |
Liều tích lũy |
Liều kế |
104 |
104 |
104 |
104 |
104 |
4 |
Hàm lượng radon không khí |
Điểm đo |
26 |
26 |
26 |
26 |
26 |
II |
MÔI TRƯỜNG NƯỚC |
||||||
1 |
Thu thập và phân tích hàm lượng các nhân phóng xạ trong nước (11 chỉ tiêu/mẫu): Pb-210, Pb-212, Pb-214, Bi-212, Bi-214, Tl-208, Ac-228, Ra-226, Cs-137, K-40, Be-7 |
Mẫu |
192 |
192 |
192 |
192 |
192 |
2 |
Thu thập và phân tích hàm lượng nhân phóng xạ Sr -90 |
Mẫu |
15 |
15 |
15 |
15 |
15 |
3 |
Thu gom và phân tích Pu-239, 240 |
Mẫu |
15 |
15 |
15 |
15 |
15 |
4 |
Thu gom và phân tích tổng nồng độ hoạt độ alpha, beta |
Mẫu |
27 |
27 |
27 |
27 |
27 |
III |
ĐẤT, BÙN, TRẦM TÍCH |
||||||
1 |
Thu thập và phân tích hàm lượng các nhân phóng xạ trong đất (12 chỉ tiêu/mẫu): Pb-210, Pb-212, Pb-214, Bi-212, Bi-214, Tl-208, Ac-228, Ra-226, Cs-137, K-40, Be-7, I-131 |
Mẫu |
84 |
84 |
84 |
84 |
84 |
2 |
Thu thập và phân tích hàm lượng nhân phóng xạ Sr -90 |
Mẫu |
15 |
15 |
15 |
15 |
15 |
3 |
Thu gom và phân tích Pu-239, 240 |
Mẫu |
15 |
15 |
15 |
15 |
15 |
IV |
LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM VÀ CHỈ THỊ SINH HỌC |
||||||
1 |
Thu thập và phân tích hàm lượng các nhân phóng xạ trong lương thực thực phẩm (12 chỉ tiêu/mẫu): Pb-210, Pb-212, Pb-214, Bi-212, Bi-214, Tl-208, Ac-228, Ra-226, Cs-137, K-40, Be-7, I-131 |
Mẫu |
20 |
20 |
20 |
20 |
20 |
2 |
Thu thập và phân tích hàm lượng các nhân phóng xạ trong chỉ thị sinh học (12 chỉ tiêu/mẫu): Pb-210, Pb-212, Pb-214, Bi-212, Bi-214, Tl-208, Ac-228, Ra-226, Cs-137, K-40, Be-7, I-131 |
Mẫu |
10 |
10 |
10 |
10 |
10 |
V |
CẬP NHẬT BẢN ĐỒ PHÓNG XẠ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG |
||||||
1 |
Cập nhật dữ liệu đo đạc vào bản đồ phóng xạ |
Bộ dữ liệu và bản đồ |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
Kinh phí dự kiến (triệu đồng) |
1.300 |
1.300 |
1.300 |
1.300 |
1.300 |
Ghi chú:
- Định mức kinh phí thực hiện các hạng mục quan trắc được vận dụng theo quy định tại Thông tư số 20/2017/TT-BTNMT ngày 08/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật hoạt động quan trắc môi trường; đơn giá phân tích mẫu của một số đơn vị có chức năng phân tích các chỉ tiêu phóng xạ trong các mẫu môi trường.
- Kinh phí thực hiện Đề án: Nguồn sự nghiệp khoa học và công nghệ; nguồn kinh phí lồng ghép các chương trình, kế hoạch, đề án tại đơn vị; nguồn xã hội hoá và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
1. Sở Khoa học và Công nghệ
Là cơ quan thường trực triển khai thực hiện Đề án này, có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí thực hiện Đề án từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ hàng năm. Thực hiện đúng quy định pháp luật về giao nhiệm vụ, ký kết hợp đồng, nghiệm thu kết quả đối với các đơn vị liên quan.
b) Phê duyệt sơ đồ, vị trí quan trắc, phương pháp đo đạc, kỹ thuật đo đạc, thiết bị đo đạc, lựa chọn thông số quan trắc và phương pháp xử lý số liệu đảm bảo đúng quy chuẩn, phục vụ được việc nghiên cứu, so sánh, đối chiếu số liệu về sau và phát hiện sớm, ứng phó kịp thời các sự cố bức xạ hạt nhân trên địa bàn thành phố; đồng thời, đảm bảo tiết kiệm tối đa, sử dụng hiệu quả kinh phí thực hiện Đề án.
c) Thực hiện quan trắc phóng xạ môi trường trong trường hợp ứng phó sự cố bức xạ hạt nhân hoặc có các yêu cầu đột xuất của lãnh đạo UBND thành phố. Kinh phí phát sinh sẽ được bảo đảm từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ được giao cho Sở Khoa học và Công nghệ hàng năm.
d) Định kỳ hàng năm báo cáo lãnh đạo UBND thành phố về kết quả và tiến độ thực hiện Đề án. Trong trường hợp phát hiện số liệu quan trắc phóng xạ môi trường dị thường và các tình huống ứng phó sự cố bức xạ hạt nhân, kịp thời báo cáo lãnh đạo UBND thành phố biết và xem xét quyết định.
đ) Thực hiện lưu giữ dữ liệu quan trắc phóng xạ môi trường. Phân loại và tổng hợp các dữ liệu trước khi cung cấp cho các cơ quan chức năng, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm liên quan phù hợp với quy định hiện hành.
2. Sở Tài chính
Tại thời điểm xây dựng dự toán ngân sách hàng năm, căn cứ chủ trương phê duyệt của cấp có thẩm quyền, trên cơ sở đề nghị của các cơ quan, đơn vị. Căn cứ khả năng cân đối ngân sách và nguyên tắc phân bổ dự toán kinh phí chi sự nghiệp khoa học và công nghệ, Sở Tài chính (đối với nhiệm vụ chi thường xuyên) tổng hợp, báo cáo UBND thành phố trình HĐND thành phố xem xét, quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc phát sinh, các đơn vị báo cáo về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp trình lãnh đạo UBND thành phố xem xét, chỉ đạo kịp thời./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.