THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 54/2016/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ CẤP TỈNH, CẤP HUYỆN, CẤP XÃ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật thống kê ngày 23 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 97/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã gồm danh mục và nội dung chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 02 năm 2017.
Quyết định này thay thế các quy định về danh mục và nội dung Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
Điều 3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Tòa án nhân dân các cấp, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, sở, ban, ngành ở cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện, phòng, ban chuyên môn cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
THỦ TƯỚNG |
HỆ
THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ CẤP TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 54/2016/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2016 của
Thủ tướng Chính phủ)
Số thứ tự |
Mã số |
Nhóm, tên chỉ tiêu |
01. Đất đai, dân số |
||
1 |
T0101 |
Diện tích và cơ cấu đất |
2 |
T0102 |
Dân số, mật độ dân số |
3 |
T0103 |
Tỷ số giới tính khi sinh |
4 |
T0104 |
Tỷ suất sinh thô |
5 |
T0105 |
Tổng tỷ suất sinh |
6 |
T0106 |
Tỷ suất chết thô |
7 |
T0107 |
Tỷ lệ tăng dân số (chung, tự nhiên) |
8 |
T0108 |
Tỷ suất nhập cư, xuất cư, tỷ suất di cư thuần |
9 |
T0109 |
Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh |
10 |
T0110 |
Số cuộc kết hôn |
11 |
T0111 |
Tuổi kết hôn trung bình lần đầu |
12 |
T0112 |
Tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi đã được đăng ký khai sinh |
13 |
T0113 |
Số trường hợp tử vong được đăng ký khai tử |
02. Lao động, việc làm và bình đẳng giới |
||
14 |
T0201 |
Lực lượng lao động |
15 |
T0202 |
Số lao động có việc làm trong nền kinh tế |
16 |
T0203 |
Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo |
17 |
T0204 |
Tỷ lệ thất nghiệp |
18 |
T0205 |
Tỷ lệ thiếu việc làm |
19 |
T0208 |
Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy đảng |
20 |
T0210 |
Tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân |
21 |
T0211 |
Tỷ lệ nữ đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo chính quyền |
03. Doanh nghiệp, cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp |
||
22 |
T0301 |
Số cơ sở, lao động trong các cơ sở kinh tế, sự nghiệp |
23 |
T0302 |
Số cơ sở, lao động trong các cơ sở hành chính |
24 |
T0303 |
Số hộ, lao động kinh tế cá thể nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản |
25 |
T0304 |
Số doanh nghiệp, lao động, vốn, thu nhập, lợi nhuận của doanh nghiệp |
26 |
T0305 |
Giá trị tăng thêm trên 01 đồng giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp |
27 |
T0306 |
Trang bị tài sản cố định bình quân một lao động của doanh nghiệp |
28 |
T0307 |
Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp |
04. Đầu tư và xây dựng |
||
29 |
T0401 |
Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn |
30 |
T0402 |
Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn so với tổng sản phẩm trên địa bàn |
31 |
T0405 |
Diện tích sàn xây dựng nhà ở hoàn thành |
32 |
T0406 |
Số lượng nhà ở, tổng diện tích nhà ở hiện có và sử dụng |
33 |
T0407 |
Diện tích nhà ở bình quân đầu người |
05. Tài khoản quốc gia |
||
34 |
T0501 |
Tổng sản phẩm trên địa bàn |
35 |
T0502 |
Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn |
36 |
T0503 |
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn |
37 |
T0505 |
Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người (tính bằng VNĐ, USD) |
06. Tài chính công |
||
38 |
T0601 |
Thu và cơ cấu thu ngân sách nhà nước trên địa bàn |
39 |
T0604 |
Chi và cơ cấu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn |
07. Bảo hiểm |
||
40 |
T0712 |
Số người đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp |
41 |
T0713 |
Số người được hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp |
42 |
T0714 |
Thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp |
08. Nông, lâm nghiệp và thủy sản |
||
43 |
T0801 |
Diện tích gieo trồng cây hàng năm |
44 |
T0802 |
Diện tích cây lâu năm |
45 |
T0803 |
Năng suất một số loại cây trồng chủ yếu |
46 |
T0804 |
Sản lượng một số loại cây trồng chủ yếu |
47 |
T0806 |
Số lượng gia súc, gia cầm và vật nuôi khác |
48 |
T0807 |
Sản lượng một số sản phẩm chăn nuôi chủ yếu |
49 |
T0808 |
Diện tích rừng trồng mới tập trung |
50 |
T0809 |
Sản lượng gỗ và lâm sản ngoài gỗ |
51 |
T0810 |
Diện tích nuôi trồng thủy sản |
52 |
T0811 |
Sản lượng thủy sản |
53 |
T0812 |
Số lượng và công suất tầu thuyền có động cơ khai thác hải sản |
54 |
T0813 |
Số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới |
09. Công nghiệp |
||
55 |
T0901 |
Chỉ số sản xuất công nghiệp |
56 |
T0902 |
Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu |
57 |
T0909 |
Năng lực sản xuất của sản phẩm công nghiệp |
10. Thương mại, dịch vụ |
||
58 |
T1001 |
Doanh thu bán lẻ hàng hóa |
59 |
T1002 |
Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống |
60 |
T1003 |
Doanh thu một số ngành dịch vụ khác |
61 |
T1004 |
Số lượng chợ, siêu thị, trung tâm thương mại |
11. Giá cả |
||
62 |
T1101 |
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá vàng, chỉ số giá Đô la Mỹ |
63 |
T1103 |
Chỉ số giá sinh hoạt theo không gian |
12. Giao thông vận tải |
||
64 |
T1201 |
Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải |
65 |
T1202 |
Số lượt hành khách vận chuyển và luân chuyển |
66 |
T1203 |
Khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển |
13. Công nghệ thông tin và truyền thông |
||
67 |
T1304 |
Số lượng thuê bao điện thoại |
68 |
T1305 |
Tỷ lệ người sử dụng điện thoại di động |
69 |
T1306 |
Tỷ lệ người sử dụng internet |
70 |
T1307 |
Số lượng thuê bao truy nhập internet |
71 |
T1308 |
Tỷ lệ hộ gia đình có kết nối internet |
72 |
T1311 |
Doanh thu công nghệ thông tin |
14. Khoa học và công nghệ |
||
73 |
T1401 |
Số tổ chức khoa học và công nghệ |
74 |
T1405 |
Chỉ số đổi mới công nghệ, thiết bị |
75 |
T1407 |
Chi cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ |
15. Giáo dục |
||
76 |
T1501 |
Số học sinh phổ thông bình quân một giáo viên |
77 |
T1502 |
Số học sinh phổ thông bình quân một lớp học |
78 |
T1503 |
Tỷ lệ học sinh đi học phổ thông |
79 |
T1504 |
Số trường, lớp, phòng học phổ thông |
80 |
T1505 |
Số giáo viên phổ thông |
81 |
T1506 |
Số học sinh phổ thông |
16. Y tế và chăm sóc sức khỏe |
||
82 |
T1601 |
Số bác sĩ, số giường bệnh trên mười nghìn dân |
83 |
T1603 |
Tỷ suất chết của trẻ em dưới một tuổi |
84 |
T1604 |
Tỷ suất chết của trẻ em dưới năm tuổi |
85 |
T1605 |
Tỷ lệ trẻ em dưới một tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin |
86 |
T1606 |
Tỷ lệ trẻ em dưới năm tuổi suy dinh dưỡng |
87 |
T1607 |
Số ca hiện nhiễm HIV được phát hiện trên một trăm nghìn dân |
88 |
T1608 |
Số ca tử vong do HIV/AIDS được báo cáo hàng năm trên một trăm nghìn dân |
17. Văn hóa, thể thao và du lịch |
||
89 |
T1702 |
Số huy chương trong các kỳ thi đấu quốc tế |
90 |
T1703 |
Doanh thu dịch vụ du lịch lữ hành |
91 |
T1706 |
Số lượt khách du lịch nội địa |
92 |
T1708 |
Chi tiêu của khách du lịch nội địa |
18. Mức sống dân cư |
||
93 |
T1802 |
Tỷ lệ nghèo |
94 |
T1804 |
Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung |
95 |
T1805 |
Tỷ lệ dân số được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh |
96 |
T1806 |
Tỷ lệ dân số sử dụng hố xí hợp vệ sinh |
19. Trật tự, an toàn xã hội và tư pháp |
||
97 |
T1901 |
Số vụ tai nạn giao thông; số người chết, bị thương do tai nạn giao thông |
98 |
T1902 |
Số vụ cháy, nổ và mức độ thiệt hại |
99 |
T1903 |
Số vụ án, số bị can đã khởi tố |
100 |
T1904 |
Số vụ án, số bị can đã truy tố |
101 |
T1905 |
Số vụ, số người phạm tội đã bị kết án |
102 |
T1906 |
Tỷ lệ dân số từ mười lăm tuổi trở lên bị bạo lực |
103 |
T1907 |
Số lượt người được trợ giúp pháp lý |
20. Bảo vệ môi trường |
||
104 |
T2001 |
Diện tích rừng hiện có |
105 |
T2002 |
Diện tích rừng được bảo vệ |
106 |
T2003 |
Tỷ lệ che phủ rừng |
107 |
T2004 |
Số vụ thiên tai và mức độ thiệt hại |
108 |
T2005 |
Tỷ lệ diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên |
109 |
T2006 |
Diện tích đất bị thoái hóa |
110 |
T2007 |
Tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom, xử lý |
HỆ
THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ CẤP HUYỆN
(Ban hành
kèm theo Quyết định số 54/2016/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2016 của
Thủ tướng Chính phủ)
Số thứ tự |
Mã số |
Nhóm, tên chỉ tiêu |
01. Đất đai, dân số và bình đẳng giới |
||
1 |
H0101 |
Diện tích và cơ cấu đất |
2 |
H0102 |
Dân số, mật độ dân số |
3 |
H0103 |
Số cuộc kết hôn |
4 |
H0104 |
Tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi đã được đăng ký khai sinh |
5 |
H0105 |
Số trường hợp tử vong được đăng ký khai tử |
6 |
H0106 |
Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy đảng |
02. Kinh tế |
||
7 |
H0201 |
Số cơ sở, lao động trong các cơ sở kinh tế, sự nghiệp |
8 |
H0202 |
Số cơ sở, lao động trong các cơ sở hành chính |
9 |
H0203 |
Số hộ, lao động kinh tế cá thể nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản |
10 |
H0204 |
Số doanh nghiệp, lao động của doanh nghiệp |
11 |
H0205 |
Thu và cơ cấu thu ngân sách nhà nước trên địa bàn |
12 |
H0206 |
Chi và cơ cấu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn |
13 |
H0207 |
Số người đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp |
14 |
H0208 |
Số người được hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp |
15 |
H0209 |
Diện tích gieo trồng cây hàng năm |
16 |
H0210 |
Diện tích cây lâu năm |
17 |
H0211 |
Năng suất một số loại cây trồng chủ yếu |
18 |
H0212 |
Sản lượng một số loại cây trồng chủ yếu |
19 |
H0213 |
Số lượng gia súc, gia cầm và vật nuôi khác |
20 |
H0214 |
Số lượng và sản lượng sản phẩm chăn nuôi chủ yếu |
21 |
H0215 |
Diện tích rừng trồng mới tập trung |
22 |
H0216 |
Diện tích nuôi trồng thủy sản |
23 |
H0217 |
Số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới |
24 |
H0218 |
Số lượng chợ, siêu thị, trung tâm thương mại |
03. Xã hội, môi trường |
||
25 |
H0301 |
Số trường, lớp, phòng học mầm non |
26 |
H0302 |
Số giáo viên mầm non |
27 |
H0303 |
Số học sinh mầm non |
28 |
H0304 |
Số trường, lớp, phòng học phổ thông tiểu học, trung học cơ sở |
29 |
H0305 |
Số giáo viên phổ thông tiểu học, trung học cơ sở |
30 |
H0306 |
Số học sinh phổ thông tiểu học, trung học cơ sở |
31 |
H0307 |
Tỷ lệ trẻ em dưới một tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin |
32 |
H0308 |
Số ca hiện nhiễm HIV được phát hiện trên một trăm nghìn dân |
33 |
H0309 |
Số ca tử vong do HIV/AIDS được báo cáo hàng năm trên một trăm nghìn dân |
34 |
H0310 |
Số hộ dân cư nghèo |
35 |
H0311 |
Số vụ tai nạn giao thông; số người chết, bị thương do tai nạn giao thông |
36 |
H0312 |
Số vụ cháy, nổ và mức độ thiệt hại |
37 |
H0313 |
Số vụ án, số bị can đã khởi tố |
38 |
H0314 |
Số vụ án, số bị can đã truy tố |
39 |
H0315 |
Số vụ, số người phạm tội đã bị kết án |
40 |
H0316 |
Số vụ thiên tai và mức độ thiệt hại |
HỆ
THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ CẤP XÃ
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 54/2016/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng
Chính phủ)
Số |
Mã số |
Nhóm, tên chỉ tiêu |
01. Đất đai và dân số |
||
1 |
X0101 |
Diện tích và cơ cấu đất |
2 |
X0102 |
Dân số, mật độ dân số |
3 |
X0103 |
Số cuộc kết hôn |
4 |
X0104 |
Tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi đã được đăng ký khai sinh |
5 |
X0105 |
Số trường hợp tử vong được đăng ký khai tử |
02. Kinh tế |
||
6 |
X0201 |
Số cơ sở, lao động trong các cơ sở kinh tế, sự nghiệp |
7 |
X0202 |
Số cơ sở, lao động trong các cơ sở hành chính |
8 |
X0203 |
Diện tích gieo trồng cây hàng năm |
9 |
X0204 |
Diện tích cây lâu năm |
10 |
X0205 |
Diện tích nuôi trồng thủy sản |
03. Xã hội, môi trường |
||
11 |
X0301 |
Số trường, lớp, phòng học, số giáo viên, số học sinh mầm non |
12 |
X0302 |
Số trường, lớp, phòng học, số giáo viên, số học sinh phổ thông tiểu học |
13 |
X0303 |
Số nhân lực y tế của trạm y tế |
14 |
X0304 |
Số trẻ em dưới một tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin |
15 |
X0305 |
Số hộ dân cư nghèo |
16 |
X0306 |
Số vụ thiên tai và mức độ thiệt hại |
NỘI DUNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ CẤP TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 54/2016/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)
01. Đất đai, dân số
T0101. Diện tích và cơ cấu đất
I. Khái niệm, phương pháp tính
1. Diện tích đất
Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính được xác định gồm toàn bộ diện tích các loại đất trong phạm vi đường địa giới của từng đơn vị hành chính đã được xác định theo quy định của pháp luật.
Diện tích đất của đơn vị hành chính được lấy theo số liệu do cơ quan địa chính có thẩm quyền đo đạc và công bố. Đối với các đơn vị hành chính có biển thì diện tích tự nhiên của đơn vị hành chính đó gồm diện tích các loại đất của phần đất liền và các đảo, quần đảo trên biển tính đến đường mép nước biển triều kiệt trung bình trong nhiều năm. Tổng diện tích đất tự nhiên gồm nhiều loại đất khác nhau tùy theo tiêu thức phân loại. Thông thường diện tích đất được phân theo mục đích sử dụng và người quản lý và sử dụng.
a) Diện tích đất theo mục đích sử dụng là diện tích của phần đất có cùng mục đích sử dụng trong phạm vi của đơn vị hành chính gồm nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng.
- Nhóm đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và bảo vệ, phát triển rừng. Gồm các loại đất:
+ Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
+ Đất trồng cây lâu năm;
+ Đất rừng sản xuất;
+ Đất rừng phòng hộ;
+ Đất rừng đặc dụng;
+ Đất nuôi trồng thủy sản là đất được sử dụng chuyên vào mục đích nuôi, trồng thủy sản nước lợ, nước mặn và nước ngọt;
+ Đất làm muối là ruộng muối để sử dụng vào mục đích sản xuất muối;
+ Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.
- Nhóm đất phi nông nghiệp gồm các loại đất sử dụng vào mục đích không thuộc nhóm đất nông nghiệp, gồm đất ở; đất xây dựng trụ sở cơ quan; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất xây dựng công trình sự nghiệp; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất sử dụng vào mục đích công cộng; đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; đất phi nông nghiệp khác.
+ Đất ở gồm đất ở tại nông thôn và đất ở tại đô thị.
Đất ở tại nông thôn là đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn.
Đất ở tại đô thị bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đô thị.
+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan gồm đất trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
+ Đất sử dụng mục đích quốc phòng, an ninh gồm đất sử dụng vào các mục đích quy định tại Điều 61 của Luật đất đai.
+ Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác.
+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
+ Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (đất cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác.
+ Đất cơ sở tôn giáo gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo; trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.
+ Đất tín ngưỡng bao gồm đất có các công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ.
+ Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng là đất để làm nơi mai táng tập trung, đất có công trình làm nhà tang lễ và công trình để hỏa táng.
+ Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối là đất có mặt nước của các đối tượng thủy văn dạng tuyến không có ranh giới khép kín để tạo thành thửa đất được hình thành tự nhiên hoặc nhân tạo phục vụ cho mục đích thoát nước, dẫn nước.
+ Đất có mặt nước chuyên dùng là đất có mặt nước của các đối tượng thủy văn dạng ao, hồ, đầm có ranh giới khép kín để hình thành thửa đất, thuộc phạm vi các đô thị và các khu dân cư nông thôn hoặc ngoài khu đô thị, khu dân cư nông thôn nhưng không sử dụng chuyên vào mục đích chuyên nuôi trồng thủy sản, thủy điện, thủy lợi.
+ Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở.
- Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng, cụ thể:
+ Đất bằng chưa sử dụng là đất chưa sử dụng tại vùng bằng phẳng ở đồng bằng, thung lũng, cao nguyên.
+ Đất đồi núi chưa sử dụng là đất chưa sử dụng trên đất dốc thuộc vùng đồi, núi.
+ Núi đá không có rừng cây là đất chưa sử dụng ở dạng núi đá mà trên đó không có rừng cây.
b) Diện tích đất theo tiêu thức người sử dụng đất
- Người sử dụng đất là người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất hoặc đang sử dụng đất chưa được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; gồm hộ gia đình, cá nhân; tổ chức trong nước; tổ chức nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Người được giao quản lý đất là tổ chức trong nước, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được Nhà nước giao đất để quản lý trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Luật đất đai.
2. Cơ cấu đất
a) Cơ cấu diện tích đất theo mục đích sử dụng
Là tỷ trọng diện tích của phần đất có cùng mục đích sử dụng trong phạm vi diện tích tự nhiên của đơn vị hành chính; gồm: Tỷ trọng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng chiếm trong tổng diện tích tự nhiên.
b) Cơ cấu diện tích đất theo tiêu thức người sử dụng đất
Là tỷ trọng diện tích của phần đất có cùng đối tượng sử dụng hoặc đối tượng được giao để quản lý trong phạm vi diện tích tư nhân của đơn vị hành chính, gồm: Tỷ trọng đất của cơ quan tổ chức, các đơn vị, cá nhân... quản lý hoặc sử dụng chiếm trong tổng diện tích tự nhiên.
II. Phân tổ chủ yếu
- Mục đích sử dụng;
- Đối tượng quản lý và sử dụng;
- Huyện/quận/thị xã/thành phố.
III. Kỳ công bố: Năm.
IV. Nguồn số liệu
- Điều tra kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
- Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
V. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường.
T0102. Dân số, mật độ dân số
I. Dân số
Khái niệm chung
Dân số chỉ tất cả những người sống trong phạm vi một địa giới nhất định (nước, vùng kinh tế, đơn vị hành chính...) có đến một thời điểm hay trong một khoảng thời gian nhất định.
Trong thống kê, dân số được thu thập theo khái niệm “Nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ”, là những người thực tế thường xuyên ăn ở tại hộ tính đến thời điểm thống kê đã được 6 tháng trở lên, trẻ em mới sinh trước thời điểm thống kê và những người mới chuyển đến sẽ ở ổn định tại hộ, không phân biệt họ có hay không có hộ khẩu thường trú tại xã/phường/thị trấn đang ở và những người tạm vắng. Nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ bao gồm:
Người thực tế thường xuyên ăn ở tại hộ tính đến thời điểm thống kê đã được 6 tháng trở lên.
Người mới chuyển đến chưa được 6 tháng nhưng xác định sẽ ăn ở ổn định tại hộ và những trẻ em mới sinh trước thời điểm thống kê; không phân biệt họ đã có hay không có giấy tờ pháp lý chứng nhận sự di chuyển đó.
Người tạm vắng bao gồm: người rời hộ đi làm ăn ở nơi khác chưa được 6 tháng tính đến thời điểm thống kê; người đang làm việc hoặc học tập trong nước trong thời hạn 6 tháng; người đang đi thăm, đi chơi nhà người thân, đi nghỉ hè, nghỉ lễ, đi du lịch, sẽ quay trở lại hộ; người đi công tác, đi đánh bắt hải sản, đi tàu viễn dương, đi buôn chuyến; người được cơ quan có thẩm quyền cho phép đi làm việc, công tác, học tập, chữa bệnh, du lịch ở nước ngoài, tính đến thời điểm thống kê họ vẫn còn ở nước ngoài trong thời hạn được cấp phép; người đang chữa bệnh nội trú tại các cơ sở y tế; người đang bị ngành quân đội, công an tạm giữ.
Chỉ tiêu “Dân số” được chi tiết hóa theo một số chỉ tiêu cơ bản như sau:
1. Dân số trung bình
- Khái niệm, phương pháp tính
Dân số trung bình là số lượng dân số tính bình quân cho cả một thời kỳ, được tính theo một số phương pháp thông dụng như sau:
+ Nếu chỉ có số liệu tại hai thời điểm (đầu và cuối của thời kỳ ngắn, thường là một năm) thì sử dụng công thức sau:
Trong đó:
Ptb: Dân số trung bình;
P0: Dân số đầu kỳ;
P1: Dân số cuối kỳ.
+ Nếu có số liệu tại nhiều thời điểm cách đều nhau thì sử dụng công thức:
Trong đó:
Ptb: Dân số trung bình;
P0,1,...,n: Dân số ở các thời điểm 0, 1,..., n;
n: Số thời điểm cách đều nhau.
+ Nếu có số liệu tại nhiều thời điểm không cách đều nhau, sử dụng công thức:
Trong đó:
Ptb1: Dân số trung bình của khoảng thời gian thứ nhất;
Ptb2: Dân số trung bình của khoảng thời gian thứ 2;
Ptbn: Dân số trung bình của khoảng thời gian thứ n;
ti: Độ dài của khoảng thời gian thứ i.
- Phân tổ chủ yếu: Giới tính; dân tộc; tôn giáo; độ tuổi; tình trạng hôn nhân; trình độ học vấn; trình độ chuyên môn kỹ thuật; thành thị/nông thôn; huyện/quận/thị xã/thành phố.
- Kỳ công bố: Năm.
- Nguồn số liệu
+ Tổng điều tra dân số và nhà ở;
+ Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
+ Số lượng dân số hàng năm được tính dựa trên cơ sở số liệu dân số gốc thu thập qua tổng điều tra dân số gần nhất và các biến động dân số (sinh, chết, xuất cư và nhập cư) theo phương trình cân bằng dân số. Các biến động dân số được tính từ các tỷ suất nhân khẩu học (các tỷ suất sinh, chết, xuất cư và nhập cư) thu được qua các cuộc điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình hoặc tổng điều tra dân số và nhà ở.
- Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê; Cục Thống kê.
2. Dân số theo giới tính
- Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ số giới tính cho biết có bao nhiêu nam tính trên 100 nữ của tập hợp dân số đã cho.
Công thức thường sử dụng để tính sự khác biệt giới tính là “Tỷ số giới tính” như sau:
Tỷ số giới tính |
= |
Số nam |
x |
100 |
Số nữ |
- Phân tổ chủ yếu: Độ tuổi/nhóm tuổi; Tình trạng hôn nhân; Trình độ học vấn; Nhóm dân tộc (5 năm phân tổ theo 10 nhóm dân tộc có quy mô dân số lớn nhất, hàng năm phân tổ theo 2 nhóm lớn là Kinh và Các dân tộc khác); Tôn giáo (theo tổng điều tra dân số và nhà ở).
- Kỳ công bố: Năm.
- Nguồn số liệu
+ Tổng điều tra dân số và nhà ở;
+ Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
+ Suy rộng từ kết quả điều tra mẫu biến động dân số - kế hoạch hóa gia đình.
- Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê; Cục Thống kê.
3. Dân số theo độ tuổi
- Khái niệm, phương pháp tính
Tuổi là khoảng thời gian sống của một người tính từ ngày sinh đến một thời điểm nhất định. Trong thống kê dân số, tuổi được tính bằng số năm tròn (không kể số ngày, tháng lẻ) và thường được gọi là “tuổi tròn”.
Tuổi tròn được xác định như sau:
Nếu tháng sinh nhỏ hơn (xảy ra trước) tháng điều tra thì:
Tuổi tròn = Năm điều tra - Năm sinh
Nếu tháng sinh lớn hơn (sau) hoặc trùng tháng điều tra thì:
Tuổi tròn = Năm điều tra - Năm sinh - 1
- Phân tổ chủ yếu: Ngoài phân tổ theo từng độ tuổi, cơ cấu dân số theo độ tuổi còn được phân tổ theo nhóm 5 hoặc 10 độ tuổi, trong đó tách riêng nhóm 0 tuổi. Bởi vậy, các nhóm tuổi hình thành như sau:
+ Theo nhóm 5 độ tuổi:
0 tuổi;
1 - 4 tuổi;
5 - 9 tuổi;
10 - 14 tuổi;
…
75 - 79 tuổi;
80 - 84 tuổi;
85 tuổi trở lên.
Riêng nhóm 1 - 4 tuổi có thể được tách riêng theo từng độ tuổi một.
+ Theo nhóm 10 độ tuổi:
0 tuổi;
1 - 9 tuổi;
10 - 19 tuổi;
20 - 29 tuổi;
…
70 - 79 tuổi;
80 - 89 tuổi;
90 tuổi trở lên.
Đối với các mục đích nghiên cứu chuyên đề về giáo dục - đào tạo, sinh sản của dân số, lao động, kinh tế, người ta còn phân tổ thành các nhóm tuổi phù hợp với việc nghiên cứu độ tuổi đi học, độ tuổi kết thúc các cấp học, độ tuổi có khả năng sinh đẻ, độ tuổi tham gia lao động, v.v...
- Kỳ công bố: Năm.
- Nguồn số liệu:
+ Tổng điều tra dân số và nhà ở;
+ Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
+ Suy rộng từ kết quả điều tra mẫu biến động dân số - kế hoạch hóa gia đình.
- Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê; Cục Thống kê.
4. Dân số theo tình trạng hôn nhân
- Khái niệm, phương pháp tính
Tình trạng hôn nhân là tình trạng của một người liên quan đến Luật hôn nhân và gia đình hoặc theo phong tục, tập tục của từng địa phương.
Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.
- Phân tổ chủ yếu
+ Chưa vợ/chồng, hay chưa bao giờ kết hôn;
+ Có vợ/có chồng;
+ Goá (vợ hoặc chồng đã chết và hiện chưa tái kết hôn);
+ Ly hôn (tòa án đã xử cho ly hôn và hiện chưa tái kết hôn);
+ Ly thân (đã kết hôn nhưng không còn sống với nhau như vợ chồng).
- Kỳ công bố: Năm.
- Nguồn số liệu
+ Tổng điều tra dân số và nhà ở;
+ Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
+ Suy rộng từ kết quả điều tra mẫu biến động dân số - kế hoạch hóa gia đình hàng năm.
- Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê; Cục Thống kê.
5. Dân số theo trình độ học vấn
- Khái niệm, phương pháp tính
Trình độ học vấn đã đạt được của một người là lớp học cao nhất đã hoàn tất trong hệ thống giáo dục quốc dân mà người đó đã theo học.
Theo Luật giáo dục năm 2005, Luật giáo dục sửa đổi năm 2009 và Luật giáo dục nghề nghiệp năm 2014, hệ thống giáo dục quốc dân gồm hệ thống giáo dục chính quy và hệ thống giáo dục thường xuyên, bắt đầu từ bậc giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục dạy nghề cho đến các bậc giáo dục chuyên nghiệp.
Các khái niệm chủ yếu thường được sử dụng khi thu thập các số liệu về trình độ học vấn của dân số như sau:
Tình trạng đi học là hiện trạng của một người đang theo học tại một cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân được Nhà nước công nhận, như các trường/lớp mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học, các trường/lớp dạy nghề và các trường chuyên nghiệp từ bậc trung học chuyên nghiệp trở lên thuộc các loại hình giáo dục - đào tạo khác nhau để nhận được kiến thức học vấn phổ thông hoặc kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ một cách có hệ thống.
Biết đọc biết viết là khả năng của một người có thể đọc, viết và hiểu đầy đủ những câu đơn giản bằng chữ quốc ngữ, chữ dân tộc hoặc chữ nước ngoài.
Trình độ học vấn cao nhất đã đạt được gồm:
+ Học vấn phổ thông: Đối với những người đã thôi học, là lớp phổ thông cao nhất đã học xong (đã được lên lớp hoặc đã tốt nghiệp); đối với người đang đi học, là lớp phổ thông trước đó mà họ đã học xong (= lớp đang học - 1);
+ Giáo dục nghề nghiệp: là những người đã tốt nghiệp và đã được cấp chứng chỉ sơ cấp; bằng trung cấp (trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề); bằng cao đẳng (cao đẳng, cao đẳng nghề);
+ Đại học là những người đã tốt nghiệp đại học (đã được cấp bằng cử nhân đại học);
+ Trên đại học là những người đã tốt nghiệp thạc sỹ, tiến sỹ, tiến sỹ khoa học (đã được cấp học vị).
- Phân tổ chủ yếu
+ Tình trạng đi học: Đang đi học; đã thôi học; chưa bao giờ đi học;
+ Trình độ học vấn cao nhất: Không biết chữ (hoặc không biết đọc biết viết); biết chữ (hoặc biết đọc biết viết); chưa tốt nghiệp tiểu học; tốt nghiệp tiểu học; tốt nghiệp trung học cơ sở; tốt nghiệp trung học phổ thông; tốt nghiệp sơ cấp nghề; tốt nghiệp trung cấp nghề; tốt nghiệp cao đẳng nghề; tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp; tốt nghiệp cao đẳng chuyên nghiệp; tốt nghiệp đại học; thạc sỹ; tiến sỹ/tiến sỹ khoa học.
- Kỳ công bố: Năm.
- Nguồn số liệu
+ Tổng điều tra dân số và nhà ở;
+ Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
+ Suy rộng từ kết quả điều tra mẫu biến động dân số - kế hoạch hóa gia đình, điều tra lao động - việc làm hoặc các cuộc điều tra chuyên đề khác.
- Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê; Cục Thống kê.
6. Dân số theo dân tộc
- Khái niệm, phương pháp tính
Dân tộc là nhóm người có chung các đặc tính văn minh: giống nhau về nguồn gốc, phong tục, tập quán, ngôn ngữ... Trong thống kê dân số, dân tộc được thu thập dựa trên cơ sở tự xác định của đối tượng điều tra. Tên dân tộc của một người thường được quy định theo dân tộc của người cha. Đối với một số dân tộc còn theo chế độ mẫu hệ, thì tên dân tộc được ghi theo dân tộc của người mẹ.
- Phân tổ chủ yếu
+ Các đặc trưng nhân khẩu học: Giới tính; độ tuổi; tình trạng hôn nhân; tình hình sinh, chết, di cư,...;
+ Các đặc trưng kinh tế - xã hội: Trình độ học vấn; tình trạng hoạt động kinh tế,...;
+ Phân tổ theo vùng địa lý, các đơn vị hành chính.
- Kỳ công bố: 5 năm.
- Nguồn số liệu
+ Tổng điều tra dân số và nhà ở;
+ Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
- Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê; Cục Thống kê.
7. Dân số theo tôn giáo
- Khái niệm, phương pháp tính
Tôn giáo là một tổ chức gồm những người có chung niềm tin vào một giáo lý nhất định. Trong điều tra thống kê, tôn giáo được hiểu theo hai cấp độ khác nhau:
+ Người có niềm tin hoặc tín ngưỡng vào một giáo lý tôn giáo nhất định;
+ Người đã gia nhập tín đồ của một tôn giáo. Tín đồ khác với tín ngưỡng ở chỗ, ngoài niềm tin hoặc đức tin, tín đồ còn phải thỏa mãn một số tiêu chuẩn và được tổ chức tôn giáo kết nạp làm tín đồ của tôn giáo đó. Ví dụ: Phật tử của Phật giáo phải “quy y tam bảo” và được cấp Sở điệp; Tín đồ Tin lành phải chịu phép bắp têm; Tín đồ Hồi giáo Ixlam phải làm “lễ xu-nát” đối với nam và “lễ xuống tóc” đối với nữ; Tín đồ Hồi giáo Bni phải thờ Thần Lợn; Tín đồ Cao Đài phải được cấp “Sớ cầu đạo”; Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo phải được cấp “Thẻ hội viên”, trong nhà thờ “Thần Điều” và treo ảnh Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ...
- Phân tổ chủ yếu
+ Giới tính;
+ Đơn vị hành chính;
+ Tôn giáo.
- Kỳ công bố: 5 năm.
- Nguồn số liệu
+ Tổng điều tra dân số và nhà ở;
+ Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ.
- Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê; Cục Thống kê.
II. Mật độ dân số
1. Khái niệm, phương pháp tính
Mật độ dân số là số dân tính bình quân trên một kilômét vuông diện tích lãnh thổ.
Mật độ dân số được tính bằng cách chia dân số (thời điểm hoặc bình quân) của một vùng dân cư nhất định cho diện tích lãnh thổ của vùng đó. Mật độ dân số có thể tính cho toàn quốc hoặc riêng từng vùng (nông thôn, thành thị, vùng kinh tế); từng tỉnh, từng huyện, từng xã, v.v... nhầm phản ánh tình hình phân bố dân số theo địa lý vào một thời gian nhất định.
Công thức tính:
Mật độ dân số (người/km2) = |
Số lượng dân số (người) |
Diện tích lãnh thổ (km²) |
2. Phân tổ chủ yếu: Huyện/quận/thị xã/thành phố.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
- Điều tra kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê; Cục Thống kê.
T0103. Tỷ số giới tính khi sinh
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ số giới tính khi sinh là số bé trai trên 100 bé gái trong tổng số trẻ sinh ra sống trong kỳ báo cáo (thường là một năm) của một khu vực.
Công thức tính:
Tỷ số giới tính khi sinh = |
Tổng số bé trai sinh ra sống của khu vực trong kỳ báo cáo |
x 100 |
Tổng số bé gái sinh ra sống của khu vực trong kỳ báo cáo |
2. Phân tổ chủ yếu: Thành thị/nông thôn;
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
Số liệu về số trẻ em mới sinh ra sống trong kỳ chia theo giới tính khai thác từ:
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
- Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình;
- Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Tổng cục Thống kê; Cục Thống kê;
- Phối hợp: Sở Y tế.
T0104. Tỷ suất sinh thô
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ suất sinh thô cho biết cứ 1000 dân, có bao nhiêu trẻ em sinh ra sống trong năm. Công thức tính:
CBR(‰) = x 100
Trong đó:
B: Tổng số sinh trong năm;
P: Dân số trung bình (hoặc dân số giữa năm).
2. Phân tổ chủ yếu:
Thành thị/nông thôn.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
- Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình;
- Điều tra nhân khẩu học và sức khỏe;
- Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê; Cục Thống kê.
T0105. Tổng tỷ suất sinh
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tổng tỷ suất sinh (TFR) là số con đã sinh ra sống tính bình quân trên một phụ nữ (hoặc một nhóm phụ nữ) trong suốt thời kỳ sinh đẻ nếu người phụ nữ (hoặc nhóm phụ nữ) đó tuân theo các tỷ suất sinh đặc trưng của một năm đã cho trong suốt thời kỳ sinh đẻ (nói cách khác là nếu người phụ nữ kinh qua các tỷ suất sinh đặc trưng của những phụ nữ 15 tuổi, 16 tuổi, 17 tuổi,..., cho đến 49 tuổi).
Công thức tính:
Trong đó:
Bx: Là số trẻ sinh ra sống đã đăng ký trong năm của những bà mẹ (x) tuổi;
x: Là khoảng tuổi 1 năm;
Wx: Là số phụ nữ (x) tuổi có đến giữa năm tính toán.
Các tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi được cộng dồn từ x = 15 tới x = 49.
Trong thực tế, tổng tỷ suất sinh được tính bằng phương pháp rút gọn hơn. Trong trường hợp tỷ suất sinh đặc trưng được tính cho nhóm 5 độ tuổi thì chỉ số (i) biểu thị các khoảng cách 5 tuổi, như: 15-19, 20-24,..., 45-49.
Công thức tính:
Trong đó:
Bi: Là số trẻ sinh ra sống đã đăng ký trong năm của những bà mẹ thuộc nhóm tuổi (i);
i: Là khoảng 5 độ tuổi liên tiếp;
Wi: Là số phụ nữ thuộc cùng nhóm tuổi (i) có đến giữa năm tính toán.
Hệ số 5 trong công thức trên nhằm áp dụng cho tỷ suất bình quân của nhóm 5 độ tuổi liên tiếp sao cho TFR sẽ tương xứng với tổng các tỷ suất đặc trưng từng độ tuổi nêu trong công thức trên.
2. Phân tổ chủ yếu: Thành thị/nông thôn.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
- Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình;
- Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê; Cục Thống kê.
T0106. Tỷ suất chết thô
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ suất chết thô cho biết cứ 1000 dân, có bao nhiêu người bị chết trong kỳ (thường là một năm lịch). Cũng như tỷ suất sinh thô, tỷ suất chết thô bị tác động bởi nhiều đặc trưng dân số, đặc biệt là cơ cấu tuổi của dân số. Tỷ suất chết thô là thành phần không thể thiếu trong việc tính tỷ suất tăng tự nhiên cũng như tỷ suất tăng chung của dân số.
Công thức tính:
CDR(‰) =
Trong đó:
CDR: Tỷ suất chết thô;
D: Tổng số người chết trong năm;
Ptb: Dân số trung bình (hay dân số giữa năm).
2. Phân tổ chủ yếu
Thành thị/nông thôn.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
- Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình;
- Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê; Cục Thống kê.
T0107. Tỷ lệ tăng dân số
I. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là mức chênh lệch giữa số sinh và số chết so với dân số trung bình trong kỳ nghiên cứu, hoặc bằng hiệu số giữa tỷ suất sinh thô với tỷ suất chết thô của dân số trong kỳ (thường tính cho một năm lịch).
Công thức tính:
Trong đó:
NIR: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên;
B: Số sinh trong năm;
D: Số chết trong năm;
Ptb: Dân số trung bình (hoặc dân số có đến ngày 01 tháng 7) của năm;
CBR: Tỷ suất sinh thô;
CDR: Tỷ suất chết thô.
2. Phân tổ chủ yếu: Thành thị/nông thôn.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
- Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê; Cục Thống kê.
II. Tỷ lệ tăng dân số chung
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ tăng dân số chung (gọi tắt là tỷ lệ tăng dân số) là tỷ suất mà theo đó dân số được tăng lên (hay giảm đi) trong một thời kỳ (thường tính cho một năm lịch) do tăng tự nhiên và di cư thuận, được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm so với dân số trung bình (hay dân số có đến giữa năm).
Công thức tính:
GR = CBR - CDR + IMR - OMR
Trong đó:
GR: Tỷ lệ tăng dân số chung;
CBR: Tỷ suất sinh thô;
CDR: Tỷ suất chết thô;
IMR: Tỷ suất nhập cư;
OMR: Tỷ suất xuất cư.
Hay: GR = NIR + NMR
Trong đó:
NIR: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên;
NMR: Tỷ lệ di cư thuần.
2. Phân tổ chủ yếu: Thành thị/nông thôn.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
- Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê; Cục Thống kê.
T0108. Tỷ suất nhập cư, xuất cư, tỷ suất di cư thuần
1. Khái niệm, phương pháp tính
a) Tỷ suất nhập cư
Tỷ suất nhập cư là số người từ đơn vị lãnh thổ khác (nơi xuất cư) nhập cư đến một đơn vị lãnh thổ trong kỳ nghiên cứu (thường là một năm lịch) tính bình quân trên 1000 dân của đơn vị lãnh thổ đó (nơi nhập cư).
Công thức tính:
IMR (‰) =
Trong đó:
IMR: Tỷ suất nhập cư;
I: Số người nhập cư trong năm;
Ptb: Dân số trung bình (hay dân số có đến giữa năm).
b) Tỷ suất xuất cư
Tỷ suất xuất cư là số người xuất cư của một đơn vị lãnh thổ trong kỳ nghiên cứu (thường là một năm lịch) tính bình quân trên 1000 dân của đơn vị lãnh thổ đó.
Công thức tính:
OMR (‰) =
Trong đó:
OMR: Tỷ suất xuất cư;
O: Số người xuất cư trong năm;
Ptb: Dân số trung bình (hay dân số có đến giữa năm).
c) Tỷ suất di cư thuần
Tỷ suất di cư thuần là hiệu số giữa số người nhập cư và số người xuất cư của một đơn vị lãnh thổ trong kỳ nghiên cứu (thường là một năm lịch) tính bình quân trên 1000 dân của đơn vị lãnh thổ đó.
Công thức tính:
NMR (‰) =
Trong đó:
NMR: Tỷ suất di cư thuần;
I: Số người nhập cư trong năm;
O: Số người xuất cư trong năm;
Ptb: Dân số trung bình (hay dân số giữa năm).
Hoặc: NMR = IMR - OMR
Trong đó:
NMR: Tỷ suất di cư thuần;
IMR: Tỷ suất nhập cư;
OMR: Tỷ suất xuất cư.
2. Phân tổ chủ yếu: Giới tính.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
- Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê; Cục Thống kê.
T0109. Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh là chỉ tiêu thống kê chủ yếu của Bảng sống, biểu thị triển vọng một người mới sinh có thể sống được bao nhiêu năm nếu như mô hình chết hiện tại được tiếp tục duy trì.
Công thức tính:
Trong đó:
e0: Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh;
T0: Tổng số năm của những người mới sinh trong Bảng sống sẽ tiếp tục sống được;
l0: Số người sống đến độ tuổi 0 của Bảng sống (tập hợp sinh ra sống ban đầu được quan sát).
Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh là một trong những chỉ tiêu tổng hợp được tính từ Bảng sống.
Bảng sống (hay còn gọi là Bảng chết) là một bảng thống kê bao gồm những chỉ tiêu biểu thị mức độ chết của dân số ở các độ tuổi khác nhau và khả năng sống của dân số khi chuyển từ độ tuổi này sang độ tuổi khác. Bảng sống cho biết từ một tập hợp sinh ban đầu (cùng một đoàn hệ), sẽ có bao nhiêu người sống được đến 1 tuổi, 2 tuổi, ...,100 tuổi,...; trong số đó có bao nhiêu người ở mỗi độ tuổi nhất định bị chết và không sống được đến độ tuổi sau; những người đã đạt được một độ tuổi nhất định sẽ có xác suất sống và xác suất chết như thế nào; tuổi thọ trung bình trong tương lai là bao nhiêu.
2. Phân tổ chủ yếu: Giới tính.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
- Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê; Cục Thống kê.
T0110. Số cuộc kết hôn
1. Khái niệm, phương pháp tính
Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.
Để có cái nhìn toàn diện về số cuộc kết hôn, thống kê sẽ phản ánh thực tế kết hôn, gồm:
- Kết hôn có đủ điều kiện theo Luật hôn nhân và gia đình;
- Kết hôn có đủ điều kiện theo Luật hôn nhân và gia đình nhưng không đăng ký;
- Kết hôn không đủ điều kiện theo Luật hôn nhân và gia đình;
- Tảo hôn;
- Sống với nhau như vợ chồng.
Để bảo đảm ý nghĩa phân tích thống kê, chỉ tiêu này được tính thông qua tỷ suất kết hôn (hay tỷ suất kết hôn thô).
Công thức tính:
MR (‰) = |
Số cặp nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng |
x 1000 |
Dân số trung bình |
Trong đó: MR là tỷ suất kết hôn (thô).
2. Phân tổ chủ yếu: Huyện/quận/thị xã/thành phố.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
- Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình;
- Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Cục Thống kê;
- Phối hợp: Sở Tư pháp (chịu trách nhiệm thu thập số liệu thống kê đối với số cuộc kết hôn có đủ điều kiện theo Luật hôn nhân và gia đình).
T0111. Tuổi kết hôn trung bình lần đầu
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tuổi kết hôn trung bình lần đầu (SMAM) của dân số là số năm trung bình mà mỗi người sẽ sống độc thân trong suốt cuộc đời của mình, nếu như thế hệ này có tỷ trọng độc thân theo độ tuổi như tỷ trọng độc thân thu được tại thời điểm điều tra.
Tuổi kết hôn trung bình lần đầu của dân số là một trong những chỉ tiêu cơ bản của Bảng kết hôn, được tính bằng cách lấy tổng số người/năm của một đoàn hệ sống trong tình trạng độc thân (Ts) chia cho tổng số ban đầu của đoàn hệ đó (l0). Sau một số phép biến đổi, phương pháp tính tổng quát trên được rút gọn theo công thức như sau:
Trong đó:
SMAM: Tuổi kết hôn trung bình lần đầu;
RS2: Số người/năm sống độc thân của đoàn hệ;
RS3: Số người/năm sống độc thân của những người chưa bao giờ kết hôn;
RM: Số người đã từng kết hôn của đoàn hệ.
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Thành thị/nông thôn.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
- Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Cục Thống kê;
- Phối hợp: Sở Tư pháp.
T0112. Tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi đã được đăng ký khai sinh
1. Khái niệm, phương pháp tính
Trẻ em dưới 05 tuổi được đăng ký khai sinh là số trẻ em dưới 05 tuổi tính từ ngày sinh ra và được cấp giấy khai sinh theo quy định của pháp luật.
Tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi đã được đăng ký khai sinh cho biết trong 100 trẻ em dưới 05 tuổi có bao nhiêu trẻ em đã được đăng ký khai sinh.
Công thức tính:
Tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi đã được đăng ký khai sinh (%) |
= |
Số trẻ em dưới 05 tuổi đã được đăng ký khai sinh tính đến 31/12 năm báo cáo |
x 100 |
Số trẻ em dưới 05 tuổi tính đến 31/12 năm báo cáo |
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Huyện/quận/thị xã/thành phố.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
- Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình;
- Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Sở Tư pháp;
- Phối hợp: Cục Thống kê, Sở Y tế.
T0113. Số trường hợp tử vong được đăng ký khai tử
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số trường hợp tử vong được đăng ký khai tử là số trường hợp chết được đăng ký khai tử trong kỳ nghiên cứu (thường là một năm lịch, từ 01/01 đến 31/12). Gồm cả các trường hợp tuyên bố chết theo bản án/quyết định của tòa án và đã được ghi vào sổ việc thay đổi hộ tịch theo quy định tại Luật hộ tịch, đăng ký khai tử đúng hạn và đăng ký khai tử quá hạn.
Phương pháp tính:
Tổng số việc đăng ký khai tử trong nước tại Ủy ban nhân dân cấp xã và số việc đăng ký khai tử có yếu tố nước ngoài tại các Phòng Tư pháp trên phạm vi cả nước (gồm cả các trường hợp tuyên bố chết theo bản án/quyết định của tòa án và đã được ghi vào sổ việc thay đổi hộ tịch theo quy định tại Luật hộ tịch) trong một kỳ hạn về thời gian. Tổng số này gồm cả đăng ký khai tử đúng hạn và quá hạn, không gồm đăng ký lại.
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Huyện/quận/thị xã/thành phố.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Sở Tư pháp.
02. Lao động, việc làm và bình đẳng giới
T0201. Lực lượng lao động
1. Khái niệm, phương pháp tính
Lực lượng lao động (hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế hiện tại) gồm những người từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm hoặc thất nghiệp trong thời kỳ tham chiếu (7 ngày trước thời điểm quan sát).
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Thành thị/nông thôn.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra lao động và việc làm.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê; Cục Thống kê.
T0202. Số lao động có việc làm trong nền kinh tế
1. Khái niệm, phương pháp tính
Lao động có việc làm là tất cả những người từ đủ 15 tuổi trở lên, trong thời gian tham chiếu có làm bất cứ việc gì (không bị pháp luật cấm) từ 01 giờ trở lên để tạo ra các sản phẩm hàng hóa hoặc cung cấp các dịch vụ nhằm mục đích tạo thu nhập cho bản thân và gia đình.
Người có việc làm gồm cả những người không làm việc trong tuần nghiên cứu nhưng đang có một công việc và vẫn gắn bó chặt chẽ với công việc đó (vẫn được trả lương/công trong thời gian không làm việc hoặc chắc chắn sẽ quay trở lại làm sau thời gian không quá 01 tháng).
Ngoài ra, những trường hợp cụ thể sau đây cũng được coi là người có việc làm:
a) Người làm việc để nhận tiền lương, tiền công hay lợi nhuận nhưng đang tham gia các hoạt động tập huấn, đào tạo hoặc các hoạt động nâng cao kỹ năng do yêu cầu của công việc trong đơn vị;
b) Người học việc, tập sự (kể cả bác sỹ thực tập) làm việc và có nhận được tiền lương, tiền công;
c) Người làm việc trong các hộ/cơ sở kinh tế của chính họ để sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa và cung cấp dịch vụ;
d) Sinh viên/học sinh/người nghỉ hưu trong thời kỳ tham chiếu có làm một công việc từ 1 giờ trở lên để tạo thu nhập;
đ) Người đang tìm kiếm việc làm nhưng trong thời kỳ tham chiếu có làm một công việc từ 1 giờ trở lên để tạo thu nhập;
e) Người đăng ký hoặc người nhận bảo hiểm thất nghiệp nhưng trong thời kỳ tham chiếu có làm một công việc từ 1 giờ trở lên để tạo thu nhập;
g) Người làm việc vì mục đích tiền công, tiền lương hoặc lợi nhuận nhưng các khoản tiền lương, tiền công và lợi nhuận đó có thể không trả trực tiếp cho họ mà được tích lũy vào thu nhập chung của gia đình họ. Những người này gồm:
- Người làm việc trong các đơn vị kinh doanh được tổ chức bởi một thành viên gia đình đang sống cùng hộ hoặc khác hộ;
- Người thực hiện các phần việc, nhiệm vụ của một công việc làm công ăn lương được tổ chức bởi một thành viên gia đình đang sống cùng hộ hoặc khác hộ.
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Ngành kinh tế;
- Loại hình kinh tế;
- Nghề nghiệp;
- Vị thế việc làm;
- Thành thị/nông thôn.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra lao động và việc làm.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê; Cục Thống kê.
T0203. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo
1. Khái niệm, phương pháp tính
Người lao động đã qua đào tạo là người từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm hoặc thất nghiệp trong thời kỳ tham chiếu đã hội đủ các yếu tố sau đây:
a) Người đã được đào tạo ở một trường hay một cơ sở đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ 03 tháng trở lên và đã tốt nghiệp, đã được cấp bằng/chứng chỉ chứng nhận đạt một trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ nhất định, gồm sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng chuyên nghiệp, đại học và trên đại học (thạc sỹ, tiến sỹ, tiến sỹ khoa học).
b) Hoặc người chưa qua một trường lớp đào tạo nào nhưng do tự học, do được truyền nghề hoặc vừa làm vừa học nên họ đã có được kỹ năng, tay nghề, tương đương với bậc 1 của công nhân kỹ thuật có bằng/chứng chỉ cùng nghề và thực tế đã từng làm công việc này với thời gian từ 3 năm trở lên (hay còn gọi là công nhân kỹ thuật không bằng/chứng chỉ).
Công thức tính:
Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%) |
= |
Số lao động qua đào tạo |
x 100 |
Lực lượng lao động |
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Thành thị/nông thôn.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra lao động và việc làm.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê; Cục Thống kê.
T0204. Tỷ lệ thất nghiệp
1. Khái niệm, phương pháp tính
Người thất nghiệp là những người từ đủ 15 tuổi trở lên mà trong thời kỳ tham chiếu hội đủ các yếu tố sau: Hiện không làm việc; đang tìm kiếm việc làm; sẵn sàng làm việc.
Số người thất nghiệp còn gồm những người hiện không có việc làm và sẵn sàng làm việc nhưng trong thời kỳ tham chiếu không tìm được việc do:
- Đã chắc chắn có một công việc hoặc một hoạt động sản xuất kinh doanh để bắt đầu sau thời kỳ tham chiếu;
- Phải tạm nghỉ (không được nhận tiền lương, tiền công hoặc không chắc chắn quay lại làm công việc cũ) do cơ sở bị thu hẹp hoặc ngừng sản xuất;
- Đang trong thời gian nghỉ thời vụ;
- Bận việc đột xuất của gia đình hoặc ốm đau tạm thời.
Tỷ lệ thất nghiệp là chỉ tiêu biểu hiện tỷ lệ so sánh số người thất nghiệp với lực lượng lao động.
Người thất nghiệp gồm cả những trường hợp: Sinh viên/học sinh/người nghỉ hưu nhưng đang tìm việc (toàn thời gian hoặc bán thời gian) và sẵn sàng làm việc trong thời kỳ tham chiếu; người làm nội trợ (hoặc làm các công việc nhà) cho gia đình mình nhưng đang tìm việc (toàn thời gian hoặc bán thời gian) và sẵn sàng làm việc trong thời kỳ tham chiếu.
Công thức tính:
Tỷ lệ thất nghiệp (%) = |
Số người thất nghiệp |
x 100 |
Lực lượng lao động |
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Thành thị/nông thôn.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra lao động và việc làm.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê; Cục Thống kê.
T0205. Tỷ lệ thiếu việc làm
1. Khái niệm, phương pháp tính
Người thiếu việc làm gồm những người có việc làm mà trong thời gian tham chiếu (07 ngày trước thời điểm quan sát) thỏa mãn cả 3 tiêu chuẩn sau đây:
a) Mong muốn làm việc thêm giờ, nghĩa là: muốn làm thêm một (số) công việc để tăng thêm giờ; muốn thay thế một trong số (các) công việc đang làm bằng một công việc khác để có thể làm việc thêm giờ; muốn tăng thêm giờ của một trong các công việc đang làm, hoặc kết hợp 3 loại mong muốn trên.
b) Sẵn sàng làm việc thêm giờ, nghĩa là trong thời gian tới (ví dụ trong tuần tới) nếu có cơ hội việc làm thì họ sẵn sàng làm thêm giờ ngay.
c) Thực tế họ đã làm việc dưới một ngưỡng thời gian cụ thể đối với tất cả các công việc đã làm trong tuần tham chiếu. Các nước đang thực hiện chế độ làm việc 40 giờ/tuần, ngưỡng thời gian để xác định tình trạng thiếu việc làm của nước ta là đã làm việc dưới 35 giờ trong tuần tham chiếu.
Tỷ lệ thiếu việc làm cho biết số người thiếu việc làm trong 100 người có việc làm.
Công thức tính:
Tỷ lệ thiếu việc làm (%) = |
Số người thiếu việc làm |
x 100 |
Tổng số người đang làm việc |
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Thành thị/nông thôn.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra lao động và việc làm.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê; Cục Thống kê.
T0208. Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy đảng
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy đảng là số phần trăm phụ nữ giữ các chức vụ trong các cấp ủy đảng các cấp so với tổng số người tham gia các cấp ủy đảng.
Công thức tính:
Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy đảng (%) = |
Số nữ tham gia các cấp ủy đang trong nhiệm kỳ xác định |
x 100 |
Tổng số người trong các cấp ủy đảng cùng nhiệm kỳ |
2. Phân tổ chủ yếu
- Cấp ủy;
- Dân tộc;
- Nhóm tuổi;
- Trình độ học vấn;
- Huyện/quận/thị xã/thành phố.
3. Kỳ công bố: Đầu mỗi nhiệm kỳ.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:
- Chủ trì: Ban Tổ chức tỉnh ủy, thành ủy;
- Phối hợp: Đảng bộ trực thuộc Trung ương.
T0210. Tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh/thành phố, huyện/quận/thị xã/thành phố, xã/phường/thị trấn là số phần trăm nữ đại biểu Hội đồng nhân dân so với tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân cùng khóa.
Công thức tính:
Tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp t khóa k (%) |
= |
Số nữ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp t khóa k |
x 100 |
Tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân cấp t khóa k |
2. Phân tổ chủ yếu
- Cấp hành chính;
- Dân tộc;
- Nhóm tuổi;
- Trình độ học vấn.
3. Kỳ công bố: Đầu mỗi nhiệm kỳ.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Sở Nội vụ.
T0211. Tỷ lệ nữ đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo chính quyền
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ nữ đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo chính quyền là số phần trăm nữ là lãnh đạo chính quyền so với tổng số lãnh đạo chính quyền.
Hệ thống chính quyền của Nhà nước Việt Nam gồm:
a) Cơ quan quyền lực nhà nước gồm Quốc hội ở cấp Trung ương và Hội đồng nhân dân các cấp địa phương do nhân dân trực tiếp bầu ra và thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước;
b) Cơ quan hành chính gồm Chính phủ ở cấp Trung ương và Ủy ban nhân dân các cấp địa phương do cơ quan quyền lực tương ứng bầu ra;
c) Cơ quan xét xử gồm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án nhân dân các cấp địa phương;
d) Cơ quan kiểm sát gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và Viện kiểm sát nhân dân các cấp địa phương.
Chức vụ lãnh đạo chính quyền gồm:
- Cấp Trung ương, gồm:
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc; Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương;
+ Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước;
+ Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ;
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Thứ trưởng và tương đương; Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng và tương đương; Cục trưởng, Phó Cục trưởng và tương đương; Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương;
+ Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án, Phó Chánh án, Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa án nhân dân cấp cao; Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng và tương đương; Cục trưởng, Phó Cục trưởng và tương đương; Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương;
+ Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng và tương đương; Cục trưởng, Phó Cục trưởng và tương đương; Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương.
- Cấp tỉnh:
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc, Phó Giám đốc Sở và tương đương;
+ Chánh án, Phó Chánh án, Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
- Cấp huyện:
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp huyện;
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân.
+ Chánh án, Phó Chánh án, Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa án nhân dân cấp huyện; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.
- Cấp xã:
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã;
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.
Công thức tính:
Tỷ lệ nữ đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo chính quyền (%) |
= |
Số nữ đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo chính quyền khóa t |
x 100 |
Tổng số lãnh đạo chính quyền cùng khóa |
2. Phân tổ chủ yếu
- Khối các cơ quan Nhà nước;
- Cấp hành chính;
- Dân tộc;
- Nhóm tuổi;
- Trình độ học vấn.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:
- Chủ trì: Sở Nội vụ;
- Phối hợp: Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
03. Doanh nghiệp, cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp
T0301. Số cơ sở, lao động trong các cơ sở kinh tế, sự nghiệp
1. Khái niệm, phương pháp tính
a) Số cơ sở kinh tế, sự nghiệp
Cơ sở kinh tế, sự nghiệp (đơn vị cơ sở) được khái niệm như sau:
- Là nơi trực tiếp diễn ra hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ, sự nghiệp, hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng…;
- Có chủ thể quản lý hoặc người chịu trách nhiệm về các hoạt động tại địa điểm đó;
- Có địa điểm xác định;
- Có thời gian hoạt động liên tục hoặc định kỳ (theo mùa vụ hoặc theo tập quán kinh doanh,...).
Đơn vị cơ sở có thể là một nhà máy, xí nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, khách sạn, nhà hàng, cửa hàng, điểm sản xuất, điểm bán hàng, nhà ga, bến cảng, trường học, bệnh viện, nhà thờ hoặc đền, chùa...
Số cơ sở kinh tế, sự nghiệp là tổng số lượng cơ sở thỏa mãn khái niệm nêu trên, hoạt động trong các ngành kinh tế quốc dân (trừ các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản; hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc) tại thời điểm thống kê trên lãnh thổ Việt Nam.
Số cơ sở kinh tế, sự nghiệp gồm:
- Số cơ sở là trụ sở chính của doanh nghiệp (trụ sở chính của doanh nghiệp là cơ sở có trách nhiệm lãnh đạo, quản lý hoạt động của các cơ sở khác trong cùng hệ thống tổ chức, quản lý của doanh nghiệp).
- Số cơ sở là chi nhánh, đơn vị sản xuất kinh doanh phụ thuộc, chịu sự quản lý giám sát của trụ sở chính hoặc một cơ sở chi nhánh khác; cơ sở sản xuất kinh doanh phụ thuộc có thể là một chi nhánh, một văn phòng đại diện của một doanh nghiệp, hoặc của một cơ quan hành chính, sự nghiệp, kể cả trường hợp cơ sở đó chỉ là một bộ phận sản xuất kinh doanh nằm ngoài địa điểm của doanh nghiệp (hoặc cơ quan hành chính sự nghiệp). Trong trường hợp doanh nghiệp không có các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc (gọi là doanh nghiệp đơn) thì doanh nghiệp chỉ là một đơn vị cơ sở duy nhất.
- Cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể là cơ sở sản xuất kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người cùng sở hữu (sở hữu cá thể, tiểu chủ), chưa đăng ký hoạt động theo Luật doanh nghiệp (thuộc loại hình doanh nghiệp).
- Cơ sở sự nghiệp hoạt động trong các ngành khoa học công nghệ; giáo dục đào tạo; y tế, cứu trợ xã hội; thể thao, văn hóa; hoạt động hiệp hội hoạt động tôn giáo... (gọi chung là khu vực sự nghiệp).
b) Số lao động trong các cơ sở kinh tế, sự nghiệp
Số lao động trong các cơ sở kinh tế, sự nghiệp là toàn bộ số lao động hiện đang làm việc trong các cơ sở này tại thời điểm thống kê, gồm lao động làm đầy đủ thời gian; lao động làm bán thời gian; lao động trong biên chế; lao động hợp đồng (có thời hạn và không có thời hạn); lao động gia đình không được trả lương, trả công; lao động thuê ngoài; lao động trực tiếp; lao động gián tiếp... kể cả những người đang nghỉ chờ việc hay chờ chế độ nghỉ hưu, nhưng vẫn thuộc đơn vị cơ sở quản lý.
2. Phân tổ chủ yếu
- Ngành kinh tế;
- Quy mô;
- Loại cơ sở (kinh tế, sự nghiệp, hiệp hội);
- Huyện/quận/thị xã/thành phố.
3. Kỳ công bố: 5 năm
4. Nguồn số liệu: Tổng điều tra kinh tế.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Thống kê.
T0302. Số cơ sở, lao động trong các cơ sở hành chính
1. Khái niệm, phương pháp tính
a) Số cơ sở hành chính
Cơ sở hành chính (đơn vị cơ sở) được khái niệm như sau:
- Là nơi trực tiếp diễn ra hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị xã hội, quản lý nhà nước, an ninh, quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc;
- Có chủ thể quản lý hoặc người chịu trách nhiệm về các hoạt động tại địa điểm đó;
- Có địa điểm xác định, thời gian hoạt động liên tục.
Đơn vị cơ sở có thể là một cơ quan hoặc chi nhánh của cơ quan hành chính.
Số cơ sở hành chính là tổng số lượng cơ sở thỏa mãn khái niệm nêu trên, hoạt động trong ngành O theo hệ thống ngành kinh tế quốc dân Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị xã hội, quản lý nhà nước, an ninh, quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc tại thời điểm thống kê trên lãnh thổ Việt Nam.
b) Số lao động trong các cơ sở hành chính
Số lao động trong các cơ sở hành chính là toàn bộ số lao động hiện đang làm việc trong các cơ sở này tại thời điểm thống kê, gồm lao động trong biên chế; lao động hợp đồng (có thời hạn và không có thời hạn). Kể cả những người đang nghỉ chờ việc hay chờ chế độ nghỉ hưu, nhưng vẫn thuộc đơn vị quản lý.
2. Phân tổ chủ yếu
- Ngành kinh tế;
- Quy mô;
- Huyện/quận/thị xã/thành phố.
3. Kỳ công bố: 5 năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra cơ sở hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Sở Nội vụ.
T0303. Số hộ, lao động kinh tế cá thể nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
1. Khái niệm, phương pháp tính
a) Số hộ kinh tế cá thể nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
Hộ kinh tế cá thể nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là tất cả những hộ có toàn bộ hoặc phần lớn lao động tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, tự tổ chức sản xuất, tự quyết định mọi vấn đề về sản xuất kinh doanh của mình.
Hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản gồm những hộ tiến hành các hoạt động:
- Hoạt động trồng trọt: làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch sản phẩm các loại cây nông nghiệp;
- Hoạt động chăn nuôi: Chăn nuôi gia súc, gia cầm, chăn nuôi khác;
- Hoạt động dịch vụ nông nghiệp: dịch vụ trồng trọt, dịch vụ chăn nuôi, dịch vụ sau thu hoạch...;
- Trồng rừng và chăm sóc rừng; khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ; dịch vụ lâm nghiệp;
- Hoạt động nuôi trồng thủy sản: nuôi cá, nuôi tôm và các loại thủy sản khác (kể cả nuôi lồng, bè) trên các loại mặt nước ngọt, mặn, lợ;
- Hoạt động khai thác thủy sản: khai thác thủy sản bằng các phương tiện cơ giới hoặc thủ công trên các loại mặt nước ngọt, mặn, lợ.
b) Số lao động trong các hộ kinh tế cá thể nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
Là tất cả những người trong độ tuổi lao động (nam từ đủ 15 đến dưới 60 tuổi, nữ từ đủ 15 đến dưới 55 tuổi) của các hộ kinh tế cá thể nông, lâm nghiệp và thủy sản có khả năng tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh (không gồm những người bị tàn tật, mất sức lao động không tham gia sản xuất kinh doanh và học sinh, sinh viên trong độ tuổi lao động còn đang đi học) bất kể những người này đang có việc làm hoặc chưa có việc làm.
2. Phân tổ chủ yếu
- Quy mô;
- Ngành kinh tế;
- Huyện/quận/thị xã/thành phố.
3. Kỳ công bố: 5 năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp;
- Điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Thống kê.
T0304. Số doanh nghiệp, lao động, vốn, thu nhập, lợi nhuận của doanh nghiệp
1. Khái niệm, phương pháp tính
- Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Theo loại hình, để thuận lợi cho mục đích thống kê trong tổng hợp đầy đủ số liệu theo thành phần kinh tế, quy ước doanh nghiệp được chia ra các loại như sau:
+ Doanh nghiệp nhà nước gồm doanh nghiệp 100% vốn nhà nước do Trung ương, địa phương quản lý và doanh nghiệp cổ phần vốn trong nước mà nhà nước chiếm giữ trên 50% (để thuận lợi cho việc tổng hợp số liệu, quy ước nếu nhà nước chiếm giữ trên 50% vốn chủ sở hữu được tính là doanh nghiệp nhà nước).
+ Doanh nghiệp ngoài nhà nước gồm các doanh nghiệp vốn trong nước mà nguồn vốn thuộc sở hữu tư nhân của một hay nhóm người hoặc có sở hữu nhà nước nhưng chiếm từ 50% vốn điều lệ trở xuống.
+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn của bên nước ngoài góp. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngoài với các đối tác trong nước.
- Lao động trong doanh nghiệp là toàn bộ số lao động do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và trả lương, trả công.
- Nguồn vốn trong doanh nghiệp là toàn bộ số vốn của doanh nghiệp được hình thành từ các nguồn khác nhau: nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp.
- Thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp là tổng các khoản mà người lao động nhận được do sự tham gia của họ vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thu nhập của người lao động gồm tiền lương, tiền thưởng và các khoản phụ cấp, thu nhập khác có tính chất như lương; bảo hiểm xã hội trả thay lương; các khoản thu nhập khác không tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
- Lợi nhuận trong doanh nghiệp là số lợi nhuận thu được trong năm của doanh nghiệp từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và các hoạt động khác phát sinh trong năm trước khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (lợi nhuận trước thuế).
2. Phân tổ chủ yếu
- Quy mô của doanh nghiệp;
- Ngành kinh tế;
- Loại hình kinh tế;
- Huyện/quận/thị xã/thành phố.
Riêng lao động phân tổ thêm giới tính.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra doanh nghiệp.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Thống kê.
T0305. Giá trị tăng thêm trên 01 đồng giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp
1. Khái niệm, phương pháp tính
Giá trị tăng thêm trên một đồng giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp là tỷ lệ giữa tổng giá trị tăng thêm trong kỳ chia cho tổng giá trị tài sản cố định trong cùng kỳ nghiên cứu. Chỉ tiêu này nói lên, trong kỳ nghiên cứu (thường là một năm) một đồng giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị tăng thêm.
Công thức tính:
Trong đó:
H: Giá trị tăng thêm tạo ra trên một đồng tài sản cố định;
Q: Giá trị tăng thêm tạo ra trong kỳ nghiên cứu;
K: Giá trị tài sản cố định (theo giá còn lại) bình quân kỳ nghiên cứu.
2. Phân tổ chủ yếu
- Quy mô theo vốn của doanh nghiệp;
- Ngành kinh tế;
- Loại hình kinh tế.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra doanh nghiệp.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Thống kê.
T0306. Trang bị tài sản cố định bình quân một lao động của doanh nghiệp
1. Khái niệm, phương pháp tính
Trang bị tài sản cố định bình quân một lao động của doanh nghiệp là tỷ lệ so sánh giữa tổng giá trị tài sản cố định với tổng số lao động của doanh nghiệp trong một thời điểm (đầu, hoặc cuối năm) hay trong một thời kỳ (bình quân một năm), là giá trị tài sản cố định tính bình quân một lao động của doanh nghiệp trong kỳ nghiên cứu.
Trang bị tài sản cố định bình quân 1 lao động của doanh nghiệp có thể tính theo nguyên giá tài sản cố định (giá ban đầu) hoặc giá trị còn lại của tài sản cố định.
Công thức tính:
Trong đó:
Mk: Trang bị tài sản cố định bình quân 1 lao động;
: Giá trị tài sản cố định bình quân của doanh nghiệp sử dụng trong kỳ, được tính bằng trung bình cộng giá trị tài sản cố định đầu kỳ và cuối kỳ;
: Số lượng lao động bình quân của doanh nghiệp trong kỳ, được tính bằng trung bình cộng số lao động đầu kỳ và cuối kỳ.
2. Phân tổ chủ yếu
- Quy mô doanh nghiệp;
- Ngành kinh tế;
- Loại hình kinh tế.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra doanh nghiệp.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Thống kê.
T0307. Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp
1. Khái niệm, phương pháp tính
a) Tỷ suất lợi nhuận tính theo doanh thu
Là tỷ lệ so sánh giữa tổng số lợi nhuận trước thuế thu được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác trong năm với tổng doanh thu của doanh nghiệp, phản ánh một đồng doanh thu tạo ra trong kỳ có bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Công thức tính:
Tỷ suất lợi nhuận tính theo doanh thu = |
Lợi nhuận trước thuế |
Doanh thu trong kỳ |
Trong đó: Doanh thu trong kỳ gồm:
- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ |
= |
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ |
- |
Các khoản giảm trừ doanh thu |
+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phản ánh tổng doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ trong năm của doanh nghiệp.
+ Các khoản giảm trừ doanh thu phản ánh tổng hợp các khoản được ghi giảm trừ vào tổng doanh thu trong năm, gồm các khoản chiết khấu thương mại; các khoản giảm giá hàng bán; doanh thu hàng bán bị trả lại và các khoản thuế: Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp tương ứng với số doanh thu được xác định trong năm.
- Doanh thu hoạt động tài chính: Phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác trong năm của doanh nghiệp, gồm:
+ Tiền lãi: Lãi cho vay, lãi tiền gửi ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hóa, dịch vụ;...
+ Cổ tức, lợi nhuận được chia;
+ Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn;
+ Thu nhập về thu hồi hoặc thanh lý các khoản vốn góp liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư vào công ty con, đầu tư vốn khác;
+ Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác;
+ Lãi tỷ giá hối đoái;
+ Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ;
+ Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn;
+ Các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác.
- Thu nhập khác: Phản ánh các khoản thu nhập khác, các khoản doanh thu ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm của doanh nghiệp, gồm:
+ Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định;
+ Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hóa, tài sản cố định đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác;
+ Thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản;
+ Thu được tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng;
+ Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ;
+ Các khoản thuế được ngân sách nhà nước hoàn lại;
+ Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ;
+ Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có);
+ Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp;
+ Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản nêu trên.
b) Tỷ suất lợi nhuận tính theo vốn
Là tỷ lệ so sánh giữa tổng số lợi nhuận trước thuế thu được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác trong năm với tổng nguồn vốn bình quân trong kỳ, phản ánh một đồng vốn sinh ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Công thức tính:
Tỷ suất lợi nhuận tính theo vốn = |
Lợi nhuận trước thuế |
Nguồn vốn bình quân trong kỳ |
Trong đó:
Nguồn vốn bình quân trong kỳ = |
Tổng nguồn vốn đầu kỳ + Tổng nguồn vốn cuối kỳ |
2 |
2. Phân tổ chủ yếu
- Quy mô doanh nghiệp;
- Ngành kinh tế;
- Loại hình kinh tế.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra doanh nghiệp.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Thống kê.
04. Đầu tư và xây dựng
T0401. Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn
1. Khái niệm, phương pháp tính
Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn là toàn bộ tiền vốn bỏ ra (chi tiêu) để làm tăng hoặc duy trì năng lực sản xuất và nguồn lực để nâng cao mức sống vật chất và tinh thần trên địa bàn trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm).
Nội hàm của vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn gồm các nội dung sau:
a) Vốn đầu tư tạo ra tài sản cố định là chi phí làm tăng thêm giá trị tài sản cố định, gồm vốn đầu tư xây dựng mới nhà cửa, vật kiến trúc, mua sắm tài sản cố định không qua xây dựng cơ bản và chi phí cho sửa chữa lớn tài sản cố định (tức là những chi phí bằng tiền để tạo mới, mở rộng, xây dựng lại, khôi phục hoặc nâng cấp năng lực sản xuất của tài sản cố định của nền kinh tế). Toàn bộ chi phí cho việc thăm dò, khảo sát thiết kế và quy hoạch xây dựng chuẩn bị cho việc đầu tư cũng như chi phí lắp đặt máy móc thiết bị cũng được tính vào khoản mục này.
b) Vốn đầu tư làm tăng tài sản lưu động là chi phí duy trì và phát triển sản xuất gồm vốn đầu tư mua nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản. Đây là khoản vốn lưu động được bổ sung trong kỳ nghiên cứu.
c) Vốn đầu tư thực hiện khác gồm tất cả các khoản đầu tư của xã hội nhằm tăng năng lực phát triển của xã hội. Sự phát triển của xã hội ngoài yếu tố là tăng tài sản cố định, tài sản lưu động còn yếu tố tăng nguồn lực khác như: Nâng cao dân trí, tăng cường phúc lợi xã hội, cải thiện môi trường sinh thái, hỗ trợ các chương trình phòng chống tệ nạn xã hội và các chương trình phát triển khác như Chương trình, mục tiêu quốc gia nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng, kế hoạch hóa gia đình; Chương trình bảo vệ động vật quý hiếm; Chương trình phổ cập giáo dục, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực; Chương trình xóa đói giảm nghèo v.v...
Trên phạm vi địa bàn, vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn không bao gồm những khoản đầu tư có tính chất chuyển nhượng quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu giữa các cá nhân, hộ dân cư, các doanh nghiệp, tổ chức... nhưng không làm tăng tài sản cố định, tài sản lưu động trên địa bàn, như: chuyển nhượng đất đai, nhà ở, cửa hàng, thiết bị máy móc và các tài sản cố định khác đã qua sử dụng trên địa bàn.
Vốn đầu tư thực hiện được phân tổ theo nguồn vốn đầu tư, khoản mục đầu tư, loại hình kinh tế, ngành kinh tế.
- Chia theo nguồn vốn đầu tư:
+ Vốn ngân sách Nhà nước là khoản chi của ngân sách nhà nước để chuẩn bị đầu tư và thực hiện các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và một số nhiệm vụ chi đầu tư khác theo quy định của pháp luật.
Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước để bố trí cho các dự án hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng hoàn vốn trực tiếp hoặc không xã hội hóa được thuộc các ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật.
Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước gồm vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương và vốn đầu tư từ ngân sách địa phương.
Các nguồn vốn đầu tư có tính chất ngân sách nhà nước lấy từ các khoản phí, lệ phí, quảng cáo, xổ số kiến thiết, quỹ đất... để đầu tư cũng được tính là nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.
+ Vốn trái phiếu Chính phủ là nguồn vốn đầu tư từ loại trái phiếu do Bộ Tài chính phát hành để huy động vốn đầu tư cho chương trình, dự án đầu tư cụ thể thuộc phạm vi đầu tư của nhà nước.
Ở địa phương, có vốn trái phiếu chính quyền địa phương là nguồn vốn đầu tư từ loại trái phiếu do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phát hành nhằm huy động vốn đầu tư cho công trình dự án đầu tư của địa phương.
+ Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước là vốn đầu tư cho những dự án đầu tư mà chủ đầu tư có thể vay vốn hưởng lãi suất ưu đãi để đầu tư trong những ngành, lĩnh vực quan trọng, chương trình kinh tế lớn của nhà nước, các vùng khó khăn nhà nước khuyến khích đầu tư bảo đảm có hiệu quả kinh tế - xã hội, có khả năng hoàn trả vốn vay.
Các dự án đầu tư được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước là các dự án thuộc danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư ban hành kèm theo Nghị định hiện hành quy định về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước.
+ Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ là nguồn vốn đầu tư được hình thành từ hoạt động hợp tác phát triển giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với các nhà tài trợ là Chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các tổ chức liên Chính phủ hoặc liên quốc gia.
Vốn ODA gồm ODA viện trợ không hoàn lại và ODA vốn vay.
Vốn vay ưu đãi là hình thức cung cấp vốn vay có điều kiện ưu đãi hơn so với vay thương mại nhưng yếu tố không hoàn lại chưa đạt tiêu chuẩn của ODA vốn vay.
Nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi do Chính phủ Việt Nam vay để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư của nhà nước được tính là nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước phần vốn nước ngoài.
+ Vốn vay gồm vay ngân hàng thương mại và vốn vay từ các nguồn khác. Đây là khoản tiền mà chủ đầu tư đi vay từ các tổ chức tín dụng trong nước (không kể tín dụng đầu tư của Nhà nước đã nêu ở trên), vay các ngân hàng nước ngoài, vay các tổ chức quốc tế và vay các tổ chức, cá nhân khác để đầu tư sản xuất kinh doanh.
+ Vốn tự có là nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ đầu tư được hình thành từ lợi nhuận, trích ra để đầu tư; từ tiền thanh lý tài sản, từ khấu hao tài sản cố định, từ các quỹ, huy động cổ phần, góp vốn liên doanh của các bên đối tác liên doanh...
+ Vốn khác là nguồn vốn đóng góp tự nguyện, cho, biếu, tặng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, là nguồn vốn huy động ngoài các nguồn vốn trên.
- Chia theo khoản mục đầu tư:
Vốn đầu tư được chia thành: Đầu tư xây dựng cơ bản; Mua sắm tài sản cố định dùng cho sản xuất không qua xây dựng cơ bản; Sửa chữa, nâng cấp tài sản cố định; Bổ sung vốn lưu động bằng nguồn vốn tự có; Đầu tư khác.
Trong đó, vốn đầu tư xây dựng cơ bản là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất, mặc dù không gồm chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng; chi phí đào tạo công nhân kỹ thuật và cán bộ quản lý sản xuất; tiền thuê đất hoặc mua quyền sử dụng đất.
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ những chi phí được biểu hiện thành tiền dùng cho việc xây mới, mở rộng, xây dựng lại và khôi phục tài sản cố định trong một thời kỳ nhất định, bao gồm: Chi phí khảo sát, quy hoạch; chi phí chuẩn bị đầu tư và thiết kế; chi phí xây dựng; chi phí mua sắm, lắp đặt thiết bị và các khoản chi phí khác ghi trong tổng dự toán.
Tùy theo mục đích nghiên cứu, vốn đầu tư xây dựng cơ bản có thể được phân tổ theo các tiêu thức khác nhau. Cùng với những phân tổ theo ngành kinh tế, theo tỉnh/thành phố (theo địa bàn), thì vốn đầu tư xây dựng cơ bản còn được phân theo yếu tố cấu thành với 3 nhóm chính:
+ Vốn đầu tư xây dựng và lắp đặt thiết bị (vốn xây lắp) là phần vốn đầu tư xây dựng cơ bản chi cho việc xây dựng và lắp đặt máy móc, thiết bị của công trình gồm chi phí xây dựng công trình, chi phí lắp đặt máy móc, thiết bị vào vị trí công trình, chi phí hoàn thiện công trình.
+ Vốn đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị (vốn thiết bị) là phần vốn đầu tư xây dựng cơ bản chi cho việc mua sắm máy móc, thiết bị và các dụng cụ, khí cụ, gia súc đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định theo quy định hiện hành, gồm: giá trị thiết bị, máy móc, dụng cụ, khí cụ, gia súc được coi là tài sản cố định; chi phí vận chuyển, bảo quản, gia công, kiểm tra máy móc, thiết bị và các dụng cụ, khí cụ trước khi đưa vào lắp đặt. Vốn thiết bị gồm cả giá trị mua sắm thiết bị máy móc cần lắp đặt và thiết bị máy móc không cần lắp đặt.
+ Vốn đầu tư xây dựng cơ bản khác là phần vốn đầu tư xây dựng cơ bản không thuộc vốn xây lắp và vốn thiết bị, gồm: Chi phí tư vấn, đầu tư khảo sát, thiết kế, chi quản lý, chi giải phóng mặt bằng, chi đào tạo lao động tiếp nhận và vận hành công trình, các khoản chi khác.
- Chia theo loại hình kinh tế, vốn đầu tư chia thành 3 loại hình kinh tế:
+ Vốn đầu tư cho khu vực kinh tế nhà nước;
+ Vốn đầu tư cho khu vực kinh tế ngoài nhà nước;
+ Vốn đầu tư cho khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Chia theo ngành kinh tế: Vốn đầu tư được chia theo các ngành kinh tế trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (VSIC).
2. Phân tổ chủ yếu
a) Kỳ tháng phân tổ theo nguồn vốn ngân sách nhà nước.
b) Kỳ năm phân tổ theo:
- Nguồn vốn đầu tư;
- Khoản mục đầu tư;
- Ngành kinh tế;
- Loại hình kinh tế.
3. Kỳ công bố: Tháng, năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra vốn đầu tư thực hiện;
- Điều tra doanh nghiệp;
- Điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông nghiệp;
- Dữ liệu hành chính;
- Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
- Các cơ chế phối, chia sẻ thông tin thống kê giữa Cục Thống kê và các Sở/ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Cục Thống kê;
- Phối hợp: Kho bạc Nhà nước; Sở Tài chính.
T0402. Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn so với tổng sản phẩm trên địa bàn
1. Khái niệm, phương pháp tính
Là tỷ lệ phần trăm giữa vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn so với tổng sản phẩm trên địa bàn của một thời kỳ xác định.
Công thức tính:
Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn so với tổng sản phẩm trên địa bàn (%) |
= |
Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn trong năm tính theo giá hiện hành |
x 100 |
Tổng sản phẩm trên địa bàn cùng năm tính theo giá hiện hành |
2. Phân tổ chủ yếu
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Như nguồn số liệu của chỉ tiêu T0401;
- Như nguồn số liệu của chỉ tiêu T0501.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Thống kê.
T0405. Diện tích sàn xây dựng nhà ở hoàn thành
1. Khái niệm, phương pháp tính
Diện tích sàn xây dựng nhà ở hoàn thành là tổng diện tích nhà ở được xây dựng hoàn thành bàn giao trong kỳ (thường là một năm) được sử dụng cho mục đích ở và sinh hoạt của hộ gia đình hoặc cá nhân.
Phương pháp tính:
Diện tích sàn xây dựng nhà ở hoàn thành gồm diện tích của các ngôi nhà được xây dựng mới trong năm và diện tích của các phòng được xây mới do mở rộng hoặc nâng tầng các nhà ở cũ hiện có.
a) Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.
Đối với căn hộ chung cư là tổng diện tích sàn xây dựng sử dụng để ở và sinh hoạt của hộ, không tính diện tích sử dụng chung cho các hộ trong nhà chung cư như: diện tích cầu thang, đường đi, hành lang chung, nhà bếp, nhà vệ sinh sử dụng chung, phòng bảo vệ, phòng văn hóa,...
b) Nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập.
Đối với nhà riêng lẻ (gồm cả nhà biệt thự) là tổng diện tích sàn xây dựng sử dụng để ở và sinh hoạt của hộ, gồm diện tích các phòng ngủ, phòng tiếp khách, phòng đọc sách, giải trí... và diện tích hành lang, cầu thang, tiền sảnh ngôi nhà. Không tính diện tích của những ngôi nhà riêng lẻ không dùng cho mục đích để ở của hộ như: nhà chăn nuôi, nhà bếp, nhà vệ sinh, nhà kho được xây dựng riêng ngoài ngôi nhà chính để ở.
- Đối với nhà ở một tầng, thì ghi tổng diện tích phần nền nhà tính cả tường (phần có trần, mái che) của ngôi nhà đó; trường hợp có tường, khung cột chung thì chỉ tính 1/2 diện tích mặt bằng của tường, khung cột chung đó.
- Đối với nhà nhiều tầng, thì ghi tổng diện tích (phần có trần, mái che) của các tầng; trường hợp có tường, khung cột chung ở các tầng, thì chỉ tính 1/2 diện tích mặt bằng của tường, khung cột chung đó.
- Phần sàn và gầm sàn nhà không được bao che và không được sử dụng để ở, thì không tính diện tích. Trường hợp phần gầm sàn nhà cao từ 2,1 mét trở lên, có bao che và được sử dụng để ở, thì được tính diện tích.
Quy ước:
- Nếu khu bếp và khu vệ sinh được xây dựng liền kề với ngôi nhà mà hộ đang ở (chung hoặc liền tường), thì tính diện tích của khu bếp và khu vệ sinh đó vào tổng diện tích của ngôi nhà của hộ.
- Nếu khu bếp và khu vệ sinh được xây dựng hoàn toàn tách rời (độc lập) với ngôi nhà mà hộ đang ở dù trong cùng một khuôn viên đất thì không tính diện tích của khu bếp và khu vệ sinh vào tổng diện tích của ngôi nhà của hộ.
- Đối với ngôi nhà/căn hộ có khu bếp và khu vệ sinh khép kín như hình vẽ trên thì diện tích của ngôi nhà/căn hộ được tính theo phạm vi trong đường nét đứt.
- Trường hợp ngôi nhà/căn hộ có gác xép bảo đảm chiều cao từ gác xép đến trần từ 2,1 mét trở lên và diện tích tối thiểu 4 mét vuông thì phần gác xép này được tính vào tổng diện tích ở của ngôi nhà/căn hộ.
2. Phân tổ chủ yếu: Loại nhà (nhà chung cư, nhà riêng lẻ).
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra hoạt động xây dựng;
- Điều tra doanh nghiệp;
- Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Cục Thống kê;
- Phối hợp: Sở Xây dựng.
T0406. Số lượng nhà ở, tổng diện tích nhà ở hiện có và sử dụng
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số lượng nhà ở hiện có và sử dụng là tổng số căn hộ trong các nhà chung cư và những ngôi nhà ở riêng lẻ thực tế đang tồn tại trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.
Diện tích nhà ở hiện có và sử dụng là diện tích sàn xây dựng của nhà ở được sử dụng cho mục đích ở và sinh hoạt của hộ gia đình hoặc cá nhân dân cư, hiện đang được sử dụng tính đến thời điểm báo cáo.
Phương pháp tính:
- Phương pháp tính số lượng nhà ở hiện có và sử dụng:
+ Nguyên tắc tính số lượng nhà ở hiện có và sử dụng căn cứ vào mục đích sử dụng của ngôi nhà là dùng cho mục đích để ở của hộ gia đình hoặc cá nhân dân cư. Không tính các ngôi nhà dùng vào các mục đích khác không phải để ở như: dùng cho mục đích kinh doanh, bệnh viện, trường học, nhà trọ, khách sạn và các ngôi nhà mà hộ gia đình dân cư dùng làm nhà kho, nhà chăn nuôi, nhà bếp, nhà tắm…
+ Chỉ tính những ngôi nhà thực tế hiện có và đang sử dụng hoặc sẵn sàng cho mục đích để ở, không phân biệt thời gian sử dụng, loại nhà, hiện trạng mới cũ và hình thức sở hữu.
+ Cách tính là cộng toàn bộ những ngôi nhà hiện có tại thời điểm báo cáo của các loại nhà chung cư, nhà ở tập thể không phải chung cư, nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình và cá nhân dân cư.
- Phương pháp tính tổng diện tích nhà ở hiện có và sử dụng: Tổng diện tích sàn ngôi nhà/căn hộ được tính như sau:
+ Đối với căn hộ chung cư là tổng diện tích sử dụng cho mục đích để ở và sinh hoạt của hộ gia đình, không tính diện tích sử dụng chung như: cầu thang hành lang chung, nhà bếp, nhà vệ sinh sử dụng chung, phòng bảo vệ, phòng văn hóa...
+ Đối với nhà ở riêng lẻ là diện tích sàn xây dựng để sử dụng cho mục đích để ở của hộ gia đình, cá nhân gồm diện tích các phòng ngủ, phòng tiếp khách, phòng đọc sách, giải trí... và diện tích hành lang, cầu thang, tiền sảnh ngôi nhà; không tính diện tích của những ngôi nhà riêng lẻ không dùng cho mục đích để ở của hộ gia đình như: nhà chăn nuôi, nhà bếp, nhà vệ sinh, nhà kho.
Phần sàn và gầm sàn nhà không được bao che và không được sử dụng để ở, thì không tính diện tích. Trường hợp phần gầm sàn nhà cao từ 2,1 m trở lên, có bao che và được sử dụng để ở, thì được tính diện tích.
2. Phân tổ chủ yếu
a) Loại nhà:
- Nhà chung cư;
- Nhà ở riêng lẻ.
b) Mức độ kiên cố xây dựng:
- Nhà ở kiên cố;
- Nhà ở bán kiên cố;
- Nhà ở thiếu kiên cố;
- Nhà đơn sơ.
c) Hình thức sở hữu:
- Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
- Nhà ở thuộc sở hữu tập thể;
- Nhà ở thuộc sở hữu cá nhân;
- Nhà ở thuộc sở hữu cá nhân nước ngoài.
d) Năm xây dựng của ngôi nhà.
đ) Thành thị/nông thôn.
3. Kỳ công bố: 5 năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Cục Thống kê;
- Phối hợp: Sở Xây dựng.
T0407. Diện tích nhà ở bình quân đầu người
1. Khái niệm, phương pháp tính
Diện tích nhà ở bình quân đầu người được tính bằng cách chia tổng số diện tích ở của hộ dân cư cho tổng số nhân khẩu của hộ.
Công thức tính:
Diện tích nhà ở bình quân đầu người (m2) |
= |
Tổng số diện tích ở của hộ (m2) |
Tổng số nhân khẩu của hộ |
Diện tích nhà ở là diện tích mà các thành viên của hộ sử dụng để ở, gồm diện tích các phòng để ăn, ngủ, tiếp khách, học tập, vui chơi và diện tích cải tạo mở rộng đủ điều kiện để ở. Không tính diện tích khu phụ (nhà tắm, nhà vệ sinh, bếp), kho chứa, diện tích dùng cho kinh doanh.
2. Phân tổ chủ yếu
- Sở hữu;
- Loại nhà;
- Thành thị/nông thôn.
3. Kỳ công bố: 5 năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Cục Thống kê;
- Phối hợp: Sở Xây dựng.
05. Tài khoản quốc gia
T0501. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)
1. Khái niệm, phương pháp tính
1.1. Khái niệm
Tổng sản phẩm trên địa bàn là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh giá trị mới tăng thêm của hàng hóa và dịch vụ được tạo ra trên địa bàn tỉnh/thành phố trong một thời gian nhất định (6 tháng, năm). Cụm từ “hàng hóa và dịch vụ cuối cùng” được hiểu theo nghĩa không tính giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ sử dụng ở các khâu trung gian trong quá trình sản xuất sản phẩm. Tổng sản phẩm trên địa bàn được tính theo giá hiện hành và giá so sánh.
1.2. Nội dung, phương pháp tính
a) Nội dung
Nội dung tổng quát của GRDP được xét dưới các góc độ khác nhau:
- Xét về góc độ sử dụng (chi tiêu): GRDP là tổng cầu của nền kinh tế tỉnh, thành phố bao gồm: Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình, tiêu dùng cuối cùng của Chính quyền địa phương, tích lũy tài sản (tích lũy tài sản cố định, tích lũy tài sản lưu động và tích lũy tài sản quý hiếm) và chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.
- Xét về góc độ thu nhập, GRDP gồm: Thu nhập của người lao động, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất và giá trị thặng dư sản xuất trong kỳ;
- Xét về góc độ sản xuất: GRDP bằng giá trị sản xuất trừ đi chi phí trung gian.
b) Phương pháp tính
- Theo giá hiện hành
Có 3 phương pháp tính tổng sản phẩm trên địa bàn
Phương pháp sản xuất: Tổng sản phẩm trên địa bàn bằng (=) Tổng giá trị tăng thêm của tất cả các ngành kinh tế cộng (+) thuế nhập khẩu trừ (-) trợ cấp sản xuất phát sinh từ các đơn vị thường trú trong tỉnh/thành phố.
Công thức tính:
GRDP = |
Tổng giá trị tăng thêm của tất cả các ngành |
+ |
Thuế nhập khẩu của tỉnh/thành phố |
- |
Trợ cấp sản xuất |
Phương pháp thu nhập: Tổng sản phẩm trên địa bàn bằng (=) Tổng thu nhập tạo nên từ các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất như lao động, vốn, đất đai, máy móc, thiết bị. Theo phương pháp này, tổng sản phẩm trên địa bàn gồm 4 yếu tố: thu nhập của người lao động từ sản xuất (bằng tiền và hiện vật quy ra tiền), thuế sản xuất (đã trừ phần trợ cấp cho sản xuất), khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất và thặng dư sản xuất hoặc thu nhập hỗn hợp của tỉnh/thành phố.
Công thức tính:
Tổng sản phẩm trên địa bàn |
= |
Thu nhập của người lao động từ sản xuất |
+ |
Thuế sản xuất, (đã trừ phần trợ cấp sản xuất) |
+ |
Khấu hao TSCĐ dùng trong sản xuất |
+ |
Thặng dư hoặc thu nhập hỗn hợp |
Phương pháp sử dụng: Tổng sản phẩm trên địa bàn bằng tổng của 3 yếu tố: tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình và chính quyền địa phương; tích lũy tài sản (tài sản cố định, tài sản lưu động và tài sản quý hiếm) và chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của các đơn vị trường trú trong tỉnh/thành phố.
Công thức tính:
Tổng sản phẩm trên địa bàn |
= |
Tiêu dùng cuối cùng |
+ |
Tích lũy tài sản |
+ |
Chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ |
Về mặt lý thuyết thì có thể tính tổng sản phẩm trên địa bàn theo 3 phương pháp như trên. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay để tính cho một tỉnh/thành phố thì nguồn thông tin rất hạn chế và chưa đủ điều kiện để có thể vận dụng cả 3 phương pháp như đối với toàn bộ nền kinh tế nên việc tính tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh/thành phố chủ yếu theo phương pháp sản xuất.
- Theo giá so sánh
Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh được tính qua những bước trung gian. Vì chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn hoặc giá trị tăng thêm không thể phân tích được thành các yếu tố giá và lượng, nên không có chỉ số giá phù hợp để giảm phát trực tiếp nên được tính gián tiếp bằng hiệu giữa giá trị sản xuất theo giá so sánh và chi phí trung gian theo giá so sánh (Phương pháp tính tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh bằng phương pháp sản xuất).
2. Phân tổ chủ yếu
a) Kỳ 6 tháng: Ngành kinh tế.
b) Kỳ năm:
- Ngành kinh tế;
- Loại hình kinh tế.
3. Kỳ công bố: 6 tháng, năm.
4. Nguồn số liệu
- Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các Cục Thống kê tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
- Báo cáo quyết toán tài chính của các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình kinh tế, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp;
- Kết quả Tổng điều tra cơ sở kinh tế, các cuộc điều tra doanh nghiệp, điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể và điều tra chuyên đề khác...
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê; Cục Thống kê.
T0502. Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn
1. Khái niệm, phương pháp tính
Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn là tỷ trọng giá trị tăng thêm được tạo ra của các ngành/các nhóm ngành và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm, các loại hình kinh tế... so với tổng sản phẩm trên địa bàn. Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn được tính theo giá hiện hành.
Tỷ trọng tổng sản phẩm trên địa bàn của một ngành (nhóm ngành), một loại hình kinh tế được tính theo công thức sau:
Trong đó:
Ki: Cơ cấu của ngành, nhóm ngành, loại hình kinh tế thứ i;
li: Giá trị tăng thêm của ngành, nhóm ngành, loại hình kinh tế thứ i;
GRDP: Tổng giá trị tăng thêm của toàn bộ các ngành kinh tế trên địa bàn.
2. Phân tổ chủ yếu
a) Kỳ 6 tháng: Ngành kinh tế.
b) Kỳ năm phân tổ theo:
- Ngành kinh tế;
- Loại hình kinh tế.
3. Kỳ công bố: 6 tháng, năm.
4. Nguồn số liệu: Như nguồn số liệu của chỉ tiêu T0501.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê; Cục Thống kê.
T0503. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn
1. Khái niệm, phương pháp tính
a) Tính tốc độ tăng 6 tháng, năm
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn 6 tháng, năm (kỳ) là tỷ lệ phần trăm tăng lên của tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của kỳ này so với của cùng kỳ năm trước.
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn được tính theo giá so sánh theo công thức sau:
Tốc độ tăng trưởng GRDP (%) =
Trong đó:
GRDPn1: Là GRDP theo giá so sánh của 6 tháng hoặc năm báo cáo;
GRDPn0: Là GRDP theo giá so sánh của 6 tháng hoặc năm trước năm báo cáo.
b) Tính tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân theo thời kỳ (nhiều năm)
Công thức tính:
Trong đó:
dGRDP: Tốc độ tăng GRDP bình quân năm thời kỳ; từ sau năm gốc so sánh đến năm thứ n;
GRDPn: GRDP theo giá so sánh năm cuối (năm thứ n) của thời kỳ nghiên cứu;
GRDP0: GRDP theo giá so sánh năm gốc so sánh của thời kỳ nghiên cứu;
n: Số năm tính từ năm gốc so sánh cho đến năm báo cáo.
2. Phân tổ chủ yếu
a) Kỳ 6 tháng: Ngành kinh tế.
b) Kỳ năm:
- Ngành kinh tế;
- Loại hình kinh tế.
3. Kỳ công bố: 6 tháng, năm.
4. Nguồn số liệu: Từ báo cáo số liệu GRDP và giá trị tăng thêm (VA) các ngành, nhóm ngành, thuế sản phẩm, loại hình kinh tế... hàng quý và hàng năm theo giá so sánh của Tổng cục Thống kê.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê; Cục Thống kê.
T0505. Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người (tính bằng VND, USD)
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người được tính bằng cách chia tổng sản phẩm trên địa bàn trong năm cho dân số trung bình trong năm tương ứng. Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người có thể tính theo giá hiện hành, tính theo nội tệ hoặc ngoại tệ; cũng có thể tính theo giá so sánh để tính tốc độ tăng.
Công thức tính:
Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người (VND/người) |
= |
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) trong năm (tính bằng VND) |
Dân số trung bình trong cùng năm |
Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người tính bằng ngoại tệ được tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái (hiện hành) và tỷ giá sức mua tương đương.
Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người (theo USD hoặc sức mua tương đương) |
= |
GRDP bình quân đầu người tính bằng VND |
Tỷ giá hối đoái VND/USD hoặc tỷ giá sức mua tương đương bình quân năm |
2. Phân tổ chủ yếu.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Nguồn số liệu để tính Tổng sản phẩm trên địa bàn đã nêu ở mục tương ứng của chỉ tiêu T0501; dân số trung bình hàng năm do Tổng cục Thống kê và các Cục Thống kê tỉnh/thành phố tính toán và công bố;
- Tỷ giá hối đoái VND/USD bình quân năm, tỷ giá sức mua tương đương do Tổng cục Thống kê công bố căn cứ vào báo cáo của Ngân hàng Nhà nước và công bố của Tổ chức Thống kê Liên Hợp quốc.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê; Cục Thống kê.
06. Tài chính công
T0601. Thu và cơ cấu thu ngân sách nhà nước trên địa bàn
1. Khái niệm, phương pháp tính
a) Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn:
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn (tỉnh/thành phố) là toàn bộ các khoản thu mà chính quyền địa phương (tỉnh/thành phố) huy động vào quỹ ngân sách trong một thời kỳ để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Nó chỉ bao gồm những khoản thu, mà chính quyền địa phương huy động vào ngân sách, không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả cho đối tượng nộp.
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn (tỉnh/thành phố) bao gồm:
(1) Thu thuế do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp luật;
(2) Các khoản phí, lệ phí, thu từ các hoạt động sự nghiệp nộp vào ngân sách theo quy định của pháp luật;
(3) Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước theo quy định của pháp luật;
(4) Các khoản thu từ đất: Tiền sử dụng đất; tiền cho thuê đất; tiền cho thuê và bán nhà thuộc sở hữu nhà nước; thu hoa lợi công sản và đất công ích;
(5) Viện trợ không hoàn lại của chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài cho địa phương;
(6) Thu từ quỹ dự trữ tài chính;
(7) Thu kết dư ngân sách;
(8) Thu chuyển nguồn;
(9) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật;
(10) Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
(11) Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước;
(12) Thu từ huy động vốn đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước.
b) Cơ cấu thu ngân sách nhà nước trên địa bàn:
Cơ cấu thu ngân sách nhà nước trên địa bàn (%) |
= |
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn theo từng loại phân tổ chủ yếu |
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn |
2. Phân tổ chủ yếu
- Sắc thuế;
- Ngành kinh tế;
- Loại hình kinh tế.
- Huyện/quận/thị xã/thành phố.
3. Kỳ công bố: 6 tháng, năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Sở Tài chính;
- Phối hợp: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh; Cơ quan thuế.
T0604. Chi và cơ cấu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn
1. Khái niệm, phương pháp tính
a) Chi ngân sách nhà nước trên địa bàn:
Chi ngân sách nhà nước trên địa bàn (tỉnh/thành phố) là toàn bộ các khoản chi của chính quyền địa phương được thực hiện trong một thời kỳ để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình và các khoản chi của các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh/thành phố.
Chi ngân sách nhà nước trên địa bàn (tỉnh/thành phố) gồm:
1. Chi đầu tư phát triển bao gồm các khoản chi:
a) Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn do địa phương quản lý;
b) Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước theo quy định của pháp luật;
c) Phần chi đầu tư phát triển trong các chương trình mục tiêu quốc gia do các cơ quan địa phương thực hiện;
d) Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
2. Chi thường xuyên bao gồm các khoản chi:
a) Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, xã hội, văn hóa thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các sự nghiệp khác do các cơ quan địa phương quản lý;
b) Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do địa phương quản lý;
c) Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội do ngân sách địa phương bảo đảm theo quy định của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện;
d) Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam ở địa phương;
đ) Hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương;
e) Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở địa phương theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ;
g) Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do địa phương quản lý;
h) Phần chi thường xuyên trong các chương trình mục tiêu quốc gia do các cơ quan địa phương thực hiện;
i) Trợ giá theo chính sách của Nhà nước;
k) Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.
3. Chi trả gốc, lãi tiền huy động cho đầu tư theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước;
4. Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh;
5. Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới;
6. Chi chuyển nguồn từ ngân sách địa phương năm trước sang ngân sách địa phương năm sau.
b) Cơ cấu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn:
Cơ cấu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn (%) |
= |
Chi ngân sách nhà nước trên địa bàn theo từng loại phân tổ chủ yếu |
Tổng chi ngân sách nhà nước trên địa bàn |
2. Phân tổ chủ yếu
- Mục lục ngân sách;
- Ngành kinh tế;
- Huyện/quận/thị xã/thành phố.
3. Kỳ công bố: 6 tháng, năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Sở Tài chính;
- Phối hợp: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh; Chi cục thuế.
07. Bảo hiểm
T0712. Số người đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
1. Khái niệm, phương pháp tính, phân tổ chủ yếu
a) Số người đóng bảo hiểm xã hội
Số người đóng bảo hiểm xã hội gồm số người tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và số người tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Số người tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thuộc các đối tượng sau:
- Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, gồm:
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
+ Cán bộ, công chức, viên chức;
+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
- Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
- Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Phân tổ chủ yếu: Loại bảo hiểm; huyện/quận/thị xã/thành phố.
b) Số người đóng bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận và do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Số người đóng bảo hiểm y tế là số người tham gia đóng bảo hiểm y tế được phân thành 5 nhóm:
- Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, gồm:
+ Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);
+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
- Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, gồm:
+ Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;
+ Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp hàng tháng;
+ Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng;
+ Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, gồm:
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội đang tại ngũ; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;
+ Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước;
+ Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước;
+ Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;
+ Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;
+ Trẻ em dưới 06 tuổi;
+ Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng;
+ Người thuộc hộ dân cư nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;
+ Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ; người có công nuôi dưỡng liệt sĩ;
+ Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại điểm i khoản 3 Điều 12 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế;
+ Thân nhân của các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế;
+ Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;
+ Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.
- Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, gồm:
+ Người thuộc hộ dân cư cận nghèo;
+ Học sinh, sinh viên.
- Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ dân cư gồm những người thuộc hộ dân cư, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 12 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế.
Phân tổ chủ yếu: Nhóm tham gia bảo hiểm y tế; huyện/quận/thị xã/thành phố.
c) Số người đóng bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức để bù đắp thu nhập cho người lao động bị mất việc làm và thực hiện các biện pháp đưa người thất nghiệp trở lại làm việc.
Số người đóng bảo hiểm thất nghiệp là số người tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp, cụ thể như sau:
- Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
+ Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
- Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật việc làm đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
- Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ dân cư, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động.
Phân tổ chủ yếu: Huyện/quận/thị xã/thành phố.
2. Kỳ công bố: Năm.
3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.
T0713. Số người được hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
1. Khái niệm, phương pháp tính, phân tổ chủ yếu
a) Số người được hưởng bảo hiểm xã hội
Số người được hưởng bảo hiểm xã hội là số người đã tham gia bảo hiểm xã hội được nhận tiền bảo hiểm xã hội (tính theo số người, bất kể một người nhận được nhiều loại bảo hiểm xã hội khác nhau).
Số người được hưởng bảo hiểm xã hội được chi trả theo các chế độ: Ốm đau, thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất.
Phân tổ chủ yếu: Chế độ trợ cấp; thời gian hưởng: Hưởng 1 lần/hàng tháng; huyện/quận/thị xã/thành phố.
b) Số người được hưởng bảo hiểm y tế
Số người được hưởng bảo hiểm y tế là số người đã tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh được hưởng các dịch vụ khám chữa bệnh (tính theo số lượt người khám chữa bệnh bảo hiểm y tế).
Phân tổ chủ yếu: Nhóm đối tượng tham gia; hình thức điều trị: nội trú/ngoại trú; huyện/quận/thị xã/thành phố.
c) Số người được hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Số người được hưởng bảo hiểm thất nghiệp là số người đã tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp khi mất việc làm (thất nghiệp) được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp (tính theo số người hưởng bảo hiểm thất nghiệp).
Phân tổ chủ yếu: Chế độ trợ cấp: Trợ cấp thất nghiệp/hỗ trợ học nghề/hỗ trợ đào tạo nâng cao kỹ năng nghề; huyện/quận/thị xã/thành phố.
2. Kỳ công bố: Năm.
3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.
T0714. Thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
I. Thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số tiền thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là số tiền thu từ:
- Ngân sách Nhà nước;
- Người sử dụng lao động;
- Người tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;
- Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;
- Các nguồn thu khác.
2. Phân tổ chủ yếu
- Nguồn;
- Loại thu.
3. Kỳ công bố: Quý, năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.
II. Chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số tiền chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là số tiền thực chi cho các đối tượng được hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật. Gồm chi từ các nguồn:
- Chi từ nguồn ngân sách Nhà nước;
- Chi từ quỹ bảo hiểm xã hội;
- Chi từ quỹ bảo hiểm y tế;
- Chi từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
2. Phân tổ chủ yếu
- Nguồn;
- Loại chi.
3. Kỳ công bố: Quý, năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.
08. Nông, lâm nghiệp và thủy sản
T0801. Diện tích gieo trồng cây hàng năm
1. Khái niệm, phương pháp tính
Là diện tích gieo trồng các loại cây nông nghiệp có thời gian sinh trưởng không quá 1 năm kể từ lúc gieo trồng đến khi thu hoạch sản phẩm, gồm:
- Diện tích lúa;
- Diện tích ngô và cây lương thực có hạt khác (lúa mì, lúa mạch, cao lương);
- Diện tích cây lấy củ có chất bột: Khoai lang, sắn, khoai sọ...;
- Diện tích mía;
- Diện tích cây thuốc lá, thuốc lào;
- Diện tích cây lấy sợi: Đay, cói, bông;
- Diện tích cây có hạt chứa dầu: Lạc, đỗ tương, vừng;
- Diện tích cây rau, đậu các loại và diện tích hoa, cây cảnh: Rau muống, su hào...;
- Diện tích cây gia vị, dược liệu hàng năm: Ớt cay, ngải cứu...;
- Diện tích cây hàng năm khác: Cỏ, cây thức ăn gia súc....
Diện tích gieo trồng cây hàng năm được tính theo từng vụ sản xuất. Do cây hàng năm có nhiều phương thức gieo trồng khác nhau, phương pháp tính diện tích gieo trồng được quy định như sau:
- Diện tích trồng trần: Trên một diện tích trong một vụ chỉ trồng một loại cây hàng năm nhất định với mật độ cây trồng bình thường. Cây trồng trần, trồng bao nhiêu đất tính bấy nhiêu diện tích gieo trồng;
- Diện tích trồng xen: Trên cùng diện tích trồng hơn một loại cây xen nhau, song song cùng tồn tại, cây trồng chính có mật độ bình thường, cây trồng xen được trồng nhằm tiết kiệm diện tích nên mật độ thưa hơn cây trồng trần. Như vậy cây trồng chính được tính diện tích như cây trồng trần, cây trồng xen căn cứ theo mật độ cây thực tế hay số lượng hạt giống để quy đổi ra diện tích cây trồng trần;
- Diện tích trồng gối vụ: Diện tích khi cây trồng trước chuẩn bị thu hoạch thì trồng gối cây sau nhằm tranh thủ thời vụ. Cả cây trồng trước và cây trồng gối vụ được tính như trồng trần.
- Diện tích trồng lưu gốc: Diện tích cây trồng một lần nhưng cho thu hoạch ở nhiều vụ liên tiếp. Mỗi vụ tính một lần diện tích.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại cây chủ yếu;
- Huyện/quận/thị xã/thành phố.
3. Kỳ công bố: Vụ, năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra diện tích gieo trồng các loại cây nông nghiệp.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Thống kê.
T0802. Diện tích cây lâu năm
1. Khái niệm, phương pháp tính
Là diện tích trồng các loại cây nông nghiệp có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch sản phẩm lần đầu từ 1 năm trở lên và cho thu hoạch sản phẩm trong nhiều năm.
a) Diện tích cây lâu năm chỉ tính diện tích hiện còn sống đến thời điểm quan sát, thuộc tất cả các loại hình kinh tế trên địa bàn, gồm diện tích trồng tập trung và số cây trồng phân tán quy về diện tích trồng tập trung trên toàn bộ diện tích đất như: Đất khoán, đấu thầu, đất vườn, đất mới khai hoang....
Diện tích cây lâu năm gồm:
- Diện tích cây ăn quả: Cam, bưởi, chuối, dứa, xoài, nhãn, vải, chôm chôm, bơ, mít, sầu riêng, măng cụt, thanh long, táo;
- Diện tích cây lấy quả chứa đầu: dừa, cọ;
- Diện tích cây điều;
- Diện tích cây hồ tiêu;
- Diện tích cây cao su;
- Diện tích cây cà phê;
- Diện tích cây chè;
- Diện tích cây gia vị, cây dược liệu lâu năm: gừng, sa nhân, atichode;
- Diện tích cây lâu năm khác: dâu tằm, trầu không, cau...
b) Diện tích cây lâu năm hiện có (tính đến thời điểm điều tra, báo cáo)
Công thức tính:
Diện tích cây lâu năm hiện có |
= |
Diện tích cây lâu năm trồng tập trung |
+ |
Diện tích cây lâu năm trồng phân tán cho sản phẩm (quy đổi) |
- Diện tích cây lâu năm trồng tập trung gồm những diện tích trồng cây lâu năm từ 100 m2 trở lên.
Diện tích cây lâu năm trồng tập trung là những diện tích trồng liền khoảnh từ 100 m2 trở lên, mật độ cây trồng cơ bản bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của địa phương.
Công thức tính:
Diện tích cây lâu năm trồng tập trung |
= |
Diện tích cây lâu năm trồng mới |
+ |
Diện tích đang trong quá trình kiến thiết cơ bản |
+ |
Diện tích cây lâu năm cho sản phẩm |
Trong đó:
+ Diện tích cây lâu năm trồng mới là diện tích cây lâu năm được trồng từ 1/1 đến 31/12 năm báo cáo và được nghiệm thu đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quy định. Những diện tích không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quy định trong năm phải trồng đi trồng lại nhiều lần mới đạt tiêu chuẩn nghiệm thu cũng chỉ tính một lần diện tích trồng mới đến thời điểm quan sát cuối năm; hoặc những diện tích trồng trong năm nhưng đến thời điểm quan sát mà số cây trên diện tích đó đã chết thì không tính là diện tích trồng mới;
+ Diện tích cây lâu năm đang trong quá trình kiến thiết cơ bản là diện tích cây lâu năm đang trong quá trình chăm sóc, chưa cho sản phẩm, gồm cả những diện tích cây lâu năm cho thu bói;
+ Diện tích cây lâu năm cho sản phẩm là diện tích cây lâu năm thực tế đã hoàn thành thời kỳ xây dựng cơ bản và đã cho thu hoạch sản phẩm ổn định. Ví dụ: Cây cao su trung bình cho sản phẩm sau 7 năm trồng; cây cà phê cho thu quả ổn định sau 3 năm trồng, ươm.
- Diện tích cây lâu năm trồng phân tán cho sản phẩm: Căn cứ vào số lượng cây trồng phân tán cho sản phẩm và mật độ cây trồng tập trung theo tập quán địa phương để quy đổi ra diện tích trồng tập trung.
Công thức tính:
Diện tích cây lâu năm trồng phân tán cho sản phẩm quy đổi về diện tích trồng tập trung (ha) |
= |
Tổng số cây trồng phân tán cho sản phẩm |
Mật độ cây trồng tập trung bình quân 1 ha |
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại cây chủ yếu;
- Trồng mới/cho sản phẩm;
- Huyện/quận/thị xã/thành phố.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra diện tích gieo trồng các loại cây nông nghiệp.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Thống kê.
T0803. Năng suất một số loại cây trồng chủ yếu
1. Khái niệm, phương pháp tính
Năng suất cây trồng là số lượng sản phẩm chính thu được tính trên một đơn vị diện tích gieo trồng hoặc diện tích thu hoạch của từng loại cây trồng trong một vụ sản xuất hoặc cả năm của một đơn vị sản xuất nông nghiệp, một địa phương hay cả nước.
Công thức tính năng suất cây trồng có sự khác biệt giữa cây hàng năm và cây lâu năm.
a) Đối với cây hàng năm có hai loại năng suất: năng suất gieo trồng và năng suất thu hoạch.
- Năng suất gieo trồng là năng suất tính cho toàn bộ diện tích gieo trồng gồm cả diện tích mất trắng.
Công thức tính:
Năng suất gieo trồng (vụ, năm) |
= |
Sản lượng thu hoạch (vụ, năm) |
Tổng diện tích gieo trồng (vụ, năm) |
- Năng suất thu hoạch là năng suất chỉ tính trên diện tích thu hoạch không gồm diện tích mất trắng.
Công thức tính:
Năng suất thu hoạch (vụ, năm) |
= |
Sản lượng thu hoạch (vụ, năm) |
Diện tích thu hoạch (vụ, năm) |
b) Đối với cây lâu năm: Chỉ tính năng suất đối với những diện tích cho sản phẩm bất kể trong vụ, năm đó có cho sản phẩm hay không (còn gọi là diện tích đã đưa vào sản xuất kinh doanh) không gồm diện tích trồng mới, diện tích đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản chưa đưa vào sản xuất kinh doanh.
Công thức tính:
Năng suất thu hoạch (vụ, năm) |
= |
Sản lượng thu hoạch (năm) |
Diện tích cho sản phẩm (năm) |
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại cây;
- Huyện/quận/thị xã/thành phố.
3. Kỳ công bố: Vụ, năm.
4. Nguồn số liệu:
- Điều tra năng suất, sản lượng cây hàng năm;
- Điều tra năng suất, sản lượng cây lâu năm.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Thống kê.
T0804. Sản lượng một số loại cây trồng chủ yếu
1. Khái niệm, phương pháp tính
Sản lượng cây trồng là khối lượng sản phẩm chính của từng loại cây hoặc một nhóm cây nông nghiệp thu được trong một vụ sản xuất hoặc trong năm của một đơn vị sản xuất nông nghiệp, một địa phương hay cả nước, gồm:
- Sản lượng thu hoạch các loại cây hàng năm (thóc, ngô, khoai lang, sắn, rau, đậu, đỗ tương, mía, thuốc lá, lạc, cói,..), được tính theo vụ sản xuất.
- Sản lượng thu hoạch các loại cây lâu năm (chè búp, cà phê, cao su, hồ tiêu, cam, xoài, nhãn, vải, chôm chôm, dứa, ...). Sản lượng cây lâu năm gồm cả sản lượng của diện tích đã cho sản phẩm ổn định và sản lượng cây lâu năm cho thu bói. Sản lượng cây lâu năm được tính 1 năm 1 lần.
Sản lượng cây trồng được tính theo hình thái sản phẩm quy định cho từng loại sản phẩm. Đối với các sản phẩm như: Thóc, ngô, đỗ xanh, đỗ tương,... thì tính theo hình thái hạt khô; các loại như: khoai lang, khoai tây, sắn tính theo củ tươi; chè tính theo búp tươi, cà phê tính theo nhân khô, cao su tính theo mủ khô, cam tính theo quả tươi, v.v...
Công thức tính:
Sản lượng cây trồng = Diện tích thu hoạch x Năng suất thu hoạch
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại cây;
- Loại hình kinh tế;
- Huyện/quận/thị xã/thành phố.
3. Kỳ công bố: Vụ, năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra năng suất, sản lượng cây hàng năm;
- Điều tra năng suất, sản lượng cây lâu năm.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Thống kê.
T0806. Số lượng gia súc, gia cầm và vật nuôi khác
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số lượng gia súc, gia cầm và vật nuôi khác là số đầu con gia súc, gia cầm hoặc vật nuôi khác của ngành chăn nuôi có tại thời điểm quan sát, trong đó.
a) Số lượng gia súc gồm:
- Số lượng trâu, gồm số đầu con trâu thịt, trâu cày kéo có tại thời điểm quan sát (kể cả nghé mới sinh sau 24 giờ).
- Số lượng bò, gồm số đầu con bò thịt, bò cày kéo, bò sữa có tại thời điểm điều tra (kể cả bê mới sinh sau 24 giờ).
+ Số lượng bò sữa là số bò có nguồn gốc từ các giống bò sữa được nuôi với mục đích để chuyên lấy sữa.
+ Số lượng bò cái sữa là số bò cái sữa đã đẻ từ 1 lứa trở lên.
- Số lượng lợn/heo gồm số lợn/heo nái, lợn/heo thịt, lợn/heo đực giống (không kể lợn/heo sữa).
+ Số lượng lợn nái là những con được tách ra, chọn lọc để nuôi với mục đích sinh sản và những con nái đã đẻ từ 1 lứa trở lên.
+ Số lượng lợn nái đẻ gồm số nái đã đẻ từ một lứa trở lên.
+ Số lượng lợn đực giống gồm lợn đực được nuôi nhằm mục đích phối giống.
- Số lượng gia súc khác gồm: Ngựa, dê, cừu, hươu, nai, thỏ, chó....
b) Số lượng gia cầm gồm:
- Số lượng gà gồm số lượng gà nội, bản địa, gà lai giữa giống nội, bản địa với giống nhập khẩu, gà công nghiệp nuôi với mục đích lấy thịt, đẻ trứng (Chỉ tính những con gà từ 1 tháng trở lên, riêng gà công nghiệp chỉ tính những con từ 7 ngày tuổi trở lên).
+ Gà công nghiệp: gồm một số giống gà thường có nguồn gốc từ các giống ngoại được nuôi với mục đích để chuyên lấy thịt (gà chuyên thịt) hoặc để chuyên lấy trứng (gà chuyên trứng). Gà công nghiệp thường có năng suất (thịt/trứng) cao, nuôi với số lượng lớn theo một quy trình khép kín và sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp.
+ Gà mái đẻ: Gồm gà nội/bản địa và gà công nghiệp nuôi với mục đích lấy trứng.
- Số lượng vịt, ngan, ngỗng thịt và đẻ trứng (chỉ tính những con từ 1 tháng tuổi trở lên).
- Số lượng gia cầm khác gồm: Chim cút, bồ câu, đà điểu...
c) Vật nuôi khác:
Số lượng vật nuôi khác gồm: Ong, trăn, rắn, nhím, tằm...
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại vật nuôi;
- Loại hình chăn nuôi (doanh nghiệp/trang trại/hộ gia đình);
- Loại hình kinh tế;
- Huyện/quận/thị xã/thành phố.
3. Kỳ công bố: 6 tháng, năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra chăn nuôi.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Thống kê.
T0807. Sản lượng một số sản phẩm chăn nuôi chủ yếu
1. Khái niệm, phương pháp tính
Sản lượng một số sản phẩm chăn nuôi chủ yếu là sản lượng sản phẩm chính của gia súc, gia cầm và vật nuôi chủ yếu khác do lao động chăn nuôi kết hợp với quá trình sinh trưởng tự nhiên của vật nuôi tạo ra trong một thời kỳ nhất định (quý, 6 tháng, năm), gồm:
- Sản lượng thịt hơi xuất chuồng: Trọng lượng thịt hơi của đàn gia súc, gia cầm và vật nuôi khác đã xuất bán hoặc tự giết thịt trong kỳ; không tính gia súc, gia cầm và vật nuôi khác xuất chuồng bán cho nhu cầu nuôi sinh sản, đẻ trứng, cày kéo; những con còi cọc, những con bị bệnh nhưng vẫn giết mổ lấy thịt;
- Sản lượng sản phẩm chăn nuôi không qua giết mổ: Các loại sản phẩm thu được trong quá trình chăn nuôi gia súc, gia cầm và vật nuôi khác nhưng không qua giết mổ như sữa tươi, trứng gia cầm, kén tằm, mật ong, lông cừu, nhung hươu,...
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại sản phẩm;
- Loại hình kinh tế;
- Huyện/quận/thị xã/thành phố.
3. Kỳ công bố: 6 tháng, năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra chăn nuôi.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Thống kê.
T0808. Diện tích rừng trồng mới tập trung
1. Khái niệm, phương pháp tính
Diện tích rừng trồng mới tập trung là diện tích trồng mới các loại cây lâm nghiệp bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và có quy mô diện tích từ 0,5 ha trở lên, nếu là dải cây phải có chiều rộng tối thiểu 20 mét và có từ 3 hàng cây trở lên, thực hiện trong một thời kỳ nhất định (quý, 6 tháng, 9 tháng, năm).
Gồm diện tích rừng trồng mới tập trung của các loại hình kinh tế thực hiện trong kỳ. Không tính diện tích các loại cây nông nghiệp như cao su, cà phê, chè... trồng trên đất lâm nghiệp bằng nguồn vốn của các chương trình, dự án lâm nghiệp. Diện tích rừng trồng mới tập trung trong kỳ không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật phải phá đi trồng lại lần thứ hai, thứ ba chỉ được tính một lần diện tích trồng mới.
Căn cứ vào mục đích sử dụng, diện tích rừng trồng mới tập trung được chia thành các loại: Diện tích rừng sản xuất trồng mới; diện tích rừng phòng hộ trồng mới; diện tích rừng đặc dụng trồng mới.
2. Phân tổ chủ yếu
a) Kỳ 6 tháng: Phân tổ theo loại rừng
b) Kỳ năm phân tổ theo:
- Loại rừng (phân theo mục đích sử dụng);
- Loại hình kinh tế;
- Huyện/quận/thị xã/thành phố.
3. Kỳ công bố: 6 tháng, năm.
4. Nguồn số liệu:
- Điều tra lâm nghiệp;
- Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Cục Thống kê;
- Phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
T0809. Sản lượng gỗ và lâm sản ngoài gỗ
1. Khái niệm, phương pháp tính
Sản lượng gỗ và lâm sản ngoài gỗ là khối lượng gỗ, củi, tre, nứa, vầu, luồng,... và các sản phẩm tự nhiên trong rừng như cánh kiến, nhựa cây, quả có dầu, quả có hạt,... được khai thác và thu nhặt từ rừng tự nhiên và rừng trồng trong một thời kỳ nhất định.
- Sản lượng gỗ gồm gỗ tròn, gỗ ở dạng thô, gỗ cưa khúc, gỗ thanh, gỗ cọc đẽo vỏ, gỗ tà vẹt đường ray.
- Sản lượng lâm sản ngoài gỗ gồm củi, tre, luồng, nứa hàng, nứa nguyên liệu giấy,...
- Sản lượng các sản phẩm khác thu nhặt từ rừng gồm cánh kiến, nhựa cây thường, nhựa cây thơm, quả có dầu và các sản phẩm khác.
2. Phân tổ chủ yếu
a) Sản lượng gỗ phân tổ theo:
Loại hình kinh tế.
b) Sản lượng lâm sản chủ yếu ngoài gỗ phân tổ theo:
Loại lâm sản.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra lâm nghiệp;
- Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Cục Thống kê;
- Phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
T0810. Diện tích nuôi trồng thủy sản
1. Khái niệm, phương pháp tính
Diện tích nuôi trồng thủy sản là diện tích mặt nước tự nhiên hoặc nhân tạo được sử dụng để nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ, gồm diện tích ao, hồ, đầm, ruộng lúa, ruộng muối, sông cụt, vũng, vịnh, đầm, phá, ao đào trên cát, bãi triều ven biển... gồm cả hồ, đập thủy lợi được khoanh nuôi, bảo vệ nguồn lợi thủy sản để thu hoạch, diện tích được quây lại ở sông, hồ lớn, ven biển để nuôi trồng thủy sản, diện tích bờ bao, kênh dẫn nước vào, ra; các ao lắng, lọc...
Diện tích nuôi trồng thủy sản không gồm diện tích của các công trình phụ trợ phục vụ nuôi trồng thủy sản như: Khu vực làm biến thế điện, nhà làm việc, lán trại, nhà kho/nhà xưởng chứa/chế biến thức ăn... và phần diện tích mặt nước chưa thả nuôi.
Công thức tính:
Diện tích nuôi trồng thủy sản trong kỳ |
= Số vụ nuôi x |
Diện tích nuôi trồng thủy sản |
Trong đó:
+ Số vụ nuôi là số lần thu hoạch dứt điểm trong kỳ. Nếu trong kỳ, thu hoạch rải rác theo hình thức tỉa thưa, thả bù, không có vụ nuôi rõ ràng thì chỉ tính 1 vụ nuôi. Trường hợp này thường gặp ở nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến;
+ Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản được tính cho loại nuôi chính. Loại nuôi chính được xác định theo mục đích ban đầu của người nuôi và thường là loại có giá trị hoặc sản lượng lớn nhất.
Những nơi diện tích mặt nước không ổn định (tăng, giảm theo thời vụ hoặc thủy triều...) chỉ tính ở mức trung bình và tương đối ổn định phần diện tích có nuôi trồng thủy sản trong kỳ báo cáo.
Đối với ruộng trũng nuôi tôm, cá... chỉ tính phần diện tích mặt nước có độ sâu từ 30 cm trở lên và có nuôi trồng thủy sản từ 03 tháng trở lên.
- Nếu trên cùng một diện tích có nuôi nhiều vụ mà loại thủy sản nuôi ở các vụ không giống nhau thì diện tích nuôi trồng trong kỳ được tính cho từng loại thủy sản.
Tùy theo mục đích nghiên cứu và tiêu thức phân loại, diện tích nuôi trồng thủy sản được chia theo:
a) Loại nước:
- Diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt là phần diện tích nuôi trồng thủy sản thuộc khu vực trong đất liền hoặc hải đảo, chưa có sự xâm thực của nước biển như: sông, suối, hồ đập thủy lợi, đất trũng ngập nước (ruộng trũng, sình lầy,...); có độ mặn của nước dưới 0,5‰.
- Diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ là phần diện tích nuôi trồng thủy sản ở khu vực tiếp giáp giữa đất liền và biển (cửa sông, cửa lạch,... nơi giao thoa giữa nước mặn và nước ngọt từ đất liền chảy ra); độ mặn của nước dao động từ 0,5 đến 20‰.
- Diện tích nuôi trồng thủy sản nước mặn là phần diện tích nuôi trồng thủy sản ở khu vực biển (có độ mặn của nước trên 20‰). Khu vực biển được tính từ mép nước triều kiệt trở ra.
b) Phương thức nuôi:
- Nuôi thâm canh là nuôi ở trình độ kỹ thuật cao, tuân thủ theo quy tắc kỹ thuật chặt chẽ tác động mạnh vào quá trình phát triển và sinh trưởng của đối tượng nuôi: Từ chọn giống theo tiêu chuẩn kỹ thuật (thuần, đủ kích cỡ và sức sống) môi trường được chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi thả giống, mật độ nuôi bảo đảm theo quy định, đối tượng được chăm sóc thường xuyên hàng ngày, hàng giờ để phòng trừ bệnh, bảo đảm điều kiện môi trường phù hợp với phát triển của thủy sản nuôi; thức ăn hoàn toàn là thức ăn công nghiệp; cơ sở hạ tầng được đầu tư toàn diện như hệ thống ao, đầm, thủy lợi, giao thông, cấp thoát nước, sục khí. Nuôi thâm canh cho năng suất thu hoạch cao hơn nhiều so với nuôi truyền thống.
Hệ thống nuôi tuần hoàn nước (hệ thống nuôi kín) cũng là một hình thức nuôi thâm canh cao.
- Nuôi bán thâm canh là nuôi thủy sản ở trình độ kỹ thuật thấp hơn so với nuôi thâm canh nhưng cao hơn so với phương thức nuôi quảng canh cải tiến: Con giống thả nuôi là giống sản xuất hoặc giống tự nhiên, mật độ thả nuôi cao; hệ thống ao, hồ, đầm nuôi được đầu tư khá lớn, có các máy móc đi kèm như máy sục khí, quạt đảo nước...; cho ăn hàng ngày với thức ăn chủ yếu là thức ăn công nghiệp.
- Nuôi quảng canh cải tiến là nuôi thủy sản ở trình độ kỹ thuật thấp hơn nuôi bán thâm canh nhưng cao hơn so với nuôi quảng canh: mật độ thả giống thấp; cho ăn thức ăn công nghiệp hoặc kết hợp với thức ăn tự nhiên với mức độ thường xuyên nhưng cường độ thấp.
- Nuôi quảng canh là nuôi ở trình độ kỹ thuật đơn giản, ít tác động đến quá trình phát triển, sinh trưởng của đối tượng nuôi, con giống thả với mật độ thấp, thức ăn chủ yếu từ tự nhiên thông qua việc lấy nước vào (qua cửa cống) và nhốt giữ vật nuôi trong một thời gian nhất định (tùy thuộc vào đối tượng, mùa vụ), cũng có thể cho ăn thường xuyên nhưng chưa theo quy trình chặt chẽ. Hình thức này còn gọi là nuôi truyền thống, có ưu điểm là phù hợp với quy luật tự nhiên, ít gây tổn hại tới môi trường nhưng năng suất nuôi thủy sản rất thấp.
c) Theo hình thức nuôi thủy sản: nuôi ao/hầm; nuôi bể/bồn; nuôi lồng, bè; nuôi đăng quầng; nuôi bạt đáy/ao xây; nuôi vèo; nuôi ruộng trũng; nuôi trong hồ, đập thủy lợi; nuôi trên đầm, vịnh phá ven biển...
d) Theo cách thức nuôi
- Nuôi chuyên canh: nuôi một loại thủy sản.
- Nuôi kết hợp: Nuôi một loại thủy sản kết hợp với một hay nhiều loại thủy sản khác hoặc nuôi thủy sản kết hợp với sản xuất của các ngành khác như cá - lúa, tôm-lúa, nuôi cá/tôm/thủy sản khác trong rừng ngập mặn..., trong đó:
+ Nuôi thủy sản - lúa là cách thức nuôi thủy sản kết hợp với trồng lúa theo kiểu 1 vụ cá/tôm/thủy sản khác - 1 vụ lúa (không tính diện tích nuôi thủy sản xen với trồng lúa).
+ Nuôi thủy sản xen rừng ngập mặn là diện tích nuôi thủy sản kết hợp với trồng rừng hoặc trong các rừng ngập mặn để bảo đảm môi trường sinh thái.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại thủy sản chủ yếu;
- Phương thức nuôi;
- Loại nước;
- Huyện/quận/thị xã/thành phố.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra thủy sản;
- Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp;
- Điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Thống kê.
T0811. Sản lượng thủy sản
1. Khái niệm, phương pháp tính
Sản lượng thủy sản là khối lượng sản phẩm hữu ích chưa qua chế biến hoặc đã qua sơ chế thu được từ hoạt động nuôi trồng, khai thác thủy sản trong một thời kỳ nhất định (thường là tháng, quý, 6 tháng và năm), gồm:
- Các loại động vật thủy sinh sống dưới nước trong đất liền, ven biển, ngoài khơi:
+ Các loài cá có vẩy: Chép, mè, trôi, trắm, hồng, song... hoặc không có vẩy: Cá kèo, cá trình, thờn bơn...;
+ Các loài động vật thuộc họ giáp xác: Tôm, cua, ghẹ, cáy...;
+ Các loài nhuyễn thể: Nhuyễn thể chân đầu (mực, bạch tuộc,...); nhuyễn thể 1 mảnh vỏ (ốc); nhuyễn thể 2 mảnh vỏ (nghêu, sò, hến, tu hài, vẹm,...);
+ Các loài động vật sống dưới nước khác (rùa, giun biển,...).
- Các loài thực vật thủy sinh: Rong biển, tảo biển...;
- Các sản phẩm thu nhặt từ biển làm nguyên liệu sản xuất hoặc tiêu dùng như ngọc trai, yến sào, vỏ ốc...
Không tính vào sản lượng thủy sản: Các loài thú biển khai thác (trừ cá voi) như hải cẩu, hà mã....
Sản lượng thủy sản có thể phân thành nhiều loại khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu và tiêu thức phân loại.
a) Theo ngành hoạt động, gồm:
- Sản lượng thủy sản khai thác là khối lượng sản phẩm thủy sản thu được từ hoạt động đánh bắt, thu nhặt nguồn lợi thủy sản sẵn có trong thiên nhiên ở trong nội địa hay vùng biển, thuộc các loại mặt nước (nước mặn, lợ, ngọt) trong một thời kỳ nhất định. Sản lượng thủy sản khai thác gồm sản lượng thủy sản khai thác biển và sản lượng thủy sản khai thác nội địa.
- Sản lượng thủy sản nuôi trồng: Là khối lượng sản phẩm thủy sản thu được từ các hoạt động nuôi, trồng các loại thủy sản trong các vùng mặt nước mặn, lợ, ngọt.
b) Theo loại nước, gồm:
- Sản lượng thủy sản nuôi nước ngọt;
- Sản lượng thủy sản nuôi nước lợ;
- Sản lượng thủy sản nuôi nước mặn.
Thủy sản sinh trưởng cuối cùng ở đâu thì tính cho loại mặt nước đó, mặc dù trước đó đã sống ở môi trường nước khác.
c) Theo loài thủy sản, gồm:
- Sản lượng cá;
- Sản lượng tôm;
- Sản lượng thủy sản khác.
2. Phân tổ chủ yếu
a) Kỳ quý phân tổ theo:
Nhóm công suất tàu, thuyền.
b) Kỳ 6 tháng, năm phân tổ theo:
- Loài thủy sản;
- Ngành kinh tế;
- Loại nước;
3. Kỳ công bố
a) Sản lượng thủy sản: 6 tháng, năm;
b) Sản lượng thủy sản khai thác biển: quý, năm,
4. Nguồn số liệu:
- Điều tra thủy sản;
- Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp;
- Điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Thống kê.
T0812. Số lượng và công suất tầu thuyền có động cơ khai thác hải sản
1. Khái niệm, phương pháp tính
a) Số lượng tầu/thuyền
Số lượng tầu/thuyền có động cơ khai thác hải sản là những tầu/thuyền chuyên dùng khai thác hải sản có gắn máy động lực để di chuyển gồm những tầu/thuyền đã đăng kiểm và chưa đăng kiểm nhưng thực tế trong năm có hoạt động khai thác; và những tầu/thuyền cơ giới mới đóng nhưng có mục đích sử dụng vào việc khai thác hải sản lâu dài.
b) Công suất tầu/thuyền
Công suất tầu/thuyền khai thác hải sản là tổng công suất hiện có của các máy chính của tầu/thuyền tại một thời điểm nhất định. Đơn vị tính công suất là mã lực (CV). Số tầu thuyền có động cơ khai thác hải sản được chia thành các nhóm: Nhỏ hơn 20CV; từ 20 đến dưới 50CV; từ 50 đến dưới 90CV; từ 90 đến dưới 250CV; từ 250 đến dưới 400CV; từ 400CV trở lên.
2. Phân tổ chủ yếu
- Nhóm công suất;
- Nghề khai thác chính;
- Phạm vi khai thác.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra thủy sản;
- Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp;
- Điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Thống kê.
T0813. Số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới là những xã đạt đầy đủ các tiêu chí quy định trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ thì số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới là những xã đạt được các quy định của 19 tiêu chí sau đây:
(1) Quy hoạch và thực hiện theo quy hoạch;
(2) Giao thông;
(3) Thủy lợi;
(4) Điện nông thôn;
(5) Trường học;
(6) Cơ sở vật chất văn hóa;
(7) Chợ nông thôn;
(8) Bưu điện;
(9) Nhà ở dân cư;
(10) Thu nhập bình quân đầu người/năm so với mức bình quân chung của tỉnh;
(11) Hộ nghèo;
(12) Cơ cấu lao động;
(13) Hình thức tổ chức sản xuất;
(14) Giáo dục;
(15) Y tế;
(16) Văn hóa;
(17) Môi trường;
(18) Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh;
(19) An ninh, trật tự xã hội được giữ vững.
2. Phân tổ chủ yếu: Huyện/quận/thị xã/thành phố.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
09. Công nghiệp
T0901. Chỉ số sản xuất công nghiệp
1. Khái niệm, phương pháp tính
a) Khái niệm
Chỉ số sản xuất công nghiệp là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng sản xuất công nghiệp tạo ra trong kỳ hiện tại với khối lượng sản xuất công nghiệp kỳ gốc.
Chỉ số sản xuất công nghiệp có thể tính với nhiều kỳ gốc khác nhau tùy thuộc mục đích nghiên cứu. Ở nước ta hiện nay thường chọn kỳ gốc so sánh là cùng kỳ năm trước và kỳ trước liền kề; ít sử dụng gốc so sánh là một tháng cố định của một năm nào đó. Tuy nhiên, hầu hết các nước trên thế giới sử dụng gốc so sánh là tháng bình quân của một năm được chọn làm gốc để tính “chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp”.
Việc tính chỉ số sản xuất công nghiệp được bắt đầu từ tính chỉ số sản xuất của sản phẩm hay còn gọi là chỉ số cá thể. Từ chỉ số cá thể có thể tính cho các chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 4, cấp 2, cấp 1 và toàn ngành công nghiệp; cũng có thể tính cho một địa phương và cho toàn quốc.
Công thức tính:
Trong đó:
Ix: Chỉ số sản xuất chung;
iXn: Chỉ số sản xuất của sản phẩm (hoặc của một ngành) thứ n;
WXn: Quyền số sản xuất của sản phẩm (hoặc của một ngành) thứ n. Trong công thức này, quyền số được thể hiện là tỷ trọng của sản phẩm trong một ngành hoặc tỷ trọng của một ngành chi tiết trong ngành cấp cao hơn.
b) Quy trình tính toán
- Tính chỉ số sản xuất của một sản phẩm
Công thức tính:
Trong đó:
iqn: Chỉ số sản xuất của sản phẩm cụ thể thứ n (ví dụ như: sản phẩm điện, than, vải, xi măng...);
qn1: Khối lượng sản phẩm hiện vật được sản xuất ra ở thời kỳ báo cáo;
qno: Khối lượng sản phẩm hiện vật được sản xuất ra ở thời kỳ gốc.
Tính chỉ số sản xuất cho từng sản phẩm riêng biệt tuy đơn giản, nhưng lại rất quan trọng, bởi các chỉ số của từng sản phẩm sẽ là cơ sở để tính chỉ số chung cho ngành, cho địa phương và cho toàn quốc. Nếu các chỉ số của từng sản phẩm thiếu chính xác sẽ làm cho chỉ số chung không chính xác.
- Tính chỉ số sản xuất của một ngành công nghiệp cấp 4
Chỉ số sản xuất của một ngành công nghiệp cấp 4 là chỉ số bình quân gia quyền của các chỉ số sản phẩm đại diện cho ngành đó.
Công thức tính:
Trong đó:
IqN4: Chỉ số sản xuất của ngành cấp 4 thứ N;
iqn: Chỉ số sản xuất của sản phẩm thứ n;
Wqn: Quyền số sản xuất của sản phẩm thứ n;
q: Ký hiệu cho khối lượng sản xuất;
N4: Ký hiệu cho ngành cấp 4 (N4=1,2,3,...j);
(j: Số thứ tự của ngành cấp 4 cuối cùng)
n: Ký hiệu cho số sản phẩm (n=1,2,3...k).
(k: Số thứ tự của sản phẩm cuối cùng trong ngành công nghiệp cấp 4).
- Tính chỉ số sản xuất của một ngành công nghiệp cấp 2
Chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 2 là chỉ số bình quân gia quyền các chỉ số sản xuất của các ngành cấp 4 đại diện cho ngành cấp 2 (hoặc là chỉ số bình quân gia quyền các chỉ số sản xuất của các ngành công nghiệp cấp 3 đại diện cho ngành cấp 2).
Công thức tính:
Trong đó:
IqN2: Chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 2;
IqN4: Chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 4 đại diện cho ngành công nghiệp cấp 2;
WqN4: Quyền số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 4 đại diện cho ngành công nghiệp cấp 2.
Quyền số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 4 là tỷ trọng của giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp cấp 4 đó trong tổng giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp cấp 2 tại thời điểm được chọn để tính quyền số.
Tính chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 1
Chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 1 là chỉ số bình quân gia quyền của các chỉ số sản xuất của các ngành công nghiệp cấp 2 trong ngành cấp 1.
Công thức tính:
Trong đó:
IqN1: Chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 1;
IqN2: Chỉ số sản xuất của các ngành công nghiệp cấp 2;
WqN2: Quyền số sản xuất của các ngành công nghiệp cấp 2.
Trong ngành công nghiệp cấp 1 gồm nhiều ngành công nghiệp cấp 2 có vị trí quan trọng khác nhau. Tùy điều kiện, khả năng và yêu cầu mà chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 1 được tính bình quân gia quyền từ tất cả các ngành công nghiệp cấp 2 thuộc ngành cấp 1, hoặc chỉ tính bình quân gia quyền của một số ngành cấp 2 quan trọng đủ đại diện cho ngành cấp 1.
- Tính chỉ số sản xuất của toàn ngành công nghiệp
Chỉ số sản xuất của toàn ngành công nghiệp là chỉ số bình quân gia quyền các chỉ số sản xuất của các ngành công nghiệp cấp 1 (gồm 4 ngành công nghiệp cấp I là: Công nghiệp khai khoáng; công nghiệp chế biến, chế tạo; công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải).
Công thức tính:
Trong đó:
IQ: Chỉ số sản xuất của toàn ngành công nghiệp;
IqN1: Chỉ số sản xuất của từng ngành công nghiệp cấp 1;
WqN1: Quyền số của từng ngành công nghiệp cấp 1.
2. Phân tổ chủ yếu: Ngành kinh tế.
3. Kỳ công bố: Tháng, quý, năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra ngành công nghiệp.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Thống kê.
T0902. Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu
1. Khái niệm, phương pháp tính
Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu là sản lượng của những sản phẩm quan trọng đối với nền kinh tế được ngành công nghiệp sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm).
Danh mục sản phẩm công nghiệp chủ yếu được quy định căn cứ vào vị trí, vai trò của sản phẩm đối với tiêu dùng trong nước, xuất khẩu, nhu cầu dự trữ và đóng góp cho ngân sách. Danh mục này thay đổi theo từng thời kỳ phát triển kinh tế xã hội. Sản lượng của mỗi sản phẩm chủ yếu gồm thành phẩm (chính phẩm, thứ phẩm, phụ phẩm) và bán thành phẩm bán ra ngoài, trong đó:
- Thành phẩm là sản phẩm do hoạt động sản xuất công nghiệp của cơ sở tạo ra; không phân biệt sản phẩm đó được sản xuất từ nguyên vật liệu của cơ sở hay nguyên vật liệu của khách hàng đưa đến gia công. Những sản phẩm này đã làm xong thủ tục nhập kho thành phẩm trong kỳ, gồm:
+ Chính phẩm là những sản phẩm vật chất công nghiệp sản xuất ra đạt quy cách và phẩm chất đúng tiêu chuẩn kỹ thuật quy định.
+ Thứ phẩm là những sản phẩm vật chất công nghiệp sản xuất ra chưa đạt tiêu chuẩn quy cách và phẩm chất theo quy định nhưng vẫn có giá trị sử dụng và được tiêu thụ (thị trường chấp nhận).
+ Phụ phẩm (còn gọi là sản phẩm song song) là những sản phẩm vật chất được tạo ra trong quá trình sản xuất công nghiệp cùng với sản phẩm chính.
- Bán thành phẩm là sản phẩm do hoạt động sản xuất công nghiệp của cơ sở tạo ra, đã kết thúc giai đoạn sản xuất nhất định trong phạm vi một phân xưởng sản xuất (kết thúc một công đoạn trong toàn bộ công đoạn sản xuất sản phẩm), phù hợp với quy cách, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quy định của một giai đoạn sản xuất và còn được tiếp tục sản xuất chế biến trong phân xưởng sản xuất khác của cơ sở (một công đoạn tiếp tục của sản xuất sản phẩm). Bán thành phẩm của các cơ sở sản xuất được bán ra ngoài cũng được coi là thành phẩm công nghiệp.
2. Phân tổ chủ yếu
a) Kỳ tháng, quý phân tổ theo: Loại sản phẩm.
b) Kỳ năm phân tổ theo:
- Loại sản phẩm;
- Loại hình kinh tế.
3. Kỳ công bố: Tháng, quý, năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra ngành công nghiệp.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê; Cục Thống kê.
T0909. Năng lực sản xuất của sản phẩm công nghiệp
1. Khái niệm, phương pháp tính
Năng lực sản xuất của một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu là khối lượng của những sản phẩm công nghiệp quan trọng đối với nền kinh tế và nhu cầu tiêu dùng của dân cư mà ngành công nghiệp có thể sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định.
Năng lực sản xuất của một sản phẩm thường được thể hiện ở sản phẩm cuối cùng của dây chuyền sản xuất và biểu hiện bằng khối lượng thành phẩm được sản xuất ra tính theo năng lực sản xuất thiết kế hoặc theo năng lực sản xuất thực tế.
a) Năng lực sản xuất theo thiết kế là khả năng sản xuất cao nhất của máy móc, dây chuyền sản xuất hiện có trong điều kiện sử dụng đầy đủ và hợp lý nhất các tư liệu sản xuất, áp dụng các quy trình công nghệ theo thiết kế với việc tổ chức sản xuất ở điều kiện bình thường.
b) Năng lực sản xuất thực tế là khối lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ trên cơ sở điều kiện thực tế hiện có về máy móc, thiết bị, nguồn nhân lực, nguồn tài chính và các nguồn lực khác.
2. Phân tổ chủ yếu: Sản phẩm chủ yếu.
3. Kỳ công bố: 2 năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra năng lực sản xuất của một số sản xuất công nghiệp.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Sở Công Thương;
- Phối hợp: Cục Thống kê.
10. Thương mại, dịch vụ
T1001. Doanh thu bán lẻ hàng hóa
1. Khái niệm, phương pháp tính
Bán lẻ hàng hóa là bán những hàng hóa loại mới, hàng đã qua sử dụng, chủ yếu cho tiêu dùng cá nhân, hộ gia đình, tại các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, hợp tác xã mua bán, quầy hàng bán tại chợ hoặc bán lưu động,...
Doanh thu bán lẻ hàng hóa gồm toàn bộ số tiền thu được, hoặc sẽ thu được từ bán lẻ hàng hóa (kể cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán, nếu có) của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản.
2. Kỳ công bố: Tháng, quý, năm.
3. Nguồn số liệu
- Điều tra doanh nghiệp;
- Điều tra bán buôn, bán lẻ hàng hóa;
- Điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể.
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Thống kê.
T1002. Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống
I. Doanh thu dịch vụ lưu trú
1. Khái niệm, phương pháp tính
Doanh thu thuần dịch vụ lưu trú là toàn bộ số tiền đã và sẽ thu được do cung cấp dịch vụ lưu trú ngắn ngày cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định (tháng/quý/năm). Cơ sở cung cấp dịch vụ lưu trú gồm: Cơ sở kinh doanh biệt thự hoặc căn hộ kinh doanh, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ và các cơ sở lưu trú khác (ký túc xá học sinh, sinh viên; chỗ nghỉ trọ trên xe lưu động…).
- Dịch vụ lưu trú gồm các hoạt động kinh doanh của các cơ sở chỉ cung cấp dịch vụ lưu trú ngắn ngày và các cơ sở cung cấp đồng thời cả dịch vụ lưu trú ngắn ngày và dịch vụ ăn uống/phương tiện giải trí cho khách du lịch, khách vãng lai. Các cơ sở cung cấp những hoạt động này gồm: khách sạn, biệt thự hoặc căn hộ, nhà khách, nhà nghỉ kinh doanh lưu trú ngắn ngày; ký túc xá học sinh, sinh viên; chỗ nghỉ trọ trên xe lưu động; lều quán, trại dùng để nghỉ tạm. Dịch vụ lưu trú cũng gồm cả hoạt động của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lưu trú dài hạn cho sinh viên (như: “làng sinh viên”), nhà điều dưỡng.
Hoạt động cho thuê nhà ở dài ngày và hoạt động cho thuê văn phòng không được coi là hoạt động thuộc dịch vụ lưu trú, các hoạt động đó thuộc phạm vi của hoạt động kinh doanh bất động sản.
2. Kỳ công bố: Tháng, quý, năm.
3. Nguồn số liệu
- Điều tra doanh nghiệp;
- Điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể;
- Điều tra dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch và dịch vụ khác.
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Thống kê.
II. Doanh thu dịch vụ ăn uống
1. Khái niệm, phương pháp tính
- Doanh thu dịch vụ ăn uống là tổng số tiền đã và sẽ thu được do cung cấp dịch vụ ăn uống cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định, gồm bán hàng ăn uống do cơ sở tự chế biến và hàng ăn uống mua từ bên ngoài để bán mà không cần qua chế biến, không cần dịch vụ phục vụ thêm của cơ sở (hàng chuyển bán).
+ Doanh thu hàng chuyển bán là số tiền đã và sẽ thu được do bán các loại hàng hóa không do đơn vị chế biến (tức là hàng hóa mua về để bán, ví dụ như: rượu bia, thuốc lá nhà hàng mua về để phục vụ khách hàng uống, hút tại nhà hàng).
- Dịch vụ ăn uống gồm các hoạt động kinh doanh của các nhà hàng, bar và căng tin cung cấp các dịch vụ ăn uống cho khách hàng tại chỗ (khách hàng được phục vụ hoặc tự phục vụ) hoặc mang về, các dịch vụ phục vụ ăn uống lưu động; cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên và dịch vụ ăn uống khác.
Dịch vụ ăn uống không bao gồm dịch vụ ăn uống gắn liền với các cơ sở cung cấp dịch vụ lưu trú không có hạch toán riêng vì đã được tính vào dịch vụ lưu trú.
2. Kỳ công bố: Tháng, quý, năm.
3. Nguồn số liệu
- Điều tra doanh nghiệp;
- Điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể;
- Điều tra dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch và dịch vụ khác.
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Thống kê.
T1003. Doanh thu một số ngành dịch vụ khác
1. Khái niệm, phương pháp tính
Doanh thu một số ngành dịch vụ khác gồm:
a) Doanh thu dịch vụ kinh doanh bất động sản là tổng số tiền đã thu và phải thu do cung cấp các dịch vụ kinh doanh bất động sản trong kỳ. Doanh thu dịch vụ kinh doanh bất động sản gồm doanh thu của các dịch vụ sau:
- Bán bất động sản, gồm cả đất nền phân lô và khu nhà lưu động. Doanh thu bán bất động sản gồm cả trị giá vốn của bất động sản đã bán;
- Cho thuê bất động sản để sản xuất, kinh doanh và để ở, kể cả đất nền phân lô;
- Điều hành bất động sản với quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc đi thuê nhà để ở và nhà không dùng để ở (nhà kho, khu triển lãm, nơi dạo mát và trung tâm thương mại), đất, cung cấp nhà, căn hộ có đồ đạc hoặc chưa có đồ đạc hoặc các phòng sử dụng lâu dài theo tháng hoặc theo năm;
- Môi giới, tư vấn, đấu giá, định giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất.
Doanh thu dịch vụ kinh doanh bất động sản không bao gồm doanh thu từ các hoạt động: xây dựng nhà cửa, các công trình để bán, chia tách và cải tạo đất; hoạt động của khách sạn, nhà nghỉ, lều trại, cắm trại du lịch và những nơi không phải để ở khác; dịch vụ cho thuê phòng ngắn ngày, ký túc xá học sinh, sinh viên, nhà cho công nhân/người lao động ở tập trung.
b) Doanh thu dịch vụ hành chính và dịch vụ hỗ trợ (trừ dịch vụ du lịch lữ hành) là số tiền đã và sẽ thu được do cung cấp các dịch vụ gồm: Cho thuê máy móc, thiết bị, tài sản (không kèm người điều khiển), cho thuê đồ dùng cá nhân và gia đình; cho thuê tài sản phi tài chính; dịch vụ lao động và việc làm; dịch vụ bảo vệ cá nhân, hệ thống bảo đảm an toàn, dịch vụ thám tử tư nhân; dịch vụ vệ sinh nhà cửa, công trình và cảnh quan; dịch vụ hành chính, hỗ trợ văn phòng và các hoạt động hỗ trợ kinh doanh khác... (trừ dịch vụ kinh doanh tour du lịch, đại lý du lịch, các dịch vụ hỗ trợ du lịch khác).
c) Doanh thu thuần hoạt động giáo dục và đào tạo là toàn bộ số tiền đã thu và sẽ phải thu từ cung cấp dịch vụ giáo dục và đào tạo cho khách hàng kể cả dịch vụ tư vấn du học, không gồm doanh thu bán sách, báo, tài liệu nghiên cứu và các dụng cụ học tập cho khách hàng.
d) Doanh thu thuần hoạt động y tế là toàn bộ số tiền đã thu và phải thu từ cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh cho khách hàng; không gồm doanh thu bán thuốc chữa bệnh, dụng cụ y tế gia dụng như máy đo huyết áp, máy đo đường huyết, máy massage...
đ) Doanh thu hoạt động xổ số, thể thao, vui chơi và giải trí (ngành VSIC 92 và 93) là toàn bộ số tiền đã thu và phải thu từ việc cung cấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu thể thao, vui chơi và giải trí của người dân. Doanh thu hoạt động này không gồm các khoản thu từ các hoạt động của các bảo tàng, bảo tồn các khu di tích lịch sử, các vườn bách thú, bách thảo và hoạt động cá cược, đánh bạc; các hoạt động nghệ thuật kịch câm, âm nhạc và các hoạt động nghệ thuật, giải trí đã được phân vào nhóm hoạt động của ngành 90 sáng tác, nghệ thuật và giải trí.
Ngoài một số dịch vụ trên, doanh thu hoạt động một số ngành dịch vụ khác còn gồm số tiền đã thu và sẽ thu từ cung cấp các dịch vụ sửa chữa máy vi tính, đồ dùng cá nhân và gia đình (sửa chữa, bảo dưỡng máy vi tính, thiết bị ngoại vi và thiết bị liên lạc; sửa chữa thiết bị nghe nhìn điện tử gia dụng; sửa chữa giày dép, giường, tủ, bàn ghế...); dịch vụ giặt là, làm sạch các sản phẩm dệt và lông thú; dịch vụ phục vụ tang lễ phục vụ cá nhân và cộng đồng.
2. Phân tổ chủ yếu: Ngành kinh tế.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra doanh nghiệp;
- Điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể;
- Điều tra dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch và dịch vụ khác.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Thống kê.
T1004. Số lượng chợ, siêu thị, trung tâm thương mại
I. Số lượng chợ
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số lượng chợ là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ số chợ mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch để đáp ứng nhu cầu mua, bán, trao đổi hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của dân cư trên từng địa bàn.
Siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm giao dịch mua bán hàng hóa gồm cả siêu thị không tính là chợ.
Phương pháp tính:
Chợ được chia thành 3 loại như sau:
- Chợ loại 1:
+ Là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố, hiện đại theo quy hoạch;
+ Được đặt ở vị trí trung tâm kinh tế thương mại quan trọng của tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương hoặc là chợ đầu mối của ngành hàng, khu vực kinh tế và được tổ chức họp thường xuyên;
+ Có mặt bằng và phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ chức đầy đủ các dịch vụ tại chợ: Trông giữ xe, bốc xếp hàng hóa, kho bảo quản hàng hóa, dịch vụ đo lường, dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm và các dịch vụ khác.
- Chợ loại 2:
+ Là chợ có trên 200 điểm đến 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố theo quy hoạch;
+ Được đặt ở trung tâm giao lưu kinh tế của khu vực và được tổ chức họp thường xuyên hay không thường xuyên;
+ Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ chức các dịch vụ tối thiểu tại chợ: Trông giữ xe, bốc xếp hàng hóa, kho bảo quản hàng hóa, dịch vụ đo lường, vệ sinh công cộng.
- Chợ loại 3:
+ Là chợ có từ 200 điểm kinh doanh trở xuống hoặc các chợ chưa đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố;
+ Chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán hàng hóa của nhân dân trong một thôn, một xã/phường/thị trấn và địa bàn phụ cận.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại chợ (loại 1, loại 2, loại 3);
- Huyện/quận/thị xã/thành phố.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Sở Công Thương.
II. Số lượng siêu thị, trung tâm thương mại
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số lượng siêu thị, trung tâm thương mại là toàn bộ số lượng siêu thị, trung tâm thương mại hiện có trong kỳ báo cáo.
Siêu thị là một loại hình cửa hàng hiện đại; kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh; có cơ cấu chủng loại hàng hóa phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng.
Trung tâm thương mại là một loại hình tổ chức kinh doanh thương mại hiện đại, đa chức năng, gồm tổ hợp các loại hình cửa hàng, cơ sở hoạt động dịch vụ... được bố trí tập trung, liên hoàn trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động kinh doanh của thương nhân và thỏa mãn nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ của khách hàng.
a) Siêu thị: Được phân thành 3 hạng sau:
- Siêu thị hạng 1:
+ Siêu thị kinh doanh tổng hợp:
Có diện tích kinh doanh từ 5.000 m2 trở lên;
Có công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, bảo đảm các yêu cầu phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho mọi đối tượng khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị;
Có hệ thống kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, sơ chế, đóng gói, bán hàng, cân đo, thanh toán và quản lý kinh doanh tiên tiến, hiện đại;
Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân; có các dịch vụ ăn uống, giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận nhà, bán hàng qua mạng, qua điện thoại.
+ Siêu thị chuyên doanh:
Có diện tích kinh doanh từ 1.000 m2 trở lên;
Có công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, bảo đảm các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho mọi đối tượng khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị;
Có hệ thống kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, sơ chế, đóng gói, bán hàng, cân đo, thanh toán và quản lý kinh doanh tiên tiến, hiện đại;
Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân; có các dịch vụ ăn uống, giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận nhà, bán hàng qua mạng, qua điện thoại.
- Siêu thị hạng 2:
+ Siêu thị kinh doanh tổng hợp:
Có diện tích kinh doanh từ 2.000 m2 trở lên;
Có công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, bảo đảm các yêu cầu phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị;
Có kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh hiện đại;
Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân; có các dịch vụ ăn uống, giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận nhà, bán hàng qua điện thoại.
+ Siêu thị chuyên doanh:
Có diện tích kinh doanh từ 500 m2 trở lên;
Có công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, bảo đảm các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị;
Có kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh hiện đại;
Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân; có các dịch vụ ăn uống, giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận nhà, bán hàng qua bưu điện, điện thoại.
- Siêu thị hạng 3:
+ Siêu thị kinh doanh tổng hợp:
Có diện tích kinh doanh từ 500 m2;
Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại bảo đảm các yêu cầu phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn, thuận tiện cho khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị;
Có kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh hiện đại;
Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân, có các dịch vụ phục vụ người khuyết tật, giao hàng tận nhà.
+ Siêu thị chuyên doanh:
Có diện tích kinh doanh từ 250 m2 trở lên;
Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại bảo đảm các yêu cầu phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn, thuận tiện cho khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị;
Có kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh hiện đại;
Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân, có các dịch vụ phục vụ người khuyết tật, giao hàng tận nhà.
b) Trung tâm thương mại: Chia thành 3 hạng sau:
- Trung tâm thương mại hạng I:
+ Có diện tích kinh doanh từ 50.000 m2 trở lên và có nơi trông giữ xe phù hợp với quy mô kinh doanh của trung tâm thương mại;
+ Các công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại bảo đảm các yêu cầu phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn, thuận tiện cho mọi đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh trong khu vực;
+ Hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hóa và kinh doanh các loại hình dịch vụ, gồm khu vực để bố trí các cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hóa; nhà hàng, khách sạn; khu vực để tổ chức hội chợ triển lãm trưng bày giới thiệu hàng hóa; khu vực dành cho hoạt động vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng làm việc, hội trường, phòng họp để tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao dịch và ký kết các hợp đồng thương mại trong, ngoài nước; khu vực dành cho các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tin học, tư vấn, môi giới đầu tư, du lịch.
- Trung tâm thương mại hạng II:
+ Có diện tích kinh doanh từ 30.000 m2 trở lên và có nơi trông giữ xe phù hợp với quy mô kinh doanh của trung tâm thương mại;
+ Các công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại bảo đảm các yêu cầu phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn, thuận tiện cho mọi đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh trong khu vực;
+ Hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hóa và kinh doanh các loại hình dịch vụ, gồm khu vực để bố trí các cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hóa; nhà hàng, khách sạn; khu vực để trưng bày giới thiệu hàng hóa; khu vực dành cho hoạt động vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng làm việc, hội trường, phòng họp để tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao dịch và ký kết các hợp đồng thương mại trong, ngoài nước; khu vực dành cho các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tư vấn, môi giới đầu tư, du lịch.
- Trung tâm thương mại hạng III:
+ Có diện tích kinh doanh từ 10.000 m2 trở lên và có nơi trông giữ xe phù hợp với quy mô kinh doanh của trung tâm thương mại;
+ Các công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, bảo đảm các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn, thuận tiện cho mọi đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh trong khu vực;
+ Hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hóa và kinh doanh các loại hình dịch vụ, gồm: khu vực để bố trí cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hóa; khu vực để trưng bày giới thiệu hàng hóa; khu vực dành cho hoạt động ăn uống vui chơi, giải trí, cho thuê văn phòng làm việc, phòng họp để tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao dịch và ký kết các hợp đồng thương mại trong, ngoài nước; khu vực dành cho hoạt động tư vấn, môi giới đầu tư, du lịch.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại hình kinh tế;
- Huyện/quận/thị xã/thành phố.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Sở Công Thương.
11. Giá cả
T1101. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá vàng, chỉ số giá Đô la Mỹ
I. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
1. Khái niệm, phương pháp tính
CPI là chỉ tiêu tương đối (tính bằng %) phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá cả chung theo thời gian của các loại hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng hàng ngày của người dân.
Danh mục hàng hóa và dịch vụ đại diện gồm các mặt hàng và dịch vụ chủ yếu, đại diện cho tiêu dùng của dân cư trong một giai đoạn nhất định, được sử dụng để điều tra thu thập giá định kỳ, phục vụ tính CPI.
Quyền số tính CPI là tỷ trọng chi tiêu cho các nhóm hàng hóa và dịch vụ trong tổng chi tiêu của dân cư của năm được chọn làm gốc so sánh. Quyền số này được sử dụng cố định trong 5 năm.
Sau mỗi chu kỳ 5 năm, danh mục mặt hàng đại diện, quyền số lại được cập nhật cho phù hợp với thị trường tiêu dùng và cơ cấu chi tiêu cho đời sống hàng ngày của người dân trong thời kỳ hiện tại.
Công thức tính:
Chỉ số giá tiêu dùng được tính toán theo công thức Laspeyres bình quân nhân gia quyền có dạng tổng quát như sau:
Trong đó:
: Là chỉ số giá tiêu dùng kỳ báo cáo (t) so với kỳ gốc cố định (0);
, : Tương ứng là giá tiêu dùng kỳ báo cáo t và kỳ gốc cố định (0);
: Là quyền số kỳ gốc cố định (0);
, : Tương ứng là giá tiêu và lượng tiêu dùng kỳ gốc cố định (0);
n: Là số mặt hàng.
Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng
Chỉ số giá tiêu dùng được tính từ kết quả điều tra giá tiêu dùng của từng tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. Chỉ số giá tiêu dùng được tính bằng phương pháp bình quân nhân gia quyền giữa mức biến động giá của các nhóm mặt hàng với quyền số tương ứng.
Chỉ số giá tiêu dùng của các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương được tính bằng phương pháp bình quân nhân gia quyền giữa chỉ số giá tiêu dùng của mỗi nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng được chọn điều tra với quyền số tương ứng.
2. Phân tổ chủ yếu
- Danh mục hàng hóa tiêu dùng cá nhân theo mục đích sử dụng (COICOP);
- Thành thị/nông thôn.
3. Kỳ công bố: Tháng.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra giá tiêu dùng (CPI);
- Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Thống kê.
II. Chỉ số giá vàng, chỉ số giá Đô la Mỹ
1. Khái niệm, phương pháp tính
Chỉ số giá vàng, chỉ số giá Đô la Mỹ là chỉ tiêu tương đối (tính bằng %) phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá theo thời gian của mặt hàng vàng và Đô la Mỹ trên thị trường.
- Phương pháp tính:
Giá vàng và Đô la Mỹ được thu thập hàng tháng tại các điểm bán lẻ, giá bình quân được tính bằng bình quân giá các ngày trong tháng.
Chỉ số giá vàng và chỉ số Đô la Mỹ được tính theo công thức sau:
Trong đó:
: Là chỉ số giá vàng hoặc Đô la Mỹ tháng báo cáo (t) so với tháng trước tháng báo cáo (t-1);
: Là giá bình quân vàng hoặc Đô la Mỹ tháng báo cáo (t);
: Là giá bình quân vàng hoặc Đô la Mỹ tháng trước tháng báo cáo (t-1);
2. Kỳ công bố: Tháng.
3. Nguồn số liệu: Điều tra giá tiêu dùng (CPI).
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Thống kê.
T1103. Chỉ số giá sinh hoạt theo không gian
1. Khái niệm, phương pháp tính
Chỉ số giá sinh hoạt theo không gian (SCOLI) là một chỉ tiêu tương đối (tính bằng %) phản ánh sự chênh lệch giá hàng hóa và dịch vụ phục vụ cho đời sống hàng ngày của người dân giữa các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, giữa các vùng trong nước tại một thời điểm (tháng, quý hoặc năm).
Phương pháp tính:
SCOLI được tính dựa trên cơ sở phương pháp luận của giá so sánh quốc tế với Nguồn số liệu của điều tra giá tiêu dùng. Dựa vào số liệu giá tiêu dùng bình quân của 63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương để xây dựng chỉ số SCOLI cấp tỉnh/thành phố theo các bước sau:
Bước 1: Biên soạn số liệu tính chỉ số SCOLI cấp tỉnh/thành phố và vùng.
Bước 2: Xác định sản phẩm trùng giữa các tỉnh/thành phố và vùng.
Bước 3: Tổng hợp chỉ số SCOLI cấp tỉnh/thành phố và vùng.
Tổng hợp chỉ số giá cấp cơ sở:
Việc tính toán chỉ số giá ở mức thấp nhất được gọi là tổng hợp cấp cơ sở. Ở cấp này là cấp tổng hợp không có quyền số. Đây là cấp sản phẩm trong CPI (nhóm cấp 4) và là cấp nhóm cơ bản trong giá so sánh quốc tế (ICP). Sử dụng phương pháp Country-Product-Dummy (CPD) để tổng hợp cấp cơ sở.
Phương trình hồi quy cho CPD có thể viết như sau:
Inpcp = Ycp = xcpβ + ecp
Trong đó:
pcp: Là giá của sản phẩm p ở tỉnh/vùng c;
xcp = [Dc2...DcNcDp1Dp2…DpNp];
β = [α2...αNc...Y1Y2...YNp]t
Dcj và Dpi: Là sản phẩm và tỉnh/vùng giả định;
Np và Nc: Số lượng sản phẩm và tỉnh/vùng tương ứng.
Trong ký hiệu ma trận, sắp xếp theo quan sát riêng lẻ có thể viết thành:
Y = X β + e
Tổng hợp chỉ số giá cấp cao hơn:
Tổng hợp chỉ số SCOLI ở cấp có quyền số (cấp 3, 2, 1, chung). Áp dụng công thức bình quân nhân gia quyền để tổng hợp chỉ số giá từ nhóm cấp 3 đến chỉ số giá chung. Sử dụng quyền số theo nhóm hàng CPI của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, theo 6 vùng và cả nước.
SCOLI được tính toán theo công thức bình quân nhân gia quyền có dạng tổng quát như sau:
Trong đó:
IA/B: Là chỉ số giá của nhóm cần tính;
: Là giá tỉnh/vùng so sánh A;
: Là giá tỉnh/vùng được chọn làm gốc (B);
: Là quyền số kỳ gốc cố định (0);
n: Là số lượng mặt hàng tham gia tính toán chỉ số.
2. Phân tổ chủ yếu: Nhóm hàng hóa, dịch vụ theo cấu trúc của chỉ số giá tiêu dùng.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra giá tiêu dùng (CPI).
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê; Cục Thống kê.
12. Giao thông vận tải
T1201. Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải
1. Khái niệm, phương pháp tính
Là số tiền thu được sau khi thực hiện dịch vụ kinh doanh vận tải, kho bãi và các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác trong một thời kỳ nhất định gồm:
- Doanh thu hoạt động vận tải hành khách là tổng số tiền thu được sau khi thực hiện dịch vụ phục vụ đi lại trong nước và ngoài nước của hành khách trên các phương tiện vận chuyển đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không;
- Doanh thu vận tải hàng hóa là số tiền thu được sau khi thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa trong nước và ngoài nước bằng các phương tiện vận chuyển đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không;
- Doanh thu dịch vụ hỗ trợ vận tải là số tiền thu được do thực hiện các hoạt động dịch vụ hỗ trợ vận tải, gồm:
+ Doanh thu dịch vụ bốc xếp là số tiền thu được từ hoạt động bốc, xếp hàng hóa, hành lý của hành khách lên phương tiện vận chuyển;
+ Doanh thu dịch vụ kho bãi là số tiền thu được do thực hiện các hoạt động cho thuê các loại kho, bãi để lưu giữ, bảo quản hàng hóa;
+ Doanh thu dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải.
Công thức tính:
Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải |
= |
Doanh thu vận tải hành khách |
+ |
Doanh thu vận tải hàng hóa |
+ |
Doanh thu dịch vụ hỗ trợ cho vận tải (bốc xếp, kho bãi, DV vận tải khác) |
Trong đó:
- Doanh thu vận tải hành khách được tính bằng số tiền tương đương với lượng vé bán ra hoặc số tiền hành khách phải trả khi đi trên một tuyến đường nhất định;
- Doanh thu vận tải hàng hóa được tính bằng số hàng hóa thực tế vận chuyển được (kể cả bao bì nếu có) nhân với đơn giá cước bình quân thực tế (theo chế độ quy định của nhà nước hoặc theo thỏa thuận của chủ hàng và chủ phương tiện);
- Doanh thu dịch vụ hỗ trợ vận tải:
+ Doanh thu bốc xếp hàng hóa: Bằng khối lượng hàng hóa bốc xếp thực tế từ phương tiện ra khỏi phương tiện (hoặc ngược lại từ ngoài lên phương tiện) nhân với đơn giá cước bình quân thực tế (theo chế độ quy định của nhà nước hoặc theo thỏa thuận của chủ hàng với người bốc xếp).
+ Doanh thu kinh doanh kho bãi được tính bằng số tiền đã hoặc sẽ thu được do cho thuê kho, bãi để bảo quản, lưu giữ hàng hóa.
+ Doanh thu dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải.
2. Phân tổ chủ yếu: Ngành đường: ngành vận tải hành khách, hàng hóa (đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không), bốc xếp, kho bãi.
3. Kỳ công bố: Tháng, quý, năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra doanh nghiệp;
- Điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể;
- Điều tra hoạt động vận tải, kho bãi.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Thống kê.
T1202. Số lượt hành khách vận chuyển và luân chuyển
1. Khái niệm, phương pháp tính
a) Số lượt hành khách vận chuyển
Là số hành khách thực tế đã vận chuyển trong kỳ, bất kể độ dài quãng đường vận chuyển là bao nhiêu. Đơn vị tính là lượt hành khách.
b) Số lượt hành khách luân chuyển
Là số lượt hành khách được luân chuyển tính theo cả hai yếu tố: Số lượt vận chuyển và cự ly (quãng đường) vận chuyển thực tế. Đơn vị tính là hành khách - Kilômét (Hk.Km).
Công thức tính:
Số lượt hành khách luân chuyển (Hk.Km) |
= |
Số lượt hành khách vận chuyển (Hk) |
x |
Cự ly vận chuyển thực tế (Km) |
Trong đó:
Cự ly vận chuyển thực tế là quãng đường tính giá vé đã được cơ quan có thẩm quyền quy định.
Đối với xe khách cho thuê theo hợp đồng vận tải chuyến thì lượt hành khách vận chuyển của mỗi hợp đồng chỉ tính 1 lần hành khách vận chuyển theo số ghế phương tiện.
2. Phân tổ chủ yếu: Ngành vận tải (đường sắt, đường bộ, đường thủy, đường hàng không).
3. Kỳ công bố: Tháng, quý, năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra doanh nghiệp;
- Điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể;
- Điều tra hoạt động vận tải, kho bãi.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Thống kê.
T1203. Khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển
1. Khái niệm, phương pháp tính
a) Khối lượng hàng hóa vận chuyển
Là khối lượng hàng hóa đã được vận chuyển trong kỳ, bất kể độ dài quãng đường vận chuyển là bao nhiêu. Đơn vị tính khối lượng hàng hóa vận chuyển là tấn (T), vận tải đường ống là mét khối (m3), nhưng quy đổi ra tấn để cộng chung khi tính tổng khối lượng vận chuyển.
Khối lượng hàng hóa vận chuyển được tính theo trọng lượng thực tế của hàng hóa vận chuyển (kể cả bao bì nếu có). Khối lượng hàng hóa vận chuyển chỉ được tính sau khi kết thúc quá trình vận chuyển, đã vận chuyển đến nơi giao nhận theo quy định trong hợp đồng vận chuyển và làm xong thủ tục thực tế xếp trên phương tiện để tính khối lượng hàng hóa vận chuyển. Đối với hàng hóa cồng kềnh vận chuyển bằng ô tô, trong điều kiện không thể cân đo trực tiếp được khối lượng thì quy ước tính bằng 50% tấn trọng tải phương tiện hoặc tính theo thỏa thuận giữa chủ phương tiện và chủ hàng để tính khối lượng hàng hóa thực tế.
b) Khối lượng hàng hóa luân chuyển
Là khối lượng vận tải hàng hóa tính theo cả hai yếu tố: Khối lượng hàng hóa vận chuyển và cự ly vận chuyển thực tế. Đơn vị tính là Tấn-Kilômet (T.Km).
Công thức tính:
Khối lượng hàng hóa luân chuyển (T.Km) |
= |
Khối lượng hàng hóa vận chuyển (T) |
x |
Cự ly vận chuyển thực tế (Km) |
2. Phân tổ chủ yếu: Ngành vận tải (đường sắt, đường bộ, đường thủy, đường hàng không).
3. Kỳ công bố: Tháng, quý, năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra doanh nghiệp;
- Điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể;
- Điều tra hoạt động vận tải, kho bãi.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Thống kê.
13. Công nghệ thông tin và truyền thông
T1304. Số lượng thuê bao điện thoại
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số lượng thuê bao điện thoại là số thuê bao điện thoại cố định đang hòa mạng và số lượng thuê bao điện thoại di động phát sinh lưu lượng thoại, tin nhắn, dữ liệu đang hoạt động hai chiều và thuê bao bị khóa một chiều tính đến thời điểm thu thập số liệu.
Phương pháp tính:
Đối với thuê bao điện thoại cố định: Sử dụng số liệu thống kê trên hệ thống của doanh nghiệp tại thời điểm thu thập số liệu.
Đối với thuê bao điện thoại di động là tổng số thuê bao phát sinh lưu lượng thoại, tin nhắn, dữ liệu đang hoạt động hai chiều và thuê bao bị khóa một chiều tại thời điểm thu thập số liệu.
2. Phân tổ chủ yếu: Loại thuê bao (cố định, di động).
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra hiện trạng phổ cập dịch vụ thông tin và truyền thông;
- Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông;
- Phối hợp: Cục Thống kê.
T1305. Tỷ lệ người sử dụng điện thoại di động
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ người sử dụng điện thoại di động được tính bằng tỷ số giữa số người sử dụng điện thoại di động và dân số.
Tùy theo yêu cầu quản lý của từng thời kỳ và để bảo đảm mục tiêu so sánh quốc tế, số người sử dụng điện thoại di động được quy định theo độ tuổi và tần suất sử dụng nhất định. Vì vậy, phạm vi thu thập số liệu sẽ được quy định cụ thể trong từng phương án điều tra.
2. Phân tổ chủ yếu: Thành thị/nông thôn.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra hiện trạng phổ cập dịch vụ thông tin và truyền thông;
- Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông;
- Phối hợp: Cục Thống kê.
T1306. Tỷ lệ người sử dụng Internet
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ người sử dụng Internet được tính bằng tỷ số giữa số người sử dụng Internet so với dân số tại thời điểm quan sát.
Tùy theo yêu cầu quản lý của từng thời kỳ và để bảo đảm mục tiêu so sánh quốc tế, số người sử dụng Internet được quy định theo độ tuổi và tần suất sử dụng nhất định. Vì vậy, phạm vi thu thập số liệu sẽ được quy định cụ thể trong từng phương án điều tra.
2. Phân tổ chủ yếu: Thành thị/nông thôn.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra hiện trạng phổ cập dịch vụ thông tin và truyền thông.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông;
- Phối hợp: Cục Thống kê.
T1307. Số lượng thuê bao truy nhập Internet
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số lượng thuê bao truy nhập Internet gồm số thuê bao truy nhập Internet cố định và số thuê bao truy nhập Internet di động.
Dịch vụ truy nhập Internet là dịch vụ cung cấp cho người sử dụng Internet khả năng truy nhập Internet.
2. Phân tổ chủ yếu: Phương thức kết nối (cố định, di động).
3. Kỳ công bố: Quý, năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra hiện trạng phổ cập dịch vụ thông tin và truyền thông;
- Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông;
- Phối hợp: Cục Thống kê.
T1308. Tỷ lệ hộ gia đình có kết nối Internet
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ hộ gia đình có kết nối Internet được tính bằng số hộ gia đình kết nối Internet tại thời điểm quan sát so với tổng số hộ gia đình tại thời điểm quan sát.
Hộ gia đình có kết nối Internet là hộ gia đình được cung cấp dịch vụ truy nhập Internet. Phạm vi thu thập số liệu và những quy định chi tiết về hộ gia đình có sử dụng Internet sẽ được quy định cụ thể trong từng phương án điều tra.
2. Phân tổ chủ yếu: Thành thị/nông thôn.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra hiện trạng phổ cập dịch vụ thông tin và truyền thông.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông;
- Phối hợp: Cục Thống kê.
T1311. Doanh thu công nghệ thông tin
1. Khái niệm, phương pháp tính
Doanh thu công nghệ thông tin là toàn bộ số tiền đã và sẽ thu từ hoạt động cung cấp các dịch vụ lập trình, viết, sửa, thử nghiệm và trợ giúp các phần mềm theo yêu cầu sử dụng riêng biệt của từng khách hàng, kể cả các phần mềm nhúng; lập và thiết kế hệ thống máy tính tích hợp các phần cứng, phần mềm và công nghệ giao tiếp; quản lý và điều hành hệ thống máy tính của khách hàng và công cụ xử lý dữ liệu; các hoạt động chuyên gia; các hoạt động khác liên quan đến máy tính; cung cấp hạ tầng thông tin cho thuê, xử lý dữ liệu, cung cấp các công cụ tìm kiếm và cổng khác cho Internet (gồm các hoạt động của ngành 62 và 631 thuộc VSIC 2007).
2. Kỳ công bố: Năm.
3. Nguồn số liệu
- Điều tra doanh nghiệp;
- Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Cục Thống kê;
- Phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông.
14. Khoa học và công nghệ
T1401. Số tổ chức khoa học và công nghệ
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tổ chức khoa học và công nghệ là tổ chức có chức năng chủ yếu là nghiên cứu khoa học, nghiên cứu triển khai và phát triển công nghệ, hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ, được thành lập và đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật.
Hình thức của tổ chức khoa học và công nghệ được quy định như sau:
- Tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tổ chức dưới các hình thức viện hàn lâm, viện, trung tâm, phòng thí nghiệm, trạm nghiên cứu, trạm quan trắc, trạm thử nghiệm và hình thức khác do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định (gọi chung là tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ);
- Cơ sở giáo dục đại học được tổ chức theo quy định của Luật giáo dục đại học. Cơ sở giáo dục đại học gồm trường đại học, học viện và cao đẳng;
- Tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ được tổ chức dưới hình thức trung tâm, văn phòng, phòng thử nghiệm và hình thức khác do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.
Phương pháp tính: Tổng số tổ chức khoa học và công nghệ có tại thời điểm báo cáo.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại hình tổ chức: Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; cơ sở giáo dục đại học; tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ.
- Lĩnh vực khoa học và công nghệ: Khoa học tự nhiên; khoa học kỹ thuật và công nghệ; khoa học nông nghiệp; khoa học y dược; khoa học xã hội; khoa học nhân văn.
- Loại hình kinh tế.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra tiềm lực khoa học và công nghệ của các tổ chức khoa học và công nghệ;
- Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Sở Khoa học và Công nghệ.
T1405. Chỉ số đổi mới công nghệ, thiết bị
1. Khái niệm, phương pháp tính
Là chỉ tiêu tương đối, thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm (%) đổi mới công nghệ, thiết bị giữa năm trước và năm sau.
Nội dung của đổi mới công nghệ, thiết bị: Tổng số doanh nghiệp có đổi mới công nghệ, thiết bị; tổng chi cho đổi mới công nghệ, thiết bị trong doanh nghiệp; tổng chi mua máy móc, thiết bị của doanh nghiệp; số hợp đồng và kinh phí chuyển giao công nghệ đã thực hiện.
2. Phân tổ chủ yếu
- Ngành kinh tế;
- Loại hình kinh tế.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra doanh nghiệp;
- Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Sở Khoa học và Công nghệ.
T1407. Chi cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
1. Khái niệm, phương pháp tính
Chi cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ là các khoản chi gồm chi đầu tư phát triển, chi cho nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và chi khác.
Nguồn cấp kinh phí được chia thành 3 loại nguồn:
- Từ ngân sách nhà nước (gồm cả các nguồn có tính chất ngân sách nhà nước), được chia thành ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách Trung ương gồm kinh phí cân đối từ Bộ Khoa học và Công nghệ và từ các Bộ, ngành. Ngân sách địa phương là nguồn được cân đối từ ngân sách của tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
- Từ nguồn ngoài ngân sách nhà nước gồm từ các doanh nghiệp và từ trường đại học;
- Nguồn từ nước ngoài.
2. Phân tổ chủ yếu
- Nguồn cấp kinh phí;
- Loại hình nghiên cứu;
- Khu vực hoạt động: Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; trường đại học, học viện, cao đẳng; cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp khác; tổ chức ngoài nhà nước, doanh nghiệp.
3. Kỳ công bố: 2 năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
- Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ;
- Phối hợp: Cục Thống kê; Sở Tài chính.
15. Giáo dục
T1501. Số học sinh phổ thông bình quân một giáo viên
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số học sinh phổ thông bình quân một giáo viên là tỷ số giữa tổng số học sinh và tổng số giáo viên của mỗi cấp học.
Công thức tính:
Số học sinh phổ thông bình quân một giáo viên cấp học t năm học k |
= |
Số học sinh phổ thông cấp học t đang học trong năm học k |
Số giáo viên phổ thông cấp học t đang giảng dạy trong năm học k |
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại hình;
- Cấp học.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra các cơ sở giáo dục ngoài công lập;
- Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Sở Giáo dục và Đào tạo.
T1502. Số học sinh phổ thông bình quân một lớp học
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số học sinh phổ thông bình quân một lớp học là tỷ số giữa tổng số học sinh trên tổng số lớp học của mỗi cấp học.
Công thức tính:
Số học sinh phổ thông bình quân một giáo viên cấp học t năm học k |
= |
Số học sinh phổ thông đang học cấp học t năm học k |
Số lớp học cấp học t năm học k |
2. Phân tổ chủ yếu: Cấp học.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra các cơ sở giáo dục ngoài công lập;
- Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Sở Giáo dục và Đào tạo.
T1503. Tỷ lệ học sinh đi học phổ thông
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ học sinh đi học phổ thông gồm tỷ lệ học sinh đi học chung phổ thông và tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi phổ thông.
Tỷ lệ học sinh đi học chung cấp tiểu học là số phần trăm số học sinh đang học cấp tiểu học so với tổng dân số ở độ tuổi cấp tiểu học từ 6 - 10 tuổi.
Tỷ lệ học sinh đi học chung cấp trung học cơ sở là số phần trăm số học sinh đang học cấp trung học cơ sở so với tổng dân số ở độ tuổi cấp trung học cơ sở từ 11 - 14 tuổi.
Tỷ lệ học sinh đi học chung cấp trung học phổ thông là số phần trăm số học sinh đang học cấp trung học phổ thông so với tổng dân số ở độ tuổi cấp trung học phổ thông từ 15 - 17 tuổi.
Công thức tính:
Tỷ lệ học sinh đi học chung cấp học i năm học t (%) |
= |
Số học sinh đang học cấp học i năm học t |
x 100 |
Dân số trong độ tuổi cấp học i trong năm t |
Tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi cấp tiểu học là số phần trăm số học sinh tuổi từ 6 - 10 tuổi đang học cấp tiểu học so với tổng dân số trong độ tuổi cấp tiểu học từ 6 - 10 tuổi.
Tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi cấp trung học cơ sở là số phần trăm số học sinh tuổi từ 11 - 14 tuổi đang học cấp trung học cơ sở so với tổng dân số trong độ tuổi cấp trung học cơ sở từ 11 - 14 tuổi.
Tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi cấp trung học phổ thông là số phần trăm số học sinh tuổi từ 15 - 17 tuổi đang học cấp trung học phổ thông so với tổng dân số trong độ tuổi cấp trung học phổ thông từ 15 - 17 tuổi.
Công thức tính:
Tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi cấp học i năm học t (%) |
= |
Số học sinh trong độ tuổi cấp học i đang học cấp học i năm học t |
x 100 |
Dân số trong độ tuổi cấp học i trong năm học t |
Tuổi học sinh quy ước bằng năm khai giảng năm học trừ đi năm sinh của học sinh trong giấy khai sinh.
2. Phân tổ chủ yếu
- Chung/đúng tuổi;
- Cấp học;
- Giới tính.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra các cơ sở giáo dục ngoài công lập;
- Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo;
- Phối hợp: Cục Thống kê.
T1504. Số trường, lớp, phòng học phổ thông
1. Khái niệm, phương pháp tính
Giáo dục phổ thông là hình thức giáo dục chính quy, thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Giáo dục phổ thông gồm 2 cấp tiểu học và trung học. Cấp tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5; cấp trung học gồm: Cấp trung học cơ sở từ lớp 6 đến lớp 9 và cấp trung học phổ thông từ lớp 10 đến lớp 12.
a) Trường phổ thông là cơ sở giáo dục phổ thông, bảo đảm đủ các điều kiện về cán bộ quản lý, giáo viên dạy các môn học, nhân viên hành chính, bảo vệ, y tế…; có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập; có đủ những điều kiện về tài chính theo quy định của Bộ Tài chính. Trường phổ thông nằm trong hệ thống giáo dục quốc gia được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của nhà nước; thực hiện chương trình giáo dục phổ thông và kế hoạch giảng dạy do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục.
Trường phổ thông gồm có trường tiểu học, trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông.
- Trường tiểu học là cơ sở giáo dục của cấp tiểu học, là cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường tiểu học có từ lớp 1 đến lớp 5, có tư cách pháp nhân và con dấu riêng.
- Trường trung học cơ sở là cơ sở giáo dục của cấp trung học, nối tiếp cấp học tiểu học của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường trung học cơ sở có từ lớp 6 đến lớp 9, có tư cách pháp nhân và con dấu riêng.
- Trường trung học phổ thông là cơ sở giáo dục của cấp trung học nhằm hoàn chỉnh học vấn phổ thông. Trường trung học phổ thông có từ lớp 10 đến lớp 12, có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng.
Ngoài ra, trường phổ thông có thể còn có các loại trường sau:
+ Trường phổ thông cơ sở là trường ghép giữa tiểu học và trung học cơ sở, có từ lớp 1 đến lớp 9.
+ Trường trung học là trường ghép giữa trung học cơ sở và trung học phổ thông, có thể có từ lớp 6 đến lớp 12.
+ Trường trung học cấp I, II, III là trường ghép giữa tiểu học và trung học, có từ lớp 1 đến lớp 12. Trên thực tế khi thống kê, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn ghi loại này vào trường trung học phổ thông.
Loại hình trường gồm có trường công lập, trường dân lập và trường tư thục.
- Trường công lập là trường do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên.
- Trường dân lập là trường do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động.
- Trường tư thục là trường do các cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động.
b) Lớp học phổ thông là một tổ chức của trường học phổ thông gồm các học sinh cùng học một chương trình giáo dục hoặc nhiều chương trình giáo dục, do một giáo viên giảng dạy hoặc do nhiều giáo viên giảng dạy nhưng có sự quản lý trực tiếp của một giáo viên chủ nhiệm.
Lớp học phổ thông bao gồm các lớp của cấp tiểu học, các lớp của cấp trung học cơ sở và các lớp của cấp trung học phổ thông.
Số lượng học sinh quy định của một lớp học chuẩn như sau:
- Cấp tiểu học: 35 học sinh trở xuống;
- Cấp trung học: 45 học sinh trở xuống.
c) Phòng học là một địa điểm cụ thể được cấu trúc thành phòng học của trường học, nơi học sinh thường xuyên đến ngồi theo từng lớp để nghe giáo viên giảng bài, không phân biệt số ca, số lớp hay số trường sử dụng.
Phòng học đạt tiêu chuẩn được quy định phải bảo đảm đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông; bảo đảm an toàn cho giáo viên và học sinh, đúng quy cách theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về vệ sinh trường học. Trong phòng học phải có các thiết bị sau:
- Bàn ghế học sinh theo kích cỡ phù hợp với lứa tuổi của từng lớp, bảo đảm một học sinh có một chỗ ngồi;
- Một bàn, một ghế tựa cho giáo viên;
- Bảng viết;
- Bục giảng và bục kê bàn ghế cho giáo viên;
- Có hệ thống đèn và hệ thống quạt (đối với trường có điện lưới);
- Có hệ thống tủ tường (đối với trường có đủ điều kiện).
Các thiết bị phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu lắp đặt theo quy định về vệ sinh trường học.
Phòng học kiên cố là phòng học của các nhà cao tầng hoặc 1 tầng mái bằng, thời gian sử dụng từ 50 năm trở lên.
Phòng học bán kiên cố là phòng học của các nhà có chất lượng xây dựng và thời gian sử dụng thấp hơn so với nhà kiên cố (trên 20 năm).
Phòng học tạm là phòng học của nhà đơn sơ; làm bằng tranh tre, nứa lá hoặc tương tự.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại hình;
- Loại trường;
- Cấp học;
- Huyện/quận/thị xã/thành phố;
- Riêng phòng học phân tổ thêm: Kiên cố/bán kiên cố/nhà tạm.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Sở Giáo dục và Đào tạo;
T1505. Số giáo viên phổ thông
1. Khái niệm, phương pháp tính
Giáo viên phổ thông là người có trình độ, kiến thức theo quy định, làm công tác giảng dạy, giáo dục trong các trường phổ thông, theo từng bậc học phù hợp. Giáo viên phổ thông chia theo cấp học có giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở và giáo viên trung học phổ thông.
- Giáo viên tiểu học là giáo viên có bằng tốt nghiệp từ trung cấp sư phạm trở lên; dạy các môn học từ lớp 1 đến lớp 5 theo chương trình của hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
- Giáo viên trung học cơ sở là giáo viên có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng sư phạm trở lên hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở. Giáo viên trung học cơ sở dạy các môn học từ lớp 6 đến lớp 9 theo chương trình của hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
- Giáo viên trung học phổ thông là giáo viên có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông. Giáo viên trung học phổ thông dạy các môn học từ lớp 10 đến lớp 12 chương trình của hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại hình;
- Cấp học;
- Giới tính;
- Dân tộc;
- Đạt chuẩn;
- Huyện/quận/thị xã/thành phố.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Sở Giáo dục và Đào tạo.
T1506. Số học sinh phổ thông
1. Khái niệm, phương pháp tính
Học sinh phổ thông là những người đang theo học các lớp từ lớp 1 đến lớp 12 thuộc các trường phổ thông.
Học sinh phổ thông chia theo cấp học có học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông:
- Học sinh tiểu học là học sinh từ lớp 1 đến lớp 5.
- Học sinh trung học cơ sở là học sinh từ lớp 6 đến lớp 9.
- Học sinh trung học phổ thông là học sinh từ lớp 10 đến lớp 12.
Tuổi của học sinh được tính theo năm. Nhóm tuổi để tính phổ cập đúng tuổi được quy định như sau:
- Tiểu học: Từ 6 tuổi đến 10 tuổi.
- Trung học cơ sở: Từ 11 tuổi đến 14 tuổi.
- Trung học phổ thông: Từ 15 tuổi đến 17 tuổi.
Học sinh phổ thông chia theo tình trạng học tập và thời gian xác định có học sinh tuyển mới và học sinh lưu ban:
- Học sinh tuyển mới là học sinh bắt đầu vào học ở lớp đầu cấp học (lớp 1, lớp 6, lớp 10) hoặc học sinh mới chuyển đến, hoặc học sinh đã bỏ học ở các lớp khác, nay trở lại học vào kỳ khai giảng tại các trường.
- Học sinh lưu ban là học sinh sau một năm học không được lên lớp, phải học lại lớp học đó trong năm học tiếp theo.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại hình;
- Cấp học;
- Giới tính;
- Dân tộc;
- Nhóm tuổi;
- Tuyển mới;
- Lưu ban;
- Huyện/quận/thị xã/thành phố.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Sở Giáo dục và Đào tạo.
16. Y tế và chăm sóc sức khỏe
T1601. Số bác sỹ, số giường bệnh trên mười nghìn dân
1. Khái niệm, phương pháp tính
a) Số bác sỹ trên mười nghìn dân được xác định tại thời điểm báo cáo theo công thức:
Số bác sỹ bình quân trên mười nghìn dân |
= |
Số bác sỹ công tác trong lĩnh vực y tế có đến thời điểm báo cáo |
x 10.000 |
Dân số cùng thời điểm |
Bác sỹ ở đây gồm bác sĩ, thạc sỹ, tiến sỹ, giáo sư, phó giáo sư có trình độ chuyên môn về y học và có bằng bác sỹ trở lên hiện đang công tác trong lĩnh vực y tế.
b) Số giường bệnh trên mười nghìn dân được xác định tại thời điểm báo cáo theo công thức:
Số giường bệnh bình quân mười nghìn dân |
= |
Số giường bệnh tại các cơ sở y tế có đến thời điểm báo cáo |
x 10.000 |
Dân số cùng thời điểm |
Không tính số giường tại các trạm y tế xã/phường/thị trấn, cơ quan.
2. Kỳ công bố: Năm.
3. Nguồn số liệu
- Điều tra cơ sở và nhân lực y tế ngoài công lập;
- Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Sở Y tế;
- Phối hợp: Cục Thống kê.
T1603. Tỷ suất chết của trẻ em dưới một tuổi
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ suất chết của trẻ em dưới một tuổi là số đo mức độ chết của trẻ em trong năm đầu tiên của cuộc sống. Tỷ suất này được định nghĩa là số trẻ em dưới một tuổi chết tính bình quân trên một nghìn trẻ em sinh ra sống trong năm.
Công thức tính:
Trong đó:
IMR: Tỷ suất chết của trẻ em dưới một tuổi;
D0: Số trẻ em chết ở độ tuổi dưới một tuổi trong năm;
B: Tổng số trường hợp sinh ra sống trong năm.
2. Phân tổ chủ yếu: Giới tính.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
- Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê; Cục Thống kê.
T1604. Tỷ suất chết của trẻ em dưới năm tuổi
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ suất chết của trẻ em dưới năm tuổi là số trẻ em dưới năm tuổi chết tính bình quân trên 1.000 trẻ em sinh ra sống trong năm.
Công thức tính:
Trong đó:
U5MR: Tỷ suất chết của trẻ em dưới năm tuổi;
5D0: Số trẻ em chết ở độ tuổi dưới năm tuổi trong năm;
B: Tổng số trường hợp sinh ra sống trong năm.
2. Phân tổ chủ yếu: Giới tính.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
- Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê; Cục Thống kê.
T1605. Tỷ lệ trẻ em dưới một tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ trẻ em dưới một tuổi được tiêm (uống) đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh theo quy định của Bộ Y tế được xác định theo công thức:
Tỷ lệ trẻ em dưới một tuổi được tiêm (uống) đầy đủ các loại vắc xin (%) |
= |
Số trẻ em dưới một tuổi được tiêm (uống) đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh theo quy định của Bộ Y tế trong năm xác định |
x 100 |
Tổng số trẻ em dưới một tuổi trong khu vực trong cùng năm |
2. Phân tổ chủ yếu: Huyện/quận/thị xã/thành phố.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu:
- Điều tra nhân khẩu học và sức khỏe;
- Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Sở Y tế.
T1606. Tỷ lệ trẻ em dưới năm tuổi suy dinh dưỡng
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ trẻ em dưới năm tuổi suy dinh dưỡng là số trẻ em dưới, năm tuổi bị suy dinh dưỡng (SDD) ít nhất một trong 3 thể: Cân nặng theo tuổi; chiều cao theo tuổi hoặc cân nặng theo chiều cao tính trên 100 trẻ được cân đo của khu vực trong thời điểm điều tra.
Trẻ em suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi là trẻ em dưới năm tuổi có cân nặng theo tuổi thấp dưới trừ hai độ lệch chuẩn (-2SD) của cân nặng trung vị của quần thể tham khảo của Tổ chức Y tế Thế giới.
Trẻ em suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi là trẻ em dưới năm tuổi có chiều cao theo tuổi thấp dưới trừ hai độ lệch chuẩn (-2SD) của chiều cao trung vị của quần thể tham khảo của Tổ chức Y tế Thế giới.
Trẻ em suy dinh dưỡng cân nặng theo chiều cao là trẻ em dưới năm tuổi có cân nặng theo chiều cao thấp dưới trừ hai độ lệch chuẩn (-2SD) của cân nặng trung vị của quần thể tham khảo của Tổ chức Y tế Thế giới.
Quần thể tham khảo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là một nhóm trẻ có sức khỏe, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường và cân nặng, chiều cao của những trẻ em này được Tổ chức Y tế Thế giới dùng làm chuẩn để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của những trẻ em cùng độ tuổi. Quần thể tham khảo năm 2006 của Tổ chức Y tế Thế giới là chuẩn mới thay thế cho quần thể tham khảo cũ trước đây của Hoa Kỳ và của Tổ chức Y tế Thế giới.
Tình trạng dinh dưỡng được phân loại theo các mức sau:
- Bình thường: ≥ - 2SD
- Suy dinh dưỡng (SDD):
Độ I (vừa) < - 2SD và ≥ - 3SD
Độ II (nặng): < - 3SD và ≥ - 4SD
Độ III (rất nặng): < - 4SD
Trong đó, SD là độ chênh lệch chuẩn.
Khái niệm suy dinh dưỡng theo nghĩa rộng cũng gồm cả hiện tượng thừa dinh dưỡng, hiện tượng béo phì.
Tỷ lệ trẻ em dưới năm tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi (%) |
= |
Số trẻ dưới năm tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi |
x 100 |
Số trẻ em dưới năm tuổi được cân |
Tỷ lệ trẻ em dưới năm tuổi suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi (%) |
= |
Số trẻ em dưới năm tuổi suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi |
x 100 |
Số trẻ em dưới năm tuổi được đo chiều cao |
Tỷ lệ trẻ em dưới năm tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo chiều (%) |
= |
Số trẻ em dưới năm tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo chiều cao |
x 100 |
Số trẻ em dưới năm tuổi được cân và đo chiều cao |
2. Phân tổ chủ yếu: Mức độ suy dinh dưỡng.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra dinh dưỡng;
- Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Sở Y tế.
T1607. Số ca hiện nhiễm HIV được phát hiện trên một trăm nghìn dân
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số ca hiện nhiễm HIV được phát hiện trên một trăm nghìn dân là số người đã được cơ quan y tế phát hiện bị nhiễm HIV ở một khu vực và thời điểm xác định tính trên một trăm nghìn dân của khu vực đó.
Số ca hiện nhiễm HIV được phát hiện trên một trăm nghìn dân |
= |
Tổng số người hiện nhiễm HIV khu vực a thời điểm t |
x 100.000 |
Tổng số dân khu vực a thời điểm t |
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Nhóm tuổi;
- Huyện/quận/thị xã/thành phố.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Sở Y tế.
T1608. Số ca tử vong do HIV/AIDS được báo cáo hàng năm trên một trăm nghìn dân
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số trường hợp tử vong do HIV/AIDS trên một trăm nghìn dân trong năm báo cáo, được xác định theo công thức:
Số ca tử vong do HIV/AIDS khu vực a năm t trên một trăm nghìn dân |
= |
Tổng số trường hợp mới tử vong do HIV/AIDS khu vực a trong năm t |
x 100.000 |
Dân số trung bình khu vực a năm t |
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Nhóm tuổi;
- Huyện/quận/thị xã/thành phố.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Sở Y tế.
17. Văn hóa, thể thao và du lịch
T1702. Số huy chương trong các kỳ thi đấu quốc tế
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số huy chương trong các kỳ thi đấu quốc tế là số huy chương vàng, bạc, đồng của vận động viên nước ta đạt được trong các giải thi đấu thể thao quốc tế chính thức trong năm, không gồm thành tích của vận động viên đạt được trong các giải mời tham dự. Các giải thể thao quốc tế chính thức được tổ chức gồm giải Thế giới (Thế vận hội Olympic, vô địch, vô địch trẻ); giải Châu Á (Á vận hội ASIAD, vô địch, vô địch trẻ), giải Đông Nam Á (SEA Games, vô địch, vô địch trẻ).
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại huy chương;
- Môn thể thao.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
T1703. Doanh thu dịch vụ du lịch lữ hành
1. Khái niệm, phương pháp tính
Là toàn bộ doanh thu thuần du lịch lữ hành, gồm doanh thu thuần do bán, tổ chức thực hiện các chương trình du lịch; doanh thu thuần hoạt động đại lý lữ hành (tiền hoa hồng do bán các chương trình du lịch của một doanh nghiệp lữ hành cho khách du lịch, không tổ chức thực hiện chương trình đó); doanh thu từ các dịch vụ khác giúp đỡ khách du lịch...
2. Phân tổ chủ yếu
3. Kỳ công bố: Tháng, quý, năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra doanh nghiệp;
- Điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Thống kê.
T1706. Số lượt khách du lịch nội địa
1. Khái niệm, phương pháp tính
Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Trong thống kê, chỉ tiêu số lượt khách du lịch nội địa được hiểu là những người đi ra khỏi môi trường sống thường xuyên của mình để đến một nơi khác và ở đó trong thời gian ít hơn 12 tháng liên tục với mục đích chính của chuyến đi là thăm quan, nghỉ dưỡng, báo chí hội nghị, học tập, thăm thân, chữa bệnh hay các mục đích khác ngoài việc lao động kiếm sống ở nơi đến.
Khách du lịch nghỉ qua đêm là những khách ngủ lại ít nhất một đêm trong các cơ sở lưu trú du lịch tại nơi đến du lịch.
Khách trong ngày là những người không nghỉ qua đêm tại bất kỳ một cơ sở lưu trú du lịch nào tại nơi đến du lịch.
Lượt khách do các cơ sở lưu trú phục vụ là số lượt khách đến thuê buồng, giường, nghỉ tại cơ sở lưu trú kể cả lượt khách nghỉ trong ngày và lượt khách có nghỉ qua đêm.
Lượt khách do các cơ sở lữ hành phục vụ là tổng số khách du lịch theo các tour do các đơn vị kinh doanh du lịch tổ chức thực hiện.
Chỉ tiêu này được tổng hợp thông qua các cơ sở lưu trú du lịch và công ty du lịch lữ hành.
Công thức tính:
Tổng số lượt khách du lịch nội địa |
= |
Tổng số lượt khách du lịch nội địa nghỉ đêm |
+ |
Tổng số lượt khách du lịch nội địa tham quan trong ngày |
Trong đó:
Tổng số lượt khách du lịch nội địa có nghỉ đêm |
= |
Tổng số đêm lưu trú của khách du lịch nội địa |
Số đêm lưu trú bình quân một lượt khách du lịch nội địa qua đêm |
Tổng số lượt khách du lịch nội địa tham quan trong ngày |
= |
Tổng số lượt khách du lịch nội địa có nghỉ đêm |
Tỷ lệ giữa khách du lịch nội địa có nghỉ đêm và khách du lịch nội địa tham quan trong ngày trên địa bàn |
2. Phân tổ chủ yếu
- Khách du lịch nghỉ qua đêm;
- Khách trong ngày;
- Lượt khách do các cơ sở lưu trú phục vụ;
- Lượt khách do các cơ sở lữ hành phục vụ.
3. Kỳ công bố: Quý, năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
T1708. Chi tiêu của khách du lịch nội địa
1. Khái niệm, phương pháp tính
Là tổng số tiền chi tiêu của khách du lịch nội địa hoặc đại diện cho đoàn đi trong suốt thời gian đi và ở lại nơi đến. Từ nơi đến ở đây có ý nghĩa rộng vì nó bao hàm toàn bộ những nơi được đi thăm trong hành trình chuyến đi.
Chi tiêu du lịch trong nước được chia theo 3 nhóm chính là chi phí cho chuẩn bị chuyến đi, chi phí trong thời gian đi (chi phí xuất hiện trong thời gian chuyến đi và ở lại nơi đến) và chi phí sau chuyến đi (chi phí liên quan đến chuyến đi của khách tại nước cư trú của người đó khi họ quay về sau chuyến đi), gồm:
Các khoản chi phí cần thiết cho quá trình chuẩn bị chuyến đi (tức là chi phí trước chuyến đi);
Các khoản chi phí mới xuất hiện trong thời gian chuyến đi và ở lại nơi đến (tức là chi phí trong chuyến đi);
Các khoản chi phí của khách tại nơi cư trú của người đó khi mà họ quay về sau chuyến đi (tức là chi phí sau chuyến đi).
Công thức tính:
Chi tiêu bình quân ngày khách du lịch nội địa |
= |
Tổng chi tiêu của toàn bộ khách du lịch nội địa được điều tra |
Tổng số ngày của khách du lịch nội địa được điều tra |
Chi tiêu bình quân một lượt khách du lịch nội địa |
= |
Tổng chi tiêu của toàn bộ khách du lịch nội địa được điều tra |
Tổng số khách du lịch nội địa được điều tra |
Tổng chi tiêu của khách du lịch nội địa |
= |
Chi tiêu bình quân một lượt khách du lịch nội địa |
x |
Tổng số khách du lịch nội địa trong thời kỳ điều tra |
2. Phân tổ chủ yếu
- Khoản chi;
- Phương tiện;
- Mục đích;
- Nghề nghiệp;
- Độ tuổi, giới tính;
- Loại cơ sở lưu trú.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra hộ gia đình thu thập thông tin về du lịch;
- Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Cục Thống kê;
- Phối hợp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
18. Mức sống dân cư
T1802. Tỷ lệ nghèo
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ nghèo là số phần trăm về số người hoặc số hộ có mức thu nhập (hoặc chi tiêu) bình quân đầu người thấp hơn chuẩn nghèo trong tổng số người hoặc số hộ được nghiên cứu.
Công thức tính:
Tỷ lệ nghèo (%) |
= |
Số người (hoặc hộ) được nghiên cứu có thu nhập (chi tiêu) bình quân đầu người thấp hơn chuẩn nghèo |
x 100 |
Tổng số người (hoặc hộ) được nghiên cứu |
Chuẩn nghèo là mức thu nhập (hoặc chi tiêu) bình quân đầu người được dùng để xác định người nghèo hoặc hộ nghèo. Những người hoặc hộ có thu nhập (hoặc chi tiêu) bình quân đầu người thấp hơn chuẩn nghèo được coi là người nghèo hoặc hộ nghèo.
Chuẩn nghèo bằng chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm cộng với một mức chi tối thiểu cho các mặt hàng phi lương thực - thực phẩm, gồm: Nhà ở, quần áo, đồ dùng gia đình, học tập văn hóa, giải trí, y tế, đi lại, thông tin liên lạc...
Chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm là trị giá của một rổ hàng hóa lương thực, thực phẩm thiết yếu bảo đảm khẩu phần ăn duy trì với nhiệt lượng tiêu dùng một người một ngày là 2100 Kcal.
2. Phân tổ chủ yếu: Thành thị/nông thôn.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê; Cục Thống kê.
T1804. Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch là phần trăm dân số sống ở khu vực đô thị được cung cấp nước sạch trong tổng số dân sống ở khu vực đô thị.
Công thức tính:
Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch (%) |
= |
Dân số đô thị được cung cấp nước sạch |
x 100 |
Tổng dân số khu vực đô thị |
Nước sạch là nước máy được sản xuất từ các nhà máy xử lý nước và cung cấp cho người dân, đạt tiêu chuẩn quy định của Bộ Xây dựng.
Dân số thành thị là dân số sống ở các đô thị từ loại 5 đến loại đặc biệt.
2. Phân tổ chủ yếu
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra các chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật đô thị;
- Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Sở Xây dựng.
T1805. Tỷ lệ dân số được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ dân số được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh là phần trăm dân số được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh trong tổng dân số.
Công thức tính:
Tỷ lệ dân số được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh (%) |
= |
Dân số (diện nghiên cứu) được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh |
x 100 |
Tổng dân số (diện nghiên cứu) |
Nguồn nước hợp vệ sinh là nước được sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thỏa mãn các yêu cầu chất lượng: không mầu, không mùi, không vị lạ, không chứa thành phần có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi; đồng thời kết hợp với các quan sát theo hướng dẫn sau:
- Giếng đào hợp vệ sinh: Nằm cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn gây ô nhiễm khác ít nhất 10m; thành giếng cao tối thiểu 0,6m được xây bằng gạch, đá hoặc thả ống buy sâu ít nhất 3m kể từ mặt đất; sân giếng phải làm bằng bê tông, lát gạch, đá, không bị nứt nẻ.
- Giếng khoan hợp vệ sinh: nằm cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn gây ô nhiễm khác ít nhất 10m; sân giếng phải làm bằng bê tông, lát gạch, đá, không bị nứt nẻ.
- Các nguồn nước hợp vệ sinh khác: nước suối hoặc nước mặt không bị ô nhiễm bởi các chất thải của người, động vật, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc chất thải công nghiệp, làng nghề; nước mưa được thu hứng từ mái ngói, mái tôn, trần nhà bê tông (sau khi xả nước bụi bẩn) trong bể chứa, lu chứa được rửa sạch trước khi thu hứng; nước mạch lộ là nguồn nước ngầm xuất lộ từ khe núi đá và núi đất không bị ô nhiễm bởi chất thải của người hoặc động vật, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc chất thải công nghiệp, làng nghề.
2. Kỳ công bố: 2 năm, năm có Tổng điều tra dân số và nhà ở.
3. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam.
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê; Cục Thống kê.
T1806. Tỷ lệ dân số sử dụng hố xí hợp vệ sinh
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ dân số sử dụng hố xí hợp vệ sinh là số phần trăm hộ gia đình được sử dụng hố xí hợp vệ sinh trong tổng số hộ hiện có trong năm xác định.
Công thức tính:
Tỷ lệ dân số sử dụng hố xí hợp vệ sinh (%) |
= |
Số hộ (diện nghiên cứu) sử dụng hố xí hợp vệ sinh |
x 100 |
Tổng số hộ (diện nghiên cứu) |
Hố xí hợp vệ sinh phải bảo đảm các tiêu chuẩn: không gây ô nhiễm đất bề mặt, không gây ô nhiễm nước bề mặt và nước ngầm, không có ruồi muỗi, không có mùi hôi thối và mất mỹ quan, không tạo khả năng súc vật tiếp xúc với phân.
2. Phân tổ chủ yếu: Thành thị/nông thôn.
3. Kỳ công bố: 2 năm.
4. Nguồn số liệu: Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê; Cục Thống kê.
19. Trật tự, an toàn xã hội và tư pháp
T1901. Số vụ tai nạn giao thông; số người chết, bị thương do tai nạn giao thông
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tai nạn giao thông là sự kiện bất ngờ, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, xảy ra khi các đối tượng tham gia giao thông đang hoạt động trên đường giao thông công cộng, đường chuyên dùng hoặc ở các địa bàn giao thông công cộng (gọi là mạng lưới giao thông: Đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không), nhưng do chủ quan, vi phạm các quy tắc an toàn giao thông hoặc do gặp phải các tình huống, sự cố đột xuất không kịp phòng tránh, đã gây ra những thiệt hại nhất định cho tính mạng, sức khỏe con người hoặc tài sản.
Một lần hoặc nhiều lần va chạm liên tiếp giữa các đối tượng tham gia giao thông tại một địa điểm nhất định thì được gọi là một vụ tai nạn giao thông. Vụ tai nạn giao thông xảy ra đối với một hoặc nhiều đối tượng tham gia giao thông.
Tai nạn giao thông gây ra hậu quả làm thiệt hại về người và tài sản. Số người bị tai nạn giao thông gồm những người bị thương và chết do tai nạn giao thông gây ra.
Người chết do tai nạn giao thông gồm toàn bộ số người bị chết do các tai nạn giao thông gây ra.
Người bị thương là những người bị tổn thương về thể xác và tâm trí do ảnh hưởng trực tiếp của tai nạn giao thông, làm ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường. Những trường hợp bị sốc hoặc ảnh hưởng đến tâm trí do biến cố ảnh hưởng đến gia đình và bản thân không được tính là số người bị thương.
Số người bị thương do tai nạn giao thông gồm toàn bộ số người bị thương phải điều trị do tai nạn giao thông gây ra.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại tai nạn (đường bộ/đường sắt/đường thủy);
- Huyện/quận/thị xã/thành phố.
3. Kỳ công bố: Tháng, 6 tháng, năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Công an cấp tỉnh;
- Phối hợp: Sở Giao thông vận tải; Ban an toàn giao thông tỉnh.
T1902. Số vụ cháy, nổ và mức độ thiệt hại
1. Khái niệm, phương pháp tính
Cháy, nổ là trường hợp xảy ra cháy, nổ ngoài ý muốn và sự kiểm soát của con người trong khu dân cư, cơ sở, cháy rừng, phương tiện giao thông gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng tới môi trường. Một lần xảy ra cháy, nổ thì được gọi là một vụ cháy, nổ.
Thiệt hại do cháy, nổ gồm thiệt hại về người (chết và bị thương do cháy, nổ) và thiệt hại về tài sản (thiêu hủy hoặc hư hỏng) tính theo giá hiện hành.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại cháy nổ;
- Huyện/quận/thị xã/thành phố.
3. Kỳ công bố: Tháng, 6 tháng, năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh và Công an cấp tỉnh.
T1903. Số vụ án, số bị can đã khởi tố
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số vụ án đã khởi tố là số vụ việc có dấu hiệu tội phạm đã được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
Số bị can đã khởi tố là số người hoặc pháp nhân bị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố bị can.
- Nguyên tắc xác định tội danh:
+ Nếu vụ án có nhiều tội danh thì tội danh của vụ án được thống kê theo tội danh nghiêm trọng nhất của vụ án (của bị can đầu vụ);
+ Nếu bị can bị khởi tố về nhiều tội trong cùng một vụ án thì tội danh của bị can được thống kê theo tội danh nghiêm trọng nhất trong vụ án đó;
+ Trong các trường hợp trên nếu các tội danh có cùng mức độ nghiêm trọng thì thống kê theo tội danh có số thứ tự của điều luật nhỏ nhất trong Bộ luật hình sự.
2. Phân tổ chủ yếu
- Tội danh;
- Huyện/quận/thị xã/thành phố;
- Số bị can phân tổ thêm cá nhân/pháp nhân; nếu bị can là cá nhân phân tổ thêm giới tính, nhóm tuổi.
3. Kỳ công bố: 6 tháng, năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Viện Kiểm sát Nhân dân cấp tỉnh.
T1904. Số vụ án, số bị can đã truy tố
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số vụ án đã truy tố là số vụ án mà Viện kiểm sát đã ra quyết định truy tố vụ án ra trước Tòa án bằng bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố.
Số bị can đã truy tố là số bị can mà Viện kiểm sát đã ra quyết định truy tố bị can đó ra trước Tòa án bằng bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố.
- Nguyên tắc xác định tội danh:
+ Nếu vụ án có nhiều tội danh thì tội danh của vụ án được thống kê theo tội danh nghiêm trọng nhất của vụ án (của bị can đầu vụ);
+ Nếu bị can bị khởi tố về nhiều tội trong cùng một vụ án thì tội danh của bị can được thống kê theo tội danh nghiêm trọng nhất trong vụ án đó;
+ Trong các trường hợp trên nếu các tội danh có cùng mức độ nghiêm trọng thì thống kê theo tội danh có số thứ tự của điều luật nhỏ nhất trong Bộ luật hình sự.
2. Phân tổ chủ yếu
- Tội danh;
- Huyện/quận/thị xã/thành phố;
- Số bị can phân tổ thêm cá nhân/pháp nhân; nếu bị can là cá nhân phân tổ thêm giới tính, nhóm tuổi.
3. Kỳ công bố: 6 tháng, năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Viện Kiểm sát Nhân dân cấp tỉnh.
T1905. Số vụ, số người phạm tội đã bị kết án
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số vụ, số người phạm tội đã bị kết án là số vụ án và số bị cáo mà Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm đã đưa ra xét xử và tuyên là có tội.
2. Phân tổ chủ yếu
- Nhóm tội: Theo chương của Bộ luật hình sự;
- Huyện/quận/thị xã/thành phố;
- Số bị cáo phân tổ thêm giới tính, nhóm tuổi.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
T1906. Tỷ lệ dân số từ mười lăm tuổi trở lên bị bạo lực
1. Khái niệm, phương pháp tính
Bạo lực là hành vi cố ý gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần và tình dục của một người khác.
Phạm vi tính toán của chỉ tiêu gồm các công dân từ mười lăm tuổi trở lên là nạn nhân của các hành vi bạo lực, bất kể bạo lực trong gia đình hay ngoài xã hội.
Công thức tính:
Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên bị bạo lực (%) |
= |
Số người từ 15 tuổi trở lên bị bạo lực trong kỳ |
x 100 |
Dân số 15 tuổi trở lên trung bình trong cùng kỳ |
2. Phân tổ chủ yếu
- Thành thị/nông thôn;
- Giới tính;
- Loại bạo lực.
3. Kỳ công bố: 10 năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Cục Thống kê;
- Phối hợp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
T1907. Số lượt người được trợ giúp pháp lý
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số lượt người được trợ giúp pháp lý là số lần người được trợ giúp pháp lý được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí theo quy định của pháp luật trợ giúp pháp lý.
Người được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí là người thuộc một trong các đối tượng sau:
+ Người nghèo là người thuộc chuẩn nghèo theo quy định của pháp luật;
+ Người có công với cách mạng là người hoạt động cách mạng trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945; bà mẹ Việt Nam anh hùng; anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng Lao động; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; người có công giúp đỡ cách mạng; cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng của liệt sĩ; con của liệt sĩ; người có công nuôi dưỡng liệt sĩ;
+ Người già được trợ giúp pháp lý là người từ đủ 60 tuổi trở lên, sống cô đơn, không nơi nương tựa;
+ Người tàn tật được trợ giúp pháp lý là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn hoặc là người bị nhiễm chất độc hóa học, bị nhiễm HIV mà không có nơi nương tựa;
+ Trẻ em được trợ giúp pháp lý là người dưới 16 tuổi không nơi nương tựa;
+ Người dân tộc thiểu số thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
+ Nạn nhân theo quy định của pháp luật phòng, chống mua bán người theo quy định Luật phòng chống mua bán người;
+ Các đối tượng khác được trợ giúp pháp lý theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Phương pháp tính:
Trong một kỳ báo cáo, một người được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí trong 01 vụ việc thì tính là 01 lần (tức là 01 lượt người), trong 02 vụ việc thì tính là 02 lần (tức là 02 lượt người).
Trong một kỳ báo cáo, một người được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí 02 lần trong 01 vụ việc thì tính là 01 lượt người được trợ giúp pháp lý.
Nếu một người thuộc nhiều đối tượng trợ giúp pháp lý khác nhau thì chỉ thống kê theo đối tượng mà người được trợ giúp pháp lý có giấy tờ chứng minh và cung cấp đầu tiên để lưu trong hồ sơ.
Riêng trường hợp nếu người được trợ giúp pháp lý vừa là người nghèo, vừa là người dân tộc thiểu số thì thống kê vào cột vừa là người nghèo, vừa là người dân tộc thiểu số và không thống kê vào cột người nghèo hoặc cột người dân tộc thiểu số.
Nếu người được trợ giúp pháp lý thuộc các đối tượng đặc thù (là nạn nhân của bạo lực gia đình hoặc nạn nhân bị xâm hại tình dục) thì vừa thống kê vào diện đối tượng được trợ giúp pháp lý, vừa thống kê họ vào diện đối tượng đặc thù.
Đối tượng đặc thù là những đối tượng đáp ứng đủ 02 yêu cầu:
- Là những người thuộc diện được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật trợ giúp pháp lý;
- Là nạn nhân của bạo lực gia đình hoặc nạn nhân bị xâm hại tình dục.
Nạn nhân của bạo lực gia đình là nạn nhân chịu ảnh hưởng trực tiếp của các hành vi bạo lực gia đình được quy định tại Điều 2 của Luật phòng, chống bạo lực gia đình.
Nạn nhân bị xâm hại tình dục là nạn nhân của những hành vi xâm hại tình dục được quy định từ Điều 141 đến Điều 147 Bộ luật hình sự.
2. Phân tổ chủ yếu: Đối tượng được trợ giúp pháp lý.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Sở Tư pháp.
20. Bảo vệ môi trường
T2001. Diện tích rừng hiện có
1. Khái niệm, phương pháp tính
Diện tích rừng hiện có là diện tích đất tại thời điểm quan sát có hệ sinh thái gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác.
Diện tích rừng hiện có là diện tích có thành phần chính gồm các loại cây lâm nghiệp như: gỗ, tre, nứa, luồng,... hoặc hệ thực vật đặc trưng, có độ che phủ của tán rừng từ 10% trở lên, gồm diện tích rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
a) Diện tích rừng sản xuất là diện tích rừng sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Diện tích rừng sản xuất được quy hoạch nhằm mục đích khai thác gỗ, củi, nguyên liệu giấy và các lâm sản khác phục vụ cho sản xuất và đời sống.
b) Diện tích rừng phòng hộ là diện tích rừng sử dụng vào mục đích phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường sinh thái... được quy hoạch nhằm mục đích giữ nước, chống lũ, chống xói mòn, điều hòa khí hậu, chắn gió, cát bảo vệ các công trình thủy lợi, thủy điện, bảo vệ sản xuất và đời sống theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
c) Diện tích rừng đặc dụng là diện tích rừng được sử dụng chủ yếu vào mục đích nghiên cứu, thí nghiệm khoa học, bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Rừng đặc dụng gồm:
- Vườn quốc gia là vùng đất tự nhiên được thành lập để bảo vệ lâu dài một hay nhiều hệ sinh thái, đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Vùng đất tự nhiên gồm mẫu chuẩn của các hệ sinh thái cơ bản còn nguyên vẹn hoặc ít bị tác động của con người, các khu rừng có giá trị cao về văn hóa, du lịch;
+ Phải đủ rộng để chứa được một hay nhiều hệ sinh thái và không bị thay đổi bởi những tác động xấu của con người;
+ Tỷ lệ diện tích hệ sinh thái cần bảo tồn phải đạt từ 70% trở lên;
+ Điều kiện giao thông tương đối thuận lợi.
- Khu bảo tồn thiên nhiên (còn gọi là khu dự trữ tự nhiên và khu bảo toàn loài sinh cảnh) là vùng đất tự nhiên được thành lập nhằm mục đích bảo đảm diễn thế tự nhiên và đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Có dự trữ tài nguyên thiên nhiên và có giá trị đa dạng sinh học cao;
+ Có giá trị cao về khoa học, giáo dục, du lịch;
+ Có các loài động thực vật đặc hữu hoặc là nơi cư trú, ẩn náu, kiếm ăn của các loài động vật hoang dã quý hiếm;
+ Đủ rộng để chứa được một hay nhiều hệ sinh thái, tỷ lệ diện tích cần bảo tồn trên 70%.
- Khu rừng văn hóa - lịch sử - môi trường là khu vực gồm một hay nhiều cảnh quan có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu, có giá trị văn hóa - lịch sử nhằm phục vụ các hoạt động văn hóa, du lịch hoặc để nghiên cứu, gồm:
+ Khu vực rừng có các thắng cảnh trên đất liền, ven biển hay hải đảo;
+ Khu vực rừng có di tích lịch sử-văn hóa đã được xếp hạng.
2. Phân tổ chủ yếu: Loại rừng (phân theo mục đích sử dụng).
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra kiểm kê rừng;
- Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
T2002. Diện tích rừng được bảo vệ
1. Khái niệm, phương pháp tính
Diện tích rừng được bảo vệ là diện tích rừng giao cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình quản lý bảo vệ kết hợp với khai thác hợp lý nhằm ngăn chặn những tác nhân xâm hại đến rừng như chặt phá rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản và săn bắt động vật rừng trái phép.
Diện tích rừng được bảo vệ gồm diện tích rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đã được giao cho các chủ rừng quản lý bảo vệ tính đến thời điểm nhất định.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại rừng;
- Loại hình kinh tế.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra kiểm kê rừng;
- Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
T2003. Tỷ lệ che phủ rừng
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ che phủ rừng là tỷ lệ phần trăm diện tích rừng hiện có so với diện tích đất tự nhiên của cả nước, một vùng lãnh thổ hay một địa phương tại một thời điểm nhất định.
Công thức tính:
Tỷ lệ che phủ rừng (%) = 100 x
Trong đó:
- Shcr là diện tích rừng hiện có;
- Stn là tổng diện tích đất tự nhiên.
2. Phân tổ chủ yếu: Loại rừng (phân theo mục đích sử dụng).
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra kiểm kê rừng;
- Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
T2004. Số vụ thiên tai và mức độ thiệt hại
1. Khái niệm, nội dung
Vụ thiên tai là một thảm họa do thiên nhiên gây ra như bão, lụt, lũ, lốc, động đất, sạt lở đất, triều cường, xâm nhập mặn. sóng thần, núi lửa, sét đánh, mưa đá, băng giá, nóng, hạn hán,...
Số vụ thiên tai là tổng số vụ thiên tai xảy ra trong kỳ báo cáo có ảnh hưởng đến các khu vực địa lý khác nhau của đất nước.
Mức độ thiệt hại gồm thiệt hại về người và tài sản của các vụ thiên tai. Về người gồm số người chết, số người bị mất tích, số người bị thương; thiệt hại về tài sản được ước tính toàn bộ giá trị thiệt hại bằng tiền mặt do vụ thiên tai gây ra.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại thiên tai;
- Huyện/quận/thị xã/thành phố.
3. Kỳ công bố: Tháng, năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
T2005. Tỷ lệ diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên
1. Khái niệm, phương pháp tính
Diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên trên cạn (gồm vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan) được công nhận trên địa bàn các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
Tỷ lệ diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên là tỷ lệ phần trăm diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên trên cạn (gồm vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan) được công nhận trên địa bàn các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương trong tổng số diện tích tự nhiên của tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
Công thức tính:
Tỷ lệ diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên (%) |
= |
Tổng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên được công nhận trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương |
x 100 |
Tổng số diện tích tự nhiên của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương |
2. Kỳ công bố: 5 năm.
3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường.
T2006. Diện tích đất bị thoái hóa
1. Khái niệm, phương pháp tính
Đất bị thoái hóa là đất bị thay đổi những đặc tính và tính chất vốn có ban đầu (theo chiều hướng xấu) do sự tác động của điều kiện tự nhiên và con người.
Thoái hóa đất có khả năng xảy ra trên tất cả các loại đất: Đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng.
Đất bị thoái hóa gồm các loại hình sau: Đất bị khô hạn, hoang mạc hóa; đất bị hoang hóa; sạt lở đất; kết von, đá ong hóa; đất bị chai cứng, chặt bí; ô nhiễm đất; xói mòn đất; đất bị ngập úng; đất bị mặn hóa; đất bị phèn hóa.
Công thức tính:
Tổng diện tích đất bị thoái hóa |
= |
Diện tích đất bị thoái hóa nhẹ |
+ |
Diện tích đất bị thoái hóa trung bình |
+ |
Diện tích đất bị thoái hóa nặng |
Tổng hợp phân hạng mức độ thoái hóa đất (đất bị thoái hóa nặng, thoái hóa trung bình, thoái hóa nhẹ) theo quy định kỹ thuật về điều tra thoái hóa đất của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại hình thoái hóa;
- Loại đất (đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng).
3. Kỳ công bố: 5 năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường.
T2007. Tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom, xử lý
1. Khái niệm, phương pháp tính
Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác.
Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý là tỷ lệ phần trăm các chất thải nguy hại được xử lý (kể cả tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại) bảo đảm đạt quy chuẩn quốc gia trong tổng khối lượng chất thải nguy hại.
Tỷ lệ này càng cao phản ánh mức độ bảo vệ môi trường càng tốt và ngược lại.
2. Phân tổ chủ yếu: Trạng thái tồn tại của chất thải nguy hại rắn/lỏng/khí.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Phối hợp: Sở Công Thương; Sở Y tế.
NỘI DUNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ CẤP HUYỆN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 54/2016/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)
01. Đất đai, dân số và bình đẳng giới
H0101. Diện tích và cơ cấu đất
I. Khái niệm, phương pháp tính
1. Diện tích đất
Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính được xác định gồm toàn bộ diện tích các loại đất trong phạm vi đường địa giới của từng đơn vị hành chính đã được xác định theo quy định của pháp luật.
Diện tích đất của đơn vị hành chính được lấy theo số liệu do cơ quan địa chính có thẩm quyền đo đạc và công bố. Đối với các đơn vị hành chính có biển thì diện tích tự nhiên của đơn vị hành chính đó gồm diện tích các loại đất của phần đất liền và các đảo, quần đảo trên biển tính đến đường mép nước biển triều kiệt trung bình trong nhiều năm. Tổng diện tích đất tự nhiên gồm nhiều loại đất khác nhau tùy theo tiêu thức phân loại. Thông thường diện tích đất được phân theo mục đích sử dụng và người quản lý và sử dụng.
a) Diện tích đất theo mục đích sử dụng là diện tích của phần đất có cùng mục đích sử dụng trong phạm vi của đơn vị hành chính gồm nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng.
- Nhóm đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và bảo vệ, phát triển rừng. Gồm các loại đất:
+ Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
+ Đất trồng cây lâu năm;
+ Đất rừng sản xuất;
+ Đất rừng phòng hộ;
+ Đất rừng đặc dụng;
+ Đất nuôi trồng thủy sản là đất được sử dụng chuyên vào mục đích nuôi, trồng thủy sản nước lợ, nước mặn và nước ngọt;
+ Đất làm muối là ruộng muối để sử dụng vào mục đích sản xuất muối;
+ Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.
- Nhóm đất phi nông nghiệp gồm các loại đất sử dụng vào mục đích không thuộc nhóm đất nông nghiệp, gồm đất ở; đất xây dựng trụ sở cơ quan; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất xây dựng công trình sự nghiệp; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất sử dụng vào mục đích công cộng; đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; đất phi nông nghiệp khác.
+ Đất ở gồm đất ở tại nông thôn và đất ở tại đô thị.
Đất ở tại nông thôn là đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn.
Đất ở tại đô thị bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đô thị.
+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan gồm đất trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
+ Đất sử dụng mục đích quốc phòng, an ninh gồm đất sử dụng vào các mục đích quy định tại Điều 61 của Luật đất đai.
+ Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác.
+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
+ Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (đất cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác.
+ Đất cơ sở tôn giáo gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo; trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.
+ Đất tín ngưỡng bao gồm đất có các công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ.
+ Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng là đất để làm nơi mai táng tập trung, đất có công trình làm nhà tang lễ và công trình để hỏa táng.
+ Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối là đất có mặt nước của các đối tượng thủy văn dạng tuyến không có ranh giới khép kín để tạo thành thửa đất được hình thành tự nhiên hoặc nhân tạo phục vụ cho mục đích thoát nước, dẫn nước.
+ Đất có mặt nước chuyên dùng là đất có mặt nước của các đối tượng thủy văn dạng ao, hồ, đầm có ranh giới khép kín để hình thành thửa đất, thuộc phạm vi các đô thị và các khu dân cư nông thôn hoặc ngoài khu đô thị, khu dân cư nông thôn nhưng không sử dụng chuyên vào mục đích chuyên nuôi trồng thủy sản, thủy điện, thủy lợi.
+ Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở.
- Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng, cụ thể:
+ Đất bằng chưa sử dụng là đất chưa sử dụng tại vùng bằng phẳng ở đồng bằng, thung lũng, cao nguyên.
+ Đất đồi núi chưa sử dụng là đất chưa sử dụng trên đất dốc thuộc vùng đồi, núi.
+ Núi đá không có rừng cây là đất chưa sử dụng ở dạng núi đá mà trên đó không có rừng cây.
b) Diện tích đất theo tiêu thức người sử dụng đất
- Người sử dụng đất là người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất hoặc đang sử dụng đất chưa được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; gồm hộ gia đình, cá nhân; tổ chức trong nước; tổ chức nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Người được giao quản lý đất là tổ chức trong nước, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được Nhà nước giao đất để quản lý trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Luật đất đai.
2. Cơ cấu đất
a) Cơ cấu diện tích đất theo mục đích sử dụng
Là tỷ trọng diện tích của phần đất có cùng mục đích sử dụng trong phạm vi diện tích tự nhiên của đơn vị hành chính; gồm: Tỷ trọng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng chiếm trong tổng diện tích tự nhiên.
b) Cơ cấu diện tích đất theo tiêu thức người sử dụng đất
Là tỷ trọng diện tích của phần đất có cùng đối tượng sử dụng hoặc đối tượng được giao để quản lý trong phạm vi diện tích tư nhân của đơn vị hành chính, gồm: Tỷ trọng đất của cơ quan tổ chức, các đơn vị, cá nhân... quản lý hoặc sử dụng chiếm trong tổng diện tích tự nhiên.
II. Phân tổ chủ yếu
- Mục đích sử dụng;
- Đối tượng quản lý và sử dụng;
- Xã/phường/thị trấn.
III. Kỳ công bố: Năm.
IV. Nguồn số liệu
- Điều tra kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
- Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
V. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Phòng Tài nguyên và Môi trường.
H0102. Dân số, mật độ dân số
I. Dân số
Khái niệm chung
Dân số chỉ tất cả những người sống trong phạm vi một địa giới nhất định (nước, vùng kinh tế, đơn vị hành chính... ) có đến một thời điểm hay trong một khoảng thời gian nhất định.
Trong thống kê, dân số được thu thập theo khái niệm “Nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ”, là những người thực tế thường xuyên ăn ở tại hộ tính đến thời điểm thống kê đã được 6 tháng trở lên, trẻ em mới sinh trước thời điểm thống kê và những người mới chuyển đến sẽ ở ổn định tại hộ, không phân biệt họ có hay không có hộ khẩu thường trú tại xã/phường/thị trấn đang ở và những người tạm vắng. Nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ gồm:
Người thực tế thường xuyên ăn ở tại hộ tính đến thời điểm thống kê đã được 6 tháng trở lên.
Người mới chuyển đến chưa được 6 tháng nhưng xác định sẽ ăn ở ổn định tại hộ và những trẻ em mới sinh trước thời điểm thống kê; không phân biệt họ đã có hay không có giấy tờ pháp lý chứng nhận sự di chuyển đó.
Người tạm vắng bao gồm người rời hộ đi làm ăn ở nơi khác chưa được 6 tháng tính đến thời điểm thống kê; người đang làm việc hoặc học tập trong nước trong thời hạn 6 tháng; người đang đi thăm, đi chơi nhà người thân, đi nghỉ hè, nghỉ lễ, đi du lịch, sẽ quay trở lại hộ; người đi công tác, đi đánh bắt hải sản, đi tàu viễn dương, đi buôn chuyến; người được cơ quan có thẩm quyền cho phép đi làm việc, công tác, học tập, chữa bệnh, du lịch ở nước ngoài, tính đến thời điểm thống kê họ vẫn còn ở nước ngoài trong thời hạn được cấp phép; người đang chữa bệnh nội trú tại các cơ sở y tế; người đang bị ngành quân đội, công an tạm giữ.
Chỉ tiêu “Dân số” được chi tiết hóa theo một số chỉ tiêu cơ bản như sau:
1. Dân số trung bình
- Khái niệm, phương pháp tính
Dân số trung bình là số lượng dân số tính bình quân cho cả một thời kỳ, được tính theo một số phương pháp thông dụng như sau:
+ Nếu chỉ có số liệu tại hai thời điểm (đầu và cuối của thời kỳ ngắn, thường là một năm) thì sử dụng công thức sau:
Trong đó:
Ptb: Dân số trung bình;
P0: Dân số đầu kỳ;
P1: Dân số cuối kỳ.
+ Nếu có số liệu tại nhiều thời điểm cách đều nhau thì sử dụng công thức:
Trong đó:
Ptb: Dân số trung bình;
P0,1,…,n: Dân số ở các thời điểm 0, 1,..., n;
n: Số thời điểm cách đều nhau.
+ Nếu có số liệu tại nhiều thời điểm không cách đều nhau, sử dụng công thức:
Trong đó:
Ptb1: Dân số trung bình của khoảng thời gian thứ nhất;
Ptb2: Dân số trung bình của khoảng thời gian thứ 2;
Ptbn: Dân số trung bình của khoảng thời gian thứ n;
ti: Độ dài của khoảng thời gian thứ i.
- Phân tổ chủ yếu: Giới tính; độ tuổi; thành thị/nông thôn; xã/phường/thị trấn.
- Kỳ công bố: Năm.
- Nguồn số liệu
+ Tổng điều tra dân số và nhà ở;
+ Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
+ Số lượng dân số hàng năm được tính dựa trên cơ sở số liệu dân số gốc thu thập qua tổng điều tra dân số gần nhất và các biến động dân số (sinh, chết, xuất cư và nhập cư) theo phương trình cân bằng dân số. Các biến động dân số được tính từ các tỷ suất nhân khẩu học (các tỷ suất sinh, chết, xuất cư và nhập cư) thu được qua các cuộc điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình hoặc tổng điều tra dân số và nhà ở.
- Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
Chủ trì: Cục Thống kê;
Phối hợp: Chi cục Thống kê; Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; Công an cấp huyện.
2. Dân số theo giới tính
- Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ số giới tính cho biết có bao nhiêu nam tính trên 100 nữ của tập hợp dân số đã cho.
Công thức thường sử dụng để tính sự khác biệt giới tính là “Tỷ số giới tính” như sau:
Tỷ số giới tính |
= |
Số nam |
x |
100 |
Số nữ |
- Phân tổ chủ yếu: Độ tuổi/nhóm tuổi; thành thị/nông thôn; xã/phường/thị trấn.
- Kỳ công bố: Năm.
- Nguồn số liệu
+ Tổng điều tra dân số và nhà ở;
+ Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
+ Suy rộng từ kết quả điều tra mẫu biến động dân số - kế hoạch hóa gia đình.
- Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
Chủ trì: Cục Thống kê;
Phối hợp: Chi cục Thống kê; Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; Công an cấp huyện.
3. Dân số theo độ tuổi
- Khái niệm, phương pháp tính
Tuổi là khoảng thời gian sống của một người tính từ ngày sinh đến một thời điểm nhất định. Trong thống kê dân số, tuổi được tính bằng số năm tròn (không kể số ngày, tháng lẻ) và thường được gọi là “tuổi tròn”.
Tuổi tròn được xác định như sau:
Nếu tháng sinh nhỏ hơn (xảy ra trước) tháng điều tra thì:
Tuổi tròn = Năm điều tra - Năm sinh
Nếu tháng sinh lớn hơn (sau) hoặc trùng tháng điều tra thì:
Tuổi tròn = Năm điều tra - Năm sinh - 1
- Phân tổ chủ yếu: Ngoài phân tổ theo từng độ tuổi, cơ cấu dân số theo độ tuổi còn được phân tổ theo nhóm 5 hoặc 10 độ tuổi, trong đó tách riêng nhóm 0 tuổi. Bởi vậy, các nhóm tuổi hình thành như sau:
+ Theo nhóm 5 độ tuổi:
0 tuổi;
1 - 4 tuổi;
5 - 9 tuổi;
10 - 14 tuổi;
…
75 - 79 tuổi;
80 - 84 tuổi;
85 tuổi trở lên.
Riêng nhóm 1 - 4 tuổi có thể được tách riêng theo từng độ tuổi một.
+ Theo nhóm 10 độ tuổi:
0 tuổi;
1 - 9 tuổi;
10 - 19 tuổi;
20 - 29 tuổi;
…
70 - 79 tuổi;
80 - 89 tuổi;
90 tuổi trở lên.
Đối với các mục đích nghiên cứu chuyên đề về giáo dục - đào tạo, sinh sản của dân số, lao động, kinh tế, người ta còn phân tổ thành các nhóm tuổi phù hợp với việc nghiên cứu độ tuổi đi học, độ tuổi kết thúc các cấp học, độ tuổi có khả năng sinh đẻ, độ tuổi tham gia lao động, v.v...
- Kỳ công bố: Năm.
- Nguồn số liệu:
+ Tổng điều tra dân số và nhà ở;
+ Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
+ Suy rộng từ kết quả điều tra mẫu biến động dân số - kế hoạch hóa gia đình.
- Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
Chủ trì: Cục Thống kê;
Phối hợp: Chi cục Thống kê; Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; Công an cấp huyện.
4. Dân số theo tình trạng hôn nhân
- Khái niệm, phương pháp tính
Tình trạng hôn nhân là tình trạng của một người liên quan đến Luật hôn nhân và gia đình hoặc theo phong tục, tập tục của từng địa phương.
Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.
- Phân tổ chủ yếu
+ Chưa vợ/chồng, hay chưa bao giờ kết hôn;
+ Có vợ/có chồng;
+ Goá (vợ hoặc chồng đã chết và hiện chưa tái kết hôn);
+ Ly hôn (tòa án đã xử cho ly hôn và hiện chưa tái kết hôn);
+ Ly thân (đã kết hôn nhưng không còn sống với nhau như vợ chồng).
- Kỳ công bố: Năm.
- Nguồn số liệu
+ Tổng điều tra dân số và nhà ở;
+ Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
+ Suy rộng từ kết quả điều tra mẫu biến động dân số - kế hoạch hóa gia đình hàng năm.
- Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
Chủ trì: Cục Thống kê;
Phối hợp: Chi cục Thống kê; Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; Công an cấp huyện.
5. Dân số theo trình độ học vấn
- Khái niệm, phương pháp tính
Trình độ học vấn đã đạt được của một người là lớp học cao nhất đã hoàn tất trong hệ thống giáo dục quốc dân mà người đó đã theo học.
Theo Luật giáo dục năm 2005, Luật giáo dục sửa đổi năm 2009 và Luật giáo dục nghề nghiệp năm 2014, hệ thống giáo dục quốc dân gồm hệ thống giáo dục chính quy và hệ thống giáo dục thường xuyên, bắt đầu từ bậc giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục dạy nghề cho đến các bậc giáo dục chuyên nghiệp. Các khái niệm chủ yếu thường được sử dụng khi thu thập các số liệu về trình độ học vấn của dân số như sau:
Tình trạng đi học là hiện trạng của một người đang theo học tại một cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân được Nhà nước công nhận, như các trường/lớp mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học, các trường/lớp dạy nghề và các trường chuyên nghiệp từ bậc trung học chuyên nghiệp trở lên thuộc các loại hình giáo dục - đào tạo khác nhau để nhận được kiến thức học vấn phổ thông hoặc kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ một cách có hệ thống.
Biết đọc biết viết là khả năng của một người có thể đọc, viết và hiểu đầy đủ những câu đơn giản bằng chữ quốc ngữ, chữ dân tộc hoặc chữ nước ngoài.
Trình độ học vấn cao nhất đã đạt được gồm:
+ Học vấn phổ thông: Đối với những người đã thôi học, là lớp phổ thông cao nhất đã học xong (đã được lên lớp hoặc đã tốt nghiệp); đối với người đang đi học, là lớp phổ thông trước đó mà họ đã học xong (= lớp đang học - 1);
+ Giáo dục nghề nghiệp: là những người đã tốt nghiệp và đã được cấp chứng chỉ sơ cấp; bằng trung cấp (trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề); bằng cao đẳng (cao đẳng, cao đẳng nghề);
+ Đại học là những người đã tốt nghiệp đại học (đã được cấp bằng đại học);
+ Trên đại học là những người đã tốt nghiệp thạc sỹ, tiến sỹ, tiến sỹ khoa học (đã được cấp học vị).
- Phân tổ chủ yếu
+ Tình trạng đi học: Đang đi học; đã thôi học; chưa bao giờ đi học;
+ Trình độ học vấn cao nhất: Không biết chữ (hoặc không biết đọc biết viết); biết chữ (hoặc biết đọc biết viết); chưa tốt nghiệp tiểu học; tốt nghiệp tiểu học; tốt nghiệp trung học cơ sở; tốt nghiệp trung học phổ thông; tốt nghiệp sơ cấp nghề; tốt nghiệp trung cấp nghề; tốt nghiệp cao đẳng nghề; tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp; tốt nghiệp cao đẳng chuyên nghiệp; tốt nghiệp đại học; thạc sỹ; tiến sỹ/tiến sỹ khoa học.
- Kỳ công bố: Năm.
- Nguồn số liệu
+ Tổng điều tra dân số và nhà ở;
+ Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
+ Suy rộng từ kết quả điều tra mẫu biến động dân số - kế hoạch hóa gia đình, điều tra lao động - việc làm hoặc các cuộc điều tra chuyên đề khác.
- Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
Chủ trì: Cục Thống kê;
Phối hợp: Chi cục Thống kê; Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; Công an cấp huyện.
II. Mật độ dân số
1. Khái niệm, phương pháp tính
Mật độ dân số là số dân tính bình quân trên một kilômét vuông diện tích lãnh thổ.
Mật độ dân số được tính bằng cách chia dân số (thời điểm hoặc bình quân) của một vùng dân cư nhất định cho diện tích lãnh thổ của vùng đó. Mật độ dân số có thể tính cho toàn quốc hoặc riêng từng vùng (nông thôn, thành thị, vùng kinh tế); từng tỉnh, từng huyện, từng xã, v.v... nhằm phản ánh tình hình phân bố dân số theo địa lý vào một thời gian nhất định.
Công thức tính:
Mật độ dân số (người/km2) |
= |
Số lượng dân số (người) |
Diện tích lãnh thổ (km2) |
2. Phân tổ chủ yếu: Xã/phường/thị trấn.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
- Điều tra kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Cục Thống kê;
- Phối hợp: Chi cục Thống kê; Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; Công an cấp huyện.
H0103. Số cuộc kết hôn
1. Khái niệm, phương pháp tính
Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.
Để có cái nhìn toàn diện về số cuộc kết hôn, thống kê sẽ phản ánh thực tế kết hôn, gồm:
- Kết hôn có đủ điều kiện theo Luật hôn nhân và gia đình;
- Kết hôn có đủ điều kiện theo Luật hôn nhân và gia đình nhưng không đăng ký;
- Kết hôn không đủ điều kiện theo Luật hôn nhân và gia đình;
- Tảo hôn;
- Sống với nhau như vợ chồng.
Để bảo đảm ý nghĩa phân tích thống kê, chỉ tiêu này được tính thông qua tỷ suất kết hôn (hay tỷ suất kết hôn thô).
Công thức tính:
MR (‰) |
= |
Số cặp nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng |
x 1000 |
Dân số trung bình |
Trong đó: MR là tỷ suất kết hôn (thô).
2. Phân tổ chủ yếu: Xã/phường/thị trấn.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
- Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình;
- Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Phòng Tư pháp.
H0104. Tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi đã được đăng ký khai sinh
1. Khái niệm, phương pháp tính
Trẻ em dưới 05 tuổi được đăng ký khai sinh là số trẻ em dưới 05 tuổi tính từ ngày sinh ra và được cấp giấy khai sinh theo quy định của pháp luật.
Tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi đã được đăng ký khai sinh cho biết trong 100 trẻ em dưới 05 tuổi có bao nhiêu trẻ em đã được đăng ký khai sinh.
Công thức tính:
Tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi đã được đăng ký khai sinh (%) |
= |
Số trẻ em dưới 05 tuổi đã được đăng ký khai sinh tính đến 31/12 năm báo cáo |
x 100 |
Số trẻ em dưới 05 tuổi tính đến 31/12 năm báo cáo |
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Xã/phường/thị trấn.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
- Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình;
- Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Phòng Tư pháp.
H0105. Số trường hợp tử vong được đăng ký khai tử
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số trường hợp tử vong được đăng ký khai tử là số trường hợp chết được đăng ký khai tử trong kỳ nghiên cứu (thường là một năm lịch, từ 01/01 đến 31/12). Gồm cả các trường hợp tuyên bố chết theo bản án/quyết định của tòa án và đã được ghi vào sổ việc thay đổi hộ tịch theo quy định tại Luật hộ tịch, đăng ký khai tử đúng hạn và đăng ký khai tử quá hạn.
Phương pháp tính:
Tổng số việc đăng ký khai tử trong nước tại Ủy ban nhân dân cấp xã và số việc đăng ký khai tử có yếu tố nước ngoài tại các Phòng Tư pháp trên phạm vi cả nước (gồm cả các trường hợp tuyên bố chết theo bản án/quyết định của tòa án và đã được ghi vào sổ việc thay đổi hộ tịch theo quy định tại Luật hộ tịch) trong một kỳ hạn về thời gian. Tổng số này gồm cả đăng ký khai tử đúng hạn và quá hạn, không gồm đăng ký lại.
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Xã/phường/thị trấn.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Phòng Tư pháp.
H0106. Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy đảng
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy đảng là số phần trăm phụ nữ giữ các chức vụ trong các cấp ủy đảng các cấp so với tổng số người tham gia các cấp ủy đảng.
Công thức tính:
Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy đảng (%) |
= |
Số nữ tham gia các cấp ủy đảng trong nhiệm kỳ xác định |
x 100 |
Tổng số người trong các cấp ủy đảng cùng nhiệm kỳ |
2. Phân tổ chủ yếu
- Cấp ủy;
- Dân tộc;
- Nhóm tuổi;
- Trình độ học vấn.
3. Kỳ công bố: Đầu mỗi nhiệm kỳ.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ban Tổ chức huyện ủy.
02. Kinh tế
H0201. Số cơ sở, lao động trong các cơ sở kinh tế, sự nghiệp
1. Khái niệm, phương pháp tính
a) Số cơ sở kinh tế, sự nghiệp
Cơ sở kinh tế, sự nghiệp (đơn vị cơ sở) được khái niệm như sau:
- Là nơi trực tiếp diễn ra hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ, sự nghiệp, hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng…;
- Có chủ thể quản lý hoặc người chịu trách nhiệm về các hoạt động tại địa điểm đó;
- Có địa điểm xác định;
- Có thời gian hoạt động liên tục hoặc định kỳ (theo mùa vụ hoặc theo tập quán kinh doanh,...).
Đơn vị cơ sở có thể là một nhà máy, xí nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, khách sạn, nhà hàng, cửa hàng, điểm sản xuất, điểm bán hàng, nhà ga, bến cảng, trường học, bệnh viện, nhà thờ hoặc đền, chùa...
Số cơ sở kinh tế, sự nghiệp là tổng số lượng cơ sở thỏa mãn khái niệm nêu trên, hoạt động trong các ngành kinh tế quốc dân (trừ các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản; hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc) tại thời điểm thống kê trên lãnh thổ Việt Nam.
Số cơ sở kinh tế, sự nghiệp gồm:
- Số cơ sở là trụ sở chính của doanh nghiệp (trụ sở chính của doanh nghiệp là cơ sở có trách nhiệm lãnh đạo, quản lý hoạt động của các cơ sở khác trong cùng hệ thống tổ chức, quản lý của doanh nghiệp).
- Số cơ sở là chi nhánh, đơn vị sản xuất kinh doanh phụ thuộc, chịu sự quản lý giám sát của trụ sở chính hoặc một cơ sở chi nhánh khác; cơ sở sản xuất kinh doanh phụ thuộc có thể là một chi nhánh, một văn phòng đại diện của một doanh nghiệp, hoặc của một cơ quan hành chính, sự nghiệp, kể cả trường hợp cơ sở đó chỉ là một bộ phận sản xuất kinh doanh nằm ngoài địa điểm của doanh nghiệp (hoặc cơ quan hành chính sự nghiệp). Trong trường hợp doanh nghiệp không có các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc (gọi là doanh nghiệp đơn) thì doanh nghiệp chỉ là một đơn vị cơ sở duy nhất.
- Cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể là cơ sở sản xuất kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người cùng sở hữu (sở hữu cá thể, tiểu chủ), chưa đăng ký hoạt động theo Luật doanh nghiệp (thuộc loại hình doanh nghiệp).
- Cơ sở sự nghiệp hoạt động trong các ngành khoa học công nghệ; giáo dục đào tạo; y tế, cứu trợ xã hội; thể thao, văn hóa; hoạt động hiệp hội hoạt động tôn giáo... (gọi chung là khu vực sự nghiệp).
b) Số lao động trong các cơ sở kinh tế, sự nghiệp
Số lao động trong các cơ sở kinh tế, sự nghiệp là toàn bộ số lao động hiện đang làm việc trong các cơ sở này tại thời điểm thống kê, gồm lao động làm đầy đủ thời gian; lao động làm bán thời gian; lao động trong biên chế; lao động hợp đồng (có thời hạn và không có thời hạn); lao động gia đình không được trả lương, trả công; lao động thuê ngoài; lao động trực tiếp; lao động gián tiếp... kể cả những người đang nghỉ chờ việc hay chờ chế độ nghỉ hưu, nhưng vẫn thuộc đơn vị cơ sở quản lý.
2. Phân tổ chủ yếu
- Ngành kinh tế;
- Quy mô;
- Loại cơ sở (kinh tế, sự nghiệp, hiệp hội);
- Xã/phường/thị trấn.
3. Kỳ công bố: 5 năm
4. Nguồn số liệu: Tổng điều tra kinh tế.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Chi cục Thống kê.
H0202. Số cơ sở, lao động trong các cơ sở hành chính
1. Khái niệm, phương pháp tính
a) Số cơ sở hành chính
Cơ sở hành chính (đơn vị cơ sở) được khái niệm như sau:
- Là nơi trực tiếp diễn ra hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị xã hội, quản lý nhà nước, an ninh, quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc;
- Có chủ thể quản lý hoặc người chịu trách nhiệm về các hoạt động tại địa điểm đó;
- Có địa điểm xác định, thời gian hoạt động liên tục.
Đơn vị cơ sở có thể là một cơ quan hoặc chi nhánh của cơ quan hành chính.
Số cơ sở hành chính là tổng số lượng cơ sở thỏa mãn khái niệm nêu trên, hoạt động trong ngành O theo hệ thống ngành kinh tế quốc dân Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị xã hội, quản lý nhà nước, an ninh, quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc tại thời điểm thống kê trên lãnh thổ Việt Nam.
b) Số lao động trong các cơ sở hành chính
Số lao động trong các cơ sở hành chính là toàn bộ số lao động hiện đang làm việc trong các cơ sở này tại thời điểm thống kê, gồm lao động trong biên chế; lao động hợp đồng (có thời hạn và không có thời hạn). Kể cả những người đang nghỉ chờ việc hay chờ chế độ nghỉ hưu, nhưng vẫn thuộc đơn vị quản lý.
2. Phân tổ chủ yếu
- Ngành kinh tế;
- Quy mô;
- Xã/phường/thị trấn.
3. Kỳ công bố: 5 năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra cơ sở hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Phòng Nội vụ.
H0203. Số hộ, lao động kinh tế cá thể nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
1. Khái niệm, phương pháp tính
a) Số hộ kinh tế cá thể nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
Hộ kinh tế cá thể nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là tất cả những hộ có toàn bộ hoặc phần lớn lao động tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, tự tổ chức sản xuất, tự quyết định mọi vấn đề về sản xuất kinh doanh của mình.
Hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản gồm những hộ tiến hành các hoạt động:
- Hoạt động trồng trọt: Làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch sản phẩm các loại cây nông nghiệp;
- Hoạt động chăn nuôi: Chăn nuôi gia súc, gia cầm, chăn nuôi khác;
- Hoạt động dịch vụ nông nghiệp: Dịch vụ trồng trọt, dịch vụ chăn nuôi, dịch vụ sau thu hoạch...;
- Trồng rừng và chăm sóc rừng; khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ; dịch vụ lâm nghiệp;
- Hoạt động nuôi trồng thủy sản: Nuôi cá, nuôi tôm và các loại thủy sản khác (kể cả nuôi lồng, bè) trên các loại mặt nước ngọt, mặn, lợ;
- Hoạt động khai thác thủy sản: Khai thác thủy sản bằng các phương tiện cơ giới hoặc thủ công trên các loại mặt nước ngọt, mặn, lợ.
b) Số lao động trong các hộ kinh tế cá thể nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
Là tất cả những người trong độ tuổi lao động (nam từ đủ 15 đến dưới 60 tuổi, nữ từ đủ 15 đến dưới 55 tuổi) của các hộ kinh tế cá thể nông, lâm nghiệp và thủy sản có khả năng tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh (không gồm những người bị tàn tật, mất sức lao động không tham gia sản xuất kinh doanh và học sinh, sinh viên trong độ tuổi lao động còn đang đi học) bất kể những người này đang có việc làm hoặc chưa có việc làm.
2. Phân tổ chủ yếu
- Quy mô;
- Ngành kinh tế.
3. Kỳ công bố: 5 năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp;
- Điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Chi cục Thống kê.
H0204. Số doanh nghiệp, lao động của doanh nghiệp
1. Khái niệm, phương pháp tính
- Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Theo loại hình, để thuận lợi cho mục đích thống kê trong tổng hợp đầy đủ số liệu theo thành phần kinh tế, quy ước doanh nghiệp được chia ra các loại như sau:
+ Doanh nghiệp nhà nước gồm doanh nghiệp 100% vốn nhà nước do Trung ương, địa phương quản lý và doanh nghiệp cổ phần vốn trong nước mà nhà nước chiếm giữ trên 50% (để thuận lợi cho việc tổng hợp số liệu, quy ước nếu nhà nước chiếm giữ trên 50% vốn chủ sở hữu được tính là doanh nghiệp nhà nước).
+ Doanh nghiệp ngoài nhà nước gồm các doanh nghiệp có vốn trong nước mà nguồn vốn thuộc sở hữu tư nhân của một hay nhóm người hoặc có sở hữu nhà nước nhưng chiếm từ 50% vốn điều lệ trở xuống.
+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn của bên nước ngoài góp. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngoài với các đối tác trong nước.
- Lao động trong doanh nghiệp là toàn bộ số lao động do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và trả lương, trả công.
2. Phân tổ chủ yếu
- Quy mô của doanh nghiệp;
- Ngành kinh tế;
- Loại hình kinh tế.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra doanh nghiệp.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Chi cục Thống kê.
H0205. Thu và cơ cấu thu ngân sách nhà nước trên địa bàn
1. Khái niệm, phương pháp tính
a) Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn:
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn (huyện/quận/thị xã/thành phố) là toàn bộ các khoản thu mà chính quyền địa phương (huyện/quận/thị xã/thành phố) huy động vào quỹ ngân sách trong một thời kỳ để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Nó chỉ bao gồm những khoản thu, mà chính quyền địa phương huy động vào ngân sách, không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả cho đối tượng nộp.
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn (huyện/quận/thị xã/thành phố) bao gồm:
(1) Thu thuế do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp luật;
(2) Các khoản phí, lệ phí, thu từ các hoạt động sự nghiệp nộp vào ngân sách theo quy định của pháp luật;
(3) Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước theo quy định của pháp luật;
(4) Các khoản thu từ đất: Tiền sử dụng đất; tiền cho thuê đất; tiền cho thuê và bán nhà thuộc sở hữu nhà nước; thu hoa lợi công sản và đất công ích;
(5) Viện trợ không hoàn lại của chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài cho địa phương;
(6) Thu kết dư ngân sách;
(7) Thu chuyển nguồn;
(8) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật;
(9) Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
(10) Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước;
b) Cơ cấu thu ngân sách nhà nước trên địa bàn:
Cơ cấu thu ngân sách nhà nước trên địa bàn (%) |
= |
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn theo từng loại phân tổ chủ yếu |
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn |
2. Phân tổ chủ yếu: Sắc thuế.
3. Kỳ công bố: 6 tháng, năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Phòng Tài chính - Kế hoạch;
- Phối hợp: Kho bạc Nhà nước; Chi cục Thuế.
H0206. Chi và cơ cấu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn
1. Khái niệm, phương pháp tính
a) Chi ngân sách nhà nước trên địa bàn:
Chi ngân sách nhà nước trên địa bàn (huyện/quận/thị xã/thành phố) là toàn bộ các khoản chi của chính quyền địa phương được thực hiện trong một thời kỳ để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình.
Chi ngân sách nhà nước trên địa bàn (huyện/quận/thị xã/thành phố) gồm:
1. Chi đầu tư phát triển bao gồm các khoản chi:
a) Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn do địa phương quản lý;
b) Phần chi đầu tư phát triển trong các chương trình mục tiêu quốc gia do các cơ quan địa phương thực hiện;
c) Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
2. Chi thường xuyên bao gồm các khoản chi:
a) Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, xã hội, văn hóa thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các sự nghiệp khác do các cơ quan địa phương quản lý;
b) Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do địa phương quản lý;
c) Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội do ngân sách địa phương bảo đảm theo quy định của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện;
d) Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam ở địa phương;
đ) Hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương;
e) Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở địa phương theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ;
g) Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do địa phương quản lý;
h) Phần chi thường xuyên trong các chương trình mục tiêu quốc gia do các cơ quan địa phương thực hiện;
i) Trợ giá theo chính sách của Nhà nước;
k) Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.
3. Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới;
4. Chi chuyển nguồn từ ngân sách địa phương năm trước sang ngân sách địa phương năm sau.
b) Cơ cấu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn:
Cơ cấu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn (%) |
= |
Chi ngân sách nhà nước trên địa bàn theo từng loại phân tổ chủ yếu |
Tổng chi ngân sách nhà nước trên địa bàn |
2. Phân tổ chủ yếu: Mục lục ngân sách.
3. Kỳ công bố: 6 tháng, năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Phòng Tài chính - Kế hoạch
- Phối hợp: Kho bạc Nhà nước.
H0207. Số người đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
1. Khái niệm, phương pháp tính, phân tổ chủ yếu
a) Số người đóng bảo hiểm xã hội
Số người đóng bảo hiểm xã hội gồm số người tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và số người tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Số người tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thuộc các đối tượng sau:
- Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, gồm:
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
+ Cán bộ, công chức, viên chức;
+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
- Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
- Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Phân tổ chủ yếu: Loại bảo hiểm.
b) Số người đóng bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận và do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Số người đóng bảo hiểm y tế là số người tham gia đóng bảo hiểm y tế được phân thành 5 nhóm:
- Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, gồm:
+ Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);
+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
- Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, gồm:
+ Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;
+ Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng;
+ Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng;
+ Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, gồm:
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội đang tại ngũ; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;
+ Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước;
+ Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước;
+ Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;
+ Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;
+ Trẻ em dưới 06 tuổi;
+ Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng;
+ Người thuộc hộ dân cư nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;
+ Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ; người có công nuôi dưỡng liệt sĩ;
+ Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại điểm i khoản 3 Điều 12 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế;
+ Thân nhân của các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế;
+ Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;
+ Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.
- Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, gồm:
+ Người thuộc hộ dân cư cận nghèo;
+ Học sinh, sinh viên.
- Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ dân cư gồm những người thuộc hộ dân cư, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 12 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế.
- Phân tổ chủ yếu: Nhóm tham gia bảo hiểm y tế.
c) Số người đóng bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức để bù đắp thu nhập cho người lao động bị mất việc làm và thực hiện các biện pháp đưa người thất nghiệp trở lại làm việc.
Số người đóng bảo hiểm thất nghiệp là số người tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp, cụ thể như sau:
- Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
+ Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
- Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật việc làm đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
- Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ dân cư, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động.
2. Kỳ công bố: Năm.
3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bảo hiểm xã hội cấp huyện.
H0208. Số người được hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
1. Khái niệm, phương pháp tính, phân tổ chủ yếu
a) Số người được hưởng bảo hiểm xã hội
Số người được hưởng bảo hiểm xã hội là số người đã tham gia bảo hiểm xã hội được nhận tiền bảo hiểm xã hội (tính theo số người, bất kể một người nhận được nhiều loại bảo hiểm xã hội khác nhau).
Số người được hưởng bảo hiểm xã hội được chi trả theo các chế độ: Ốm đau, thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất.
Phân tổ chủ yếu: Chế độ trợ cấp; thời gian hưởng: Hưởng 1 lần/hàng tháng.
b) Số người được hưởng bảo hiểm y tế
Số người được hưởng bảo hiểm y tế là số người đã tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh được hưởng các dịch vụ khám chữa bệnh (tính theo số lượt người khám chữa bệnh bảo hiểm y tế).
Phân tổ chủ yếu: Nhóm đối tượng tham gia; hình thức điều trị: nội trú/ngoại trú.
c) Số người được hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Số người được hưởng bảo hiểm thất nghiệp là số người đã tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp khi mất việc làm (thất nghiệp) được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp (tính theo số người hưởng bảo hiểm thất nghiệp).
Phân tổ chủ yếu: Chế độ trợ cấp: Trợ cấp thất nghiệp/hỗ trợ học nghề/hỗ trợ đào tạo nâng cao kỹ năng nghề.
2. Kỳ công bố: Năm.
3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bảo hiểm xã hội cấp huyện.
H0209. Diện tích gieo trồng cây hàng năm
1. Khái niệm, phương pháp tính
Là diện tích gieo trồng các loại cây nông nghiệp có thời gian sinh trưởng không quá 1 năm kể từ lúc gieo trồng đến khi thu hoạch sản phẩm, gồm:
- Diện tích lúa;
- Diện tích ngô và cây lương thực có hạt khác (lúa mì, lúa mạch, cao lương);
- Diện tích cây lấy củ có chất bột: khoai lang, sắn, khoai sọ...;
- Diện tích mía;
- Diện tích cây thuốc lá, thuốc lào;
- Diện tích cây lấy sợi: Đay, cói, bông;
- Diện tích cây có hạt chứa dầu: lạc, đỗ tương, vừng;
- Diện tích cây rau, đậu các loại và diện tích hoa, cây cảnh: rau muống, su hào...;
- Diện tích cây gia vị, dược liệu hàng năm: ớt cay, ngải cứu...;
- Diện tích cây hàng năm khác: Cỏ, cây thức ăn gia súc....
Diện tích gieo trồng cây hàng năm được tính theo từng vụ sản xuất. Do cây hàng năm có nhiều phương thức gieo trồng khác nhau, phương pháp tính diện tích gieo trồng được quy định như sau:
- Diện tích trồng trần: Trên một diện tích trong một vụ chỉ trồng một loại cây hàng năm nhất định với mật độ cây trồng bình thường. Cây trồng trần, trồng bao nhiêu đất tính bấy nhiêu diện tích gieo trồng;
- Diện tích trồng xen: Trên cùng diện tích trồng hơn một loại cây xen nhau, song song cùng tồn tại, cây trồng chính có mật độ bình thường, cây trồng xen được trồng nhằm tiết kiệm diện tích nên mật độ thưa hơn cây trồng trần. Như vậy cây trồng chính được tính diện tích như cây trồng trần, cây trồng xen căn cứ theo mật độ cây thực tế hay số lượng hạt giống để quy đổi ra diện tích cây trồng trần;
- Diện tích trồng gối vụ: Diện tích khi cây trồng trước chuẩn bị thu hoạch thì trồng gối cây sau nhằm tranh thủ thời vụ. Cả cây trồng trước và cây trồng gối vụ được tính như trồng trần.
- Diện tích trồng lưu gốc: Diện tích cây trồng một lần nhưng cho thu hoạch ở nhiều vụ liên tiếp. Mỗi vụ tính một lần diện tích.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại cây chủ yếu;
- Xã/phường/thị trấn.
3. Kỳ công bố: Vụ, năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra diện tích gieo trồng các loại cây nông nghiệp.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Chi cục Thống kê.
H0210. Diện tích cây lâu năm
1. Khái niệm, phương pháp tính
Là diện tích trồng các loại cây nông nghiệp có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch sản phẩm lần đầu từ 1 năm trở lên và cho thu hoạch sản phẩm trong nhiều năm.
a) Diện tích cây lâu năm chỉ tính diện tích hiện còn sống đến thời điểm quan sát, thuộc tất cả các loại hình kinh tế trên địa bàn, gồm diện tích trồng tập trung và số cây trồng phân tán quy về diện tích trồng tập trung trên toàn bộ diện tích đất như: Đất khoán, đấu thầu, đất vườn, đất mới khai hoang....
Diện tích cây lâu năm gồm:
- Diện tích cây ăn quả: Cam, bưởi, chuối, dứa, xoài, nhãn, vải, chôm chôm, bơ, mít, sầu riêng, măng cụt, thanh long, táo;
- Diện tích cây lấy quả chứa dầu: dừa, cọ;
- Diện tích cây điều;
- Diện tích cây hồ tiêu;
- Diện tích cây cao su;
- Diện tích cây cà phê;
- Diện tích cây chè;
- Diện tích cây gia vị, cây dược liệu lâu năm: Gừng, sa nhân, atichode;
- Diện tích cây lâu năm khác: Dâu tằm, trầu không, cau...
b) Diện tích cây lâu năm hiện có (tính đến thời điểm điều tra, báo cáo)
Công thức tính:
Diện tích cây lâu năm hiện có |
= |
Diện tích cây lâu năm trồng tập trung |
+ |
Diện tích cây lâu năm trồng phân tán cho sản phẩm (quy đổi) |
- Diện tích cây lâu năm trồng tập trung gồm những diện tích trồng cây lâu năm từ 100 m2 trở lên.
Diện tích cây lâu năm trồng tập trung là những diện tích trồng liền khoảnh từ 100 m2 trở lên, mật độ cây trồng cơ bản bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của địa phương.
Công thức tính:
Diện tích cây lâu năm trồng tập trung |
= |
Diện tích cây lâu năm trồng mới |
+ |
Diện tích đang trong quá trình kiến thiết cơ bản |
+ |
Diện tích cây lâu năm cho sản phẩm |
Trong đó:
+ Diện tích cây lâu năm trồng mới là diện tích cây lâu năm được trồng từ 1/1 đến 31/12 năm báo cáo và được nghiệm thu đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quy định. Những diện tích không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quy định trong năm phải trồng đi trồng lại nhiều lần mới đạt tiêu chuẩn nghiệm thu cũng chỉ tính một lần diện tích trồng mới đến thời điểm quan sát cuối năm; hoặc những diện tích trồng trong năm nhưng đến thời điểm quan sát mà số cây trên diện tích đó đã chết thì không tính là diện tích trồng mới;
+ Diện tích cây lâu năm đang trong quá trình kiến thiết cơ bản là diện tích cây lâu năm đang trong quá trình chăm sóc, chưa cho sản phẩm, gồm cả những diện tích cây lâu năm cho thu bói;
+ Diện tích cây lâu năm cho sản phẩm là diện tích cây lâu năm thực tế đã hoàn thành thời kỳ xây dựng cơ bản và đã cho thu hoạch sản phẩm ổn định. Ví dụ: Cây cao su trung bình cho sản phẩm sau 7 năm trồng; cây cà phê cho thu quả ổn định sau 3 năm trồng, ươm.
- Diện tích cây lâu năm trồng phân tán cho sản phẩm: Căn cứ vào số lượng cây trồng phân tán cho sản phẩm và mật độ cây trồng tập trung theo tập quán địa phương để quy đổi ra diện tích trồng tập trung.
Công thức tính:
Diện tích cây lâu năm trồng phân tán cho sản phẩm quy đổi về diện tích trồng tập trung (ha) |
= |
Tổng số cây trồng phân tán cho sản phẩm |
Mật độ cây trồng tập trung bình quân 1 ha |
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại cây chủ yếu;
- Trồng mới/cho sản phẩm;
- Xã/phường/thị trấn.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra diện tích gieo trồng các loại cây nông nghiệp.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Chi cục Thống kê.
H0211. Năng suất một số loại cây trồng chủ yếu
1. Khái niệm, phương pháp tính
Năng suất cây trồng là số lượng sản phẩm chính thu được tính trên một đơn vị diện tích gieo trồng hoặc diện tích thu hoạch của từng loại cây trồng trong một vụ sản xuất hoặc cả năm của một đơn vị sản xuất nông nghiệp, một địa phương hay cả nước.
Công thức tính năng suất cây trồng có sự khác biệt giữa cây hàng năm và cây lâu năm.
a) Đối với cây hàng năm có hai loại năng suất: năng suất gieo trồng và năng suất thu hoạch.
- Năng suất gieo trồng là năng suất tính cho toàn bộ diện tích gieo trồng gồm cả diện tích mất trắng.
Công thức tính:
Năng suất gieo trồng (vụ, năm) |
= |
Sản lượng thu hoạch (vụ, năm) |
Tổng diện tích gieo trồng (vụ, năm) |
- Năng suất thu hoạch là năng suất chỉ tính trên diện tích thu hoạch không gồm diện tích mất trắng.
Công thức tính:
Năng suất thu hoạch (vụ, năm) |
= |
Sản lượng thu hoạch (vụ, năm) |
Diện tích thu hoạch (vụ, năm) |
b) Đối với cây lâu năm: Chỉ tính năng suất đối với những diện tích cho sản phẩm bất kể trong vụ, năm đó có cho sản phẩm hay không (còn gọi là diện tích đã đưa vào sản xuất kinh doanh) không gồm diện tích trồng mới, diện tích đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản chưa đưa vào sản xuất kinh doanh.
Công thức tính:
Năng suất thu hoạch (vụ, năm) |
= |
Sản lượng thu hoạch (năm) |
Diện tích cho sản phẩm (năm) |
2. Phân tổ chủ yếu: Loại cây.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu:
- Điều tra năng suất, sản lượng cây hàng năm;
- Điều tra năng suất, sản lượng cây lâu năm.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Chi cục Thống kê.
H0212. Sản lượng một số loại cây trồng chủ yếu
1. Khái niệm, phương pháp tính
Sản lượng cây trồng là khối lượng sản phẩm chính của từng loại cây hoặc một nhóm cây nông nghiệp thu được trong một vụ sản xuất hoặc trong năm của một đơn vị sản xuất nông nghiệp, một địa phương hay cả nước, gồm:
- Sản lượng thu hoạch các loại cây hàng năm (thóc, ngô, khoai lang, sắn, rau, đậu, đỗ tương, mía, thuốc lá, lạc, cói,..), được tính theo vụ sản xuất.
- Sản lượng thu hoạch các loại cây lâu năm (chè búp, cà phê, cao su, hồ tiêu, cam, xoài, nhãn, vải, chôm chôm, dứa, ...). Sản lượng cây lâu năm gồm cả sản lượng của diện tích đã cho sản phẩm ổn định và sản lượng cây lâu năm cho thu bói. Sản lượng cây lâu năm được tính 1 năm 1 lần.
Sản lượng cây trồng được tính theo hình thái sản phẩm quy định cho từng loại sản phẩm. Đối với các sản phẩm như: Thóc, ngô, đỗ xanh, đỗ tương,... thì tính theo hình thái hạt khô; các loại như: khoai lang, khoai tây, sắn tính theo củ tươi; chè tính theo búp tươi, cà phê tính theo nhân khô, cao su tính theo mủ khô, cam tính theo quả tươi, v.v...
Công thức tính:
Sản lượng cây trồng = Diện tích thu hoạch x Năng suất thu hoạch
2. Phân tổ chủ yếu: Loại cây.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra năng suất, sản lượng cây hàng năm;
- Điều tra năng suất, sản lượng cây lâu năm.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Chi cục Thống kê.
H0213. Số lượng gia súc, gia cầm và vật nuôi khác
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số lượng gia súc, gia cầm và vật nuôi khác là số đầu con gia súc, gia cầm hoặc vật nuôi khác của ngành chăn nuôi có tại thời điểm quan sát, trong đó.
a) Số lượng gia súc gồm:
- Số lượng trâu, gồm số đầu con trâu thịt, trâu cày kéo có tại thời điểm quan sát (kể cả nghé mới sinh sau 24 giờ).
- Số lượng bò, gồm số đầu con bò thịt, bò cày kéo, bò sữa có tại thời điểm điều tra (kể cả bê mới sinh sau 24 giờ).
+ Số lượng bò sữa là số bò có nguồn gốc từ các giống bò sữa được nuôi với mục đích để chuyên lấy sữa.
+ Số lượng bò cái sữa là số bò cái sữa đã đẻ từ 1 lứa trở lên.
- Số lượng lợn/heo gồm số lợn/heo nái, lợn/heo thịt, lợn/heo đực giống (không kể lợn/heo sữa).
+ Số lượng lợn nái là những con được tách ra, chọn lọc để nuôi với mục đích sinh sản và những con nái đã đẻ từ 1 lứa trở lên.
+ Số lượng lợn nái đẻ gồm số nái đã đẻ từ một lứa trở lên.
+ Số lượng lợn đực giống gồm lợn đực được nuôi nhằm mục đích phối giống.
- Số lượng gia súc khác gồm: Ngựa, dê, cừu, hươu, nai, thỏ, chó....
b) Số lượng gia cầm gồm:
- Số lượng gà gồm số lượng gà nội, bản địa, gà lai giữa giống nội, bản địa với giống nhập khẩu, gà công nghiệp nuôi với mục đích lấy thịt, đẻ trứng (Chỉ tính những con gà từ 1 tháng trở lên, riêng gà công nghiệp chỉ tính những con từ 7 ngày tuổi trở lên).
+ Gà công nghiệp: gồm một số giống gà thường có nguồn gốc từ các giống ngoại được nuôi với mục đích để chuyên lấy thịt (gà chuyên thịt) hoặc để chuyên lấy trứng (gà chuyên trứng). Gà công nghiệp thường có năng suất (thịt/trứng) cao, nuôi với số lượng lớn theo một quy trình khép kín và sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp.
+ Gà mái đẻ: Gồm gà nội/bản địa và gà công nghiệp nuôi với mục đích lấy trứng.
- Số lượng vịt, ngan, ngỗng thịt và đẻ trứng (chỉ tính những con từ 1 tháng tuổi trở lên).
- Số lượng gia cầm khác gồm: Chim cút, bồ câu, đà điểu...
c) Vật nuôi khác:
Số lượng vật nuôi khác gồm: Ong, trăn, rắn, nhím, tằm...
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại vật nuôi;
- Loại hình chăn nuôi (doanh nghiệp/trang trại/hộ gia đình);
- Loại hình kinh tế.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra chăn nuôi.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Chi cục Thống kê.
H0214. Số lượng và sản lượng sản phẩm chăn nuôi chủ yếu
I. Số lượng sản phẩm chăn nuôi chủ yếu (gia súc, gia cầm, vật nuôi khác)
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số lượng gia súc, gia cầm và chăn nuôi khác là số đầu con gia súc, gia cầm hoặc vật nuôi khác của ngành chăn nuôi có tại thời điểm quan sát, trong đó:
(1) Số lượng gia súc bao gồm:
- Số lượng trâu, gồm số đầu con trâu thịt, trâu cày kéo có tại thời điểm quan sát (kể cả nghé mới sinh sau 24 giờ);
- Số lượng bò, gồm số đầu con bò thịt, bò sữa có tại thời điểm điều tra (kể cả bê mới sinh sau 24 giờ);
- Số lượng bò lai là số bò được tạo giống giữa giống bò nội và giống bò ngoại hoặc giữa các giống bò ngoại với nhau của ngành chăn nuôi bò có tại thời điểm quan sát;
- Số lượng bò sữa là số bò nuôi với mục đích lấy sữa bao gồm cả bò đực sữa và bò cái sữa, có tại thời điểm quan sát (kể cả bê mới sinh sau 24 giờ);
- Số lượng bò cái sữa là số bò cái sữa đã đẻ và cho sữa có tại thời điểm quan sát;
- Số lượng lợn bao gồm số lợn nái, lợn thịt, lợn đực giống có tại thời điểm quan sát (không kể lợn sữa).
- Số lượng lợn lai là số lợn được tạo giống giữa giống lợn nội và giống lợn ngoại, hoặc giữa các giống lợn ngoại với nhau của ngành chăn nuôi lợn có tại thời điểm quan sát.
- Số lượng lợn nái gồm lợn nái được nuôi dưỡng và chọn lọc trong thời gian từ 3 - 8 tháng tuổi (theo tiêu chuẩn của từng phẩm giống) có tại thời điểm quan sát.
- Số lượng lợn đực giống gồm lợn đực được nuôi dưỡng và chọn lọc nhằm mục đích phối giống có tại thời điểm quan sát.
(2) Số lượng gia cầm bao gồm:
- Số lượng gà gồm gà ta, gà công nghiệp nuôi với mục đích lấy thịt, đẻ trứng (chỉ tính những con gà đã tách mẹ, riêng gà công nghiệp chỉ tính những con từ 7 ngày tuổi trở lên).
- Số lượng thủy cầm, gồm lượng vịt, ngan, ngỗng thịt và đẻ trứng (chỉ tính những con vịt, ngan, ngỗng đã thuộc thóc).
(3) Vật nuôi khác:
- Số lượng gia súc khác gồm: Ngựa, dê, cừu, hươu, nai, thỏ, chó....
- Số lượng gia cầm khác gồm: Chim cút, bồ câu, đà điểu...
- Số lượng vật nuôi khác gồm: Ong, tằm...
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại vật nuôi;
- Loại hình chăn nuôi (Doanh nghiệp/trang trại/hộ gia đình);
- Loại hình kinh tế.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra chăn nuôi.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Chi cục Thống kê.
II. Sản lượng sản phẩm chăn nuôi chủ yếu
1. Khái niệm, phương pháp tính
Sản lượng một số sản phẩm chăn nuôi chủ yếu là sản lượng sản phẩm chính của gia súc, gia cầm và vật nuôi chủ yếu khác do lao động chăn nuôi kết hợp với quá trình sinh trưởng tự nhiên của vật nuôi tạo ra trong một thời kỳ nhất định (quý, 6 tháng, năm), gồm:
- Sản lượng thịt hơi xuất chuồng: Trọng lượng thịt hơi của đàn gia súc, gia cầm và vật nuôi khác đã xuất bán hoặc tự giết thịt trong kỳ; không tính gia súc, gia cầm và vật nuôi khác xuất chuồng bán cho nhu cầu nuôi sinh sản, đẻ trứng, cày kéo; những con còi cọc, những con bị bệnh nhưng vẫn giết mổ lấy thịt;
- Sản lượng sản phẩm chăn nuôi không qua giết mổ: Các loại sản phẩm thu được trong quá trình chăn nuôi gia súc, gia cầm và vật nuôi khác nhưng không qua giết mổ như sữa tươi, trứng gia cầm, kén tằm, mật ong, lông cừu, nhung hươu,...
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại sản phẩm;
- Loại hình kinh tế.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra chăn nuôi.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Chi cục Thống kê.
H0215. Diện tích rừng trồng mới tập trung
1. Khái niệm, phương pháp tính
Diện tích rừng trồng mới tập trung là diện tích trồng mới các loại cây lâm nghiệp bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và có quy mô diện tích từ 0,5 ha trở lên, nếu là dải cây phải có chiều rộng tối thiểu 20 mét và có từ 3 hàng cây trở lên, thực hiện trong một thời kỳ nhất định (quý, 6 tháng, 9 tháng, năm).
Gồm diện tích rừng trồng mới tập trung của các loại hình kinh tế thực hiện trong kỳ. Không tính diện tích các loại cây nông nghiệp như cao su, cà phê, chè... trồng trên đất lâm nghiệp bằng nguồn vốn của các chương trình, dự án lâm nghiệp. Diện tích rừng trồng mới tập trung trong kỳ không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật phải phá đi trồng lại lần thứ hai, thứ ba chỉ được tính một lần diện tích trồng mới.
Căn cứ vào mục đích sử dụng, diện tích rừng trồng mới tập trung được chia thành các loại: Diện tích rừng sản xuất trồng mới; diện tích rừng phòng hộ trồng mới; diện tích rừng đặc dụng trồng mới.
2. Phân tổ chủ yếu: Loại rừng (phân theo mục đích sử dụng).
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu:
- Điều tra lâm nghiệp;
- Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Chi cục Thống kê;
- Phối hợp: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế.
H0216. Diện tích nuôi trồng thủy sản
1. Khái niệm, phương pháp tính
Diện tích nuôi trồng thủy sản là diện tích mặt nước tự nhiên hoặc nhân tạo được sử dụng để nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ, gồm diện tích ao, hồ, đầm, ruộng lúa, ruộng muối, sông cụt, vũng, vịnh, đầm, phá, ao đào trên cát, bãi triều ven biển... gồm cả hồ, đập thủy lợi được khoanh nuôi, bảo vệ nguồn lợi thủy sản để thu hoạch, diện tích được quây lại ở sông, hồ lớn, ven biển để nuôi trồng thủy sản, diện tích bờ bao, kênh dẫn nước vào, ra; các ao lắng, lọc...
Diện tích nuôi trồng thủy sản không gồm diện tích của các công trình phụ trợ phục vụ nuôi trồng thủy sản như: Khu vực làm biến thế điện, nhà làm việc, lán trại, nhà kho/nhà xưởng chứa/chế biến thức ăn... và phần diện tích mặt nước chưa thả nuôi.
Công thức tính:
Diện tích nuôi trồng thủy sản trong kỳ |
= Số vụ nuôi x |
Diện tích nuôi trồng thủy sản |
Trong đó:
+ Số vụ nuôi là số lần thu hoạch dứt điểm trong kỳ. Nếu trong kỳ, thu hoạch rải rác theo hình thức tỉa thưa, thả bù, không có vụ nuôi rõ ràng thì chỉ tính 1 vụ nuôi. Trường hợp này thường gặp ở nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến;
+ Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản được tính cho loại nuôi chính. Loại nuôi chính được xác định theo mục đích ban đầu của người nuôi và thường là loại có giá trị hoặc sản lượng lớn nhất.
Những nơi diện tích mặt nước không ổn định (tăng, giảm theo thời vụ hoặc thủy triều...) chỉ tính ở mức trung bình và tương đối ổn định phần diện tích có nuôi trồng thủy sản trong kỳ báo cáo.
Đối với ruộng trũng nuôi tôm, cá... chỉ tính phần diện tích mặt nước có độ sâu từ 30 cm trở lên và có nuôi trồng thủy sản từ 03 tháng trở lên.
- Nếu trên cùng một diện tích có nuôi nhiều vụ mà loại thủy sản nuôi ở các vụ không giống nhau thì diện tích nuôi trồng trong kỳ được tính cho từng loại thủy sản.
Tùy theo mục đích nghiên cứu và tiêu thức phân loại, diện tích nuôi trồng thủy sản được chia theo:
a) Loại nước:
- Diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt là phần diện tích nuôi trồng thủy sản thuộc khu vực trong đất liền hoặc hải đảo, chưa có sự xâm thực của nước biển như: sông, suối, hồ đập thủy lợi, đất trũng ngập nước (ruộng trũng, sình lầy,...); có độ mặn của nước dưới 0,5‰.
- Diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ là phần diện tích nuôi trồng thủy sản ở khu vực tiếp giáp giữa đất liền và biển (cửa sông, cửa lạch,... nơi giao thoa giữa nước mặn và nước ngọt từ đất liền chảy ra); độ mặn của nước dao động từ 0,5 đến 20‰.
- Diện tích nuôi trồng thủy sản nước mặn là phần diện tích nuôi trồng thủy sản ở khu vực biển (có độ mặn của nước trên 20‰). Khu vực biển được tính từ mép nước triều kiệt trở ra.
b) Phương thức nuôi:
- Nuôi thâm canh là nuôi ở trình độ kỹ thuật cao, tuân thủ theo quy tắc kỹ thuật chặt chẽ tác động mạnh vào quá trình phát triển và sinh trưởng của đối tượng nuôi: Từ chọn giống theo tiêu chuẩn kỹ thuật (thuần, đủ kích cỡ và sức sống) môi trường được chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi thả giống, mật độ nuôi bảo đảm theo quy định, đối tượng được chăm sóc thường xuyên hàng ngày, hàng giờ để phòng trừ bệnh, bảo đảm điều kiện môi trường phù hợp với phát triển của thủy sản nuôi; thức ăn hoàn toàn là thức ăn công nghiệp; cơ sở hạ tầng được đầu tư toàn diện như hệ thống ao, đầm, thủy lợi, giao thông, cấp thoát nước, sục khí. Nuôi thâm canh cho năng suất thu hoạch cao hơn nhiều so với nuôi truyền thống.
Hệ thống nuôi tuần hoàn nước (hệ thống nuôi kín) cũng là một hình thức nuôi thâm canh cao.
- Nuôi bán thâm canh là nuôi thủy sản ở trình độ kỹ thuật thấp hơn so với nuôi thâm canh nhưng cao hơn so với phương thức nuôi quảng canh cải tiến: Con giống thả nuôi là giống sản xuất hoặc giống tự nhiên, mật độ thả nuôi cao; hệ thống ao, hồ, đầm nuôi được đầu tư khá lớn, có các máy móc đi kèm như máy sục khí, quạt đảo nước...; cho ăn hàng ngày với thức ăn chủ yếu là thức ăn công nghiệp.
- Nuôi quảng canh cải tiến là nuôi thủy sản ở trình độ kỹ thuật thấp hơn nuôi bán thâm canh nhưng cao hơn so với nuôi quảng canh: mật độ thả giống thấp; cho ăn thức ăn công nghiệp hoặc kết hợp với thức ăn tự nhiên với mức độ thường xuyên nhưng cường độ thấp.
- Nuôi quảng canh là nuôi ở trình độ kỹ thuật đơn giản, ít tác động đến quá trình phát triển, sinh trưởng của đối tượng nuôi, con giống thả với mật độ thấp, thức ăn chủ yếu từ tự nhiên thông qua việc lấy nước vào (qua cửa cống) và nhốt giữ vật nuôi trong một thời gian nhất định (tùy thuộc vào đối tượng, mùa vụ), cũng có thể cho ăn thường xuyên nhưng chưa theo quy trình chặt chẽ. Hình thức này còn gọi là nuôi truyền thống, có ưu điểm là phù hợp với quy luật tự nhiên, ít gây tổn hại tới môi trường nhưng năng suất nuôi thủy sản rất thấp.
c) Theo hình thức nuôi thủy sản: nuôi ao/hầm; nuôi bể/bồn; nuôi lồng, bè; nuôi đăng quầng; nuôi bạt đáy/ao xây; nuôi vèo; nuôi ruộng trũng; nuôi trong hồ, đập thủy lợi; nuôi trên đầm, vịnh phá ven biển...
d) Theo cách thức nuôi
- Nuôi chuyên canh: nuôi một loại thủy sản.
- Nuôi kết hợp: Nuôi một loại thủy sản kết hợp với một hay nhiều loại thủy sản khác hoặc nuôi thủy sản kết hợp với sản xuất của các ngành khác như cá - lúa, tôm-lúa, nuôi cá/tôm/thủy sản khác trong rừng ngập mặn..., trong đó:
+ Nuôi thủy sản - lúa là cách thức nuôi thủy sản kết hợp với trồng lúa theo kiểu 1 vụ cá/tôm/thủy sản khác - 1 vụ lúa (không tính diện tích nuôi thủy sản xen với trồng lúa).
+ Nuôi thủy sản xen rừng ngập mặn là diện tích nuôi thủy sản kết hợp với trồng rừng hoặc trong các rừng ngập mặn để bảo đảm môi trường sinh thái.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại thủy sản chủ yếu;
- Phương thức nuôi;
- Loại nước;
- Xã/phường/thị trấn.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra thủy sản;
- Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp;
- Điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Chi cục Thống kê;
- Phối hợp: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế.
H0217. Số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới là những xã đạt đầy đủ các tiêu chí quy định trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ thì số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới là những xã đạt được các quy định của 19 tiêu chí sau đây:
(1) Quy hoạch và thực hiện theo quy hoạch;
(2) Giao thông;
(3) Thủy lợi;
(4) Điện nông thôn;
(5) Trường học;
(6) Cơ sở vật chất văn hóa;
(7) Chợ nông thôn;
(8) Bưu điện;
(9) Nhà ở dân cư;
(10) Thu nhập bình quân đầu người/năm so với mức bình quân chung của tỉnh;
(11) Hộ nghèo;
(12) Cơ cấu lao động;
(13) Hình thức tổ chức sản xuất;
(14) Giáo dục;
(15) Y tế;
(16) Văn hóa;
(17) Môi trường;
(18) Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh;
(19) An ninh, trật tự xã hội được giữ vững.
2. Kỳ công bố: Năm.
3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế.
H0218. Số lượng chợ, siêu thị, trung tâm thương mại
I. Số lượng chợ
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số lượng chợ là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ số chợ mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch để đáp ứng nhu cầu mua, bán, trao đổi hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của dân cư trên từng địa bàn.
Siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm giao dịch mua bán hàng hóa gồm cả siêu thị không tính là chợ.
Phương pháp tính:
Chợ được chia thành 3 loại như sau:
- Chợ loại 1:
+ Là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố, hiện đại theo quy hoạch;
+ Được đặt ở vị trí trung tâm kinh tế thương mại quan trọng của tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương hoặc là chợ đầu mối của ngành hàng, khu vực kinh tế và được tổ chức họp thường xuyên;
+ Có mặt bằng và phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ chức đầy đủ các dịch vụ tại chợ: Trông giữ xe, bốc xếp hàng hóa, kho bảo quản hàng hóa, dịch vụ đo lường, dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm và các dịch vụ khác.
- Chợ loại 2:
+ Là chợ có trên 200 điểm đến 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố theo quy hoạch;
+ Được đặt ở trung tâm giao lưu kinh tế của khu vực và được tổ chức họp thường xuyên hay không thường xuyên;
+ Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ chức các dịch vụ tối thiểu tại chợ: Trông giữ xe, bốc xếp hàng hóa, kho bảo quản hàng hóa, dịch vụ đo lường, vệ sinh công cộng.
- Chợ loại 3:
+ Là chợ có từ 200 điểm kinh doanh trở xuống hoặc các chợ chưa đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố;
+ Chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán hàng hóa của nhân dân trong một thôn, một xã/phường/thị trấn và địa bàn phụ cận.
2. Phân tổ chủ yếu: Loại chợ (loại 1, loại 2, loại 3).
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Phòng Kinh tế.
II. Số lượng siêu thị, trung tâm thương mại
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số lượng siêu thị, trung tâm thương mại là toàn bộ số lượng siêu thị, trung tâm thương mại hiện có trong kỳ báo cáo.
Siêu thị là một loại hình cửa hàng hiện đại; kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh; có cơ cấu chủng loại hàng hóa phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng.
Trung tâm thương mại là một loại hình tổ chức kinh doanh thương mại hiện đại, đa chức năng, gồm tổ hợp các loại hình cửa hàng, cơ sở hoạt động dịch vụ... được bố trí tập trung, liên hoàn trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động kinh doanh của thương nhân và thỏa mãn nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ của khách hàng.
a) Siêu thị: Được phân thành 3 hạng sau:
- Siêu thị hạng 1:
+ Siêu thị kinh doanh tổng hợp:
Có diện tích kinh doanh từ 5.000 m2 trở lên;
Có công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, bảo đảm các yêu cầu phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho mọi đối tượng khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị;
Có hệ thống kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, sơ chế, đóng gói, bán hàng, cân đo, thanh toán và quản lý kinh doanh tiên tiến, hiện đại;
Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân; có các dịch vụ ăn uống, giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận nhà, bán hàng qua mạng, qua điện thoại.
+ Siêu thị chuyên doanh:
Có diện tích kinh doanh từ 1.000 m2 trở lên;
Có công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, bảo đảm các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho mọi đối tượng khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị;
Có hệ thống kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, sơ chế, đóng gói, bán hàng, cân đo, thanh toán và quản lý kinh doanh tiên tiến, hiện đại;
Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân; có các dịch vụ ăn uống, giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận nhà, bán hàng qua mạng, qua điện thoại.
- Siêu thị hạng 2:
+ Siêu thị kinh doanh tổng hợp:
Có diện tích kinh doanh từ 2.000 m2 trở lên;
Có công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, bảo đảm các yêu cầu phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị;
Có kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh hiện đại;
Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân; có các dịch vụ ăn uống, giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận nhà, bán hàng qua điện thoại.
+ Siêu thị chuyên doanh:
Có diện tích kinh doanh từ 500 m2 trở lên;
Có công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, bảo đảm các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị;
Có kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh hiện đại;
Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân; có các dịch vụ ăn uống, giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận nhà, bán hàng qua bưu điện, điện thoại.
- Siêu thị hạng 3:
+ Siêu thị kinh doanh tổng hợp:
Có diện tích kinh doanh từ 500 m2;
Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại bảo đảm các yêu cầu phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn, thuận tiện cho khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị;
Có kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh hiện đại;
Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân, có các dịch vụ phục vụ người khuyết tật, giao hàng tận nhà.
+ Siêu thị chuyên doanh:
Có diện tích kinh doanh từ 250 m2 trở lên;
Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại bảo đảm các yêu cầu phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn, thuận tiện cho khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị;
Có kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh hiện đại;
Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân, có các dịch vụ phục vụ người khuyết tật, giao hàng tận nhà.
b) Trung tâm thương mại: Chia thành 3 hạng sau:
- Trung tâm thương mại hạng I:
+ Có diện tích kinh doanh từ 50.000 m2 trở lên và có nơi trông giữ xe phù hợp với quy mô kinh doanh của trung tâm thương mại;
+ Các công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại bảo đảm các yêu cầu phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn, thuận tiện cho mọi đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh trong khu vực;
+ Hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hóa và kinh doanh các loại hình dịch vụ, gồm khu vực để bố trí các cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hóa; nhà hàng, khách sạn; khu vực để tổ chức hội chợ triển lãm trưng bày giới thiệu hàng hóa; khu vực dành cho hoạt động vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng làm việc, hội trường, phòng họp để tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao dịch và ký kết các hợp đồng thương mại trong, ngoài nước; khu vực dành cho các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tin học, tư vấn, môi giới đầu tư, du lịch.
- Trung tâm thương mại hạng II:
+ Có diện tích kinh doanh từ 30.000 m2 trở lên và có nơi trông giữ xe phù hợp với quy mô kinh doanh của trung tâm thương mại;
+ Các công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại bảo đảm các yêu cầu phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn, thuận tiện cho mọi đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh trong khu vực;
+ Hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hóa và kinh doanh các loại hình dịch vụ, gồm khu vực để bố trí các cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hóa; nhà hàng, khách sạn; khu vực để trưng bày giới thiệu hàng hóa; khu vực dành cho hoạt động vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng làm việc, hội trường, phòng họp để tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao dịch và ký kết các hợp đồng thương mại trong, ngoài nước; khu vực dành cho các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tư vấn, môi giới đầu tư, du lịch.
- Trung tâm thương mại hạng III:
+ Có diện tích kinh doanh từ 10.000 m2 trở lên và có nơi trông giữ xe phù hợp với quy mô kinh doanh của trung tâm thương mại;
+ Các công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, bảo đảm các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn, thuận tiện cho mọi đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh trong khu vực;
+ Hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hóa và kinh doanh các loại hình dịch vụ, gồm: khu vực để bố trí cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hóa; khu vực để trưng bày giới thiệu hàng hóa; khu vực dành cho hoạt động ăn uống vui chơi, giải trí, cho thuê văn phòng làm việc, phòng họp để tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao dịch và ký kết các hợp đồng thương mại trong, ngoài nước; khu vực dành cho hoạt động tư vấn, môi giới đầu tư, du lịch.
2. Phân tổ chủ yếu: Loại hình kinh tế.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Phòng Kinh tế.
03. Xã hội, môi trường
H0301. Số trường, lớp, phòng học mầm non
1. Khái niệm, phương pháp tính
Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 3 tháng đến 6 tuổi.
a) Trường học giáo dục mầm non là đơn vị cơ sở giáo dục nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước và thực hiện chương trình giáo dục dạy học mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục. Trường học phải bảo đảm đủ các điều kiện như: có cán bộ quản lý, giáo viên dạy các môn học, nhân viên hành chính, bảo vệ, y tế...; có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập; có đủ những điều kiện về tài chính theo quy định của Bộ Tài chính. Trường học được tổ chức theo các loại hình công lập, dân lập và tư thục.
Trường học giáo dục mầm non bao gồm nhà trẻ, trường mẫu giáo và trường mầm non.
Nhà trẻ là đơn vị giáo dục cơ sở của ngành học mầm non, có chức năng thu nhận các cháu từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi để nuôi, dạy và chăm sóc theo phương pháp khoa học, nhằm phát triển toàn diện cho trẻ. Nhà trẻ chia thành nhiều nhóm trẻ, trong nhà trẻ có thể có cả các lớp mẫu giáo. Nhà trẻ có ban giám hiệu quản lý và do hiệu trưởng phụ trách.
Trường mẫu giáo là đơn vị giáo dục cơ sở của ngành học mầm non, có chức năng thu nhận để chăm sóc giáo dục trẻ em từ 3 đến 6 tuổi, bước chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Trường mẫu giáo gồm có các lớp mẫu giáo và có thể có cả nhóm trẻ. Trường có ban giám hiệu quản lý và do hiệu trưởng phụ trách.
Trường mầm non là đơn vị giáo dục cơ sở của ngành học mầm non, hình thức tổ chức liên hợp giữa nhà trẻ và mẫu giáo. Trường mầm non có chức năng thu nhận để chăm sóc và giáo dục trẻ em từ 3 tháng đến 6 tuổi, nhằm giúp trẻ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách; bước chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1. Trường mầm non có các lớp mẫu giáo và các nhóm trẻ. Trường có ban giám hiệu quản lý và do hiệu trưởng phụ trách.
b) Lớp học giáo dục mầm non là một tổ chức của trường học giáo dục mầm non hoặc tổ chức độc lập gồm các học sinh cùng được nuôi dạy theo một chương trình do một hoặc nhiều giáo viên nuôi dạy nhưng có sự quản lý trực tiếp của một giáo viên chủ nhiệm.
Lớp giáo dục mầm non được phân thành 2 hệ: Hệ nhà trẻ và hệ mẫu giáo
- Hệ nhà trẻ gồm các nhóm trẻ ở độ tuổi 3 tháng đến 3 tuổi và được phân theo tháng tuổi quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo với trẻ em tối đa 1 nhóm quy định như sau:
+ Nhóm trẻ từ 3 tháng đến 6 tháng: 15 cháu;
+ Nhóm trẻ từ 7 tháng đến 12 tháng: 18 cháu;
+ Nhóm trẻ từ 13 tháng đến 18 tháng: 20 cháu;
+ Nhóm trẻ từ 19 tháng đến 24 tháng: 22 cháu;
+ Nhóm trẻ từ 25 tháng đến 36 tháng: 25 cháu.
Lớp học hệ nhà trẻ bao gồm các nhóm trẻ của các nhà trẻ, của trường mầm non; nhóm trẻ của trường mẫu giáo (nếu có) và nhóm trẻ độc lập (nhóm trẻ hoạt động không phụ thuộc bất cứ một nhà trẻ, trường mầm non, trường mẫu giáo nào, có thể nằm trong các trường phổ thông hoặc ở các gia đình có nhận trông trẻ từ 3 tháng đến 3 tuổi).
- Hệ mẫu giáo gồm các lớp mẫu giáo cho trẻ em ở độ tuổi từ 3 đến 6 tuổi, được phân theo nhóm tuổi quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo với số trẻ em tối đa của các lớp mẫu giáo cụ thể như sau:
+ Lớp trẻ từ 3 - 4 tuổi: 25 cháu;
+ Lớp trẻ từ 4 - 5 tuổi: 30 cháu;
+ Lớp trẻ từ 5 - 6 tuổi: 35 cháu.
Lớp học hệ mẫu giáo bao gồm các lớp của trường mẫu giáo, các lớp của mầm non và lớp mẫu giáo độc lập (các lớp mẫu giáo hoạt động không phụ thuộc vào bất cứ một trường mầm non, trường mẫu giáo nào, có thể nằm trong các trường phổ thông hoặc ở các gia đình có nhận trông trẻ từ 3 tuổi đến 6 tuổi).
c) Phòng học là một địa điểm cụ thể được cấu trúc thành phòng thường xuyên dùng để nuôi dạy các cháu ở lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo (không kể các phòng đi mượn hoặc học nhờ).
Phòng học đạt tiêu chuẩn là phòng học phải bảo đảm yêu cầu của việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ: bảo đảm ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, có đủ ánh sáng, đủ thiết bị, đồ dùng phục vụ nuôi dạy theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Phòng học của nhà trẻ bao gồm các phòng dùng để nuôi dạy trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi.
Phòng học của mẫu giáo bao gồm các phòng dùng để nuôi dạy trẻ từ 3 tuổi đến 6 tuổi.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại hình;
- Loại trường;
- Xã/phường/thị trấn.
3. Kỳ công bố: Năm
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Phòng Giáo dục và Đào tạo
H0302. Số giáo viên mầm non
1. Khái niệm, phương pháp tính
Giáo viên mầm non là người làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo lứa tuổi tại các trường, cơ sở giáo dục mầm non.
Giáo viên mầm non đạt chuẩn và trên chuẩn là người có bằng trung cấp sư phạm trở lên.
Giáo viên mầm non bao gồm giáo viên nhà trẻ và giáo viên mẫu giáo.
- Giáo viên nhà trẻ là người đang trực tiếp nuôi, dạy trẻ em ở độ tuổi nhà trẻ từ 3 tháng đến 3 tuổi ở trong các nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non và nhóm trẻ độc lập.
- Giáo viên mẫu giáo là người đang trực tiếp chăm sóc và giáo dục trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo từ 3 tuổi đến 6 tuổi ở các trường mẫu giáo, trường mầm non và lớp mẫu giáo độc lập.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại hình;
- Loại trường;
- Giới tính;
- Dân tộc;
- Đạt chuẩn;
- Xã/phường/thị trấn.
3. Kỳ công bố: Năm
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Phòng Giáo dục và Đào tạo
H0303. Số học sinh mầm non
1. Khái niệm, phương pháp tính
Học sinh mầm non là trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi đang học tại các nhóm trẻ và các lớp mẫu giáo.
Học sinh mầm non bao gồm học sinh nhà trẻ và học sinh mẫu giáo:
Học sinh nhà trẻ bao gồm trẻ em từ 3 tháng đến 3 tuổi ở các nhóm trẻ của các nhà trẻ, trường mầm non, nhóm trẻ độc lập, nhóm trẻ ở trường mẫu giáo.
- Học sinh mẫu giáo bao gồm trẻ em từ 3 tuổi đến 6 tuổi ở các lớp mẫu giáo của trường mẫu giáo, trường mầm non, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mẫu giáo ở các nhà trẻ.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại hình;
- Loại trường;
- Giới tính;
- Dân tộc;
- Nhóm tuổi;
- Xã/phường/thị trấn.
3. Kỳ công bố: Năm
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Phòng Giáo dục và Đào tạo
H0304. Số trường, lớp, phòng học phổ thông tiểu học, trung học cơ sở
1. Khái niệm, phương pháp tính
Giáo dục tiểu học và trung học cơ sở là bộ phận cấu thành của hệ thống giáo dục phổ thông. Hệ thống giáo dục phổ thông theo quy định của Luật Giáo dục ban hành năm 2005, bao gồm: Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông.
Giáo dục tiểu học được thực hiện trong năm năm học, từ lớp 1 đến lớp 5. Tuổi của học sinh vào học lớp 1 là 6 tuổi.
Giáo dục phổ thông trung học cơ sở được thực hiện trong bốn năm học, từ lớp 6 đến lớp 9. Học sinh vào học lớp 6 phải hoàn thành chương trình tiểu học, có tuổi là 11 tuổi.
a) Trường tiểu học, trường trung học cơ sở là cơ sở giáo dục đảm bảo đủ các điều kiện: cán bộ quản lý, giáo viên dạy các môn học, nhân viên hành chính, bảo vệ, y tế…; có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập; có đủ những điều kiện về tài chính theo quy định của Bộ Tài chính. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền quyết định thành lập các trường tiểu học và trung học cơ sở. Các trường tiểu học, trung học cơ sở phải thực hiện chương trình giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
- Trường tiểu học: Là một cơ sở giáo dục của cấp tiểu học, là cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường tiểu học có từ lớp 1 đến lớp 5 và có tư cách pháp nhân và con dấu riêng.
- Trường trung học cơ sở: Là một cơ sở giáo dục của cấp trung học, nối tiếp cấp học tiểu học của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường trung học cơ sở có từ lớp 6 đến lớp 9 và có tư cách pháp nhân và con dấu riêng.
Ngoài trường tiểu học và trung học cơ sở nói trên, hiện nay còn có loại hình trường ghép, bao gồm:
+ Trường phổ thông cơ sở là trường ghép giữa tiểu học và trung học cơ sở, có từ lớp 1 đến lớp 9.
+ Trường trung học là trường ghép giữa trung học cơ sở và trung học phổ thông, có từ lớp 6 đến lớp 12.
+ Trường trung học cấp I, II, III là trường ghép giữa tiểu học và trung học, có từ lớp 1 đến lớp 12. Trên thực tế khi thống kê, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn ghi loại này vào trường trung học phổ thông.
Loại hình trường gồm có trường công lập, trường dân lập và trường tư thục.
- Trường công lập là trường do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên.
- Trường dân lập là trường do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động.
- Trường tư thục là trường do các cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động.
b) Lớp tiểu học, trung học cơ sở là một tổ chức của trường tiểu học, trung học cơ sở gồm các học sinh học cùng một chương trình giáo dục hoặc nhiều chương trình giáo dục, do một giáo viên giảng dạy hoặc do nhiều giáo viên giảng dạy nhưng có sự quản lý trực tiếp của một giáo viên chủ nhiệm.
Lớp tiểu học: gồm các lớp từ lớp 1 đến lớp 5.
Lớp trung học cơ sở: gồm các lớp từ lớp 6 đến lớp 9.
Số lượng học sinh quy định của một lớp học chuẩn như sau:
- Cấp tiểu học: 35 học sinh trở xuống;
- Cấp trung học: 45 học sinh trở xuống.
c) Phòng học là một địa điểm cụ thể, cấu trúc thành phòng học của trường học, nơi học sinh thường xuyên đến ngồi theo từng lớp để nghe giáo viên giảng bài, không phân biệt số ca, số lớp hay số trường sử dụng.
Phòng học đạt tiêu chuẩn được quy định phải bảo đảm đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông; bảo đảm an toàn cho giáo viên và học sinh, đúng quy cách theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về vệ sinh trường học. Trong phòng học phải có các thiết bị sau:
- Bàn ghế học sinh theo kích cỡ phù hợp với lứa tuổi của từng lớp, bảo đảm một học sinh có một chỗ ngồi;
- Một bàn, một ghế tựa cho giáo viên;
- Bảng viết;
- Bục giảng và bục kê bàn ghế cho giáo viên;
- Có hệ thống đèn và hệ thống quạt (đối với trường có điện lưới);
- Có hệ thống tủ tường (đối với trường có đủ điều kiện).
Các thiết bị phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu lắp đặt theo quy định về vệ sinh trường học.
Phòng học kiên cố là phòng học của các nhà cao tầng hoặc 1 tầng mái bằng, thời gian sử dụng từ 50 năm trở lên.
Phòng học bán kiên cố là phòng học của các nhà có chất lượng xây dựng và thời gian sử dụng thấp hơn so với nhà kiên cố (trên 20 năm).
Phòng học tạm là phòng học của nhà đơn sơ; làm bằng tranh tre, nứa lá hoặc tương tự.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại hình;
- Loại trường;
- Cấp học;
- Xã/phường/thị trấn;
- Riêng phòng học phân tổ thêm kiên cố/bán kiên cố/nhà tạm.
3. Kỳ công bố: Năm
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Phòng Giáo dục và Đào tạo
H0305. Số giáo viên phổ thông tiểu học, trung học cơ sở
1. Khái niệm, phương pháp tính
- Giáo viên tiểu học là giáo viên có bằng tốt nghiệp từ trung cấp sư phạm trở lên; dạy các môn học từ lớp 1 đến lớp 5 theo chương trình của hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
- Giáo viên trung học cơ sở là giáo viên có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng sư phạm trở lên hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở. Giáo viên trung học cơ sở dạy các môn học từ lớp 6 đến lớp 9 theo chương trình của hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại hình;
- Loại trường;
- Giới tính;
- Dân tộc;
- Đạt chuẩn;
- Xã/phường/thị trấn.
3. Kỳ công bố: Năm
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Phòng Giáo dục và Đào tạo
H0306. Số học sinh phổ thông tiểu học, trung học cơ sở
1. Khái niệm, phương pháp tính
- Học sinh tiểu học là học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 thuộc trường tiểu học.
- Học sinh trung học cơ sở là học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 thuộc trường trung học cơ sở.
Tuổi của học sinh được tính theo năm. Nhóm tuổi để tính phổ cập đúng tuổi được quy định như sau:
- Tiểu học: Từ 6 tuổi đến 10 tuổi.
- Trung học cơ sở: Từ 11 tuổi đến 14 tuổi.
Học sinh phổ thông chia theo tình trạng học tập và thời gian xác định có học sinh tuyển mới và học sinh lưu ban:
- Học sinh tuyển mới là học sinh bắt đầu vào học ở lớp đầu cấp học (lớp 1, lớp 6) hoặc học sinh mới chuyển đến, hoặc học sinh đã bỏ học ở các lớp khác, nay trở lại học vào kỳ khai giảng tại các trường.
- Học sinh lưu ban là học sinh sau một năm học không được lên lớp, phải học lại lớp học đó trong năm học tiếp theo.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại hình;
- Loại trường;
- Giới tính;
- Dân tộc;
- Nhóm tuổi;
- Tuyển mới;
- Lưu ban;
- Bỏ học;
- Xã/phường/thị trấn.
3. Kỳ công bố: Năm
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp; Phòng Giáo dục và Đào tạo
H0307. Tỷ lệ trẻ em dưới một tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ trẻ em dưới một tuổi được tiêm (uống) đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh theo quy định của Bộ Y tế được xác định theo công thức:
Tỷ lệ trẻ em dưới một tuổi được tiêm (uống) đầy đủ vắc xin (%) |
= |
Số trẻ em dưới một tuổi được tiêm (uống) đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh theo quy định của Bộ Y tế trong năm xác định |
x 100 |
Tổng số trẻ em dưới một tuổi trong khu vực trong cùng năm |
2. Phân tổ chủ yếu: Xã/phường/thị trấn.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu:
- Điều tra nhân khẩu học và sức khỏe;
- Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Phòng Y tế/Trung tâm y tế.
H0308. Số ca hiện nhiễm HIV được phát hiện trên một trăm nghìn dân
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số ca hiện nhiễm HIV được phát hiện trên một trăm nghìn dân là số người đã được cơ quan y tế phát hiện bị nhiễm HIV ở một khu vực và thời điểm xác định tính trên một trăm nghìn dân của khu vực đó.
Số ca hiện nhiễm HIV được phát hiện trên một trăm nghìn dân |
= |
Tổng số người hiện nhiễm HIV khu vực a thời điểm t |
x 100.000 |
Tổng số dân khu vực a thời điểm t |
2. Phân tổ chủ yếu: Giới tính.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Phòng Y tế/Trung tâm y tế;
- Phối hợp: Công an cấp huyện.
H0309. Số ca tử vong do HIV/AIDS được báo cáo hàng năm trên một trăm nghìn dân
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số trường hợp tử vong do HIV/AIDS trên một trăm nghìn dân trong năm báo cáo, được xác định theo công thức:
Số ca tử vong do HIV/AIDS khu vực a năm t trên một trăm nghìn dân (Người) |
= |
Tổng số trường hợp mới tử vong do HIV/AIDS khu vực a trong năm t |
x 100.000 |
Dân số trung bình khu vực a năm t |
2. Phân tổ chủ yếu: Giới tính.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Phòng Y tế/Trung tâm y tế;
- Phối hợp: Công an cấp huyện.
H0310. Số hộ dân cư nghèo
1. Khái niệm, phương pháp tính
Hộ dân cư nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn chuẩn nghèo trong năm nghiên cứu/báo cáo.
Chuẩn nghèo là mức thu nhập bình quân đầu người được dùng để xác định hộ nghèo. Những hộ có thu nhập bình quân đầu người thấp hơn chuẩn nghèo được coi là hộ nghèo.
Chuẩn nghèo bằng chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm cộng với một mức chi tối thiểu cho các mặt hàng phi lương thực - thực phẩm, gồm: nhà ở, quần áo, đồ dùng gia đình, học tập văn hóa, giải trí, y tế, đi lại, thông tin liên lạc...
Chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm là trị giá của một rổ hàng hóa lương thực, thực phẩm thiết yếu bảo đảm khẩu phần ăn duy trì với nhiệt lượng tiêu dùng một người một ngày là 2100 Kcal.
2. Phân tổ chủ yếu
Xã/phường/thị trấn.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Báo cáo của Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội.
- Báo cáo của Phòng Thống kê.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội;
- Phối hợp: Chi cục Thống kê.
H0311. Số vụ tai nạn giao thông; số người chết, bị thương do tai nạn giao thông
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tai nạn giao thông là sự kiện bất ngờ, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, xảy ra khi các đối tượng tham gia giao thông đang hoạt động trên đường giao thông công cộng, đường chuyên dùng hoặc ở các địa bàn giao thông công cộng (gọi là mạng lưới giao thông: Đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không), nhưng do chủ quan, vi phạm các quy tắc an toàn giao thông hoặc do gặp phải các tình huống, sự cố đột xuất không kịp phòng tránh, đã gây ra những thiệt hại nhất định cho tính mạng, sức khỏe con người hoặc tài sản.
Một lần hoặc nhiều lần va chạm liên tiếp giữa các đối tượng tham gia giao thông tại một địa điểm nhất định thì được gọi là một vụ tai nạn giao thông. Vụ tai nạn giao thông xảy ra đối với một hoặc nhiều đối tượng tham gia giao thông.
Tai nạn giao thông gây ra hậu quả làm thiệt hại về người và tài sản. Số người bị tai nạn giao thông gồm những người bị thương và chết do tai nạn giao thông gây ra.
Người chết do tai nạn giao thông gồm toàn bộ số người bị chết do các tai nạn giao thông gây ra.
Người bị thương là những người bị tổn thương về thể xác và tâm trí do ảnh hưởng trực tiếp của tai nạn giao thông, làm ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường. Những trường hợp bị sốc hoặc ảnh hưởng đến tâm trí do biến cố ảnh hưởng đến gia đình và bản thân không được tính là số người bị thương.
Số người bị thương do tai nạn giao thông gồm toàn bộ số người bị thương phải điều trị do tai nạn giao thông gây ra.
2. Phân tổ chủ yếu: Loại tai nạn (đường bộ/đường sắt/đường thủy).
3. Kỳ công bố: Tháng, năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Công an cấp huyện;
- Phối hợp: Ban an toàn giao thông.
H0312. Số vụ cháy, nổ và mức độ thiệt hại
1. Khái niệm, phương pháp tính
Cháy, nổ là trường hợp xảy ra cháy, nổ ngoài ý muốn và sự kiểm soát của con người trong khu dân cư, cơ sở, cháy rừng, phương tiện giao thông gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng tới môi trường. Một lần xảy ra cháy, nổ thì được gọi là một vụ cháy, nổ.
Thiệt hại do cháy, nổ gồm thiệt hại về người (chết và bị thương do cháy, nổ) và thiệt hại về tài sản (thiêu hủy hoặc hư hỏng) tính theo giá hiện hành.
2. Phân tổ chủ yếu: Loại cháy nổ.
3. Kỳ công bố: Khi có phát sinh, năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Công an cấp huyện.
H0313. Số vụ án, số bị can đã khởi tố
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số vụ án đã khởi tố là số vụ việc có dấu hiệu tội phạm đã được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
Số bị can đã khởi tố là số người hoặc pháp nhân bị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố bị can.
- Nguyên tắc xác định tội danh:
+ Nếu vụ án có nhiều tội danh thì tội danh của vụ án được thống kê theo tội danh nghiêm trọng nhất của vụ án (của bị can đầu vụ);
+ Nếu bị can bị khởi tố về nhiều tội trong cùng một vụ án thì tội danh của bị can được thống kê theo tội danh nghiêm trọng nhất trong vụ án đó;
+ Trong các trường hợp trên nếu các tội danh có cùng mức độ nghiêm trọng thì thống kê theo tội danh có số thứ tự của điều luật nhỏ nhất trong Bộ luật hình sự.
2. Phân tổ chủ yếu
- Tội danh;
- Số bị can phân tổ thêm cá nhân/pháp nhân; nếu bị can là cá nhân phân tổ thêm giới tính, nhóm tuổi.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Viện Kiểm sát Nhân dân cấp huyện.
H0314. Số vụ án, số bị can đã truy tố
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số vụ án đã truy tố là số vụ án mà Viện kiểm sát đã ra quyết định truy tố vụ án ra trước Tòa án bằng bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố.
Số bị can đã truy tố là số bị can mà Viện kiểm sát đã ra quyết định truy tố bị can đó ra trước Tòa án bằng bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố.
- Nguyên tắc xác định tội danh:
+ Nếu vụ án có nhiều tội danh thì tội danh của vụ án được thống kê theo tội danh nghiêm trọng nhất của vụ án (của bị can đầu vụ);
+ Nếu bị can bị khởi tố về nhiều tội trong cùng một vụ án thì tội danh của bị can được thống kê theo tội danh nghiêm trọng nhất trong vụ án đó;
+ Trong các trường hợp trên nếu các tội danh có cùng mức độ nghiêm trọng thì thống kê theo tội danh có số thứ tự của điều luật nhỏ nhất trong Bộ luật hình sự.
2. Phân tổ chủ yếu
- Tội danh;
- Số bị can phân tổ thêm cá nhân/pháp nhân; nếu bị can là cá nhân phân tổ thêm giới tính, nhóm tuổi.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Viện Kiểm sát Nhân dân cấp huyện.
H0315. Số vụ, số người phạm tội đã bị kết án
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số vụ, số người phạm tội đã bị kết án là số vụ án và số bị cáo mà Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm đã đưa ra xét xử và tuyên là có tội.
2. Phân tổ chủ yếu
- Nhóm tội: Theo chương của Bộ luật hình sự;
- Số bị cáo phân tổ thêm giới tính, nhóm tuổi.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tòa án nhân dân cấp huyện.
H0316. Số vụ thiên tai và mức độ thiệt hại
1. Khái niệm, phương pháp tính
Vụ thiên tai là một thảm họa do thiên nhiên gây ra như bão, lụt, lũ, lốc, động đất, sạt lở đất, triều cường, xâm nhập mặn, sóng thần, núi lửa, sét đánh, mưa đá, băng giá, nóng, hạn hán,...
Số vụ thiên tai là tổng số vụ thiên tai xảy ra trong kỳ báo cáo có ảnh hưởng đến các khu vực địa lý khác nhau của đất nước.
Mức độ thiệt hại gồm thiệt hại về người và tài sản của các vụ thiên tai. Về người gồm số người chết, số người bị mất tích, số người bị thương; thiệt hại về tài sản được ước tính toàn bộ giá trị thiệt hại bằng tiền mặt do vụ thiên tai gây ra.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại thiên tai;
- Xã/phường/thị trấn.
3. Kỳ công bố: Khi có phát sinh, năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế.
NỘI DUNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ CẤP XÃ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 54/2016/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)
01. Đất đai, dân số
X0101. Diện tích và cơ cấu đất
I. Khái niệm, phương pháp tính
1. Diện tích đất
Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính được xác định gồm toàn bộ diện tích các loại đất trong phạm vi đường địa giới của từng đơn vị hành chính đã được xác định theo quy định của pháp luật.
Diện tích đất của đơn vị hành chính được lấy theo số liệu do cơ quan địa chính có thẩm quyền đo đạc và công bố. Đối với các đơn vị hành chính có biển thì diện tích tự nhiên của đơn vị hành chính đó gồm diện tích các loại đất của phần đất liền và các đảo, quần đảo trên biển tính đến đường mép nước biển triều kiệt trung bình trong nhiều năm. Tổng diện tích đất tự nhiên gồm nhiều loại đất khác nhau tùy theo tiêu thức phân loại. Thông thường diện tích đất được phân theo mục đích sử dụng và người quản lý và sử dụng.
a) Diện tích đất theo mục đích sử dụng là diện tích của phần đất có cùng mục đích sử dụng trong phạm vi của đơn vị hành chính gồm nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng.
- Nhóm đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và bảo vệ, phát triển rừng. Gồm các loại đất:
+ Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
+ Đất trồng cây lâu năm;
+ Đất rừng sản xuất;
+ Đất rừng phòng hộ;
+ Đất rừng đặc dụng;
+ Đất nuôi trồng thủy sản là đất được sử dụng chuyên vào mục đích nuôi, trồng thủy sản nước lợ, nước mặn và nước ngọt;
+ Đất làm muối là ruộng muối để sử dụng vào mục đích sản xuất muối;
+ Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.
- Nhóm đất phi nông nghiệp gồm các loại đất sử dụng vào mục đích không thuộc nhóm đất nông nghiệp, gồm đất ở; đất xây dựng trụ sở cơ quan; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất xây dựng công trình sự nghiệp; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất sử dụng vào mục đích công cộng; đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; đất phi nông nghiệp khác.
+ Đất ở gồm đất ở tại nông thôn và đất ở tại đô thị.
Đất ở tại nông thôn là đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn.
Đất ở tại đô thị bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đô thị.
+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan gồm đất trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
+ Đất sử dụng mục đích quốc phòng, an ninh gồm đất sử dụng vào các mục đích quy định tại Điều 61 của Luật đất đai.
+ Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác.
+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
+ Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (đất cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác.
+ Đất cơ sở tôn giáo gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo; trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.
+ Đất tín ngưỡng bao gồm đất có các công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ.
+ Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng là đất để làm nơi mai táng tập trung, đất có công trình làm nhà tang lễ và công trình để hỏa táng.
+ Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối là đất có mặt nước của các đối tượng thủy văn dạng tuyến không có ranh giới khép kín để tạo thành thửa đất được hình thành tự nhiên hoặc nhân tạo phục vụ cho mục đích thoát nước, dẫn nước.
+ Đất có mặt nước chuyên dùng là đất có mặt nước của các đối tượng thủy văn dạng ao, hồ, đầm có ranh giới khép kín để hình thành thửa đất, thuộc phạm vi các đô thị và các khu dân cư nông thôn hoặc ngoài khu đô thị, khu dân cư nông thôn nhưng không sử dụng chuyên vào mục đích chuyên nuôi trồng thủy sản, thủy điện, thủy lợi.
+ Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở.
- Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng, cụ thể:
+ Đất bằng chưa sử dụng là đất chưa sử dụng tại vùng bằng phẳng ở đồng bằng, thung lũng, cao nguyên.
+ Đất đồi núi chưa sử dụng là đất chưa sử dụng trên đất dốc thuộc vùng đồi, núi.
+ Núi đá không có rừng cây là đất chưa sử dụng ở dạng núi đá mà trên đó không có rừng cây.
b) Diện tích đất theo tiêu thức người sử dụng đất
- Người sử dụng đất là người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất hoặc đang sử dụng đất chưa được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; gồm hộ gia đình, cá nhân; tổ chức trong nước; tổ chức nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Người được giao quản lý đất là tổ chức trong nước, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được Nhà nước giao đất để quản lý trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Luật đất đai.
2. Cơ cấu đất
a) Cơ cấu diện tích đất theo mục đích sử dụng
Là tỷ trọng diện tích của phần đất có cùng mục đích sử dụng trong phạm vi diện tích tự nhiên của đơn vị hành chính; gồm: Tỷ trọng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng chiếm trong tổng diện tích tự nhiên.
b) Cơ cấu diện tích đất theo tiêu thức người sử dụng đất
Là tỷ trọng diện tích của phần đất có cùng đối tượng sử dụng hoặc đối tượng được giao để quản lý trong phạm vi diện tích tư nhân của đơn vị hành chính, gồm: Tỷ trọng đất của cơ quan tổ chức, các đơn vị, cá nhân... quản lý hoặc sử dụng chiếm trong tổng diện tích tự nhiên.
II. Phân tổ chủ yếu
- Mục đích sử dụng;
- Đối tượng quản lý và sử dụng.
III. Kỳ công bố: Năm.
IV. Nguồn số liệu
- Điều tra kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
- Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
X0102. Dân số, mật độ dân số
I. Dân số
1. Khái niệm chung
Dân số chỉ tất cả những người sống trong phạm vi một địa giới nhất định (nước, vùng kinh tế, đơn vị hành chính...) có đến một thời điểm hay trong một khoảng thời gian nhất định.
Trong thống kê, dân số được thu thập theo khái niệm “Nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ”, là những người thực tế thường xuyên ăn ở tại hộ tính đến thời điểm thống kê đã được 6 tháng trở lên, trẻ em mới sinh trước thời điểm thống kê và những người mới chuyển đến sẽ ở ổn định tại hộ, không phân biệt họ có hay không có hộ khẩu thường trú tại xã/phường/thị trấn đang ở và những người tạm vắng. Nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ gồm:
Người thực tế thường xuyên ăn ở tại hộ tính đến thời điểm thống kê đã được 6 tháng trở lên.
Người mới chuyển đến chưa được 6 tháng nhưng xác định sẽ ăn ở ổn định tại hộ và những trẻ em mới sinh trước thời điểm thống kê; không phân biệt họ đã có hay không có giấy tờ pháp lý chứng nhận sự di chuyển đó.
Người tạm vắng bao gồm người rời hộ đi làm ăn ở nơi khác chưa được 6 tháng tính đến thời điểm thống kê; người đang làm việc hoặc học tập trong nước trong thời hạn 6 tháng; người đang đi thăm, đi chơi nhà người thân, đi nghỉ hè, nghỉ lễ, đi du lịch, sẽ quay trở lại hộ; người đi công tác, đi đánh bắt hải sản, đi tàu viễn dương, đi buôn chuyến; người được cơ quan có thẩm quyền cho phép đi làm việc, công tác, học tập, chữa bệnh, du lịch ở nước ngoài, tính đến thời điểm thống kê họ vẫn còn ở nước ngoài trong thời hạn được cấp phép; người đang chữa bệnh nội trú tại các cơ sở y tế; người đang bị ngành quân đội, công an tạm giữ.
Dưới đây xin giới thiệu khái niệm, nội dung và phương pháp tính “Dân số trung bình” là một chỉ tiêu thông dụng và quan trọng trong các chỉ tiêu thống kê dân số:
Dân số trung bình là số lượng dân số tính bình quân cho cả một thời kỳ, được tính theo một số phương pháp thông dụng như sau:
+ Nếu chỉ có số liệu tại hai thời điểm (đầu và cuối của thời kỳ ngắn, thường là một năm) thì sử dụng công thức sau:
Trong đó:
Ptb: Dân số trung bình;
P0: Dân số đầu kỳ;
P1: Dân số cuối kỳ.
+ Nếu có số liệu tại nhiều thời điểm cách đều nhau thì sử dụng công thức:
Trong đó:
Ptb: Dân số trung bình;
P0,1,…,n: Dân số ở các thời điểm 0, 1,..., n;
n: Số thời điểm cách đều nhau.
+ Nếu có số liệu tại nhiều thời điểm không cách đều nhau, sử dụng công thức:
Trong đó:
Ptb1: Dân số trung bình của khoảng thời gian thứ nhất;
Ptb2: Dân số trung bình của khoảng thời gian thứ 2;
Ptbn: Dân số trung bình của khoảng thời gian thứ n;
ti: Độ dài của khoảng thời gian thứ i.
2. Phân tổ chủ yếu: Giới tính.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
+ Tổng điều tra dân số và nhà ở;
+ Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
+ Số lượng dân số hàng năm được tính dựa trên cơ sở số liệu dân số gốc thu thập qua tổng điều tra dân số gần nhất và các biến động dân số (sinh, chết, xuất cư và nhập cư) theo phương trình cân bằng dân số. Các biến động dân số được tính từ các tỷ suất nhân khẩu học (các tỷ suất sinh, chết, xuất cư và nhập cư) thu được qua các cuộc điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình hoặc tổng điều tra dân số và nhà ở.
II. Mật độ dân số
1. Khái niệm, phương pháp tính
Mật độ dân số là số dân tính bình quân trên một kilômét vuông diện tích lãnh thổ.
Mật độ dân số được tính bằng cách chia dân số (thời điểm hoặc bình quân) của một vùng dân cư nhất định cho diện tích lãnh thổ của vùng đó. Mật độ dân số có thể tính cho toàn quốc hoặc riêng từng vùng (nông thôn, thành thị, vùng kinh tế); từng tỉnh, từng huyện, từng xã, v.v... nhằm phản ánh tình hình phân bố dân số theo địa lý vào một thời gian nhất định.
Công thức tính:
Mật độ dân số (người/km2) |
= |
Số lượng dân số (người) |
Diện tích lãnh thổ (km2) |
2. Kỳ công bố: Năm.
3. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
- Điều tra kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
X0103. Số cuộc kết hôn
1. Khái niệm, phương pháp tính
Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.
Để có cái nhìn toàn diện về số cuộc kết hôn, thống kê sẽ phản ánh thực tế kết hôn, gồm:
- Kết hôn có đủ điều kiện theo Luật hôn nhân và gia đình;
- Kết hôn có đủ điều kiện theo Luật hôn nhân và gia đình nhưng không đăng ký;
- Kết hôn không đủ điều kiện theo Luật hôn nhân và gia đình;
- Tảo hôn;
- Sống với nhau như vợ chồng.
Để bảo đảm ý nghĩa phân tích thống kê, chỉ tiêu này được tính thông qua tỷ suất kết hôn (hay tỷ suất kết hôn thô).
Công thức tính:
MR (‰) |
= |
Số cặp nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng |
x 1000 |
Dân số trung bình |
Trong đó: MR là tỷ suất kết hôn (thô).
2. Kỳ công bố: Năm.
3. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
- Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình;
- Dữ liệu hành chính.
X0104. Tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi đã được đăng ký khai sinh
1. Khái niệm, phương pháp tính
Trẻ em dưới 05 tuổi được đăng ký khai sinh là số trẻ em dưới 05 tuổi tính từ ngày sinh ra và được cấp giấy khai sinh theo quy định của pháp luật.
Tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi đã được đăng ký khai sinh cho biết trong 100 trẻ em dưới 05 tuổi có bao nhiêu trẻ em đã được đăng ký khai sinh.
Công thức tính:
Tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi đã được đăng ký khai sinh (%) |
= |
Số trẻ em dưới 05 tuổi đã được đăng ký khai sinh tính đến 31/12 năm báo cáo |
x 100 |
Số trẻ em dưới 05 tuổi tính đến 31/12 năm báo cáo |
2. Phân tổ chủ yếu: Giới tính.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
- Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình;
- Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
X0105. Số trường hợp tử vong được đăng ký khai tử
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số trường hợp tử vong được đăng ký khai tử là số trường hợp chết được đăng ký khai tử trong kỳ nghiên cứu (thường là một năm lịch, từ 01/01 đến 31/12). Gồm cả các trường hợp tuyên bố chết theo bản án/quyết định của tòa án và đã được ghi vào sổ việc thay đổi hộ tịch theo quy định tại Luật hộ tịch, đăng ký khai tử đúng hạn và đăng ký khai tử quá hạn.
Phương pháp tính:
Tổng số việc đăng ký khai tử trong nước tại Ủy ban nhân dân cấp xã và số việc đăng ký khai tử có yếu tố nước ngoài tại các Phòng Tư pháp trên phạm vi cả nước (gồm cả các trường hợp tuyên bố chết theo bản án/quyết định của tòa án và đã được ghi vào sổ việc thay đổi hộ tịch theo quy định tại Luật hộ tịch) trong một kỳ hạn về thời gian. Tổng số này gồm cả đăng ký khai tử đúng hạn và quá hạn, không gồm đăng ký lại.
2. Phân tổ chủ yếu: Giới tính.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
02. Kinh tế
X0201. Số cơ sở, lao động trong các cơ sở kinh tế, sự nghiệp
1. Khái niệm, phương pháp tính
a) Số cơ sở kinh tế, sự nghiệp
Cơ sở kinh tế, sự nghiệp (đơn vị cơ sở) được khái niệm như sau:
- Là nơi trực tiếp diễn ra hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ, sự nghiệp, hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng…;
- Có chủ thể quản lý hoặc người chịu trách nhiệm về các hoạt động tại địa điểm đó;
- Có địa điểm xác định;
- Có thời gian hoạt động liên tục hoặc định kỳ (theo mùa vụ hoặc theo tập quán kinh doanh,…).
Đơn vị cơ sở có thể là một nhà máy, xí nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, khách sạn, nhà hàng, cửa hàng, điểm sản xuất, điểm bán hàng, nhà ga, bến cảng, trường học, bệnh viện, nhà thờ hoặc đền, chùa...
Số cơ sở kinh tế, sự nghiệp là tổng số lượng cơ sở thỏa mãn khái niệm nêu trên, hoạt động trong các ngành kinh tế quốc dân (trừ các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản; hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc) tại thời điểm thống kê trên lãnh thổ Việt Nam.
Số cơ sở kinh tế, sự nghiệp gồm:
- Số cơ sở là trụ sở chính của doanh nghiệp (trụ sở chính của doanh nghiệp là cơ sở có trách nhiệm lãnh đạo, quản lý hoạt động của các cơ sở khác trong cùng hệ thống tổ chức, quản lý của doanh nghiệp).
- Số cơ sở là chi nhánh, đơn vị sản xuất kinh doanh phụ thuộc, chịu sự quản lý giám sát của trụ sở chính hoặc một cơ sở chi nhánh khác; cơ sở sản xuất kinh doanh phụ thuộc có thể là một chi nhánh, một văn phòng đại diện của một doanh nghiệp, hoặc của một cơ quan hành chính, sự nghiệp, kể cả trường hợp cơ sở đó chỉ là một bộ phận sản xuất kinh doanh nằm ngoài địa điểm của doanh nghiệp (hoặc cơ quan hành chính sự nghiệp). Trong trường hợp doanh nghiệp không có các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc (gọi là doanh nghiệp đơn) thì doanh nghiệp chỉ là một đơn vị cơ sở duy nhất.
- Cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể là cơ sở sản xuất kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người cùng sở hữu (sở hữu cá thể, tiểu chủ), chưa đăng ký hoạt động theo Luật doanh nghiệp (thuộc loại hình doanh nghiệp).
- Cơ sở sự nghiệp hoạt động trong các ngành khoa học công nghệ; giáo dục đào tạo; y tế, cứu trợ xã hội; thể thao, văn hóa; hoạt động hiệp hội hoạt động tôn giáo... (gọi chung là khu vực sự nghiệp).
b) Số lao động trong các cơ sở kinh tế, sự nghiệp
Số lao động trong các cơ sở kinh tế, sự nghiệp là toàn bộ số lao động hiện đang làm việc trong các cơ sở này tại thời điểm thống kê, gồm lao động làm đầy đủ thời gian; lao động làm bán thời gian; lao động trong biên chế; lao động hợp đồng (có thời hạn và không có thời hạn); lao động gia đình không được trả lương, trả công; lao động thuê ngoài; lao động trực tiếp; lao động gián tiếp... kể cả những người đang nghỉ chờ việc hay chờ chế độ nghỉ hưu, nhưng vẫn thuộc đơn vị cơ sở quản lý.
2. Phân tổ chủ yếu
- Ngành kinh tế;
- Quy mô;
- Loại cơ sở (kinh tế, sự nghiệp, hiệp hội).
3. Kỳ công bố: 5 năm
4. Nguồn số liệu: Tổng điều tra kinh tế.
X0202. Số cơ sở, lao động trong các cơ sở hành chính
1. Khái niệm, phương pháp tính
a) Số cơ sở hành chính
Cơ sở hành chính (đơn vị cơ sở) được khái niệm như sau:
- Là nơi trực tiếp diễn ra hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị xã hội, quản lý nhà nước, an ninh, quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc;
- Có chủ thể quản lý hoặc người chịu trách nhiệm về các hoạt động tại địa điểm đó;
- Có địa điểm xác định, thời gian hoạt động liên tục.
Đơn vị cơ sở có thể là một cơ quan hoặc chi nhánh của cơ quan hành chính.
Số cơ sở hành chính là tổng số lượng cơ sở thỏa mãn khái niệm nêu trên, hoạt động trong ngành O theo hệ thống ngành kinh tế quốc dân Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị xã hội, quản lý nhà nước, an ninh, quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc tại thời điểm thống kê trên lãnh thổ Việt Nam.
b) Số lao động trong các cơ sở hành chính
Số lao động trong các cơ sở hành chính là toàn bộ số lao động hiện đang làm việc trong các cơ sở này tại thời điểm thống kê, gồm lao động trong biên chế; lao động hợp đồng (có thời hạn và không có thời hạn). Kể cả những người đang nghỉ chờ việc hay chờ chế độ nghỉ hưu, nhưng vẫn thuộc đơn vị quản lý.
2. Phân tổ chủ yếu
- Ngành kinh tế;
- Quy mô.
3. Kỳ công bố: 5 năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra cơ sở hành chính.
X0203. Diện tích gieo trồng cây hàng năm
1. Khái niệm, phương pháp tính
Là diện tích gieo trồng các loại cây nông nghiệp có thời gian sinh trưởng không quá 1 năm kể từ lúc gieo trồng đến khi thu hoạch sản phẩm, gồm:
- Diện tích lúa;
- Diện tích ngô và cây lương thực có hạt khác (lúa mì, lúa mạch, cao lương);
- Diện tích cây lấy củ có chất bột: Khoai lang, sắn, khoai sọ...;
- Diện tích mía;
- Diện tích cây thuốc lá, thuốc lào;
- Diện tích cây lấy sợi: Đay, cói, bông;
- Diện tích cây có hạt chứa dầu: Lạc, đỗ tương, vừng;
- Diện tích cây rau, đậu các loại và diện tích hoa, cây cảnh: Rau muống, su hào...;
- Diện tích cây gia vị, dược liệu hàng năm: Ớt cay, ngải cứu…;
- Diện tích cây hàng năm khác: Cỏ, cây thức ăn gia súc....
Diện tích gieo trồng cây hàng năm được tính theo từng vụ sản xuất. Do cây hàng năm có nhiều phương thức gieo trồng khác nhau, phương pháp tính diện tích gieo trồng được quy định như sau:
- Diện tích trồng trần: Trên một diện tích trong một vụ chỉ trồng một loại cây hàng năm nhất định với mật độ cây trồng bình thường. Cây trồng trần, trồng bao nhiêu đất tính bấy nhiêu diện tích gieo trồng;
- Diện tích trồng xen: Trên cùng diện tích trồng hơn một loại cây xen nhau, song song cùng tồn tại, cây trồng chính có mật độ bình thường, cây trồng xen được trồng nhằm tiết kiệm diện tích nên mật độ thưa hơn cây trồng trần. Như vậy cây trồng chính được tính diện tích như cây trồng trần, cây trồng xen căn cứ theo mật độ cây thực tế hay số lượng hạt giống để quy đổi ra diện tích cây trồng trần;
- Diện tích trồng gối vụ: Diện tích khi cây trồng trước chuẩn bị thu hoạch thì trồng gối cây sau nhằm tranh thủ thời vụ. Cả cây trồng trước và cây trồng gối vụ được tính như trồng trần.
- Diện tích trồng lưu gốc: Diện tích cây trồng một lần nhưng cho thu hoạch ở nhiều vụ liên tiếp. Mỗi vụ tính một lần diện tích.
2. Phân tổ chủ yếu: Loại cây chủ yếu.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra diện tích gieo trồng các loại cây nông nghiệp.
X0204. Diện tích cây lâu năm
1. Khái niệm, phương pháp tính
Là diện tích trồng các loại cây nông nghiệp có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch sản phẩm lần đầu từ 1 năm trở lên và cho thu hoạch sản phẩm trong nhiều năm.
a) Diện tích cây lâu năm chỉ tính diện tích hiện còn sống đến thời điểm quan sát, thuộc tất cả các loại hình kinh tế trên địa bàn, gồm diện tích trồng tập trung và số cây trồng phân tán quy về diện tích trồng tập trung trên toàn bộ diện tích đất như: Đất khoán, đấu thầu, đất vườn, đất mới khai hoang....
Diện tích cây lâu năm gồm:
- Diện tích cây ăn quả: Cam, bưởi, chuối, dứa, xoài, nhãn, vải, chôm chôm, bơ, mít, sầu riêng, măng cụt, thanh long, táo;
- Diện tích cây lấy quả chứa dầu: Dừa, cọ;
- Diện tích cây điều;
- Diện tích cây hồ tiêu;
- Diện tích cây cao su;
- Diện tích cây cà phê;
- Diện tích cây chè;
- Diện tích cây gia vị, cây dược liệu lâu năm: Gừng, sa nhân, atichode;
- Diện tích cây lâu năm khác: Dâu tằm, trầu không, cau...
b) Diện tích cây lâu năm hiện có (tính đến thời điểm điều tra, báo cáo)
Công thức tính:
Diện tích cây lâu năm hiện có |
= |
Diện tích cây lâu năm trồng tập trung |
+ |
Diện tích cây lâu năm trồng phân tán cho sản phẩm (quy đổi) |
- Diện tích cây lâu năm trồng tập trung gồm những diện tích trồng cây lâu năm từ 100 m2 trở lên.
- Diện tích cây lâu năm trồng tập trung là những diện tích trồng liền khoảnh từ 100 m2 trở lên, mật độ cây trồng cơ bản bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của địa phương.
Công thức tính:
Diện tích cây lâu năm trồng tập trung |
= |
Diện tích cây lâu năm trồng mới |
+ |
Diện tích đang trong quá trình kiến thiết cơ bản |
+ |
Diện tích cây lâu năm cho sản phẩm |
Trong đó:
+ Diện tích cây lâu năm trồng mới là diện tích cây lâu năm được trồng từ 1/1 đến 31/12 năm báo cáo và được nghiệm thu đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quy định. Những diện tích không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quy định trong năm phải trồng đi trồng lại nhiều lần mới đạt tiêu chuẩn nghiệm thu cũng chỉ tính một lần diện tích trồng mới đến thời điểm quan sát cuối năm; hoặc những diện tích trồng trong năm nhưng đến thời điểm quan sát mà số cây trên diện tích đó đã chết thì không tính là diện tích trồng mới;
+ Diện tích cây lâu năm đang trong quá trình kiến thiết cơ bản là diện tích cây lâu năm đang trong quá trình chăm sóc, chưa cho sản phẩm, gồm cả những diện tích cây lâu năm cho thu bói;
+ Diện tích cây lâu năm cho sản phẩm là diện tích cây lâu năm thực tế đã hoàn thành thời kỳ xây dựng cơ bản và đã cho thu hoạch sản phẩm ổn định. Ví dụ: Cây cao su trung bình cho sản phẩm sau 7 năm trồng; cây cà phê cho thu quả ổn định sau 3 năm trồng, ươm.
- Diện tích cây lâu năm trồng phân tán cho sản phẩm: Căn cứ vào số lượng cây trồng phân tán cho sản phẩm và mật độ cây trồng tập trung theo tập quán địa phương để quy đổi ra diện tích trồng tập trung.
Công thức tính:
Diện tích cây lâu năm trồng phân tán cho sản phẩm quy đổi về diện tích trồng tập trung (ha) |
= |
Tổng số cây trồng phân tán cho sản phẩm |
Mật độ cây trồng tập trung bình quân 1 ha |
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại cây chủ yếu;
- Trồng mới/cho sản phẩm.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra diện tích gieo trồng các loại cây nông nghiệp.
X0205. Diện tích nuôi trồng thủy sản
1. Khái niệm, phương pháp tính
Diện tích nuôi trồng thủy sản là diện tích mặt nước tự nhiên hoặc nhân tạo được sử dụng để nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ, gồm diện tích ao, hồ, đầm, ruộng lúa, ruộng muối, sông cụt, vũng, vịnh, đầm, phá, ao đào trên cát, bãi triệu ven biển... gồm cả hồ, đập thủy lợi được khoanh nuôi, bảo vệ nguồn lợi thủy sản để thu hoạch, diện tích được quây lại ở sông, hồ lớn, ven biển để nuôi trồng thủy sản, diện tích bờ bao, kênh dẫn nước vào, ra; các ao lắng, lọc...
Diện tích nuôi trồng thủy sản không gồm diện tích của các công trình phụ trợ phục vụ nuôi trồng thủy sản như: Khu vực làm biến thế điện, nhà làm việc, lán trại, nhà kho/nhà xưởng chứa/chế biến thức ăn... và phần diện tích mặt nước chưa thả nuôi.
Công thức tính:
Diện tích nuôi trồng thủy sản trong kỳ |
= Số vụ nuôi x |
Diện tích nuôi trồng thủy sản |
Trong đó:
+ Số vụ nuôi là số lần thu hoạch dứt điểm trong kỳ. Nếu trong kỳ, thu hoạch rải rác theo hình thức tỉa thưa, thả bù, không có vụ nuôi rõ ràng thì chỉ tính 1 vụ nuôi. Trường hợp này thường gặp ở nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến;
+ Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản được tính cho loại nuôi chính. Loại nuôi chính được xác định theo mục đích ban đầu của người nuôi và thường là loại có giá trị hoặc sản lượng lớn nhất.
Những nơi diện tích mặt nước không ổn định (tăng, giảm theo thời vụ hoặc thủy triều...) chỉ tính ở mức trung bình và tương đối ổn định phần diện tích có nuôi trồng thủy sản trong kỳ báo cáo.
Đối với ruộng trũng nuôi tôm, cá... chỉ tính phần diện tích mặt nước có độ sâu từ 30 cm trở lên và có nuôi trồng thủy sản từ 03 tháng trở lên.
- Nếu trên cùng một diện tích có nuôi nhiều vụ mà loại thủy sản nuôi ở các vụ không giống nhau thì diện tích nuôi trồng trong kỳ được tính cho từng loại thủy sản.
Tùy theo mục đích nghiên cứu và tiêu thức phân loại, diện tích nuôi trồng thủy sản được chia theo:
a) Loại nước:
- Diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt là phần diện tích nuôi trồng thủy sản thuộc khu vực trong đất liền hoặc hải đảo, chưa có sự xâm thực của nước biển như: sông, suối, hồ đập thủy lợi, đất trũng ngập nước (ruộng trũng, sình lầy,...); có độ mặn của nước dưới 0,5‰.
- Diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ là phần diện tích nuôi trồng thủy sản ở khu vực tiếp giáp giữa đất liền và biển (cửa sông, cửa lạch,... nơi giao thoa giữa nước mặn và nước ngọt từ đất liền chảy ra); độ mặn của nước dao động từ 0,5 đến 20‰.
- Diện tích nuôi trồng thủy sản nước mặn là phần diện tích nuôi trồng thủy sản ở khu vực biển (có độ mặn của nước trên 20‰). Khu vực biển được tính từ mép nước triều kiệt trở ra.
b) Phương thức nuôi:
- Nuôi thâm canh là nuôi ở trình độ kỹ thuật cao, tuân thủ theo quy tắc kỹ thuật chặt chẽ tác động mạnh vào quá trình phát triển và sinh trưởng của đối tượng nuôi: Từ chọn giống theo tiêu chuẩn kỹ thuật (thuần, đủ kích cỡ và sức sống) môi trường được chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi thả giống, mật độ nuôi bảo đảm theo quy định, đối tượng được chăm sóc thường xuyên hàng ngày, hàng giờ để phòng trừ bệnh, bảo đảm điều kiện môi trường phù hợp với phát triển của thủy sản nuôi; thức ăn hoàn toàn là thức ăn công nghiệp; cơ sở hạ tầng được đầu tư toàn diện như hệ thống ao, đầm, thủy lợi, giao thông, cấp thoát nước, sục khí. Nuôi thâm canh cho năng suất thu hoạch cao hơn nhiều so với nuôi truyền thống.
Hệ thống nuôi tuần hoàn nước (hệ thống nuôi kín) cũng là một hình thức nuôi thâm canh cao.
- Nuôi bán thâm canh là nuôi thủy sản ở trình độ kỹ thuật thấp hơn so với nuôi thâm canh nhưng cao hơn so với phương thức nuôi quảng canh cải tiến: Con giống thả nuôi là giống sản xuất hoặc giống tự nhiên, mật độ thả nuôi cao; hệ thống ao, hồ, đầm nuôi được đầu tư khá lớn, có các máy móc đi kèm như máy sục khí, quạt đảo nước...; cho ăn hàng ngày với thức ăn chủ yếu là thức ăn công nghiệp.
- Nuôi quảng canh cải tiến là nuôi thủy sản ở trình độ kỹ thuật thấp hơn nuôi bán thâm canh nhưng cao hơn so với nuôi quảng canh: Mật độ thả giống thấp; cho ăn thức ăn công nghiệp hoặc kết hợp với thức ăn tự nhiên với mức độ thường xuyên nhưng cường độ thấp.
- Nuôi quảng canh là nuôi ở trình độ kỹ thuật đơn giản, ít tác động đến quá trình phát triển, sinh trưởng của đối tượng nuôi, con giống thả với mật độ thấp, thức ăn chủ yếu từ tự nhiên thông qua việc lấy nước vào (qua cửa cống) và nhốt giữ vật nuôi trong một thời gian nhất định (tùy thuộc vào đối tượng, mùa vụ), cũng có thể cho ăn thường xuyên nhưng chưa theo quy trình chặt chẽ. Hình thức này còn gọi là nuôi truyền thống, có ưu điểm là phù hợp với quy luật tự nhiên, ít gây tổn hại tới môi trường nhưng năng suất nuôi thủy sản rất thấp.
c) Theo hình thức nuôi thủy sản: Nuôi ao/hầm; nuôi bể/bồn; nuôi lồng, bè; nuôi đăng quầng; nuôi bạt đáy/ao xây; nuôi vèo; nuôi ruộng trũng; nuôi trong hồ, đập thủy lợi; nuôi trên đầm, vịnh phá ven biển...
d) Theo cách thức nuôi
- Nuôi chuyên canh: Nuôi một loại thủy sản.
- Nuôi kết hợp: Nuôi một loại thủy sản kết hợp với một hay nhiều loại thủy sản khác hoặc nuôi thủy sản kết hợp với sản xuất của các ngành khác như cá - lúa, tôm-lúa, nuôi cá/tôm/thủy sản khác trong rừng ngập mặn..., trong đó:
+ Nuôi thủy sản - lúa là cách thức nuôi thủy sản kết hợp với trồng lúa theo kiểu 1 vụ cá/tôm/thủy sản khác - 1 vụ lúa (không tính diện tích nuôi thủy sản xen với trồng lúa).
+ Nuôi thủy sản xen rừng ngập mặn là diện tích nuôi thủy sản kết hợp với trồng rừng hoặc trong các rừng ngập mặn để bảo đảm môi trường sinh thái.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại thủy sản chủ yếu;
- Phương thức nuôi;
- Loại nước.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra thủy sản;
- Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp;
- Điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ.
03. Xã hội, môi trường
X0301. Số trường, lớp, phòng học, số giáo viên, số học sinh mầm non
1. Khái niệm, phương pháp tính
Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 3 tháng đến 6 tuổi.
a) Trường học giáo dục mầm non là cơ sở giáo dục nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước và thực hiện chương trình giáo dục dạy học mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục. Trường học phải bảo đảm đủ các điều kiện như: có cán bộ quản lý, giáo viên dạy các môn học, nhân viên hành chính, bảo vệ, y tế...; có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập; có đủ những điều kiện về tài chính theo quy định của Bộ Tài chính. Trường học được tổ chức theo các loại hình công lập, dân lập và tư thục.
Trường học giáo dục mầm non bao gồm nhà trẻ, trường mẫu giáo và trường mầm non.
Nhà trẻ là đơn vị giáo dục cơ sở của ngành học mầm non, có chức năng thu nhận các cháu từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi để nuôi, dạy và chăm sóc theo phương pháp khoa học, nhằm phát triển toàn diện cho trẻ. Nhà trẻ chia thành nhiều nhóm trẻ, trong nhà trẻ có thể có cả các lớp mẫu giáo. Nhà trẻ có ban giám hiệu quản lý và do hiệu trưởng phụ trách.
Trường mẫu giáo là đơn vị giáo dục cơ sở của ngành học mầm non, có chức năng thu nhận để chăm sóc giáo dục trẻ em từ 3 đến 6 tuổi, bước chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Trường mẫu giáo gồm có các lớp mẫu giáo và có thể có cả nhóm trẻ. Trường có ban giám hiệu quản lý và do hiệu trưởng phụ trách.
Trường mầm non là đơn vị giáo dục cơ sở của ngành học mầm non, hình thức tổ chức liên hợp giữa nhà trẻ và mẫu giáo. Trường mầm non có chức năng thu nhận để chăm sóc và giáo dục trẻ em từ 3 tháng đến 6 tuổi, nhằm giúp trẻ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách; bước chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1. Trường mầm non có các lớp mẫu giáo và các nhóm trẻ. Trường có ban giám hiệu quản lý và do hiệu trưởng phụ trách.
b) Lớp học giáo dục mầm non là một tổ chức của trường học giáo dục mầm non hoặc tổ chức độc lập gồm các học sinh cùng được nuôi dạy theo một chương trình do một hoặc nhiều giáo viên nuôi dạy nhưng có sự quản lý trực tiếp của một giáo viên chủ nhiệm.
Lớp giáo dục mầm non được phân thành 2 hệ: Hệ nhà trẻ và hệ mẫu giáo
- Hệ nhà trẻ gồm các nhóm trẻ ở độ tuổi 3 tháng đến 3 tuổi và được phân theo tháng tuổi quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo với trẻ em tối đa 1 nhóm quy định như sau:
+ Nhóm trẻ từ 3 tháng đến 6 tháng: 15 cháu;
+ Nhóm trẻ từ 7 tháng đến 12 tháng: 18 cháu;
+ Nhóm trẻ từ 13 tháng đến 18 tháng: 20 cháu;
+ Nhóm trẻ từ 19 tháng đến 24 tháng: 22 cháu;
+ Nhóm trẻ từ 25 tháng đến 36 tháng: 25 cháu.
Lớp học hệ nhà trẻ bao gồm các nhóm trẻ của các nhà trẻ, của trường mầm non; nhóm trẻ của trường mẫu giáo (nếu có) và nhóm trẻ độc lập (nhóm trẻ hoạt động không phụ thuộc bất cứ một nhà trẻ, trường mầm non, trường mẫu giáo nào, có thể nằm trong các trường phổ thông hoặc ở các gia đình có nhận trông trẻ từ 3 tháng đến 3 tuổi).
- Hệ mẫu giáo gồm các lớp mẫu giáo cho trẻ em ở độ tuổi từ 3 đến 6 tuổi, được phân theo nhóm tuổi quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo với số trẻ em tối đa của các lớp mẫu giáo cụ thể như sau:
+ Lớp trẻ từ 3 - 4 tuổi: 25 cháu;
+ Lớp trẻ từ 4 - 5 tuổi: 30 cháu;
+ Lớp trẻ từ 5 - 6 tuổi: 35 cháu;
Lớp học hệ mẫu giáo bao gồm các lớp của trường mẫu giáo, các lớp của mầm non và lớp mẫu giáo độc lập (các lớp mẫu giáo hoạt động không phụ thuộc vào bất cứ một trường mầm non, trường mẫu giáo nào, có thể nằm trong các trường phổ thông hoặc ở các gia đình có nhận trông trẻ từ 3 tuổi đến 6 tuổi).
c) Phòng học là các điểm được cấu trúc thành phòng thường xuyên dùng để nuôi dạy các cháu ở lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo (không kể các phòng đi mượn hoặc học nhờ).
Phòng học đạt tiêu chuẩn là phòng học phải bảo đảm yêu cầu của việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ: Bảo đảm ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, có đủ ánh sáng, đủ thiết bị, đồ dùng phục vụ nuôi dạy theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Phòng học của nhà trẻ bao gồm các phòng dùng để nuôi dạy trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi.
Phòng học của mẫu giáo bao gồm các phòng dùng để nuôi dạy trẻ từ 3 tuổi đến 6 tuổi.
d) Giáo viên mầm non là người làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo lứa tuổi tại các trường, cơ sở giáo dục mầm non.
Giáo viên mầm non đạt chuẩn và trên chuẩn là người có bằng trung cấp sư phạm trở lên.
Giáo viên mầm non bao gồm giáo viên nhà trẻ và giáo viên mẫu giáo.
Giáo viên nhà trẻ là người đang trực tiếp nuôi, dạy trẻ em ở độ tuổi nhà trẻ từ 3 tháng đến 3 tuổi ở trong các nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non và nhóm trẻ độc lập.
- Giáo viên mẫu giáo là người đang trực tiếp chăm sóc và giáo dục trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo từ 3 tuổi đến 6 tuổi ở các trường mẫu giáo, trường mầm non và lớp mẫu giáo độc lập.
đ) Học sinh mầm non là trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi đang học tại các nhóm trẻ và các lớp mẫu giáo.
Học sinh mầm non bao gồm học sinh nhà trẻ và học sinh mẫu giáo:
- Học sinh nhà trẻ bao gồm trẻ em từ 3 tháng đến 3 tuổi ở các nhóm trẻ của các nhà trẻ, trường mầm non, nhóm trẻ độc lập, nhóm trẻ ở trường mẫu giáo.
- Học sinh mẫu giáo bao gồm trẻ em từ 3 tuổi đến 6 tuổi ở các lớp mẫu giáo của trường mẫu giáo, trường mầm non, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mẫu giáo ở các nhà trẻ.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại hình;
- Loại trường;
- Phòng học phân tổ thêm kiên cố/bán kiên cố/nhà tạm;
- Giáo viên, học sinh phân tổ thêm giới tính, dân tộc.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn.
X0302. Số trường, lớp, phòng học, số giáo viên, số học sinh phổ thông tiểu học
1. Khái niệm, phương pháp tính
Giáo dục tiểu học là bộ phận cấu thành của hệ thống giáo dục phổ thông. Hệ thống giáo dục phổ thông theo quy định của Luật Giáo dục ban hành năm 2005, bao gồm: Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông.
Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 5 năm, từ lớp 1 đến lớp 5. Tuổi của học sinh vào lớp 1 là 6 tuổi.
a) Trường tiểu học là một cơ sở giáo dục đảm bảo đủ các điều kiện: cán bộ quản lý, giáo viên dạy các môn học, nhân viên hành chính, bảo vệ, y tế...; có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập; có đủ những điều kiện về tài chính theo quy định của Bộ Tài chính. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền quyết định thành lập các trường tiểu học. Các trường tiểu học phải thực hiện chương trình giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Trường tiểu học có từ lớp 1 đến lớp 5 và có tư cách pháp nhân và con dấu riêng.
Ngoài ra trường tiểu học hiện nay còn có loại hình trường ghép, bao gồm:
+ Trường phổ thông cơ sở là trường ghép giữa tiểu học và trung học cơ sở, có từ lớp 1 đến lớp 9.
+ Trường trung học cấp I, II, III là trường ghép giữa tiểu học và trung học, có từ lớp 1 đến lớp 12. Trên thực tế khi thống kê, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn ghi loại này vào trường trung học phổ thông.
Loại hình trường gồm có trường công lập, trường dân lập và trường tư thục.
- Trường công lập là trường do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên.
- Trường dân lập là trường do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động.
- Trường tư thục là trường do các cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động.
b) Lớp tiểu học là một tổ chức của trường tiểu học gồm các học sinh học cùng một chương trình giáo dục hoặc nhiều chương trình giáo dục, do một giáo viên giảng dạy hoặc do nhiều giáo viên giảng dạy nhưng có sự quản lý trực tiếp của một giáo viên chủ nhiệm.
Lớp tiểu học: gồm các lớp từ lớp 1 đến lớp 5.
Số lượng học sinh quy định của một lớp tiểu học chuẩn là 35 học sinh trở xuống.
c) Phòng học là một địa điểm cụ thể, cấu trúc thành phòng học của trường học, nơi học sinh thường xuyên đến ngồi theo từng lớp để nghe giáo viên giảng bài, không phân biệt số ca, số lớp hay số trường sử dụng.
Phòng học đạt tiêu chuẩn được quy định phải bảo đảm đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông; bảo đảm an toàn cho giáo viên và học sinh, đúng quy cách theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về vệ sinh trường học. Trong phòng học phải có các thiết bị sau:
- Bàn ghế học sinh theo kích cỡ phù hợp với lứa tuổi của từng lớp, bảo đảm một học sinh có một chỗ ngồi;
- Một bàn, một ghế tựa cho giáo viên;
- Bảng viết;
- Bục giảng và bục kê bàn ghế cho giáo viên;
- Có hệ thống đèn và hệ thống quạt (đối với trường có điện lưới);
- Có hệ thống tủ tường (đối với trường có đủ điều kiện).
Các thiết bị phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu lắp đặt theo quy định về vệ sinh trường học.
Phòng học kiên cố là phòng học của các nhà cao tầng hoặc 1 tầng mái bằng, thời gian sử dụng từ 50 năm trở lên.
Phòng học bán kiên cố là phòng học của các nhà có chất lượng xây dựng và thời gian sử dụng thấp hơn so với nhà kiên cố (trên 20 năm).
Phòng học tạm là phòng học của nhà đơn sơ; làm bằng tranh tre, nứa lá hoặc tương tự.
d) Giáo viên tiểu học là người có trình độ, kiến thức theo quy định, làm công tác giảng dạy, giáo dục trong trường tiểu học.
Giáo viên tiểu học là giáo viên có bằng tốt nghiệp từ trung cấp sư phạm trở lên; dạy các môn học từ lớp 1 đến lớp 5 theo chương trình của hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
đ) Học sinh tiểu học là người đang theo học các lớp từ lớp 1 đến lớp 5 thuộc trường tiểu học.
Tuổi của học sinh được tính theo năm. Nhóm tuổi để tính phổ cập đúng tuổi cấp tiểu học là từ 6 tuổi đến 10 tuổi.
Học sinh tiểu học chia theo tình trạng học tập và thời gian xác định có học sinh tuyển mới và học sinh lưu ban:
- Học sinh tuyển mới là học sinh bắt đầu vào học ở lớp đầu cấp học (lớp 1) hoặc học sinh mới chuyển đến, hoặc học sinh đã bỏ học ở các lớp khác, nay trở lại học vào kỳ khai giảng tại các trường.
- Học sinh lưu ban là học sinh sau một năm học không được lên lớp, phải học lại lớp học đó trong năm học tiếp theo.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại hình;
- Loại trường;
- Đạt chuẩn;
- Phòng học phân tổ thêm kiên cố/bán kiên cố/nhà tạm;
- Giáo viên phân tổ thêm giới tính, dân tộc, đạt chuẩn;
- Học sinh phân tổ thêm giới tính, dân tộc.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn.
X0303. Số nhân lực y tế của trạm y tế
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số nhân lực y tế là toàn bộ những người hiện đang làm việc tại các cơ sở y tế (kể cả y tế công và y tế tư nhân) đã đạt được trình độ đào tạo chuyên môn về y tế trong thời gian ít nhất là ba tháng, bao gồm bác sĩ, y sĩ, y tá, nữ hộ sinh, hộ lý và dược sĩ.
Đối với cơ sở y tế nhà nước bao gồm cả cán bộ trong biên chế và hợp đồng.
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Trình độ.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn.
X0304. Số trẻ em dưới một tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm, uống đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh bao gồm số trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm (uống) đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh theo quy định của Bộ Y tế.
2. Phân tổ chủ yếu: Thôn/ấp/bản/tổ dân phố.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn.
X0305. Số hộ dân cư nghèo
1. Khái niệm, phương pháp tính
Hộ dân cư nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người 1 tháng thấp hơn chuẩn nghèo trong năm nghiên cứu/báo cáo.
Chuẩn nghèo là mức thu nhập bình quân đầu người được dùng để xác định hộ nghèo. Những hộ có thu nhập bình quân đầu người thấp hơn chuẩn nghèo được coi là hộ nghèo.
Chuẩn nghèo bằng chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm cộng (+) với một mức chi tối thiểu cho các mặt hàng phi lương thực, thực phẩm, gồm: nhà ở, quần áo, đồ dùng gia đình, học tập văn hóa, giải trí, y tế, đi lại, thông tin liên lạc...
Chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm là trị giá của một rổ hàng hóa lương thực, thực phẩm thiết yếu bảo đảm khẩu phần ăn duy trì với nhiệt lượng tiêu dùng một người một ngày là 2100 Kcal.
2. Phân tổ chủ yếu
Thôn/ấp/bản/tổ dân phố.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn.
X0306. Số vụ thiên tai và mức độ thiệt hại
1. Khái niệm, phương pháp tính
Vụ thiên tai là một thảm họa do thiên nhiên gây ra như bão, lụt, lũ, lốc, động đất, sạt lở đất, triều cường, xâm nhập mặn, sóng thần, núi lửa, sét đánh, mưa đá, băng giá, nóng, hạn hán,...
Số vụ thiên tai là tổng số vụ thiên tai xảy ra trong kỳ báo cáo có ảnh hưởng đến các khu vực địa lý khác nhau của đất nước.
Mức độ thiệt hại gồm thiệt hại về người và tài sản của các vụ thiên tai. Về người gồm số người chết, số người bị mất tích, số người bị thương; thiệt hại về tài sản được ước tính toàn bộ giá trị thiệt hại bằng tiền mặt do vụ thiên tai gây ra.
2. Phân tổ chủ yếu: Loại thiên tai.
3. Kỳ công bố: Khi có phát sinh, năm.
4. Nguồn số liệu: Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.