BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5378/QĐ-BNN-KHCN |
Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2017 |
BAN HÀNH KIẾN TRÚC CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN PHIÊN BẢN 1.0
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;
Căn cứ Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ văn bản số 1178/BTTT-THH ngày 21/4/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 1.0 và Văn bản số 2384/BTTTT-THH ngày 28/7/2015 về việc Hướng dẫn mẫu đề cương Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp Bộ, mẫu Đề cương Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh;
Căn cứ văn bản số 4544/BTTT-THH ngày 14/12/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc góp ý cho dự thảo kiến trúc chính phủ điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Giao Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường:
- Chủ trì, phối hợp với Trung tâm Tin học và Thống kê hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện Kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phiên bản 1.0;
- Tham mưu Lãnh đạo Bộ duy trì, cập nhật các phiên bản Kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khi có sự thay đổi, đảm bảo xây dựng thành công Chính phủ điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tuân thủ triển khai ứng dụng công nghệ thông tin theo Kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ đã ban hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Nơi
nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG |
KIẾN TRÚC CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN PHIÊN BẢN 1.0
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5378/QĐ-BNN-KHCN ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG
1. Mục đích
a) Mục đích chung
- Kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phiên bản 1.0 được xây dựng nhằm tạo một mô hình thống nhất mang tính định hướng cho các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng cơ quan điện tử; tăng cường khả năng kết nối liên thông, tích hợp, chia sẻ; kế thừa, sử dụng lại thông tin, cơ sở hạ tầng thông tin của các hệ thống thông tin triển khai; tăng cường khả năng giám sát, đánh giá đầu tư; đảm bảo việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin đồng bộ, hạn chế trùng lặp, tiết kiệm chi phí, thời gian triển khai. Nâng cao tính linh hoạt khi xây dựng, triển khai các thành phần, hệ thống thông tin theo điều kiện thực tế.
- Làm cơ sở cho việc triển khai các hoạt động công nghệ thông tin trong Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử và Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020.
- Tương thích với Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp Bộ ban hành tại văn bản số 1178/BTTTT-TTH ngày 21/04/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
b) Mục đích cụ thể
- Xác định các thành phần và mối quan hệ giữa các thành phần của Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phiên bản 1.0.
- Xác định các thành phần trong nền tảng tích hợp và chia sẻ dịch vụ (LGSP) đối với các đơn vị trong Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các kết nối ra bên ngoài Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Xác định các ứng dụng, cơ sở dữ liệu và hạ tầng kỹ thuật dùng chung triển khai tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Xác định lộ trình và kế hoạch tổng quát trong việc triển khai Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phiên bản 1.0.
2. Phạm vi áp dụng
Kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phiên bản 1.0 áp dụng đối với:
+ 27 đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (có trong Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và một số đơn vị khác, gồm: Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng Điều phối nông thôn mới trung ương, Trung tâm Quốc gia nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, Đoàn thanh niên Bộ, Công đoàn Cơ quan Bộ, Đảng ủy Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc triển khai các dịch vụ công trực tuyến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Các ứng dụng chuyên ngành phục vụ công tác quản lý, điều hành, ra quyết định, tra cứu thông tin do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện; các ứng dụng nội bộ, ứng dụng dùng chung triển khai tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Cơ sở hạ tầng thông tin triển khai tại trụ sở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (số 2 Ngọc Hà, số 10 Nguyễn Công Hoan và số 16 Thụy Khuê).
+ Kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Các nội dung không nằm trong kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phiên bản 1.0, bao gồm:
+ Các ứng dụng, cơ sở dữ liệu, hạ tầng kỹ thuật nội bộ của các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Các thủ tục hành chính công trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đã phân cấp cho các địa phương.
II. ĐỊNH HƯỚNG KIẾN TRÚC CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ CỦA BỘ
1. Chiến lược phát triển của ngành
Theo Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của BCH TƯ Đảng khóa X, “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”; Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” tại Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ, đã chỉ ra các quan điểm, định hướng chiến lược phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn như sau:
- Phát triển nông nghiệp, nông thôn đóng vai trò chiến lược trong sự nghiệp CNH-HĐH, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Các vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn phải giải quyết đồng bộ gắn với CNH-HĐH đất nước.
- Phát triển nông nghiệp, nông thôn phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực.
- Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
- Phát triển phải vững bền cả về tự nhiên và xã hội.
2. Tầm nhìn, định hướng phát triển chính phủ điện tử trong phát triển ngành
Tầm nhìn, định hướng phát triển chính phủ điện tử, ứng dụng CNTT phục vụ công tác quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2016-2012 và tầm nhìn đến năm 2025 gồm:
a) Tầm nhìn và quan điểm chiến lược
- Phát triển ứng dụng CNTT phục vụ công tác quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cần thiết phục vụ cho mục đích trước mắt và lâu dài phát triển ngành;
- Phát triển ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước, thực hiện chính phủ điện tử phải gắn với tiến trình cải cách hành chính của Bộ và từng đơn vị.
b) Định hướng chiến lược
1) Phát triển hạ tầng kỹ thuật CNTT
- Nâng cấp, quy hoạch mở rộng hạ tầng mạng LAN của Bộ và kết nối diện rộng với mạng LAN của các đơn vị trực thuộc Bộ (tạo thành mạng diện rộng - WAN). Đảm bảo điều kiện an toàn, an ninh cho mạng của Bộ với hệ thống máy chủ đủ mạnh để quản trị các CSDL dùng chung, sao lưu dữ liệu, đồng bộ hóa dữ liệu và thực hiện các ứng dụng trên mạng.
- Tăng cường bảo đảm an toàn thông tin. Phối hợp với các đơn vị, Cục An toàn thông tin, Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam, Trung tâm lưu trữ dữ liệu dự phòng Quốc gia trong phòng chống tin tặc và thảm họa CNTT.
- Tăng cường trang thiết bị tin học, thiết bị mạng, từng bước bản quyền hóa các sản phẩm phần mềm cho các cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ.
2) Ứng dụng CNTT trong các cơ quan thuộc Bộ
- Phát triển Trang/Cổng Thông tin điện tử của Bộ và của các đơn vị trực thuộc Bộ, tích hợp được các dịch vụ công và các ứng dụng chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Nâng cấp, xây dựng các CSDL dùng chung chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn phục vụ được nhiều đối tượng.
- Thực hiện các chế độ báo cáo, trao đổi thông tin qua mạng nhằm giảm thiểu sử dụng giấy tờ. Tăng cường sử dụng chữ ký số trong các văn bản tài liệu lưu chuyển qua mạng.
- Đẩy mạnh việc áp dụng văn phòng điện tử tại các đơn vị nhằm đáp ứng tốt cho công tác quản lý, điều hành của đơn vị, như: Quản lý văn bản, quản lý chương trình công tác, lập lịch công tác, theo dõi, giám sát, tổng hợp việc thực hiện các nhiệm vụ.
- Nâng cấp CSDL về thủ tục hành chính của Bộ. Chuẩn hóa các mẫu biểu điện tử và đưa lên mạng, công khai, minh bạch hóa thông tin,...
3) Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp
- Tăng cường khả năng đáp ứng của Cổng TTĐT của Bộ, đảm bảo người dân thông qua Cổng TTĐT có thể kết nối, liên hệ đến cơ quan chuyên môn để tra cứu, gửi yêu cầu, kiến nghị các vấn đề liên quan.
- Tổ chức thường xuyên các diễn đàn giao lưu trực tuyến với người dân thông qua Cổng TTĐT.
- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong việc triển khai các thủ tục hành chính, dịch vụ công ở mức độ 3 và 4.
- Nâng cấp, xây dựng CSDL và hệ thống thông tin hỏi đáp trả lời người dân trên Cổng TTĐT của Bộ.
4) Nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT
- Đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ chuyên trách CNTT.
- Đào tạo phổ cập ứng dụng CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức của Bộ.
- Có chính sách đãi ngộ để thu hút nhân lực về CNTT, tuyển chọn người giỏi về làm việc tại những đơn vị có nhu cầu cao về ứng dụng CNTT.
III. CÁC NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG KIẾN TRÚC CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ CỦA BỘ
Việc xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phiên bản 1.0 tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau:
Nguyên tắc 1: Phù hợp với Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 1.0 và các văn bản hướng dẫn liên quan.
Nguyên tắc 2: Phù hợp với định hướng, mục tiêu triển khai ứng dụng CNTT của quốc gia.
Nguyên tắc 3: Phù hợp với chiến lược, mục tiêu phát triển KT-XH của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Nguyên tắc 4: Thúc đẩy việc chia sẻ, sử dụng lại thông tin, dữ liệu và các giải pháp, ứng dụng dùng chung.
Nguyên tắc 5: Kế thừa kết quả đã đầu tư. Chuyển dần các ứng dụng đơn lẻ sang các ứng dụng đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ, có khả năng dùng chung, chia sẻ thông tin, dữ liệu với các ứng dụng khác.
Nguyên tắc 6: Triển khai đồng bộ, từ trên xuống; bảo đảm tính thống nhất của hạ tầng kỹ thuật và các hệ thống thông tin nghiệp vụ; bảo đảm duy trì sự hoạt động ổn định, liên tục của các đơn vị trực thuộc Bộ.
Nguyên tắc 7: Quản lý thông tin, dữ liệu theo hướng tập trung, thống nhất, được liên thông, chia sẻ tối đa.
Nguyên tắc 8: An toàn thông tin được tích hợp vào tất cả các lớp của Kiến trúc.
Nguyên tắc 9: Tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng CNTT của quốc gia, chuyên ngành.
IV. KIẾN TRÚC CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ CỦA BỘ
1. Sơ đồ tổng thể Kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ
Kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phiên bản 1.0 được thể hiện trong hình sau đây:
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.