ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 532/QĐ-UBND-HC |
Đồng Tháp, ngày 15 tháng 05 năm 2025 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG THÁP
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 02 năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022 - 2025;
Căn cứ Kế hoạch số 153/KH-UBND ngày 16 tháng 4 năm 2025 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2025 của Chính phủ về Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2025 và 2026 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp;
Căn cứ Quyết định số 14/2025/QĐ-UBND ngày 01 tháng 3 năm 2025 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về việc ban hành Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Tháp;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 28 thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Tỉnh; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh; UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
CHỦ
TỊCH |
PHỤ LỤC
DANH MỤC, NỘI DUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 532/QĐ-UBND-HC ngày 15
tháng 5 năm 2025 của Ủy ban nhân dân Tỉnh)
PHẦN I.
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
STT |
Tên thủ tục hành chính |
Tên VB QPPL quy định |
Cơ quan thực hiện |
I |
Lĩnh vực Công tác Văn phòng |
||
1 |
Nộp lưu
hồ sơ, tài liệu lưu trữ (bao gồm cả tài |
Luật Lưu trữ; Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư; Nghị định số 01/2013/NĐ-CP ngày 03/01/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một sổ điều của Luật Lưu trữ; Thông tư số 2/2019/TT-BNV ngày 24/01/2019 của Bộ Nội vụ quy định tiêu chuẩn dữ liệu thông tin đầu vào và yêu cầu bảo quản tài liệu lưu trữ điện tử |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
2 |
Tiếp nhận, đăng ký và chuyển giao văn bản đến |
Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư. |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
3 |
Phát hành văn bản đi |
Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư. |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
4 |
Thu hồi văn bản đã phát hành |
Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư. |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
5 |
Đính chính văn bản đã phát hành |
Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư. |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
6 |
Sao y, sao lục, trích sao văn bản |
Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư. |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
7 |
Cho phép đọc,
sao, |
Luật Lưu trữ; Nghị định số 01/2013/NĐ-CP ngày 03/01/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một sổ điều của Luật Lưu trữ. |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
8 |
Tiêu hủy tài liệu lưu trữ (gồm cả tài liệu lưu trữ điện tử) hết giá trị |
Luật Lưu trữ; Nghị định số 01/2013/NĐ-CP ngày 03/01/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một sổ điều của Luật Lưu trữ. |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
9 |
Thanh toán tiền nghỉ phép năm cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động do chưa nghỉ hoặc không nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm theo quy định của pháp luật |
Thông tư số 141/2011/TT-BTC ngày 20/10/2011 của Bộ Tài chính quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm đối với cán bộ, công chức; Thông tư số 57/2014/TT-BTC ngày 6/5/2014 của Bộ Tài chính về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 141/2011/TT-BTC |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
10 |
Thanh toán tiền phương tiện đi lại, tiền phụ cấp đi đường khi nghỉ phép cho cán bộ, công chức thuộc đối tượng quy định tại Điều 2 Thông tư số 141/2011/TT-BTC |
Thông tư số 141/2011/TT-BTC ngày 20/10/2011 của Bộ Tài chính quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm đối với cán bộ, công chức; Thông tư số 57/2014/TT-BTC ngày 6/5/2014 của Bộ Tài chính về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 141/2011/TT-BTC |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
11 |
Thanh toán tiền công tác phí cho cán bộ, công chức, viên chức. |
Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính về quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị; Công văn 787/UBND-KTTH ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 142/2017/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
12 |
Thanh toán khoán tiền công tác phí theo tháng |
Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính về quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị; Công văn 787/UBND-KTTH ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 142/2017/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
13 |
Thanh toán chi hội nghị |
Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính về quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị; Công văn 787/UBND-KTTH ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 142/2017/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
II |
Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo |
||
1 |
Lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông |
Thông tư số 27/2023/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông. |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
2 |
Điều chỉnh, bổ sung danh mục lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phố thông |
Thông tư số 27/2023/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông. |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
3 |
Đánh giá mức độ chuyển đổi số của cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên |
Quyết định số 4725/QĐ-BGDĐT ngày 30/12/2022 “Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số của cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên”. |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
4 |
Công nhận thư viện trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (cấp học cao nhất là trung học phổ thông) đạt tiêu chuẩn Mức độ 1 |
Thông tư số 16/2022/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 11 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông |
Giáo dục và Đào tạo |
5 |
Công nhận thư viện trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (cấp học cao nhất là trung học phổ thông) đạt tiêu chuẩn Mức độ 2 |
Thông tư số 16/2022/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 11 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông |
Giáo dục và Đào tạo |
III |
Lĩnh vực chế độ, chính sách đối với nhà giáo |
||
1 |
Xét thăng hạng giáo viên trung học phổ thông hạng II |
Luật Viên chức; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; Nghị định số 115/2020/NĐ-CP; Nghị định số 85/2023/NĐ-CP; Thông tư số 04/2021/TT-BGDĐT; Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
2 |
Xét thăng hạng giáo viên trung học phổ thông hạng I |
Luật Viên chức; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; Nghị định số 115/2020/NĐ-CP; Nghị định số 85/2023/NĐ-CP; Thông tư số 04/2021/TT-BGDĐT; Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
3 |
Xét thăng hạng giáo viên trung học cơ sở hạng II |
Luật Viên chức; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; Nghị định số 115/2020/NĐ-CP; Nghị định số 85/2023/NĐ-CP; Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT; Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
4 |
Xét thăng hạng giáo viên trung học cơ sở hạng I |
Luật Viên chức; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; Nghị định số 115/2020/NĐ-CP; Nghị định số 85/2023/NĐ-CP; Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT; Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
5 |
Xét thăng hạng giáo viên tiểu học hạng II |
Luật Viên chức; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; Nghị định số 115/2020/NĐ-CP; Nghị định số 85/2023/NĐ-CP; Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT; Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT |
|
6 |
Xét thăng hạng giáo viên tiểu học hạng I |
Luật Viên chức; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; Nghị định số 115/2020/NĐ-CP; Nghị định số 85/2023/NĐ-CP; Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT; Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
7 |
Xét thăng hạng giáo viên mầm non hạng II |
Luật Viên chức; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; Nghị định số 115/2020/NĐ-CP; Nghị định số 85/2023/NĐ-CP; Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT; Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
8 |
Xét thăng hạng giáo viên mầm non hạng I |
Luật Viên chức; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; Nghị định số 115/2020/NĐ-CP; Nghị định số 85/2023/NĐ-CP; Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT; Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
9 |
Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II) |
Luật Viên chức; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; Nghị định số 115/2020/NĐ-CP; Nghị định số 85/2023/NĐ-CP; Thông tư số 35/2020/TT-BGDĐT; Thông tư số 05/2024/TT-BGDĐT; Quyết định số 3869/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 12 năm 2024 |
Trường cao đẳng sư phạm trực thuộc Tỉnh
|
10 |
Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I) |
Luật Viên chức; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; Nghị định số 115/2020/NĐ-CP; Nghị định số 85/2023/NĐ-CP; Thông tư số 35/2020/TT-BGDĐT; Thông tư số 05/2024/TT-BGDĐT; Quyết định số 3869/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 12 năm 2024 |
Trường cao đẳng sư phạm trực thuộc Tỉnh
|
PHẦN II.
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG TTHC
I. LĨNH VỰC CÔNG TÁC VĂN PHÒNG
1. Nộp lưu hồ sơ, tài liệu lưu trữ (bao gồm cả tài liệu lưu trữ điện tử) vào Lưu trữ cơ quan
1.1. Trình tự thực hiện: Cá nhân được giao nhiệm vụ giải quyết công việc và lập hồ sơ theo danh mục gửi lại lưu trữ cơ quan, đối với hồ sơ điện tử vào Lưu trữ cơ quan trên hệ thống.
1.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp đối với hồ sơ giấy, nộp trên hệ thống đối với hồ sơ điện tử.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Thành phần: Mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu; Biên bản giao nhận hồ sơ, tài liệu.
+ Số lượng: 02 bộ (Đơn vị, cá nhân nộp lưu tài liệu và Lưu trữ cơ quan giữ mỗi loại 01 bản).
1.4. Thời hạn giải quyết:
+ Đối với hồ sơ, tài liệu xây dựng cơ bản: Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày công trình được quyết toán.
+ Đối với hồ sơ, tài liệu khác: Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày công việc kết thúc.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Công chức.
1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: hồ sơ, tài liệu lưu vào Lưu trữ cơ quan.
1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Có.
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Lập hồ sơ:
1. Yêu cầu
a) Phản ánh đúng chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, cơ quan, tổ chức.
b) Các văn bản, tài liệu trong một hồ sơ phải có sự liên quan chặt chẽ với nhau và phản ánh đúng trình tự diễn biến của sự việc hoặc trình tự giải quyết công việc.
2. Mở hồ sơ
a) Cá nhân được giao nhiệm vụ giải quyết công việc có trách nhiệm mở hồ sơ theo Danh mục hồ sơ hoặc theo kế hoạch công tác.
b) Cập nhật những thông tin ban đầu về hồ sơ theo Danh mục hồ sơ đã ban hành.
c) Trường hợp các hồ sơ không có trong Danh mục hồ sơ, cá nhân được giao nhiệm vụ giải quyết công việc tự xác định các thông tin: Tiêu đề hồ sơ, số và ký hiệu hồ sơ, thời hạn bảo quản hồ sơ, người lập hồ sơ và thời gian bắt đầu.
3. Thu thập, cập nhật văn bản, tài liệu vào hồ sơ
Cá nhân được giao nhiệm vụ có trách nhiệm thu thập, cập nhật tất cả văn bản, tài liệu hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc vào hồ sơ đã mở, bao gồm tài liệu phim, ảnh, ghi âm (nếu có) bảo đảm sự toàn vẹn, đầy đủ của hồ sơ, tránh bị thất lạc.
4. Kết thúc hồ sơ
a) Hồ sơ được kết thúc khi công việc đã giải quyết xong.
b) Người lập hồ sơ có trách nhiệm: Rà soát lại toàn bộ văn bản, tài liệu có trong hồ sơ; loại ra khỏi hồ sơ bản trùng, bản nháp; xác định lại thời hạn bảo quản của hồ sơ; chỉnh sửa tiêu đề, số và ký hiệu hồ sơ cho phù hợp; hoàn thiện, kết thúc hồ sơ.
c) Đối với hồ sơ giấy: Người lập hồ sơ thực hiện đánh số tờ đối với hồ sơ có thời hạn bảo quản từ 05 năm trở lên và viết Mục lục văn bản đối với hồ sơ có thời hạn bảo quản vĩnh viễn; viết chứng từ kết thúc đối với tất cả hồ sơ.
d) Đối với hồ sơ điện tử: Người lập hồ sơ có trách nhiệm cập nhật vào Hệ thống các thông tin còn thiếu. Việc biên mục văn bản trong hồ sơ được thực hiện bằng chức năng của Hệ thống.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Lưu trữ;
- Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư;
- Nghị định số 01/2013/NĐ-CP ngày 03/01/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một sổ điều của Luật Lưu trữ;
- Thông tư số 2/2019/TT-BNV ngày 24/01/2019 của Bộ Nội vụ quy định tiêu chuẩn dữ liệu thông tin đầu vào và yêu cầu bảo quản tài liệu lưu trữ điện tử.
PHỤ LỤC
1. MẪU MỤC LỤC HỒ SƠ, TÀI LIỆU NỘP LƯU
TÊN CQ, TC CHỦ
QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
MỤC LỤC HỒ SƠ, TÀI LIỆU NỘP LƯU
…………..2…………………
Năm ...
Số TT |
Số, ký hiệu hồ sơ |
Tiêu đề hồ sơ |
Thời gian tài liệu |
Thời hạn bảo quản |
Số tờ3/ Số trang4 |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
|
|
|
|
|
|
|
Mục lục này gồm: hồ sơ (đơn vị bảo quản).
Viết bằng chữ: hồ sơ (đơn vị bảo quản).
|
............ ngày .............tháng
............năm .... |
____________________
1Tên đơn vị nộp lưu hồ sơ, tài liệu.
2Thời hạn bảo quản: Bảo quản vĩnh -viễn hoặc bảo quản có thời hạn. Mục lục hồ sơ, tài liệu bảo quản vĩnh viễn và Mục lục hồ sơ, tài liệu bảo quản có thời hạn được lập riêng thành 02 Mục lục khác nhau. Đối với Mục lục hồ sơ, tài liệu bảo quản vĩnh viễn bỏ cột thời hạn bảo quản.
3Áp dụng đối với văn bản giấy.
4Áp dụng đối với văn bản điện tử.
2. MẪU MỤC LỤC VĂN BẢN, TÀI LIỆU TRONG HỒ SƠ5
MỤC LỤC VĂN BẢN, TÀI LIỆU
Số, ký hiệu hồ sơ:
Năm ...
STT |
Số, ký hiệu văn bản |
Ngày tháng năm văn bản |
Tên loại và trích yếu nội dung văn bản |
Tác giả văn bản |
Tờ số/ Trang số |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
____________________
5Áp dụng cho hồ sơ có thời hạn vĩnh viễn.
3. MẪU BIÊN BẢN GIAO NHẬN HỒ SƠ, TÀI LIỆU
TÊN
CQ, TC CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
…, ngày …tháng … năm… |
BIÊN BẢN
Giao nhận hồ sơ, tài liệu
Căn cứ Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ về công tác văn thư;
Căn cứ…… (Danh mục hồ sơ năm..., Kế hoạch thu thập tài liệu...),
Chúng tôi gồm:
BÊN GIAO: (tên cá nhân, đơn vị giao nộp hồ sơ, tài liệu)
Ông (bà):.....................................................................................................................
Chức vụ công tác:.......................................................................................................
BÊN NHẬN: (Lưu trữ cơ quan)
Ông (bà):.....................................................................................................................
Chức vụ công tác:.......................................................................................................
Thống nhất lập biên bản giao nhận tài liệu với những nội dung như sau:
1. Tên khối tài liệu giao nộp:.........................................................................................
2. Thời gian của hồ sơ, tài liệu:.....................................................................................
3. Số lượng tài liệu:
a) Đối với hồ sơ, tài liệu giấy
- Tổng số hộp (cặp):....................................................................................................
- Tổng số hồ sơ (đơn vị bảo quản):....................................... Quy ra mét giá:………mét.
b) Đối với hồ sơ, tài liệu điện tử
- Tổng số hồ sơ:
- Tổng số tệp tin trong hồ sơ:.......................................................................................
4. Tình trạng tài liệu giao nộp:.......................................................................................
5. Mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu kèm theo.
Biên bản này được lập thành hai bản; bên giao giữ một bản, bên nhận giữ một bản./.
ĐẠI DIỆN BÊN GIAO |
ĐẠI DIỆN BÊN
NHẬN |
2. Tiếp nhận, đăng ký và chuyển giao văn bản đến
2.1. Trình tự thực hiện: Tiếp nhận văn bản đến; Đăng ký văn bản đến; Trình, chuyển giao văn bản đến; Giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến.
2.2. Cách thức thực hiện:
1. Đối với văn bản giấy
a) Văn thư cơ quan kiểm tra số lượng, tình trạng bì, dấu niêm phong (nếu có), nơi gửi; đối chiếu số, ký hiệu ghi ngoài bì với số, ký hiệu của văn bản trong bì. Trường hợp phát hiện có sai sót hoặc dấu hiệu bất thường, Văn thư cơ quan báo ngay người có trách nhiệm giải quyết và thông báo cho nơi gửi văn bản.
b) Tất cả văn bản giấy đến (bao gồm cả văn bản có dấu chỉ độ mật) gửi cơ quan, tổ chức thuộc diện đăng ký tại Văn thư cơ quan phải được bóc bì, đóng dấu “ĐẾN”. Đối với văn bản gửi đích danh cá nhân hoặc tổ chức đoàn thể trong cơ quan, tổ chức thì Văn thư cơ quan chuyển cho nơi nhận (không bóc bì). Những bì văn bản gửi đích danh cá nhân, nếu là văn bản liên quan đến công việc chung của cơ quan, tổ chức thì cá nhân nhận văn bản có trách nhiệm chuyển lại cho Văn thư cơ quan để đăng ký.
c) Mẫu dấu “ĐẾN” được thực hiện theo quy định tại Phụ lục IV Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư;
2. Đối với văn bản điện tử
a) Văn thư cơ quan phải kiểm tra tính xác thực và toàn vẹn của văn bản điện tử và thực hiện tiếp nhận trên Hệ thống.
b) Trường hợp văn bản điện tử không đáp ứng các quy định tại điểm a khoản này hoặc gửi sai nơi nhận thì cơ quan, tổ chức nhận văn bản phải trả lại cho cơ quan, tổ chức gửi văn bản trên Hệ thống. Trường hợp phát hiện có sai sót hoặc dấu hiệu bất thường thì Văn thư cơ quan báo ngay người có trách nhiệm giải quyết và thông báo cho nơi gửi văn bản.
c) Cơ quan, tổ chức nhận văn bản có trách nhiệm thông báo ngay trong ngày cho cơ quan, tổ chức gửi về việc đã nhận văn bản bằng chức năng của Hệ thống.
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.4. Thời hạn giải quyết: Văn bản đến thuộc ngày nào phải được đăng ký, phát hành hoặc chuyển giao trong ngày, chậm nhất là trong ngày làm việc tiếp theo. Văn Bản đến có các mức độ khẩn: “Hỏa tốc”, “Thượng khẩn” và “Khẩn” phải được đăng ký, trình và chuyển giao ngay sau khi nhận được.
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Văn thư cơ quan.
2.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo.
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản đến được đăng ký và chuyển giao.
2.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không.
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Có.
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Việc đăng ký văn bản đến phải bảo đảm đầy đủ, rõ ràng, chính xác các thông tin cần thiết theo mẫu Sổ đăng ký văn bản đến hoặc theo thông tin đầu vào của dữ liệu quản lý văn bản đến. Những văn bản đến không được đăng ký tại Văn thư cơ quan thì đơn vị, cá nhân không có trách nhiệm giải quyết, trừ những loại văn bản đến được đăng ký riêng theo quy định của pháp luật.
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư.
MẪU SỔ ĐĂNG KÝ VĂN BẢN ĐẾN
Ngày đến |
Số đến |
Tác giả |
Số, ký hiệu văn bản |
Ngày tháng văn bản |
Tên loại và trích yếu nội dung văn bản |
Đơn vị hoặc người nhận |
Ngày chuyển |
Ký nhận |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Phát hành văn bản đi
3.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cấp số, thời gian ban hành văn bản;
Bước 2: Đăng ký văn bản đi;
Bước 3: Nhân bản, đóng dấu cơ quan, tổ chức, dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, (đối với văn bản giấy);
Ký số của cơ quan, tổ chức (đối với văn bản điện tử);
Bước 4: Phát hành và theo dõi việc chuyển phát văn bản đi;
Bước 5: Lưu văn bản đi.
3.2. Cách thức thực hiện:
Văn bản được đăng ký bằng sổ hoặc bằng Hệ thống.
- Đăng ký văn bản bằng sổ
+ Văn thư cơ quan đăng ký văn bản vào Sổ đăng ký văn bản đi. Mẫu sổ đăng ký văn bản đi theo quy định tại Phụ lục IV Nghị định 30/2020/NĐ-CP.
- Đăng ký văn bản bằng Hệ thống
+ Văn bản được đăng ký bằng Hệ thống phải được in ra giấy đầy đủ các trường thông tin theo mẫu Sổ đăng ký văn bản đi, đóng sổ để quản lý.
- Văn bản mật được đăng ký theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3.4. Thời hạn giải quyết: Văn bản đi thuộc ngày nào phải được đăng ký, phát hành hoặc chuyển giao trong ngày, chậm nhất là trong ngày làm việc tiếp theo.
3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Văn thư.
3.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo.
3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản đi được đăng ký và phát hành.
3.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không.
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Có.
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Việc đăng ký văn bản bảo đảm đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết của văn bản đi.
3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư.
MẪU SỔ ĐĂNG KÝ VĂN BẢN ĐI
Số, ký hiệu văn bản |
Ngày tháng văn bản |
Tên loại và trích yếu nội dung văn bản |
Người ký |
Nơi nhận văn bản |
Đơn vị, người nhận bản lưu |
Số lượng bản |
Ngày chuyển |
Ký nhận |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4. Thu hồi văn bản đã phát hành
4.1. Trình tự thực hiện:
a) Đối với văn bản giấy, đơn vị gửi văn bản thông báo thu hồi đến bên nhận.
b) Đối với văn bản điện tử, đơn vị gửi văn bản thông báo thu hồi đến bên nhận trên hệ thống.
4.2. Cách thức thực hiện:
a) Đối với văn bản giấy, trường hợp nhận được văn bản thông báo thu hồi, bên nhận có trách nhiệm gửi lại văn bản đã nhận.
b) Đối với văn bản điện tử, trường hợp nhận được văn bản thông báo thu hồi, bên nhận chuyển trả/hủy bỏ văn bản điện tử bị thu hồi trên Hệ thống, đồng thời thông báo qua Hệ thống để bên gửi biết.
4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4.4. Thời hạn giải quyết: Ngay khi nhận được văn bản thông báo thu hồi.
4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Văn thư.
4.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo.
4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản được thu hồi.
4.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không.
4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
4.10 Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
a) Văn thư cơ quan có trách nhiệm thu hồi đủ, đúng hạn những văn bản có quy định thu hồi. Cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trả lại đủ, đúng thời hạn các văn bản có quy định thu hồi. Trường hợp thu hồi văn bản điện tử, bên gửi phải thông báo trên mạng cho bên nhận biết để xử lý, đồng thời chuyển trả/huỷ bỏ văn bản điện tử bị thu hồi trên hệ thống.
b) Văn thư cơ quan có trách nhiệm huỷ các văn bản thu hồi, văn bản trùng thừa, các bản in, đánh máy hỏng sau khi được người đứng đầu cơ quan, tổ chức (hoặc người được uỷ quyền) phê duyệt theo quy định.
4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư.
5. Đính chính văn bản đã phát hành
5.1. Trình tự thực hiện: Văn bản đã phát hành nhưng sai sót về thể thức, kỹ thuật trình bày hay thủ tục ban hành thì đơn vị ban hành văn bản phải ban hành văn bản đính chính.
a) Đối với văn bản giấy, đơn vị gửi văn bản đính chính đến bên nhận.
b) Đối với văn bản điện tử, đơn vị gửi văn bản đính chính bên nhận trên hệ thống.
5.2. Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp, qua bưu chính và trên hệ thống.
5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ.
5.4. Thời hạn giải quyết: Văn bản đính chính thuộc ngày nào phải được đăng ký, phát hành hoặc chuyển giao trong ngày, chậm nhất là trong ngày làm việc tiếp theo.
5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Công chức, văn thư.
5.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo.
5.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản phát hành có sai sót được đính chính.
5.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không.
5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản đã phát hành nhưng sai sót về thể thức, kỹ thuật trình bày hay thủ tục ban hành thì phải được đính chính bằng công văn của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
5.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư.
6. Sao y, sao lục, trích sao văn bản
6.1. Trình tự thực hiện: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định việc sao văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành, văn bản do các cơ quan, tổ chức khác gửi đến và quy định thẩm quyền ký các bản sao văn bản.
6.2. Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp, qua bưu chính hoặc trên hệ thống.
6.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: Theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân
6.4. Thời hạn giải quyết: Không quy định.
6.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Văn thư.
6.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo.
6.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản được sao y, sao lục, trích sao.
6.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không.
6.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
6.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
6.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư.
7. Cho phép sao, chứng thực lưu trữ đối với tài liệu lưu trữ (gồm cả tài liệu lưu trữ điện tử)
7.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu cấp bản sao, chứng thực tài liệu phải đăng ký vào Phiếu yêu cầu sao tài liệu;
Bước 2: Sau khi tổ chức, cá nhân điền đầy đủ các thông tin vào Phiếu yêu cầu, người phụ trách lưu trữ cơ quan sẽ trình hồ sơ cho Lãnh đạo Sở phê duyệt;
Bước 3: Người phụ trách lưu trữ cơ quan đọc ghi vào Sổ đăng ký phiếu yêu cầu sao, chứng thực tài liệu và tiến hành thực hiện sao, chứng thực tài liệu.
7.2. Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp, qua bưu chính hoặc trên hệ thống.
7.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Thành phần: Phiếu yêu cầu.
+ Số lượng: 01 bộ.
7.4. Thời hạn giải quyết:
a) Thời hạn phê duyệt và cung cấp tài liệu thuộc diện sử dụng rộng rãi chậm nhất là 01 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận phiếu yêu cầu.
b) Thời hạn phê duyệt và cung cấp tài liệu thuộc diện hạn chế sử dụng, tài liệu đặc biệt quý, hiếm, chậm nhất là 04 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận phiếu yêu cầu.
7.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
7.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo.
7.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Hồ sơ, tài liệu được sao, chứng thực.
7.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không.
7.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
7.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
7.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Lưu trữ;
- Nghị định số 01/2013/NĐ-CP ngày 03/01/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một sổ điều của Luật Lưu trữ.
8. Tiêu hủy tài liệu lưu trữ (gồm cả tài liệu lưu trữ điện tử) hết giá trị
8.1. Trình tự thực hiện: mỗi cơ quan, tổ chức phải thành lập Hội đồng xác định giá trị tài liệu. Hội đồng xác định giá trị tài liệu được thành lập để tham mưu cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc xác định thời hạn bảo quản, lựa chọn tài liệu để giao nộp vào Lưu trữ cơ quan, lựa chọn tài liệu lưu trữ của Lưu trữ cơ quan để giao nộp vào Lưu trữ lịch sử và loại tài liệu hết giá trị. Hội đồng xác định giá trị tài liệu do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định thành lập (thành phần của Hội đồng bao gồm: Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tài liệu; người làm lưu trữ ở cơ quan, tổ chức là Thư ký Hội đồng; đại diện lãnh đạo đơn vị có tài liệu là ủy viên; người am hiểu về lĩnh vực có tài liệu cần xác định giá trị là ủy viên). Hội đồng xác định giá trị tài liệu thảo luận tập thể, kết luận theo đa số; các ý kiến khác nhau phải được ghi vào biên bản cuộc họp để trình người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
Căn cứ vào ý kiến thẩm định của Hội đồng xác định giá trị tài liệu hoặc ý kiến của cơ quan cấp trên trực tiếp, người có thẩm quyền quyết định việc hủy tài liệu hết giá trị;
8.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan.
8.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Thành phần: Quyết định thành lập Hội đồng; Danh mục tài liệu hết giá trị; Tờ trình và bản thuyết minh tài liệu hết giá trị; Biên bản họp Hội đồng xác định giá trị tài liệu; Biên bản họp Hội đồng thẩm tra xác định giá trị tài liệu; Văn bản đề nghị thẩm định, xin ý kiến của cơ quan, tổ chức có tài liệu hết giá trị; Văn bản thẩm định, cho ý kiến của cơ quan có thẩm quyền; Quyết định huỷ tài liệu hết giá trị; Biên bản bàn giao tài liệu hủy; Biên bản huỷ tài liệu hết giá trị.
+ Số lượng: 01 bộ.
8.4. Thời hạn giải quyết: Không quy định.
8.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Thành viên Hội đồng.
8.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo.
8.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Tài liệu lưu trữ được tiêu hủy.
8.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không.
8.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
8.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Tài liệu hết giá trị cần loại ra để hủy là tài liệu có thông tin trùng lặp hoặc đã hết thời hạn bảo quản theo quy định và không còn cần thiết cho hoạt động thực tiễn, nghiên cứu khoa học, lịch sử.
8.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Luật Lưu trữ;
Nghị định số 01/2013/NĐ-CP ngày 03/01/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một sổ điều của Luật Lưu trữ.
9. Thanh toán tiền nghỉ phép năm cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động do chưa nghỉ hoặc không nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm theo quy định của pháp luật
9.1. Trình tự thực hiện:
+ Cá nhân làm đơn xin nghỉ phép nhưng Thủ trưởng đơn vị nơi trực tiếp quản lý người lao động xác nhận do yêu cầu công việc nên không bố trí được thời gian cho người lao động nghỉ phép năm hoặc không bố trí đủ số ngày nghỉ phép năm. Cá nhân gửi hồ sơ thanh toán về Phòng Kế hoạch Tài chính (Phòng KHTC);
+ Phòng KHTC tiếp nhận hồ sơ, lập hồ sơ thanh toán trình Lãnh đạo phê duyệt;
+ Phòng KHTC thực hiện thanh toán cho người được nghỉ phép năm.
9.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng KHTC.
9.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Thành phần hồ sơ: Đơn xin nghỉ phép năm; Văn bản xác nhận không đồng ý cho nghỉ phép năm, đề nghị thanh toán.
+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
9.4. Thời hạn giải quyết: được thực hiện một lần trong năm và được quyết toán vào niên độ ngân sách hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
9.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Công chức, người lao động.
9.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo.
9.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phiếu Chi hoặc Giấy rút dự toán, Ủy nhiệm chi.
9.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không.
9.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn xin nghỉ phép năm, đề nghị thanh toán.
9.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.
9.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 141/2011/TT-BTC ngày 20/10/2011 của Bộ Tài chính quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm đối với cán bộ, công chức;
- Thông tư số 57/2014/TT-BTC ngày 6/5/2014 của Bộ Tài chính về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 141/2011/TT-BTC.
10. Thanh toán tiền phương tiện đi lại, tiền phụ cấp đi đường khi nghỉ phép cho cán bộ, công chức thuộc đối tượng quy định tại Điều 2 Thông tư số141/2011/TT-BTC
10.1. Trình tự thực hiện:
Trong vòng 15 ngày sau khi kết thúc đợt nghỉ phép năm, cá nhân gửi hồ sơ thanh toán về Phòng Kế hoạch Tài chính (Phòng KHTC) để làm thủ tục thanh toán;
+ Phòng KHTC tiếp nhận hồ sơ, thẩm định chứng từ trình Lãnh đạo phê duyệt;
+ Phòng KHTC thực hiện thanh toán cho người được nghỉ phép năm.
10.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng KHTC.
10.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Thành phần hồ sơ: Đơn xin nghỉ phép năm; Giấy nghỉ phép năm của người lao động phải được chính quyền địa phương nơi thân nhân cư trú hoặc cơ sở y tế xác nhận có người thân ốm đau đi điều trị ở cơ sở y tế, điều trị dài hạn tại nhà hoặc bị chết; Bảng kê thanh toán ; Vé phương tiện đi lại phù hợp chuyến đi; Hoá đơn tài chính hợp pháp và các chứng từ thanh toán có liên quan khác; Giấy đề nghị thanh toán.
+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
10.4. Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
10.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Công chức, người lao động.
10.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo.
10.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phiếu Chi hoặc Giấy rút dự toán, Ủy nhiệm chi.
10.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không.
10.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn xin nghỉ phép năm, Bảng kê thanh toán, Giấy đề nghị thanh toán.
10.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định 10.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 141/2011/TT-BTC ngày 20/10/2011 của Bộ Tài chính quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm đối với cán bộ, công chức;
- Thông tư số 57/2014/TT-BTC ngày 6/5/2014 của Bộ Tài chính về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 141/2011/TT-BTC.
11. Thanh toán tiền công tác phí cho cán bộ, công chức, viên chức
11.1. Trình tự thực hiện:
+ Trong vòng 15 ngày sau khi kết thúc đợt công tác, trưởng đoàn hoặc người được cử đi công tác gửi hồ sơ thanh toán về Phòng Kế hoạch Tài chính (Phòng KHTC) để làm thủ tục thanh toán;
+ Phòng KHTC tiếp nhận hồ sơ, thẩm định chứng từ trình Lãnh đạo phê duyệt;
+ Phòng KHTC thực hiện thanh toán cho người đi công tác.
11.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại phòng KHTC của cơ quan.
11.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ.
+ Thành phần hồ sơ: Giấy đi đường có đóng dấu của cơ quan và xác nhận đóng dấu ngày đến, ngày đi của cơ quan nơi cán bộ đến công tác (hoặc của khách sạn, nhà khách nơi lưu trú; Bảng kê thanh toán công tác phí (trường hợp thanh toán CTP cho nhiều người, cho nhiều giấy đi đường khác nhau hoặc nhiều giấy của 01 người cùng thanh toán 01 lần); Vé phương tiện đi lại phù hợp chuyến đi. Riêng chứng từ thanh toán vé máy bay ngoài cuống vé (hoặc vé điện tử) phải kèm theo thẻ lên máy bay; Hoá đơn tài chính hợp pháp và các chứng từ thanh toán có liên quan khác; Giấy đề nghị thanh toán.
+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
11.4. Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
11.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Công chức, người lao động.
11.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo.
11.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phiếu Chi hoặc Giấy rút dự toán, Ủy nhiệm chi.
11.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không.
11.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Giấy đi đường, bảng kê thanh toán, Giấy đề nghị thanh toán.
11.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
11.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính về quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị;
- Công văn 787/UBND-KTTH ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 142/2017/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
12. Thanh toán khoán tiền công tác phí theo tháng cho cán bộ, công chức, viên chức
12.1. Trình tự thực hiện:
+ Xây dựng vào quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
+ Phòng Kế hoạch Tài chính (Phòng KHTC) lập chứng từ thanh toán trình BGH phê duyệt.
+ Phòng KHTC thực hiện thanh toán cho cán bộ, công chức, viên chức.
12.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng KHTC của cơ quan.
12.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Thành phần hồ sơ: Danh sách thanh toán, đề nghị thanh toán.
+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
12.4. Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
12.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Công chức, người lao động.
12.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo.
12.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phiếu Chi hoặc Giấy rút dự toán, Ủy nhiệm chi.
12.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không.
12.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đề nghị thanh toán.
12.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.
12.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Tài chính về quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị;
- Công văn 787/UBND-KTTH ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 142/2017/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
13. Thanh toán chi hội nghị
13.1. Trình tự thực hiện:
+ Phòng chuyên môn tổ chức hội nghị tập hợp hóa đơn chứng từ hợp lệ gửi về Phòng Kế hoạch Tài chính (Phòng KHTC) yêu cầu thanh toán;
+ Phòng KHTC tiếp nhận, thẩm định trình Ban Giám hiệu phê duyệt;
+ Phòng KHTC thực hiện thanh toán theo đúng quy định.
13.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng KHTC của cơ quan.
13.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Thành phần hồ sơ: Kế hoạch tổ chức hội nghị và dự toán kinh phí có phê duyệt của cấp có thẩm quyền; hóa đơn, chứng từ thanh, quyết toán; Danh sách người tham gia hội nghị, tập huấn; Các hóa đơn, chứng từ hợp lý, hợp lệ (nếu có), đề nghị thanh toán.
+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
13.4. Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
13.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Phòng chuyên môn.
13.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo.
13.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phiếu Chi hoặc Giấy rút dự toán, Ủy nhiệm chi.
13.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không.
13.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đề nghị thanh toán.
13.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.
13.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính về quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị;
- Công văn 787/UBND-KTTH ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 142/2017/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
II. LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
1. Lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông
1.1. Trình tự thực hiện:
1.1.1. Cơ sở giáo dục (trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông) thành lập Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa và xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa.
Căn cứ vào kế hoạch của Hội đồng và tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa, tổ trưởng tố chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa cho từng môn học được cơ cấu trong tổ chuyên môn, báo cáo người đứng đầu trước khi thực hiện.
1.1.2. Tổ trưởng chuyên môn tổ chức cho giáo viên môn học nghiên cứu các sách giáo khoa của môn học, viết phiếu nhận xét, đánh giá các sách giáo khoa môn học theo các tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trước phiên họp đầu tiên của tổ 20 ngày.
Tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức họp với các giáo viên môn học để thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn 01 (một) sách giáo khoa cho môn học. Các cuộc họp của tổ chuyên môn được lập thành biên bản, ghi đầy đủ ý kiến nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của các giáo viên môn học tham gia lựa chọn, biên bản có chữ kí của tố trưởng tổ chuyên môn và người được phân công lập biên bản.
Tổ trưởng tổ chuyên môn tổng hợp kết quả, lập danh mục sách giáo khoa do tổ chuyên môn lựa chọn có chữ ký của tổ trưởng tổ chuyên môn và người được phân công lập danh mục sách giáo khoa.
1.1.3. Hội đồng họp, thảo luận, đánh giá việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn; thẩm định biên bản họp của tổ chuyên môn; các phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của giáo viên. Tổng hợp kết quả lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn thành biên bản có chữ ký của Chủ tịch và Thư kí Hội đồng.
1.1.4. Hội đồng đề xuất với người đứng đầu cơ sở giáo dục danh mục sách giáo khoa đã được các tổ chuyên môn lựa chọn. Cơ sở giáo dục lập hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở), Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học phổ thông).
1.1.5 Phòng Giáo dục và Đào tạo thẩm định hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý; Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý.
1.1.6. Sở Giáo dục và Đào tạo tổng họp kết quả, lập danh mục sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục lựa chọn (kèm theo hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục), trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa do các cơ sở giáo dục lựa chọn.
- Thời gian công bố danh mục sách giáo khoa được phê duyệt trước ngày 30 tháng 4 hằng năm.
1.2. Cách thức thực hiện: Không quy định.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
1.3.1. Thành phần hồ sơ gồm:
- Quyết định thành lập Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục;
- Biên bản họp Hội đồng gồm các nội dung: nhận xét, đánh giá về việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn; danh mục sách giáo khoa được lựa chọn của các tô chuyên môn; danh mục sách giáo khoa được lựa chọn của cơ sở giáo dục.
1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ hồ sơ.
1.4. Thời hạn giải quyết: Không quy định.
1.5. Đối tượng thực hiện: Cơ sở giáo dục phổ thông.
1.6. Cơ quan thực hiện: Phòng Giáo dục và Đào tạo; Sở Giáo dục và Đào tạo; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1.7. Kết quả thực hiện: Quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa do các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn.
1.8. Phí, lệ phí: Không.
1.9. Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
1.10. Yêu cầu điều kiện:
- Tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa:
- Phù họp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương.
- Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục.
1.11. Căn cứ pháp lý: Thông tư số 27/2023/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông.
2. Điều chỉnh, bổ sung danh mục lựa chọn sách giáo khoa
2.1. Trình tự thực hiện:
2.1.1. Căn cứ các kiến nghị của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh, cơ sở giáo dục báo cáo, đề xuất Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở), Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học phổ thông) về việc điều chỉnh, bổ sung danh mục sách giáo khoa.
2.1.2. Cơ sở giáo dục phổ thông (gồm: trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông) thành lập Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa và xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa.
- Căn cứ vào kế hoạch của Hội đồng và tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa, tổ trưởng tô chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa cho từng môn học được cơ cấu trong tổ chuyên môn, báo cáo người đứng đầu trước khi thực hiện.
2.1.3. Tổ trưởng chuyên môn tổ chức cho giáo viên môn học nghiên cứu các sách giáo khoa của môn học, viết phiếu nhận xét, đánh giá các sách giáo khoa môn học theo các tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trước phiên họp đầu tiên của tổ 20 ngày.
- Tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức họp với các giáo viên môn học để thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn 01 (một) sách giáo khoa cho môn học. Các cuộc họp của tổ chuyên môn được lập thành biên bản, ghi đầy đủ ý kiến nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của các giáo viên môn học tham gia lựa chọn, biên bản có chữ ký của tổ trưởng tổ chuyên môn và người được phân công lập biên bản.
- Tổ trưởng tổ chuyên môn tổng họp kết quả, lập danh mục sách giáo khoa do tổ chuyên môn lựa chọn có chữ ký của tổ trưởng tổ chuyên môn và người được phân công lập danh mục sách giáo khoa.
2.1.4. Hội đồng họp, thảo luận, đánh giá việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn; thẩm định biên bản họp của tổ chuyên môn; các phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của giáo viên. Tổng họp kết quả lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn thành biên bản có chữ ký của Chủ tịch và Thư ký Hội đồng.
2.1.5. Hội đồng đề xuất với người đứng đầu cơ sở giáo dục danh mục sách giáo khoa đã được các tổ chuyên môn lựa chọn. Cơ sở giáo dục lập hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở), Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học phổ thông).
- Phòng Giáo dục và Đào tạo thẩm định hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý; Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý.
2.1.6. Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp kết quả, lập danh mục sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục lựa chọn (kèm theo hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục), trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa do các cơ sở giáo dục lựa chọn điều chỉnh, bổ sung.
- Thời gian công bố danh mục sách giáo khoa được phê duyệt trước ngày 30 tháng 4 hằng năm.
2.2. Cách thức thực hiện: Không quy định.
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
2.3.1. Thành phần hồ sơ gồm:
- Quyết định thành lập Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục;
- Biên bản họp Hội đồng gồm các nội dung: nhận xét, đánh giá về việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn; danh mục sách giáo khoa được lựa chọn của các tổ chuyên môn;
- Danh mục sách giáo khoa được lựa chọn bổ sung hoặc điều chỉnh lựa chọn của cơ sở giáo dục.
2.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
2.4. Thời hạn giải quyết: Không quy định.
2.5. Đối tượng thực hiện: Cơ sở giáo dục phổ thông.
2.6. Cơ quan thực hiện: Phòng Giáo dục và Đào tạo; Sở Giáo dục và Đào tạo; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2.7. Kết quả thực hiện:
Quyết định phê duyệt bổ sung danh mục sách giáo khoa hoặc Quyết định phê duyệt điều chỉnh danh mục sách giáo khoa do các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn.
2.8. Phí, lệ phí: Không.
2.9. Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
2.10. Yêu cầu điều kiện:
Tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa để điều chỉnh, bổ sung:
- Phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương.
- Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục.
2.11. Căn cứ pháp lý: Thông tư số 27/2023/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông.
3. Đánh giá mức độ chuyển đổi số của cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên
3.1. Trình tự thực hiện: Sau khi kết thúc năm học đơn vị gửi bản tự đánh giá chuyển đổi số về Sở GDĐT
3.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp về Sở GDĐT và qua hệ Thống iDesk
3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Thành phần: Bản tự đánh giá mức độ chuyển đổi số kèm các minh chứng liên quan
+ Số lượng: 02 bộ
3.4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Viên chức
3.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo
3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định của Giám đốc Sở GDĐT công nhận mức độ chuyển đổi số của cơ sở giáo dục (kèm năm đề nghị)
3.8. Lệ phí (nếu có): không.
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ trình và Toàn bộ hồ sơ
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Nhà trường gửi hồ sơ thủ tục chậm nhất 31/5 (của năm đề nghị).
3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Quyết định số 4725/QĐ-BGDĐT ngày 30/12/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số của cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
UBND/SỞ
GDĐT ĐỒNG THÁP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
Đồng Tháp, ngày tháng năm 202… |
BẢNG TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CHUYỂN ĐỔI SỐ
(Lưu ý: Tất cả phần nội dung minh chứng đơn vị tạo một thư mục trên Google Drive đặt tên TÊN ĐƠN VỊ chứa tất cả các minh chứng dưới dạng File Scan hoặc file PDF có chữ ký số, lấy địa chỉ liên kết dán vào nơi cần minh chứng xóa đi phần chữ màu đỏ này khi thực hiện báo cáo)
I. Phần khai báo thông tin
- Số lượng giáo viên:.............................................................................................
- Số lượng cán bộ quản lý:.....................................................................................
- Số phòng học:......................................................................................................
- Số phòng máy tính: . Số máy tính thực hành cho học sinh: , Số máy có nối mạng internet
- Số máy tính phục vụ công việc: , Số máy có nối mạng internet
II. PHẦN CHẤM ĐIỂM
STT |
Tiêu chí |
Điểm tối đa |
Đơn vị tự đánh giá |
Minh chứng |
|
Điểm |
Mức độ |
||||
1. |
Chuyển đổi số trong dạy, học |
100 |
|
|
|
1.1. |
Có ban hành kế hoạch tổ chức dạy học trực tuyến (kết hợp với dạy học trực tiếp; ban hành riêng hoặc lồng ghép trong kế hoạch tổ chức dạy học hằng năm) |
|
|
|
Minh chứng: Điều kiện bắt buộc. Nếu CSGD chưa triển khai nội dung này. Không đánh giá nhóm tiêu chí “Chuyển đổi số trong dạy, học” |
1.2. |
Có ban hành quy chế tổ chức dạy học trực tuyến |
|
|
|
Minh chứng: Điều kiện bắt buộc. Nếu CSGD chưa triển khai nội dung này. Không đánh giá nhóm tiêu chí “Chuyển đổi số trong dạy, học” |
1.3. |
Triển khai phần mềm dạy học trực tuyến: |
30 |
|
|
|
1.3.1 Có triển khai phần mềm dạy học trực tuyến trực tiếp (ghi tên) |
6 |
|
|
Minh chứng: Ghi tên các phần mềm đã triển khai. Do vậy, đơn vị hướng dẫn có thể ghép câu hỏi với danh sách phần mềm để rõ hơn câu trả lời của các CSGD như sau: - Có triển khai phần mềm dạy học trực tuyến trực tiếp như: Zoom, Team, Meet, skype, …. |
|
Có triển khai hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS)/hệ thống quản lý nội dung học tập trực tuyến (LCMS) (cung cấp thông tin: Tên giải pháp, tự xây dựng/thuê/mua). Hệ thống LMS/LCMS có triển khai các chức năng: |
24 |
|
|
Minh chứng: Ghi tên các phần mềm đã triển khai. Do vậy, đơn vị hướng dẫn có thể ghép câu hỏi với danh sách phần mềm để rõ hơn câu trả lời của các CSGD như sau: - Có triển khai phần mềm dạy học trực
tuyến trực tiếp như: Moodle, Canvas, Google classroom, hocmai Lưu ý: Nhiều trường triển khai trên Googe driver: Google Drive không phải là một nền tảng học trực tuyến theo định nghĩa truyền thống như các hệ thống quản lý học tập (LMS) hay các nền tảng cung cấp khóa học trực tuyến (MOOC). Tuy nhiên, nó là một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ trong việc học trực tuyến. Đây được coi là kho tài liệu số hỗ trợ học tập (lưu trữ) Minh chứng: Phần mềm LMS phải đáp ứng tối thiểu 04 chức năng. Lưu ý: Phần mềm phải có các chức năng này và GV, HS, PHHS phải triển khai chức năng này và có quy định cụ thể về việc triển khai trong quy chế tổ chức dạy học trực tuyến (điều kiện bắt buộc tại mục 1.2) của CSGD |
|
(1) Giáo viên giao bài cho học sinh tự học; |
6 |
|
|
Không thể hiện được giao bài cho học sinh tự học chấm 0 điểm |
|
(2) Giáo viên trả lời (giải đáp) các câu hỏi của học sinh; |
6 |
|
|
Không thể hiện được giáo viên giải đáp thắc mắc của học sinh chấm 0 điểm |
|
(3) Tổ chức kiểm tra, đánh giá thường xuyên; |
6 |
|
|
Dưới 30% học sinh được tổ chức đánh giá thường xuyên:0 điểm Có từ 30%-40% học sinh được tổ chức đánh giá thường xuyên: 1 điểm Có từ 40%-50% học sinh được tổ chức đánh giá thường xuyên: 2 điểm Có từ 50%-60% học sinh được tổ chức đánh giá thường xuyên: 3 điểm =Có từ 60%-70% học sinh được tổ chức đánh giá thường xuyên: 4 điểm - Có nhiều hơn 70% -80% học sinh được tổ chức đánh giá thường xuyên:5 điểm |
|
(4) Phụ huynh học sinh tham gia vào các hoạt động học tập của học sinh. |
6 |
|
|
Minh chứng bằng ý kiến phụ huynh trên hệ thống học tập -Phụ huynh có tham gia: 6 điểm - Không minh chứng được: 0 điểm |
|
1.4. |
Số lượng học liệu được số hóa (đã được tổ chuyên môn thông qua và được người đứng đầu cơ sở giáo dục phê duyệt). |
10 |
|
|
Minh chứng: Cung cấp số học liệu và đường link đến kho học liệu số. Lưu ý: Học liệu số theo chương trình GDPT mới (cụ thể là các bài, các tiết triển khai theo chương trình GDPT 2018). Học liệu này phải được tổ chuyên môn thông qua và được người đứng đầu cơ sở giáo dục phê duyệt |
1.5. |
Có tổ chức triển khai thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trên phòng máy tính: |
20 |
|
|
Minh chứng: quy chế/kế hoạch/văn bản triển khai. |
Có phần mềm, máy tính kết nối mạng LAN (cung cấp thông tin: tên giải pháp phần mềm) |
15 |
|
|
Lưu ý: có thể bổ sung để làm câu hỏi đày đủ và rõ ràng hơn: Triển khai thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trên phòng máy tính nối mạng LAN qua phần mềm như ExamView, LAN Exam Maker, QuizStar, ClassMarker, I-Test Pro, ExamOnline, Test365, Trắc nghiệm Online, EduVN, … |
|
Phần mềm tổ chức thi trên máy tính có kết nối, trao đổi kết quả với hệ thống quản trị nhà trường |
5 |
|
|
Không liên kết được với hệ thống quản lý nhà trường 0 điểm. |
|
1.6. |
Phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số: |
20 |
|
|
|
- Tỉ lệ giáo viên có tài khoản sử dụng trên Hệ thống bồi dưỡng giáo viên trực tuyến để tự bồi dưỡng qua mạng một cách chủ động, thường xuyên theo nhu cầu |
7 |
|
|
Từ 0-10% có tài khoản: 0 điểm Từ 10% đến dưới 20%: 1 điểm Từ 20% đến dưới 30%: 2 điểm Từ 30% đến dưới 45%: 3 điểm Từ 45% đến 60%: 4 điểm Từ 60% đến dưới 70%: 5 điểm Từ 70% đến dưới 80%: 6 điểm Từ 80% trở lên: 7 điểm |
|
- Tỉ lệ giáo viên có thể khai thác sử dụng được các phần mềm, công cụ nhằm đổi mới phương pháp dạy học |
7 |
|
|
|
|
- Tỉ lệ giáo viên có thể xây dựng được học liệu số, bài giảng điện tử |
6 |
|
|
|
|
1.7. |
Hạ tầng, thiết bị sử dụng chuyển đổi số dạy, học: |
20 |
|
|
|
- Tỉ lệ phòng học có thiết bị trình chiếu, thiết bị phụ trợ sử dụng dạy-học và kết nối Internet trên tổng số phòng học |
8 |
|
|
|
|
- Mức độ đáp ứng yêu cầu dạy môn tin học[1] |
7 |
|
|
|
|
- Có phòng studio (gồm máy tính, thiết bị phục trợ cho việc xây dựng học liệu số, bài gảng điện tử) |
5 |
|
|
|
|
2. |
Chuyển đổi số trong quản trị cơ sở giáo dục |
100 |
|
|
|
2.1. |
Cơ sở giáo dục thành lập bộ phận chỉ đạo, phụ trách, triển khai ứng dụng CNTT, chuyển đổi số (thông tin: Họ tên, chức vụ, email, điện thoại) |
|
|
|
Điều kiện bắt buộc minh chứng bằng Quyết định |
2.2. |
Có ban hành kế hoạch ứng dụng CNTT, chuyển đổi số |
|
|
|
Điều kiện bắt buộc minh chứng bằng Quyết định |
2.3. |
Có triển khai phần mềm quản trị nhà trường (cung cấp thông tin: tên giải pháp, tự xây dựng/mua/thuê): |
70 |
|
|
Đường link/ Quy chế/ văn bản hướng dẫn |
|
- Có ban hành quy chế sử dụng hệ thống quản trị nhà trường |
8 |
|
|
|
|
- Có triển khai phân hệ quản lý học sinh (quản lý hồ sơ, kết quả học tập) |
8 |
|
|
|
|
- Có triển khai sổ điểm điện tử, học bạ điện tử |
10 |
|
|
|
- Có triển khai phân hệ quản lý đội ngũ CBVCNV |
8 |
|
|
|
|
- Có triển khai phân hệ quản lý cơ sở vật chất |
10 |
|
|
|
|
- Có triển khai phân hệ quản lý thông tin y tế trường học, quản lý thông tin về sức khỏe học sinh |
10 |
|
|
|
|
- Có triển khai phân hệ quản lý kế toán |
8 |
|
|
|
|
- Phần mềm kết nối và trao đổi đầy đủ dữ liệu với CSDL ngành (do Bộ quản lý) |
8 |
|
|
|
|
2.4. |
Mức độ triển khai dịch vụ trực tuyến: |
30 |
|
|
Đường link/ Quy chế/Văn bản |
- Có triển khai ứng dụng kết nối giữa gia đình và nhà trường (thông tin: Qua OTT (Over The Top) hoặc qua ứng dụng web) |
8 |
|
|
|
|
- Có triển khai dịch vụ tuyển sinh đầu cấp trực tuyến: |
12 |
|
|
|
|
- Có triển khai dịch vụ thu phí dịch vụ giáo dục theo hình thức không dùng tiền mặt |
10 |
|
|
|
III. KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ
STT |
Nhóm tiêu chí |
Điểm |
Mức độ |
1 |
Chuyển đổi số trong dạy, học |
|
|
2 |
Chuyển đổi số trong quản trị cơ sở giáo dục |
|
|
Kết quả tự xếp loại đạt mức độ |
|
|
………..,
ngày tháng 5 năm 202… |
4. Công nhận thư viện trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (cấp học cao nhất là trung học phổ thông) đạt tiêu chuẩn Mức độ 1
4.1. Trình tự thực hiện: Thư viện trường tự đánh giá hoạt động hằng năm vào cuối năm học theo 05 tiêu chuẩn Mức độ 1 của Thông tư số 16/2022/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 11 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông và gửi báo cáo kết quả tự đánh giá và kèm tờ trình về Sở Giáo dục và Đào tạo.
4.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp; trực tuyến hoặc qua bưu điện
4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
+Thành phần hồ sơ: Tờ trình và Báo cáo tự đánh giá tự đánh giá hoạt động thư viện;
+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4.4. Thời hạn giải quyết: 60 ngày.
4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Viên chức.
4.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo.
4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận thư viện đạt Mức độ 1.
4.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không.
4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Có (Tờ trình và Báo cáo tự đánh giá tự đánh giá hoạt động thư viện).
4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Nhà trường gửi báo cáo kết quả tự đánh giá và tờ trình về Sở Giáo dục và Đào tạo chậm nhất 60 ngày sau khi kết thúc năm học.
4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Thông tư số 16/2022/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 11 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông.
... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:…/TTr-…. |
......................., ngày tháng năm 202…. |
TỜ TRÌNH
Về việc đề nghị đánh giá và công nhân thư viện trường THCS/THPT đạt mức độ.....
Kính gửi: Sở Giáo dục và Đào tạo
Căn cứ Thông tư số 16/2022/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 11 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông (gọi tắt là Thông tư số 16);
Căn cứ Công văn số…./…..- ngày …../…./20…. của Sở GDĐT về việc hướng dẫn đánh giá và công nhận thư viện;
Căn cứ Kế hoạch số…./…..- ngày…../…./20….của trường THPT….về hoạt động thư viện năm học 202...-202...;
Qua kết quả tự đánh giá hoạt động thư viện nhà trường đạt mức độ …. theo Thông tư số 16 và Công văn số…./…..- ngày …../…./20…. của Sở/Phòng GDĐT về việc hướng dẫn đánh giá và công nhận thư viện (đính kèm báo cáo tự đánh giá).
Trường THCS/THPT đề nghị Sở/Phòng GDĐT tổ chức đánh giá và công nhận thư viện nhà trường đạt mức độ…../.
|
HIỆU TRƯỞNG |
... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:…/BC-…. |
......................., ngày tháng năm 202…. |
BÁO CÁO
Kết quả tự đánh giá hoạt động thư viện năm học 202...-202...
Căn cứ Thông tư số 16/2022/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 11 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông (gọi tắt là Thông tư số 16);
Căn cứ Công văn số…./…..- ngày …../…./20…. của Sở GDĐT về việc hướng dẫn đánh giá và công nhận thư viện;
Căn cứ Kế hoạch số…./…..- ngày…../…./20….của trường THPT….về hoạt động thư viện năm học 202...-202...;
Trường THCS/THPT….báo cáo kết quả tự đánh giá hoạt động thư viện năm học 202...-202... như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Quy mô số lớp/học sinh
Số liệu |
Khối lớp... |
Khối lớp... |
........ |
Tổng cộng |
Số lớp |
|
|
|
|
Số học sinh |
|
|
|
|
2. Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên
Tổng số Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường: ........ người (Hiệu trưởng; ........ Phó Hiệu trưởng; ........ giáo viên và ........ nhân viên). Trong đó, số lượng giáo viên theo bộ môn giảng dạy như sau:
Số liệu |
Số lượng giáo viên |
Ghi chú |
Toán |
|
|
Ngữ Văn |
|
|
Giáo dục thể chất |
|
|
...... |
|
|
II. TỰ ĐÁNH GIÁ 05 TIÊU CHUẨN
Để minh chứng quá trình và kết quả triển khai các tiêu chuẩn một cách hiệu quả, đơn vị cần cung cấp báo cáo về số liệu, nội dung các hoạt động đã thực hiện theo yêu cầu của từng tiêu chuẩn một cách linh hoạt và rõ ràng, chính xác.
Kết thúc đánh giá từng tiêu chuẩn cần nêu kết quả Nhà trường Tự đánh giá đối với từng tiêu chuẩn: Đạt/Không đạt Mức độ.....
1. Tiêu chuẩn 1. Về tài nguyên thông tin
.........................................................................................................................
2. Tiêu chuẩn 2. Về cơ sở vật chất
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
3. Tiêu chuẩn 3. Về thiết bị chuyên dùng
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
4. Tiêu chuẩn 4. Về hoạt động thư viện
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
5. Tiêu chuẩn 5. Về quản lý thư viện
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
III. TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ 05 TIÊU CHUẨN
Tiêu chuẩn |
Kết quả Đạt/Không đạt |
Ghi chú |
|
Mức 1 |
Mức 2 |
|
|
Tiêu chuẩn 1 |
|
|
|
Tiêu chuẩn 2 |
|
|
|
Tiêu chuẩn 3 |
|
|
|
Tiêu chuẩn 4 |
|
|
|
Tiêu chuẩn 5 |
|
|
|
(Đánh dấu vào ô kết quả tương ứng (X) nếu Đạt và ( ̶ ) nếu Không đạt)
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Điểm mạnh
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
2. Điểm yếu (nếu có)
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
V. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận: Trường tự đánh giá Đạt/Không đạt Mức độ:...............................
2. Kiến nghị (nếu có)
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
Trên đây là báo cáo kết quả tự đánh giá hoạt động thư viện năm học 202...-202...của nhà trường./.
|
HIỆU TRƯỞNG |
5. Công nhận thư viện trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (cấp học cao nhất là trung học phổ thông) đạt tiêu chuẩn Mức độ 2
5.1. Trình tự thực hiện: Thư viện trường tự đánh giá hoạt động hằng năm vào cuối năm học theo 05 tiêu chuẩn Mức độ 2 của Thông tư số 16/2022/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 11 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông và gửi báo cáo kết quả tự đánh giá và kèm tờ trình về Sở Giáo dục và Đào tạo.
5.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp; trực tuyến hoặc qua bưu điện.
5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
+Thành phần hồ sơ: Tờ trình và Báo cáo tự đánh giá tự đánh giá hoạt động thư viện;
+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ;
5.4. Thời hạn giải quyết: 60 ngày.
5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Viên chức.
5.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo.
5.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận thư viện đạt Mức độ 2.
5.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không.
5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Có (Tờ trình và Báo cáo tự đánh giá tự đánh giá hoạt động thư viện).
5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Nhà trường gửi báo cáo kết quả tự đánh giá và tờ trình về Sở Giáo dục và Đào tạo chậm nhất 60 ngày sau khi kết thúc năm học.
5.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Thông tư số 16/2022/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 11 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông.
… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:…/TTr-…. |
......................., ngày tháng năm 202…. |
TỜ TRÌNH
Về việc đề nghị đánh giá và công nhân thư viện trường THCS/THPT đạt mức độ.....
Kính gửi: Sở Giáo dục và Đào tạo
Căn cứ Thông tư số 16/2022/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 11 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông (gọi tắt là Thông tư số 16);
Căn cứ Công văn số…./…..- ngày …../…./20…. của Sở GDĐT về việc hướng dẫn đánh giá và công nhận thư viện;
Căn cứ Kế hoạch số…./…..- ngày…../…./20….của trường THPT….về hoạt động thư viện năm học 202...-202...;
Qua kết quả tự đánh giá hoạt động thư viện nhà trường đạt mức độ …. theo Thông tư số 16 và Công văn số…./…..- ngày …../…./20…. của Sở/Phòng GDĐT về việc hướng dẫn đánh giá và công nhận thư viện (đính kèm báo cáo tự đánh giá).
Trường THCS/THPT đề nghị Sở/Phòng GDĐT tổ chức đánh giá và công nhận thư viện nhà trường đạt mức độ…../.
|
HIỆU TRƯỞNG |
... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:…/BC-…. |
......................., ngày tháng năm 202…. |
BÁO CÁO
Kết quả tự đánh giá hoạt động thư viện năm học 202...-202...
Căn cứ Thông tư số 16/2022/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 11 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông (gọi tắt là Thông tư số 16);
Căn cứ Công văn số…./…..- ngày …../…./20…. của Sở GDĐT về việc hướng dẫn đánh giá và công nhận thư viện;
Căn cứ Kế hoạch số…./…..- ngày…../…./20….của trường THPT….về hoạt động thư viện năm học 202...-202...;
Trường THCS/THPT….báo cáo kết quả tự đánh giá hoạt động thư viện năm học 202...-202... như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Quy mô số lớp/học sinh
Số liệu |
Khối lớp... |
Khối lớp... |
........ |
Tổng cộng |
Số lớp |
|
|
|
|
Số học sinh |
|
|
|
|
2. Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên
Tổng số Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường: ........ người (Hiệu trưởng; ........ Phó Hiệu trưởng; ........ giáo viên và ........ nhân viên). Trong đó, số lượng giáo viên theo bộ môn giảng dạy như sau:
Số liệu |
Số lượng giáo viên |
Ghi chú |
Toán |
|
|
Ngữ Văn |
|
|
Giáo dục thể chất |
|
|
...... |
|
|
II. TỰ ĐÁNH GIÁ 05 TIÊU CHUẨN
Để minh chứng quá trình và kết quả triển khai các tiêu chuẩn một cách hiệu quả, đơn vị cần cung cấp báo cáo về số liệu, nội dung các hoạt động đã thực hiện theo yêu cầu của từng tiêu chuẩn một cách linh hoạt và rõ ràng, chính xác.
Kết thúc đánh giá từng tiêu chuẩn cần nêu kết quả Nhà trường Tự đánh giá đối với từng tiêu chuẩn: Đạt/Không đạt Mức độ.....
1. Tiêu chuẩn 1. Về tài nguyên thông tin
.........................................................................................................................
2. Tiêu chuẩn 2. Về cơ sở vật chất
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
3. Tiêu chuẩn 3. Về thiết bị chuyên dùng
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
4. Tiêu chuẩn 4. Về hoạt động thư viện
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
5. Tiêu chuẩn 5. Về quản lý thư viện
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
III. TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ 05 TIÊU CHUẨN
Tiêu chuẩn |
Kết quả Đạt/Không đạt |
Ghi chú |
|
Mức 1 |
Mức 2 |
|
|
Tiêu chuẩn 1 |
|
|
|
Tiêu chuẩn 2 |
|
|
|
Tiêu chuẩn 3 |
|
|
|
Tiêu chuẩn 4 |
|
|
|
Tiêu chuẩn 5 |
|
|
|
(Đánh dấu vào ô kết quả tương ứng (X) nếu Đạt và ( ̶ ) nếu Không đạt)
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Điểm mạnh
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
2. Điểm yếu (nếu có)
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
V. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận: Trường tự đánh giá Đạt/Không đạt Mức độ:...............................
2. Kiến nghị (nếu có)
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
Trên đây là báo cáo kết quả tự đánh giá hoạt động thư viện năm học 202...-202...của nhà trường./.
|
HIỆU TRƯỞNG |
III. LĨNH VỰC CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO
1. Xét thăng hạng giáo viên trung học phổ thông hạng II
1.1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Xây dựng Đề án xét thăng hạng
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc cơ quan, đơn vị được phân cấp, ủy quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II (sau đây gọi chung là cơ quan có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng) xây dựng Đề án tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên. Nội dung của Đề án gồm:
a) Số lượng, cơ cấu giáo viên theo chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II hiện có của đơn vị; số lượng giáo viên trung học phổ thông hạng II còn thiếu theo yêu cầu của vị trí việc làm và đề xuất chỉ tiêu thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II (theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị định số 115/2020/NĐ-CP);
b) Danh sách giáo viên đủ tiêu chuẩn, điều kiện được cử xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II (theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định số 115/2020/NĐ-CP);
c) Dự kiến thành viên tham gia Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
d) Tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II;
đ) Các thành tích trong hoạt động nghề nghiệp làm căn cứ xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 40 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 20 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP;
e) Dự kiến thời gian, địa điểm và các nội dung khác để tổ chức kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Bước 2: Tổ chức xét thăng hạng
Cơ quan có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng thành lập Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Thông báo kết quả xét thăng hạng
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thẩm định hồ sơ xét thăng hạng và xác định danh sách người trúng tuyển, Chủ tịch Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp báo cáo người đứng đầu cơ quan, có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng phê duyệt kết quả kỳ xét thăng hạng và danh sách viên chức trúng tuyển bằng văn bản.
Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định phê duyệt kết quả kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp có trách nhiệm thông báo kết quả xét thăng hạng và danh sách giáo viên trúng tuyển bằng văn bản tới cơ quan, đơn vị cử giáo viên tham dự kỳ xét thăng hạng; đồng thời thông báo công khai trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên.
Bước 4: Bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên trúng tuyển kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được danh sách giáo viên trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng hoặc người được phân cấp, ủy quyền phải thực hiện việc bổ nhiệm và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp mới đối với giáo viên trúng tuyển theo quy định.
Trường hợp giáo viên đã trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng nhưng sau đó bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị kỷ luật hoặc bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì chưa ra quyết định bổ nhiệm và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp trúng tuyển. Khi hết thời hạn xử lý kỷ luật mà không bị kỷ luật hoặc hết thời gian thi hành quyết định kỷ luật hoặc sau khi có quyết định của cấp có thẩm quyền đối với trường hợp bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì căn cứ vào cơ cấu giáo viên theo chức danh nghề nghiệp đã được phê duyệt tại thời điểm xem xét, quyết định bổ nhiệm, cấp có thẩm quyền quyết định việc bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Thời điểm hưởng lương mới, thời gian xét nâng bậc lương lần sau, việc kéo dài thời gian nâng bậc lương (nếu có) thực hiện theo quy định của pháp luật.
1.2. Cách thức thực hiện: Không quy định.
1.3. Thành phần và số lượng hồ sơ
1.3.1. Thành phần hồ sơ:
Hồ sơ đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp bao gồm:
a) Sơ yếu lý lịch viên chức theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, có xác nhận của cơ quan, đơn vị sử dụng giáo viên;
b) Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng giáo viên hoặc của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập về các tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của giáo viên theo quy định;
c) Văn bản phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức của 03 năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
d) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng;
đ) Các minh chứng theo tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng.
Trường hợp giáo viên có một trong các văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP thì được xác định là đáp ứng tiêu chuẩn về khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc sử dụng tiếng dân tộc thiểu số của hạng chức danh nghề nghiệp đăng ký dự xét thăng hạng.
Đối với các tiêu chuẩn không có minh chứng là các văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận, quyết định, bằng khen, giấy khen, đề tài, đề án hoặc sản phẩm được ứng dụng trong giáo dục, giảng dạy học sinh và tài liệu có liên quan thì minh chứng là biên bản đánh giá, nhận xét về khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn đó của tổ chuyên môn, tổ bộ môn hoặc tương đương và có xác nhận của người đứng đầu cơ sở giáo dục trực tiếp quản lý, sử dụng giáo viên.
1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết: 35 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thẩm định hồ sơ xét thăng hạng và xác định danh sách người trúng tuyển, người đứng đầu người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng phải thực hiện việc bổ nhiệm và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp mới đối với viên chức trúng tuyển.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Giáo viên trung học phổ thông hạng III.
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc cơ quan, đơn vị được phân cấp, ủy quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II.
1.8. Lệ phí: Theo quy định tại Thông tư số 92/2021/TT-BTC ngày 28/10/2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức.
1.9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Không.
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Giáo viên trung học phổ thông được đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II (mã số V.07.05.14) khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
a) Đã được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng III (mã số V.07.05.15).
b) Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng III và tương đương, có 03 năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật.
c) Đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư số 04/2021/TT-BGDĐT và khoản 2 Điều 4 Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT.
d). Đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h khoản 4 Điều 4 Thông tư số 04/2021/TT-BGDĐT và khoản 3 Điều 4 Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT.
đ) Đáp ứng yêu cầu về thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng III (bao gồm cả thời gian giữ hạng tương đương) theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT. Trường hợp giáo viên trước khi được tuyển dụng, tiếp nhận đã có thời gian công tác theo đúng quy định của pháp luật, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì thực hiện theo quy định của Chính phủ tại điểm d khoản 1 Điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP.
1.11. Căn cứ pháp lý thủ tục hành chính
- Luật Viên chức;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
- Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
- Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP;
- Thông tư số 04/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường trung học phổ thông công lập;
- Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT ngày 14/4/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT, 02/2021/TT-BGDĐT, 03/2021/TT-BGDĐT, 04/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập;
- Thông tư số 13/2024/TT-BGDĐT ngày 30/10/2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học.
2. Xét thăng hạng giáo viên trung học phổ thông hạng I
2.1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Xây dựng Đề án xét thăng hạng
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc cơ quan, đơn vị được phân cấp, ủy quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng I (sau đây gọi chung là cơ quan có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng) xây dựng Đề án tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên. Nội dung của Đề án gồm:
a) Số lượng, cơ cấu giáo viên theo chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng I hiện có của đơn vị; số lượng giáo viên trung học phổ thông hạng I còn thiếu theo yêu cầu của vị trí việc làm và đề xuất chỉ tiêu thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng I (theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị định số 115/2020/NĐ-CP);
b) Danh sách giáo viên đủ tiêu chuẩn, điều kiện được cử xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng I (theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định số 115/2020/NĐ-CP);
c) Dự kiến thành viên tham gia Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
d) Tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng I;
đ) Các thành tích trong hoạt động nghề nghiệp làm căn cứ xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng I theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 40 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 20 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP;
e) Dự kiến thời gian, địa điểm và các nội dung khác để tổ chức kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Bước 2: Tổ chức xét thăng hạng
Cơ quan có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng thành lập Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Thông báo kết quả xét thăng hạng
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thẩm định hồ sơ xét thăng hạng và xác định danh sách người trúng tuyển, Chủ tịch Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp báo cáo người đứng đầu cơ quan, có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng phê duyệt kết quả kỳ xét thăng hạng và danh sách viên chức trúng tuyển bằng văn bản.
Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định phê duyệt kết quả kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp có trách nhiệm thông báo kết quả xét thăng hạng và danh sách giáo viên trúng tuyển bằng văn bản tới cơ quan, đơn vị cử giáo viên tham dự kỳ xét thăng hạng; đồng thời thông báo công khai trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên.
Bước 4: Bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên trúng tuyển kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được danh sách giáo viên trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng hoặc người được phân cấp, ủy quyền phải thực hiện việc bổ nhiệm và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp mới đối với giáo viên trúng tuyển theo quy định.
Trường hợp giáo viên đã trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng nhưng sau đó bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị kỷ luật hoặc bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì chưa ra quyết định bổ nhiệm và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp trúng tuyển. Khi hết thời hạn xử lý kỷ luật mà không bị kỷ luật hoặc hết thời gian thi hành quyết định kỷ luật hoặc sau khi có quyết định của cấp có thẩm quyền đối với trường hợp bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì căn cứ vào cơ cấu giáo viên theo chức danh nghề nghiệp đã được phê duyệt tại thời điểm xem xét, quyết định bổ nhiệm, cấp có thẩm quyền quyết định việc bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Thời điểm hưởng lương mới, thời gian xét nâng bậc lương lần sau, việc kéo dài thời gian nâng bậc lương (nếu có) thực hiện theo quy định của pháp luật.
2.2. Cách thức thực hiện: Không quy định.
2.3. Thành phần và số lượng hồ sơ
2.3.1. Thành phần hồ sơ:
Hồ sơ đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp bao gồm:
a) Sơ yếu lý lịch viên chức theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, có xác nhận của cơ quan, đơn vị sử dụng giáo viên;
b) Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng giáo viên hoặc của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập về các tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của giáo viên theo quy định;
c) Văn bản phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức của 03 năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
d) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng.
đ) Các minh chứng theo tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng.
Trường hợp giáo viên có một trong các văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP thì được xác định là đáp ứng tiêu chuẩn về khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc sử dụng tiếng dân tộc thiểu số của hạng chức danh nghề nghiệp đăng ký dự xét thăng hạng.
Đối với các tiêu chuẩn không có minh chứng là các văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận, quyết định, bằng khen, giấy khen, đề tài, đề án hoặc sản phẩm được ứng dụng trong giáo dục, giảng dạy học sinh và tài liệu có liên quan thì minh chứng là biên bản đánh giá, nhận xét về khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn đó của tổ chuyên môn, tổ bộ môn hoặc tương đương và có xác nhận của người đứng đầu cơ sở giáo dục trực tiếp quản lý, sử dụng giáo viên.
2.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.4. Thời hạn giải quyết: 35 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thẩm định hồ sơ xét thăng hạng và xác định danh sách người trúng tuyển, người đứng đầu người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng phải thực hiện việc bổ nhiệm và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp mới đối với viên chức trúng tuyển.
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Giáo viên trung học phổ thông hạng II.
2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc cơ quan, đơn vị được phân cấp, ủy quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng I.
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng I.
2.8. Lệ phí
Theo quy định tại Thông tư số 92/2021/TT-BTC ngày 28/10/2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức.
2.9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Không.
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Giáo viên trung học phổ thông được đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng I (mã số V.07.05.13) khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
a) Đã được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II (mã số V.07.05.14).
b) Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II và tương đương, có 05 năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong đó có ít nhất 02 năm được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật.
c) Đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng I theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 5 Thông tư số 04/2021/TT-BGDĐT và khoản 2 Điều 4 Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT.
d) Đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng I theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h khoản 4 Điều 5 Thông tư số 04/2021/TT-BGDĐT và khoản 3 Điều 4 Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT. Trong đó, các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng theo quy định tại điểm h khoản 4 Điều 5 Thông tư số 04/2021/TT-BGDĐT phải là các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng đạt được trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II và tương đương.
đ) Đáp ứng yêu cầu về thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II (bao gồm cả thời gian giữ hạng tương đương) theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT.
2.11. Căn cứ pháp lý thủ tục hành chính
- Luật Viên chức;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
- Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
- Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP;
- Thông tư số 04/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường trung học phổ thông công lập;
- Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT ngày 14/4/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT, 02/2021/TT-BGDĐT, 03/2021/TT-BGDĐT, 04/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập;
- Thông tư số 13/2024/TT-BGDĐT ngày 30/10/2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học.
3. Xét thăng hạng giáo viên trung học cơ sở hạng II
3.1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Xây dựng Đề án xét thăng hạng
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc cơ quan, đơn vị được phân cấp, ủy quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II (sau đây gọi chung là cơ quan có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng) xây dựng Đề án tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên. Nội dung của Đề án gồm:
a) Số lượng, cơ cấu giáo viên theo chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II hiện có của đơn vị; số lượng giáo viên trung học cơ sở hạng II còn thiếu theo yêu cầu của vị trí việc làm và đề xuất chỉ tiêu thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II (theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị định số 115/2020/NĐ-CP);
b) Danh sách giáo viên đủ tiêu chuẩn, điều kiện được cử xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II (theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định số 115/2020/NĐ-CP);
c) Dự kiến thành viên tham gia Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
d) Tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II;
đ) Các thành tích trong hoạt động nghề nghiệp làm căn cứ xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 40 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 20 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP;
e) Dự kiến thời gian, địa điểm và các nội dung khác để tổ chức kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Bước 2: Tổ chức xét thăng hạng
Cơ quan có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng thành lập Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Thông báo kết quả xét thăng hạng
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thẩm định hồ sơ xét thăng hạng và xác định danh sách người trúng tuyển, Chủ tịch Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp báo cáo người đứng đầu cơ quan, có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng phê duyệt kết quả kỳ xét thăng hạng và danh sách viên chức trúng tuyển bằng văn bản.
Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định phê duyệt kết quả kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp có trách nhiệm thông báo kết quả xét thăng hạng và danh sách giáo viên trúng tuyển bằng văn bản tới cơ quan, đơn vị cử giáo viên tham dự kỳ xét thăng hạng; đồng thời thông báo công khai trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên.
Bước 4: Bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên trúng tuyển kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được danh sách giáo viên trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng hoặc người được phân cấp, ủy quyền phải thực hiện việc bổ nhiệm và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp mới đối với giáo viên trúng tuyển theo quy định.
Trường hợp giáo viên đã trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng nhưng sau đó bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị kỷ luật hoặc bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì chưa ra quyết định bổ nhiệm và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp trúng tuyển. Khi hết thời hạn xử lý kỷ luật mà không bị kỷ luật hoặc hết thời gian thi hành quyết định kỷ luật hoặc sau khi có quyết định của cấp có thẩm quyền đối với trường hợp bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì căn cứ vào cơ cấu giáo viên theo chức danh nghề nghiệp đã được phê duyệt tại thời điểm xem xét, quyết định bổ nhiệm, cấp có thẩm quyền quyết định việc bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Thời điểm hưởng lương mới, thời gian xét nâng bậc lương lần sau, việc kéo dài thời gian nâng bậc lương (nếu có) thực hiện theo quy định của pháp luật.
3.2. Cách thức thực hiện: Không quy định.
3.3. Thành phần và số lượng hồ sơ
3.3.1. Thành phần hồ sơ:
Hồ sơ đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp bao gồm:
a) Sơ yếu lý lịch viên chức theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, có xác nhận của cơ quan, đơn vị sử dụng giáo viên;
b) Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng giáo viên hoặc của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập về các tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của giáo viên theo quy định;
c) Văn bản phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức của 03 năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
d) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng.
đ) Các minh chứng theo tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng.
Trường hợp giáo viên có một trong các văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP thì được xác định là đáp ứng tiêu chuẩn về khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc sử dụng tiếng dân tộc thiểu số của hạng chức danh nghề nghiệp đăng ký dự xét thăng hạng.
Đối với các tiêu chuẩn không có minh chứng là các văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận, quyết định, bằng khen, giấy khen, đề tài, đề án hoặc sản phẩm được ứng dụng trong giáo dục, giảng dạy học sinh và tài liệu có liên quan thì minh chứng là biên bản đánh giá, nhận xét về khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn đó của tổ chuyên môn, tổ bộ môn hoặc tương đương và có xác nhận của người đứng đầu cơ sở giáo dục trực tiếp quản lý, sử dụng giáo viên.
3.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
3.4. Thời hạn giải quyết: 35 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thẩm định hồ sơ xét thăng hạng và xác định danh sách người trúng tuyển, người đứng đầu người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng phải thực hiện việc bổ nhiệm và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp mới đối với viên chức trúng tuyển.
3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Giáo viên trung học cơ sở hạng III.
3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc cơ quan, đơn vị được phân cấp, ủy quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II.
3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II.
3.8. Lệ phí
Theo quy định tại Thông tư số 92/2021/TT-BTC ngày 28/10/2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức.
3.9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Không.
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Giáo viên trung học cơ sở được đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.31) khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
a) Đã được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.32).
b) Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III và tương đương, có 03 năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật
c) Đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT và khoản 2 Điều 3 Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT.
d) Đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i khoản 4 Điều 4 Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT và khoản 3 Điều 3 Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT.
đ) Đáp ứng yêu cầu về thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (bao gồm cả thời gian giữ hạng tương đương) theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT. Trường hợp giáo viên trước khi được tuyển dụng, tiếp nhận đã có thời gian công tác theo đúng quy định của pháp luật, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì thực hiện theo quy định của Chính phủ tại điểm d khoản 1 Điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP.
3.11. Căn cứ pháp lý thủ tục hành chính
- Luật Viên chức;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
- Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
- Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP;
- Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường trung học cơ sở công lập;
- Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT ngày 14/4/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT, 02/2021/TT-BGDĐT, 03/2021/TT-BGDĐT, 04/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập;
- Thông tư số 13/2024/TT-BGDĐT ngày 30/10/2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học.
4. Thủ tục: Xét thăng hạng giáo viên trung học cơ sở hạng I
4.1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Xây dựng Đề án xét thăng hạng
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc cơ quan, đơn vị được phân cấp, ủy quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I (sau đây gọi chung là cơ quan có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng) xây dựng Đề án tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên. Nội dung của Đề án gồm:
a) Số lượng, cơ cấu giáo viên theo chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I hiện có của đơn vị; số lượng giáo viên trung học cơ sở hạng I còn thiếu theo yêu cầu của vị trí việc làm và đề xuất chỉ tiêu thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I (theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị định số 115/2020/NĐ-CP);
b) Danh sách giáo viên đủ tiêu chuẩn, điều kiện được cử xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I (theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định số 115/2020/NĐ-CP);
c) Dự kiến thành viên tham gia Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
d) Tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I;
đ) Các thành tích trong hoạt động nghề nghiệp làm căn cứ xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 40 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 20 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP;
e) Dự kiến thời gian, địa điểm và các nội dung khác để tổ chức kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Bước 2: Tổ chức xét thăng hạng
Cơ quan có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng thành lập Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Thông báo kết quả xét thăng hạng
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thẩm định hồ sơ xét thăng hạng và xác định danh sách người trúng tuyển, Chủ tịch Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp báo cáo người đứng đầu cơ quan, có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng phê duyệt kết quả kỳ xét thăng hạng và danh sách viên chức trúng tuyển bằng văn bản.
Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định phê duyệt kết quả kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp có trách nhiệm thông báo kết quả xét thăng hạng và danh sách giáo viên trúng tuyển bằng văn bản tới cơ quan, đơn vị cử giáo viên tham dự kỳ xét thăng hạng; đồng thời thông báo công khai trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên.
Bước 4: Bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên trúng tuyển kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được danh sách giáo viên trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng hoặc người được phân cấp, ủy quyền phải thực hiện việc bổ nhiệm và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp mới đối với giáo viên trúng tuyển theo quy định.
Trường hợp giáo viên đã trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng nhưng sau đó bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị kỷ luật hoặc bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì chưa ra quyết định bổ nhiệm và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp trúng tuyển. Khi hết thời hạn xử lý kỷ luật mà không bị kỷ luật hoặc hết thời gian thi hành quyết định kỷ luật hoặc sau khi có quyết định của cấp có thẩm quyền đối với trường hợp bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì căn cứ vào cơ cấu giáo viên theo chức danh nghề nghiệp đã được phê duyệt tại thời điểm xem xét, quyết định bổ nhiệm, cấp có thẩm quyền quyết định việc bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Thời điểm hưởng lương mới, thời gian xét nâng bậc lương lần sau, việc kéo dài thời gian nâng bậc lương (nếu có) thực hiện theo quy định của pháp luật.
4.2. Cách thức thực hiện: Không quy định.
4.3. Thành phần và số lượng hồ sơ
4.3.1. Thành phần hồ sơ:
Hồ sơ đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp bao gồm:
a) Sơ yếu lý lịch viên chức theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, có xác nhận của cơ quan, đơn vị sử dụng giáo viên;
b) Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng giáo viên hoặc của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập về các tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của giáo viên theo quy định;
c) Văn bản phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức của 03 năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
d) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng.
đ) Các minh chứng theo tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng.
Trường hợp giáo viên có một trong các văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP thì được xác định là đáp ứng tiêu chuẩn về khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc sử dụng tiếng dân tộc thiểu số của hạng chức danh nghề nghiệp đăng ký dự xét thăng hạng.
Đối với các tiêu chuẩn không có minh chứng là các văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận, quyết định, bằng khen, giấy khen, đề tài, đề án hoặc sản phẩm được ứng dụng trong giáo dục, giảng dạy học sinh và tài liệu có liên quan thì minh chứng là biên bản đánh giá, nhận xét về khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn đó của tổ chuyên môn, tổ bộ môn hoặc tương đương và có xác nhận của người đứng đầu cơ sở giáo dục trực tiếp quản lý, sử dụng giáo viên.
4.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
4.4. Thời hạn giải quyết: 35 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thẩm định hồ sơ xét thăng hạng và xác định danh sách người trúng tuyển, người đứng đầu người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng phải thực hiện việc bổ nhiệm và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp mới đối với viên chức trúng tuyển.
4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Giáo viên trung học cơ sở hạng II.
4.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc cơ quan, đơn vị được phân cấp, ủy quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I.
4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I.
4.8. Lệ phí
Theo quy định tại Thông tư số 92/2021/TT-BTC ngày 28/10/2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức.
4.9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Không.
4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Giáo viên trung học cơ sở được đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.30) khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
a) Đã được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.31).
b) Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II và tương đương, có 05 năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong đó có ít nhất 02 năm được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật.
c) Đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I theo quy định tại khoản 2, khoản 6 Điều 3 Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT.
d) Đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i khoản 4 Điều 5 Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT và khoản 3 Điều 3 Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT. Trong đó, các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng theo quy định tại điểm i khoản 4 Điều 5 Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT phải là các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng đạt được trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II và tương đương.
đ) Đáp ứng yêu cầu về thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II (bao gồm cả thời gian giữ hạng tương đương) theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT.
4.11. Căn cứ pháp lý thủ tục hành chính
- Luật Viên chức;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
- Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
- Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP;
- Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường trung học cơ sở công lập;
- Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT ngày 14/4/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT, 02/2021/TT-BGDĐT, 03/2021/TT-BGDĐT, 04/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập;
- Thông tư số 13/2024/TT-BGDĐT ngày 30/10/2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học.
5. Xét thăng hạng giáo viên tiểu học hạng II
5.1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Xây dựng Đề án xét thăng hạng
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc cơ quan, đơn vị được phân cấp, ủy quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II (sau đây gọi chung là cơ quan có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng) xây dựng Đề án tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên. Nội dung của Đề án gồm:
a) Số lượng, cơ cấu giáo viên theo chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II hiện có của đơn vị; số lượng giáo viên tiểu học hạng II còn thiếu theo yêu cầu của vị trí việc làm và đề xuất chỉ tiêu thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II (theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị định số 115/2020/NĐ-CP);
b) Danh sách giáo viên đủ tiêu chuẩn, điều kiện được cử xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II (theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định số 115/2020/NĐ-CP);
c) Dự kiến thành viên tham gia Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
d) Tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II;
đ) Các thành tích trong hoạt động nghề nghiệp làm căn cứ xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 40 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 20 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP;
e) Dự kiến thời gian, địa điểm và các nội dung khác để tổ chức kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Bước 2: Tổ chức xét thăng hạng
Cơ quan có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng thành lập Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Thông báo kết quả xét thăng hạng
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thẩm định hồ sơ xét thăng hạng và xác định danh sách người trúng tuyển, Chủ tịch Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp báo cáo người đứng đầu cơ quan, có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng phê duyệt kết quả kỳ xét thăng hạng và danh sách viên chức trúng tuyển bằng văn bản.
Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định phê duyệt kết quả kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp có trách nhiệm thông báo kết quả xét thăng hạng và danh sách giáo viên trúng tuyển bằng văn bản tới cơ quan, đơn vị cử giáo viên tham dự kỳ xét thăng hạng; đồng thời thông báo công khai trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên.
Bước 4: Bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên trúng tuyển kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được danh sách giáo viên trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng hoặc người được phân cấp, ủy quyền phải thực hiện việc bổ nhiệm và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp mới đối với giáo viên trúng tuyển theo quy định.
Trường hợp giáo viên đã trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng nhưng sau đó bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị kỷ luật hoặc bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì chưa ra quyết định bổ nhiệm và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp trúng tuyển. Khi hết thời hạn xử lý kỷ luật mà không bị kỷ luật hoặc hết thời gian thi hành quyết định kỷ luật hoặc sau khi có quyết định của cấp có thẩm quyền đối với trường hợp bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì căn cứ vào cơ cấu giáo viên theo chức danh nghề nghiệp đã được phê duyệt tại thời điểm xem xét, quyết định bổ nhiệm, cấp có thẩm quyền quyết định việc bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Thời điểm hưởng lương mới, thời gian xét nâng bậc lương lần sau, việc kéo dài thời gian nâng bậc lương (nếu có) thực hiện theo quy định của pháp luật.
5.2. Cách thức thực hiện: Không quy định.
5.3. Thành phần và số lượng hồ sơ
5.3.1. Thành phần hồ sơ:
Hồ sơ đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp bao gồm:
a) Sơ yếu lý lịch viên chức theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, có xác nhận của cơ quan, đơn vị sử dụng giáo viên;
b) Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng giáo viên hoặc của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập về các tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của giáo viên theo quy định;
c) Văn bản phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức của 03 năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
d) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng;
đ) Các minh chứng theo tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng.
Trường hợp giáo viên có một trong các văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP thì được xác định là đáp ứng tiêu chuẩn về khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc sử dụng tiếng dân tộc thiểu số của hạng chức danh nghề nghiệp đăng ký dự xét thăng hạng.
Đối với các tiêu chuẩn không có minh chứng là các văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận, quyết định, bằng khen, giấy khen, đề tài, đề án hoặc sản phẩm được ứng dụng trong giáo dục, giảng dạy học sinh và tài liệu có liên quan thì minh chứng là biên bản đánh giá, nhận xét về khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn đó của tổ chuyên môn, tổ bộ môn hoặc tương đương và có xác nhận của người đứng đầu cơ sở giáo dục trực tiếp quản lý, sử dụng giáo viên.
5.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
5.4. Thời hạn giải quyết: 35 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thẩm định hồ sơ xét thăng hạng và xác định danh sách người trúng tuyển, người đứng đầu người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng phải thực hiện việc bổ nhiệm và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp mới đối với viên chức trúng tuyển.
5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Giáo viên tiểu học hạng III.
5.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc cơ quan, đơn vị được phân cấp, ủy quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II.
5.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II.
5.8. Lệ phí
Theo quy định tại Thông tư số 92/2021/TT-BTC ngày 28/10/2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức.
5.9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Không.
5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Giáo viên tiểu học được đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.28) khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
a) Đã được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29).
b) Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III và tương đương, có 03 năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật.
c) Đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT và khoản 2 Điều 2 Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT.
d) Đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h khoản 4 Điều 4 Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT và khoản 3 Điều 2 Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT.
đ) Đáp ứng yêu cầu về thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (bao gồm cả thời gian giữ hạng tương đương) theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT. Trường hợp giáo viên trước khi được tuyển dụng, tiếp nhận đã có thời gian công tác theo đúng quy định của pháp luật, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì thực hiện theo quy định của Chính phủ tại điểm d khoản 1 Điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP.
5.11. Căn cứ pháp lý thủ tục hành chính
- Luật Viên chức;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
- Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
- Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP;
- Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường tiểu học công lập;
- Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT ngày 14/4/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT, 02/2021/TT-BGDĐT, 03/2021/TT-BGDĐT, 04/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập;
- Thông tư số 13/2024/TT-BGDĐT ngày 30/10/2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học.
6. Xét thăng hạng giáo viên tiểu học hạng I
6.1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Xây dựng Đề án xét thăng hạng
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc cơ quan, đơn vị được phân cấp, ủy quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I (sau đây gọi chung là cơ quan có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng) xây dựng Đề án tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên. Nội dung của Đề án gồm:
a) Số lượng, cơ cấu giáo viên theo chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I hiện có của đơn vị; số lượng giáo viên tiểu học hạng I còn thiếu theo yêu cầu của vị trí việc làm và đề xuất chỉ tiêu thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I (theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị định số 115/2020/NĐ-CP);
b) Danh sách giáo viên đủ tiêu chuẩn, điều kiện được cử xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I (theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định số 115/2020/NĐ-CP);
c) Dự kiến thành viên tham gia Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
d) Tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I;
đ) Các thành tích trong hoạt động nghề nghiệp làm căn cứ xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 40 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 20 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP;
e) Dự kiến thời gian, địa điểm và các nội dung khác để tổ chức kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Bước 2: Tổ chức xét thăng hạng
Cơ quan có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng thành lập Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Thông báo kết quả xét thăng hạng
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thẩm định hồ sơ xét thăng hạng và xác định danh sách người trúng tuyển, Chủ tịch Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp báo cáo người đứng đầu cơ quan, có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng phê duyệt kết quả kỳ xét thăng hạng và danh sách viên chức trúng tuyển bằng văn bản.
Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định phê duyệt kết quả kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp có trách nhiệm thông báo kết quả xét thăng hạng và danh sách giáo viên trúng tuyển bằng văn bản tới cơ quan, đơn vị cử giáo viên tham dự kỳ xét thăng hạng; đồng thời thông báo công khai trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên.
Bước 4: Bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên trúng tuyển kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được danh sách giáo viên trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng hoặc người được phân cấp, ủy quyền phải thực hiện việc bổ nhiệm và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp mới đối với giáo viên trúng tuyển theo quy định.
Trường hợp giáo viên đã trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng nhưng sau đó bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị kỷ luật hoặc bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì chưa ra quyết định bổ nhiệm và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp trúng tuyển. Khi hết thời hạn xử lý kỷ luật mà không bị kỷ luật hoặc hết thời gian thi hành quyết định kỷ luật hoặc sau khi có quyết định của cấp có thẩm quyền đối với trường hợp bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì căn cứ vào cơ cấu giáo viên theo chức danh nghề nghiệp đã được phê duyệt tại thời điểm xem xét, quyết định bổ nhiệm, cấp có thẩm quyền quyết định việc bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Thời điểm hưởng lương mới, thời gian xét nâng bậc lương lần sau, việc kéo dài thời gian nâng bậc lương (nếu có) thực hiện theo quy định của pháp luật.
6.2. Cách thức thực hiện: Không quy định.
6.3. Thành phần và số lượng hồ sơ
6.3.1. Thành phần hồ sơ:
Hồ sơ đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp bao gồm:
a) Sơ yếu lý lịch viên chức theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, có xác nhận của cơ quan, đơn vị sử dụng giáo viên;
b) Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng giáo viên hoặc của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập về các tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của giáo viên theo quy định;
c) Văn bản phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức của 03 năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
d) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng.
đ) Các minh chứng theo tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng.
Trường hợp giáo viên có một trong các văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP thì được xác định là đáp ứng tiêu chuẩn về khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc sử dụng tiếng dân tộc thiểu số của hạng chức danh nghề nghiệp đăng ký dự xét thăng hạng.
Đối với các tiêu chuẩn không có minh chứng là các văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận, quyết định, bằng khen, giấy khen, đề tài, đề án hoặc sản phẩm được ứng dụng trong giáo dục, giảng dạy học sinh và tài liệu có liên quan thì minh chứng là biên bản đánh giá, nhận xét về khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn đó của tổ chuyên môn, tổ bộ môn hoặc tương đương và có xác nhận của người đứng đầu cơ sở giáo dục trực tiếp quản lý, sử dụng giáo viên.
6.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
6.4. Thời hạn giải quyết: 35 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thẩm định hồ sơ xét thăng hạng và xác định danh sách người trúng tuyển, người đứng đầu người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng phải thực hiện việc bổ nhiệm và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp mới đối với viên chức trúng tuyển.
6.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Giáo viên tiểu học hạng II.
6.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc cơ quan, đơn vị được phân cấp, ủy quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I.
6.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I.
6.8. Lệ phí
Theo quy định tại Thông tư số 92/2021/TT-BTC ngày 28/10/2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức.
6.9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Không.
6.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Giáo viên tiểu học được đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I (mã số V.07.03.27) khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
a) Đã được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.28).
b) Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II và tương đương, có 05 năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong đó có ít nhất 02 năm được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật.
c) Đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I theo quy định tại khoản 2, khoản 5 Điều 2 Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT.
d) Đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e khoản 4 Điều 5 Thông tư Số 02/2021/TT-BGDĐT và khoản 3 Điều 2 Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT. Trong đó, các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng theo quy định tại điểm e khoản 4 Điều 5 Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT phải là các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng đạt được trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II và tương đương.
đ) Đáp ứng yêu cầu về thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II (bao gồm cả thời gian giữ hạng tương đương) theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT.
6.11. Căn cứ pháp lý thủ tục hành chính
- Luật Viên chức;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
- Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
- Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP;
- Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường tiểu học công lập;
- Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT ngày 14/4/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT, 02/2021/TT-BGDĐT, 03/2021/TT-BGDĐT, 04/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập;
- Thông tư số 13/2024/TT-BGDĐT ngày 30/10/2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học.
7. Xét thăng hạng giáo viên mầm non hạng II
7.1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Xây dựng Đề án xét thăng hạng
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc cơ quan, đơn vị được phân cấp, ủy quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II (sau đây gọi chung là cơ quan có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng) xây dựng Đề án tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên. Nội dung của Đề án gồm:
a) Số lượng, cơ cấu giáo viên theo chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II hiện có của đơn vị; số lượng giáo viên mầm non hạng II còn thiếu theo yêu cầu của vị trí việc làm và đề xuất chỉ tiêu thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II (theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị định số 115/2020/NĐ-CP);
b) Danh sách giáo viên đủ tiêu chuẩn, điều kiện được cử xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II (theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định số 115/2020/NĐ-CP);
c) Dự kiến thành viên tham gia Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
d) Tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II;
đ) Các thành tích trong hoạt động nghề nghiệp làm căn cứ xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 40 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 20 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP;
e) Dự kiến thời gian, địa điểm và các nội dung khác để tổ chức kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Bước 2: Tổ chức xét thăng hạng
Cơ quan có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng thành lập Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Thông báo kết quả xét thăng hạng
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thẩm định hồ sơ xét thăng hạng và xác định danh sách người trúng tuyển, Chủ tịch Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp báo cáo người đứng đầu cơ quan, có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng phê duyệt kết quả kỳ xét thăng hạng và danh sách viên chức trúng tuyển bằng văn bản.
Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định phê duyệt kết quả kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp có trách nhiệm thông báo kết quả xét thăng hạng và danh sách giáo viên trúng tuyển bằng văn bản tới cơ quan, đơn vị cử giáo viên tham dự kỳ xét thăng hạng; đồng thời thông báo công khai trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên.
Bước 4: Bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên trúng tuyển kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được danh sách giáo viên trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng hoặc người được phân cấp, ủy quyền phải thực hiện việc bổ nhiệm và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp mới đối với giáo viên trúng tuyển theo quy định.
Trường hợp giáo viên đã trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng nhưng sau đó bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị kỷ luật hoặc bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì chưa ra quyết định bổ nhiệm và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp trúng tuyển. Khi hết thời hạn xử lý kỷ luật mà không bị kỷ luật hoặc hết thời gian thi hành quyết định kỷ luật hoặc sau khi có quyết định của cấp có thẩm quyền đối với trường hợp bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì căn cứ vào cơ cấu giáo viên theo chức danh nghề nghiệp đã được phê duyệt tại thời điểm xem xét, quyết định bổ nhiệm, cấp có thẩm quyền quyết định việc bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Thời điểm hưởng lương mới, thời gian xét nâng bậc lương lần sau, việc kéo dài thời gian nâng bậc lương (nếu có) thực hiện theo quy định của pháp luật.
7.2. Cách thức thực hiện: Không quy định.
7.3. Thành phần và số lượng hồ sơ
7.3.1. Thành phần hồ sơ:
Hồ sơ đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp bao gồm:
a) Sơ yếu lý lịch viên chức theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, có xác nhận của cơ quan, đơn vị sử dụng giáo viên;
b) Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng giáo viên hoặc của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập về các tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của giáo viên theo quy định;
c) Văn bản phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức của 03 năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
d) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng;
đ) Các minh chứng theo tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng.
Trường hợp giáo viên có một trong các văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP thì được xác định là đáp ứng tiêu chuẩn về khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc sử dụng tiếng dân tộc thiểu số của hạng chức danh nghề nghiệp đăng ký dự xét thăng hạng.
Đối với các tiêu chuẩn không có minh chứng là các văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận, quyết định, bằng khen, giấy khen, đề tài, đề án hoặc sản phẩm được ứng dụng trong giáo dục, giảng dạy học sinh và tài liệu có liên quan thì minh chứng là biên bản đánh giá, nhận xét về khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn đó của tổ chuyên môn, tổ bộ môn hoặc tương đương và có xác nhận của người đứng đầu cơ sở giáo dục trực tiếp quản lý, sử dụng giáo viên.
7.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
7.4. Thời hạn giải quyết: 35 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thẩm định hồ sơ xét thăng hạng và xác định danh sách người trúng tuyển, người đứng đầu người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng phải thực hiện việc bổ nhiệm và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp mới đối với viên chức trúng tuyển.
7.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Giáo viên mầm non hạng III.
7.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc cơ quan, đơn vị được phân cấp, ủy quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II.
7.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II.
7.8. Lệ phí
Theo quy định tại Thông tư số 92/2021/TT-BTC ngày 28/10/2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức.
7.9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Không.
7.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Giáo viên mầm non được đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II (mã số V.07.02.25) khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
a) Đã được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III (mã số V.07.02.26).
b) Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III và tương đương, có 02 năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật.
c) Đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT và khoản 2 Điều 1 Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT.
d) Đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 4 Điều 4 Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT và khoản 4, khoản 5 Điều 1 Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT.
đ) Đáp ứng yêu cầu về thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III (bao gồm cả thời gian giữ hạng tương đương) theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT. Trường hợp giáo viên trước khi được tuyển dụng, tiếp nhận đã có thời gian công tác theo đúng quy định của pháp luật, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì thực hiện theo quy định của Chính phủ tại điểm d khoản 1 Điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP.
7.11. Căn cứ pháp lý thủ tục hành chính
- Luật Viên chức;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
- Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
- Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP;
- Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập;
- Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT ngày 14/4/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT, 02/2021/TT-BGDĐT, 03/2021/TT-BGDĐT, 04/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập;
- Thông tư số 13/2024/TT-BGDĐT ngày 30/10/2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học.
8. Xét thăng hạng giáo viên mầm non hạng I
8.1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Xây dựng Đề án xét thăng hạng
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc cơ quan, đơn vị được phân cấp, ủy quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I (sau đây gọi chung là cơ quan có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng) xây dựng Đề án tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên. Nội dung của Đề án gồm:
a) Số lượng, cơ cấu giáo viên theo chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I hiện có của đơn vị; số lượng giáo viên mầm non hạng I còn thiếu theo yêu cầu của vị trí việc làm và đề xuất chỉ tiêu thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I (theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị định số 115/2020/NĐ-CP);
b) Danh sách giáo viên đủ tiêu chuẩn, điều kiện được cử xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I (theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định số 115/2020/NĐ-CP);
c) Dự kiến thành viên tham gia Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
d) Tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I;
đ) Các thành tích trong hoạt động nghề nghiệp làm căn cứ xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 40 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 20 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP;
e) Dự kiến thời gian, địa điểm và các nội dung khác để tổ chức kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Bước 2: Tổ chức xét thăng hạng
Cơ quan có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng thành lập Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Thông báo kết quả xét thăng hạng
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thẩm định hồ sơ xét thăng hạng và xác định danh sách người trúng tuyển, Chủ tịch Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp báo cáo người đứng đầu cơ quan, có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng phê duyệt kết quả kỳ xét thăng hạng và danh sách viên chức trúng tuyển bằng văn bản.
Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định phê duyệt kết quả kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp có trách nhiệm thông báo kết quả xét thăng hạng và danh sách giáo viên trúng tuyển bằng văn bản tới cơ quan, đơn vị cử giáo viên tham dự kỳ xét thăng hạng; đồng thời thông báo công khai trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên.
Bước 4: Bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên trúng tuyển kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được danh sách giáo viên trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng hoặc người được phân cấp, ủy quyền phải thực hiện việc bổ nhiệm và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp mới đối với giáo viên trúng tuyển theo quy định.
Trường hợp giáo viên đã trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng nhưng sau đó bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị kỷ luật hoặc bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì chưa ra quyết định bổ nhiệm và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp trúng tuyển. Khi hết thời hạn xử lý kỷ luật mà không bị kỷ luật hoặc hết thời gian thi hành quyết định kỷ luật hoặc sau khi có quyết định của cấp có thẩm quyền đối với trường hợp bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì căn cứ vào cơ cấu giáo viên theo chức danh nghề nghiệp đã được phê duyệt tại thời điểm xem xét, quyết định bổ nhiệm, cấp có thẩm quyền quyết định việc bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Thời điểm hưởng lương mới, thời gian xét nâng bậc lương lần sau, việc kéo dài thời gian nâng bậc lương (nếu có) thực hiện theo quy định của pháp luật.
8.2. Cách thức thực hiện: Không quy định.
8.3. Thành phần và số lượng hồ sơ
8.3.1. Thành phần hồ sơ:
Hồ sơ đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp bao gồm:
a) Sơ yếu lý lịch viên chức theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, có xác nhận của cơ quan, đơn vị sử dụng giáo viên;
b) Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng giáo viên hoặc của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập về các tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của giáo viên theo quy định;
c) Văn bản phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức của 03 năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
d) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng;
đ) Các minh chứng theo tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng.
Trường hợp giáo viên có một trong các văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP thì được xác định là đáp ứng tiêu chuẩn về khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc sử dụng tiếng dân tộc thiểu số của hạng chức danh nghề nghiệp đăng ký dự xét thăng hạng.
Đối với các tiêu chuẩn không có minh chứng là các văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận, quyết định, bằng khen, giấy khen, đề tài, đề án hoặc sản phẩm được ứng dụng trong giáo dục, giảng dạy học sinh và tài liệu có liên quan thì minh chứng là biên bản đánh giá, nhận xét về khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn đó của tổ chuyên môn, tổ bộ môn hoặc tương đương và có xác nhận của người đứng đầu cơ sở giáo dục trực tiếp quản lý, sử dụng giáo viên.
8.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
8.4. Thời hạn giải quyết: 35 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thẩm định hồ sơ xét thăng hạng và xác định danh sách người trúng tuyển, người đứng đầu người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng phải thực hiện việc bổ nhiệm và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp mới đối với viên chức trúng tuyển.
8.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Giáo viên mầm non hạng II.
8.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc cơ quan, đơn vị được phân cấp, ủy quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I.
8.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I.
8.8. Lệ phí
Theo quy định tại Thông tư số 92/2021/TT-BTC ngày 28/10/2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức.
8.9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Không.
8.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Giáo viên mầm non được đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I (mã số V.07.02.24) khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
a) Đã được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II (mã số V.07.02.25).
b) Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II và tương đương, có 05 năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong đó có ít nhất 02 năm được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật.
c) Đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 5 Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT và khoản 2 Điều 1 Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT.
d) Đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 4 Điều 5 Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT và khoản 4, khoản 7 Điều 1 Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT. Trong đó, các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT phải là các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng đạt được trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II và tương đương.
đ) Đáp ứng yêu cầu về thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II (bao gồm cả thời gian giữ hạng tương đương) theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT.
8.11. Căn cứ pháp lý thủ tục hành chính
- Luật Viên chức;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
- Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
- Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP;
- Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập;
- Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT ngày 14/4/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT, 02/2021/TT-BGDĐT, 03/2021/TT-BGDĐT, 04/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập;
- Thông tư số 13/2024/TT-BGDĐT ngày 30/10/2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học.
9. Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II)
9.1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Trường cao đẳng sư phạm có thẩm quyền xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp xây dựng Đề án tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính. Nội dung của Đề án gồm:
a) Số lượng, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp hiện có của đơn vị sự nghiệp công lập; số lượng viên chức ứng với chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng còn thiếu theo yêu cầu của vị trí việc làm và đề xuất chỉ tiêu thăng hạng chức danh nghề nghiệp (theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị định số 115/2020/NĐ-CP);
b) Danh sách viên chức đủ tiêu chuẩn, điều kiện được cử xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp (theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định số 115/2020/NĐ-CP);
c) Dự kiến thành viên tham gia Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
d) Tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
đ) Dự kiến thời gian, địa điểm và các nội dung khác để tổ chức kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Bước 2: Trường cao đẳng sư phạm có thẩm quyền xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức thành lập Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thẩm định hồ sơ, Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức phê duyệt kết quả kỳ xét thăng hạng và danh sách viên chức trúng tuyển.
Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định phê duyệt kết quả kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức có trách nhiệm thông báo kết quả xét và danh sách viên chức trúng tuyển bằng văn bản tới cơ quan, đơn vị cử viên chức tham dự kỳ xét thăng hạng; đồng thời công khai trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Bước 4: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được danh sách viên chức trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, người đứng đầu Cơ sở giáo dục đại học có thẩm quyền hoặc người được phân cấp, ủy quyền phải thực hiện việc bổ nhiệm và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp mới đối với viên chức trúng tuyển theo quy định.
Trường hợp viên chức đã trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng nhưng sau đó bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị kỷ luật hoặc bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì chưa ra quyết định bổ nhiệm và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp trúng tuyển. Khi hết thời hạn xử lý kỷ luật mà không bị kỷ luật hoặc hết thời gian thi hành quyết định kỷ luật hoặc sau khi có quyết định của cấp có thẩm quyền đối với trường hợp bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì căn cứ vào cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp đã được phê duyệt tại thời điểm xem xét, quyết định bổ nhiệm, cấp có thẩm quyền quyết định việc bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Thời điểm hưởng lương mới, thời gian xét nâng bậc lương lần sau, việc kéo dài thời gian nâng bậc lương (nếu có) thực hiện theo quy định của pháp luật.
9.2. Cách thức thực hiện: Không quy định.
9.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
9.3.1. Thành phần hồ sơ đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp bao gồm:
a) Sơ yếu lý lịch viên chức theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, có xác nhận của cơ quan, đơn vị sử dụng viên chức;
b) Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức hoặc của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập về các tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức theo quy định;
c) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng.
Trường hợp yêu cầu về ngoại ngữ ở hạng chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng không có sự thay đổi so với yêu cầu ở hạng chức danh nghề nghiệp đang giữ thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ.
Trường hợp có một trong các văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 115/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 85/2023/NĐ-CP) thì được sử dụng thay thế chứng chỉ ngoại ngữ.".
d) Các yêu cầu khác theo quy định của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng.
9.3.2. Số lượng: 01 bộ hồ sơ.
9.4. Thời hạn giải quyết: 35 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thẩm định hồ sơ xét thăng hạng và xác định danh sách người trúng tuyển, người đứng đầu đơn vị tổ chức xét thăng hạng phải thực hiện việc bổ nhiệm và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp mới đối với viên chức trúng tuyển.
9.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Giảng viên của các trường cao đẳng sư phạm.
9.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Trường cao đẳng sư phạm trực thuộc Tỉnh.
9.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp.
9.8. Lệ phí:
Theo quy định tại Thông tư số 92/2021/TT-BTC ngày 28/10/2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức.
9.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
9.10. Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm được đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II), mã số V.07.08.21 khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
1. Trường cao đẳng sư phạm có nhu cầu, có vị trí việc làm còn thiếu ứng với hạng chức danh nghề nghiệp viên chức xét thăng hạng và được cấp có thẩm quyền cử tham dự kỳ xét thăng hạng.
2. Đang giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm (hạng III), mã số V.07.08.22.
3. Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II), mã số V.07.08.21; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật.
4. Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm (hạng III), mã số V.07.08.22; đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II), mã số V.07.08.21 quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 5 Thông tư số 35/2020/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 04/2022/TT-BGDĐT.
9.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Viên chức;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
- Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
- Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP;
- Thông tư số 35/2020/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 10 năm 2020 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập;
- Thông tư số 05/2024/TT-BGDĐT ngày 29 tháng 3 năm 2024 quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập và trường cao đẳng sư phạm;
- Quyết định số 3869/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 12 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phân cấp xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức giảng dạy của các đơn vị sự công lập trực thuộc và thuộc cơ cấu tổ chức cửa Bộ Giáo dục và Đào tạo.
10. Thủ tục: Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I)
10.1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Trường cao đẳng sư phạm có thẩm quyền xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp xây dựng Đề án tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính. Nội dung của Đề án gồm:
a) Số lượng, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp hiện có của đơn vị sự nghiệp công lập; số lượng viên chức ứng với chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng còn thiếu theo yêu cầu của vị trí việc làm và đề xuất chỉ tiêu thăng hạng chức danh nghề nghiệp (theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị định số 115/2020/NĐ-CP);
b) Danh sách viên chức đủ tiêu chuẩn, điều kiện được cử xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp (theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định số 115/2020/NĐ-CP);
c) Dự kiến thành viên tham gia Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
d) Tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
đ) Dự kiến thời gian, địa điểm và các nội dung khác để tổ chức kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Bước 2: Trường cao đẳng sư phạm có thẩm quyền xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức thành lập Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thẩm định hồ sơ, Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức phê duyệt kết quả kỳ xét thăng hạng và danh sách viên chức trúng tuyển.
Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định phê duyệt kết quả kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức có trách nhiệm thông báo kết quả xét và danh sách viên chức trúng tuyển bằng văn bản tới cơ quan, đơn vị cử viên chức tham dự kỳ xét thăng hạng; đồng thời công khai trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Bước 4: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được danh sách viên chức trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, người đứng đầu Cơ sở giáo dục đại học có thẩm quyền hoặc người được phân cấp, ủy quyền phải thực hiện việc bổ nhiệm và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp mới đối với viên chức trúng tuyển theo quy định.
Trường hợp viên chức đã trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng nhưng sau đó bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị kỷ luật hoặc bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì chưa ra quyết định bổ nhiệm và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp trúng tuyển. Khi hết thời hạn xử lý kỷ luật mà không bị kỷ luật hoặc hết thời gian thi hành quyết định kỷ luật hoặc sau khi có quyết định của cấp có thẩm quyền đối với trường hợp bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì căn cứ vào cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp đã được phê duyệt tại thời điểm xem xét, quyết định bổ nhiệm, cấp có thẩm quyền quyết định việc bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Thời điểm hưởng lương mới, thời gian xét nâng bậc lương lần sau, việc kéo dài thời gian nâng bậc lương (nếu có) thực hiện theo quy định của pháp luật.
10.2. Cách thức thực hiện: Không quy định.
10.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
10.3.1. Thành phần hồ sơ đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp bao gồm:
a) Sơ yếu lý lịch viên chức theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, có xác nhận của cơ quan, đơn vị sử dụng viên chức;
b) Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức hoặc của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập về các tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức theo quy định;
c) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng.
Trường hợp yêu cầu về ngoại ngữ ở hạng chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng không có sự thay đổi so với yêu cầu ở hạng chức danh nghề nghiệp đang giữ thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ.
Trường hợp có một trong các văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 115/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 85/2023/NĐ-CP) thì được sử dụng thay thế chứng chỉ ngoại ngữ.".
d) Các yêu cầu khác theo quy định của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng.
10.3.2. Số lượng: 01 bộ hồ sơ.
10.4. Thời hạn giải quyết: 35 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thẩm định hồ sơ xét thăng hạng và xác định danh sách người trúng tuyển, người đứng đầu đơn vị tổ chức xét thăng hạng phải thực hiện việc bổ nhiệm và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp mới đối với viên chức trúng tuyển.
10.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Giảng viên của các trường cao đẳng sư phạm.
10.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Trường cao đẳng sư phạm trực thuộc Tỉnh.
10.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp.
10.8. Lệ phí:
Theo quy định tại Thông tư số 92/2021/TT-BTC ngày 28/10/2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức.
10.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
10.10. Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm được đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I), mã số V.07.08.20 khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
1. Trường cao đẳng sư phạm có nhu cầu, có vị trí việc làm còn thiếu ứng với hạng chức danh nghề nghiệp viên chức xét thăng hạng và được cấp có thẩm quyền cử tham dự kỳ xét thăng hạng.
2. Đang giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II), mã số V.07.08.21.
3. Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I), mã số V.07.08.20; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật.
4. Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II), mã số V.07.08.21; đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I), mã số V.07.08.20 quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 Thông tư số 35/2020/TT-BGDĐT và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 04/2022/TT-BGDĐT.
10.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Viên chức;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
- Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
- Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP;
- Thông tư số 35/2020/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 10 năm 2020 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập;
- Thông tư số 05/2024/TT-BGDĐT ngày 29 tháng 3 năm 2024 quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập và trường cao đẳng sư phạm;
- Quyết định số 3869/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 12 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phân cấp xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức giảng dạy của các đơn vị sự công lập trực thuộc và thuộc cơ cấu tổ chức cửa Bộ Giáo dục và Đào tạo.
[1] Mức độ 1 (chưa đáp ứng yêu cầu dạy môn tin học): Với Tiểu học có nhiều hơn 3 học sinh phải học chung 1 máy tính; THCS có nhiều hơn 2 học sinh phải học chung 1 máy tính; THPT có nhiều hơn 1 học sinh phải học chung 1 máy tính. Mức độ 2 (đáp ứng cơ bản yêu cầu dạy môn tin học): Với Tiểu học có 2-3 học sinh phải học chung 1 máy tính; THCS có nhiều hơn 2 học sinh phải học chung 1 máy tính; THPT mỗi học sinh được học 1 máy tính. Mức độ 3 (đáp ứng tốt yêu cầu dạy môn tin học): Với Tiểu học đáp ứng mỗi học sinh học trên 1 máy tính; THCS đáp ứng mỗi học sinh học trên 1 máy tính; THPT đáp ứng mỗi học sinh học trên 1 máy tính
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.