BỘ
Y TẾ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5302/QĐ-BYT |
Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2020 |
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số 56/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài;
Căn cứ thư phê duyệt của Quỹ toàn cầu, ngày 16/12/2019 về việc phê duyệt Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2021-2023;
Căn cứ công văn số 6828/BKHĐT-KTĐN ngày 15/10/2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc góp ý kiến văn kiện Dự án “Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2021-2023” và công văn số 14357/BTC-QLN ngày 24/11/2020 của Bộ Tài chính về việc góp ý văn kiện dự án do Quỹ Toàn cầu tài trợ cho Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế;
Xét Báo cáo số 895/KH-TC ngày 16/12/2020 về kết quả thẩm định Văn kiện và Kế hoạch tổng thể dự án hỗ trợ kỹ thuật “Quỹ toàn cầu phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2021-2023” do Quỹ toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét tài trợ;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS tại công văn số 863/AIDS - VP ngày 16/12/2020 về việc trình Văn kiện Dự án “Quỹ toàn cầu phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2021-2023 ” do Quỹ toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét tài trợ;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật “Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2021-2023” do Quỹ toàn cầu phòng, chống AIDS, Lao và Sốt rét tài trợ (Văn kiện dự án kèm theo), với các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên dự án: Dự án Quỹ Toàn cầu phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2021 - 2023.
2. Tên nhà tài trợ: Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét.
3. Cơ quan chủ quản: Bộ Y tế
4. Chủ dự án: Cục Phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam
5. Địa điểm thực hiện dự án: Bộ Y tế, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế và 33 tỉnh/TP, gồm: Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Cần Thơ, Sóc Trăng, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang và Cà Mau.
6. Thời gian thực hiện: 01/01/2021 - 31/12/2023.
7. Mục tiêu của Dự án:
7.1. Mục tiêu chung: Góp phần thực hiện mục tiêu Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030, giảm số người mới nhiễm HIV và tử vong liên quan tới AIDS, giảm tối đa tác động của dịch HIV/AIDS đến sự phát triển kinh tế- xã hội.
7.2. Mục tiêu cụ thể:
- Mục tiêu 1: Mở rộng và đổi mới các hoạt động truyền thông, can thiệp giảm hại và dự phòng lây nhiễm HIV, tỷ lệ người có hành vi nguy cơ cao được tiếp cận dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV đạt 80% vào năm 2030;
- Mục tiêu 2: Mở rộng và đa dạng hóa các loại hình tư vấn xét nghiệm HIV, đẩy mạnh xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng, tự xét nghiệm; tỷ lệ người nhiễm HIV trong cộng đồng biết tình trạng HIV của mình đạt 95% vào năm 2030;
- Mục tiêu 3: Mở rộng và nâng cao chất lượng điều trị HIV/AIDS, tỷ lệ người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của mình được điều trị thuốc kháng vi rút HIV đạt 95%; tỷ lệ người được điều trị thuốc kháng vi rút HIV có tải lượng vi rút dưới ngưỡng ức chế đạt 95%; góp phần loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2030;
- Mục tiêu 4: Củng cố và tăng cường năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS các tuyến.
8. Một số kết quả chính của Dự án:
- Các gói dịch vụ thiết yếu can thiệp dự phòng HIV tiếp tục được triển khai và mở rộng.
- Các phương pháp xét nghiệm mới được triển khai mở rộng. Phân cấp xét nghiệm khẳng định HIV được mở rộng đến tuyến huyện để tạo điều kiện chẩn đoán sớm hơn và kết nối với chăm sóc.
- Điều trị ARV cho người lớn tại các tỉnh, thành phố có gánh nặng cao và trung bình và điều trị ARV cho trẻ em trên toàn quốc. Xét nghiệm tải lượng virus được thực hiện thường quy. Việc sử dụng bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV và truyền thông về lợi ích của bảo hiểm y tế cho các khách hàng được tăng cường.
- Giám sát trọng điểm HIV kết hợp giám sát hành vi (HSS+) được triển khai nhằm cung cấp số liệu quan trọng trong lập kế hoạch ứng phó với HIV và theo dõi tác động của các can thiệp.
9. Tổng mức vốn của Dự án:
- Vốn ODA không hoàn lại: 48.496.342 USD (bằng chữ: Bốn mươi tám triệu, bốn trăm chín mươi sáu nghìn, ba trăm bốn mươi hai đô la Mỹ), nguồn vốn hành chính sự nghiệp.
- Vốn đối ứng: 23.772.000.000 đồng (bằng chữ: Hai mươi ba tỷ, bảy trăm bảy mươi hai triệu đồng), tương đương 1.023.861 USD, nguồn vốn hành chính sự nghiệp.
Điều 2. Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS chịu trách nhiệm trước pháp luật và tổ chức thực hiện Dự án theo các nội dung được phê duyệt tại Điều 1 của Quyết định này và Văn kiện Dự án (kèm theo), đảm bảo hiệu quả, tuân thủ các quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, phù hợp với quy định của nhà tài trợ; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các Ông (Bà): Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng các Vụ: Kế hoạch - Tài chính, Hợp tác quốc tế, Trang thiết bị và Công trình y tế, Cục trưởng các Cục: Quản lý Dược, Y tế dự phòng, Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Phòng chống HIV/AIDS và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.