ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5274/QĐ-UBND |
Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2023 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC GIAO SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG CHỦ TRÌ THEO ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2022-2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13/11/2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2016 của Bộ Tài chính về hướng dẫn lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Nghị quyết 11/2018/NQ-HĐND ngày 05/12/2018 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về việc quy định một số nội dung, mức chi thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân Thành phố;
Căn cứ Quyết định số 25/2021/QĐ-UBND ngày 19/11/2021 của UBND Thành phố ban hành Quy định về quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội;
Căn cứ Quyết định số 1698/QĐ-UBND ngày 19/5/2022 của UBND Thành phố về việc phê duyệt Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025 và định hướng đền năm 2030; Kế hoạch số 213/KH-UBND ngày 08/8/2022 của UBND Thành phố về việc Triển khai thực hiện Đề án "Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025 và định hướng đến năm 2030"
Căn cứ Quyết định số 4969/QĐ-UBND ngày 10/12/2022 của UBND Thành phố về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2023 của Thành phố;
Căn cứ Quyết định số 5399/QĐ-UBND ngày 30/12/2022 của UBND Thành phố về việc giao chỉ tiêu kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức cấp xã và đối tượng khác thành phố Hà Nội năm 2023; Quyết định số 1480/QĐ-UBND ngày 13/3/2023, Quyết định số 3302/QĐ-UBND ngày 21/6/2023 2023 của UBND Thành phố về việc điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức cấp xã và đối tượng khác thành phố Hà Nội năm 2023; Quyết định số 4358/QĐ-UBND ngày 31/8/2023 của UBND thành phố Hà Nội ban hành về việc điều chỉnh chỉnh chỉ tiêu kế hoạch bồi dưỡng ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước năm 2023; theo đó, Sở Thông tin và Truyền thông được giao chủ trì lớp bồi dưỡng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 2828/TTr-SNV ngày 29/9/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt 03 chương trình bồi dưỡng công chức giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì theo Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025 và định hướng đến năm 2030, cụ thể như sau:
1. Chương trình "Bồi dưỡng chuyên sâu nghiệp vụ về ứng dụng công nghệ thông tin trong chính phủ điện tử, chính quyền số, đô thị thông minh và chuyển đổi số";
2. Chương trình "Bồi dưỡng nâng cao kiến thức về chuyển đổi số trong lĩnh vực quản lý đất đai và ứng dụng triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai";
3. Chương trình "Bồi dưỡng nâng cao kiến thức về chuyển đổi số trong lĩnh vực văn thư lưu trữ và ứng dụng triển khai thực hiện nhiệm vụ văn thư lưu trữ".
(Chương trình chi tiết đính kèm)
Điều 2. Giao Sở Thông tin và Truyền thông quản lý và sử dụng chương trình, triệu tập học viên, Quyết định mở lớp, phối hợp đơn vị tổ chức bồi dưỡng theo quy định đồng thời hàng năm báo cáo việc quản lý và sử dụng chương trình đã được phê duyệt (qua Sở Nội vụ tổng hợp).
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc các Sở: Nội vụ, Tài chính, Thông tin và Truyền thông; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CHƯƠNG TRÌNH
BỒI DƯỠNG CHUYÊN SÂU
NGHIỆP VỤ VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ, CHÍNH QUYỀN
SỐ, ĐÔ THỊ THÔNG MINH VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ
(Kèm theo Quyết định số 5274/QĐ-UBND ngày 18/10/2023 của UBND thành phố Hà
Nội)
I. MỤC ĐÍCH
Nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng về Chính phủ điện tử, Chính phủ số, chuyển đổi số nhằm tạo ra môi trường làm việc, công cụ làm việc cho cán bộ, công chức có thể thực hiện tốt nhất nhiệm vụ trên các nền tảng số; nâng cao kiến thức để thực hiện các dự án liên quan đến ứng dụng Công nghệ thông tin trong lĩnh vực Chính phủ điện tử, Chính quyền số, Đô thị thông minh và Chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức để triển khai hiệu quả công việc. Qua bồi dưỡng tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực, đáp ứng yêu cầu phát triển của Thành phố và của cơ quan, đơn vị trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Cuối khóa, học viên đủ điều kiện được cấp chứng chỉ theo quy định.
II. ĐỐI TƯỢNG
Công chức phụ trách công nghệ thông tin thuộc các sở, cơ quan tương đương sở; UBND quận, huyện, thị xã.
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP
Sử dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp với trao đổi thảo luận theo nhóm nhằm phát huy tính chủ động tư duy sáng tạo của người học. Tài liệu bài giảng được gửi đến các học viên trước khi khai giảng khóa học để nghiên cứu. Học viên có thể gửi trước phiếu câu hỏi về các vấn đề quan tâm trong khóa học về đơn vị đào tạo để giảng viên chuẩn bị nội dung bài giang phù hợp với nhu cầu; quá trình học tập, nghiên cứu thực hành trên máy tính và nền tảng công nghệ số.
Giảng viên là chuyên gia giỏi có chuyên môn nghiệp vụ, giàu kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực bồi dưỡng tham gia giảng dạy để trao đổi kinh nghiệm liên quan ở một số địa phương; kiểm tra, đánh giá chất lượng của học viên.
IV. THỜI GIAN: 20 ngày (160 tiết).
V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
TT |
Nội dung chuyên đề |
Thời gian |
Tổng số tiết |
160 |
|
Chuyên đề 1 |
Chính phủ điện tử (Giới thiệu về Chính phủ điện tử; Tầm quan trọng và lợi ích của Chính phủ điện tử; Các thành phần của Chính phủ điện tử; Vai trò của công nghệ thông tin trong chính phủ điện tử) |
08 |
Chuyên đề 2 |
Chính quyền số (Giới thiệu về Chính quyền số; Tầm quan trọng và lợi ích của Chính quyền số; Các thành phần của Chính quyền số; Tình hình triển khai Chính quyền số tại Việt Nam; Vai trò của công nghệ thông tin trong chính quyền số) |
08 |
Chuyên đề 3 |
Đô thị thông minh (Giới thiệu về đô thị thông minh; Các yếu tố chính của đô thị thông minh; Các tiêu chuẩn của một đô thị thông minh; Lợi ích khi xây dựng mô hình đô thị thông minh; Thách thức khi thực hiện mô hình đô thị thông minh; Vai trò của công nghệ thông tin trong đô thị thông minh) |
12 |
Chuyên đề 4 |
Chuyển đổi số (Giới thiệu về chuyển đổi số; Các yếu tố giúp chuyển đổi số thành công; Các thành phần của chuyển đổi số; Lợi ích của chuyển đổi số; Các thách thức của chuyển đổi số; Tình hình chuyển đổi số tại Việt Nam; Vai trò của công nghệ thông tin trong chuyển đổi số) |
12 |
Chuyên đề 5 |
Một số ứng dụng, tiện ích phần mềm thông dụng hiện nay (Phần mềm trong lĩnh vực văn phòng; Phần mềm trong lĩnh vực kinh tế, tài chính; Phần mềm trong lĩnh vực thương mại điện tử; Phần mềm trong giáo dục; Phần mềm trong các lĩnh vực khác) |
20 |
Chuyên đề 6 |
Giới thiệu về phân tích dữ liệu (Khái niệm về phân tích dữ liệu; ứng dụng của phân tích dữ liệu; Quy trình phân tích dữ liệu) |
12 |
Chuyên đề 7 |
Một số phương pháp phân tích dữ liệu (Mô hình thống kê; Học máy (Machine Learning); Mạng Nơ ron) |
16 |
Chuyên đề 8 |
Một số công cụ hỗ trợ phân tích dữ liệu (Giới thiện kho dữ liệu Azure Maching Learning; MS Excel; Power BJ; Python) |
20 |
Chuyên đề 9 |
Vận dụng phân tích dữ liệu vào bài toán thực tế (Xác định nội dung dự án về phân tích dữ liệu; ứng dụng kiến thức đã học vào giải quyết vấn đề dự án đặt ra) |
20 |
Chuyên đề 10 |
Quản lý đầu tư cho chuyển đổi số, CNTT sử dụng ngân sách nhà nước (Tổng quan về pháp luật quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước Quy trình quản lý dự án đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng ngân sách nhà nước; Quản lý hoạt động lập đề cương và dự toán chi tiết ứng dụng CNTT sử dụng ngân sách nhà nước; Lập và quản lý chi phí đầu tư ứng dụng CNTT; quản lý chất lượng đầu tư ứng dụng CNTT; Quản lý hoạt động thuê dịch vụ CNTT) |
24 |
|
Ôn tập; Kiểm tra, đánh giá |
08 |
CHƯƠNG TRÌNH
BỒI DƯỠNG NÂNG CAO
KIẾN THỨC VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ ỨNG DỤNG TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
(Kèm theo Quyết định số 5274/QĐ-UBND ngày 18/10/2023 của UBND thành phố Hà
Nội)
I. MỤC ĐÍCH
Nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước, thực thi công vụ gắn với chuyển đổi số trong lĩnh vực quản lý đất đai. Qua bồi dưỡng tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực, đáp ứng yêu cầu phát triển của Thành phố và của cơ quan, đơn vị trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Cuối khóa, học viên đủ điều kiện được cấp chứng chỉ theo quy định.
II. ĐỐI TƯỢNG
Công chức phụ trách lĩnh vực tài nguyên và môi trường liên quan đến quản lý đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND quận, huyện, thị xã.
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP
Sử dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp với trao đổi thảo luận theo nhóm nhằm phát huy tính chủ động tư duy sáng tạo của người học. Tài liệu bài giảng được gửi đến các học viên trước khi khai giảng khóa học để nghiên cứu. Học viên có thể gửi trước phiếu câu hỏi về các vấn đề quan tâm trong khóa học về đơn vị đào tạo để giảng viên chuẩn bị nội dung bài giảng phù hợp với nhu cầu; quá trình học tập, nghiên cứu thực hành trên máy tính và nền tảng công nghệ số.
Giảng viên là chuyên gia giỏi có chuyên môn nghiệp vụ, giàu kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực bồi dưỡng tham gia giảng dạy để trao đổi kinh nghiệm liên quan ở một số địa phương; kiểm tra, đánh giá chất lượng của học viên.
IV. THỜI GIAN: 10 ngày (80 tiết).
V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
TT |
Nội dung chuyên đề |
Thời gian |
Tổng số tiết |
80 |
|
Chuyên đề 1 |
Tổng quan về vấn đề chuyển đổi số (Chuyển đổi số và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, sự khác biệt; Mục tiêu đến năm 2025 và tầm nhìn 2030 trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư) |
04 |
Chuyên đề 2 |
Hạ tầng và an toàn thông tin (Sơ đồ kiến trúc chính quyền điện tử; Hạ tầng phần cứng tập trung tại IOC; SOC và đảm bảo an toàn thông tin - Mô hình tổng thể) |
12 |
Chuyên đề 3 |
Kinh nghiệm chuyển đổi ở một số địa phương tầm nhìn đến năm 2030 và mục tiêu đến năm 2025 của ngành quản lý đất đai (Một số công nghệ hiện nay trong chuyển đổi số ngành quản lý đất đai) |
04 |
Chuyên đề 4 |
Chuyển đổi số trong thống kê, kiểm kê đất đai (Cấu trúc dữ liệu; Chọn đơn vị hành chính; Các quy định; Chuyển đổi dữ liệu) |
16 |
Chuyên đề 5 |
Chuyển đổi số trong đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Chuyển đổi số trong kê khai đăng ký và cấp giấy chứng nhận; Xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ; Giới thiệu phần mềm hỗ trợ công tác kê khai đăng ký và cấp giấy chứng nhận) |
12 |
Chuyên đề 6 |
Chuyển đổi số trong xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất (Tổng quan về cơ sở dữ liệu giá đất và hệ thống thông tin giá đất; Xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất phục vụ chuyển đổi số; Giới thiệu phần mềm cập nhật và khai thác cơ sở dữ liệu giá đất) |
12 |
Chuyên đề 7 |
Chuyển đổi số trong xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Ứng dụng chuyển đổi số trong xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian; Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tỉnh; Liên kết cơ sở dữ liệu không gian và cơ sở dữ liệu thuộc tỉnh) |
12 |
|
Ôn tập; Kiểm tra, đánh giá |
08 |
CHƯƠNG TRÌNH
BỒI DƯỠNG NÂNG CAO
KIẾN THỨC VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG LĨNH VỰC VĂN THƯ LƯU TRỮ VÀ ỨNG DỤNG TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ VĂN THƯ LƯU TRỮ
(Kèm theo Quyết định số 5274/QĐ-UBND ngày 18/10/2023 của UBND thành phố Hà
Nội)
I. MỤC ĐÍCH
Nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước, thực thi công vụ gắn với chuyển đổi số trong lĩnh vực văn thư lưu trữ tại các đơn vị và thực hiện tốt công tác lưu trữ tài liệu dưới dạng điện tử và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài liệu lưu trữ điện tử. Qua bồi dưỡng tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực, đáp ứng yêu cầu phát triển của Thành phố và của cơ quan, đơn vị trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Cuối khóa, học viên đủ điều kiện được cấp chứng chỉ theo quy định.
II. ĐỐI TƯỢNG
Công chức phụ trách công tác văn thư lưu trữ thuộc các Sở, cơ quan tương đương sở; UBND quận, huyện, thị xã.
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP
Sử dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp với trao đổi thảo luận theo nhóm nhằm phát huy tính chủ động tư duy sáng tạo của người học. Tài liệu bài giảng được gửi đến các học viên trước khi khai giảng khóa học để nghiên cứu. Học viên có thể gửi trước phiếu câu hỏi về các vấn đề quan tâm trong khóa học về đơn vị đào tạo để giảng viên chuẩn bị nội dung bài giảng phù hợp với nhu cầu; quá trình học tập, nghiên cứu thực hành trên máy tính và nền tảng công nghệ số.
Giảng viên là chuyên gia giỏi có chuyên môn nghiệp vụ, giàu kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực bồi dưỡng tham gia giảng dạy để trao đổi kinh nghiệm liên quan ở một số địa phương; kiểm tra, đánh giá chất lượng của học viên.
IV. THỜI GIAN: 05 ngày (40 tiết).
V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
TT |
Nội dung chuyên đề |
Thời gian |
Tổng số tiết |
40 |
|
Chuyên đề 1 |
Tổng quan về vấn đề chuyển đổi số (Bản chất của chuyển đổi số; Chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số) |
02 |
Chuyên đề 2 |
Chuyển đổi số trong công tác văn thư, lưu trữ (Công tác văn thư, lưu trữ trong bối cảnh chuyển đổi số; Năng lực số cho cán bộ văn thư lưu trữ) |
06 |
Chuyên đề 3 |
Những vấn đề cơ bản về an ninh thông tin trong công tác văn thư, lưu trữ (Văn thư điện tử; Quản lý Lưu trữ điện tử; Nghiệp vụ Lưu trữ điện tử) |
06 |
Chuyên đề 4 |
Mạng lưới liên kết tác văn thư, lưu trữ trong tiến trình chuyển đổi số (Nghiệp vụ công tác văn thư, lưu trữ và chuyển đổi tác nghiệp trong tiến trình chuyển đổi số; Các quy trình văn thư, lưu trữ trong tiến trình chuyển đổi số; Mạng lưới liên kết văn thư lưu trong tiến trình chuyển đổi số; Số hóa và văn thư lưu trữ) |
06 |
Chuyên đề 5 |
Văn thư lưu trữ và vai trò đối với việc ra quyết định dựa trên dữ liệu (Kiến thức và kỹ năng ra quyết định dựa trên dữ liệu; Văn thư lưu trữ và việc xây dựng cơ sở dữ liệu cho việc ra quyết định dựa trên dữ liệu; Những nội dung căn bản cần định hình; Đồng bộ hóa và ra quyết định dựa trên dữ liệu) |
08 |
Chuyên đề 6 |
Văn thư lưu trữ và giao dịch điện tử, giao dịch trực tuyến, giao dịch số (Kiến thức và kỹ năng về giao dịch, giao dịch điện tử, giao dịch trực tuyến, giao dịch số) |
08 |
|
Kiểm tra, đánh giá |
04 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.