THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 525/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 16 tháng 4 năm 2020 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 15 tháng 6 năm 2018;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Pháp lệnh số 01/2018/QH14 ngày 22 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của 04 Pháp lệnh có liên quan đến quy hoạch;
Căn cứ Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích một số điều của Luật Quy hoạch;
Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;
Căn cứ Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ về triển khai thi hành Luật Quy hoạch năm 2017;
Căn cứ Nghị quyết số 110/NQ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ về việc ban hành Danh mục các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, vùng quy hoạch, quy hoạch tỉnh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 26/TTr-LĐTBXH ngày 31 tháng 3 năm 2020 và Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội và quy hoạch hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung như sau:
I. TÊN QUY HOẠCH, PHẠM VI VÀ THỜI KỲ QUY HOẠCH
1. Tên quy hoạch: Quy hoạch hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
2. Phạm vi quy hoạch: Các cơ sở xã hội công lập nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng trên phạm vi cả nước.
3. Thời kỳ lập quy hoạch: Quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC LẬP QUY HOẠCH
1. Quan điểm lập quy hoạch
a) Cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; phù hợp, thống nhất với các nội dung định hướng Chiến lược phát triển đất nước thời kỳ 2021 - 2030; quy hoạch tổng thể quốc gia và các quy hoạch ngành quốc gia khác có liên quan, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.
b) Phù hợp theo đặc điểm từng vùng lãnh thổ, số lượng người có công được nuôi dưỡng tập trung, số lượng người có công được hưởng chế độ điều dưỡng của từng địa phương; đáp ứng được nhu cầu, tiêu chí, tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng.
c) Quy hoạch hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng phải bảo đảm phù hợp với khả năng đầu tư của nhà nước.
d) Bảo đảm phù hợp và hiệu quả trong phân công xây dựng, quản lý các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng giữa các địa phương và vùng lãnh thổ, giữa trung ương và địa phương.
2. Mục tiêu lập quy hoạch
a) Quy hoạch được lập nhằm hình thành hệ thống cơ sở có đủ quy mô, năng lực đáp ứng yêu cầu nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công; đảm bảo người có công được tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc toàn diện cả về thể chất và tinh thần.
b) Là công cụ hiệu quả, hiệu lực của nhà nước để phục vụ việc hoạch định chính sách phát triển lĩnh vực chăm sóc người có công; tổ chức không gian, quản lý hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng của ngành.
c) Là cơ sở để đưa ra lộ trình và triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn trên địa bàn cả nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ, bảo đảm tính khách quan, khoa học, minh bạch và hiệu quả.
3. Nguyên tắc lập quy hoạch
a) Tuân thủ Luật Quy hoạch, các quy định của pháp luật có liên quan bảo đảm tính liên tục, kế thừa, ổn định, thứ bậc trong hệ thống quy hoạch quốc gia.
b) Bảo đảm thống nhất, đồng bộ giữa quy hoạch hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với các quy hoạch kết cấu hạ tầng xã hội khác có liên quan; giữa quy hoạch ngành với quy hoạch địa phương.
c) Bảo đảm tính kế thừa, phát triển các quy hoạch trước đây và các chương trình, đề án phát triển ngành, lĩnh vực.
d) Bảo đảm tính khả thi, phù hợp nguồn lực để triển khai thực hiện quy hoạch sau này.
đ) Bảo đảm công khai, minh bạch và có sự giám sát của người dân, cộng đồng trong quá trình xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch sau khi được phê duyệt.
1. Quy trình lập quy hoạch
Quy trình lập quy hoạch hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Quy hoạch.
2. Nội dung chính của quy hoạch
Nội dung chính của quy hoạch hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng thời kỳ 2021 - 2030 thực hiện theo các quy định tại Điều 25 Luật Quy hoạch và Điều 23 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ, gồm những nội dung chủ yếu sau:
a) Phân tích, đánh giá yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực, bối cảnh và thực trạng phân bố, sử dụng không gian của hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng trên phạm vi cả nước.
b) Dự báo xu thế kịch bản phát triển và các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến công tác chăm sóc người có công với cách mạng.
c) Đánh giá về việc phát triển hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công; xác định yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội đối với lĩnh vực người có công, những cơ hội và thách thức.
d) Xác định các quan điểm, mục tiêu phát triển hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng trong thời kỳ quy hoạch.
đ) Phương án phát triển hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng.
e) Danh mục dự án quan trọng cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công, dự án ưu tiên đầu tư của ngành và thứ tự ưu tiên thực hiện.
g) Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch:
- Giải pháp về cơ chế, chính sách;
- Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực;
- Giải pháp về môi trường, khoa học và công nghệ;
- Giải pháp về liên kết, hợp tác phát triển;
- Giải pháp về giáo dục, tuyên truyền;
- Giải pháp về hợp tác quốc tế;
- Giải pháp về huy động và phân bổ vốn đầu tư;
- Giải pháp về mô hình quản lý, phương thức hoạt động;
- Giải pháp về huy động và bố trí kinh phí hoạt động đảm bảo hiệu quả sau đầu tư;
- Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.
1. Phương pháp tiếp cận: Quy hoạch được lập dựa trên phương pháp tiếp cận hệ thống, tổng hợp, đa chiều, đảm bảo các yêu cầu về tính khoa học, tính thực tiễn, ứng dụng công nghệ hiện đại và có độ tin cậy cao.
2. Phương pháp chính được sử dụng trong lập quy hoạch: Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, phân loại, thống kê, xử lý thông tin; phương pháp dự báo, xây dựng phương án phát triển; phương pháp tích hợp quy hoạch; phương pháp thông tin địa lý, bản đồ (GIS); phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp so sánh, tổng hợp; phương pháp tham vấn; phương pháp chuyên gia, hội nghị, hội thảo, tọa đàm và một số phương pháp khác.
V. THÀNH PHẦN, CHI PHÍ VÀ TIẾN ĐỘ LẬP QUY HOẠCH
1. Thành phần hồ sơ quy hoạch
a) Thành phần hồ sơ
- Tờ trình phê duyệt và dự thảo Quyết định phê duyệt quy hoạch.
- Báo cáo quy hoạch: Báo cáo thuyết minh tổng hợp; báo cáo tóm tắt.
- Bản đồ, sơ đồ, cơ sở dữ liệu về quy hoạch (theo quy định về xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch).
- Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của bộ, ngành, địa phương về quy hoạch và các ý kiến góp ý kèm theo.
- Báo cáo thẩm định của cơ quan thẩm định quy hoạch.
- Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của Hội đồng thẩm định.
- Bản đồ số và bản đồ in.
b) Số lượng: 10 bộ hồ sơ in và file mềm lưu toàn bộ nội dung quy hoạch.
c) Tiêu chuẩn, quy cách hồ sơ:
- Báo cáo thuyết minh tổng hợp; báo cáo tóm tắt; dự thảo quyết định phê duyệt quy hoạch; các báo cáo chuyên đề được in màu, thể hiện trên giấy khổ A4.
- Các bản đồ in màu, tỷ lệ bản đồ được thực hiện theo quy định.
- Các sơ đồ và bản vẽ thu nhỏ in màu khổ A3 và theo tỷ lệ thích hợp.
2. Thời hạn lập quy hoạch: Hoàn thành trong năm 2020.
3. Chi phí lập quy hoạch
a) Chi phí lập Quy hoạch hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sử dụng nguồn vốn đầu tư công của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
b) Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định cụ thể chi phí lập Quy hoạch hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng theo đúng hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về định mức cho hoạt động quy hoạch, quy định của pháp luật về đầu tư công và các quy định của pháp luật có liên quan.
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan tổ chức lập Quy hoạch hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, có trách nhiệm đảm bảo việc triển khai thực hiện các bước theo đúng quy định của pháp luật về quy hoạch và pháp luật khác có liên quan.
2. Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong quá trình lập quy hoạch theo đúng quy định của pháp luật và phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./
|
KT. THỦ TƯỚNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.