ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5209/QĐ-UBND |
Hà Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2024 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÀ CHẾ XUẤT HÀ NỘI
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2016 và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát TTHC;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ về hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Kế hoạch số 326/KH-UBND ngày 29/12/2023 của UBND thành phố Hà Nội về công tác kiểm soát thủ tục hành chính năm 2024 trên địa bàn thành phố Hà Nội;
Căn cứ Kế hoạch số 72/KH-UBND ngày 28/02/2024 của UBND thành phố Hà Nội về việc rà soát, đánh giá, đơn giản hóa thủ tục hành chính; Rà soát, thống kê, xây dựng quy trình thủ tục hành chính liên thông năm 2024 trên địa bàn thành phố Hà Nội;
Căn cứ Quyết định số 1875/QĐ-UBND ngày 09/4/2024 của UBND Thành phố về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội;
Căn cứ Quyết định số 2250/QĐ-UBND ngày 27/4/2024 của UBND Thành phố về việc phê duyệt quy trình giải quyết thủ hành chính thuộc phạm vi quản lý của Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội;
Theo đề nghị của Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội tại Tờ trình số 1736/TTr-BQL ngày 25/9/2024.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Thông qua Phương án đơn giản hóa 11 thủ tục hành chính lĩnh vực môi trường, quy hoạch và xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội (Chi tiết tại Phụ lục kèm theo).
Điều 2.
1. Giao Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai kết quả rà soát, đánh giá thủ tục hành chính đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật.
2. Giao Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố đôn đốc Ban Quản lý các khu công nghiệp và các cơ quan liên quan thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội; Trưởng ban Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội; Thủ trưởng các sở, ban, ngành Thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC
PHƯƠNG
ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA BAN QUẢN LÝ
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÀ CHẾ XUẤT HÀ NỘI
(Kèm theo Quyết định số 5209/QĐ-UBND ngày 04 tháng 10 năm 2024 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân thành phố Hà Nội)
1. Thủ tục Thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chi tiết của dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức kinh doanh
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Thời gian thực hiện: Giảm 02 ngày so với quy định.
- Lý do: Thời gian thực hiện tại thành phố Hà Nội là 20 ngày (tại Quyết định số 1875/QĐ-UBND ngày 09/4/2024 của UBND thành phố Hà Nội), thực tế giải quyết thấy có thể rút ngắn được thành 18 ngày (giảm 10% thời gian).
c) Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa điểm b, Khoản 2, Điều 26 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng.
2. Thủ tục Thẩm định, phê duyệt đồ án, đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết của dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức kinh doanh
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Thời gian thực hiện: Giảm 02 ngày so với quy định.
- Lý do: Thời gian thực hiện tại thành phố Hà Nội là 25 ngày (tại Quyết định số 1875/QĐ-UBND ngày 09/4/2024 của UBND thành phố Hà Nội), thực tế giải quyết thấy có thể rút ngắn được thành 23 ngày (giảm 8% thời gian).
c) Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa điểm b, Khoản 2, Điều 26 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng.
3. Thủ tục: Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Thời gian thực hiện: Giảm 11,5 ngày so với quy định.
- Lý do: Thời gian theo quy định hiện hành là 50 ngày (cả thời gian thẩm định và phê duyệt), thực tế giải quyết thấy có thể rút ngắn được thành 38,5 ngày (giảm 23% thời gian).
b) Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi Khoản 6, Khoản 9 Điều 34 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
4. Thủ tục: Cấp giấy phép môi trường (cấp tỉnh)
*Trường hợp 1:
+ Dự án đầu tư, cơ sở không thuộc đối tượng phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải;
+ Dự án đầu tư, cơ sở đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp và đáp ứng các yêu cầu sau đây: không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; không thuộc trường hợp phải quan trắc khí thải tự động, liên tục, quan trắc định kỳ theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP .
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Thời gian thực hiện: Giảm 3,5 ngày so với quy định
- Lý do: Thời gian theo quy định hiện hành là 15 ngày, thực tế giải quyết thấy có thể rút ngắn được thành 11,5 ngày (giảm 23% thời gian).
b) Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi Khoản 9 Điều 29 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
*Trường hợp 2: Đối với các trường hợp còn lại
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Thời gian thực hiện: Giảm 08 ngày so với quy định
- Lý do: Thời gian theo quy định hiện hành là 30 ngày, thực tế giải quyết thấy có thể rút ngắn được thành 23 ngày (giảm 27% thời gian).
b) Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi Khoản 4 Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
5. Thủ tục: Cấp đổi giấy phép môi trường (cấp tỉnh)
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Thời gian thực hiện: Giảm 3,5 ngày so với quy định
- Lý do: Thời gian theo quy định hiện hành là 10 ngày, thực tế giải quyết thấy có thể rút ngắn được thành 6,5 ngày (giảm 35% thời gian).
b) Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi Khoản 1 Điều 30 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
6. Thủ tục: Cấp điều chỉnh giấy phép môi trường (cấp tỉnh)
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Thời gian thực hiện: Giảm 5,5 ngày so với quy định
- Lý do: Thời gian theo quy định hiện hành là 15 ngày, thực tế giải quyết thấy có thể rút ngắn được thành 9,5 ngày (giảm 37% thời gian).
b) Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi Khoản 2 Điều 30 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
7. Thủ tục: Cấp lại giấy phép môi trường (cấp tỉnh)
* Trường hợp 1:
+ Giấy phép hết hạn gửi hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép môi trường trước khi hết hạn 06 tháng.
+ Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có bổ sung ngành, nghề thu hút đầu tư gửi hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép môi trường trước khi thực hiện thu hút đầu tư các ngành, nghề đó (trừ trường hợp ngành, nghề hoặc dự án đầu tư thuộc ngành, nghề đó khi đi vào vận hành không phát sinh nước thải công nghiệp phải xử lý để bảo đảm đạt điều kiện tiếp nhận nước thải của hệ thống xử lý nước thải tập trung).
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Thời gian thực hiện: Giảm 5,5 ngày so với quy định
- Lý do: Thời gian theo quy định hiện hành là 20 ngày, thực tế giải quyết thấy có thể rút ngắn được thành 14,5 ngày (giảm 28% thời gian).
b) Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi Khoản 5 Điều 30 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
* Trường hợp 2:
+ Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ sản xuất (trừ trường hợp dự án đầu tư thay đổi thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường) gửi hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép môi trường trước khi thực hiện việc tăng, thay đổi và chỉ được triển khai thực hiện sau khi được cấp giấy phép môi trường;
+ Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có thay đổi tăng số lượng nguồn phát sinh nước thải, bụi, khí thải làm phát sinh các thông số ô nhiễm vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải; phát sinh thêm thông số ô nhiễm mới vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải; tăng lưu lượng nước thải, bụi, khí thải làm gia tăng hàm lượng các thông số ô nhiễm vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải; tăng mức độ ô nhiễm tiếng ồn, độ rung; thay đổi nguồn tiếp nhận nước thải và phương thức xả thải vào nguồn nước có yêu cầu bảo vệ nghiêm ngặt hơn gửi hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép môi trường trước khi thực hiện việc thay đổi và chỉ được triển khai thực hiện sau khi được cấp giấy phép môi trường.
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Thời gian thực hiện: Giảm 10,5 ngày so với quy định
- Lý do: Thời gian theo quy định hiện hành là 30 ngày, thực tế giải quyết thấy có thể rút ngắn được thành 19,5 ngày (giảm 35% thời gian).
b) Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi Khoản 4 Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020
* Trường hợp 3: thuộc trường hợp 2 và thuộc các trường hợp sau:
+ Dự án đầu tư, cơ sở không thuộc đối tượng phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải;
+ Dự án đầu tư, cơ sở đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp và đáp ứng các yêu cầu sau đây: không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; không thuộc trường hợp phải quan trắc khí thải tự động, liên tục, quan trắc định kỳ theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022).
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Thời gian thực hiện: Giảm 04 ngày so với quy định
- Lý do: Thời gian theo quy định hiện hành là 15 ngày, thực tế giải quyết thấy có thể rút ngắn được thành 11 ngày (giảm 27% thời gian).
b) Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi Khoản 9 Điều 29 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
8. Thủ tục: Cấp giấy phép môi trường (cấp huyện)
*Trường hợp 1:
+ Dự án đầu tư, cơ sở không thuộc đối tượng phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải;
+ Dự án đầu tư, cơ sở đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp và đáp ứng các yêu cầu sau đây: không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; không thuộc trường hợp phải quan trắc khí thải tự động, liên tục, quan trắc định kỳ theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP .
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Thời gian thực hiện: Giảm 3,5 ngày so với quy định
- Lý do: Thời gian theo quy định hiện hành là 15 ngày, thực tế giải quyết thấy có thể rút ngắn được thành 11,5 ngày (giảm 23% thời gian).
b) Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi Khoản 9 Điều 29 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
* Trường hợp 2: Các trường hợp còn lại
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Thời gian thực hiện: Giảm 8,5 ngày so với quy định
- Lý do: Thời gian theo quy định hiện hành là 30 ngày, thực tế giải quyết thấy có thể rút ngắn được thành 21,5 ngày (giảm 28% thời gian).
b) Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi Khoản 4 Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
9. Thủ tục: Cấp đổi giấy phép môi trường (cấp huyện)
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Thời gian thực hiện: Giảm 3,5 ngày so với quy định
- Lý do: Thời gian theo quy định hiện hành là 10 ngày, thực tế giải quyết thấy có thể rút ngắn được thành 6,5 ngày (giảm 35% thời gian).
b) Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi Khoản 1 Điều 30 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
10. Thủ tục: Cấp điều chỉnh giấy phép môi trường (cấp huyện)
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Thời gian thực hiện: Giảm 5,5 ngày so với quy định
- Lý do: Thời gian theo quy định hiện hành là 15 ngày, thực tế giải quyết thấy có thể rút ngắn được thành 9,5 ngày (giảm 37% thời gian).
b) Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi Khoản 2 Điều 30 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
11. Thủ tục: Cấp lại giấy phép môi trường (cấp huyện)
* Trường hợp 1:
+ Giấy phép hết hạn gửi hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép môi trường trước khi hết hạn 06 tháng.
+ Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có bổ sung ngành, nghề thu hút đầu tư gửi hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép môi trường trước khi thực hiện thu hút đầu tư các ngành, nghề đó (trừ trường hợp ngành, nghề hoặc dự án đầu tư thuộc ngành, nghề đó khi đi vào vận hành không phát sinh nước thải công nghiệp phải xử lý để bảo đảm đạt điều kiện tiếp nhận nước thải của hệ thống xử lý nước thải tập trung).
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Thời gian thực hiện: Giảm 5,5 ngày so với quy định
- Lý do: Thời gian theo quy định hiện hành là 20 ngày, thực tế giải quyết thấy có thể rút ngắn được thành 14,5 ngày (giảm 28% thời gian).
b) Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi Khoản 5 Điều 30 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
* Trường hợp 2:
+ Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ sản xuất (trừ trường hợp dự án đầu tư thay đổi thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường) gửi hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép môi trường trước khi thực hiện việc tăng, thay đổi và chỉ được triển khai thực hiện sau khi được cấp giấy phép môi trường;
+ Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có thay đổi tăng số lượng nguồn phát sinh nước thải, bụi, khí thải làm phát sinh các thông số ô nhiễm vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải; phát sinh thêm thông số ô nhiễm mới vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải; tăng lưu lượng nước thải, bụi, khí thải làm gia tăng hàm lượng các thông số ô nhiễm vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải; tăng mức độ ô nhiễm tiếng ồn, độ rung; thay đổi nguồn tiếp nhận nước thải và phương thức xả thải vào nguồn nước có yêu cầu bảo vệ nghiêm ngặt hơn gửi hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép môi trường trước khi thực hiện việc thay đổi và chỉ được triển khai thực hiện sau khi được cấp giấy phép môi trường.
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Thời gian thực hiện: Giảm 10,5 ngày so với quy định
- Lý do: Thời gian theo quy định hiện hành là 30 ngày, thực tế giải quyết thấy có thể rút ngắn được thành 19,5 ngày (giảm 35% thời gian).
b) Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi Khoản 4 Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020
* Trường hợp 3: thuộc trường hợp 2 và thuộc các trường hợp sau:
+ Dự án đầu tư, cơ sở không thuộc đối tượng phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải;
+ Dự án đầu tư, cơ sở đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp và đáp ứng các yêu cầu sau đây: không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; không thuộc trường hợp phải quan trắc khí thải tự động, liên tục, quan trắc định kỳ theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022).
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Thời gian thực hiện: Giảm 4 ngày so với quy định
- Lý do: Thời gian theo quy định hiện hành là 15 ngày, thực tế giải quyết thấy có thể rút ngắn được thành 11 ngày (giảm 27% thời gian).
b) Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi Khoản 9 Điều 29 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.