ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 52/2009/QĐ-UBND |
Thủ Dầu Một, ngày 31 tháng 7 năm 2009 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ, VIÊN CHỨC CÔNG TÁC TẠI CÁC CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI, CƠ SỞ CAI NGHIỆN VÀ SAU CAI NGHIỆN MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 114/2007/NĐ-CP ngày 03/7/2007 của Chính phủ quy định chế độ
phụ cấp đối với cán bộ, viên chức làm việc tại các cơ sở quản lý người nghiện ma
túy, người bán dâm và người sau cai nghiện ma túy và Thông tư liên tịch số
13/2007/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC ngày 20/8/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp đối với cán
bộ viên chức làm việc tại các cơ sở quản lý người nghiện ma túy, người bán dâm
và người sau cai nghiện ma túy;
Căn cứ Nghị quyết số 22/2009/HĐND7 ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Hội đồng nhân dân
tỉnh Bình Dương khóa VII - Kỳ họp thứ 14 về chế độ hỗ trợ đối với cán bộ, viên
chức làm việc tại các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở cai nghiện và sau cai nghiện
ma túy;
Xét đề nghị của Liên Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, Sở Nội vụ
tại Tờ trình số 700/TTr-LSLĐTBXH-SNV-STC ngày 04/6/2009 về việc điều chỉnh, bổ
sung chế độ, chính sách cho cán bộ, viên chức công tác tại các cơ sở bảo trợ xã
hội, cơ sở cai nghiện và sau cai nghiện ma túy,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ, viên chức làm việc tại cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở cai nghiện và sau cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Bình Dương như sau:
1. Đối tượng áp dụng
- Cán bộ, viên chức; người đang trong thời gian thử việc; người làm việc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 3 (ba) tháng trở lên và những người được điều động, biệt phái có thời hạn từ 3 (ba) tháng trở lên làm việc tại các cơ sở quản lý người nghiện ma túy, người bán dâm và người sau cai nghiện ma túy (sau đây gọi là chung là cán bộ, viên chức);
- Cán bộ, viên chức; lao động hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế tiếp xúc trực tiếp thường xuyên và không thường xuyên với đối tượng xã hội, làm việc tại các cơ sở bảo trợ xã hội do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý (gọi chung là cán bộ, viên chức).
2. Chế độ cụ thể a) Chế độ hỗ trợ
- Đối với Trung tâm Nuôi dưỡng người già tàn tật, cô đơn
+ Cán bộ, viên chức tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với đối tượng xã hội được hưởng 1,5 lần so với mức lương tối thiểu/người/tháng;
+ Cán bộ, viên chức tiếp xúc trực tiếp nhưng không thường xuyên với đối tượng xã hội được hưởng 1,2 lần so với mức lương tối thiểu/người/tháng.
- Đối với Trung tâm Tiếp nhận và Quản lý đối tượng xã hội
+ Cán bộ, viên chức tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với đối tượng xã hội được hưởng 1,2 lần so với mức lương tối thiểu/người/tháng;
+ Cán bộ, viên chức tiếp xúc trực tiếp nhưng không thường xuyên với đối tượng xã hội được hưởng 1,0 lần so với mức lương tối thiểu/người/tháng.
- Đối với Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ mồ côi
+ Cán bộ, viên chức tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với đối tượng xã hội được hưởng 1,2 lần so với mức lương tối thiểu/người/tháng;
+ Cán bộ, viên chức tiếp xúc trực tiếp nhưng không thường xuyên với đối tượng xã hội được hưởng 1,0 lần so với mức lương tối thiểu/người/tháng.
- Đối với Trung tâm Dạy nghề người tàn tật
+ Cán bộ, viên chức tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với đối tượng xã hội được hưởng 1,0 lần so với mức lương tối thiểu/người/tháng;
+ Cán bộ, viên chức tiếp xúc trực tiếp nhưng không thường xuyên với đối tượng xã hội được hưởng 0,7 lần so với mức lương tối thiểu/người/tháng.
b) Chế độ hỗ trợ đối với cán bộ, viên chức làm việc tại cơ sở cai nghiện ma túy và sau cai nghiện ma túy
- Cán bộ, viên chức tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với học viên mại dâm, ma túy và người sau cai nghiện ma túy được hưởng 2,0 lần so với mức lương tối thiểu/người/tháng;
- Cán bộ, viên chức tiếp xúc trực tiếp nhưng không thường xuyên với học viên mại dâm, ma túy và người sau cai nghiện ma túy được hưởng 1,5 lần so với mức lương tối thiểu/người/tháng.
c) Chế độ hỗ trợ cán bộ, nhân viên làm việc tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh và các huyện, thị xã được hưởng 1,0 lần so với mức lương tối thiểu/người/tháng.
d) Chế độ hỗ trợ học nghề đối với các đối tượng ma túy, mại dâm tại Trung tâm Giáo dục lao động - Tạo việc làm được hưởng mức 600.000 đồng/người/năm.
đ) Chế độ hỗ trợ ưu đãi
- Đối với cán bộ, viên chức làm chuyên môn y tế (khám, chữa bệnh, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc; tư vấn phục hồi tâm lý, thay đổi hành vi cho người nghiện ma túy, người bán dâm và người nhiễm HIV/AIDS) và cán bộ, viên chức trực tiếp làm công việc trông coi, bảo vệ, vận chuyển, phục vụ người nghiện ma túy, người bán dâm và người nhiễm HIV/AIDS (bao gồm cả việc quản lý, điều trị tại bệnh viện, truy bắt, can thiệp khi đánh nhau, xử lý kỷ luật, vệ sinh buồng bệnh, vệ sinh môi trường) tại các cơ sở được hưởng mức phụ cấp bằng 50% tiền lương theo ngạch bậc hiện hưởng và phụ cấp chức vụ (nếu có);
- Đối với cán bộ, viên chức được phân công trực tiếp dạy văn hóa, giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách và dạy nghề cho người nghiện ma túy, người bán dâm và người nhiễm HIV/AIDS (bao gồm cả việc duy trì sinh hoạt nội vụ, theo dõi diễn biến tư tưởng, truy bắt, can thiệp khi đánh nhau, xử lý kỷ luật, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật) tại các khu, đội, quản lý hoặc tại các cơ sở được huởng mức phụ cấp bằng 50% tiền lương theo ngạch bậc hiện hưởng và phụ cấp chức vụ (nếu có);
- Đối với cán bộ, viên chức làm công tác quản lý, không trực tiếp làm chuyên môn y tế, dạy văn hóa, giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách và dạy nghề được hưởng mức phụ cấp bằng 25% tiền lương theo ngạch bậc hiện hưởng và phụ cấp chức vụ (nếu có).
Điều 2. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp Sở Nội vụ, Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ hỗ trợ cho cán bộ, viên chức làm việc tại các cơ sở bảo trợ xã hội và cơ sở cai nghiện và sau cai nghiện ma túy.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế các Quyết định:
1. Quyết định số 02/2006/QĐ-UBND ngày 04/01/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc điều chỉnh, bổ sung chính sách, chế độ của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương;
2. Quyết định số 28/2008/QĐ-UBND ngày 05/8/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về chế độ, chính sách đối với cán bộ, viên chức làm việc tại các cơ sở cai nghiện và sau cai nghiện ma túy.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Nội vụ; Giám đốc các cơ sở bảo trợ xã hội do Sở Lao động-Thương binh và Xã hội quản lý, các cơ sở cai nghiện và sau cai nghiện ma túy; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.