ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 516/QĐ-UBND |
Hưng Yên, ngày 18 tháng 02 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18/11/2016;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18/6/2009;
Căn cứ Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo;
Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;
Căn cứ Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội;
Căn cứ Quy chế phối hợp số 02/QCPH-BNV-BVHTTDL ngày 06/12/2019 giữa Bộ Nội vụ và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng;
Căn cứ Quyết định số 2495/QĐ-UBND ngày 30/11/2010 của UBND tỉnh về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Ban Tôn giáo trực thuộc Sở Nội vụ Hưng Yên;
Căn cứ Quyết định số 561/QĐ-UBND ngày 26/02/2015 của UBND tỉnh về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ Hưng Yên;
Căn cứ Quyết định số 658/QĐ-UBND ngày 27/02/2017 của UBND tỉnh về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hưng Yên;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 81/TTr-SNV ngày 31/01/2020; ý kiến của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Công văn số 20/SVHTTDL-QLVH ngày 13/01/2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp giữa Sở Nội vụ và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở: Nội vụ; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tài Chính; Kho bạc Nhà nước Hưng Yên; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
PHỐI HỢP GIỮA SỞ NỘI VỤ VÀ SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÍN NGƯỠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 516 /QĐ-UBND ngày 18/02/2020 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Hưng Yên)
Quy chế này quy định mục đích, nguyên tắc, phương thức, nội dung và trách nhiệm phối hợp giữa Sở Nội vụ và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng.
1. Tăng cường hiệu quả phối hợp giữa 2 cơ quan trong thực hiện nhiệm vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của 2 cơ quan.
2. Đảm bảo việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng được kịp thời và hiệu quả.
3. Quá trình phối hợp trên tinh thần đề cao trách nhiệm tôn trọng, đoàn kết, trao đổi thông tin để góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng.
1. Tuân thủ quy định của pháp luật, nguyên tắc hoạt động của mỗi cơ quan. Phát huy vai trò, trách nhiệm của Sở Nội vụ và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong công tác phối hợp quản lý nhà nước về tín ngưỡng.
2. Đảm bảo sự chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện thống nhất từ trung ương đến địa phương trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng. Chủ động, thường xuyên, kịp thời, chặt chẽ, đảm bảo yêu cầu chất lượng, tiến độ công việc; đảm bảo việc cung cấp thông tin và chế độ bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật.
3. Đảm bảo sự chỉ đạo, điều hành thống nhất, hỗ trợ nhau thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; không cản trở việc thực hiện nhiệm vụ của nhau.
4. Phối hợp trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan; đối với những vấn đề còn ý kiến khác nhau hoặc vượt quá thẩm quyền phải báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét, quyết định.
1. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ.
2. Trao đổi ý kiến, cung cấp thông tin bằng văn bản.
3. Tổ chức các đoàn công tác liên ngành kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
4. Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, sơ kết, tổng kết.
5. Các hình thức khác trên cơ sở thống nhất giữa hai cơ quan.
1. Lập kế hoạch, chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án, dự án liên quan đến tín ngưỡng.
2. Tham gia ban soạn thảo, ban chỉ đạo, tổ biên tập.
3. Nghiên cứu, đề xuất những nội dung liên quan đến tín ngưỡng thuộc đối tượng quản lý của ngành để xây dựng dự thảo văn bản.
4. Trao đổi, thảo luận những vấn đề quan trọng, phức tạp hoặc có ý kiến khác nhau. Trường hợp không thống nhất cần giải trình rõ bằng văn bản đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc trình cơ quan có thẩm quyền để ban hành đề án, dự án, chương trình, kế hoạch nghiên cứu, tổng hợp.
1. Hướng dẫn đăng ký hoạt động tín ngưỡng; bầu, cử người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng; cải tạo, nâng cấp, xây mới công trình tín ngưỡng trong cơ sở tôn giáo (nhà Mẫu của Phật giáo).
a) Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đăng ký hoạt động tín ngưỡng; bầu, cử người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng; cải tạo, nâng cấp, xây mới công trình tín ngưỡng trong cơ sở tôn giáo (nhà Mẫu của Phật giáo).
b) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ hướng dẫn, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với những cơ sở tín ngưỡng là di sản văn hóa.
2. Hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện nếp sống văn minh trong hoạt động tín ngưỡng tại các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo.
a) Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện nếp sống văn minh trong hoạt động tín ngưỡng tại các cơ sở tôn giáo.
b) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng.
3. Hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động của các loại hình tín ngưỡng
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của các loại hình tín ngưỡng, bao gồm việc thực hành lễ nghi, người chuyên hoạt động tín ngưỡng.
4. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc quyên góp, quản lý, sử dụng tài sản của cơ sở tín ngưỡng.
a) Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan có liên quan hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc quyên góp, sử dụng tài sản của cơ sở tín ngưỡng không phải là di sản văn hóa, không nằm trong danh mục kiểm kê di tích của Ủy ban nhân dân tỉnh.
b) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc quyên góp, quản lý, sử dụng tài sản của cơ sở tín ngưỡng là di sản văn hóa, nằm trong danh mục kiểm kê di tích của Ủy ban nhân dân tỉnh.
5. Phát hiện, hỗ trợ việc thực hành, truyền dạy và tôn vinh cá nhân, cộng đồng thực hành tín ngưỡng
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì hướng dẫn, chỉ đạo, rà soát việc phát hiện, hỗ trợ việc thực hành, truyền dạy và tôn vinh cá nhân, cộng đồng thực hành tín ngưỡng là di sản văn hóa phi vật thể.
6. Giải quyết những vấn đề liên quan tới lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo.
a) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về tổ chức và quản lý lễ hội tín ngưỡng.
b) Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về tổ chức và quản lý lễ hội tôn giáo.
7. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật, đề án, dự án, chương trình, kế hoạch có nội dung liên quan tới tín ngưỡng.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, mỗi cơ quan có trách nhiệm rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc xử lý theo thẩm quyền các văn bản quy
phạm pháp luật, đề án, dự án, chương trình, kế hoạch có nội dung liên quan đến tín ngưỡng còn chồng chéo hoặc không còn phù hợp với thực tiễn.
Điều 7. Trao đổi thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng
1. Cung cấp thông tin, trao đổi về việc đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức hội nghị, hội thảo về tín ngưỡng.
2. Cung cấp thông tin kết quả giải quyết vụ việc phức tạp về tín ngưỡng thuộc phạm vi quản lý của ngành.
3. Cung cấp thông tin trong trường hợp đột xuất hoặc khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Cung cấp thông tin kết quả công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng thuộc phạm vi quản lý của ngành theo định kỳ, thời gian trước ngày 01 tháng 12 hàng năm.
Điều 8. Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tín ngưỡng
1. Kiểm tra định kỳ
a) Hằng năm hoặc từng giai đoạn, căn cứ vào mục đích, yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, hai cơ quan trao đổi, bàn bạc thống nhất về việc tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành trong việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng.
b) Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, đoàn kiểm tra liên ngành có văn bản đề nghị cơ quan liên quan xử lý theo thẩm quyền.
2. Kiểm tra đột xuất, xử lý vi phạm
Trong trường hợp phát sinh các vụ việc vi phạm pháp luật cần có sự phối hợp kiểm tra, xử lý, căn cứ nội dung vi phạm thuộc lĩnh vực quản lý của cơ quan nào thì cơ quan đó thụ lý giải quyết và chủ trì kiểm tra, cơ quan liên quan phối hợp.
3. Giải quyết khiếu nại, tố cáo
Theo chức năng, nhiệm vụ, cơ quan chủ trì trao đổi với cơ quan phối hợp thống nhất trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo về vấn đề có liên quan.
Về đào tạo, bồi dưỡng: Căn cứ nhu cầu thực tế, mỗi cơ quan cử công chức tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác liên quan đến tín ngưỡng khi một trong hai cơ quan tổ chức.
Trong quá trình triển khai thực hiện Quy chế phối hợp, hai cơ quan tiến hành sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tín ngưỡng.
Điều 11. Trách nhiệm của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp
1. Cơ quan chủ trì có trách nhiệm chủ động xây dựng phương án, kế hoạch và đề ra các giải pháp thực hiện, đề nghị cơ quan phối hợp cung cấp thông tin, cử người tham gia.
2. Cơ quan phối hợp có trách nhiệm cung cấp thông tin, cử người tham gia, phối hợp chặt chẽ thực hiện nhiệm vụ theo đề nghị của cơ quan chủ trì, trường hợp không thực hiện phải nêu rõ lý do.
Điều 12. Trách nhiệm của Sở Nội vụ
1.Tổ chức phổ biến, hướng dẫn, chỉ đạo đơn vị trực thuộc theo chức năng, nhiệm vụ thực hiện nghiêm các nội dung phối hợp tại Quy chế này.
2. Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan tổ chức họp liên ngành để sơ kết, tổng kết nhằm đánh giá kết quả thực hiện Quy chế.
Điều 13. Trách nhiệm của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
1. Tổ chức phổ biến, hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm các nội dung phối hợp tại Quy chế này.
2. Phối hợp với Sở Nội vụ trong việc sơ kết, tổng kết nhằm đánh giá kết quả thực hiện Quy chế.
Điều 14. Trách nhiệm của các đơn vị chuyên môn thuộc Sở Nội vụ và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
1. Giao Ban Tôn giáo Sở Nội vụ; Phòng Quản lý Văn hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm đầu mối thường trực giúp lãnh đạo hai cơ quan theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn thực hiện Quy chế.
2. Các đơn vị chuyên môn thuộc Sở Nội vụ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tham mưu công tác phối hợp giữa Sở Nội vụ và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện Quy chế.
1. Kinh phí đảm bảo cho công tác phối hợp thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về ngân sách nhà nước.
2. Việc lập dự toán kinh phí đảm bảo cho công tác phối hợp thực hiện trên nguyên tắc cơ quan nào chủ trì thực hiện nhiệm vụ thì cơ quan đó đảm bảo kinh phí phục vụ công tác phối hợp.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc hoặc có nội dung phát sinh cần sửa đổi, bổ sung, Sở Nội vụ và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng nhau phối hợp nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.