ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5118/QĐ-UBND |
Thanh Hóa, ngày 07 tháng 12 năm 2015 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học năm 2008;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học;
Căn cứ Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Thông tư số 01/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Công văn số 655/TCMT-BTĐDSH ngày 04/5/2013 của Tổng cục Môi trường về việc hướng dẫn lập quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Quyết định số 2466/QĐ-UBND ngày 06/7/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về phê duyệt Danh mục các nhiệm vụ, dự án mở mới từ nguồn sự nghiệp môi trường năm 2015, tỉnh Thanh Hóa;
Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 1313/TTr-STNMT ngày 23/10/2015 về việc phê duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 4211/SKHĐT-QH ngày 26/11/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề cương, nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập dự án Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên dự án quy hoạch: Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
2. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch: Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa.
3. Cơ quan lập quy hoạch: Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa.
4. Phạm vi nghiên cứu: Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
5. Mục tiêu
Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 nhằm bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững đa dạng sinh học về các nguồn gen, loài sinh vật, hệ sinh thái trên địa bàn tỉnh, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, đóng góp thiết thực vào mục tiêu, nhiệm vụ bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học cả nước.
6. Nội dung thực hiện
6.1. Điều tra bổ sung đa dạng sinh học
- Quy mô tuyến điều tra: 38 tuyến, tổng chiều dài các tuyến 38 km.
- Số lượng mẫu điều tra: 1.520 mẫu thực vật bậc cao có mạch, 760 mẫu thực vật nổi, 380 mẫu chim, 380 mẫu thú, 380 mẫu bò sát, 380 mẫu lưỡng cư, 1.140 mẫu côn trùng, 760 mẫu cá, 760 mẫu động vật nổi, 760 mẫu động vật đáy.
6.2. Đánh giá các điều kiện phục vụ lập quy hoạch: Thu thập, phân tích các tài liệu, số liệu, bản đồ có liên quan đến công tác lập quy hoạch. Tổng hợp, phân tích và xây dựng hồ sơ hiện trạng về bảo tồn đa dạng sinh của tỉnh:
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội có liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học;
- Đánh giá hiện trạng các hệ sinh thái và các vấn đề ưu tiên đối với bảo tồn đa dạng sinh học;
- Đánh giá tổng quan các phương pháp bảo tồn chuyển chỗ và bảo vệ, phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên, bài học kinh nghiệm cho tỉnh trong quá trình lập quy hoạch;
- Dự báo diễn biến đa dạng sinh học, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh trong kỳ quy hoạch;
- Xây dựng bản đồ hiện trạng bảo tồn đa dạng sinh học.
6.3. Xây dựng các nội dung quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học:
Luận chứng quan điểm bảo tồn đa dạng sinh học; xây dựng mục tiêu quy hoạch thời kỳ đến năm 2025, định hướng bảo tồn đa dạng sinh học đến năm 2030; xây dựng các phương án và lựa chọn phương án tối ưu; thiết kế quy hoạch theo phương án chọn; xây dựng danh mục dự án ưu tiên đầu tư, các giải pháp thực hiện quy hoạch và lập bản đồ quy hoạch theo quy định.
6.4. Đề cương báo cáo quy hoạch
Phần mở đầu
Phần thứ nhất: Đánh giá các điều kiện phục vụ lập quy hoạch
I. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội liên quan đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học
1. Điều kiện tự nhiên: Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên tác động đến đa dạng sinh học của tỉnh: Vị trí địa lý; địa hình; đất đai; tài nguyên biển; đặc điểm khí hậu, thủy văn; điều kiện môi trường;...
2. Điều kiện kinh tế: Phân tích tình hình phát triển kinh tế của tỉnh tác động đến đa dạng sinh học.
3. Điều kiện xã hội: Phân tích các điều kiện xã hội tác động đến đa dạng sinh học của tỉnh.
4. Đánh giá chung những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên tác động đến đa dạng sinh học của tỉnh.
II. Đánh giá tổng quan về hiện trạng đa dạng sinh học
1. Hiện trạng các hệ sinh thái tự nhiên và phân vùng sinh thái.
2. Hiện trạng và nhu cầu xây dựng, bảo vệ hành lang đa dạng sinh học.
3. Hiện trạng và nhu cầu xây dựng các khu bảo tồn.
4. Hiện trạng và nhu cầu bảo tồn chuyển chỗ của tỉnh.
5. Khó khăn, thách thức về bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.
III. Hiện trạng quản lý đa dạng sinh học
1. Hệ thống quản lý bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.
2. Tác động của các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch có liên quan đến quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.
3. Đánh giá các thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học.
IV. Tổng quan các phương pháp bảo tồn chuyển chỗ, bảo vệ và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên trên thế giới; bài học kinh nghiệm đối với tỉnh.
1. Tổng quan các phương pháp bảo tồn chuyển chỗ trên thế giới.
2. Tổng quan về hiện trạng tổ chức bảo vệ và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên trên thế giới.
3. Bài học kinh nghiệm cho công tác quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh.
V. Dự báo diễn biến đa dạng sinh học của tỉnh và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học trong kỳ quy hoạch.
1. Dự báo diễn biến đa dạng sinh học trong thời kỳ quy hoạch.
2. Dự báo ảnh hưởng của các phương án phát triển KT - XH toàn quốc, của vùng, của tỉnh đối với bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.
3. Dự báo tác động của biến đổi khí hậu đối với bảo tồn đa dạng sinh học.
Phần thứ hai: Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học
I. Quan điểm
II. Mục tiêu
1. Mục tiêu chung: Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 nhằm bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững đa dạng sinh học về các nguồn gen, loài sinh vật, hệ sinh thái trên địa bàn tỉnh, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, đóng góp thiết thực vào mục tiêu, nhiệm vụ bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học cả nước.
2. Mục tiêu cụ thể
- Về hành lang đa dạng sinh học.
- Về số lượng, diện tích các khu bảo tồn, các khu bảo vệ các hệ sinh thái, loài và nguồn gen.
- Các khu/cơ sở bảo tồn chuyển chỗ.
III. Định hướng bảo tồn đa dạng sinh học đến năm 2030
IV.Xây dựng các phương án quy hoạch và lựa chọn phương án tối ưu.
V. Thiết kế quy hoạch
1. Quy hoạch hành lang đa dạng sinh học
- Rà soát, xây dựng quy hoạch bảo vệ hành lang đa dạng sinh học,
- Thông tin về các hành lang đa dạng sinh học: Vị trí địa lý; giới hạn.
- Các biện pháp tổ chức, quản lý, bảo vệ hành lang đa dạng sinh học.
- Hệ thống bản đồ, bảng biểu liên quan về các hành lang ĐDSH.
2. Quy hoạch bảo vệ và phát triển bền vững các hệ sinh thái đặc thù
2.1. Quy hoạch bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng tự nhiên đặc thù.
- Rà soát, xây dựng quy hoạch bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng tự nhiên đặc thù.
- Thông tin về các hệ sinh thái rừng tự nhiên đặc thù: Vị trí địa lý; giới hạn; chức năng sinh thái.
- Các biện pháp tổ chức, quản lý, bảo vệ.
- Hệ thống bản đồ, bảng biểu liên quan.
2.2. Quy hoạch bảo vệ và phát triển hệ sinh thái tự nhiên trên biển
- Rà soát, xây dựng quy hoạch bảo vệ và phát triển hệ sinh thái tự nhiên trên biển.
- Thông tin về các hệ sinh thái tự nhiên trên biển: Vị trí địa lý; giới hạn; chức năng sinh thái.
- Các biện pháp tổ chức, quản lý, bảo vệ.
- Hệ thống bản đồ, bảng biểu liên quan.
2.3. Quy hoạch bảo vệ và phát triển hệ sinh thái tự nhiên trên các vùng đất ngập nước tự nhiên, vùng núi đá vôi, vùng đất chưa sử dụng không thuộc hệ sinh thái rừng.
- Rà soát, xây dựng quy hoạch bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái.
- Thông tin về hệ sinh thái: Vị trí địa lý; giới hạn; chức năng sinh thái.
- Các biện pháp tổ chức, quản lý, bảo vệ.
- Hệ thống bản đồ, bảng biểu liên quan.
VI. Quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn
1. Khu bảo tồn quốc gia
- Vị trí địa lý, diện tích, ranh giới, bản đồ.
- Các biện pháp tổ chức quản lý.
- Các giải pháp ổn định cuộc sống người dân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn.
2. Khu dự trữ thiên nhiên cấp tỉnh
- Vị trí địa lý, diện tích, ranh giới, bản đồ.
- Các biện pháp tổ chức quản lý.
- Các giải pháp ổn định cuộc sống người dân sinh sống hợp pháp trong khu dự trữ thiên nhiên.
3. Khu bảo tồn loài - sinh cảnh cấp tỉnh
- Vị trí địa lý, diện tích, ranh giới, bản đồ.
- Các biện pháp tổ chức quản lý.
- Các giải pháp ổn định cuộc sống người dân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn loài - sinh cảnh.
4. Khu bảo vệ cảnh quan cấp tỉnh
- Vị trí địa lý, diện tích, ranh giới, bản đồ.
- Các biện pháp tổ chức quản lý.
- Các giải pháp ổn định cuộc sống người dân sinh sống hợp pháp trong khu cảnh quan.
VII. Quy hoạch bảo tồn chuyển chỗ
1. Quy hoạch hệ thống vườn thực vật
2. Quy hoạch hệ thống vườn thú
3. Quy hoạch hệ thống trung tâm cứu hộ
4. Quy hoạch các nhà bảo tàng thiên nhiên
5. Quy hoạch hệ thống vườn sưu tập cây thuốc
6. Quy hoạch hệ thống ngân hàng gen
7. Quy hoạch bảo tồn các giống cây trồng, vật nuôi bản địa có giá trị khoa học, kinh tế đặc biệt
8. Quy hoạch các vùng được ưu tiên kiểm soát và phòng chống loài ngoại lai xâm hại.
VIII. Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư
IX. Các giải pháp thực hiện quy hoạch
1. Giải pháp về vốn thực hiện quy hoạch
2. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực
3. Giải pháp về khoa học công nghệ
4. Giải pháp về cơ chế, chính sách
5. Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong bảo tồn đa dạng sinh học
6. Giải pháp về hợp tác quốc tế
7. Giải pháp về tổ chức thực hiện
Kết luận, kiến nghị
6.5. Báo cáo chuyên đề
- Chuyên đề: Lập báo cáo và xây dựng danh lục hệ thực vật trên cạn của tỉnh Thanh Hóa.
- Chuyên đề: Lập báo cáo và xây dựng danh lục hệ thực vật dưới nước của tỉnh Thanh Hóa.
- Chuyên đề: Lập báo cáo và xây danh lục hệ động vật trên cạn của tỉnh Thanh Hóa.
- Chuyên đề: Lập báo cáo và xây danh lục hệ động vật dưới nước của tỉnh Thanh Hóa.
- Chuyên đề: Tổng quan về hiện trạng các hệ sinh thái tự nhiên và phân vùng sinh thái.
- Chuyên đề: Đánh giá các loài thực vật đặc hữu, nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.
- Chuyên đề: Đánh giá các loài động vật đặc hữu, nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.
- Chuyên đề: Đánh giá hiện trạng quản lý đa dạng sinh học.
- Chuyên đề: Đánh giá hiện trạng xâm hại của sinh vật ngoại lai đến bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh.
- Chuyên đề: Đề xuất các giải pháp nâng cao nhận thức cộng đồng và tăng cường sự tham gia của người dân trong bảo tồn đa dạng sinh học.
7. Sản phẩm giao nộp
- Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt và các báo cáo chuyên đề.
- Hệ thống bản đồ hiện trạng, quy hoạch tỷ lệ 1/100.000 và báo cáo thuyết minh bản đồ.
- Đĩa CD hoặc USB lưu các sản phẩm giao nộp trên.
8. Thời gian hoàn thành lập dự án: 12 tháng (kể từ ngày đề cương, dự toán quy hoạch được phê duyệt).
9. Dự toán kinh phí lập dự án
- Tổng dự toán: 1.750 triệu đồng.
- Nguồn kinh phí: Nguồn sự nghiệp môi trường hàng năm của tỉnh.
(Có dự toán chi tiết tại phụ lục kèm theo).
2. Các ngành, đơn vị liên quan, theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, có trách nhiệm giải quyết các công việc liên quan đến ngành mình, đơn vị mình; đồng thời hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và tạo điều kiện cho chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án bảo đảm chất lượng, đúng thời gian quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính, Nông nghiệp và PTNT; Kho bạc Nhà nước tỉnh và Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi
nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
TỔNG HỢP DỰ TOÁN KINH
PHÍ LẬP QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM
2030 TỈNH THANH HÓA
(Kèm theo Quyết định số:
5118/QĐ-UBND ngày 07/12/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)
Đơn vị tính: VNĐ
TT |
HẠNG MỤC CÔNG VIỆC |
Tỷ lệ kinh phí (%) |
Dự toán |
Ghi chú |
A |
CHI PHÍ LẬP QUY HOẠCH THEO THÔNG TƯ 01/2012/TT-BKHĐT |
100 |
305.934.720 |
|
I |
Chi phí chuẩn bị lập đề cương quy hoạch |
2,5 |
7.648.368 |
|
1.1. |
Chi phí xây dựng và trình duyệt đề cương |
1,5 |
4.589.021 |
|
1.1.1 |
Thu thập thông tin Xây dựng đề cương nhiệm vụ |
0,5 |
1.529.674 |
|
1.1.2 |
Hội thảo xây dựng đề cương nhiệm vụ |
1 |
3.059.347 |
|
1.2 |
Lập dự toán kinh phí theo đề cương đã thống nhất và trình duyệt |
1 |
3.059.347 |
|
II |
Chi phí nghiên cứu xây dựng báo cáo quy hoạch |
84 |
256.985.165 |
|
2.1 |
Điều tra, thu thập số liệu về kinh tế xã hội, tài nguyên thiên nhiên của tỉnh |
7 |
1.415.430 |
|
2.2 |
Chi phí thu thập bổ sung về số liệu, tư liệu theo yêu cầu quy hoạch |
4 |
12.237.389 |
|
2.3 |
Chi phí khảo sát thực địa điều tra kinh tế, xã hội |
20 |
61.186.944 |
|
2.4 |
Chi phí thiết kế quy hoạch |
53 |
162.145.402 |
|
2.4.1 |
Phân tích, đánh giá vai trò vị trí của quy hoạch ĐDSH |
1 |
3.059.347 |
|
2.4.2 |
Phân tích, dự báo tiến bộ khoa học, công nghệ và phát triển ngành của khu vực, của cả nước tác động tới phát triển ngành của tỉnh trong thời kỳ quy hoạch |
3 |
9.178.042 |
|
2.4.3 |
Phân tích, đánh giá hiện trạng ĐDSH của tỉnh |
4 |
12.237.389 |
|
2.4.4 |
Nghiên cứu mục tiêu và quan điểm phát triển ĐDSH của tỉnh |
3 |
9.178.042 |
|
2.4.5 |
Nghiên cứu, đề xuất các phương án phát triển |
6 |
18.356.083 |
|
2.4.6 |
Nghiên cứu các giải pháp thực hiện mục tiêu |
20 |
61.186.944 |
|
- |
Luận chứng các phương án phát triển |
5 |
15.296.736 |
|
- |
Xây dựng phương án phát triển, đào tạo nguồn nhân lực |
1 |
3.059.347 |
|
- |
Xây dựng các phương án và giải pháp phát triển khoa học công nghệ |
1 |
3.059.347 |
|
- |
Xây dựng phương án và giải pháp bảo vệ môi trường |
1,5 |
4.589.021 |
|
- |
Xây dựng các phương án tính toán nhu cầu và đảm bảo vốn đầu tư |
4 |
12.237.389 |
|
- |
Xây dựng các chương trình dự án đầu tư trọng điểm |
1,5 |
4.589.021 |
|
- |
Xây dựng phương án tổ chức lãnh thổ |
3 |
9.178.042 |
|
- |
Xác định các giải pháp về cơ chế, chính sách và đề xuất các phương án thực hiện |
3 |
9.178.042 |
|
2.4.7 |
Xây dựng báo cáo tổng hợp và các báo cáo liên quan |
8 |
24.474.778 |
|
- |
Xây dựng báo cáo đề dẫn |
1 |
3.059.347 |
|
- |
Xây dựng báo cáo tổng hợp |
6 |
18.356.083 |
|
- |
Xây dựng báo cáo tóm tắt |
0,6 |
1.835.608 |
|
- |
Xây dựng văn bản trình thẩm định |
0,2 |
611.869 |
|
- |
Xây dựng văn bản trình phê duyệt quy hoạch |
0,2 |
611.869 |
|
2.4.8 |
Xây dựng hệ thống bản đồ quy hoạch |
5 |
24.474.778 |
|
III |
Chi phí quản lý và điều hành |
13,5 |
41.301.187 |
|
3.1 |
Chi phí quản lý |
4 |
12.237.389 |
|
3.2 |
Chi phí hội thảo và xin ý kiến chuyên gia |
1,5 |
4.589.021 |
|
3.3 |
Chi phí thẩm định và hoàn thiện báo cáo tổng hợp quy hoạch theo kết luận của Hội đồng thẩm định |
4,5 |
13.767.062 |
|
3.4 |
Chi phí công bố quy hoạch |
3,5 |
10.707.715 |
|
B |
KINH PHÍ ĐIỀU TRA BỔ SUNG |
|
1.282.728.952 |
|
I |
Chi phí nhân công |
|
245.328.952 |
|
II |
Chi phí vật liệu, vận chuyển |
|
7.400.000 |
|
III |
Chi phí dụng cụ |
|
7.200.000 |
|
IV |
Chi phân tích mẫu |
|
782.800.000 |
|
V |
Chi phân tích, đánh giá theo chuyên đề |
|
80.000.000 |
|
C |
THUẾ VAT [10%*(I+II+B)] |
|
154.736.248 |
|
D |
CHI PHÍ THẨM TRA QUYẾT TOÁN ((A+B+C) x 0,38%) |
|
6.624.920 |
|
|
TỔNG |
|
1.750.024.840 |
|
|
LÀM TRÒN |
|
1.750.000.000 |
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.