ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 51/2012/QĐ-UBND |
Long An, ngày 18 tháng 9 năm 2012 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động Cách mạng;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 47/2009/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 11/03/2009 của Liên Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cấp phát, quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành Lao động - Thương và Xã hội quản lý;
Xét đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại tờ trình số 1469/TTr.SLĐTBXH ngày 04/9/2012; ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại công văn số 539 /STP-XDKTVB ngày 13/6/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 2881/2000/QĐ-UB ngày 06/10/2000 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định quản lý, cấp phát và quyết toán kinh phí chi trả trợ cấp ưu đãi người có công cách mạng./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH |
QUẢN LÝ, CẤP PHÁT VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 51 /2012/QĐ-UBND ngày 18 /9 /2012 của UBND
tỉnh)
Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh
Quy chế này quy định việc quản lý, cấp phát và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Long An và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc quản lý, cấp phát và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.
Điều 2. Nguồn kinh phí chi trả trợ cấp
- Nguồn kinh phí chi trả trợ cấp cho người có công với cách mạng do ngân sách Trung ương cấp. Hàng năm căn cứ vào nguồn kinh phí chi trả trợ cấp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giao, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phân bổ kinh phí cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố.
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố, căn cứ danh sách chi trả cho đối tượng ưu đãi người có công, chuyển kinh phí cho UBND xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) để tổ chức chi trả cho các đối tượng.
Điều 3. Chi trả trợ cấp cho các đối tượng
- Chủ tịch UBND cấp xã là chủ tài khoản tiền gửi chi trả trợ cấp cho người có công với cách mạng trên địa bàn; công chức tài chính - kế toán cấp xã là kế toán; thủ quỹ của UBND cấp xã là thủ quỹ chi trả.
- Công chức văn hóa - xã hội cấp xã tổng hợp danh sách đối tượng chi trả hàng tháng, lập dự toán kinh phí chi trả, phối hợp với công chức tài chính - kế toán và thủ quỹ tổ chức chi trả cho các đối tượng.
VỀ TRÌNH TỰ LẬP DỰ TOÁN, CẤP PHÁT VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ
Điều 4. Trình tự lập, thông báo và đối chiếu dự toán
- Vào đầu tháng, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố căn cứ hồ sơ tăng hoặc giảm của đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp và các khoản chi khác (nếu có) lập dự toán gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, xét duyệt và thông báo dự toán cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố.
- Công chức văn hóa - xã hội cấp xã căn cứ hồ sơ tăng, giảm của đối tượng, điều chỉnh kinh phí trợ cấp và các khoản chi khác phù hợp với Phòng Lao động -Thương binh và Xã hội, ghi vào sổ quản lý chi trả tại địa phương.
- Sau khi đối chiếu các số liệu phù hợp, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội lập danh sách chi trả cho đối tượng giao UBND cấp xã tổ chức chi trả.
Điều 5. Công tác chuẩn bị chi trả
- Khi nhận được thông báo dự toán của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố lập dự toán chi tiết và thông báo cho UBND cấp xã, đồng thời lập ủy nhiệm chi chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của UBND cấp xã, nội dung ghi: “Chuyển tạm ứng kinh phí chi trả cho người có công với cách mạng”.
- UBND cấp xã niêm yết công khai danh sách đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp thường xuyên hoặc trợ cấp một lần tại trụ sở; quy định cụ thể về địa điểm, thời gian chi trả trợ cấp. Việc chi trả phải được tiến hành công khai, minh bạch, có sự giám sát của các đoàn thể tại địa phương.
- Công chức văn hóa - xã hội cấp xã có trách nhiệm phối hợp với thủ quỹ và kế toán tổ chức chi trả cho đối tượng đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng; việc thanh, quyết toán đảm bảo đúng quy định về tài chính.
- Người được hưởng chế độ khi nhận trợ cấp phải ký tên vào danh sách nhận tiền theo quy định. Nếu không trực tiếp đến được nơi nhận trợ cấp, người được trợ cấp có thể làm giấy ủy quyền (có xác nhận của UBND cấp xã) cho người khác nhận thay.
- Trường hợp người được hưởng chế độ không đến được nơi nhận tiền, cũng không ủy quyền cho người khác nhận thay thì công chức văn hóa - xã hội cấp xã có trách nhiệm đến nhà đối tượng tổ chức chi trả, việc chi trả phải đảm bảo đúng quy định về tài chính.
- Trường hợp đối tượng không còn tiêu chuẩn nhận trợ cấp, công chức văn hóa - xã hội cấp xã lập thủ tục trình cấp có thẩm quyền quyết định ngừng trợ cấp theo quy định.
- Sau khi hoàn thành chi trả trợ cấp cho các đối tượng, công chức tài chính - kế toán, công chức văn hóa - xã hội cấp xã và thủ quỹ chi trả lập thủ tục quyết toán theo quy định, trình chủ tài khoản phê duyệt gửi về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Phòng Lao động -Thương binh và Xã hội tổng hợp quyết toán của các xã gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Điều 8. Chế độ cho người trực tiếp chi trả
Những người trực tiếp tham gia công tác chi trả gồm: Chủ tài khoản, công chức tài chính - kế toán, công chức văn hóa - xã hội cấp xã và thủ quỹ chi trả được hưởng tiền thù lao theo quy định hiện hành.
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ, CẤP PHÁT VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ
Điều 9. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với Kho bạc nhà nước tỉnh, UBND các huyện, thành phố trong công tác quản lý và thực hiện chi trả trợ cấp; thường xuyên kiểm tra, thanh tra việc quản lý, cấp phát và quyết toán kinh phí chi trả ở địa phương đúng nội dung, mục đích và đối tượng theo quy định.
- Hướng dẫn UBND các huyện, thành phố xây dựng dự toán, cấp phát và quyết toán kinh phí chi trả cho người có công với cách mạng theo đúng Thông tư Liên tịch số 47/2009/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 11/03/2009 của Liên Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn cấp phát, quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành quản lý.
Điều 10. Trách nhiệm của UBND các huyện, thành phố
- Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các xã, phường, thị trấn quản lý chặt chẽ, báo cáo kịp thời biến động tăng, giảm đối tượng, thực hiện đúng chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn.
- Phê duyệt hồ sơ tăng, giảm đối tượng được hưởng trợ cấp; dự án đầu tư công trình ghi công liệt sỹ và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn thành công trình theo quy định.
- Chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng, đảm bảo việc sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng nội dung, đúng đối tượng.
Điều 11. Trách nhiệm của UBND cấp xã
- Chỉ đạo công chức chuyên môn cấp xã thực hiện công tác chi trả cho các đối tượng đảm bảo ân cần, chu đáo, kịp thời, đúng đối tượng; chế độ thanh, quyết toán đúng quy định hiện hành; theo dõi biến động tăng, giảm đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng; ký duyệt quyết toán danh sách chi trả gửi về Phòng Lao động -Thương binh và Xã hội đúng thời gian quy định.
- Thực hiện công khai, minh bạch trong chi trả; bố trí lịch chi trả phù hợp với thực tế của địa phương, đảm bảo đối tượng được nhận trợ cấp kịp thời, đúng đối tượng.
- Kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trên địa bàn, đảm bảo việc sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng nội dung, đúng đối tượng theo quy định.
Điều 12. Lưu trữ hồ sơ, chứng từ
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị sử dụng nguồn kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng phải tổ chức lưu trữ và bảo quản hồ sơ, tài liệu, chúng từ, dự toán, quyết toán theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Kế toán và Luật Lưu trữ.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền khi quyền, lợi ích của mình bị xâm hại. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo được giải quyết theo đúng quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.
Điều 14. Giải quyết khiếu nại, tố cáo
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về quản lý, cấp phát và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Khen thưởng và xử lý vi phạm
Cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân thực hiện tốt công tác quản lý, cấp phát và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng được khen thưởng theo quy định. Trường hợp vi phạm gây thiệt hại, thất thoát kinh phí, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời phản ánh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.