BỘ
TƯ PHÁP |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 500/QĐ-BTP |
Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2016 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HỘI THI HÒA GIẢI VIÊN GIỎI TOÀN QUỐC LẦN THỨ III
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Luật hòa giải ở cơ sở ngày 20 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Nghị quyết liên tịch số 01/NQLT-CP-UBTƯMTTQVN ngày 18 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở;
Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Quyết định số 2285/QĐ-BTP ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật; xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước năm 2016;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch tổ chức Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ III.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tư pháp, Giám đốc Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
TỔ CHỨC HỘI THI HÒA GIẢI VIÊN GIỎI TOÀN QUỐC LẦN
THỨ III
( Ban hành kèm theo Quyết định số 500/QĐ-BTP ngày 28 tháng 3 năm 2016 của Bộ
trưởng Bộ Tư pháp)
1. Mục đích
- Góp phần thực hiện có hiệu quả Luật hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành; nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò và ý nghĩa của công tác hòa giải ở cơ sở; tuyên truyền, phổ biến đến đông đảo cán bộ, nhân dân các quy định của pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ, đời sống hàng ngày của người dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong công tác hòa giải ở cơ sở;
- Tạo diễn đàn giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên; biểu dương và tôn vinh những điển hình xuất sắc trong công tác hòa giải ở cơ sở trên cả nước, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở;
- Thiết thực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2016.
2. Yêu cầu
- Bảo đảm thiết thực, hiệu quả, không phô trương, hình thức. Nội dung, hình thức thi sinh động, hấp dẫn, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người dự thi, tạo không khí hào hứng, sôi nổi, thu hút sự quan tâm, nhiệt tình ủng hộ của đông đảo Nhân dân;
- Gắn Hội thi với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là các quy định mới của Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật mới ban hành có liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày của người dân.
II. ĐỐI TƯỢNG, HÌNH THỨC, NỘI DUNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC HỘI THI
1. Đối tượng
Đối tượng tham dự Hội thi là hòa giải viên được bầu và công nhận theo quy định của Luật hòa giải ở cơ sở đã đạt giải cao tại Hội thi Hòa giải viên giỏi của địa phương hoặc hòa giải viên xuất sắc, tiêu biểu của địa phương được lựa chọn đại diện cho tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham dự Hội thi toàn quốc.
Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chọn 01 đội thi.
Mỗi đội thi gồm 03 thành viên, trong đó 01 người làm đội trưởng. Riêng phần thi tiểu phẩm, các đội thi có thể huy động những người khác tham gia các vai phụ (không phải vai hòa giải viên).
2. Các vòng thi
Hội thi được tổ chức 2 vòng: Sơ khảo và chung khảo.
a) Vòng sơ khảo: Được tổ chức theo 03 khu vực
- Khu vực I: Gồm 26 đội thi của các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa;
- Khu vực II: Gồm 16 đội thi của các tỉnh, thành phố: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai, Bình Định, Phú Yên, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Khánh Hòa;
- Khu vực III: Gồm 21 đội thi của các tỉnh, thành phố: Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau.
b) Vòng chung khảo:
Kết thúc Vòng sơ khảo, Ban Tổ chức Hội thi sẽ chọn tổng số 12 đội tham dự vòng thi chung khảo toàn quốc. Trong đó, số lượng các đội thi được chọn tham dự vòng chung khảo của mỗi khu vực sẽ do Ban Tổ chức quyết định tương ứng với tỷ lệ các đội thi tham dự Vòng sơ khảo ở khu vực đó.
3. Nội dung thi
- Hiểu biết các quy định pháp luật về hòa giải ở cơ sở; các quy định của Hiến pháp năm 2013, các đạo luật về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, pháp luật về đất đai, dân sự, hình sự, xử lý vi phạm hành chính, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, bảo vệ môi trường…
- Kiến thức về xã hội, đạo đức, phong tục, tập quán tốt đẹp, hương ước, quy ước văn hóa, văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, hò, vè…) cần thiết cho hoạt động hòa giải ở cơ sở.
- Kỹ năng hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở.
Lưu ý: Kiến thức pháp luật được vận dụng trong hòa giải các vụ việc về dân sự, vi phạm pháp luật hình sự thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở đề nghị căn cứ theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015, Bộ luật hình sự năm 2015, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
4. Hình thức thi
Tổ chức thi tập thể theo đội dưới hình thức sân khấu hóa, cụ thể như sau:
- Vòng sơ khảo: Gồm 03 phần thi:
+ Phần thi lý thuyết: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm trong Bộ câu hỏi của Ban Tổ chức Hội thi.
+ Phần thi xử lý tình huống: Đưa ra cách hòa giải tình huống mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở do Ban Tổ chức Hội thi đặt ra.
+ Phần thi tiểu phẩm: Đội thi dàn dựng và trình diễn tiểu phẩm dưới các hình thức kịch nói, ca kịch hoặc các hình thức nghệ thuật, sân khấu phù hợp khác về một vụ việc thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở đã xảy ra tại địa phương và được tổ hòa giải tiến hành hòa giải thành công và mang lại hiệu ứng tích cực.
- Vòng chung khảo: Gồm 03 phần thi:
+ Phần thi giới thiệu: Đội thi giới thiệu về các thành viên; đặc thù địa phương và tình hình công tác hòa giải ở cơ sở của địa phương bằng các hình thức sinh động, hấp dẫn, thể hiện được bản sắc văn hóa của địa phương.
+ Phần thi lý thuyết (như đã trình bày tại nội dung thi Vòng sơ khảo).
+ Phần thi tiểu phẩm (như đã trình bày tại nội dung thi Vòng sơ khảo).
(Chi tiết được quy định trong Thể lệ Hội thi)
5. Thời gian, địa điểm tổ chức Hội thi
a) Vòng sơ khảo:
- Thời gian: Tháng 9 - tháng 10/2016;
- Địa điểm:
+ Khu vực I: Tại 01 tỉnh, thành phố miền Bắc;
+ Khu vực II: Tại 01 tỉnh, thành phố miền Trung;
+ Khu vực III: Tại 01 tỉnh, thành phố miền Nam.
Địa điểm cụ thể sẽ được Ban Tổ chức Hội thi quyết định sau khi thống nhất với các địa phương.
b) Vòng chung khảo:
- Thời gian: Tháng 11/2016;
- Địa điểm: Hà Nội.
III. NỘI DUNG CÔNG VIỆC, TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN VÀ TIẾN ĐỘ TRIỂN KHAI
1. Thành lập Ban Tổ chức, Tổ Thư ký giúp việc Ban Tổ chức Hội thi
a) Cơ quan thực hiện: Bộ Tư pháp.
b) Cơ quan phối hợp: Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban Dân tộc, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Trung ương Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố nơi tổ chức các vòng sơ khảo, chung khảo Hội thi.
c) Thời gian thực hiện: Tháng 4/2016.
2. Ban hành Thể lệ Hội thi, Bộ câu hỏi trắc nghiệm, tình huống thi; thành lập Ban Giám khảo, Tổ Thư ký giúp việc Ban Giám khảo
a) Cơ quan thực hiện: Ban Tổ chức Hội thi.
b) Thời gian thực hiện: Tháng 5/2016.
3. Xây dựng đáp án và các tài liệu phục vụ Hội thi (thang điểm, hướng dẫn chấm điểm, phiếu điểm, chương trình, kịch bản tổ chức Hội thi Vòng sơ khảo, chung khảo…)
a) Cơ quan thực hiện: Ban Tổ chức Hội thi, Ban Giám khảo Hội thi.
b) Thời gian thực hiện: Tháng 5 - tháng 7/2016.
4. Truyền thông, phổ biến về Hội thi (hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương tăng cường truyền thông về hội thi; phối hợp tổ chức xây dựng chuyên trang, chuyên mục, tọa đàm, phóng sự, tin, bài tuyên truyền, phổ biến về quá trình trước, trong và sau Hội thi).
a) Cơ quan thực hiện: Ban Tổ chức Hội thi, các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.
b) Thời gian thực hiện: Tháng 4 - tháng 11/ 2016.
5. Lựa chọn và gửi danh sách đội thi về Ban Tổ chức Hội thi
a) Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
b) Thời gian thực hiện: Trước 15/8/2016.
6. Chuẩn bị nội dung, các điều kiện cần thiết khác cho các đội tham dự Hội thi
a) Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
b) Thời gian thực hiện: Tháng 8/2016
7. Tổ chức Vòng sơ khảo Hội thi (có chương trình, kịch bản riêng)
a) Cơ quan thực hiện: Ban Tổ chức Hội thi, Ban Giám khảo Hội thi.
b) Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố nơi tổ chức Vòng sơ khảo Hội thi.
8. Tổ chức Vòng chung khảo Hội thi (có chương trình, kịch bản riêng)
a) Cơ quan thực hiện: Ban Tổ chức Hội thi, Ban Giám khảo Hội thi.
b) Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
9. Hoạt động vận động, tài trợ cho Hội thi
a) Cơ quan thực hiện: Ban Tổ chức Hội thi.
b) Cơ quan phối hợp: Cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan.
b) Thời gian thực hiện: Tháng 4 - tháng 11/2016
10. Xây dựng Tài liệu tổng hợp về Hội thi
a) Cơ quan thực hiện: Ban Tổ chức Hội thi.
b) Thời gian thực hiện: Tháng 12/2016.
1. Trách nhiệm thực hiện
a) Ban Tổ chức Hội thi có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn triển khai thực hiện Hội thi trong toàn quốc và thực hiện các nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch này; tổng kết Hội thi và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở; báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về kết quả tổ chức Hội thi.
Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp - Thường trực Tổ giúp việc Ban Tổ chức Hội thi có trách nhiệm tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Ban Tổ chức Hội thi tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này.
b) Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban Dân tộc, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Trung ương Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức Hội thi;
Đề nghị Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội các cấp ở địa phương phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp trong lựa chọn đội thi của địa phương tham dự Hội thi toàn quốc bảo đảm chất lượng, hiệu quả.
Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí đưa tin về Hội thi; Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan báo chí ở Trung ương tích cực, chủ động phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc phổ biến, tuyên truyền về Hội thi.
d) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp chỉ đạo, hướng dẫn lựa chọn, cử 01 đội dự thi đại diện cho địa phương tham dự Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ III (thông qua việc tổ chức Hội thi Hòa giải viên giỏi ở địa phương hoặc căn cứ kết quả Hội thi Hòa giải viên giỏi đã tổ chức từ các năm trước, kết quả theo dõi, tổng kết công tác hòa giải ở cơ sở của địa phương); chỉ đạo Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các Sở, ngành liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp hướng dẫn đội thi chuẩn bị nội dung theo Thể lệ Hội thi và bảo đảm kinh phí, các điều kiện cần thiết cho đội thi tham dự Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc.
Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức Vòng sơ khảo và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội nơi tổ chức Vòng chung khảo Hội thi phối hợp với Ban Tổ chức Hội thi tổ chức Hội thi.
2. Kinh phí thực hiện
a) Kinh phí tổ chức Hội thi được bố trí từ ngân sách nhà nước và các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác (nếu có) theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí kinh phí trong nguồn ngân sách để tổ chức Hội thi của địa phương (trường hợp các tỉnh, thành phố tổ chức Hội thi tại địa phương) và bảo đảm kinh phí cho đội thi của địa phương mình tham gia Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ III.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.