BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 50/2005/QĐ-BGTVT |
Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2005 |
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 29 tháng
06 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 04 năm 2003 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận
tải;
Theo đề nghị của Vụ Trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Tiêu chuẩn ngành:
"TIÊU CHUẨN TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI"
Số đăng ký: 22 TCN 226 – 2005
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 4135/2001/QĐ-BGTVT ngày 05 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Tiêu chuẩn ngành Trạm đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, số đăng ký 22 TCN 226- 01.
Các Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới đã thành lập trước ngày Quyết định này có hiệu lực phải bổ sung thiết bị kiểm tra trang bị cho một dây chuyền kiểm định để sử dụng từ 01/01/2007, khuyến khích thực hiện bố trí diện tích mặt bằng, chiều dài tối thiểu lắp đặt dây chuyền kiểm định theo tiêu chuẩn này.
Điều 3. Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
BỘ TRƯỞNG |
LỜI NÓI ĐẦU
Tiêu chuẩn 22 TCN 226 - 2005 được biên soạn trên cơ sở soát xét, bổ xung, sửa đổi Tiêu chẩn ngành số 22 TCN 226 - 2001.
Cơ quan đề nghị và biên soạn: Cục Đăng Kiểm Việt Nam.
Cơ quan trình duyệt: Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ Giao thông vận tải.
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông vận tải.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số tiêu chuẩn |
|
Có hiệu lực từ ……./.…/200.. |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 50/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
1.1 Phạm vi điều chỉnh
Tiêu chuẩn này quy định điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân lực của Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới.
1.2. Đối tượng áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm định xe cơ giới đang lưu hành.
2.1. Địa điểm
Địa điểm xây dựng Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới phải phù hợp với quy hoạch, có đường giao thông thuận tiện cho xe cơ giới ra vào kiểm định.
2.2. Diện tích
2.2.1. Diện tích mặt bằng của Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới theo quy định sau đây:
Cấp Trung Tâm |
Số lượt xe kiểm định trong một năm (Lượt xe/năm) |
Kích thước tối thiểu lắp đặt dây chuyền kiểm định |
Diện tích mặt bằng (m2) |
||
Chiều dài (m) |
Chiều rộng (m) |
số lượng dây chuyền |
|||
1 |
Đến 6000 |
36-40 |
6,6 |
1 |
3000 |
2 |
Trên 6000 đến 12000 |
36-40 |
6,6 |
1 |
Trên 3000 đến 4000 |
3 |
Trên 12000 đến 24000 |
36-40 |
13 |
2 |
Trên 5000 đến 6000 |
4 |
Trên 24000 đến 30000 |
44-50 |
13 |
2 |
Trên 7000 đến 8000 |
5 |
Trên 30000 đến 36000 |
44-50 |
20 |
3 |
Trên 9000 đến 10000 |
6 |
Trên 36000 đến 42000 |
50 |
20 |
3 |
Trên 10000 đến 11000 |
7 |
Trên 42000 đến 48000 |
50 |
27 |
4 |
Trên 11000 đến 12000 |
8 |
Trên 48000 đến 54000 |
50 |
27 |
4 |
Trên 12000 đến 13000 |
9 |
Trên 54000 đến 60000 |
50 |
34 |
5 |
Trên 13000 đến 14000 |
10 |
Trên 60000 đến 66000 |
50 |
34 |
5 |
Trên 14000 đến 15000 |
- Đối với Trung tâm Đăng kiểm xây dựng mới nếu từ cấp 1 đến cấp 3 , chiều dài tối thiểu lắp đặt dây chuyền kiểm tra là 40 m ; từ cấp 4 đến cấp 10, chiều dài tối thiểu lắp đặt dây chuyền kiểm tra là 50 m; nếu chỉ bố trí một cổng cho xe cơ giới ra vào, chiều rộng mặt bằng Trung tâm tối thiểu là 30 m;
- Đối với Trung tâm từ cấp 1 đến cấp 5 tồn tại trước khi tiêu chuẩn này có hiệu lực, thì khuyến khích tận dụng diện tích để tăng chiều dài lắp đặt dây chuyền kiểm tra theo giới hạn trên.
2.2.2. Diện tích dành làm bãi đỗ xe và đường cho xe ra vào kiểm định tối thiểu chiếm 70% diện tích mặt bằng quy định trong 2.2.1;
2.3. Mặt bằng
2.3.1. Mặt bằng Trung tâm phải bảo đảm không bị ngập úng trong mọi điều kiện;
2.3.2. Hệ thống đường cho xe cơ giới ra, vào tối thiểu phải bảo đảm theo tiêu chuẩn đường bộ cấp 2 đồng bằng, chiều rộng mặt đường không nhỏ hơn 3 mét và bán kính quay vòng không nhỏ hơn 12 mét để bảo đảm cho phương tiện ra vào thuận tiện;
2.3.3. Bãi đỗ xe tối thiểu phải bảo đảm theo tiêu chuẩn đường bộ cấp 3 đồng bằng;
2.3.4. Nhà kiểm định có chiều cao thông xe không thấp hơn 4,5 mét; có hệ thống thông gió; bảo đảm chiếu sáng phù hợp với các yêu cầu kiểm tra; có hệ thống hút khí thải; chống hắt nước vào thiết bị khi trời mưa, bảo đảm vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ theo các tiêu chuẩn hiện hành;
2.3.5. Khu văn phòng phải bố trí hợp lý, bảo đảm thực hiện tốt việc giám sát công tác kiểm định và thuận tiện cho giao dịch.
2.4. Thiết bị kiểm định
2.4.1. Kiểu loại các thiết bị kiểm tra bố trí trong dây chuyền kiểm định phải phù hợp với kiểu loại thiết bị đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhằm đảm bảo tính thống nhất trong mạng lưới Trung tâm kiểm định xe cơ giới trên toàn quốc.
2.4.2. Trang bị cho một dây chuyền kiểm định tối thiểu phải có các thiết bị kiểm tra sau đây:
Thiết bị kiểm tra phanh (Brake Tester);
Thiết bị cân trọng lượng (Weighing device);
Thiết bị đo độ trượt ngang của bánh xe (Side Slip Tester);
Thiết bị phân tích khí xả (Exhaust Gas Analyser);
Thiết bị đo độ khói (Exhaust Smoke Opacimeter);
Thiết bị đo độ ồn phương tiện và âm lượng còi (Sound Level Meters);
Thiết bị kiểm tra đèn chiếu sáng phía trước (Headlamp Tester);
Thiết bị kiểm tra đồng hồ tốc độ (Speedometer Tester);
Thiết bị hỗ trợ kiểm tra gầm (Axle play detector);
Thiết bị nâng xe phục vụ cho việc kiểm tra khung gầm và các bộ phận bên dưới thân xe. Trường hợp không sử dụng thiết bị nâng thì có thể thay thế bằng hầm kiểm tra gầm ôtô. Kích thước cụ thể hầm kiểm tra được quy định như sau:
- Hầm kiểm tra xe con (dài x rộng x sâu): 6000 x 600 x 1300 (mm);
- Hầm kiểm tra xe tải (dài x rộng x sâu): 12000 x 750 x 1200 (mm);
- Hầm kiểm tra tổng hợp (dài x rộng x sâu): 12000 x 650 x 1250 (mm).
Vị trí của hầm phù hợp với thiết kế của dây chuyền kiểm tra, lối lên xuống phải thuận tiện và có lối thoát hiểm khi xảy ra sự cố. Trong hầm phải trang bị kích nâng để thay đổi khoảng cách giữa đăng kiểm viên và gầm xe nhằm tạo thuận lợi khi thao tác kiểm định. Sử dụng hầm tổng hợp trong trường hợp chỉ có một dây chuyền kiểm tra.
Thiết bị phát điện cung cấp cho các trang thiết bị kiểm định khi có sự cố về điện.
2.5. Dụng cụ kiểm tra
Dụng cụ kiểm tra cho mỗi một dây chuyền kiểm định tối thiểu như sau:
Dụng cụ kiểm tra độ rơ góc vô lăng lái;
Dụng cụ kiểm tra áp suất hơi lốp;
Dụng cụ kiểm tra chiều cao hoa lốp còn lại;
Đèn soi, đèn pin;
Búa chuyên dùng kiểm tra;
Thước đo các loại.
Yêu cầu kỹ thuật của từng thiết bị, dụng cụ kiểm tra sử dụng trong hoạt động kiểm định xe cơ giới phải theo đúng quy định, tiêu chuẩn hiện hành.
3. Mạng thông tin lưu trữ và truyền số liệu
3.1. Thông tin lưu trữ
Mỗi một vị trí làm việc phải có 01 thiết bị để nhập, lưu trữ và truyền số liệu. Các thiết bị phải được nối mạng nội bộ để bảo đảm việc lưu trữ và truyền số liệu.
Máy chủ của Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới phải được nối mạng với máy chủ của cơ quan quản lý nhà nước về công tác kiểm định để thường xuyên truyền, báo cáo số liệu kiểm định.
Chương trình quản lý kiểm định sử dụng tại Trung tâm phải hoà mạng được với chương trình quản lý của cơ quan quản lý chuyên ngành.
3.2. Các thiết bị khác
3.2.1. Máy điện thoại;
3.2.2. Máy Fax;
3.2.3. Camera quan sát và chụp ảnh phương tiện vào kiểm định;
3.2.4. Máy photocopy.
Đăng kiểm viên xe cơ giới là người trực tiếp thực hiện việc kiểm định phương tiện, phải được cơ quan quản lý nhà nước tổ chức đào tạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ, công nhận và cấp thẻ đăng kiểm viên;
Nhân viên nghiệp vụ là người trực tiếp thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ; nhập số liệu; truyền số liệu; in ấn chứng chỉ kiểm định; cấp, trả hồ sơ; làm thủ tục di chuyển phương tiện, phải được cơ quan quản lý nhà nước tổ chức đào tạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ, công nhận và cấp thẻ nhân viên nghiệp vụ;
Trong quá trình hoạt động kiểm định xe cơ giới, đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ phải tham dự bắt buộc các khóa học bổ túc, cập nhật, nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước;
Số lượng người làm việc tại mỗi Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới phụ thuộc vào số lượng dây chuyền kiểm tra của Trung tâm đó, nhưng phải bảo đảm có đủ các chức danh sau:
Giám đốc, các Phó Giám đốc;
Đăng kiểm viên các hạng theo yêu cầu của Cơ quan quản lý nhà nước về công tác kiểm định;
Nhân viên nghiệp vụ gồm kế toán, thủ quỹ, nhân viên hồ sơ và các nhân viên khác.
Số lượng Đăng kiểm viên tối thiểu của một Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới phụ thuộc vào số lượng dây chuyền kiểm định tại Trung tâm đó và được quy định như sau:
Cấp Trung tâm |
Số dây chuyền kiểm tra của Trung tâm |
Số lượng đăng kiểm viên tối thiểu |
1 |
1 |
4 |
2 |
1 |
6 |
3 |
2 |
9 |
4 |
2 |
11 |
5 |
3 |
14 |
6 |
3 |
17 |
7 |
4 |
20 |
8 |
4 |
23 |
9 |
5 |
26 |
10 |
5 |
29 |
|
Đào Đình Bình (Đã ký)
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.