ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4988/QĐ-UBND |
Quảng Ninh, ngày 25 tháng 12 năm 2017 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH CẤP NƯỚC AN TOÀN TỈNH QUẢNG NINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;
Căn cứ Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 117/2007/NĐ-CP của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 08/2012/TT-BXD ngày 21 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn;
Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Văn bản số 3881/SXD-HTKT&PTĐT ngày 31/10/2017 về việc Ban hành Kế hoạch cấp nước an toàn tỉnh Quảng Ninh và Văn bản số 4416/SXD-HTKT&PTĐT ngày 06/12/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Kế hoạch cấp nước an toàn tỉnh Quảng Ninh, với những nội dung như sau:
1. Bảo đảm duy trì áp lực cấp nước, cung cấp ổn định, đủ lượng nước và đảm bảo chất lượng nước cấp theo quy chuẩn quy định từ nơi thu nước đến nơi sử dụng.
2. Có các giải pháp đối phó với các sự cố bất thường và các nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra trong toàn bộ quá trình sản xuất, cung cấp nước sạch từ nguồn đến khách hàng sử dụng.
3. Góp phần bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, giảm thiểu các bệnh tật liên quan đến nước, phòng ngừa dịch bệnh và phát triển kinh tế xã hội.
4. Góp phần giảm tỷ lệ thất thoát, tiết kiệm tài nguyên nước và bảo vệ môi trường.
1. Hiện trạng hệ thống cấp nước:
1.1. Đánh giá hiện trạng của hệ thống cấp nước do Công ty cổ phần nước sạch Quảng Ninh quản lý:
Hệ thống cấp nước do Công ty cổ phần nước sạch Quảng Ninh (sau đây viết tắt là Công ty) quản lý bao gồm 19 giếng ngầm, 20 nhà máy và khu xử lý với tổng lượng nước mặt khai thác: 190.000 m3/ngđ (tỷ lệ nước mặt: 86,6 %), tổng lượng nước ngầm khai thác: 26.350 m3/ngđ (tỷ lệ nước ngầm: 13,4 %) phục vụ cấp nước các khu vực Đông Triều, Uông Bí, Quảng Yên, Hạ Long, Hoành Bồ, Cẩm Phả, Vân Đồn, Tiên Yên, Ba Chẽ, Hải Hà, Đầm Hà, Móng Cái, cụ thể hệ thống cấp nước tại các đơn vị như sau:
a) Phạm vi cấp nước và thông tin khách hàng:
- Hiện nay, độ phủ mạng lưới cấp nước toàn Công ty đã có 12/14 đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh (gồm: Thị xã Đông Triều, thành phố Uông Bí, thị xã Quảng Yên, thành phố Hạ Long, huyện Hoành Bồ, thành phố Cẩm Phả, huyện Vân Đồn, huyện Ba Chẽ, huyện Tiên Yên, huyện Đầm Hà, huyện Hải Hà, thành phố Móng Cái).
- Tính đến tháng 7/2017 tổng số khách hàng cơ quan và nhân dân dùng nước là 213.723 hộ, trong đó:
+ Cơ quan: 4.274 hộ.
+ Nhân dân: 209.449 hộ.
- Tỷ lệ cấp nước đô thị toàn Công ty đạt: 91,12% (Trong đó: Thành phố Hạ Long: 116,39%; thành phố Cẩm Phả: 96,31%; thị trấn Trới, huyện Hoành Bồ: 119,40%; thị xã Đông Triều: 67,49%; thành phố Uông Bí: 93,52%; thị xã Quảng Yên: 63,74%; huyện Vân Đồn: 105,84%; thị trấn Tiên Yên, huyện Tiên Yên: 108,50%; thị trấn Quảng Hà, huyện Hải Hà: 79,76%; thành phố Móng Cái: 32,34%; thị trấn Đầm Hà, huyện Đầm Hà: 51,75%; thị trấn Ba Chẽ, huyện Ba Chẽ: 97,16%).
- Tỷ lệ thất thoát nước sạch là: 14,5%
- Tổng dân số thành thị được cung cấp nước sạch từ công trình cấp nước tập trung là: 891.053 người
- Mức cấp nước bình quân đầu người: 150 l/ng. ngđ
b) Nguồn nước và công trình xử lý nước:
- Xí nghiệp nước Đông Triều:
+ Nhà máy nước Miếu Hương sử dụng nguồn nước hồ Bến Châu với dung tích hồ là 8,67 triệu m3 và nguồn dự phòng sông Trung Lương, công suất thiết kế 6.000m3/ ngày đêm, công suất vận hành thực tế 6.000m3/ngày đêm;
+ Giếng 12: Sử dụng nguồn nước ngầm tại G12 thuộc khu Vĩnh Trung, phường Mạo Khê, thị xã Đông Triều khai thác với công suất 2.500 m3/ngđ
+ Khu xử lý Đông Triều: Sử dụng 03 giếng ngầm (548A, 548B, 541A) tại phường Đức Chính, thị xã Đông Triều với công suất 3.000 m3/ngđ
- Xí nghiệp nước Uông Bí:
+ Nhà máy nước Đồng Mây sử dụng nguồn nước hồ Yên Lập với dung tích hồ là 127,5 triệu m3, công suất thiết kế 30.000m3/ngày đêm.
+ Các nguồn nước ngầm G462; G462A; G458 khu vực phường Vàng Danh, thành phố Uông Bí với tổng công suất khai thác 1.600m3/ngđ
- Xí nghiệp nước Quảng Yên:
+ Nhà máy nước Quảng Yên sử dụng nguồn nước hồ Yên Lập với dung tích hồ là 127,5 triệu m3, công suất thiết kế và khai thác 4.400m3/ngđ;
+ Khu xử lý nước Phong Cốc sử dụng nguồn nước hồ Yên Lập với dung tích hồ là 127,5 triệu m3, công suất thiết kế và khai thác 2.500 m3/ngđ;
+ Khu xử lý nước Liên Hòa sử dụng nguồn nước hồ Yên Lập với dung tích hồ là 127,5 triệu m3, công suất thiết kế và khai thác 1.000 m3/ngđ;
- Chi nhánh phía Tây Hạ Long và huyện Hoành Bồ - Xí nghiệp nước bãi Cháy:
+ Nhà máy nước Hoành Bồ sử dụng nguồn nước sông Mằn, công suất thiết kế và khai thác 10.000m3/ngđ (giai đoạn 1), giai đoạn 2 là 20.000 m3/ngđ;
+ Nhà máy nước Đồng Ho sử dụng nguồn nước sông Thác Nhoòng, công suất thiết kế 20.000m3/ngđ, công suất khai thác 22.000 - 24.000 m3/ngđ.
+ Nhà máy nước Yên Lập sử dụng nguồn nước hồ Yên Lập với dung tích hồ là 127,5 triệu m3, công suất thiết kế và khai thác giai đoạn I :10.000 m3/ngđ; Công suất quy hoạch 80.000 m3/ngđ.
- Chi nhánh phía Đông Hạ Long - Xí nghiệp nước Hòn Gai: Xí nghiệp Hòn Gai đang cấp nước với công suất 37.000 m3/ng.đêm trong đó:
+ Nguồn nước của Xí nghiệp nước Hồng Gai cấp cho khách hàng chủ yếu tiếp nhận từ nhà máy nước Diễn Vọng với sản lượng trung bình là 31.000 m3/ng.đêm.
+ Ngoài ra còn có nguồn nước ngầm khai thác cục bộ với sản lượng bình quân 6.000m3/ngđêm.
- Chi nhánh thành phố Cẩm Phả - Xí nghiệp nước Cẩm Phả: Xí nghiệp nước Cẩm Phả đang cấp nước với công suất 35.100 m3/ng.đêm trong đó:
+ Nguồn nước của Xí nghiệp nước Cẩm Phả cấp cho khách hàng chủ yếu tiếp nhận từ nhà máy nước d ễn Vọng với sản lượng trung bình là 31.200 m3/ng.đêm.
+ Ngoài ra còn có nguồn nước ngầm khai thác cục bộ với sản lượng bình quân 3.900m3/ngđêm.
- Chi nhánh huyện Vân Đồn - Xí nghiệp nước Vân Đồn:
+ Trạm cấp nước Cái Rồng công suất thiết kế và khai thác 2.000m3/ngđ sử dụng nguồn nước từ nguồn nước lộ 12, nguồn hồ Mắt Rồng và nguồn nước từ hồ Khe Mai (dung tích W=1,4 triệu m3),
+ Nguồn nước từ Lộ 3 với công suất 2.000 m3/ngđ thuộc Thôn Đông Thành - Xã Đông Xá huyện Vân Đồn.
+ Nguồn từ Cẩm Phả qua trạm bơm tăng áp cầu 1 Vân Đồn với công suất 5.000 m3/ngđ;
- Chi nhánh miền Đông (các huyện: Tiên Yên, Bã Chẽ, Đầm Hà) - Xí nghiệp nước miền Đông:
+ Nhà máy nước Tiên Yên sử dụng nguồn nước sông Tiên Yên, công suất thiết kế 2.500m3/ngđ; công suất khai thác 1.500 m3/ngđ;
+ Nhà máy nước Ba Chẽ sử dụng nguồn nước sông Ba Chẽ, công suất thiết kế 1.250 m3/ngđ; công suất khai thác 700 m3/ngđ;
+ Nhà máy nước Đầm Hà sử dụng nguồn nước sông Đầm Hà, công suất thiết kế 1.250m3/ngđ; công suất khai thác 300 m3/ngđ;
- Chi nhánh Móng Cái (huyện Hải Hà, thành phố Móng Cái) - Xí nghiệp nước Móng Cái:
+ Nhà máy nước Hải Hà sử dụng nguồn nước sông Hà Cối, công suất thiết kế 3.000 m3/ngđ, công suất khai thác 1.700 m3/ngđ;
+ Nhà máy nước Vạn Gia sử dụng nguồn nước nước mặt Hồ Vĩnh Thực, công suất thiết kế 500m3/ngđ; công suất khai thác 50 m3/ngđ;
+ Nhà máy nước Kim Tinh sử dụng nguồn nước hồ Kim Tinh, công suất thiết kế 6.000m3/ngđ; công suất khai thác 6.000 m3/ngđ;
c) Sơ đồ quy trình công nghệ hệ thống cấp nước: Quá trình xử lý nước bao gồm các công đoạn sau:
- Khử hữu cơ (Clo hóa sơ bộ): Trường hợp độ màu cao > 50 TCU.
- Hòa trộn hóa chất: Thường sử dụng PAC (Poly aluminium chloride) làm hoá chất keo tụ cặn trong nước; NaOH hoặc vôi để nâng PH lên giá trị ~ 7; chất trợ lắng (PAA) để tạo liên kết giữa các bông cặn.
- Phản ứng: Tại đây xảy ra hiện tượng keo tụ, các hạt cặn lơ lửng trong nước thành các hạt cặn lớn hơn có khả năng lắng.
- Lắng: Nước sau khi hoà trộn với hóa chất xảy ra phản ứng keo tụ sẽ chuyến sang bể lắng và lắng cặn bẩn tại đây.
- Lọc: Nước từ bể lắng được đưa sang bể lọc, các bể lọc thường sử dụng 1 lớp vật liệu lọc (cát thạch anh).
- Khử trùng (clo): Nước sau khi qua bể lọc sẽ được khử trùng bằng Clo trước khi về bể chứa, liều lượng theo test của Phòng hóa nghiệm. Sử dụng hóa chất DPD hoặc dung dịch Octhotonidin để xác định nồng độ clo có trong nước.
- Các loại hoá chất được sử dụng trong quá trình sản xuất nước: Sử dụng PAC (Poly aluminium chloride), chất trợ lắng PAA làm hoá chất keo tụ nước. Sử dụng clo hoặc giaven để khử trùng. NaOH hoặc vôi bột để nâng cao độ PH trong nước.
d) Mạng lưới cấp nước:
- Mạng lưới cấp nước trên địa bàn được lắp đặt qua nhiều giai đoạn khác nhau, trong quá trình vận hành Công ty đã đầu tư mở rộng, cải tạo, nâng cấp mạng cấp nước đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt trong đó đầu tư thay thế các tuyến ống cũ (gang, thép, thép mạ kẽm) bằng vật liệu mới HDPE nhằm nâng cao chất lượng nước. Do đó mạng đường ống hoạt động bền vững, có hiệu quả. Hệ thống mạng đường ống chia làm 3 cấp: Ống cấp 1 có đường kính từ 200mm trở lên, ống cấp 2 có đường kính từ 100mm đến 200mm, ống cấp 3 có đường kính từ 25mm đến 90mm cung cấp nước đến hộ tiêu thụ. Tổng chiều dài mạng lưới cấp nước trên toàn Công ty là: 1416,87 km. Trong đó đường ống cấp 1, 2 là: 429,46 km, đường ống phân phối là: 987,41 km:
- Mạng lưới cấp nước thị xã Đông Triều: Đường ống làm bằng vật liệu gang, thép, thép mạ kẽm, gang dẻo, PVC: Tổng số các tuyến ống trục chính (>= D100): 58.040 m, trong đó gồm: D400 có L = 10.533 m; D300 có L = 3.500 m; D225 có L = 1.960 m; D200 có L = 6.238 m; D180 có L = 1.255 m; D160 có L = 2.080 m; D150 có L = 10.523 m; D110 có L = 15.768 m; D100 có L = 6.183 m; Tổng số các tuyến ống phân phối (50 <= D < 100): 107.551 m
- Mạng lưới cấp nước thành phố Uông Bí: Đường ống làm bằng vật liệu gang, thép, HDPE, PVC:
+ Tổng số các tuyến ống trục chính (>= D100): 108.757 m, trong đó gồm: D500 có L = 1.834 m, D400 CI+SI có L = 12.050 m, D400 HDPE có L = 3.500 m, D 315 có L = 2.582 m, D300 có L = 5.200 m, D280 có L= 2.200, D250 có L = 5.400 m, D225 có L = 7.000 m, D200 có L = 23.450 m, D160 có L = 27.087 m, D150 có L = 2.750 m, D110 có L = 15.004 m, D100 có L = 700 m.
+ Tổng số các tuyến ống phân phối (50 <= D < 100): 225.000 m
- Mạng lưới cấp nước thị xã Quảng Yên: Đường ống làm bằng vật liệu gang, thép, HDPE, PVC:
+ Tổng số các tuyến ống trục chính (>= D100): 29.803 m, trong đó gồm: D225 có L = 3.738 m; D200 có L = 5.196 m; D160 có L = 6.817 m; D150 có L = 3.825 m; D110 có L = 8.117 m; D100 có L = 2.110 m.
+ Tổng số các tuyến ống phân phối (50 <= D < 100): 78.701 m.
- Mạng lưới cấp nước khu vực Tây Hạ Long và huyện Hoành Bồ đường ống làm bằng vật liệu gang, thép, thép mạ kẽm, gang dẻo, PVC bao gồm:
+ Tổng số các tuyến ống trục chính (>= D100): 103.165 m, trong đó gồm: D500 có L = 8.700 m, D400 có L = 1.200 m, D300 có L = 23.754 m, D250 có L = 8.989 m, D200 có L = 9.649 m, D160 có L = 22.790 m, D100 có L = 28.083 m.
+ Tổng số các tuyến ống phân phối (50 <= D < 100) dài 187.192 m trong đó: Ống D75 có L = 20.808 m, D63 có L = 64.634 m, D50 có L = 70.240 m.
- Mạng lưới cấp nước khu vực Đông Hạ Long: Có tổng số tuyến ống trục chính D600-100 dài 133.873m; Tổng số các tuyến ống phân phối (50 <= D < 100): 89.473 m.
- Mạng lưới cấp nước phường Quang Hanh - Nhà máy nước Diễn Vọng: Đường ống làm bằng vật liệu thép, thép mạ kẽm, gang dẻo, PVC:
+ Tổng số các tuyến ống trục chính (>= D100): 20.099 m.
+ Tổng số các tuyến ống phân phối (50 <= D < 100) dài 8.406 m.
- Mạng lưới cấp nước khu vực thành phố Cẩm Phả: D600 gang có L = 9.101 m; D500 gang có L = 16.061 m; D400 gang có L = 3.204 m; D300 gang có L = 16.051m; D250 gang có L = 2.638m; HDPE D280 có L = 1.143 m; HDPE D225 có L = 626 m; D200 gang có L = 6.269m; ống D180-110 có L = 27.621 m; Tổng số các tuyến ống phân phối (50 <= D < 100): 202.918 m.
- Mạng lưới cấp nước khu vực huyện Vân Đồn: Đường ống làm bằng vật liệu gang, thép, thép mạ kẽm, gang dẻo, PVC bao gồm:
+ Tổng số các tuyến ống trục chính 9.952m ( >= D100) trong đó: D250 có L = 642 m, D160 có L = 5.880 m, D140 có L = 320m, D110 có L = 3.110 m.
+ Tổng số các tuyến ống phân phối (40 <= D < 100) dài 31.532 m trong đó: D90 có L = 10.968 m; D75 có L = 2.320 m; D63 có L = 12.480 m; D50+ 40 có L = 5.764 m.
- Mạng lưới cấp nước khu vực Miền Đông đường ống làm bằng vật liệu gang, thép, thép mạ kẽm, gang dẻo, PVC, bao gồm:
+ Tổng số các tuyến ống trục chính (>= D100): 26.994 m, trong đó gồm: D300 có L = 380 m; D250 có L = 368 m; D200 có L = 2.003 m; D150 có L = 5.536 m; D100 có L = 19.049 m.
+ Tổng số các tuyến ống phân phối (50 <= D < 100): 55.991 m, trong đó gồm: D90 có L = 652 m; D75 có L = 1.220 m; D63 có L = 18.080 m; D50 có L = 36.039 m.
- Mạng lưới cấp nước khu vực Móng Cái đường ống làm bằng vật liệu gang, thép, thép mạ kẽm, gang dẻo, PVC, bao gồm:
+ Tổng số các tuyến trục chính (>=100) dài 61.230 m trong đó: Ống D400 có L = 750 m; D315 có L = 7.510 m; D300 có L = 1.907 m; D280 có L = 4.200; D250 có L = 3.318 m; D200 có L = 8.147 m; D160 có L = 7.669 m; D125 có L = 720 m; D150 có L = 12.822 m; D110 có L = 8.835 m; D100 có L = 5.352 m.
+ Tổng số các tuyến ống phân phối (50<= D <100): 76.277 m.
1.2. Đánh giá hiện trạng của hệ thống cấp nước do Trung tâm nước Bình Liêu, huyện Bình Liêu quản lý:
a) Phạm vi cấp nước và thông tin khách hàng:
- Tính đến nay hệ thống cấp nước đã cấp cho 589 hộ trên tổng số 917 hộ của thị trấn.
- Tỷ lệ cấp nước đạt: 66%
- Tỷ lệ thất thoát nước sạch là: 41%
b) Nguồn nước và công trình xử lý nước:
- Nguồn nước: Khai thác nguồn nước thô suối Pắc hooc qua 02 ống D200 về trạm bơm hiện có.
- Nhà máy nước Bình Liêu công suất thiết kế là 2.000 m3/ngày, công suất khai thác của nhà máy 1.200 m3/ngày.
c) Mạng lưới cấp nước:
- Đường ống làm bằng vật liệu ống thép tráng kẽm và ống gang đúc bao gồm:
+ Tổng số các tuyến ống trục chính (>= D100): L = 2.172m, trong đó gồm: D200 có L = 200 m; D150 có L = 1.810 m; D100 có L = 162 m;
+ Tổng số các tuyến ống phân phối (50 <= D < 100): L = 5.938m, trong đó gồm: D90 có L = 136 m; D63 có L = 684 m; D50 có L = 1.932 m; D40 có L = 2.026 m; D32 có L = 1.160 m.
1.3. Đánh giá hiện trạng của hệ thống cấp nước do UBND huyện Cô Tô quản lý:
a) Phạm vi cấp nước và thông tin khách hàng:
- Tỷ lệ cấp nước đạt: 97%.
- Tỷ lệ thất thoát nước sạch là: 22%.
b) Nguồn nước và công trình xử lý nước:
- Nguồn nước hồ C4: Cung cấp cho thị trấn Cô Tô, hồ C4 cách trung tâm thị trấn khoảng 3km. Năm 2008 hệ thống trạm bơm C4 được nâng cấp nạo vét mở rộng lòng hồ và nâng công suất của 02 động cơ bơm là 14KW/1 động cơ với công suất bơm 22m3/h,
- Nguồn nước từ hồ Trường Xuân: Được đưa vào vận hành năm 2012 cung cấp nước cho xã Đồng Tiến và hòa vào mạng trung tâm thị trấn Cô Tô từ tháng 3/2013 với công suất động cơ bơm 18,5KW/1 động cơ, công suất suất bơm 25m3/h.
- Công trình khai thác nước dưới đất: Các giếng khoan CT7, CT8, CT9 (Đảo Cô Tô), ĐT1, ĐT2, ĐT3 (Đảo Trần). Nguồn nước giếng khoan trên đảo Cô Tô được khai thác, xử lý và hòa vào mạng trung tâm thị trấn Cô Tô.
c) Mạng lưới cấp nước:
- Tuyến cấp từ hồ C4: Tổng chiều dài hệ thống đường trục cấp 1 xả nước cung cấp cho sử dụng sinh hoạt trung tâm thị trấn Cô Tô và 1 phần của xã Đồng Tiến là 5.500m (trong đó ống 160 PC 2.500m, ống 110 PC 1.000m; ống 90 PC 1.600m; ống 60 PC 400m). Tổng dung tích bể lọc 300m3; dung tích bể chứa xả 200m3.
- Tuyến cấp từ hồ Trường Xuân: Tổng chiều dài hệ thống đường trục cấp 1 của trạm bơm cấp nước Trường Xuân xả nước cung cấp hòa mạng cho sử dụng sinh hoạt trung tâm thị trấn Cô Tô và xã Đồng Tiến là 18.500m (trong đó ống 160 HDPE 12.000m, ống 110 HDPE 2.000m; ống 90 HDPE 2.500m; ống 75 HDPE 2.000m). Tổng dung tích bể lọc 240m3; dung tích bể chứa xả 120m3.
1.4. Các công trình cấp nước nông thôn do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang quản lý:
1.4.1. Các công trình đã thi công:
- Công trình cấp nước tập trung xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên, sử dụng nguồn nước Khe Cát, công suất thiết kế và khai thác 870 m3/ngđ (sử dụng vốn WB).
- Công trình cấp nước tập trung xã Sông Khoai, thị xã Quảng Yên, sử dụng nguồn nước hồ Yên Lập, công suất thiết kế và khai thác 870 m3/ngđ.
- Công trình cấp nước tập trung xã Hiệp Hòa, thị xã Quảng Yên, sử dụng nguồn nước hồ Yên Lập, công suất thiết kế và khai thác 1.800 m3/ngđ.
- Công trình cấp nước tập trung xã Hồng Thái Đông - Hồng Thái Tây, thị xã Đông Triều sử dụng nguồn nước sông Đá Bạc, công suất thiết kế và khai thác 2.230 m3/ngđ.
- Công trình cấp nước tập trung xã Thủy An, thị xã Đông Triều sử dụng nguồn nước sông Kinh Thầy, công suất thiết kế và khai thác 800 m3/ngđ.
- Công trình cấp nước tập trung xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, sử dụng nguồn nước sông Đá Bạc, công suất thiết kế và khai thác 1.200 m3/ngđ.
- Công trình cấp nước tập trung xã Nguyễn Huệ - Bình Dương, thị xã Đông Triều, sử dụng nguồn nước sông Kinh Thầy, công suất thiết kế và khai thác 2.100 m3/ngđ.
- Công trình cấp nước tập trung xã Tân Bình, huyện Đầm Hà, sử dụng nguồn nước hồ Đầm Hà Động, công suất thiết kế và khai thác 700 m3/ngđ.
1.4.2. Các công trình đang triển khai thi công:
- Công trình cấp nước tập trung xã Đông Hải - Đông Ngũ, huyện Tiên Yên, sử dụng nguồn nước từ sông Hà Thanh, công suất thiết kế và khai thác 2.225 m3/ngđ.
- Công trình cấp nước tập trung xã Quảng Nghĩa - Hải Tiến - Hải Đông, thành phố Móng Cái, sử dụng nguồn nước từ hồ Tràng Vinh, công suất thiết kế và khai thác 2.500 m3/ngđ.
1.5. Các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung do các địa phương, đơn vị khác triển khai xây dựng và quản lý.
- Công trình cấp nước sinh hoạt xã Tiền Phong, thị xã Quảng Yên, sử dụng nguồn nước hồ Yên Lập, công suất thiết kế và khai thác 1.000 m3/ngđ.
- Công trình cấp nước sinh hoạt xã Yên Đức, thị xã Đông Triều, sử dụng nguồn nước mặt, công suất khai thác 700 m3/ngđ.
- Công trình cấp nước sinh hoạt xã nông thôn xã Dực Yên, huyện Đầm Hà, sử dụng nguồn nước hồ Đầm Hà Động, công suất thiết kế và khai thác 1.320 m3/ngđ.
- Công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn xã Đầm Hà, huyện Đầm Hà, sử dụng nguồn nước hồ Đầm Hà Động, công suất thiết kế và khai thác 1.440 m3/ngđ.
- Công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn xã Quảng Lợi, huyện Đầm Hà, sử dụng nguồn nước hồ Đầm Hà Động, công suất thiết kế và khai thác 1.440 m3/ngđ.
- Công trình cấp nước Đồng Dọng, huyện Vân Đồn, sử dụng nguồn nước từ hồ chứa nước Đồng Dọng (đang thi công).
2. Xác định, phân tích và đánh giá mức độ các nguy cơ, rủi ro đối với hệ thống cấp nước
a) Các nguy cơ, rủi ro từ nguồn nước và lưu vực:
- Ô nhiễm nguồn nước; trữ lượng, chất lượng nguồn nước thay đổi theo mùa, nguy cơ cạn kiệt nguồn cấp nước vào những tháng mùa khô.
- Kiểm tra công tác bảo vệ nguồn nước, phát hiện nhiều tác động tiêu cực làm ảnh hưởng đến nước nguồn như hiện tượng khai thác khoáng sản, cát,… việc chôn lấp các bãi rác phía thượng lưu nguồn nước.
b) Các nguy cơ, rủi ro về mặt hoá học, lý học và sinh học theo quy trình công nghệ hệ thống cấp nước:
- Sử dụng hóa chất không đúng; không kiểm soát được các chỉ tiêu về hàm lượng cặn, độ đục, PH, kim loại, hóa chất ... của nguồn nước và chất lượng nước đầu ra.
- Đánh giá các nguy cơ rủi ro về mặt hóa học, lý học và sinh học theo quy trình công nghệ HTCN để đưa ra các biện pháp phòng tránh, ngăn ngừa.
c) Các nguy cơ, rủi ro đối với việc bảo đảm cấp nước liên tục, lưu lượng và áp lực trong mạng lưới cấp nước đến khách hàng sử dụng nước:
- Do đặc thù địa hình đồi núi, để đảm bảo cấp nước cho các hộ trên cao và ở xa nên áp lực vận hành các tuyến ống tương đối cao đây là nguyên nhân chính khiến tỉ lệ thất thoát cao và tiềm ẩn sự cố bục, vỡ ống.
- Nguy cơ, rủi ro đối với nguồn nước như mức nước hồ cạn dưới cửa thu; lá cây, xác súc vật, hàu nước xâm nhập vào đường ống; độ đục tăng cao do bão lũ; nước thải công nghiệp chảy vào hồ; nước thải sinh hoạt, chăn nuôi chảy vào hồ; dư lượng thuốc bảo vệ thực vật; sự nhiễm bẩn và nhiễm mặn nguồn nước ngầm.
- Nguy cơ, rủi ro đối với nhà máy như chất lượng hóa chất không đảm bảo, máy định lượng hóa chất bị hỏng, van chặn, van xả cặn không hoạt động, mất điều khiển của hệ thống biến tần, máy định lượng hóa chất bị hỏng, các sự cố về điện như sét đánh, chập điện...
- Nguy cơ, rủi ro đối với mạng lưới cấp nước như sự rò rỉ, xì, vỡ ống, bầu xả khí không hoạt động, đóng cặn hữu cơ làm giảm diện tích ống, hệ thống van trên đường ống không hoạt động, các nguy cơ về sự cố điện, nước bẩn xâm nhập vào trong đường ống...
d) Xác định thứ tự ưu tiên về các nguy cơ, rủi ro để đề xuất các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa:
- Nguy cơ về nguồn nước; mạng lưới đường ống; nguồn điện; công nghệ xử lý; quản lý vận hành, duy tu bảo dưỡng.
- Các nguy cơ, rủi ro đã được xác định thứ tự ưu tiên theo tần suất xuất hiện, tác động theo từng cấp độ để đề xuất các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa thích hợp.
A. Rà soát lại các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và khắc phục đang áp dụng; đề xuất các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và khắc phục bổ sung bao gồm giảm tỷ lệ nước thất thoát, quản lý mạng lưới, hiện đại hóa các nhà máy, tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí vận hành, bổ sung thêm nguồn nước thô: Các khung pháp lý của việc quản lý, bảo vệ nguồn nước; Trách nhiệm của các cơ quan thực hiện việc quan trắc và giám sát chất lượng nước; Đánh giá công nghệ xử lý nước, mạng lưới truyền tải và phân phối; Các quy trình vận hành và lưu trữ thông tin; Năng lực của phòng thí nghiệm.
B. Đề ra các hoạt động cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu, bao gồm:
+ Tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ các công trình cấp nước;
+ Đầu tư kinh phí, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác vận hành, quản lý cấp nước an toàn;
+ Chuyên môn hóa hệ thống hoạt động của công ty, kiểm soát chặt chẽ chất lượng nước cấp luôn bảo đảm an toàn;
+ Thực hiện các biện pháp phân vùng, tách mạng, lắp đặt các thiết bị thu thập số liệu SCADA, theo dõi chống thất thoát nước trên mạng lưới;
+ Cải tạo nâng cấp hệ thống xử lý, trạm bơm, mạng lưới cấp nước, đầu tư, cải tạo các nhà máy cấp nước hiện hữu theo hướng tự động hóa;
+ Nâng cấp, cải tạo, thay thế dần mạng lưới tuyến ống lâu năm, kém chất lượng, các tuyến bị hư hỏng;
C. Kế hoạch triển khai áp dụng các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và khắc phục rủi ro nhằm đạt được mục tiêu cấp nước an toàn đến khách hàng sử dụng, bao gồm:
+ Thành lập Ban Chỉ đạo cấp nước an toàn của tỉnh;
+ Tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và nhận thức về kế hoạch cấp nước an toàn tới toàn thể cán bộ, công nhân các đơn vị cung cấp nước;
+ Sửa đổi, ban hành các quy trình, quy định, hướng dẫn... phục vụ công tác cấp nước an toàn;
+ Tiếp tục triển khai thực hiện các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và khắc phục rủi ro trên dây chuyền sản xuất và cung cấp nước sạch tới khách hàng sử dụng theo kế hoạch đã xây dựng;
+ Triển khai thực hiện chi tiết các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và khắc phục sự cố.
- Định kỳ việc kiểm tra, rà soát từ khu vực thu nước đến thượng nguồn nguồn nước xác định các nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước và đề xuất phương án sử dụng nguồn nước thay thế theo định hướng quy hoạch cấp nước và phân bổ nguồn nước.
- Tiến hành các hoạt động kiểm tra và đánh giá nội bộ: Việc kiểm tra, đánh giá do các thành viên trong Ban kế hoạch nước an toàn và chuyên gia đánh giá nội bộ của các đơn vị, tiến hành theo kế hoạch hoặc đột xuất.
- Kiểm tra theo dõi của cơ quan Y tế của địa phương theo quy định tại thông tư số 50/2015/TT/BYT. Đơn vị cấp nước định kỳ cùng Trung tâm y tế dự phòng tiến hành kiểm tra, lấy mẫu nước trước và sau xử lý, kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh, lý, hoá nước đảm bảo đủ chỉ tiêu, tần suất theo quy định: Hàng quý cùng Trung tâm y tế dự phòng tỉnh tiến hành lấy mẫu nước trước và sau xử lý tại tất cả các đơn vị để kiểm tra, phân tích và đánh giá; định kỳ cùng Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành quan trắc môi trường tại tất các khu vực xử lý để đánh giá hiện trạng môi trường các khu vực bên trong, xung quanh khu vực sản xuất và đánh giá hiệu quả các biện pháp bảo vệ môi trường đã áp dụng.
- Kiểm tra theo dõi của cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật: Kiểm tra việc thực hiện các quy định, các quy trình vận hành, quy trình kiểm tra và hướng dẫn thao tác của công nhân tại các công đoạn trong quá trình sản xuất và kinh doanh.
- Tiến hành xây dựng các kịch bản sự cố có thể xảy ra, tập huấn tại các đơn vị, nhà máy trên phạm vi toàn Công ty với quy mô xử lý từ nhỏ đến lớn và theo định kỳ. Trong đó thể hiện rõ nội dung sự cố cần được khắc phục; cấp ra quyết định giải quyết sự cố; bên mời tham gia giải quyết, đơn vị chịu trách nhiệm chính, đơn vị phối hợp cũng như sự chuẩn bị về thiết bị, máy móc dự phòng, kinh phí thực hiện.
- Theo định kỳ, các phòng chuyên môn kiểm tra toàn bộ quá trình sản xuất và cung cấp nước sạch đến khách hàng để phát hiện ngăn ngừa các nguy cơ, sự cố có thể xảy ra để phòng ngừa, khắc phục; xây dựng mạng lưới thông tin liên lạc trong toàn Công ty thông suốt, liên tục, kịp thời; xác định nguyên nhân sự cố là do chủ quan hay khách quan để đề xuất hướng phòng ngừa, xử lý, khắc phục.
- Xây dựng các tình huống dự phòng cho sự cố xảy ra, có sự chuẩn bị về thiết bị, vật tư, máy móc, kinh phí cũng như nhân sự để ứng phó đảm bảo cung cấp ổn định cho khách hàng sử dụng nước về chất lượng, áp lực, lưu lượng và tính liên tục theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định.
- Xác định hậu quả trước mắt và lâu dài của sự cố; giải trình, báo cáo với lãnh đạo về giải quyết những sự cố xảy ra; lưu trữ thông tin, số liệu về sự cố và các biện pháp khắc phục; đánh giá tổng thể sự cố và đề xuất các giải pháp phòng ngừa và xử lý các sự cố có thể xảy ra trong tương lai.
- Xử lý sự cố, khôi phục và cung cấp ổn định cho khách hàng sử dụng nước về chất lượng nước, áp lực, lưu lượng và tính liên tục theo các quy chuẩn và theo chất lượng nước cấp sinh hoạt (TCVN 5502:2003);
- Lưu trữ thông tin, số liệu về sự cố và các biện pháp khắc phục được lưu dưới dạng hồ sơ tuyến ống, các công trình sửa chữa lớn, sổ theo dõi sự cố hệ thống cấp nước.
- Đánh giá tổng thể sự cố và đề xuất các giải pháp phòng ngừa và xử lý các sự cố có thể xảy ra trong tương lai.
- Đối với nguồn nước thô: Tiến hành định kỳ việc kiểm tra, rà soát từ khu vực thu nước đến thượng nguồn nguồn nước xác định các nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước; kiểm tra chất lượng nước tại các hồ chứa, sông, suối chảy vào hồ chứa; thực hiện kiểm tra các nhà máy, khu công nghiệp có nguồn nước thải có nguy cơ gây ô nhiễm cao, phối hợp với các cơ quan có liên quan để bảo vệ, xử lý kịp thời các trường hợp gây ô nhiễm, đảm bảo chất lượng nguồn nước cung cấp theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt và QCVN-09-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất.
- Chất lượng nước cung cấp đến khách hàng sử dụng được kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm chất lượng nước cấp phải đạt theo chất lượng nước cấp sinh hoạt TCVN 5502:2003; QCVN 02:2009/BYT - Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt;
- Áp lực cấp tới các điểm cao, xa nhất của hệ thống mạng lưới cấp nước đạt áp lực tối thiểu ≥ 0,5 Bar;
- Lịch cấp nước tại các khu vực phải duy trì ổn định;
- Các yêu cầu về quản lý chất lượng theo hệ thống quản lý ISO 9001:2008; các chỉ tiêu chất lượng nước phải xét nghiệm tại các phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO/IEC 17025: 2015.
- Ngoài ra, việc kiểm tra, đánh giá thực hiện nội dung kiểm tra của đơn vị còn được thực hiện thông qua các hoạt động giám sát của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh - Sở Y tế Quảng Ninh theo quy định tại Thông tư 50/2015/TT-BYT. Việc lấy mẫu để giám sát ngoại kiểm được cán bộ thuộc Trung tâm Y tế dự phòng thực hiện một cách độc lập và ngẫu nhiên tại nguồn nước; trên mạng lưới chuyển tải, phân phối và được phân tích tại phòng thí nghiệm của Trung tâm Y tế dự phòng.
7. Quản lý cơ sở dữ liệu có liên quan đến cấp nước an toàn:
a) Lập danh mục các văn bản, tài liệu và các thông tin liên quan đến công tác cấp nước an toàn: Thông tư 08/2012/TT-BXD của Bộ Xây dựng; các Quyết định thành lập và quy chế tổ chức hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp nước an toàn tỉnh; các quy trình, quy định liên quan đến hoạt động cấp nước của các đơn vị cấp nước.
b) Xây dựng hệ thống và quy trình kiểm soát tài liệu: Gồm 5 bước
Bước 1: yêu cầu viết hoặc góp ý sửa chữa ghi vào phiếu chuyển ban lãnh đạo;
Bước 2: Ban lãnh đạo chỉ định người thực hiện;
Bước 3: Sau khi viết và góp ý chỉnh sửa rồi chuyển các phòng Ban kiểm tra và ban lãnh đạo xem xét phê duyệt;
Bước 4: Ban hành và cập nhật vào danh mục kiểm soát tài liệu nội bộ;
Bước 5: Phân phối tài liệu đến các cá nhân tổ chức liên quan.
c) Lập hệ thống quản lý hồ sơ và hỗ trợ lưu giữ hồ sơ:
- Lập danh mục hồ sơ;
- Thu thập, phân loại, sắp xếp, kiểm soát hồ sơ;
- Truy cập, sử dụng hồ sơ;
- Lưu trữ, bảo quản hồ sơ;
- Hủy hồ sơ.
d) Lập kế hoạch định kỳ rà soát các văn bản, tài liệu và chỉnh sửa khi cần thiết: Định kỳ 06 tháng/lần hoặc bất thường rà soát các văn bản, tài liệu liên quan về hệ thống cấp nước, tiêu thụ nước và chỉnh sửa khi cần thiết.
đ) Lưu giữ hồ sơ, quản lý tài liệu để tiến hành đánh giá độc lập hoặc tra cứu, cung cấp thông tin kịp thời khi có sự cố xảy ra đối với hệ thống cấp nước: Nhóm CNAT lưu trữ tổng hợp hồ sơ, tài liệu theo TCVN ISO 9001:2008 của các đơn vị cấp nước.
e) Xây dựng cơ chế tiếp nhận và xử lý kịp thời các khiếu nại của khách hàng hoặc cộng đồng: Tiếp nhận, phân loại ý kiến - Phiếu yêu cầu xử lý khiếu nại - Xem xét phân tích nguyên nhân - Đề ra biện pháp và trách nhiệm xử lý - Duyệt - Chuyển các bộ phận liên quan - Ý kiến của khách hàng sau khi xử lý - Thực hiện theo dõi và kết quả xử lý.
8. Lập các chương trình hỗ trợ và kế hoạch triển khai:
a. Chương trình bảo dưỡng phòng ngừa, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống cấp nước, tăng tuổi thọ phục vụ của các công trình và thiết bị, ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro, sự cố:
- Tiến hành việc cải tạo, nâng cấp nhà máy, mạng lưới đường ống, lắp đặt mới các van chặn, van xả khí, xả cặn... nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống cấp nước, tăng tuổi thọ phục vụ các công trình và thiết bị, ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro, sự cố;
- Theo lộ trình sẽ thực hiện dần dần việc thay thế các đường ống thép, thép mạ kẽm, ống gang đã sử dụng lâu năm bằng ống HDPE và thay thế ống thép mạ kẽm khởi thủy vào các hộ dân bằng ống PPR nhằm tránh các ảnh hưởng tiêu cực từ ống đến chất lượng nước, quản lý chặt chẽ công tác vệ sinh, khử trùng các tuyến ống sau khi sửa chữa, lắp đặt mới; chú trọng công tác quản lý chất lượng nước tại nguồn, tại các nhà máy và trên mạng cấp như: Định kỳ lấy mẫu kiểm tra, phân tích để đánh giá chất lượng nước, thực hiện thau rửa định kỳ mạng cấp theo kế hoạch đề ra.
- Tăng cường quản lý nguồn nước ứng phó với biến đổi khí hậu và ô nhiễm nguồn nước.
b. Chương trình đánh giá độc lập để kiểm tra việc thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn;
- Kiểm tra chất lượng nước thô: Kế hoạch 01 lần/tháng kiểm tra đánh giá các chỉ tiêu PH, độ đục, Fe...
- Kiểm tra nước sạch sau xử lý: Hàng ngày và hàng tuần kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng nước sạch theo QCVN 01:2009/BYT.
c. Chương trình đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức, nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ cán bộ và công nhân về cấp nước an toàn: Hàng năm xây dựng chương trình đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức, nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ cán bộ và công nhân về cấp nước an toàn.
Stt |
Nội dung |
Tham gia |
Thời gian hàng năm |
Số người được đào tạo |
1 |
Tập huấn nội bộ cho cán bộ nhân viên công ty về KHCNAT |
Cán bộ quản lý và cán bộ vận hành |
Quý II |
100 |
2 |
Tập huấn nâng cao cho cán bộ chủ chốt về đối phó nguy hại và khắc phục sự cố CNAT |
Cán bộ quản lý và cán bộ vận hành |
Quý III |
55 |
3 |
Tập huấn quy trình vận hành chuẩn cho công nhân vận hành hệ thống cấp nước |
Cán bộ vận hành |
Quý IV |
100 |
4 |
Tập huấn sử dụng công cụ bảo đảm chất lượng |
Nhóm kế hoạch CNAT |
Quý I |
50 |
5 |
Sử dụng và hiệu chỉnh các thiết bị kiểm soát chất lượng nước |
Cán bộ P.QLCL |
Thường xuyên |
20 |
6 |
Tập huấn về quan hệ khách hàng |
Nhân viên thu ngân |
01 lần/quý |
50 |
7 |
Tập huấn về kỹ thuật lắp đặt, sửa chữa, vận hành |
Công nhân lắp đặt, vận hành và sửa chữa |
02 lần/ năm |
150 |
8 |
Tổ chức tham quan học tập chia sẻ kinh nghiệm trong nước và quốc tế |
Nhóm CNAT |
1-2 lần/năm |
15 |
d) Chương trình tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm và an toàn:
- Lập kế hoạch và thực hiện chương trình tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm và an toàn. Trong đó phối hợp với các cơ quan truyền thông là trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc tại khu vực.
- Phối hợp tuyên truyền ngày môi trường thế giới: Kế hoạch 01 lần/năm; ngày nước thế giới 01 lần/năm.
- Xây dựng kế hoạch đánh giá kết quả quá trình thực hiện để tổng kết đánh giá, tìm ra nguyên nhân, lý do những hạn chế và cách khắc phục; thấy được những thành tích đạt được nhằm phát huy hơn nữa, đồng thời rút ra những kinh nghiệm từ đó đề xuất, kiến nghị điều chỉnh kế hoạch cấp nước an toàn giai đoạn tiếp theo cho phù hợp, đảm bảo mục tiêu cấp nước an toàn.
- Tổng kết triển khai các chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực với các nội dung như đào tạo quy trình vận hành chuẩn cho công nhân vận hành hệ thống cấp nước; tập huấn sử dụng công cụ đảm bảo chất lượng, sử dụng và hiệu chỉnh các thiết bị kiểm soát chất lượng nước; tập huấn về quan hệ khách hàng; tập huấn về kỹ thuật lắp đặt, sửa chữa, vận hành; tổ chức tham quan học tập chia sẻ kinh nghiệm trong nước và quốc tế.
- Điều chỉnh, đề xuất, xây dựng kế hoạch thực hiện cho các năm tiếp theo về kế hoạch hoạt động cộng đồng hàng năm, kế hoạch truyền thông hàng năm, kế hoạch đào tạo huấn luyện hàng năm, kế hoạch bảo hộ lao động hàng năm...
10. Dự trù kinh phí và nguồn vốn thực hiện:
a. Khái toán kinh phí:
- Kinh phí thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn: 254.790 tỷ đồng (chi tiết theo phụ lục I).
- Kinh phí đầu tư các dự án hồ, NMN: 3.792.255 tỷ đồng (chi tiết theo phụ lục II).
b) Nguồn vốn: Kinh phí thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn được cấp từ nguồn:
+ Kinh phí đầu tư dự án hồ chứa, NMN thực hiện theo Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2018 - 2020.
+ Kinh phí thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn được tính vào chi phí sản xuất chung trong giá tiêu thụ nước sạch được cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt.
+ Huy động các nguồn lực trong nước và nước ngoài để hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ, các chương trình, dự án trong kế hoạch cấp nước an toàn.
11. Mục tiêu cụ thể Kế hoạch cấp nước an toàn đến giai đoạn đến năm 2020:
- Bảo đảm duy trì áp lực cấp nước, đủ lượng nước và đảm bảo chất lượng nước cấp nâng cao các chỉ tiêu chất lượng nước theo quy chuẩn QCVN 01: 2009/BYT.
- Cung cấp ổn định, hạn chế mức tối đa việc ngừng cấp nước, ngừng cấp nước không được quá tối đa 24 giờ.
- Góp phần giảm tỷ lệ thất thoát hiện nay từ 14,5% xuống dưới 13%, tiết kiệm tài nguyên nước và bảo vệ môi trường.
- Đến năm 2020 cơ bản hoàn thành việc thay thế các đường ống thép, thép mạ kẽm, ống gang đã sử dụng lâu năm bằng ống HDPE.
1. Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước:
1.1. Sở Xây dựng.
- Thực hiện nhiệm vụ Thường trực của Ban Chỉ đạo cấp nước an toàn tỉnh (gọi tắt là Ban Chỉ đạo);
- Thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Kế hoạch thực hiện cấp nước an toàn;
- Kiểm tra, đánh giá, tổng hợp, báo cáo hàng năm và đột xuất tình hình triển khai Kế hoạch cấp nước an toàn về Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Xây dựng.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng và tham mưu cho UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích và khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt và duy trì Kế hoạch cấp nước an toàn;
- Lập dự toán kinh phí hoạt động của ban Chỉ đạo hàng năm gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UbNd tỉnh phê duyệt.
1.2. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện sử dụng và kế hoạch khai thác nguồn nước mặt đảm bảo an toàn;
- Phối hợp với các cơ quan liên quan thanh tra, kiểm tra các hoạt động gây ô nhiễm nguồn nước; kiểm tra việc thực hiện chế độ nội kiểm, thông tin, báo cáo của đơn vị, các cơ sở cấp nước.
1.3. Sở Tài chính.
- Thẩm định kinh phí hàng năm cho hoạt động của Ban Chỉ đạo;
- Phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan liên quan xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích và khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt và duy trì Kế hoạch cấp nước an toàn.
1.4. Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, giám sát, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện các chương trình, dự án cấp nước an toàn;
- Phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan liên quan xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích và khen thưởng đối cới các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt và duy trì kế hoạch cấp nước an toàn.
- Vận động thu hút nguồn vốn cho các hoạt động thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn.
1.5. Sở Nội vụ.
Phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan liên quan xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích và khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt và duy trì kế hoạch cấp nước an toàn.
1.6. Sở Y tế.
- Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, đánh giá chất lượng nước ăn uống và chất lượng nguồn nước khai thác;
- Chỉ đạo Trung tâm y tế trên địa bàn trực tiếp giám sát, kiểm tra, ngoại kiểm định kỳ, đột xuất để đánh giá tình trạng vệ sinh, chất lượng nước của các cơ sở cung cấp nước theo quy định tại Thông tư số 50/2015/TT/BYT.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra hoặc phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất về vệ sinh, chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt của các cơ sở cung cấp nước trên địa bàn tỉnh.
1.7. Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra và đánh giá việc bảo vệ và duy trì nguồn nước không bị ô nhiễm;
- Quản lý việc cấp phép khai thác, xả thải và sử dụng tài nguyên nước đảm bảo an toàn cấp nước;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thanh tra, kiểm tra các hoạt động xả thải ra môi trường của các cá nhân, tổ chức; xử lý các vi phạm về môi trường nhằm bảo vệ nguồn nước và xử lý các nguồn nước ô nhiễm;
- Quản lý việc sử dụng đất cho việc xây dựng các công trình phục vụ cho kế hoạch cấp nước an toàn;
- Thực hiện phân bổ nguồn nước và điều phối các hoạt động khai thác, sử dụng nước của các ngành, địa phương;
- Hướng dẫn, đôn đốc, giám sát, kiểm tra các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước để bảo vệ và duy trì nguồn nước đảm bảo cấp nước.
- Hướng dẫn, đôn đốc các sở, ngành, các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao; xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, bảo đảm phù hợp với các mục tiêu, nội dung, giải pháp của quy hoạch tài nguyên nước để bảo vệ và duy trì nguồn nước không bị ô nhiễm.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan có liên quan thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh; định kỳ hàng năm, 5 năm sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện quy hoạch; trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định điều chỉnh nội dung khi cần thiết.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan có liên quan thanh tra, kiểm tra các hoạt động xả thải ra môi trường của các cá nhân, tổ chức; xử lý các vi phạm về môi trường nhằm bảo vệ nguồn nước và xử lý các nguồn nước ô nhiễm.
1.8. Sở Giáo dục và đào tạo.
Thực hiện công tác giáo dục trong trường học để tuyên truyền việc sử dụng tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ các công trình cấp nước và vai trò quan trọng của tài nguyên nước.
1.9. Sở thông tin và Truyền thông.
- Lồng ghép tuyên truyền rộng rãi về nội dung cấp nước an toàn tới mọi người dân trên địa bàn tỉnh;
- Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức xây dựng các chương trình, phóng sự trên báo chí, truyền hình, phát thanh tuyên truyền phổ biến nội dung cấp nước an toàn.
1.10. Ban Quản lý khu kinh tế.
- Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn trong các khu công nghiệp;
- Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp sử dụng nước sạch an toàn và tiết kiệm;
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát xử lý việc xả thải ra môi trường của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhằm bảo vệ nguồn nước.
1.11. Công an tỉnh.
- Giám sát, kiểm tra và xử lý các hoạt động trái quy định vi phạm đến hoạt động cấp nước;
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan thanh tra, kiểm tra các hoạt động xả thải ra môi trường của các cá nhân, tổ chức; xử lý các vi phạm về môi trường nhằm bảo vệ nguồn nước;
- Kiểm tra và xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi xâm hại và phá hoại hệ thống cấp nước;
- Chỉ đạo trực tiếp Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm các hoạt động gây ô nhiễm nguồn nước.
1.12. Cảnh sát PCCC.
- Chủ trì tham mưu, đề xuất UBND tỉnh ban hành các quy định về PCCC và triển khai quy hoạch cấp nước PCCC tập trung tại các đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp xây dựng quy chế thẩm định quy hoạch PCCC đối với các khu công nghiệp, khu dân cư tập trung và các công trình thuộc diện phải thẩm định duyệt về PCCC theo quy định tại Nghị định 79/2014/NĐ-CP của Chính phủ, xây dựng quy trình thực hiện việc thẩm duyệt về PCCC, kiểm tra thi công, nghiệm thu công trình theo quy định của Luật PCCC, Nghị định số 79/2014/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật PCCC.
- Xây dựng quy chế phối hợp, điều động và phân công nhiệm vụ giữa các cấp, các ngành trong việc xây dựng các phương án chữa cháy lớn, huy động nhiều lực lượng tham gia.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy; hướng dẫn xây dựng phong trào quần chúng tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
1.13. UBND huyện, thị xã, thành phố.
- Tổ chức tuyên truyền về cấp nước an toàn trên địa bàn quản lý;
- Phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, giám sát các cơ sở, đơn vị cấp nước triển khai cấp nước an toàn trên địa bàn;
- Theo dõi, rà soát các quy hoạch, thực hiện xây dựng nông thôn mới, các chương trình phát triển trang trại làng nghề để triển khai khắc phục các khu vực bãi chôn lấp, nghĩa trang, trang trại chăn nuôi ảnh hưởng đến nguồn nước;
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện việc kiểm tra, xử lý các hoạt động vi phạm về môi trường nhằm bảo vệ nguồn nước; xử lý các trường hợp lấn chiếm hành lang bảo vệ nguồn nước và hành lang bảo vệ hệ thống ống cấp nước và các trường hợp phá hoại các công trình cấp nước trên địa bàn quản lý;
- Phối hợp với đơn vị cấp nước và các cơ quan liên quan khắc phục các sự cố về cấp nước an toàn trên địa bàn quản lý.
2. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan:
2.1. Các đơn vị cấp nước.
- Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn theo đúng lộ trình và nhiệm vụ đã được phê duyệt;
- Phối hợp với các cơ quan liên quan đánh giá các tác động ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước, đề xuất các biện pháp quản lý các nguồn ô nhiễm nhằm bảo vệ và duy trì chất lượng nước, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các trường hợp làm ô nhiễm nguồn nước, thông báo kịp thời tình hình chất lượng nước cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Công bố thông tin và báo cáo kết quả nội kiểm vệ sinh, chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Xác định ranh giới, lắp đặt biển báo, tổ chức bảo vệ an toàn khu vực thu nước, hệ thống cấp nước; phát hiện và ngăn chặn kịp thời, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm, gây mất an toàn cho hoạt động cấp nước trên địa bàn do mình quản lý;
- Giải quyết và xử lý sự cố, khôi phục và cung cấp ổn định cho khách hàng sau sự cố thuộc hệ thống sản xuất và cung cấp nước do mình quản lý;
- Đề xuất lựa chọn các nguồn nước khai thác lâu dài, dự phòng và công nghệ xử lý phù hợp theo từng giai đoạn nhằm bảo đảm cung cấp dịch vụ cấp nước đạt chất lượng và hiệu quả;
- Lập bộ phận cấp nước an toàn của đơn vị để xây dựng và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn. Đội ngũ cán bộ bộ phận cấp nước an toàn của đơn vị phải có kinh nghiệm về chuyên môn và quản lý vận hành hệ thống cấp nước;
- Tham gia tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước sạch tiết kiệm và an toàn. Phối hợp với các trường học tổ chức các buổi giáo dục ngoại khoá giới thiệu cho học sinh, sinh viên ý nghĩa và tầm quan trọng của nước sạch và các vấn đề bảo vệ môi trường;
- Chịu sự kiểm tra, giám sát về kế hoạch cấp nước an toàn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Thường xuyên rà soát đánh giá kế hoạch cấp nước an toàn để điều chỉnh cho phù hợp, báo cáo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét phê duyệt;
- Báo cáo định kỳ tình hình triển khai thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn cấp nước đến Ban Chỉ đạo cấp nước an toàn cấp tỉnh và Sở Xây dựng.
2.2. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan
Thực hiện các quy định của pháp luật về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch. Đồng thời, phát hiện, ngăn chặn và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm nhằm bảo đảm thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
KHÁI TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CẤP NƯỚC AN TOÀN GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
STT |
Nội dung |
Thành tiền (tr.đồng) |
|||
Năm 2017 |
Năm 2018 |
Năm 2019 |
Năm 2020 |
||
1 |
Chi phí xét nghiệm mẫu nước, mua hóa chất, thiết bị phục vụ công tác kiểm tra chất lượng nước theo quy chuẩn |
800 |
880 |
968 |
1064,8 |
2 |
Chi phí bảo dưỡng, nâng cấp nhà xưởng, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị, mạng lưới tuyến ống, kiểm định đồng hồ nước của khách hàng... |
2.500 |
2.750 |
3.025 |
3.328 |
3 |
Chi phí đào tạo, tập huấn, nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và nhận thức cho cán bộ công nhân viên |
200 |
220 |
242 |
266 |
4 |
Chi phí cho hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ các công trình cấp nước |
100 |
110 |
121 |
133 |
5 |
Chi phí xây dựng, áp dụng, duy trì hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 cho hoạt động cấp nước của toàn công ty |
100 |
110 |
121 |
133 |
6 |
Chi phí mua sắm, nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác vận hành, quản lý cấp nước an toàn |
1.200 |
1.320 |
1.452 |
1.597 |
7 |
Chi phí mua sắm thêm các máy móc, thiết bị, mở rộng mạng lưới cấp nước, thay thế đường ống nhánh... |
50.000 |
55.000 |
60.500 |
66.550 |
|
Tổng cộng: |
54.900 |
60.390 |
66.429 |
73.071 |
CÁC DỰ ÁN HỒ CHỨA NƯỚC NHÀ MÁY NƯỚC, ĐƯỜNG ỐNG CẤP NƯỚC THỰC HIỆN TRONG GIAI ĐOẠN 2018-2020
STT |
Dự án đầu tư |
Vốn ngân sách |
Vốn khác |
Tổng mức đầu tư |
Ghi chú |
I |
Danh lục dự án theo NQ 82/2017/NQ-HĐND ngày 27/10/2017 |
|
|
782.700 |
|
1 |
Xây dựng hồ chứa nước Khe Giữa, xã Dương Huy, thành phố Cẩm Phả |
150.000 |
|
600.000 |
|
2 |
Dự án cải tạo, nâng dung tích hồ chứa Cao Vân tại xã Dương Huy, thành phố Cẩm Phả: |
30.000 |
5.000 |
35.000 |
- QĐ phê duyệt dự án: 3607/QĐ-UBND ngày 31/10/2016. - Đang trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu (Theo VB số 968/CTN-KT ngày 28/7/2017 của Cty CP nước sạch QN) |
3 |
Cải tạo, sửa chữa nâng cấp hồ chứa nước Tràng Vinh, xã Hải Tiến, thành phố Móng Cái |
30.000 |
|
30.000 |
|
4 |
Công trình cấp nước sinh hoạt cho xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên |
30.000 |
|
30.000 |
|
5 |
Công trình cấp nước sinh hoạt xã Thắng Lợi, huyện Vân Đồn |
21.600 |
|
21.600 |
|
6 |
Cấp nước sinh hoạt xã Cái Chiên, huyện Hải Hà |
10.100 |
|
10.100 |
|
7 |
hệ thống cấp nước 6 xã và thị trấn Đầm Hà, huyện Đầm Hà |
17.500 |
|
17.500 |
|
8 |
Đường ống dẫn nước từ kênh chính vào các trạm cấp nước sinh hoạt trên địa bàn thị xã Quảng Yên |
38.500 |
|
38.500 |
|
II |
Danh mục dự án đã có chỉ đạo nghiên cứu |
|
|
1.192.915 |
|
1 |
Dự án đầu tư xây dựng trạm xử lý tại xã An Sinh công suất 9.000 m3/ngđ sử dụng nguồn nước hồ Khe Chè (dung tích hữu ích W=10 triệu m3) cấp nước phục vụ nhân dân thị xã Đông Triều |
|
|
91.630 |
Đã phê duyệt chủ trương đầu tư (QĐ số 542/QĐ-UBND ngày 22/2/2017), đã phê duyệt dự án và hoàn thành công tác GPMB dự án, đang đánh giá hồ sơ dự thầu của các nhà thầu thi công |
2 |
Tuyến ống HDPE D315 từ KXL Đông Triều đến cầu thôn Mai: Truyền tải cấp nước và liên kết vùng cấp nước Đông Triều - Mạo Khê. Đảm bảo cấp nước an toàn |
|
|
13.500 |
Đã phê duyệt hồ sơ thiết kế, đang lập dự toán công trình và triển khai các bước tiếp |
3 |
Dự án đầu tư xây dựng hồ chứa, khu xử lý công suất 15.000 m3/ ngđ (giai đoạn 1: 3.000 m3/ngđ) tại xã Cẩm La, đảo Hà Nam sử dụng nguồn hồ Yên Lập để cấp nước sạch cho nhân dân các và KCN thuộc đảo Hà Nam - TX Quảng Yên |
|
|
93.000 |
Đã phê duyệt dự án, đã phát hành hồ sơ mời thầu thi công dự án |
4 |
Dự án xây dựng nhà máy công suất 30.000m3/ngđ cấp nước cho khu công nghiệp Amatar và khu dân cư lân cận |
|
|
265.000 |
Công ty đã phê duyệt đề cương nhiệm vụ lập dự án, đang triển khai các bước tiếp |
5 |
Xây Dựng Hồ Chứa Nước Liên Hòa Dung Tích 100.000 M3, Trạm Bơm Và Tuyến ống Nước Thu Cấp Về KXL Liên Hòa |
|
|
57.000 |
Đã phê duyệt quy hoạch, có quyết định thu hồi đất và Công ty đang lập dự án |
6 |
Dự án đầu tư xây dựng NMN Dồng Đăng công suất 15.000 m3/ ngđ (công suất quy hoạch 30.000) và tuyến ống nước thô lấy nước từ hồ Yên Lập tại vị trí đập Nghĩa Lộ |
|
|
35.000 |
UBND tỉnh đồng ý chủ trương tại VB số 3654/UBND-XD4 ngày 24/5/2017. Công ty TNHH 1TV thủy lợi Yên Lập đã thỏa thuận nguồn, vị trí trạm bơm. Công ty nước đã thỏa thuận hướng tuyến ống. |
7 |
Dự án Hồ chứa nước Tài Chi, huyện Hải Hà, dung tích 12,5 triệu m3, lưu vực 57,8 km2 |
|
|
637.785 |
UBND tỉnh chấp thuận tại Văn bản số 6516/UBND-XD5 ngày 31/8/2015) |
III |
Danh mục dự án Công ty cổ phần nước sạch Quảng Ninh triển khai |
|
|
785.800 |
|
1 |
Nâng cấp đập Lưỡng Kỳ dung tích 5÷6 triệu m3 |
|
|
350.000 |
(Theo VB số 968/CTN-KT ngày 28/7/2017 của Cty CP nước sạch QN) |
2 |
Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy nước Hoành Bồ 2, công suất 30.000m3/ngđ: |
|
|
120.000 |
|
3 |
Dự án nâng công suất Nhà máy nước Đồng Ho từ 20.000m3/ngđ lên 30.000m3/ngđ |
|
|
20.000 |
|
4 |
Dự án nạo vét, thanh thải khu vực đập Thác nhòong |
|
|
5.000 |
|
5 |
Dự án đầu tư cải công nghệ, nâng cao hiệu quả xử lý nước tại NMN Diễn Vọng - GĐII |
|
|
15.000 |
|
6 |
Dự án đầu tư xây dựng tuyến ống D630 (từ NMN Diễn Vọng đến ngã ba Quang Hanh) nhằm nâng công suất truyền tải và đảm bảo an toàn cấp nước khu vực TP Cẩm Phả và TP Hạ Long |
|
|
52.000 |
Công ty đã phát hành hồ sơ mời thầu thi công công trình |
7 |
Dự án cấp nước sạch cho nhân dân xã Dương Huy: Xây dựng nhà máy công suất 2.000m3/ngđ, tuyến ống truyền tải, phân phối cấp nước cho toàn bộ nhân dân xã Dương Huy |
|
|
28.000 |
- QĐ phê duyệt dự án: 3606/QĐ-UBND ngày 31/10/2016 - QĐ phê duyệt KH lựa chọn nhà thầu số 2127/QĐ-UBND ngày 01/6/2017 - Công ty đang hoàn thiện dự án - NH TMCP kỹ thương VN tài trợ 10 tỷ cho UBND TP Cẩm Phả thực hiện dự án |
8 |
Dự án cấp nước sạch cho nhân dân xã Cộng hòa: Trạm xử lý nước đạt công suất 2.000m3/ngđ và mạng lưới tuyến ống truyền tải HDPE DN225, DN160, tuyến ống phân phối HDPE DN110, DN90 và các tuyến ống dịch vụ HDPE DN75, DN63 và DN50. Nguồn nước thô lấy từ hồ Khe Cả xã Cộng Hòa có dung tích 0,4 triệu m3 |
|
|
23.000 |
- QĐ phê duyệt dự án: 3605/QĐ-UBND ngày 31/10/2016 - QĐ phê duyệt KH lựa chọn nhà thầu số 2129/QĐ-UBND ngày 01/6/2017 - Công ty đang hoàn thiện dự án - NH TMCP kỹ thương VN tài trợ 10 tỷ cho UBND TP Cẩm Phả thực hiện dự án |
9 |
Dự án cấp nước sạch cho nhân dân xã Cẩm Hải: Đầu tư tuyến ống D450 dài 3.681m và mạng lưới ống dịch vụ cấp từ TBTA Mông Dương |
|
|
26.500 |
- QĐ phê duyệt dự án: 3604/QĐ-UBND ngày 31/10/2016 - QĐ phê duyệt KH lựa chọn nhà thầu số 2127/QĐ-UBND ngày 01/6/2017 - Công ty đã phát hành hồ sơ mời thầu thi công công trình - NH TMCP kỹ thương VN tài trợ 6 tỷ cho UBND TP Cẩm Phả thực hiện dự án |
10 |
Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy nước Gốc Thông, Ba Chẽ, công suất 10.000 - 20.000m3/ngđ và hệ thống tuyến ống để cấp nước cho khu vực thành phố Cẩm Phả, Vân Đồn. |
|
|
50.000 |
(Theo VB số 968/CTN-KT ngày 28/7/2017 của Cty CP nước sạch QN) |
11 |
Dự án lắp đặt tuyến ống D630 Đá Chồng - ngã 3 Cẩm Đông thay thế tuyến ống cũ dài khoảng 6km |
|
|
45.000 |
|
12 |
Đầu tư xây dựng tuyến ống, cụm xử lý tại Lộ 3, công suất 2.000m3/ngđ để bổ sung nguồn nước cấp nước cho nhân dân khu vực thị trấn Cái Rồng, các xã lân cận - huyện Vân Đồn |
|
|
7.800 |
|
13 |
Dự án đầu tư xây dựng hồ chứa, cụm xử lý công suất 3.000m3/ ngđ từ trạm bơm tăng áp Hải Xuân, sử dụng nguồn nước hồ Tràng Vinh |
|
|
12.000 |
Công ty đã lựa chọn nhà thầu, chuẩn bị thi công công trình |
14 |
Dự án nâng công suất Nhà máy nước Hải Hà từ 3.000m3/ngđ lên 6.000m3/ngđ |
|
|
13.500 |
Đã phê duyệt hồ sơ thiết kế - dự toán, Công ty đang triển khai các bước tiếp |
15 |
Đầu tư xây dựng trạm bơm và tuyến ống nước thô từ hồ Đoan Tĩnh đến Nhà máy nước Đoan Tĩnh để thay thế nguồn nước sông Ka Long đang bị ô nhiễm |
|
|
18.000 |
Đang trình chấp thuận chủ trương và hướng tuyến |
IV |
Danh mục dự án theo quy hoạch Hệ thống cấp nước và đề xuất của Sở Nông nghiệp |
|
|
1.846.060 |
|
1 |
Sửa chữa nâng cấp hồ Khe Chè, xã An Sinh, thị xã Đông Triều |
|
|
35.000 |
Theo VB số 2394/SNN&PTNT ngày 25/7/2017 của Sở NN&PTNT |
2 |
Dự án xây dựng hồ chứa nước 12 Khe - Uông Bí |
|
|
500.000 |
Theo QH cấp nước và hệ thống cấp nước PCCC |
3 |
Dự án nâng công suất NMN Quảng Yên từ 4.400m3/ngày lên 10.000m3/ngày |
2.100 |
18.900 |
21.000 |
Theo QH cấp nước và hệ thống cấp nước PCCC |
4 |
Sửa chữa nâng cấp hồ Mắt Rồng, thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn |
|
|
5.000 |
Theo VB số 2394/SNN&PTNT ngày 25/7/2017 của Sở NN&PTNT |
5 |
Dự án NMN Ngọc Thủy (cấu Lẩu), huyện Vân Đồn, công suất 500m3/ngày |
1.875 |
|
1.875 |
Theo QH cấp nước và hệ thống cấp nước PCCC |
6 |
Dự án NMN xã Thắng Lợi, huyện Vân Đồn, công suất 700m3/ngày |
2.625 |
|
2.625 |
|
7 |
Dự án nâng công suất NMN Kim Tinh từ 6.000m3/ngđ lên 10.000m3/ngđ |
1.500 |
13.500 |
15.000 |
Theo QH cấp nước và hệ thống cấp nước PCCC |
8 |
Sửa chữa nâng cấp hồ chứa nước Quất Đông, xã Hải Đông, thành phố Móng Cái |
|
|
36.000 |
Theo VB số 2394/SNN&PTNT ngày 25/7/2017 của Sở NN&PTNT |
9 |
Sửa chữa nâng cấp hồ Tân Bình, xã Tân Bình, huyện Đầm Hà |
|
|
45.200 |
|
10 |
Sửa chữa nâng cấp hồ C4, thị trấn Cô Tô, huyện Cô Tô |
|
|
12.000 |
|
11 |
Sửa chữa nâng cấp hồ Chúc Bài Sơn, xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà |
|
|
36.000 |
|
12 |
Dự án NMN Vân Tốc, huyện Hải Hà công suất 10.000m3/ngày |
900 |
1.350 |
2.250 |
Theo QH cấp nước và hệ thống cấp nước PCCC |
13 |
Dự án NMN Yên Than, huyên Tiên Yên, công suất 10.000m3/ngày |
3.750 |
337.540 |
341.290 |
|
14 |
Dự án cải tạo sửa chữa hệ thống xử lý nước hồ C4, công suất 1.000m3/ngày |
3.750 |
|
3.750 |
|
15 |
Dự án NMN hồ Khe Mười, huyện Ba Chẽ, công suất 1.200m3/ngày |
1.800 |
2.700 |
4.500 |
|
16 |
Dự án TGN Hoành Mô, huyện Bình Liêu, công suất 600m3/ngày |
900 |
1.350 |
2.250 |
|
17 |
Xây dựng hồ chứa nước Bình Sơn, huyện Tiên Yên, dung tích 9,66 triệu m3 |
|
|
632.320 |
|
18 |
Dự án đầu tư xây dựng hồ chứa nước Đá Cổng, phường Quang Trung, thành phố Uông Bí với dung tích 4,42 triệu m3 |
|
|
150.000 |
|
|
Tổng |
|
|
4.607.475 |
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.