ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 49/2016/QĐ-UBND |
Hà Tĩnh, ngày 17 tháng 11 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật thú y ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y;
Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y; Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn; Thông tư số 11/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, thẻ kiểm dịch động vật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2026/SNN-TY ngày 20/10/2016, Báo cáo thẩm định số 342/BC-STP ngày 20/10/2016 của Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý giết mổ, kinh doanh, vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm của gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 27/11/2016; thay thế Quyết định số 30/2014/QĐ-UBND ngày 07/7/2014 và Quyết định số 07/2015/QĐ-UBND ngày 14/02/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Y tế, Công Thương, Giao thông Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị và các cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ GIẾT MỔ, VẬN CHUYỂN GIA SÚC, GIA CẦM VÀ SẢN PHẨM CỦA GIA SÚC, GIA
CẦM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 49/2016/QĐ-UBND ngày 17/11/2016 của Ủy
ban nhân dân tỉnh)
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ GIẾT MỔ VÀ VẬN CHUYỂN GIA SÚC, GIA CẦM
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến việc giết mổ, vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm của gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Điều 2. Gia súc, gia cầm trước khi đưa vào giết mổ
1. Việc giết mổ gia súc, gia cầm để kinh doanh phải được thực hiện tại cơ sở giết mổ tập trung đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, được cơ quan thú y có thẩm quyền thực hiện kiểm soát trước và sau giết mổ.
2. Cán bộ Thú y phải trực tiếp thực hiện kiểm soát giết mổ, đóng dấu kiểm soát giết mổ và thu phí, lệ phí tại cơ sở giết mổ tập trung.
3. Gia súc, gia cầm đem giết mổ phải đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y và đáp ứng các yêu cầu:
a) Gia súc, gia cầm không bị dịch bệnh và phải có giấy chứng nhận kiểm dịch hợp lệ theo quy định hoặc giấy chứng nhận tiêm phòng và có xác nhận của cán bộ thú y cấp xã tại nơi chăn nuôi không có dịch bệnh xảy ra.
b) Đảm bảo đủ thời gian dừng sử dụng thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất;
c) Phải được đưa đến cơ sở giết mổ (tối thiểu 6 giờ) trước khi giết mổ.
Điều 3. Về cơ sở hạ tầng cơ sở giết mổ tập trung
1. Địa điểm: Đảm bảo theo quy hoạch, nhưng khoảng cách từ cơ sở giết mổ đến trường học, bệnh viện, khu dân cư, nơi thường xuyên tập trung đông người, đường giao thông chính, nguồn nước mặt tối thiểu 100m; cách trại chăn nuôi, chợ buôn bán gia súc tối thiểu 1.000m; không bố trí nơi thượng nguồn các sông, hồ, đập chứa nước sinh hoạt.
2. Cơ sở phải có tường rào bao quanh, thiết kế đảm bảo yêu cầu giết mổ treo hoặc mổ trên bệ xi măng có lát gạch.
3. Quy mô xây dựng cơ sở giết mổ tập trung phải đảm bảo công suất giết mổ tối thiểu 30 con gia súc hoặc 500 con gia cầm/ngày đêm; riêng đối với những xã vùng sâu, vùng xa ở các huyện: Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê, Kỳ Anh (cách cơ sở giết mổ tập trung gần nhất từ 10km trở lên) có thể xây dựng cơ sở giết mổ có công suất nhỏ hơn nhưng tối thiểu từ 5 con gia súc/ngày đêm trở lên và phải đảm bảo các điều kiện về vệ sinh môi trường, vệ sinh thú y.
4. Yêu cầu về diện tích cơ sở giết mổ:
a) Cơ sở giết mổ công suất 30 con gia súc/ngày đêm, phải có tổng diện tích tối thiểu 1.000m2, trong đó phần đất xây dựng nhà xưởng (không tính chuồng nhốt gia súc) tối thiểu là 170m2; phần còn lại bố trí hạ tầng kỹ thuật (thoát nước thải, xử lý chất thải, chôn lấp, cấp điện, cấp nước, hố sinh học...) và sân, vườn, đường đi, phục vụ...
b) Cơ sở giết mổ công suất 70 con gia súc/ngày đêm, phải có tổng diện tích tối thiểu 2.000m2, trong đó phần đất xây dựng nhà xưởng (không tính chuồng nhốt gia súc) tối thiểu là 300m2; phần còn lại bố trí hạ tầng kỹ thuật (thoát nước thải, xử lý chất thải, chôn lấp, cấp điện, cấp nước, hồ sinh học...) và sân, vườn, đường đi, phục vụ...
c) Cơ sở giết mổ gia cầm công suất 500 con/ngày đêm, phải có tổng diện tích tối thiểu 500m2, trong đó phần đất xây dựng nhà xưởng (không tính chuồng nhốt gia cầm) tối thiểu là 110m2; phần diện tích còn lại để bố trí hạ tầng kỹ thuật (thoát nước thải, xử lý chất thải, chôn lấp, cấp điện, cấp nước...) và sân, vườn, đường đi, phục vụ...
5. Bố trí các khu vực tại cơ sở giết mổ:
a) Khu vực nhốt gia súc, gia cầm:
Chuồng nhốt gia súc, gia cầm trước khi giết mổ phải đủ chứa ít nhất bằng 02 lần số lượng giết mổ bình quân trong ngày; chuồng phải có mái che, nền bê tông không trơn trượt, dễ thoát nước và vệ sinh tiêu độc, khử trùng;
b) Phòng vệ sinh, thay quần áo của công nhân hoạt động trong cơ sở, phòng làm việc của nhân viên thú y, có diện tích đảm bảo để làm việc và nghỉ ngơi sau mỗi ca trực;
c) Khu vực bố trí hạ tầng kỹ thuật (thoát nước thải, xử lý chất thải, cấp điện, cấp nước...);
d) Khu vực sân, vườn, đường đi, phục vụ....
6. Yêu cầu về nguồn điện và ánh sáng:
a) Cường độ ánh sáng phải đảm bảo để quá trình giết mổ và cán bộ thú y kiểm tra được thuận lợi, Bóng đèn phải có lưới hoặc chụp bảo vệ;
b) Cơ sở phải trang bị máy phát điện dự phòng với công suất đủ cho toàn bộ hoạt động của cơ sở;
c) Gây bất tỉnh gia súc bằng dòng điện một chiều và phải tuân thủ các quy định về an toàn lao động trong quá trình sử dụng. Nghiêm cấm việc sử dụng trực tiếp điện lưới 220V để gây bất tỉnh gia súc.
Điều 4. Quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động giết mổ
1. Đối với các dự án xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung có công suất thiết kế từ 200 con gia súc/ngày đêm trở lên; 3.000 con gia cầm/ngày đêm trở lên phải thực hiện lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
2. Những cơ sở giết mổ có công suất dưới 200 con gia súc/ngày đêm; dưới 3.000 con gia cầm/ngày đêm phải lập bản Kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định.
3. Cơ sở giết mổ phải quản lý chất thải phát sinh và có hệ thống xử lý đảm bảo nước thải sau khi xử lý phải đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành.
Điều 5. Quy định vệ sinh thú y
1. Đường ra, vào cơ sở phải trải bê tông hoặc trải nhựa, trước cổng ra vào phải có hố khử trùng phương tiện vận chuyển. Khu giết mổ phải có lối đi riêng cho việc nhập gia súc, gia cầm và xuất sản phẩm gia súc, gia cầm ra khỏi cơ sở giết mổ.
2. Yêu cầu tại khu vực giết mổ:
a) Mái hoặc trần: Được làm bằng vật liệu bền, khoảng cách từ sàn đến trần hoặc mái nhà tối thiểu là 3,6m tại nơi tháo tiết, 4,8m tại nơi đun nước nóng và làm lông, 3m tại nơi pha lóc thịt;
b) Tường phía trong khu giết mổ: Được làm bằng vật liệu chắc chắn, bền, chịu nhiệt, nhằn, chống ẩm mốc, dễ vệ sinh và khử trùng. Chân tường, nơi tiếp giáp giữa mặt sàn và góc cột được xây tròn hay ốp nghiêng;
c) Được bố trí đầy đủ hệ thống bồn rửa tay cho công nhân, bồn rửa và khử trùng dụng cụ giết mổ, bảo hộ lao động;
d) Có giá treo hay giá đỡ đảm bảo thân thịt cao hơn mặt sàn ít nhất 0,3m. Nếu lấy phủ tạng trên bệ mổ, bệ phải cao hơn sàn ít nhất 0,4m. Cơ sở có dây chuyền giết mổ treo, khoảng cách từ thiết bị treo đến trần hoặc mái ít nhất là 1m;
đ) Nơi kiểm tra thân thịt lần cuối: Được bố trí cuối dây chuyền giết mổ treo hoặc sau vị trí rửa lần cuối để kiểm tra thân thịt, đóng dấu kiểm soát giết mổ trước khi đưa thịt ra khỏi cơ sở;
3. Về nguồn nước sử dụng:
a) Nguồn nước sử dụng trong giết mổ gia súc, gia cầm phải là nguồn nước sạch, đảm bảo các chỉ tiêu về vi sinh, sinh lý, sinh hóa, không gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, bố trí các vòi nước cấp trong khu vực giết mổ hợp lý;
b) Bể chứa nước phải được che mát; có nắp đậy kín ngăn bụi, côn trùng bay vào; được thiết kế bằng vật liệu không gỉ, không bị ăn mòn và phải được vệ sinh cọ rửa;
d) Nước sử dụng cho việc làm phủ tạng được chuyển từ bể nước đến bằng các ống dẫn nước riêng. Tuyệt đối không sử dụng bể chứa nước hở để trực tiếp múc nước làm phủ tạng.
4. Hệ thống dẫn nước thải của cơ sở chia thành hai đường riêng biệt:
a) Hệ thống thu gom nước thải từ khu vệ sinh được dẫn trực tiếp ra hệ thống xử lý nước thải chung bên ngoài;
b) Hệ thống thu gom nước thải giết mổ được thiết kế dẫn từ khu sạch đến khu bẩn bằng đường cống hoặc rãnh có nắp đậy, đường kính tối thiểu 10cm và đảm bảo không tràn, đọng nước trên sàn;
c) Đường dẫn nước thải kín, dễ thoát nước và không trùng với hệ thống dẫn nước khác; có lưới chắn rác và hố ga để tập trung các chất thải rắn còn sót lại trước khi nước thải vào hệ thống xử lý.
5. Thực hiện chế độ vệ sinh, khử trùng tiêu độc:
a) Chủ cơ sở phải thực hiện vệ sinh, cọ rửa, quét dọn sạch sẽ toàn bộ cơ sở trước và sau mỗi ngày hoạt động;
b) Tất cả chất thải rắn sau quá trình giết mổ phải được thu gom và xử lý triệt để, đảm bảo vệ sinh môi trường trước khi đưa ra ngoài cơ sở giết mổ;
c) Các thùng đựng phế phẩm phải có nắp đậy và được đánh dấu theo chức năng sử dụng;
d) Quy trình vệ sinh và khử trùng nhà xưởng, thiết bị dụng cụ phải được duy trì thường xuyên;
e) Có biện pháp bẫy bắt côn trùng và các loài gặm nhấm;
f) Khi phát hiện có bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thì phải xử lý theo quy định và thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc chuồng, khu vực nuôi nhốt.
Điều 6. Quy trình kiểm soát giết mổ
1. Kiểm tra trước và sau giết mổ thực hiện theo Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016;
2. Quy định mã số dấu KSGM đối với các huyện, thành phố, thị xã:
TP. Hà Tĩnh: |
30.01 |
Huyện Cẩm Xuyên: |
30.05 |
Huyện Hương Khê: |
30.09 |
TX. Hồng Lĩnh: |
30.02 |
Huyện Can Lộc: |
30.06 |
Huyện Nghi Xuân: |
30.10 |
Huyện Thạch Hà: |
30.03 |
Huyện Đức Thọ: |
30.07 |
Huyện Vũ Quang: |
30.11 |
Huyện Kỳ Anh: |
30.04 |
Huyện Hương Sơn: |
30.08 |
Huyện Lộc Hà: |
30.12 |
TX. Kỳ Anh: |
30.13 |
|
|
3. Trang, sắc phục kiểm dịch động vật:
a) Cán bộ trực tiếp thực hiện công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật phải mang đồng bộ trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, thẻ kiểm dịch động vật khi thi hành nhiệm vụ, không được sử dụng vào mục đích khác; không được tẩy xóa, sửa chữa thẻ kiểm dịch động vật hoặc cho mượn trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, thẻ kiểm dịch động vật.
b) Việc quản lý, sử dụng trang, sắc phục kiểm dịch động vật phải đúng chế độ, đúng đối tượng;
c) Cán bộ Thú y trực tiếp thực hiện công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật và công chức, viên chức, lãnh đạo kiêm nhiệm chức vụ của cơ quan Thú y khi thôi đảm nhận công tác phải nộp lại cho cơ quan quản lý toàn bộ mũ kê pi, mũ mềm, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, thẻ kiểm dịch động vật;
d) Kinh phí để may sắm trang sắc phục kiểm dịch động vật được trích từ nguồn kinh phí hàng năm của đơn vị;
e) Giám đốc Trung tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức mua sắm, cấp phát trang phục theo quy định.
1. Đối với chủ cơ sở giết mổ:
a) Phải có giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
b) Phải đăng ký kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y với cơ quan thú y có thẩm quyền theo quy định;
c) Xây dựng cơ sở giết mổ đảm bảo điều kiện tại Điều 3, 4, 5 Quy định này;
d) Chấp hành sự kiểm tra và xử lý kỹ thuật đối với gia súc, gia cầm mắc bệnh và sản phẩm gia súc, gia cầm kém chất lượng; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo yêu cầu của chính quyền và cơ quan Thú y;
e) Đối với cơ sở xây dựng mới thuộc đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường thì được Phòng tài nguyên và Môi trường huyện cấp hoặc phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thì phải được Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, cấp giấy xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án trước khi đưa cơ sở vào vận hành chính thức.
f) Điều hành hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm theo đúng quy định và chấp hành sự hướng dẫn của nhân viên thú y làm nhiệm vụ kiểm soát giết mổ tại cơ sở;
g) Chủ cơ sở phải chịu trách nhiệm về hoạt động của các cá nhân làm việc tại cơ sở giết mổ; phải bố trí một người chịu trách nhiệm về vệ sinh thú y bảo đảm an toàn thực phẩm trong hoạt động giết mổ; xây dựng nội quy và chỉ cho phép những cá nhân đủ điều kiện.
h) Mọi thủ tục và hoạt động liên quan đến sản xuất phải được ghi chép và lưu tại cơ sở giết mổ;
k) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến đóng thuế, nộp phí, lệ phí đối với hoạt động giết mổ tại cơ sở, phí kiểm tra vệ sinh thú y định kỳ và các loại phí phát sinh khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Đối với những người trực tiếp tham gia hoạt động giết mổ tại cơ sở (gồm công nhân, người phụ giúp công việc):
a) Phải có sức khỏe và có giấy khám sức khỏe định kỳ 06 tháng/lần của cơ quan Y tế đủ thẩm quyền cấp theo quy định;
b) Phải vệ sinh cá nhân và mặc trang phục bảo hộ lao động (quần áo, ủng, khẩu trang, mũ), bảo hộ lao động được làm sạch trước và sau mỗi ca giết mổ;
c) Không được ăn uống, hút thuốc, khạc nhổ trong khu vực giết mổ;
d) Không được mang thực phẩm vào khu vực giết mổ;
e) Rửa tay bằng xà phòng trước khi giết mổ, sau khi tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm, sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với những vật liệu bị ô nhiễm;
g) Phải có Giấy xác nhận kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định;
h) Tuân thủ nghiêm túc các quy định về bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và các quy định khác của pháp luật liên quan trong hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm; phối hợp với chủ cơ sở để xây dựng nội quy.
Điều 8. Vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm
1. Gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm nhập vào địa bàn tỉnh:
a) Phải có giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định, khi đi qua Trạm đầu mối giao thông được kiểm tra và xác nhận tại các Trạm kiểm dịch Động vật đầu mối giao thông;
b) Trong trường hợp cơ quan chức năng có hướng dẫn, quy định cụ thể về tuyến đường vận chuyển thì phải thực hiện việc vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm theo đúng tuyến đường đã quy định;
c) Đối với gia súc, gia cầm dùng để chăn nuôi, làm giống: Khi đến cơ sở chăn nuôi phải thông báo cho cơ quan Thú y địa phương biết để kiểm tra, tháo niêm phong, theo dõi và hướng dẫn các biện pháp cách ly, nhập đàn phòng dịch bệnh.
2. Gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm vận chuyển ra khỏi địa bàn tỉnh, trước khi vận chuyển chủ hàng phải đăng ký với Chi cục Chăn nuôi và Thú y để thực hiện quy trình và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
Điều 9. Trách nhiệm của các sở, ngành có liên quan
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Phối hợp các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã phổ biến Quy định này đến các tổ chức, cá nhân có liên quan biết và tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, đúng quy định;
b) Tổ chức kiểm tra, giám sát, đôn đốc các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện nội dung Quy định này;
c) Chỉ đạo Chi cục chăn nuôi và Thú y, Thanh tra sở, Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm và Thủy sản phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý vi phạm về giết mổ, kinh doanh, vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm của gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với hoạt động của cơ sở giết mổ tập trung gia súc, gia cầm;
b) Tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường chi tiết đối với các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm theo phân cấp. Thường xuyên kiểm tra việc vận hành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm theo quy định;
c) Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm các quy định trong lĩnh vực môi trường.
3. Sở Y tế:
a) Chỉ đạo tổ chức khám và cấp giấy chứng nhận sức khỏe cho các cá nhân hành nghề theo đúng quy định;
b) Phối hợp với các sở, ngành liên quan để tổ chức tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và hướng dẫn cho các chủ cơ sở giết mổ, kinh doanh, vận chuyển gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm các biện pháp bảo hộ an toàn dịch bệnh cho lao động; kiểm tra điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, cơ sở kinh doanh, sử dụng thực phẩm đã qua chế biến, kiểm soát ô nhiễm vi sinh vật và tồn dư hóa chất trong thực phẩm lưu thông trên thị trường;
c) Chỉ đạo tổ chức quản lý và phối hợp kiểm tra các nội dung liên quan theo quy định của Luật An toàn thực phẩm năm 2010;
d) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tuyên truyền sâu rộng cho nhân dân về các biện pháp phòng, chống các loại dịch bệnh gia súc, gia cầm lây nhiễm sang người.
4. Sở Công Thương: Hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh và địa điểm kinh doanh gia súc, gia cầm và sản phẩm của gia súc, gia cầm. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an tỉnh và các địa phương kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm trong hoạt động giết mổ, kinh doanh, vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm của gia súc, gia cầm.
5. Sở Tài chính: Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan xây dựng cơ chế chính sách, hỗ trợ về tài chính để phục vụ công tác, quản lý giết mổ, kinh doanh gia súc, gia cầm và sản phẩm của gia súc, gia cầm đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm; đồng thời tăng cường kiểm tra, hướng dẫn và quản lý chặt chẽ việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong hoạt động kinh doanh, giết mổ.
6. Sở Giao thông Vận tải: Phối hợp với các ngành và địa phương liên quan kiểm tra các phương tiện vận chuyển gia súc, gia cầm và các sản phẩm gia súc, gia cầm lưu thông, xuất, nhập trên địa bàn tỉnh.
7. Công an tỉnh: Chủ trì phối hợp cùng cơ quan Thú y kiểm tra các phương tiện vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm của gia súc, gia cầm. Phối hợp với các sở, ngành kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc chấp hành các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y, môi trường trong hoạt động giết mổ, vận chuyển, kinh doanh gia súc, gia cầm và sản phẩm của gia súc, gia cầm.
8. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với các đơn vị liên quan tham gia thẩm định các dự án, quy hoạch cơ sở giết mổ, buôn bán gia súc, gia cầm và sản phẩm của gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.
9. Sở Xây dựng:
a) Hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật về Quy hoạch, xây dựng cơ sở kinh doanh, giết mổ gia súc, gia cầm tập trung;
b) Phối hợp với UBND cấp huyện, các sở, ngành liên quan rà soát, tham mưu UBND tỉnh ban hành quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn toàn tỉnh.
10. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Hà Tĩnh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền và kịp thời phát hiện, đưa tin biểu dương các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt quy định; đồng thời phê phán các tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm hoặc có hành vi vi phạm trong giết mổ, kinh doanh, vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm của gia súc, gia cầm.
Điều 10. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
1. Chịu trách nhiệm toàn diện về thực hiện các quy định quản lý hoạt động giết mổ, vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm của gia súc, gia cầm trên địa bàn quản lý.
2. Tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền, vận động các chủ cơ sở giết mổ, người kinh doanh vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm của gia súc, gia cầm phải đăng ký kinh doanh, kinh doanh đúng nội dung đăng ký và chấp hành nghiêm túc các quy định về giết mổ, vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm của gia súc, gia cầm.
3. Căn cứ sản lượng gia súc, gia cầm, dân số, nhu cầu sử dụng và tiêu thụ trên địa bàn để quy hoạch cơ sở giết mổ tập trung; tổ chức hướng dẫn hoạt động giết mổ tại các cơ sở giết mổ tập trung; xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc để án bảo vệ môi trường đơn giản.
4. Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích đối với các tổ chức cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ tập trung đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm (thủ tục, địa điểm, đất đai, kinh phí, thuế,...).
5. Chỉ đạo chủ cơ sở cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, mở rộng quy mô cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung phù hợp quy hoạch, kế hoạch và đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.
6. Cấp giấy phép đăng ký kinh doanh cho các cơ sở giết mổ, kinh doanh, vận chuyển gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm theo quy định.
Điều 11. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn
1. Chịu trách nhiệm kiểm tra, rà soát, đưa tất cả người hành nghề giết mổ vào cơ sở giết mổ tập trung, để xóa bỏ các điểm giết mổ nhỏ lẻ, không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y trên địa bàn;
2. Thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác kiểm soát giết mổ, kinh doanh, vận chuyển gia súc, gia cầm và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong công tác quản lý giết mổ trên địa bàn.
Điều 12. Quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y
1. Phí, lệ phí trong công tác kiểm soát giết mổ thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.
2. Phí dịch vụ giết mổ gia súc thực hiện theo quy định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh.
1. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã tổ chức thực hiện nghiêm túc nội dung bản Quy định này.
2. Trong quá trình tổ chức, thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh cần phải bổ sung, sửa đổi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.