ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 49 /2015/QĐ-UBND |
Bình Thuận, ngày 19 tháng 10 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng;
Căn cứ Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 148/2014/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 08/10/2014 của Liên Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; chế độ đối với người chưa thành niên, người tự nguyện chữa trị, cai nghiện tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội và tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng;
Thực hiện Công văn số 1495/HĐND-KTXH ngày 09/10/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh;
Theo đề nghị của Liên Sở Lao động - Thương binh và Xã hội - Sở Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chế độ đóng góp, miễn, giảm, hỗ trợ và các khoản chi phí đối với người nghiện ma túy chữa trị, cai nghiện bắt buộc và tự nguyện tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội, tại cộng đồng và gia đình trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 14/2013/QĐ-UBND ngày 02/4/2013 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc quy định chi phí, trách nhiệm đóng góp và chế độ miễn, giảm đối với người cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
CHẾ ĐỘ ĐÓNG GÓP, MIỄN, GIẢM, HỖ TRỢ VÀ CÁC KHOẢN CHI PHÍ ĐỐI
VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY CHỮA TRỊ, CAI NGHIỆN BẮT BUỘC VÀ TỰ NGUYỆN TẠI TRUNG
TÂM CHỮA BỆNH - GIÁO DỤC - LAO ĐỘNG XÃ HỘI, TẠI CỘNG ĐỒNG VÀ GIA ĐÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 49 /2015/QĐ-UBND ngày 19 /10/2015 của UBND
tỉnh Bình Thuận)
Quyết định này quy định chế độ đóng góp, miễn, giảm, hỗ trợ và các khoản chi phí đối với người nghiện ma túy chữa trị, cai nghiện bắt buộc và tự nguyện tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội (gọi tắt là Trung tâm), người nghiện ma túy cai nghiện bắt buộc và tự nguyện tại cộng đồng và gia đình trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
1. Cơ quan, tổ chức và cá nhân sử dụng nguồn vốn sự nghiệp từ ngân sách nhà nước để thực hiện chế độ miễn, giảm, hỗ trợ và chữa trị, cai nghiện tại Trung tâm và cai nghiện ma tuý tại gia đình, cộng đồng.
2. Người nghiện ma túy bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Luật xử lý vi phạm hành chính.
3. Người chưa thành niên nghiện ma tuý chữa trị cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm, người nghiện ma tuý chữa trị, cai nghiện tự nguyện tại Trung tâm và người nghiện ma tuý chữa trị, cai nghiện tại gia đình và cộng đồng theo Luật phòng, chống ma túy.
1. Tiền ăn tại cơ sở cai nghiện bắt buộc là 40.000 đồng/người/ngày thường, đảm bảo theo định mức được quy định tại Khoản 1 Điều 24 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính phủ.
Ngày Lễ, Tết Dương lịch học viên được ăn thêm không quá 03 lần tiêu chuẩn ngày thường; các ngày Tết nguyên đán học viên được ăn thêm không quá 05 lần tiêu chuẩn ngày thường. Chế độ ăn đối với học viên bị ốm do Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc quyết định theo chỉ định của cơ quan y tế và được tính theo giá thị trường của địa phương.
2. Tiền trang bị quần áo và đồ dùng sinh hoạt thiết yếu:
Trên cơ sở định mức trang bị quy định tại Khoản 2 Điều 24 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính phủ, hàng năm cơ sở cai nghiện thực hiện mua sắm quần áo và đồ dùng sinh hoạt thiết yếu đảm bảo nhu cầu, không vượt định mức và không quá 1.200.000 đồng/học viên/lần chấp hành quyết định.
3. Tiền hoạt động văn nghệ, thể thao 70.000 đồng/học viên/năm.
4. Tiền điện, nước sinh hoạt: 80.000 đồng/học viên/tháng.
5. Tiền ăn đường, tiền tàu xe sau khi học viên chấp hành xong quyết định trở về nơi cư trú: Học viên thuộc đối tượng là thân nhân người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội, thuộc gia đình hộ nghèo, hộ cận nghèo, sau khi chấp hành xong quyết định trở về nơi cư trú được cấp tiền ăn đường, tiền tàu xe như sau:
- Tiền ăn là 40.000 đồng/người/ngày trong những ngày đi đường, tối đa không quá 03 (ba) ngày;
- Tiền tàu xe theo giá phương tiện công cộng phổ thông.
6. Các khoản chi phí cai nghiện, chăm sóc sức khỏe; chi thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy, phòng, chống HIV/AIDS; vệ sinh môi trường và an ninh, trật tự an toàn xã hội cho học viên; tiền học nghề; học viên bị nhiễm HIV/AIDS được trợ cấp thêm tiền thuốc chữa bệnh, tiền mua sắm các vật dụng phòng, chống lây nhiễm HIV và các khoản chi hỗ trợ khác; chi phí mai táng đối với trường hợp học viên chết trong thời gian chấp hành quyết định tại cơ sở cai nghiện bắt buộc mà không có thân nhân hoặc thân nhân không đến trong vòng 24 giờ, cơ sở cai nghiện bắt buộc có trách nhiệm tổ chức mai táng; các khoản chi khác: thực hiện theo quy định tại khoản 1, 6, 7, 8, 9 và 11 Điều 5 Thông tư Liên tịch số 148/2014/TTLT- BTC-BLĐTBXH ngày 08/10/2014 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Tiền ăn; tiền trang bị quần áo và đồ dùng sinh hoạt thiết yếu; tiền hoạt động văn nghệ, thể thao; tiền điện, nước sinh hoạt; tiền ăn đường, tiền tàu xe đối với học viên thuộc đối tượng là thân nhân người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội, thuộc gia đình hộ nghèo, hộ cận nghèo, sau khi chấp hành xong quyết định trở về nơi cư trú. Thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 3 Quy định này.
- Chi phí cai nghiện, chăm sóc sức khỏe: Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư Liên tịch số 148/2014/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 08/10/2014 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Chi thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy, phòng, chống HIV/AIDS, vệ sinh môi trường và an ninh, trật tự an toàn xã hội cho học viên; tiền học nghề; học viên bị nhiễm HIV/AIDS được trợ cấp thêm tiền thuốc chữa bệnh, tiền mua sắm các vật dụng phòng, chống lây nhiễm HIV và các khoản chi hỗ trợ khác; chi phí mai táng đối với trường hợp học viên chết trong thời gian chấp hành quyết định tại cơ sở cai nghiện bắt buộc mà không có thân nhân hoặc thân nhân không đến trong vòng 24 giờ, cơ sở cai nghiện bắt buộc có trách nhiệm tổ chức mai táng; các khoản chi khác: Thực hiện theo quy định tại các khoản 6, 7, 8, 9 và 11 Điều 5 Thông tư Liên tịch số 148/2014/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 08/10/2014 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
CHẾ ĐỘ ĐÓNG GÓP, MIỄN, GIẢM ĐỐI VỚI NGƯỜI TỰ NGUYỆN CHỮA TRỊ, CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI TRUNG TÂM
- Người nghiện ma túy chữa trị, cai nghiện tự nguyện tại Trung tâm phải đóng góp toàn bộ chi phí trong thời gian thực hiện hợp đồng cai nghiện giữa người nghiện hoặc gia đình người nghiện với Trung tâm (trừ trường hợp được miễn, giảm theo quy định). Thời hạn quy định đối với hợp đồng cai nghiện được xác định là 6 tháng hoặc 12 tháng bao gồm các khoản:
1. Tiền ăn: 40.000 đồng/người/ngày.
2. Tiền xét nghiệm tìm chất ma túy, các xét nghiệm khác: 100.000 đồng/người/lần xét nghiệm x 02 lần = 200.000 đồng, áp dụng cho cả hợp đồng cai nghiện 06 tháng và 12 tháng.
3. Tiền thuốc chữa bệnh, thuốc hỗ trợ cắt cơn nghiện, giải độc, điều trị rối loạn tâm thần và điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội; thuốc chữa bệnh thông thường khác: Hợp đồng cai nghiện 06 tháng là 1.000.000 đồng/người. Hợp đồng cai nghiện 12 tháng là 1.350.000 đồng/người.
Riêng trường hợp học viên có sức khỏe yếu phải tăng cường thêm các biện pháp y tế khác hoặc bồi dưỡng ngoài chế độ của Trung tâm thì có thể thu thêm theo thực tế phát sinh có sự thỏa thuận giữa đối tượng, gia đình và Trung tâm.
4. Tiền hoạt động văn văn nghệ, thể thao: Hợp đồng cai nghiện 06 tháng là 100.000 đồng/người. Hợp đồng cai nghiện 12 tháng là 200.000 đồng/người.
5. Tiền điện, nước, vệ sinh: 100.000 đồng/người/tháng, áp dụng cho cả hợp đồng cai nghiện 06 tháng và 12 tháng.
6. Tiền học văn hóa, học nghề: Thu theo mức học phí do UBND tỉnh quy định cho trường dạy văn hóa; trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh (nếu bản thân học viên và gia đình có nhu cầu học văn hóa, học nghề).
7. Tiền đóng góp xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị: Hợp đồng cai nghiện 06 tháng là 400.000 đồng/người. Hợp đồng cai nghiện 12 tháng là 800.000 đồng/người.
8. Chí phí quản lý, phục vụ: 350.000 đồng/người/tháng, áp dụng cho cả hợp đồng cai nghiện 06 tháng và 12 tháng.
Người nghiện ma túy chữa trị, cai nghiện tự nguyện tại Trung tâm có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Bình Thuận được miễn, giảm như sau:
1. Miễn đóng góp tiền thuốc chữa bệnh, thuốc hỗ trợ cắt cơn nghiện và thuốc chữa bệnh thông thường khác quy định tại Khoản 3, Điều 5 Quy định này trong thời gian thực hiện hợp đồng chữa trị, cai nghiện tại Trung tâm đối với người thuộc hộ nghèo; gia đình chính sách theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; người thuộc diện bảo trợ xã hội; người chưa thành niên; người bị nhiễm HIV/AIDS.
2. Giảm 50% mức đóng góp tiền thuốc chữa bệnh, thuốc hỗ trợ cắt cơn nghiện và thuốc chữa bệnh thông thường khác quy định tại Khoản 3, Điều 5 Quyết định này trong thời gian thực hiện hợp đồng chữa trị, cai nghiện tại Trung tâm đối với người thuộc hộ cận nghèo.
3. Thủ tục, thẩm quyền giải quyết chế độ hỗ trợ thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng; Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ; Thông tư Liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và các quy định hiện hành có liên quan.
CHẾ ĐỘ ĐÓNG GÓP VÀ HỖ TRỢ CHO NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI GIA ĐÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG
Người nghiện ma túy cai nghiện bắt buộc và tự nguyện tại cộng đồng hoặc gia đình của người nghiện ma túy có trách nhiệm đóng góp các khoản chi phí trong thời gian cai nghiện gồm:
1. Tiền ăn trong thời gian cai nghiện tập trung tại cơ sở điều trị cắt cơn: 40.000 đồng/người/ngày.
2. Chi phí khám sức khỏe; xét nghiệm phát hiện chất ma túy và các xét nghiệm khác để chuẩn bị điều trị cắt cơn: 250.000 đồng/người/lần chấp hành quyết định.
3. Tiền thuốc hỗ trợ điều trị cắt cơn nghiện: 400.000 đồng/người/lần chấp hành quyết định.
4. Tiền học văn hóa, học nghề: Thu theo mức học phí do UBND tỉnh quy định cho trường dạy văn hóa; trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh (nếu bản thân học viên và gia đình có nhu cầu) hoặc đóng theo thỏa thuận giữa người học nghề với cơ sở dạy nghề.
Người nghiện ma túy trong thời gian cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng; cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình và cộng đồng có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Bình Thuận được hỗ trợ như sau:
1. Người nghiện ma tuý cai nghiện ma tuý tự nguyện tại gia đình và cộng đồng thuộc hộ nghèo, gia đình chính sách theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, người chưa thành niên, người thuộc diện bảo trợ xã hội, người khuyết tật được hỗ trợ một lần tiền thuốc điều trị cắt cơn nghiện ma túy mức 400.000 đồng/người/lần chấp hành quyết định.
2. Người nghiện ma tuý cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng thuộc hộ nghèo, gia đình chính sách theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, người chưa thành niên, người thuộc diện bảo trợ xã hội, người khuyết tật được hỗ trợ các khoản sau:
a) Tiền thuốc hỗ trợ điều trị cắt cơn nghiện ma túy: 400.000 đồng/người/lần chấp hành quyết định;
b) Tiền ăn trong thời gian cai nghiện tập trung: mức 40.000 đồng/người/ngày, thời gian tối đa không quá 15 ngày (mười lăm ngày).
3. Thủ tục, thẩm quyền giải quyết chế độ hỗ trợ thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng; Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ; Thông tư Liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và các quy định hiện hành có liên quan.
VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CÁC KHOẢN ĐÓNG GÓP VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN
Điều 9. Quản lý, sử dụng các khoản đóng góp chữa trị, cai nghiện
1. Về quản lý, sử dụng các khoản đóng góp: 100% số tiền thu được từ các khoản đóng góp theo quy định tại Điều 5 Chương IV và Điều 7 Chương V Quy định này được để lại cho đơn vị, địa phương chi các khoản cho người chữa trị, cai nghiện ma túy trong thời gian cai nghiện và chi phí phát sinh theo quy định hiện hành.
2. Đối với khoản thu về quản lý, phục vụ: Quy định tại Khoản 9 Điều 5 Quyết định này, Trung tâm được hạch toán vào nguồn thu sự nghiệp và chi cho công tác quản lý, phục vụ đối tượng cai nghiện ma tuý, được sử dụng phù hợp với loại hình đơn vị sự nghiệp công lập được UBND tỉnh giao.
3. Về chứng từ thu, chi và hạch toán kế toán: Trung tâm thực hiện theo quy định tại Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.
4. Đối với cơ sở điều trị cắt cơn, giải độc tại cộng đồng: Lập dự toán, quản lý, phân phối và quyết toán nguồn thu thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước.
1. Đối với Trung tâm:
Nguồn kinh phí để thực hiện chế độ miễn, giảm đối với người tự nguyện chữa trị, cai nghiện ma túy tại Trung tâm và các khoản chi phí cho học viên chữa trị, cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm theo Quy định này được bố trí từ nguồn chi đảm bảo xã hội trong dự toán chi ngân sách được UBND tỉnh giao hàng năm cho Trung tâm.
2. Đối với cơ sở điều trị cắt cơn, giải độc tại cộng đồng:
Nguồn kinh phí để thực hiện chế độ hỗ trợ đối với người nghiện ma túy chữa trị, cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng, cai nghiện tự nguyện tại gia đình và cộng đồng được bố trí trong dự toán chi bảo đảm xã hội của ngân sách xã, phường, thị trấn theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. UBND xã, phường, thị trấn căn cứ chế độ hỗ trợ theo quy định, số đối tượng chữa trị, cai nghiện ma túy được hỗ trợ; lập dự toán cùng với dự toán ngân sách xã, phường, thị trấn hàng năm để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 11. Các nội dung khác không quy định trong Quyết định này thực hiện theo Thông tư Liên tịch số 148/2014/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 08/10/2014 của Liên Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các văn bản cụ thể hóa chế độ, chính sách do UBND tỉnh ban hành.
Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu để áp dụng được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.
Điều 12. Quá trình thực hiện nếu có vấn đề vướng mắc, phát sinh đề nghị các đơn vị, địa phương kịp thời phản ánh về UBND tỉnh (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính) để xem xét, giải quyết./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.