ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 484/2012/QĐ-UBND |
Hà Giang, ngày 29 tháng 3 năm 2012 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quy định về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Thông tư 23/2011/TT-BTTTT ngày 11 tháng 8 năm 2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc quản lý, vận hành, sử dụng và đảm bảo an toàn an ninh thông tin trên mạng Truyền sổ liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 05/TTr-STTTT ngày 13/3/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy chế quản lý, vận hành, sử dụng và đảm bảo an toàn an ninh trên mạng Truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị kết nối vào mạng Truyền số liệu chuyên dùng có trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUẢN LÝ, VẬN HÀNH, SỬ DỤNG VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN THÔNG TIN TRÊN
MẠNG TRUYỀN SỐ LIỆU CHUYÊN DÙNG TRONG CÁC CƠ QUAN ĐẢNG VÀ NHÀ NƯÓC TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HÀ GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định sổ:484/2012/QĐ-UBND ngày 29 tháng 3 năm
2012 của UBND tỉnh Hà Giang)
Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh
- Phạm vi áp dụng: Quy chế này quy định về việc quản lý, vận hành, sử dụng và đảm bảo an toàn thông tin trên Mạng truyền số liệu chuyên dùng trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
- Đối tượng áp dụng: Các cơ quan Đảng, Nhà nước khi tham gia kết nối, khai thác Mạng truyền số liệu chuyên dùng trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
1. Mạng truyền số liệu chuyên dùng là mạng truyền dẫn tốc độ cao, sử dụng phương thức chuyển mạch nhãn đa giao thức trên nền giao thức liên mạng (còn gọi là IP/MPLS) sử dụng riêng trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan Đảng, Nhà nước trên toàn quốc. Mạng truyền số liệu chuyên dùng trên địa bàn tỉnh Hà Giang (sau đây viết tắt là Mạng TSLCD) là nhánh Mạng TSLCD của Chính phủ.
2. Địa chỉ IP (trong đó IP viết tắt của từ tiếng Anh: Internet Protocol- giao thức Internet) là một địa chỉ đơn nhất mà những thiết bị điện tử sử dụng để nhận diện và liên lạc với nhau trên mạng máy tính bằng cách sử dụng giao thức Internet.
3. MPLS (Viết tắt của từ tiếng anh: Mutiprotocol Label Switching - chuyển mạch nhãn đa giao thức) là một phương thức được cải tiến cho việc chuyển tiếp các gói tin trong mạng bằng cách sử dụng các nhãn được gắn thêm vào trong các gói tin IP (IP packet).
4. VPN (Viết tắt của từ tiếng anh: Virtual Private Network - Mạng riêng ảo) là một mạng dành riêng để kết nối các máy tính của các công ty, tập đoàn hay các tổ chức với nhau thông qua mạng Internet.
Điều 3. Mục đích sử dụng mạng TSLCD
Mạng TSLCD là cơ sở hạ tầng kỹ thuật để triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin nhằm chuyển, nhận, xử lý, lưu trữ thông tin phục vụ công tác lãnh đạo, điêu hành của các cơ quan nhà nước, đảm bảo an toàn bảo mật thông tin.
Điều 4. Nguyên tắc quản lý, vận hành và sử dụng mạng TSLCD
1. Quản lý, vận hành và sử dụng mạng TSLCD phải bảo đảm tăng cường năng lực quản lý và khai thác tài nguyên mạng máy tính của cơ quan Đảng và Nhà nước, phát huy tinh thần trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ và đảm bảo hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các đơn vị sử dụng mạng.
2. Mạng TSLCD được tiến hành quản lý, điều hành tập trung, thống nhất; bảo đảm an toàn, bảo mật và tính sẵn sàng cao trong quá trình vận hành và sử dụng.
3. Mạng TSLCD phải hoạt động liên tục, thông suốt (24 giờ trong một ngày và 7 ngày trong một tuần) phục vụ công tác lãnh chỉ đạo của các cấp chình quyền.
4. Việc khai thác, sử dụng tuân thủ theo các quy định về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đuợc nhà nước quy định.
5. Các hành vi vi phạm gây ảnh hưởng đến an toàn mạng TSLCD và an ninh thông tin truyền tải trên mạng phải được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Các hành vi nghiêm cấm
1. Kết nối vật lý hoặc thực hiện truy cập không được phép vào mạng TSLCD.
2. Lợi dụng cơ sở hạ tầng mạng TSLCD vào các mục đích không thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ được phân công; cung cấp, phát tán thông tin không được pháp luật cho phép; cố tình gây mất an toàn, an ninh thông tin.
3. Thay đổi kết nối, thông số thiết lập mạng của các thiết bị công nghệ thông tin không thuộc thẩm quyền, gây xung đột tài nguyên, ảnh hưởng đến việc vận hành hệ thống mạng TSLCD.
4. Tiết lộ sơ đồ tổ chức hệ thống mạng TSLCD cho các tổ chức, cá nhân không có thẩm quyền.
5. Tự ý xóa bỏ, tháo gỡ hoặc can thiệp vào mạng TSLCD đã được cài đặt trên các thiết bị mạng đã triển khai.
6. Không tổ chức quản lý, khai thác, vận hành sử dụng mạng TSLCD gây lãng phí.
QUẢN LÝ KHAI THÁC, VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG MẠNG TSLCD
Điều 6. Danh mục dịch vụ cung cấp trên mạng TSLCD
Bao gồm danh mục dịch vụ cung cấp trên mạng TSLCD được quy định tại Điều 5, Thông tư 23/2011/TT-BTTTT ngày 11 tháng 8 năm 2011.
Điều 7. Sử dụng, chia sẻ và lưu trữ thông tin trên mạng TSLCD
1. Việc sử dụng, chia sẻ và lưu trữ thông tin trên mạng TSLCD phải tuân thủ các quy định của Nhà nước về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và lưu trữ.
2. Thông tin được sử dụng, chia sẻ và lưu trữ trên mạng TSLCD phải là những thông tin phục vụ cho hoạt động quản lý điều hành và chuyên môn nghiệp vụ của đơn vị sử dụng mạng.
Điều 8. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông
1. Là đơn vị được giao quản lý mạng TSLCD, có trách nhiệm tham mưu, triển khai chương trình, dự án trong hoạt động của các cơ quan Đảng và Nhà nước trên mạng truyền số liệu chuyên dùng.
2. Quản lý toàn bộ các kết nối mạng TSLCD; quản lý cấu hình các phần mềm hệ thống trên các thiết bị mạng; quản lý toàn bộ hồ sơ hệ thống mạng TSLCD; quản lý, phân hoạch các vùng địa chỉ mạng (IP), các vùng mạng cục bộ ảo (VLAN - Virtual Local Area Network);
3. Xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn, đào tạo các kiến thức về quản lý, vận hành, sự dụng và đảm bảo an toàn thông tin cho cán bộ phụ trách hoặc chuyên trách CNTT tại các đơn vị có kết nối vào mạng TSLCD.
4. Nghiên cứu, đề xuất nâng cấp, mở rộng, duy trì và phát triển mạng TSLCD.
5. Tuyên truyền, phổ biển, hướng dẫn việc thực hiện các quy định nhà nước về sử dụng mạng TSLCD cho các cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh.
6. Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra và xử lý đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động của mạng TSLCD.
7. Phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cơ sở hạ tầng và an ninh thông tin đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, an ninh thông tin.
8. Trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, báo cáo về UBND tỉnh và Bộ Thông tin và Truyền thông tình hình sử dụng mạng TSLCD trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.
Điều 9. Trách nhiệm của Viễn thông Hà Giang
1. Bố trí nguồn nhân lực, chuẩn bị đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị sẵn sàng ứng cứu thông tin, khắc phục sự cố xảy tra trên mạng TSLCD; Đảm bảo các yêu cầu về kết nối bao gồm thời gian kết nối, dung lượng lưu trữ, tốc độ băng thông, chất lượng dịch vụ mạng, an toàn, an ninh thông tin... theo đúng hợp đồng đã ký kết.
2. Cung cấp các điểm đăng ký dịch vụ, hộp thư điện tử, địa chỉ, số điện thoại nóng để hỗ trợ kỹ thuật khắc phục sự cố cho Sở Thông tin Truyền thông và các đơn vị sử dụng mạng TSLCD;
3. Chỉ được phép lắp đặt mới, mở rộng kết nối trên mạng TSLCD khi có sự đồng ý của Sở Thông tin và Truyền thông bằng văn bản.
4. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trong công tác đảm bảo an toàn cơ sở hạ tầng, an toàn thông tin của hệ thống mạng TSLCD.
5. Định kỳ 6 tháng/lần báo cáo Sở Thông tin và Truyền thông và đột xuất bằng văn bản về tình hình hoạt động của mạng TSLCD.
Điều 10. Trách nhiệm của đơn vị khi tham gia khai thác mạng TSLCD
1. Chịu trách nhiệm về nội dung, thông tin truyền đưa trên mạng TSLCD.
2. Quản lý, khai thác và bảo vệ các thiết bị chuyển mạch, thiết bị kết nối và các thiết bị của điểm kết nối đặt tại cơ quan mình đã được bàn giao.
3. Chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan đển an toàn mạng khi kết nối mạng TSLCD:
a) Xây dựng hệ thống bức tường lửa (firewall) bảo vệ hệ thống mạng nội bộ nhằm ngăn chặn các truy cập trái phép từ bên ngoài. Hệ thống bức tường lửa bao gồm: thiết bị phần cứng hoặc bằng các phần mềm chuyên dụng.
b) Quản lý bộ tập trung người dùng mạng riêng ảo của cơ quan được thiết lập (nếu có).
c) Quản lý các tên miền của đơn vị (nếu có).
d) Sở hữu và quản lý các chính sách kết nối Internet của riêng cơ quan.
đ) Quản trị và cài đặt địa chỉ IP (Internet Protocol) theo phân hoạch chung đã được cấp cho hệ thống mạng nội bộ.
4. Tuân thủ các quy định về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và quy định khác có liên quan.
5. Cử cán bộ có chuyên môn về công nghệ thông tin hoặc bộ phận chuyên trách về công nghệ thông tin để quản trị, vận hành hệ thống mạng.
6. Chịu trách nhiệm tự đấu nối, nâng cấp, mở rộng các thiết bị mạng có kết nối vào mạng TSLCD theo nhu cầu khai thác sử dụng của đơn vị.
7. Khi bị sự cố xảy ra hoặc cần sửa chữa linh kiện, thiết bị liên quan đến kết nổi mạng TSLCD, đơn vị phải thông báo trực tiếp cho Viễn thông tỉnh Hà Giang để phôi hợp xử lý kịp thời.
8. Báo cáo thống kê định kỳ hàng năm, đột xuất tình hình khai thác mạng TSLCD theo hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông.
Điều 11. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng mạng TSLCD
1. Được toàn quyền khai thác các tài nguyên trên mạng để phục cho công
tác tại cơ quan, nhưng phải đảm bảo về chế độ bảo mật, an toàn thông tin đồng thời chịu trách nhiệm đối với các thông tin trao đổi và đưa lên mạng TSLCD.
2. Tuân thủ các quy định cụ thể về truy nhập, khai thác sử dụng mạng. Không được tiết lộ mật khẩu truy cập các ứng dụng trên mạng TSLCD cho cá nhân, đơn vị không có thẩm quyền.
3. Tuân thủ những quy định về quản lý, vận hành, sử dụng mạng TSLCD và các quy định khác có liên quan.
4. Chấp hành nghiêm chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách có liên quan của Nhà nước về Công nghệ thông tin, Viễn thông, về quản lý và
cấp phép cung cấp thông tin, thiết lập trang thông tin điện tử trên Internet, về chế độ bảo mật, an toàn, an ninh thông tin.
5. Khi sự cố xảy ra, cần thông báo kịp thời cho người có thẩm quyền để kịp thời giải quyết.
ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG, THAY ĐỔI THÔNG TIN SỬ DỤNG VÀ CHI TRẢ CƯỚC PHÍ SỬ DỤNG
Điều 12. Tham gia vào Mạng TSLCD
1. Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu UBND tỉnh về số lượng, danh sách các đơn vị được đầu tư Mạng TSLGD theo từng thời kỳ.
2. Các đơn vị đã được đầu tư Mạng TSLCD, khi có yêu cầu kết nối phải thông báo cho Viễn thông Hà Giang để ký kết hợp đồng sử dụng, đồng thời có văn bản gửi về Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp.
Điều 13. Từ chối tham gia vào mạng TSLCD
1. Các đơn vị đã kết nối mạng TSLCD có yêu cầu từ chối kết nối phải thông báo cho Viễn thông Hà Giang để thực hiện, đồng thời phải có văn bản gửi về Sở Thông tin và Truyền thông.
2. Các đơn vị sau khi không tiếp tục kết nối vào mạng TSLCD phải tự thực hiện các biện pháp kỹ thuật, hành chính đảm bảo an toàn, an ninh và khai thác có hiệu quả hệ thống mạng thông tin nhằm phục vụ tốt cho việc ứng dụng CNTT tại đơn vị mình.
Điều 14. Ký kết hợp đồng sử dụng mạng TSLCD
1. Viễn thông Hà Giang là đơn vị tại địa phương, đại diện cho Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt Nam ký hợp đồng với các đơn vị sử dụng dịch vụ Mạng TSLCD, chịu trách nhiệm đảm bảo vận hành và cung cấp dịch vụ theo hợp đồng.
2. Các đơn vị khi tham gia kết nối Mạng TSLCD phải ký kết với Viễn Thông Hà Giang trong việc sử dụng mạng TSLCD và thông báo về Sở Thông tin và Truyền thông các thông tin được ký kết.
Điều 15. Thay đổi thông tin sử dụng vào mạng TSLCD
Các đơn vị khi có yêu cầu thay đổi thông tin sử dụng (như dung lượng, dịch vụ, cấu hình mạng địa chỉ...) cần thông báo về Viên thông Hà Giang tổ chức thực hiện. Đồng thời phải thông báo về Sở Thông tin và Truyền thông về những thay đổi đã thực hiện.
Điều 16. Chi trả cước phí sử dụng
1. Kinh phí sử dụng Mạng TSLCD phục vụ cho các cơ quan Đảng và Nhà nước thực hiện theo Thông tư 06/2010/TT-BTTTT ngày 11 tháng 02 năm 2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Kinh phí này do các đơn vị lập dự toán trình cơ quan Tài chính cùng cấp đế bố trí từ nguồn ngân sách hàng năm trên cơ sở tiết kiệm, hiệu quả.
Điều 17. Chế độ thông tin báo cáo
Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện; định kỳ 6 tháng báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện.
Cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan đơn vị vi phạm Quy chế này phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có những vấn đề khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh với Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung Quy chế này cho phù hợp./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.