ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4746/QĐ-UBND |
Nghệ An, ngày 30 tháng 09 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14/6/2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25/11/2009;
Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27/11/2014;
Căn cứ Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28/6/2012 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV ngày 19/10/2015 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn việc sáp nhập Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp công lập cấp huyện thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên;
Căn cứ Công văn số 928-CV/TU ngày 03/6/2016 của Tỉnh ủy về việc lập Đề án sáp nhập Trung tâm dạy nghề, TTGDTX, TT kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp cấp huyện;
Xét đề nghị của UBND huyện Tân Kỳ tại Tờ trình số 279/TTr-UBND ngày 13/9/2016; ý kiến của Sở Lao động - TB&XH tại Công văn số 2248/LĐTBXH.DN ngày 12/8/2016, Sở Giáo dục và Đào tạo tại Công văn số 1565/SGD&ĐT-TCCB ngày 22/8/2016 và Sở Nội vụ tại Công văn số 1381/SNV-TCBC ngày 26/8/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án thành lập Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Tân Kỳ trên cơ sở sáp nhập Trung tâm dạy nghề Tân Kỳ và Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Tân Kỳ.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính; Chủ tịch UBND huyện Tân Kỳ và các cá nhân, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
THÀNH LẬP TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN
TÂN KỲ TRÊN CƠ SỞ SÁP NHẬP TRUNG TÂM DẠY NGHỀ TÂN KỲ VÀ TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG
XUYÊN HUYỆN TÂN KỲ
(Kèm theo Quyết định số 4746/QĐ-UBND ngày 30/9/2016 của UBND tỉnh Nghệ An)
Giáo dục thường xuyên và dạy nghề giữ một vị trí quan trọng trong việc nâng cao trình độ dân trí và tạo cơ hội việc làm cho tất cả mọi người. Trong những năm qua được sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền, công tác đào tạo, giáo dục định hướng nghề nghiệp đã có nhiều cố gắng nên trình độ người lao động, số lượng học viên giáo dục thường xuyên của địa phương từng bước được củng cố và nâng lên. Việc đào tạo nghề cho người lao động và nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức (nhất là công chức cấp xã) luôn được xem đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng của địa phương.
Huyện Tân Kỳ hiện nay đang song song tồn tại hai loại hình trung tâm là: Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Trung tâm dạy nghề. Thực tế cho thấy tại các trung tâm này còn bộc lộ một số bất cập, hạn chế như:
- Lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị; Việc bố trí đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên chưa hợp lý, chưa phát huy được hiệu quả...
- Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của hai trung tâm đều là giáo dục và đào tạo, bồi dưỡng nhân lực có kiến thức, trình độ kỹ thuật tham gia sản xuất, hoạt động dịch vụ; đều có chức năng liên kết đào tạo nên dẫn đến việc “chồng chéo” trong quá trình hoạt động, làm ảnh hưởng đến công tác giáo dục và đào tạo nghề ở địa phương.
Với mục tiêu tận dụng hiệu quả hơn hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện có, phát huy năng lực đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên nhằm đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên của người dân, đảm bảo tăng cường được năng lực giáo dục và dạy nghề tại địa phương. Hơn nữa, để hướng hoạt động đào tạo của Trung tâm vào những nội dung mang tính ổn định, thiết thực và cấp thiết của địa phương, góp phần giảm bớt đầu mối quản lý, bố trí lại đội ngũ viên chức phù hợp với vị trí việc làm, nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm chi ngân sách. Đồng thời, thực hiện Thông tư liên tịch số 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV ngày 19/10/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn việc sáp nhập Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp công lập cấp huyện thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp Giáo dục thường xuyên.
Vì vậy, việc thành lập Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Tân Kỳ trên cơ sở sáp nhập Trung tâm dạy nghề Tân Kỳ và Trung tâm Giáo dục thường xuyên Tân Kỳ là cần thiết, phù hợp tình hình thực tế của huyện Tân Kỳ.
1. Luật Giáo dục ngày 14/6/2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25/11/2009; Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27/11/2014;
2. Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
3. Nghị định số 70/2009/NĐ-CP ngày 21/8/2009 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về dạy nghề;
4. Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 24/12/2015 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp;
5. Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ Quy định quản lý nhà nước về giáo dục;
6. Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28/6/2012 của Chính phủ Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
7. Thông tư số 29/2010/TT-BLĐTBXH ngày 23/9/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn định mức biên chế của Trung tâm dạy nghề công lập;
8. Thông tư số 29/2010/TT-BLĐTBXH ngày 23/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn định mức biên chế của Trung tâm dạy nghề công lập;
9. Thông tư số 42/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định chuẩn Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên;
10. Thông tư liên tịch số 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV ngày 19/10/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn việc sáp nhập Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp công lập cấp huyện thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên;
11. Thông tư số 57/2015/TT-BLĐTBXH ngày 25/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về điều lệ Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp;
12. Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo vè việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Giáo dục thường xuyên;
13. Công văn số 928-CV/TU ngày 03/6/2016 của Tỉnh ủy về việc lập Đề án sáp nhập Trung tâm dạy nghề, TTGDTX, TT kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp cấp huyện;
14. Công văn số 4673/UBND-TH ngày 30/6/2016 của UBND tỉnh Nghệ An về việc sáp nhập các Trung tâm theo Thông tư liên tịch số 39/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV.
THỰC TRẠNG CỦA TRUNG TÂM DẠY NGHỀ TÂN KỲ VÀ TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TÂN KỲ
1. Về tổ chức bộ máy: Trung tâm Dạy nghề Tân Kỳ là đơn vị sự nghiệp công lập, trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện Tân Kỳ.
Bộ máy của Trung tâm gồm có: Ban lãnh đạo; Tổ chuyên môn-nghiệp vụ: 01 tổ đào tạo-giáo vụ, 01 tổ hành chính-tổng hợp; Chi bộ Đảng thuộc Đảng bộ Cơ quan UBND Huyện; Tổ công đoàn thuộc Công đoàn Cơ quan UBND Huyện.
Địa điểm: Khối 7 Thị trấn Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.
2. Về đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng lao động:
- Biên chế: 07 người (trong đó có 01 Phó Giám đốc (đang phụ trách Trung tâm), 01 kế toán, 02 giáo viên; 03 nhân viên; 01 bảo vệ);
- Hợp đồng lao động trong chỉ tiêu: 01 giáo viên kỹ thuật.
3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị tài chính:
- Tổng diện tích đất: 4.000 m2 (chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất);
- Phòng học: 12 phòng (trong đó có 03 phòng làm việc, 01 phòng khách và 01 phòng làm kho thiết bị);
- Nhà xưởng: 01 xưởng học thực hành;
- Các loại phòng khác: 04 phòng;
- Tổng số máy vi tính: 3 bộ máy bàn; 02 máy xách tay; 02 máy chiếu;
- Tài sản văn phòng:
+ Tủ đựng tài liệu 05 cái, bàn ghế văn phòng 05 bộ, bàn ghế học sinh (loại 2 chỗ ngồi 100 bộ mới), bản chống lóa (bảng từ) 08 cái mới, hệ thống quạt trần, đèn chiếu sáng đủ cho các phòng và một số dụng cụ văn phòng khác.
+ Các công trình phụ trợ (sân nền);
+ Về thiết bị: Thiết bị nghề may có 20 máy may công nghiệp; 01 bộ thiết bị dạy nghề mộc; 01 bộ thiết bị dạy nghề điện dân dụng; 01 bộ thiết bị dạy tin; 01 bộ thiết bị dạy nghề hàn;
4. Học viên học nghề
- Tổng số lớp hiện có:
+ Lớp sơ cấp nghề: 5 lớp, 148 học viên (thuộc chương trình đào tạo nghề ngân sách tỉnh);
+ Lớp liên kết Trường cao đẳng Xuân Mai, Trung tâm Bắc Trung bộ mở: 02 lớp trung cấp, 96 học viên;
+ Lớp học luật giao thông đường bộ và cấp giấy phép lái xe hạng A1: 08 khóa, 1200 học viên.
II. Trung tâm Giáo dục thường xuyên
1. Về tổ chức bộ máy: Trung tâm Giáo dục thường xuyên Tân Kỳ là đơn vị sự nghiệp công lập, trực thuộc Sở giáo dục và Đào tạo Nghệ An.
Bộ máy của Trung tâm gồm có: Ban giám đốc; Tổ chuyên môn-nghiệp vụ: 01 tổ tự nhiên, 01 tổ xã hội, 01 tổ hành chính; Chi bộ Đảng trực thuộc Huyện ủy; Công đoàn thuộc Công đoàn ngành; Đoàn trường thuộc Huyện đoàn.
Địa điểm: Khối 7 Thị trấn Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.
2. Về đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng lao động:
- Biên chế: 10 người (trong đó có 01 Giám đốc, 02 Phó Giám đốc, 06 giáo viên, 01 kế toán);
- Hợp đồng dài hạn: 02 người (giáo viên);
- Hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP: 01 người (nhân viên)
- Hợp đồng do Trung tâm ký: 04 (02 giáo viên; 01 nhân viên; 01 bảo vệ)
3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị tài chính:
- Tổng diện tích đất: 3697 m2 (đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất);
- Phòng học văn hóa: 12 phòng;
- Phòng học Anh văn, Tin học: 03 phòng
- Nhà xưởng học thực hành: 01 phòng;
- Hội trường: 02 (01 đã xuống cấp)
- Nhà hiệu bộ (khu hành chính): 08 phòng (gồm 04 phòng làm việc, 01 phòng họp, 03 phòng khách);
- Các loại phòng khác: 01 phòng hội đồng; 01 thư viện; 02 thực hành; 02 nhà vệ sinh tự hoại.
- Máy vi tính: 15 bộ đang hoạt động được; Phòng ngoại ngữ 40 máy nghe, 01 máy chủ, 01 máy chiếu;
Ngoài ra đã xây dựng các công trình phụ trợ (sân nền, đường nội bộ, nhà để xe);
4. Học sinh:
- Tổng số lớp hiện có:
+ Lớp học văn hóa: 05 lớp, 165 học viên;
+ Lớp liên kết Đại học: Luật 01 lớp, 85 học viên; Mầm non 03 lớp, 186 học viên.
Ngoài ra, Trung tâm còn liên kết mở lớp đào tạo ngắn hạn cấp chứng chỉ (thời gian đào tạo từ 2 tháng đến 6 tháng) như: Bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, tin học, ngoại ngữ trình độ A1, A2; tiếng dân tộc thiểu số.
1. Khắc phục những hạn chế đối với từng loại hình trung tâm khi hoạt động riêng lẻ, tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ và có hiệu quả trong việc tận dụng hợp lý cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên của các trung tâm cho lĩnh vực đào tạo nghề cũng như giáo dục thường xuyên;
2. Giữ vững sự ổn định và tiếp tục phát triển quy mô đào tạo nghề cho người lao động, phù hợp với chuyển đổi cơ cấu ngành nghề lao động của từng địa phương;
3. Đa dạng hóa ngành nghề đào tạo, từng bước củng cố, nâng dần chất lượng đào tạo, đáp ứng ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực ở địa phương;
4. Hoàn thiện bộ máy và thống nhất cơ chế quản lý trung tâm;
5. Tiếp tục đầu tư ngân sách hợp lý để hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên đáp ứng nhu cầu hoạt động, phát triển của Trung tâm sau khi hợp nhất theo quy định của nhà nước.
1. Đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo nghề nghiệp và hướng nghiệp của địa phương; đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề nghiệp và tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên trên địa bàn huyện.
2. Tăng cường năng lực đào tạo nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp; sử dụng có hiệu quả nhân lực, nguồn lực đầu tư của trung tâm công lập cấp huyện sau khi sáp nhập.
3. Đảm bảo việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp được thuận lợi và phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, liên tục, học suốt đời của nhân dân, góp phần xây dựng xã hội học tập.
4. Đảm bảo quyền lợi của cán bộ, giáo viên và nhân viên của Trung tâm dạy nghề huyện Tân Kỳ và trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Tân Kỳ sau khi sáp nhập.
III. Tên gọi, vị trí chức năng
1. Tên đơn vị sự nghiệp công lập cấp huyện: Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Tân Kỳ.
2. Vị trí chức năng:
a. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Tân Kỳ là đơn vị sự nghiệp công lập cấp huyện, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
b. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Tân Kỳ hoạt động theo quy định của Luật giáo dục nghề nghiệp, Luật giáo dục, Thông tư liên tịch số 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV ngày 19/10/2015 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Nhiệm vụ
a) Tổ chức đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ ở trình độ sơ cấp, đào tạo nghề nghiệp dưới 03 tháng; đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề, tập nghề; phục hồi nghề truyền thống, đào tạo bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động trong doanh nghiệp; bồi dưỡng hoàn thiện kỹ năng nghề cho người lao động; đào tạo nghề cho lao động nông thôn và tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng và dạy nghề thường xuyên.
b) Tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên bao gồm: chương trình xóa mù chữ và tiếp tục sau khi biết chữ; chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ; chương trình giáo dục để lấy bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.
c) Tổ chức xây dựng và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệu trình độ sơ cấp, dưới 03 tháng đối với những nghề được phép đào tạo; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ.
d) Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh.
đ) Quản lý đội ngũ viên chức, giáo viên và nhân viên của trung tâm theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh.
e) Tổ chức lao động sản xuất và dịch vụ kỹ thuật phục vụ đào tạo.
g) Nghiên cứu ứng dụng các đề tài khoa học về giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp, thử nghiệm, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
h) Tổ chức các hoạt động dạy và học; kiểm tra và cấp chứng chỉ theo quy định.
i) Tư vấn nghề nghiệp, tư vấn việc làm cho người học; phối hợp với các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông tuyên truyền, hướng nghiệp, phân luồng học sinh.
k) Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học trong hoạt động đào tạo nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp; tổ chức cho người học tham quan, thực hành, thực tập tại doanh nghiệp.
l) Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ đào tạo nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp.
m) Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.
n) Tạo điều kiện hoặc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho viên chức, giáo viên và nhân viên của trung tâm được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
o) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định.
p) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Quyền hạn
a) Được chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển trung tâm phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp và quy hoạch mạng lưới Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
b) Được tổ chức đào tạo theo quy định của pháp luật.
c) Được liên doanh, liên kết hoạt động đào tạo với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài để tổ chức đào tạo, bổ túc và bồi dưỡng kỹ năng nghề theo quy định của pháp luật.
d) Được huy động, nhận tài trợ, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động đào tạo.
đ) Được tổ chức sản xuất, kinh doanh và dịch vụ theo quy định của pháp luật.
e) Được sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của trung tâm, chi các hoạt động và bổ sung nguồn tài chính của trung tâm.
g) Thực hiện các quyền tự chủ khác theo quy định của pháp luật.
V. Cơ cấu tổ chức, biên chế, số lượng người làm việc
1. Lãnh đạo Trung tâm:
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Tân Kỳ có Giám đốc và không quá 02 Phó Giám đốc. Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Tân Kỳ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tân Kỳ quyết định theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An.
2. Các tổ chuyên môn, nghiệp vụ gồm: Tổ Giáo vụ; Tổ hành chính - Tổng hợp; Tổ đào tạo nghề - Hướng nghiệp; Tổ Giáo dục thường xuyên; Các tổ sản xuất, dịch vụ, phục vụ đào tạo nghề nghiệp (nếu có).
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Tân Kỳ được thành lập các tổ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phục vụ đào tạo nghề nghiệp. Việc thành lập và hoạt động của tổ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phục vụ đào tạo của trung tâm được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao; quy mô, nghề đào tạo và cơ cấu tổ chức trong Quy chế tổ chức, hoạt động của Trung tâm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, Giám đốc Trung tâm quyết định thành lập các Tổ chuyên môn, nghiệp vụ trực thuộc theo quy định của pháp luật.
3. Biên chế, số lượng người làm việc:
Biên chế, số lượng người làm việc của trung tâm được UBND tỉnh giao theo kế hoạch hàng năm. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, cơ cấu chức danh, vị trí việc làm theo quy định, định mức biên chế do cơ quan có thẩm quyền ban hành với tình hình điều kiện thực tế của cơ quan đơn vị. Trước mắt, khi mới thành lập biên chế số lượng người làm việc của trung tâm được giao bằng tổng số công chức, viên chức trong biên chế hiện có của các trung tâm khi hợp nhất và hàng năm có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
VI. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính
1. Trụ sở
- Cơ sở 1: Khối 7, Thị trấn Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.
- Cơ sở 2: Khối 7, Thị trấn Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị
Chuyển giao nguyên trạng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trung tâm Dạy nghề Tân Kỳ và Trung tâm Giáo dục thường xuyên Tân Kỳ cho Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Tân Kỳ tiếp tục sử dụng để phục vụ cho hoạt động của đơn vị.
3. Tài chính
- Bàn giao nguyên trạng tài chính của Trung tâm Dạy nghề Tân Kỳ và Trung tâm Giáo dục thường xuyên Tân Kỳ (sau khi xử lý dứt điểm kinh phí tiền lương của cán bộ, giáo viên, nhân viên và các khoản công nợ) cho Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Tân Kỳ
- Kinh phí hoạt động hàng năm của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Tân Kỳ được sử dụng từ nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, các nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của đơn vị, các nguồn viện trợ, tài trợ và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
- Việc xây dựng dự toán kinh phí hoạt động hàng năm của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Tân Kỳ thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách và hướng dẫn của cơ quan tài chính có thẩm quyền.
1. Lộ trình thực hiện
- Sau khi có quyết định thành lập Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Tân Kỳ sẽ thực hiện quy trình về công tác cán bộ trước ngày 15 tháng 10 năm 2016;
- Thực hiện việc bàn giao và tiếp nhận cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính, biên chế ... trước ngày 30 tháng 10 năm 2016.
2. Trách nhiệm thực hiện
a. UBND huyện Tân Kỳ:
- Chủ trì, phối hợp với các Sở: Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Đề án này. Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện việc bàn giao và tiếp nhận theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
- Thực hiện quy trình bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Tân Kỳ đúng theo quy trình, quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức của UBND tỉnh; quyết định điều chuyển biên chế, viên chức, lao động hợp đồng thuộc thẩm quyền quản lý.
- Chỉ đạo, hướng dẫn Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Tân Kỳ xây dựng Đề án vị trí việc làm; tổ chức thẩm định, tổng hợp Đề án vị trí việc làm của Trung tâm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để làm cơ sở thực hiện.
b. Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Hướng dẫn Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Tân Kỳ thống kê, bàn giao nguyên trạng tài chính, tài sản, các hồ sơ, tài liệu có liên quan... về cho Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Tân Kỳ theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
- Thực hiện công tác bàn giao với UBND huyện Tân Kỳ về đội ngũ viên chức và người lao động của Trung tâm Giáo dục thường xuyên Tân Kỳ;
- Quản lý nhà nước và hướng dẫn chuyên môn về giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp đối với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Tân Kỳ.
c. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
Quản lý nhà nước và hướng dẫn về đào tạo nghề nghiệp đối với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Tân Kỳ.
d. Sở Nội vụ:
- Chủ trì, phối hợp với UBND huyện Tân Kỳ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và xã hội tham mưu UBND tỉnh quyết định thành lập Trung Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Tân Kỳ.
- Thực hiện các quy trình điều chuyển công chức, viên chức theo quy định để đảm bảo thực hiện Đề án hiệu quả.
5. Sở Tài chính:
Phối hợp với UBND huyện Tân Kỳ, Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc hướng dẫn thực hiện bàn giao và tiếp nhận về tài chính, tài sản; hướng dẫn việc thanh quyết toán kinh phí của Trung tâm dạy nghề Tân Kỳ và Trung tâm Giáo dục thường xuyên Tân Kỳ trước khi tổ chức sáp nhập, chuyển về Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Tân Kỳ./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.