ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4727/QĐ-UBND |
Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17/6/2010;
Căn cứ Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ; Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Căn cứ Thông tư số 11/2018/TT-BNNPTNT ngày 01/10/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chợ đầu mối, chợ đấu giá nông lâm thủy sản - yêu cầu đảm bảo an toàn thực phẩm.
Căn cứ Quyết định số 3621/QĐ-BKHCN ngày 28/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành TCXDVN 9211: 2012 “Chợ - Tiêu chuẩn thiết kế”;
Căn cứ Quyết định số 2166/QĐ-BKHCN ngày 15/8/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11856:2017 về Chợ kinh doanh thực phẩm;
Căn cứ Chương trình số 08-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy về “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025”;
Theo đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 2897/TTr-SCT ngày 30/6/2021 và văn bản số 3804/SCT-QLTM ngày 27/8/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025” (Đề án kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc, Thủ trưởng các Sở ban, ngành: Công Thương; Y tế; Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Thông tin và Truyền thông; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Tài nguyên và Môi trường; Nội vụ; Công an Thành phố; Cục Quản lý thị trường Hà Nội; Cục Hải quan thành phố Hà Nội; Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Hà Nội; Ngân hàng Nhà nước Việt nam Chi nhánh thành phố Hà Nội; Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
“QUẢN LÝ CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM TRONG CHỢ TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2022-2025”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4727/QĐ-UBND ngày 05/11/2021 của UBND Thành phố)
SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ
Hiện nay, an toàn thực phẩm là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm an toàn của người dân ngày càng gia tăng, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phát triển ngày càng nhiều.
Trước thực trạng kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm không bảo đảm an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội đang diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin của người tiêu dùng, sức khỏe của nhân dân cũng như sự phát triển của kinh tế xã hội. Việc quản lý, tuân thủ các quy định về sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, kiểm soát chất lượng thực phẩm lưu thông trên thị trường đang trở thành vấn đề cần thiết và bức xúc đối với người dân Thủ đô. Trong đó, việc kinh doanh thực phẩm tại các chợ còn nhiều bất cập và khó khăn trong công tác quản lý.
Trong những năm qua, công tác quản lý, phát triển chợ đã được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo. Tuy nhiên ngoài một số chợ đã được đầu tư xây mới hoặc sửa chữa, nâng cấp, còn nhiều chợ được xây dựng tạm, chưa đồng bộ, chưa bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP); công tác chuyển đổi mô hình quản lý chợ còn chậm; sự hiểu biết các quy định về vệ sinh ATTP của một số đơn vị quản lý chợ và các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành hàng thực phẩm trong chợ còn hạn chế. Hiện nay, chợ truyền thống vẫn là kênh phân phối thực phẩm tươi sống chiếm ưu thế trong các loại hình phân phối. Phần lớn người tiêu dùng vẫn mua thực phẩm tại các chợ truyền thống do thói quen tiêu dùng, sự tiện lợi, người mua có nhiều lựa chọn phù hợp với mức thu nhập và được thỏa thuận về giá. Tuy nhiên, việc kiểm soát chất lượng sản phẩm thực phẩm lưu thông tại chợ còn nhiều hạn chế như: một số hàng hóa không đảm bảo vệ sinh ATTP, mặt hàng tươi sống không có bao bì, tem nhãn, không đảm bảo chất lượng, thực phẩm còn tồn dư các chất phụ gia cấm, còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm các điều kiện vệ sinh trong kinh doanh,...
Nhằm đem đến cho người tiêu dùng Thủ đô các sản phẩm thực phẩm cung ứng từ các chợ an toàn, chất lượng, bảo đảm sức khỏe, việc nghiên cứu, xây dựng Đề án “Quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025” là rất cần thiết.
- Luật Thương mại;
- Luật An toàn thực phẩm;
- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
- Luật Thủ đô;
- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
- Luật Thú y;
- Luật Thủy sản;
- Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
- Luật Xử lý vi phạm hành chính;
- Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009;
- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Tiêu chuẩn và kỹ thuật, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ;
- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
- Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm;
- Nghị định số 67/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế;
- Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;
- Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhân hàng hóa;
- Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chính phủ sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;
- Nghị định 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
- Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;
- Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05/02/2020 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;
- Thông tư số 03/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/01/2011 của Bộ Nông nghiệp và và Phát triển nông thôn quy định về truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản”;
- Thông tư số 48/2012/TT-BNN&PTNT ngày 26/09/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt; được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 06/2018/TT-BNN&PTNT ngày 21/6/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;
- Thông tư số 27/2016/TT-BCT ngày 05/12/2016 của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;
- Thông tư số 43/2018/TT- BCT ngày 15/11/2018 của Bộ Công Thương quy định về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương;
- Thông tư số 11/2018/TT-BNNPTNT ngày 01/10/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chợ đầu mối, chợ đấu giá nông lâm thủy sản - yêu cầu đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định phương thức quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Quyết định số 3621/QĐ-BKHCN ngày 28/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành TCXDVN 9211:2012 “Chợ - Tiêu chuẩn thiết kế”;
- Quyết định số 2166/QĐ-BKHCN ngày 15/8/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11856:2017 về Chợ kinh doanh thực phẩm;
- Quyết định số 28/2018/QĐ-UBND ngày 16/11/2018 của UBND Thành phố ban hành Quy định về phát triển và quản lý chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội;
- Quyết định số 14/2019/QĐ-UBND ngày 05/7/2019 của UBND Thành phố ban hành Quy định phân công trách nhiệm quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội.
III. PHẠM VI THỰC HIỆN, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG ĐỀ ÁN
- Các chợ đang hoạt động trong quy hoạch trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Các nhóm hàng thực phẩm được kinh doanh tại chợ.
- Các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực ATTP có liên quan.
- Các doanh nghiệp, hợp tác xã, Ban quản lý, Tổ quản lý, kinh doanh, khai thác chợ (sau đây gọi tắt là đơn vị quản lý chợ).
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, thương nhân sản xuất, kinh doanh cố định các mặt hàng thực phẩm tại chợ (sau đây gọi tắt là cơ sở kinh doanh).
- Người tiêu dùng thực phẩm và các đối tượng liên quan.
I. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.1. Tổng quan chung
Hiện nay, trên địa bàn Thành phố có 455 chợ, cụ thể như sau:
- Chia theo phân hạng chợ có: 15 chợ hạng 1, gồm cả chợ đầu mối (chiếm 3,3%), 57 chợ hạng 2 (chiếm 12,53%), 352 chợ hạng 3 (chiếm 77,36%), 06 chợ đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị phân hạng (chiếm 1,32%), 25 chợ không phân hạng (chiếm 5,49%) do thuộc diện di dời, giải tỏa, nằm trên đất ngoài đê, đất cây xanh...
- Về chợ đầu mối và chợ có tính chất đầu mối có ngành hàng thực phẩm: có 02 chợ đầu mối (gồm: Chợ đầu mối Minh Khai; Chợ đầu mối phía Nam) và 03 chợ đang hoạt động có tính chất đầu mối (gồm: Chợ Long Biên kinh doanh hoa quả và rau các loại; Chợ cá Yên Sở kinh doanh thủy sản; Chợ gia cầm Hà Vĩ kinh doanh gia cầm, thủy cầm).
1.2. Công tác đầu tư, cải tạo, nâng cấp chợ
Nhìn chung, hầu hết các chợ đã được đầu tư xây dựng lâu năm, cơ sở vật chất không đảm bảo các điều kiện hoạt động chợ về phòng cháy chữa cháy (PCCC), vệ sinh môi trường, vệ sinh ATTP, mỹ quan đô thị...Kết quả công tác kêu gọi đầu tư, nâng cấp, cải tạo hệ thống chợ giai đoạn vừa qua còn hạn chế; số lượng dự án thực hiện đấu thầu thành công rất ít do quy mô các dự án đầu tư nhỏ, không thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư lớn, nhất là các chợ ở khu vực nông thôn. Một số chợ đã được UBND Thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư từ nhiều năm nay nhưng chậm triển khai do mô hình chợ -TTTM không phù hợp, thiếu tính khả thi, không được người dân đồng thuận dẫn đến tình trạng khiếu kiện phức tạp.
Giai đoạn năm 2010-2015, trên địa bàn Thành phố đã triển khai: (1). Đầu tư xây dựng mới, xây dựng lại 72 dự án chợ, trong đó có 01 chợ hạng 1, 07 hạng 2 và 64 chợ hạng 3 với tổng vốn đầu tư là 2.388 tỷ đồng (vốn xã hội hóa: 646 tỷ đồng, vốn ngân sách: 1.742 tỷ đồng); (2). Đầu tư xây dựng lại, nâng cấp kết hợp chuyển đổi mô hình quản lý 45 chợ với tổng vốn đầu tư 2.076 tỷ đồng.
Giai đoạn năm 2016 - 2020, trên địa bàn Thành phố đã triển khai: (1). Đầu tư xây mới, xây dựng lại, cải tạo sửa chữa: 82 dự án chợ với tổng vốn đầu tư 708,98 tỷ đồng (vốn xã hội hóa: 514,34 tỷ đồng, vốn ngân sách: 194,63 tỷ đồng), trong đó: xây mới 18 chợ (01 chợ hạng 1 và 17 chợ hạng 3); xây lại 03 chợ hạng 3; cải tạo sửa chữa 61 chợ (02 chợ hạng 1, 08 chợ hạng 2 và 51 chợ hạng 3).
1.3. Công tác phê duyệt Phương án bố trí, sắp xếp ngành hàng và nội quy hoạt động của các chợ
Sở Công Thương và UBND các quận, huyện, thị xã đã tích cực đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị quản lý chợ trong công tác xây dựng Phương án bố trí, sắp xếp ngành hàng, Nội quy hoạt động của các chợ và phê duyệt theo phân cấp làm căn cứ trong quá trình kinh doanh, khai thác chợ. Kết quả đã phê duyệt: Nội quy hoạt động của 455/455 chợ trên địa bàn Thành phố (đạt 100%); Phương án bố trí, sắp xếp ngành hàng của 454/455 chợ (đạt 99,8%). Hiện còn 01 chợ đang nâng cấp, cải tạo nên chưa phê duyệt phương án
2. Tình hình kinh doanh thực phẩm tại các chợ
2.1. Hoạt động kinh doanh thực phẩm
a) Các nhóm hàng thực phẩm kinh doanh tại chợ:
- Nhóm thực phẩm chuyên ngành Công Thương: rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo, bao bì chứa đựng thuộc phạm vi quản lý.
- Nhóm thực phẩm chuyên ngành Nông nghiệp: ngũ cốc; thịt và các sản phẩm từ thịt; thủy sản và sản phẩm thủy sản; rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả; trứng và các sản phẩm từ trứng; sữa tươi nguyên liệu; mật ong và các sản phẩm từ mật ong; thực phẩm biến đổi gen; muối; gia vị; đường; chè; cà phê; cacao; hạt tiêu; điều và các nông sản thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
- Nhóm thực phẩm chuyên ngành Y tế: phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, hương liệu thực phẩm, đá thực phẩm, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng, các vi chất bổ sung vào thực phẩm và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, các sản phẩm khác không được quy định tại danh mục của ngành công thương và nông nghiệp.
- Nhóm thực phẩm tổng hợp (kinh doanh thực phẩm thuộc phẩm quyền quản lý của từ 02 Bộ trở lên).
Thực phẩm tiêu thụ tại các chợ truyền thống chủ yếu là nhóm hàng thực phẩm tươi sống, thịt gia súc, gia cầm, thực phẩm chế biến, thủy hải sản, rau củ quả, ngũ cốc và kinh doanh đồ ăn chửi, dịch vụ ăn uống.
b) Nguồn hàng thực phẩm cung ứng cho các chợ:
- Nguồn hàng thực phẩm cung ứng cho các chợ trên địa bàn Thành phố rất đa dạng: thực phẩm nhập khẩu, thực phẩm nhập từ các tỉnh, thành phố trong cả nước về qua các hệ thống phân phối; từ các chợ đầu mối (lưu lượng thực phẩm lưu thông qua chợ đầu mối chiếm tỷ lệ lớn và là nguồn cung sản phẩm chủ yếu cho các chợ dân sinh); từ các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm tập trung, công nghiệp, bán công nghiệp, thủ công trên địa bàn; từ các trang trại trồng rau củ quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm; từ người sản xuất nhỏ, lẻ trực tiếp mang hàng ra chợ bán hoặc từ các thương lái mua hàng từ người sản xuất nhỏ lẻ trên địa bàn Thành phố đến giao buôn cho các hộ bán lẻ tại chợ.
- Lượng thực phẩm lưu thông hàng năm tại các chợ chiếm tỷ lệ lớn (khoảng 623 nghìn tấn gạo, 98 nghìn tấn thịt lợn, 30 nghìn tấn thịt gà, 630 triệu quả trứng các loại, 38 nghìn tấn hải sản tươi sống và chế biến, 630 nghìn tấn rau các loại mỗi năm,...). Trong đó, lượng thực phẩm tự sản xuất trên địa bàn Hà Nội chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu tiêu dùng của người dân, lượng còn lại nhập từ các tỉnh, thành phố trong cả nước và thực phẩm nhập khẩu.
- Lưu lượng hàng hóa lưu thông qua các chợ đầu mối và chợ có tính chất đầu mối:
+ Chợ đầu mối phía Nam có khoảng 315-540 tấn hàng hóa luân chuyển qua chợ mỗi ngày, gồm các mặt hàng hoa quả từ các tỉnh phía Nam được trung chuyển, hạ tải sang mạn qua chợ; thủy hải sản, thực phẩm tươi sống từ Hưng Yên, Hà Nam và các tỉnh phía Nam cho thị trường Hà Nội.
+ Chợ đầu mối Minh Khai có khoảng 180-200 tấn hàng hóa luân chuyển qua chợ mỗi ngày, gồm các mặt hàng là nông sản thực phẩm từ các huyện Hoài Đức, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Ba Vì, Mê Linh, Đông Anh, Sóc Sơn và tỉnh Vĩnh Phúc cho thị trường Hà Nội.
+ Chợ gia cầm Hà Vĩ có khoảng 40-50 tấn gia cầm, thủy cầm luân chuyển qua chợ mỗi ngày từ các huyện của Hà Nội, các tỉnh phía Bắc.
+ Chợ Long Biên có khoảng 50 tấn hàng hóa luân chuyển qua chợ mỗi ngày; gồm các mặt hàng trái cây, nông sản, thực phẩm từ Trung Quốc, các tỉnh vùng Đồng bằng Bắc Bộ, chợ đầu mối phía Nam...
+ Chợ cá Yên Sở có khoảng 70-100 tấn cá các loại luân chuyển qua chợ mỗi ngày; nguồn hàng từ Trung Quốc, khu vực Đồng bằng Bắc Bộ cung cấp cho thị trường Hà Nội và vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
Việc kiểm soát chất lượng thực phẩm tại các chợ đầu mối là rất quan trọng và cần thiết vì đây là nguồn cung chủ yếu chợ các chợ dân sinh trên địa bàn Thành phố.
2.2. Công tác bảo đảm các điều kiện kinh doanh thực phẩm
a) Điều kiện cơ sở, vật chất của chợ:
- Trong số 455 chợ trên địa bàn, có 102 chợ kiên cố (22,4%); 225 chợ bán kiên cố (49,4%); 128 chợ lán tạm (28,1%). Hầu hết các chợ bán kiên cố và lán tạm chưa đáp ứng được đầy đủ các quy định về văn minh thương mại, vệ sinh môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống cháy nổ. Tại khu vực nội thành và các huyện Thanh Trì, Gia Lâm, chợ đều được xây kiên cố hoặc bán kiên cố, không có chợ lều lán tạm. Một số huyện có tỷ lệ chợ là lán tạm khá cao như: huyện Sóc Sơn (chiếm 85%), huyện Đông Anh (chiếm 70%), huyện Ba Vì (chiếm 78%)...
- Tại hầu hết những chợ đã được đầu tư xây dựng lâu năm, cơ sở vật chất đều bị xuống cấp (nền chợ thấp hơn nền đường giao thông bên ngoài chợ; hệ thống cống, rãnh thoát nước bị vỡ, hỏng, nước thải bị ứ đọng; hệ thống mái bị vỡ, dột, được sửa chữa chắp vá; hệ thống điện bị quá tải so với thiết kế, lắp đặt ban đầu, các đường điện chiếu sáng không đảm bảo tiêu chuẩn; trang thiết bị PCCC không được bảo dưỡng thường xuyên...). Tại một số chợ quận nội thành vẫn tồn tại tình trạng giết mổ gia cầm sống vi phạm quy định tại Quyết định số 71/2007/QĐ-UBND ngày 22/6/2007 của UBND Thành phố về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Phần lớn địa điểm giết mổ gia cầm sống tại các chợ không đáp ứng yêu cầu bảo đảm ATTP, các hộ thực hiện giết mổ ngay trên nền chợ, dụng cụ giết mổ đạt yêu cầu ATTP, phụ phẩm, lông gia cầm sau giết mổ được thu gom vào túi, vứt ngay ở bãi rác tại chợ gây mất vệ sinh, dễ gây ô nhiễm chéo đối với các nhóm thực phẩm khác tại chợ và là nguy cơ phát sinh cúm gia cầm.
- Việc bố trí nhà vệ sinh tại các chợ chưa được quan tâm. Phần lớn nhà vệ sinh tại các chợ đã quá tải và xuống cấp nghiêm trọng, không được dọn thường xuyên, hệ thống điện nước cho khu vệ sinh không được bố trí ổn định, phù hợp (đặc biệt là ở khu vực nông thôn), dẫn đến phát sinh ô nhiễm ảnh hưởng lớn đến chất lượng ATTP kinh doanh tại chợ.
- Về xử lý chất thải: phần lớn các chợ chưa thực hiện phân loại chất thải nguy hiểm, chất thải phân hủy, chất thải có thể tái chế... theo quy định, mặc dù các chợ đã ký hợp đồng thuê đơn vị thu gom, xử lý rác thải trong ngày, vẫn còn tình trạng rác thải, nước thải ứ đọng, chưa kịp thời được thu gom bốc mùi khó chịu, là nơi phát sinh vi khuẩn gây bệnh... không đảm bảo vệ sinh môi trường.
b) Trang thiết bị, dụng cụ kinh doanh thực phẩm
- Tại các chợ trung tâm, chợ hạng 1: Cơ sở vật chất có sự đổi mới, một số chợ được đầu tư bằng nguồn vốn xã hội hóa, nguồn tài trợ của các dự án nên khang trang hơn nhưng vẫn còn một số tồn tại, chưa đáp ứng yêu cầu quy định như:
+ Khu vực kinh doanh thực phẩm tươi sống có một số tiểu thương không có kệ, quầy, tủ bàn bày bán thực phẩm hợp vệ sinh mà để hàng trong mẹt hoặc trải tấm bìa carton bày bán ngay dưới nền chợ không đảm bảo vệ sinh ATTP và văn minh thương mại.
+ Khu vực kinh doanh nông sản (rau củ quả, hàng khô), thực phẩm bao gói sẵn: còn có tiểu thương bày bán hàng sát mặt đất không bảo đảm vệ sinh, khu vực kinh doanh còn ẩm thấp, có nơi rác thải và rau quả hỏng bốc mùi hôi gây ảnh hưởng đến chất lượng các mặt hàng đang bày bán trên quầy.
+ Khu vực kinh doanh thực phẩm chín, kinh doanh dịch vụ ăn uống: đa số các hộ chưa đầu tư tủ kính, trang thiết bị bảo quản thực phẩm theo quy định;
+ Một số khu vực trong chợ bày bán hàng không theo quy định về nhóm hàng, ngành hàng, lẫn lộn giữa hàng thực phẩm và phi thực phẩm, hàng thực phẩm sống bán cạnh hàng thực phẩm chín.
- Đối với các chợ hạng 2, hạng 3 và các chợ chưa phân hạng tại các xã, phường, thị trấn: nhìn chung cơ sở vật chất xuống cấp, phần lớn các quầy hàng thực phẩm đều không có các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh đáp ứng yêu cầu về vệ sinh ATTP theo quy định.
c) Điều kiện con người
Hiện nay, công tác thông tin, tuyên truyền kiến thức về ATTP ngày càng được quan tâm và đa dạng hóa dưới nhiều hình phong phú. Tuy nhiên, nhận thức của thương nhân, người tiêu dùng và một số cán bộ đơn vị quản lý chợ về việc bảo đảm vệ sinh ATTP tại các chợ còn nhiều hạn chế. Tại các chợ, việc thực hiện khám sức khỏe, tập huấn kiến thức về ATTP định kỳ đối với người kinh doanh thực phẩm tại chợ, ký cam kết đảm bảo ATTP của các hộ kinh doanh còn chưa thực hiện quyết liệt nên số người kinh doanh đáp ứng các yêu cầu, điều kiện về ATTP chưa đạt 100%. Vì vậy dẫn đến vẫn còn một số cơ sở không tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về ATTP như: sắp xếp bố trí ngành hàng, sử dụng trang thiết bị, dụng cụ không bảo đảm an toàn, kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm chất lượng; bảo quản thực phẩm không đúng quy định, lây bệnh truyền nhiễm từ người sang thực phẩm; sử dụng phẩm màu công nghiệp, hoá chất cấm sử dụng, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ người tiêu dùng; xả rác bừa bãi ngay tại nơi bán hàng; không có số ghi chép việc xuất, nhập hàng hóa...
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỔ
1. Công tác phân công, phân cấp quản lý ATTP tại chợ (trừ chợ đầu mối, đấu giá nông sản).
1.1. Cấp Thành phố.
- Sở Y tế: Quản lý ATTP đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm chuyên ngành, cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 02 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên có sản phẩm thuộc ngành Y tế quản lý có sản lượng lớn nhất, cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh nhiều loại sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 02 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên tự chọn Sở Y tế quản lý; quản lý điều kiện ATTP các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố (cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, tiếp nhận bản ký cam kết đảm bảo ATTP, xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm, công bố sản phẩm tiếp nhận bản tự công bố sản phẩm đối với cơ sở có Giấy chứng nhận ĐKKD/Giấy chứng nhận ĐKĐT do Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp và HTX sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm thuộc ngành Y tế quản lý) (theo quy định tại Điều 4 Quyết định số 14/2019/QĐ-UBND của UBND Thành phố).
- Sở Công Thương: Quản lý ATTP đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm chuyên ngành Công Thương, cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 02 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên có sản phẩm thuộc ngành Công Thương quản lý có sản lượng lán nhất, cơ sở không thực hiện công đoạn sản xuất nhưng kinh doanh hỗn hợp nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 02 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên, cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh nhiều loại sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 02 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên tự chọn ngành Công Thương quản lý (cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, tiếp nhận cam kết hoặc giấy chứng nhận, tiếp nhận bản tự công bố sản phẩm đối với cơ sở có Giấy chứng nhận ĐKKD/Giấy chứng nhận ĐKĐT do Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp và HTX sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm thuộc ngành Công Thương quản lý) (theo quy định tại Điều 6 Quyết định số 14/2019/QĐ-UBND ; văn bản số 1199/UBND-KT ngày 23/4/2021 của UBND Thành phố).
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quản lý ATTP đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm chuyên ngành Nông nghiệp, cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 02 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên có sản phẩm thuộc ngành Nông nghiệp quản lý có sản lượng lớn nhất, cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh nhiều loại sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 02 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên tự chọn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý (cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, tiếp nhận bản tự công bố sản phẩm, xác nhận bản cam kết ATTP đối với cơ sở có Giấy chứng nhận ĐKKD/Giấy chứng nhận ĐKĐT do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp) (theo quy định tại điều 5 Quyết định số 14/2019/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội).
1.2. UBND cấp huyện
- Đối với cơ sở thực phẩm thuộc ngành Y tế quản lý: quản lý, cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có Giấy chứng nhận ĐKKD do UBND cấp huyện cấp, tiếp nhận bản tự công bố sản phẩm thực phẩm đối với sản phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm do UBND cấp huyện cấp giấy chứng nhận ĐKKD, trừ bản tự công bố sản phẩm thực phẩm thuộc cấp Thành phố tiếp nhận (theo quy định tại Điều 19 Quyết định số 14/2019/QĐ-UBND của UBND Thành phố).
- Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc ngành Công Thương quản lý: quản lý, tiếp nhận cam kết bảo đảm ATTP, tiếp nhận tự công bố sản phẩm đối với các cơ sở có giấy chứng nhận ĐKKD/Giấy chứng nhận ĐKĐT do UBND cấp huyện cấp, trừ HTX do Sở Công thương quản lý (theo quy định tại Điều 19 Quyết định số 14/2019/QĐ-UBND của UBND Thành phố).
- Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc ngành Nông nghiệp quản lý: quản lý, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP, xác nhận bản cam kết ATTP, tiếp nhận bản tự công bố sản phẩm cho HTX sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản và cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản có Giấy chứng nhận ĐKKD do UBND cấp huyện cấp (theo quy định tại Điều 19 Quyết định số 14/2019/QĐ-UBND của UBND Thành phố).
1.3. UBND cấp xã
UBND cấp xã chịu trách nhiệm quản lý ATTP trên địa bàn; quản lý điều kiện bảo đảm ATTP đối với:
- Cơ sở không có Giấy chứng nhận ĐKKD bao gồm: cơ sở sản xuất ban đầu, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố (theo quy định tại Điều 20 Quyết định số 14/2019/QĐ-UBND của UBND Thành phố).
- Tiếp nhận bản ký cam kết trách nhiệm về ATTP đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không có Giấy chứng nhận ĐKKD.
- Tiếp nhận bản cam kết đảm bảo ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm lĩnh vực Công Thương không có giấy chứng nhận ĐKKD.
- Xác nhận bản cam kết ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản thuộc thẩm quyền được phân công quản lý (theo quy định tại điều 20 Quyết định số 14/2019/QĐ-UBND của UBND Thành phố).
2. Công tác phân công, phân cấp quản lý ATTP tại chợ đầu mối, đấu giá nông sản
2.1. Cấp Thành phố.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chịu trách nhiệm quản lý ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ đầu mối, đấu giá nông sản có Giấy chứng nhận ĐKKD/Giấy chứng nhận ĐKĐT do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp: cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, tiếp nhận bản tự công bố sản phẩm, xác nhận bản cam kết ATTP; Đầu mối tham mưu, hướng dẫn, tổng hợp công tác quản lý ATTP tại chợ đầu mối và chợ đấu giá nông sản (theo quy định tại điều 38 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ; Điều 5 Quyết định số 14/2019/QĐ-UBND của UBND Thành phố).
2.2. UBND cấp huyện
Chịu trách nhiệm quản lý ATTP trong chợ đầu mối, đấu giá nông sản: quản lý, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP, xác nhận bản cam kết ATTP, tiếp nhận bản tự công bố sản phẩm cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có Giấy chứng nhận ĐKKD do UBND cấp huyện cấp (theo điều 19 Quyết định số 14/2019/QĐ-UBND của UBND Thành phố).
2.3. UBND cấp xã
Chịu trách nhiệm quản lý ATTP trong chợ đầu mối, đấu giá nông sản: quản lý, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, xác nhận bản cam kết an toàn thực phẩm, tiếp nhận bản tự công bố sản phẩm cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (theo quy định tại điều 20 Quyết định số 14/2019/QD-UBND của UBND Thành phố).
3. Kết quả triển khai công tác bảo đảm ATTP trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2016-2020 (bao gồm công tác ATTP tại các chợ)
3.1. Công tác chỉ đạo điều hành:
Từ năm 2016 đến nay, thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý nhà nước về ATTP, Nghị quyết số 43/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về ATTP giai đoạn 2016-2020, Chỉ thị số 10-CT/TU ngày 27/10/2016 của Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với vấn đề ATTP trong tình hình mới trên địa bàn Hà Nội”, UBND Thành phố đã ban hành, triển khai đồng bộ, kịp thời các văn bản chỉ đạo phù hợp với thực tế tại địa phương, cụ thể là: Kế hoạch số 119/KH-UBND ngày 01/6/2017 về việc khắc phục các hạn chế, yếu kém trong công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn Thành phố, Quyết định 16/2016/QĐ- UBND ngày 09/5/2016 quy định phân công trách nhiệm quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố (năm 2019 được thay thế bằng Quyết định số 14/2019/QĐ-UBND ngày 05/7/2019), Kế hoạch số 05/KH-UBND ngay 03/01/2019 về thực hiện thí điểm thanh tra chuyên ngành ATTP trên toàn thành phố Hà Nội...
3.2. Công tác thông tin, tuyên truyền:
Các hoạt động tuyên truyền về ATTP trên địa bàn nói chung và ATTP trong chợ nói riêng được đẩy mạnh, đổi mới và đa dạng về hình thức, đặc biệt vào các dịp Lễ, Tết, Tháng hành động vì ATTP ...đã kịp thời phản ánh tình hình triển khai thực hiện của các cơ quan quản lý nhà nước; thông tin nhận biết thực phẩm an toàn, quy trình sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ thực phẩm an toàn; thông tin về các điểm bán hàng an toàn, các cơ sở vi phạm ATTP để người dân hiểu biết, giám sát, vận dụng trong cuộc sống hàng ngày. Tuyên truyền, biểu dương các điển hình tiên tiến, khen thưởng các cá nhân phát hiện và cung cấp thông tin về sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn. Từ năm 2016 đến nay, các cấp, các ngành chủ động phối hợp với cơ quan thông tin đại chúng, báo, đài đã đưa tin 22.523 tin/bài/ảnh trên báo, đài, tạp chí, website ngành. Phổ biến kiến thức về ATTP cho cán bộ Ban chỉ đạo và mạng lưới ATTP với 2.432 buổi/131.943 người, phổ biến kiến thức về ATTP cho chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm 6.078 buổi/314.347 người. Tổ chức tuyên truyền và nói chuyện lồng ghép về ATTP cho các hội viên đoàn thể và người tiêu dùng 9.145 buổi/1.005.278 người. Phát 19.519 băng đĩa về ATTP, treo 39.557 poster, áp phích, phát 1.813.886 tờ gấp. Xây dựng và thực hiện Chương trình truyền thông “nhận biết thực phẩm an toàn” trên Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội”... Kết quả đạt được là kiến thức, thái độ, thực hành của người lãnh đạo quản lý, người chế biến kinh doanh và người tiêu dùng thực phẩm tăng hơn so với năm trước: tỷ lệ lần lượt theo từng đối tượng như trên năm 2016 là 89,2%; 80,3%; 79%; năm 2020: 92,5%; 82,3%; 82,3%.
3.3. Đào tạo nhân lực:
Hàng năm 100% cán bộ mạng lưới ATTP và cộng tác viên từ Thành phố đến 30 quận, huyện, 579 xã, phường được tập huấn, phổ biến cập nhật kiến thức về quản lý và chuyên môn ATTP. Năm 2015 Bồi dưỡng cấp chứng chỉ thanh tra chuyên ngành cho 125 cán bộ thực hiện Thanh tra chuyên ngành ATTP. Năm 2017, Thành phố phối hợp với Trường Đại học Y tế công cộng tổ chức lớp đào tạo cấp chứng chỉ thanh tra chuyên ngành về ATTP cho 550 cán bộ từ cấp Thành phố tới cấp cấp xã. Năm 2019, phối hợp với Trường Cán bộ Thanh tra tổ chức đào tạo 37 lớp cấp chứng chỉ thanh tra chuyên ngành ATTP cho 3157 công chức, viên chức. Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức 15 lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành ATTP cho 2480 các công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành; đào tạo cấp chứng chỉ kỹ thuật lấy mẫu thực phẩm cho 553 cán bộ từ cấp Thành phố tới cấp cấp xã làm công tác lấy mẫu thực phẩm phục vụ thanh kiểm tra ATTP.
3.4. Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm nghiệm và xử lý vi phạm:
Tăng cường thanh tra, kiểm tra cơ sở sản xuất chế biến kinh doanh thực phẩm theo kế hoạch và đột xuất, xử lý nghiêm cơ sở vi phạm. Từ năm 2016 đến nay, toàn Thành phố kiểm tra được 520.506 lượt cơ sở, xử phạt 31.065 cơ sở vi phạm với số tiền phạt hơn 134,8 tỷ đồng, khởi tố 12 vụ và 14 bị can có hành vi sản xuất kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng.
Năm 2019, UBND Thành phố triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành ATTP trên địa bàn Thành phố. Kết quả thanh tra từ 10/7/2019-10/7/2020: số cơ sở vi phạm bị phát hiện và bị xử lý vi phạm, mức xử phạt/1 cơ sở tăng hơn so với cùng kỳ năm trước. Sau các đợt thanh kiểm tra, các lỗi vi phạm như nhân viên sản xuất chế biến thực phẩm chưa có giấy khám sức khỏe, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc hết hạn sử dụng, không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, chất lượng sản phẩm chưa đúng với công bố, vi phạm về nhãn hàng hóa, thiếu bảo hộ lao động, còn ô nhiễm hóa chất, vi sinh vượt quá giới hạn cho phép, không đảm bảo về cơ sở vật chất, trang thiết bị,.., được nhanh chóng khắc phục.
Kết quả kiểm nghiệm về ATTP: Xét nghiệm chỉ tiêu lý hóa và vi sinh vật tại Labo đạt 16.783/17.780 (94,3%). Xét nghiệm nhanh đạt 877.236/ 937.762 mẫu (93,5%), trong đó xét nghiệm nhanh dụng cụ, tinh bột, nước sôi đạt 691.215/750.209 (92,1%); Các xét nghiệm dấm, phẩm màu, hàn the, foocmon ... đều đạt tỷ lệ trên 99%.
3.5. Công tác kiểm soát nguồn thực phẩm lưu thông tại chợ:
Nguồn thực phẩm cung ứng vào các chợ đa dạng; Trong đó: nguồn thực phẩm nhập khẩu, thực phẩm cung ứng từ các đơn vị phân phối trên địa bàn cơ bản có các hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ và đảm bảo chất lượng; nguồn thực phẩm từ các chợ đầu mối và nguồn thực phẩm tự sản xuất nhỏ lẻ tại địa phương không có hồ sơ về nguồn gốc xuất xứ nên khó kiểm soát chất lượng; nguồn thực phẩm cung ứng từ các tỉnh khó kiểm soát do tình hình vận chuyển, buôn bán, thực phẩm nhập lậu vào Hà Nội còn diễn biến phức tạp.
Việc kiểm tra, kiểm soát, giám sát các nguồn hàng vào chợ chưa được cơ quan chức năng và đơn vị quản lý chợ thực hiện thường xuyên. Phương thức kiểm tra chủ yếu là cảm quan; tại một số thời điểm có kiểm tra các chứng từ, hóa đơn, giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ; sử dụng xe kiểm nghiệm nhanh để xét nhiệm nhanh một số chỉ tiêu; lấy mẫu xét nghiệm đinh kỳ hoặc xét nghiệm khi có dấu hiệu vi phạm.
Bên cạnh đó, hàng năm, các cơ quan chuyên môn về ATTP tuyến Thành phố, tuyến huyện, tuyến xã xây dựng Kế hoạch thanh, kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các quy định của pháp luật về ATTP trên địa bàn, trong đó có các chợ theo phân cấp; hoặc kiểm tra đột xuất khi có thông tin phản ánh vi phạm. Ngoài ra, vào các dịp cao điểm về ATTP như: Tháng hành động vì ATTP, Tết Trung thu, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và các dịp lễ hội, UBND các cấp đã thành lập các đoàn thanh, kiểm tra chuyên ngành và liên ngành ATTP trên toàn địa bàn Thành phố.
3.6. Công tác quản lý, xây dựng mô hình chợ bảo đảm ATTP
Để đẩy mạnh công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn, Sở Công Thương đã phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã nghiên cứu, xây dựng mô hình thí điểm chợ an toàn thực phẩm trên địa bàn; một số địa phương đã tổ chức triển khai có hiệu quả:
+ Quận Cầu Giấy triển khai thí điểm quản lý và cấp biển nhận diện cho các cơ sở kinh doanh nhóm hàng rau củ quả, gia súc gia cầm tại chợ Nghĩa Tân, chợ Đồng Xa đáp ứng điều kiện ATTP (Quận đã tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh hoàn thiện các điều kiện theo quy định để được cấp biển nhận diện, bố trí trạm test nhanh tại chợ để người tiêu dùng có thể test nhanh một số chỉ tiêu chất lượng,...).
+ Quận Long Biên đã xây dựng tiêu chí “Chợ văn minh thương mại”; tiến hành kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các tiêu chí tại hệ thống chợ trên địa bàn, chỉ rõ những tiêu chí không đạt để chỉ đạo các phường, các đơn vị khắc phục. Kết quả đến nay đã có 15 chợ đạt tiêu chí “Chợ văn minh thương mại” được công nhận. Theo đó, cơ sở vật chất tại các chợ đã được đầu tư cải tạo, sửa chữa cơ bản đáp ứng được yêu cầu về ATTP; trang thiết bị dụng cụ được đầu tư đáp ứng điều kiện theo quy định về kinh doanh thực phẩm; tỷ lệ ký cam kết đạt 100%, nguồn gốc xuất xứ sản phẩm được chú trọng và kiểm soát tốt hơn.
Nhìn chung, các đơn vị quản lý chợ trên địa bàn Thành phố đều có bố trí viên chức, người lao động làm công tác quản lý ATTP tại chợ, tuy nhiên lực lượng này hầu như chưa có trình độ chuyên môn về ATTP mà thường chỉ có kiến thức thông qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng các quy định của pháp luật về ATTP, kiến thức về ATTP do các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tổ chức.
Kể từ khi Luật An toàn thực phẩm ra đời năm 2010 cùng với sự vào cuộc của Chính phủ, các cơ quan chức năng, hệ thống chính trị xã hội các cấp cũng như người dân đã tạo sự chuyển biến tích cực đối với công tác quản lý ATTP. Đặc biệt, Chỉ thị số 13/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 09/5/2016 về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, trong đó nhấn mạnh trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác ATTP, qua quá trình triển khai thực hiện đã tạo những kết quả rõ nét, được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao, cụ thể:
- Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến quy định, kiến thức về ATTP được đẩy mạnh dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú đã góp phần nâng cao nhận thức của người quản lý, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng về bảo đảm vệ sinh ATTP. Từ đó góp phần làm lành mạnh và ổn định thị trường thực phẩm.
- Công tác phối hợp giữa các ngành chức năng về kiểm tra vệ sinh ATTP được tăng cường. UBND Thành phố đã thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra công tác vệ sinh ATTP tại các địa phương định kỳ cũng như vào các dịp cao điểm. Qua kiểm tra, kiểm soát đã phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm không đảm bảo vệ sinh ATTP trên địa bàn Thành phố, góp phần giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
- Công tác bồi dưỡng, tập huấn kiến thức vệ sinh ATTP được quan tâm, bước đầu đã trang bị cho các đối tượng là cán bộ quản lý các chợ, các thương nhân kinh doanh thực phẩm những kiến thức cần thiết theo quy định của Luật An toàn thực phẩm và các văn bản pháp luật liên quan.
Do ý thức được tầm quan trọng của công tác vệ sinh ATTP, các đơn vị quản lý chợ đã thực hiện phân chia các khu vực kinh doanh riêng biệt trong chợ, nhắc nhở các hộ kinh doanh thực hiện các quy định đảm bảo ATTP, lập số ghi chép nguồn gốc xuất xứ, số xuất nhập hàng hóa; thực hiện khám sức khỏe, tập huấn, xác nhận kiến thức về ATTP, ký cam kết sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn; đầu tư một số trang thiết bị, dụng cụ phục vụ bảo quản, kinh doanh thực phẩm; tích cực vệ sinh, khử trùng tiêu độc, phòng chống dịch bệnh trong khuôn viên chợ,...
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ còn nhiều khó khăn, hạn chế, tồn tại:
- Hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị, hệ thống cấp thoát nước, phục vụ cho hoạt động kinh doanh, mua bán trao đổi tại các chợ chưa được đầu tư đúng mức, hiện tại đã và đang xuống cấp nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của thương nhân và có nguy cơ mất ATTP.
- Hàng hóa được phân phối tại các chợ rất đa dạng, rất khó khăn trong kiểm soát về nguồn gốc, chất lượng, nhiều mặt hàng thực phẩm nông sản tươi sống, hàng hóa bao gói sẵn hoặc chế biến sẵn không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có bao bì, tem nhân, mất đảm bảo vệ sinh ATTP.
- Một số người sản xuất, kinh doanh thực phẩm mặc dù đã được tập huấn kiến thức ATTP, nhưng vi lợi ích trước mắt vẫn cố tình chế biến, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo ATTP. Phần lớn thương nhân không có sổ sách theo dõi giá cả, lượng hàng nhập, xuất hàng ngày nhất là các hộ kinh doanh bán lẻ hàng thịt gia súc, gia cầm; hàng thủy, hải sản; rau, củ, quả, Các thương nhân đánh giá chất lượng sản phẩm chủ yếu bằng cảm quan, chưa có phương tiện, kỹ thuật và trình độ để kiểm tra. Các mặt hàng như rau, củ, quả hầu như chưa được kiểm tra trước khi đưa vào chợ. Mặt hàng này chỉ được kiểm tra một số chỉ tiêu khi các cơ quan chức năng tiến hành các đợt thanh, kiểm tra vệ sinh ATTP trên địa bàn.
- Hoạt động của các đơn vị quản lý chợ nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý về công tác ATTP trong chợ. Các đơn vị quản lý chợ còn hạn chế trong việc kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về đảm bảo ATTP của các cơ sở kinh doanh tại chợ, đặc biệt là kiểm soát nguồn gốc xuất xứ sản phẩm.
- Nguồn hàng thực phẩm cung ứng cho các chợ chưa được kiểm soát chặt chẽ về nguồn gốc cũng như chất lượng dẫn đến tình trạng nhiều hàng hóa không bảo đảm vệ sinh ATTP vẫn được bày bán tại chợ; chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị quản lý chợ với các cơ quan chức năng trong công tác kiểm tra, giám sát.
- Nhiều chợ chưa bố trí được khu vực riêng để kinh doanh thực phẩm; chưa tuân thủ phương án bố trí, sắp xếp ngành hàng đã được phê duyệt dễ gây ra tình trạng ô nhiễm chéo giữa khu vực kinh doanh thực phẩm tươi sống với khu vực kinh doanh đồ ăn chín, dịch vụ ăn uống, hàng bao gói sẵn..; trang thiết bị chung của chợ cũng như trang thiết bị, dụng cụ kinh doanh của các cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu vệ sinh ATTP trong kinh doanh.
- Việc kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm nhằm phát hiện các chất bảo quản và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật chưa được thực hiện thường xuyên. Công tác kiểm tra, kiểm soát vệ sinh ATTP mới chỉ tập trung chủ yếu vào thời điểm tháng hành động vì chất lượng vệ sinh ATTP và dịp Lễ, Tết hàng năm; việc xử lý các vi phạm còn chưa kiên quyết.
- Còn một số hộ kinh doanh nhỏ lẻ hoặc bán buôn ngay trên xe ô tô ngoài chợ, trên lòng đường, vỉa hè trước cổng chợ, gây mất an ninh trật tự, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ATTP.
3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương về ATTP mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, bất cập, vướng mắc trong triển khai... gây khó khăn trong công tác quản lý và xử lý vi phạm về ATTP.
- Nhân lực cán bộ công chức tại cấp huyện về công tác ATTP đa số đều kiêm nhiệm, thiếu cán bộ chuyên trách và chuyên môn phù hợp, thường thay đổi vị trí công tác; không có cán bộ ATTP trong chức danh công chức cấp xã, chủ yếu phụ thuộc vào trạm y tế, cán bộ thú y, bảo vệ thực vật nên khó khăn trong triển khai nhiệm vụ đảm bảo ATTP.
- Nhận thức của một bộ phận người dân và một số cơ sở sản xuất kinh doanh về vệ sinh ATTP còn hạn chế, ý thức chấp hành pháp luật chưa tốt dẫn đến còn tồn tại các hành vi vi phạm; thói quen tiêu dùng của người tiêu dùng còn tùy tiện, ham mua giá rẻ nên dễ chấp nhận việc dùng những sản phẩm không đảm bảo ATTP.
- Các đơn vị quản lý chợ chưa chủ động và thường xuyên theo dõi, đôn đốc, giám sát, nhắc nhở các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ tuân thủ quy đúng và đầy đủ quy định của pháp luật về ATTP.
- Hầu hết các chợ, đặc biệt là các chợ tại khu vực nông thôn đã được đầu tư xây dựng lâu năm, cơ sở vật chất bị xuống cấp, tuy nhiên việc đầu tư cải tạo chợ đảm bảo các tiêu chí về ATTP những năm gần đây còn hạn chế do vướng mắc về nguồn kinh phí; công tác xã hội hóa đầu tư cải tạo chợ và mua sắm các trang thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm tại chợ gặp nhiều khó khăn. Cơ chế chính sách của Thành phố về đầu tư cải tạo, xây dựng chợ đáp ứng tiêu chí chợ văn minh thương mại, ATTP còn bất cập, vướng mắc qua nhiều năm mới đến năm 2020 mới được tháo gỡ...
- Công tác quản lý, thanh kiểm tra liên ngành và kiểm nghiệm vệ sinh ATTP tại các chợ chưa đầy đủ, chưa thường xuyên, thiếu nhân lực, thiếu phương tiện, trang thiết bị kiểm tra nhanh, trình độ chuyên môn của cán bộ kiểm tra chưa đồng đều...dẫn đến khó khăn trong kiểm soát chất lượng nguồn thực phẩm đầu vào cũng như quá trình kinh doanh thực phẩm tại chợ.
- Công tác kiểm tra, giải tỏa chợ cóc, chợ tạm, các điểm kinh doanh tự phát tại lòng đường vỉa hè, nơi cộng,...chưa được thực hiện triệt để.
- Công tác quản lý hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố còn nhiều tồn tại (nhỏ lẻ, thủ công, không cố định mà rải rác ở hầu hết các khu dân cư, không đảm bảo các điều kiện về vệ sinh thú y, ATTP); việc vận chuyển gia súc, gia cầm sau giết mổ bằng xe máy còn phổ biến (không che chắn, không có thùng bảo quản chuyên dụng).., dẫn đến chất lượng sản phẩm gia súc, gia cầm đưa vào các chợ tiêu thụ khó kiểm soát và không bảo đảm chất lượng..
NỘI DUNG QUẢN LÝ CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM TẠI CÁC CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
1. Mục tiêu chung
- Tăng cường công tác quản lý ATTP tại các chợ để cung ứng nguồn thực phẩm đạt yêu cầu về chất lượng, ATTP phục vụ người dân Thủ đô, đảm bảo quyền lợi và giúp người tiêu dùng dễ nhận biết và có sự lựa chọn phù hợp các sản phẩm thực phẩm; tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động quản lý, kinh doanh của đơn vị quản lý chợ, hoạt động chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của các ngành chức năng.
- Quản lý, phát triển hệ thống chợ trên địa bàn Thành phố theo hướng văn minh thương mại, đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường; đẩy mạnh đầu tư, trang bị đầy đủ phương tiện, thiết bị, điều kiện cơ sở vật chất cho công tác quản lý ATTP tại các chợ trên địa bàn Thành phố.
- Nâng cao nhận thức, năng lực của các cấp, các ngành, các đơn vị quản lý chợ, các cơ sở kinh doanh, người dân trong việc quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và tuân thủ các quy định về vệ sinh ATTP trong phạm vi chợ. Tăng cường sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác bảo đảm vệ sinh ATTP nói chung, an toàn vệ sinh thực phẩm tại chợ nói riêng.
2. Mục tiêu cụ thể
- Phấn đấu đầu tư, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất, bố trí khu vực kinh doanh tại các chợ trên địa bàn Thành phố đáp ứng các các yêu cầu, quy định về ATTP của pháp luật và Thành phố.
- Quản lý các cơ sở kinh doanh thực phẩm tại chợ theo hướng văn minh, hiện đại, bảo đảm an toàn thực phẩm, đạt được các chỉ tiêu cụ thể như sau:
2.1. Đến hết tháng 12 năm 2022
* Chỉ tiêu chung:
- 100% đơn vị quản lý chợ, các cơ sở kinh doanh thực phẩm cố định tại chợ được tuyên truyền, phổ biến, tập huấn kiến thức về ATTP, về Đề án “Quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025.
- 100% đơn vị quản lý chợ xây dựng, ban hành Quy chế về quản lý đảm bảo ATTP tại chợ. 100% các chợ được giám sát, lấy mẫu kiểm tra chất lượng ATTP. Tỷ lệ thực phẩm được giám sát, lấy mẫu tại các chợ vi phạm quy định về an toàn thực phẩm giảm 30% so với thời điểm chưa thực hiện Đề án.
- Tối thiểu 50% các chợ đang hoạt động được nâng cấp, cải tạo, sửa chữa, đầu tư và 100% chợ xây dựng mới đáp ứng các tiêu chí chợ bảo đảm ATTP, văn minh thương mại quy định tại mục III phần II Đề án.
* Chỉ tiêu cụ thể đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm trong chợ:
- Đối với chợ hạng 1 (bao gồm chợ đầu mối, chợ đấu giá nông sản): 100% cơ sở đáp ứng yêu cầu tại Đề án và được cấp biển nhận diện cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, cụ thể:
+ 100% cơ sở kinh doanh cố định được cấp Giấy Đăng ký kinh doanh.
+ 100% người sản xuất, kinh doanh được cấp Giấy Xác nhận đủ sức khỏe theo quy định và tập huấn kiến thức về ATTP.
+ 100% cơ sở có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ đáp ứng yêu cầu về ATTP và phù hợp với loại hình, mặt hàng kinh doanh.
+ 100% cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hoặc Giấy xác nhận cam kết bảo đảm ATTP hoặc ký cam kết bảo đảm ATTP.
+ 100% cơ sở mở hệ thống sổ sách, ghi chép,...để thực hiện truy xuất nguồn gốc xuất xứ thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm.
- Đối với chợ hạng 2: 50% cơ sở đáp ứng yêu cầu tại Đề án và được cấp biển nhận diện cơ sở kinh doanh thực phẩm an toàn, cụ thể:
+ 100% cơ sở kinh doanh cố định được cấp Giấy Đăng ký kinh doanh.
+ 100 % người sản xuất, kinh doanh được cấp Giấy Xác nhận đủ sức khỏe theo quy định và tập huấn kiến thức về ATTP.
+ 100% cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hoặc Giấy xác nhận cam kết bảo đảm ATTP hoặc ký cam kết bảo đảm ATTP.
+ 50% cơ sở mở hệ thống sổ sách, ghi chép,.. ,để thực hiện truy xuất nguồn gốc xuất xứ thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm.
+ 50% cơ sở có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ đáp ứng yêu cầu về ATTP và phù hợp với loại hình, mặt hàng kinh doanh.
- Đối với chợ hạng 3 và các chợ chưa phân hạng: 50% cơ sở đáp ứng yêu cầu tại Đề án và được cấp biển nhận diện cơ sở kinh doanh thực phẩm an toàn, cụ thể:
+ 100% cơ sở kinh doanh cố định được cấp Giấy đăng ký kinh doanh.
+ 100% người sản xuất, kinh doanh được cấp Giấy xác nhận đủ sức khỏe theo quy định và tập huấn kiến thức về ATTP.
+ 100% cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hoặc Giấy xác nhận cam kết bảo đảm ATTP hoặc ký cam kết bảo đảm ATTP.
+ 50% cơ sở có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ đáp ứng yêu cầu về ATTP và phù hợp với loại hình, mặt hàng kinh doanh.
+ 50% cơ sở mở hệ thống sổ sách, ghi chép,...để thực hiện truy xuất nguồn gốc xuất xứ thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm.
2.2. Đến hết tháng 12 năm 2024
- 100% các chợ được giám sát, lẫy mẫu kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm. Tỷ lệ thực phẩm được giám sát, lấy mẫu tại các chợ vi phạm quy định về an toàn thực phẩm giảm 70% so với thời điểm chưa thực hiện Đề án.
- Tối thiểu 80% các chợ đang hoạt động được nâng cấp, cải tạo, sửa chữa, đầu tư và 100% chợ xây dựng mới đáp ứng các tiêu chí chợ bảo đảm ATTP, văn minh thương mại tại mục III phần II Đề án.
* Chỉ tiêu cụ thể đi với các cơ sở kinh doanh thực phẩm trong chợ:
- Đối với chợ hạng 1 (bao gồm chợ đầu mối, chợ đấu giá nông sản): 100% cơ sở đáp ứng yêu cầu tại Đề án và được cấp biển nhận diện cơ sở kinh doanh thực phẩm an toàn, cụ thể:
+ 100% cơ sở kinh doanh cố định được cấp Giấy Đăng ký kinh doanh.
+ 100% người sản xuất, kinh doanh được cấp Giấy Xác nhận đủ sức khỏe theo quy định và tập huấn kiến thức về ATTP.
+ 100% cơ sở có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ đáp ứng yêu cầu về ATTP và phù hợp với loại hình, mặt hàng kinh doanh.
+ 100% cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hoặc Giấy xác nhận cam kết bảo đảm ATTP hoặc ký cam kết bảo đảm ATTP.
+ 100% cơ sở mở hệ thống sổ sách, ghi chép,.. .để thực hiện truy xuất nguồn gốc xuất xứ thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm.
- Đối với chợ hạng 2: 80% cơ sở đáp ứng yêu cầu tại Đề án và được cấp biển nhận diện cơ sở kinh doanh thực phẩm an toàn, cụ thể:
+ 100% cơ sở kinh doanh cố định được cấp Giấy Đăng ký kinh doanh.
+ 100% người sản xuất, kinh doanh được cấp Giấy xác nhận đủ sức khỏe theo quy định và tập huấn kiến thức về ATTP.
+ 100% cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hoặc Giấy xác nhận cam kết bảo đảm ATTP hoặc ký cam kết bảo đảm ATTP.
+ 80% cơ sở mở hệ thống sổ sách, ghi chép,...để thực hiện truy xuất nguồn gốc xuất xứ thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm.
+ 80% cơ sở có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ đáp ứng yêu cầu về ATTP và phù hợp với loại hình, mặt hàng kinh doanh.
- Đối với chợ hạng 3 và các chợ chưa phân hạng: 80% cơ sở đáp ứng yêu cầu tại Đề án và được cấp biển nhận diện cơ sở kinh doanh thực phẩm an toàn, cụ thể:
+ 100% cơ sở kinh doanh cố định được cấp đáng ký kinh doanh.
+ 100% người sản xuất, kinh doanh được cấp Giấy xác nhận đủ sức khỏe theo quy định và tập huấn kiến thức về ATTP.
+ 100% cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hoặc Giấy xác nhận cam kết bảo đảm ATTP hoặc ký cam kết bảo đảm ATTP.
+ 80% cơ sở có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ đáp ứng yêu cầu về ATTP và phù hợp với loại hình, mặt hàng kinh doanh.
+ 80% cơ sở mở hệ thống sổ sách, ghi chép,.. .để thực hiện truy xuất nguồn gốc xuất xứ thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm.
2.3. Đến hết tháng 12 năm 2025
- 100% cơ sở kinh doanh thực phẩm tại các chợ trên địa bàn đáp ứng yêu cầu tại Đề án và được cấp biển nhận diện cơ sở kinh doanh thực phẩm an toàn.
- 100% các chợ đang hoạt động được nâng cấp, cải tạo, sửa chữa, đầu tư; 100% chợ xây dựng mới đáp ứng các tiêu chí chợ bảo đảm ATTP, văn minh thương mại tại mục III phần II Đề án.
-100% các chợ được giám sát, lẫy mẫu kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm và cơ bản đáp ứng quy định pháp luật về ATTP.
1. Quy định thống nhất và triển khai áp dụng tại các chợ đang hoạt động trên địa bàn Thành phố; thông tin tới người tiêu dùng biết các địa điểm cung ứng thực phẩm bảo đảm chất lượng ATTP.
2. Phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức đoàn thể, các cơ sở kinh doanh tại chợ và người dân đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch; huy động tối đa các nguồn lực, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể chính trị, các hiệp hội ngành, nghề trong quá trình triển khai và giám sát việc thực hiện.
3. Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm đảm bảo nghiêm minh, kịp thời, không gây phiền hà cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và người dân.
4. Kết hợp đồng bộ, hiệu quả các giải pháp: từ tuyên truyền vận động và kiểm tra, xử lý đến hỗ trợ; tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất, kinh doanh, và công tác quản lý ATTP.
1. Yêu cầu đối với các chợ (trừ chợ đầu mối, chợ đấu giá nông sản)
1.1. Yêu cầu về cơ sở vật chất của chợ
Căn cứ quy định tại Luật An toàn thực phẩm năm 2010 và các Nghị định của Chính phủ: số 66/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016, số 67/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016, số 77/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016, số 08/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018, số 17/2020/NĐ-CP ngày 05/02/2020;
Căn cứ: TCVN 9211:2012 Chợ - Tiêu chuẩn thiết kế, Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11856:2017 về Chợ kinh doanh thực phẩm và một số văn bản được trích dẫn dưới đây, các đơn vị quản lý chợ, các cơ sở kinh doanh thực phẩm tại chợ phải tuân thủ các điều kiện kinh doanh bảo đảm ATTP theo quy định pháp luật, cụ thể như sau:
1.1.1. Yêu cầu về bố trí khu vực:
- Chợ không bị ngập nước, đọng nước; không bị ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi, hóa chất độc hại, các nguồn ô nhiễm khác; các các nguồn ô nhiễm tối thiểu 500m.
- Bố trí, sắp xếp các khu vực kinh doanh thuận lợi cho việc kinh doanh, đảm bảo an toàn thực phẩm; Chợ phân khu chức năng thành từng khu vực, nhóm hàng riêng biệt, để ngăn ngừa ô nhiễm chéo giữa thực phẩm đã qua chế biến và thực phẩm chưa qua chế biến, được ngăn cách bởi đường đi có chiều rộng tối thiểu là 1,5 m; Tại các khu vực kinh doanh thực phẩm đều có biển hiệu thông tin nhóm hàng thực phẩm kinh doanh; diện tích tối thiểu mỗi ki ốt là 3m2/1 ki ốt.
- Các khu vực chế biến, kinh doanh thực phẩm không bị ngập nước, đọng nước, được bố trí riêng biệt với khu vực vệ sinh, khu vực thu gom, xử lý rác thải, cửa nhà vệ sinh không mở thông vào khu vực bảo quản thực phẩm; không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại; không bị ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi, hóa chất độc hại, các nguồn gây ô nhiễm khác.
- Lập phương án điều chỉnh sắp xếp, bố trí ngành khi có thay đổi việc sắp xếp, bố trí ngành hàng tại chợ trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Khu vực kinh doanh phi thực phẩm (quần áo, khu vực kinh doanh hàng gia dụng...) được bố trí tách biệt với các khu vực kinh doanh thực phẩm khác.
- Niêm yết sơ đồ chỉ dẫn phân khu của chợ tại cửa ra vào chính của chợ.
1.1.2. Yêu cầu về điều kiện cơ sở vật chất của chợ:
- Chợ được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố, bảo đảm thời gian sử dụng tối thiểu là 5 năm. Sàn khu vực buôn bán thực phẩm thoát nước tốt; không đọng nước và dễ làm vệ sinh, không gây trơn trượt. Trần nhà, mái che, tường, cột làm bằng vật liệu bền, không bị dột, thấm nước; đảm bảo bậc chịu lửa tối thiểu bậc I, II đối với chợ kiên cố và bậc m đối với chợ bán kiên cố.
- Có hệ thống chiếu sáng đầy đủ bằng ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo, nguồn ánh sáng, cường độ ánh sáng bảo đảm dễ nhận biết, đáp ứng yêu cầu kiểm soát chất lượng an toàn sản phẩm.
- Có hệ thống cấp nước, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng, bảo đảm chất lượng nước sinh hoạt, phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại chợ. Có mạng lưới cấp nước, thoát nước đến từng hộ kinh doanh thịt, thủy hải sản tươi sống, dịch vụ ăn uống trong chợ và được đấu nối đồng bộ vào kết cấu chung của hệ thống nước thải của chợ và bảo đảm thoát hết nước thải về khu vực xử lý nước thải tập trung của chợ.
- Chợ có hệ thống thoát nước, có đầy đủ hố ga, lưới chắn rác, nắp đậy ngăn mùi và thường xuyên làm vệ sinh, thông tắc.
- Mạng lưới đặt các thùng rác thu gom chất thải rắn phải được bố trí đầy đủ trong toàn chợ, thuận lợi cho việc thu gom rác thải thường xuyên trong ngày vào khu chứa chất thải rắn tập trung của Chợ và bảo đảm vệ sinh môi trường, theo đúng tiêu chuẩn Chợ - Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 9211:2012 ; Có hoạt động dọn vệ sinh, thu gom rác thải hàng ngày; tần suất vệ sinh trong ngày bố trí phù hợp với chợ, bảo đảm giữ chợ sạch sẽ. Trang bị thùng chứa rác thải có nắp đậy kín tại các nơi công cộng trong chợ. Tại các vị trí đặt thùng rác công cộng có các biển thông báo giữ vệ sinh và chỉ dẫn bỏ rác đúng nơi quy định. Định kỳ tổ chức khử trùng và tiêu diệt côn trùng, động vật gây hại bảo đảm không ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm tại chợ.
- Bố trí hệ thống thông gió phù hợp, bảo đảm thông thoáng cho khu vực sản xuất, kinh doanh thực phẩm, hướng gió không được thổi từ nhà vệ sinh sang khu vực sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Nhà vệ sinh bố trí cách biệt với khu kinh doanh thực phẩm và được xây dựng đáp ứng điều kiện bảo đảm hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn nhà tiêu dội nước tự hoại; có số lượng phòng vệ sinh phù hợp với quy mô chợ; phòng vệ sinh nam, nữ được bố trí riêng biệt, thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ. Nhà vệ sinh được xây dựng đáp ứng tiêu chuẩn 25 hộ kinh doanh/nhà vệ sinh. Chỗ rửa tay có thể bố trí trong hoặc ngoài nhà vệ sinh; có đủ dụng cụ, xà phòng, các chất tẩy rửa để vệ sinh và rửa tay; có bảng hướng dẫn quy trình rửa tay và bảng chỉ dẫn “Rửa tay sau khi đi vệ sinh” ở nơi dễ nhìn.
- Đáp ứng yêu cầu về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
1.1.3. Yêu cầu về tổ chức hoạt động chợ:
- Có nội quy chợ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, trong đó có quy định về việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm sản xuất, kinh doanh tại chợ. Nội quy được niêm yết tại chợ và phổ biến cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện.
- Có tổ chức quản lý chợ, việc tổ chức, quản lý hoạt động chợ đáp ứng các yêu cầu bắt buộc tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
1.2. Yêu cầu đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tại chợ
1.2.1. Các yêu cầu chung:
a) Điều kiện thủ tục pháp lý về ATTP:
- Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm lĩnh vực Công Thương hoặc Y tế: Cơ sở được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hoặc cam kết bảo đảm ATTP (theo quy định tại các Nghị định: số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018, số 17/2020/NĐ-CP ngày 05/02/2020 của Chính phủ, Quyết định số 14/2019/QĐ-UBND ngày 05/7/2019 của UBND Thành phố).
- Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm lĩnh vực Nông nghiệp: Cơ sở được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hoặc được xác nhận bản cam kết bảo đảm ATTP (theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ, Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Quyết định số 14/2019/QĐ-UBND ngày 05/7/2019 của UBND thành phố Hà Nội).
b) Về nhân lực:
Chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm được tập huấn kiến thức ATTP; được khám sức khỏe và cấp giấy xác nhận đủ điều kiện sức khỏe để sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định hiện hành (theo quy định tại Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05/02/2020 của Chính phủ, Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ).
c) Điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ:
- Có đủ trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm an toàn và được vệ sinh sạch sẽ phục vụ sơ chế, chế biến, kinh doanh, bảo quản thực phẩm riêng biệt đối với từng loại thực phẩm, phù hợp với yêu cầu của nhà sản xuất và đặc thù sản phẩm kinh doanh. Thực phẩm sống được bày bán cách ly thực phẩm chín để tránh lây nhiễm chéo bằng thiết bị, dụng cụ bảo quản phù hợp, không để chung thực phẩm với hàng hóa, hóa chất và những vật dụng có khả năng gây mất an toàn thực phẩm .
- Trang thiết bị, dụng cụ giám sát, đo lường nhiệt độ, độ ẩm, chất lượng, an toàn sản phẩm phải đảm bảo độ chính xác và được bảo dưỡng, kiểm định định kỳ theo quy định.
- Có thiết bị, dụng cụ sơ chế, chế biến, chứa đựng, bao gói, bày bán sản phẩm đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-1:2011/BYT về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-2:2011/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-3:2011/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
- Không bày bán thực phẩm trực tiếp trên mặt sàn chợ; bố trí trang thiết bị hoặc biện pháp để bày bán, duy trì các điều kiện bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm phù hợp với yêu cầu của sản phẩm.
- Có đủ dụng cụ thu gom chất thải, rác thải; dụng cụ làm bằng vật liệu ít bị hư hỏng, bảo đảm kín, có nắp đậy và được vệ sinh thường xuyên.
- Có biển hiệu ghi số quầy kinh doanh dịch vụ thực phẩm, họ tên người bán hàng và số điện thoại, theo quy cách thống nhất (do đơn vị quản lý chợ quy định); thực hiện vệ sinh sạch sẽ khu vực kinh doanh thực phẩm và lối đi, không gian xung quanh quầy hàng của mình.
- Tên hàng hóa, sản phẩm thực phẩm kinh doanh trong chợ phải được niêm yết ghi rõ tên và giá bán rõ ràng.
- Thiết bị phòng chống côn trùng và động vật gây hại không han gỉ, dễ tháo rời để bảo dưỡng và làm vệ sinh, thiết kế bảo đảm hoạt động hiệu quả phòng chống côn trùng và động vật gây hại; không sử dụng thuốc, động vật diệt chuột, côn trùng trong khu vực kinh doanh, bảo quản thực phẩm.
d) Điều kiện về thực phẩm:
- Thực phẩm kinh doanh tại chợ phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn, truy xuất được nguồn gốc và còn hạn sử dụng. Tuyệt đối không bày bán thực phẩm giả, thực phẩm đã quá hạn sử dụng, thực phẩm không bảo đảm chất lượng.
- Có hệ thống sổ sách ghi chép, hợp đồng, hóa đơn, chứng từ lưu giữ thông tin liên quan đến việc mua bán thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm hoặc phần mềm quản lý ATTP trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh; bảo đảm truy xuất được nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm để sản xuất và thực phẩm kinh doanh tại cơ sở. Các thông tin cần thiết bao gồm: tên, địa chỉ của người cung cấp; tên loại hàng hóa cung cấp; ngày giao hàng; số lượng, khối lượng hàng hóa được cung cấp.
- Thực phẩm nhập khẩu đưa vào lưu thông trong chợ phải đảm bảo đầy đủ các quy định về nhập khẩu hàng hóa, hải quan, an toàn thực phẩm; phải có tem phụ tiếng Việt thể hiện rõ thông tin của sản phẩm.
1.2.2. Yêu cầu cụ thể đối với một số loại hình kinh doanh thực phẩm tại chợ:
Ngoài việc tuân thủ các quy định về điều kiện chung nêu trên, các cơ sở kinh doanh thực phẩm từng chuyên ngành trong chợ phải tuân thủ các điều kiện sau:
a) Đối với cơ sở sơ chế biến, kinh doanh thực phẩm tươi sống (là thực phẩm chưa qua chế biến bao gồm thịt, trứng, cá, thủy hải sản, rau, củ, quả tươi và các thực phẩm khác chưa qua chế biến, khái niệm quy định tại khoản 21 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm năm 2010):
- Có bố trí trang thiết bị, dụng cụ bày bán đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm phù hợp với yêu cầu của sản phẩm. Đối với sản phẩm động vật, bàn bày bán cao cách sàn chợ ít nhất 60cm, mặt bàn được làm bằng vật liệu bền, không thấm nước, không thôi nhiễm, không bị ăn mòn, có bề mặt nhẵn, dễ làm vệ sinh và khử trùng; có thiết bị chống các loại côn trùng, động vật gây hại.
- Trang thiết bị dụng cụ sơ chế, chứa đựng làm bằng vật liệu không thôi nhiễm, dễ làm vệ sinh và khử trùng, đảm bảo các điều kiện chất lượng, ATTP phù hợp với yêu cầu sản phẩm; không sử dụng các chất độc hại để bảo quản sản phẩm; làm sạch và khử trùng trang thiết bị, dụng cụ sơ chế và chứa đựng sản phẩm động vật trước và sau khi bán bằng nước sạch theo quy chuẩn quốc gia cho mục đích sinh hoạt.
- Sàn khu vực buôn bán thực phẩm tươi sống phải có độ dốc thu nước cục bộ trong phạm vi các lô quầy, tránh nước chảy qua trên diện tích lối đi của khách hàng (quy định tại mục 7.11.3, TCXDVN 9211:2012 “Chợ - tiêu chuẩn thiết kế”).
- Phải có hệ thống thu gom rác thải và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung của khu vực (quy định tại mục 7.2.7, TCXDVN 9211:2012 “Chợ - tiêu chuẩn thiết kế”).
- Các sản phẩm tươi sống có nguồn gốc từ động vật phải có chứng nhận vệ sinh thú y của cơ quan thú y có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về thú y (quy định tại khoản 3 Điều 11 Luật An toàn thực phẩm).
- Cam kết với cơ quan nhà nước có thẩm quyền chợ không phun, ngâm, tẩm các loại hóa chất không có trong danh mục được phép sử dụng theo quy định để bảo quản rau, củ, quả, thịt, cá,...
b) Đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến, thực phẩm khô và các loại thực phẩm khác:
- Có đủ trang thiết bị, dụng cụ bày bán, bảo quản thực phẩm, bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, thực phẩm bày bán có đủ thông tin ngày sản xuất, hạn sử dụng theo quy định, không bày bán thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sạn phải thực hiện tự công bố hoặc đăng ký công bố sản phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường (quy định tại Điều 4, 5, 6, 7, 8 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ); thực hiện việc bảo quản sản phẩm theo đúng hướng dẫn của cơ sở sản xuất.
- Thực phẩm đã qua chế biến không bao gói sẵn phải có thông tin về xuất xứ và ngày sản xuất của thực phẩm, có các biện pháp đảm bảo thực phẩm không bị hỏng, mốc, tiếp xúc với côn trùng, động vật, bụi bẩn và các yếu tố ô nhiễm (quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật An toàn thực phẩm).
c) Đối với cơ sở kinh doanh phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm:
- Công khai danh mục tên nhóm với tên sản phẩm hoặc với mã số quốc tế của sản phẩm (nếu có), nguồn gốc và các thông tin liên quan tại cơ sở và phải đảm bảo phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm kinh doanh tại cơ sở có nguồn gốc, xuất xứ, đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, các quy định an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền, còn hạn sử dụng.
- Việc bảo quản, bày bán phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm phải được thực hiện tại khu vực riêng trong cơ sở kinh doanh thực phẩm và phải có chỉ dẫn khu vực, đầy đủ biển tên cho nhóm sản phẩm. Không được bày bán phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến với các hóa chất dùng cho mục đích khác và sản phẩm không phải là thực phẩm trong cùng một cơ sở kinh doanh.
- Phụ gia thực phẩm bán lẻ phải ghi nhãn đầy đủ theo quy định đối với đơn vị đóng gói nhỏ nhất đã được công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
- Cơ sở nhập khẩu phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm phải có kho bảo quản có đủ điều kiện theo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất.
d) Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại chợ (cửa hàng ăn uống, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín):
- Nơi chế biến, nơi bán thức ăn phải sạch sẽ, thoáng mát, tách biệt nhau để dễ vệ sinh và không gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh. Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến; Khu vực ăn uống phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại; cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng.
- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.
- Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ; Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín; Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh; Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô; Thực phẩm bày bán phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh, chống được bụi, mưa, nắng và sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại; được bày bán trên bàn hoặc giá cao hơn mặt đất; Thiết bị, phương tiện vận chuyển, bảo quản thực phẩm phải bảo đảm vệ sinh và không gây ô nhiễm cho thực phẩm; Mặt bàn cách mặt sàn chợ tối thiểu 60 cm; Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh.
- Chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại chợ có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm.
- Người trực tiếp chế biến thức ăn phải được tập huấn kiến thức ATTP được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Sử dụng thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm phải rõ nguồn gốc và bảo đảm an toàn, không sử dụng các chất phụ gia thực phẩm không có trong danh mục được phép sử dụng, lưu mẫu thức ăn; Thực phẩm phải được chế biến bảo đảm an toàn, hợp vệ sinh.
- Thực hiện kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
(Quy định tại Điều 28, 29, 30 Luật An toàn thực phẩm; Điều 2 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ).
đ) Yêu cầu về kho, khu vực bảo quản thực phẩm (nếu có):
Duy trì điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, thông gió và các yếu tố bảo đảm ATTP khác theo quy định và yêu cầu về bảo quản thực phẩm của nhà sản xuất; có biện pháp, dụng cụ chống côn trùng và động vật gây hại; Sản phẩm thực phẩm không được để chung với hàng hóa, hóa chất và những vật dụng khác có khả năng lây nhiễm chéo hoặc không bảo đảm ATTP.
e) Yêu cầu đối với khu bán gia cầm sống và khu giết mổ gia cầm (nếu có)
- Khu bán gia cầm sống và khu giết mổ gia cầm (nếu có) phải đáp ứng các quy định hiện hành.
- Khu bán gia cầm sống phải tách biệt với khu bán thực phẩm khác với khoảng cách tối thiểu là 2,4m; thuận lợi cho việc vệ sinh, khử trùng, tiêu độc, thu gom, xử lý nước thải, chất thải.
- Khu giết mổ gia cầm tại chợ (nếu có) phải có đủ điều kiện đầu tư kinh doanh cơ sở giết mổ.
2. Yêu cầu đối với chợ đầu mối, đấu giá nông sản
2.1. Yêu cầu về địa điểm
- Phải nằm trong quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Tách biệt với khu vực ô nhiễm môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố theo quy định của pháp luật; khu tập trung, xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện tối thiểu 500 m.
- Tách biệt với cửa hàng, kho bãi xăng dầu; khoảng cách an toàn tối thiểu 80m.
- Không bị ngập nước, ứ đọng nước.
2.2. Yêu cầu về bố trí mặt bằng
- Tỷ lệ diện tích đất xây dựng nhà chợ chính; khu mua bán ngoài trời; đường giao thông nội bộ và bãi xe; khu sân vườn, cây xanh phải đáp ứng theo TCVN 9211:2012 .
- Các điểm kinh doanh sản phẩm thực vật tươi sống; động vật tươi sống; thủy sản tươi sống; sản phẩm đã được chế biến, bao gói sẵn, sản phẩm khô; khu vực phụ trợ phải được bố trí riêng biệt.
- Điểm kinh doanh phải có diện tích tối thiểu 3 m2.
- Đường đi và vận chuyển sản phẩm trong khu vực kinh doanh phải có chiều rộng tối thiểu 1,5 m.
- Sạp hoặc kệ hàng trưng bày thực phẩm tại điểm kinh doanh phải được bố trí, sắp xếp thích hợp, thuận tiện thực hiện các thao tác và không gây ô nhiễm cho sản phẩm. Đối với điểm kinh doanh sản phẩm động vật tươi sống, chiều cao sạp hoặc kệ hàng trưng bày tối thiểu 60 cm.
2.3. Yêu cầu về kết cấu
- Nền khu vực kinh doanh phải có bề mặt cứng, phẳng; đảm bảo thoát nước, không gây trơn trượt; không đọng nước và dễ làm vệ sinh.
- Tường, vách ngăn, cột nhà trong chợ phải nhẵn, có màu sáng, dễ làm vệ sinh.
- Trần/mái che phải đảm bảo chắc chắn, không bị dột, thấm nước và có màu sáng.
- Khu vực kinh doanh đảm bảo thông thoáng.
- Kho bảo quản phải đảm thông thoáng, dễ làm vệ sinh.
- Sạp hoặc kệ hàng trưng bày thực phẩm được làm bằng vật liệu bền, dễ làm vệ sinh, phù hợp với tính chất của từng loại sản phẩm.
- Nguồn ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo phải đảm bảo dễ nhận biết, đánh giá được chất lượng cảm quan sản phẩm. Bóng đèn tại khu vực kinh doanh phải có chụp bảo vệ.
- Hệ thống thoát nước thải được bố trí chảy từ khu vực yêu cầu vệ sinh cao sang khu vực yêu cầu vệ sinh thấp hơn, đảm bảo thoát nước, dễ làm vệ sinh; hệ thống cống, rãnh thoát nước có nắp đậy kín, không bị ứ đọng.
- Hệ thống cung cấp nước, hệ thống cung cấp điện của chợ, các cơ sở kinh doanh phải được thiết kế, lắp đặt đủ công suất đáp ứng yêu cầu sử dụng.
2.4. Yêu cầu về nước, nước đá
- Nước rửa, sơ chế sản phẩm, nước để vệ sinh chợ, thiết bị, dụng cụ đáp ứng quy định tại Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
- Nước đá bảo quản thủy sản được cung cấp từ cơ sở được chứng nhận đủ điều kiện ATTP đáp ứng QCVN 02-08:2009/BNNPTNT; nước đá sử dụng để ăn uống trực tiếp theo quy định tại QCVN 10:2011/BYT; quá trình vận chuyển, bảo quản và sử dụng nước đá phải bảo đảm vệ sinh.
2.5. Yêu cầu đối với trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển
- Trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm phải được làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm sản phẩm, đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 12- 1:2011/BYT, QCVN 12-2:2011/BYT, QCVN 12-3:2011/BYT và QCVN 12- 4:2015/BYT tương ứng.
- Trang thiết bị, dụng cụ sơ chế, bảo quản, vận chuyển phù hợp với từng loại sản phẩm; dễ làm vệ sinh và khử trùng; được vệ sinh sạch trước khi bắt đầu và sau khi kết thúc hoạt động mua bán.
- Thiết bị, dụng cụ giám sát, đo lường chất lượng, an toàn sản phẩm phải đảm bảo độ chính xác, được bảo dưỡng và kiểm định định kỳ theo quy định pháp luật về đo lường.
- Dụng cụ thu gom rác thải có nắp đậy; phương tiện và dụng cụ làm vệ sinh được cất giữ khu vực riêng.
- Phương tiện vận chuyển phải bảo đảm vệ sinh; duy trì điều kiện bảo quản phù hợp với tính chất của từng loại sản phẩm và theo công bố nhà sản xuất.
2.6. Yêu cầu về phòng, chống động vật gây hại côn trùng
- Cơ sở hạ tầng khu vực kinh doanh và khu vực phụ trợ phải được bảo trì và giữ vệ sinh; các hố, rãnh và nhũng nơi động vật cư trú, xâm nhập phải được đậy kín.
- Thiết bị phòng chống côn trùng và động vật gây hại không hoen gỉ, dễ tháo rời để bảo dưỡng và làm vệ sinh.
- Không sử dụng thuốc, động vật diệt chuột, côn trùng trong khu vực kinh doanh, bảo quản thực phẩm.
2.7. Yêu cầu về nhà vệ sinh
- Địa điểm nhà vệ sinh phải được bố trí ngăn cách với khu vực kinh doanh; cửa nhà vệ sinh không được mở thông vào khu vực kinh doanh; ít nhất phải có 01 (một) nhà vệ sinh cho 25 người.
- Nhà vệ sinh được duy trì điều kiện vệ sinh sạch sẽ, có đủ nước, dụng cụ, xà phòng, các chất tẩy rửa để vệ sinh và rửa tay; có bảng chỉ dẫn “Rửa tay sau khi đi vệ sinh” ở nơi dễ nhìn thấy.
2.8. Yêu cầu về sơ chế, bảo quản, vận chuyển sản phẩm
- Thao tác thực hiện sơ chế không làm ảnh hưởng đến chất lượng và không gây ô nhiễm cho sản phẩm.
- Duy trì điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, thông gió và các yếu tố bảo đảm an toàn thực phẩm trong kho và khu vực bảo quản theo quy định và các yêu cầu về bảo quản của nhà sản xuất.
- Sản phẩm thực phẩm không được bảo quản, vận chuyển cùng với hàng hóa, hóa chất, vật dụng khác có khả năng gây ô nhiễm.
2.9. Yêu cầu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm
Cơ sở kinh doanh thực phẩm phải lưu giữ thông tin liên quan đến việc mua bán (bao gồm: ngày giao/nhận; tên sản phẩm; số lượng, khối lượng; xuất xứ; tên và địa chỉ tổ chức/cá nhân cung cấp; tên và địa chỉ tổ chức/cá nhân khách hàng nếu có) đảm bảo truy xuất được nguồn gốc theo nguyên tắc truy xuất 1 bước trước - 1 bước sau.
2.10. Yêu cầu về thu gom phế thải, phế liệu
- Địa điểm tập kết phế thải, phế liệu phải được bố trí tách biệt và không ảnh hưởng đến khu vực kinh doanh.
- Phế thải, phế liệu phải được thu gom và vận chuyển ra khỏi chợ sau khi kết thúc hoạt động trong ngày.
2.11. Yêu cầu đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm
- Thực hiện việc quét dọn, tẩy rửa, khử trùng sau khi kết thúc hoạt động trong ngày tại địa điểm kinh doanh.
- Không để sản phẩm trực tiếp trên nền chợ.
- Chỉ sử dụng các hóa chất tẩy rửa, sát trùng theo quy định của Bộ Y tế để vệ sinh các trang thiết bị, dụng cụ.
- Sử dụng phụ gia thực phẩm phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được phép sử dụng theo quy định tại Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-BYT ngày 15/6/2015 của Bộ Y tế.
- Chấp hành kiểm tra về an toàn thực phẩm của cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức quản lý chợ.
2.12. Yêu cầu đối với người tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm, chủ cơ sở kinh doanh thực phẩm
- Phải được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm và đáp ứng yêu cầu về sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế.
- Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm và sau khi đi vệ sinh; giữ vệ sinh chung, không khạc nhổ, vứt rác bừa bãi trong khu vực kinh doanh tại chợ. Người trực tiếp thực hiện sơ chế tại khu vực kinh doanh phải mặc trang phục bảo hộ.
2.13. Yêu cầu đối với tổ chức quản lý chợ
- Xây dựng nội quy hoạt động kinh doanh thực phẩm; hướng dẫn các cơ sở kinh doanh thực hiện nội quy và quy định bảo đảm an toàn thực phẩm tại chợ.
- Kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh trong việc tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm tại chợ; thông báo đến cơ quan chức năng đối với cơ sở kinh doanh vi phạm.
- Phải được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm và đáp ứng yêu cầu về sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế.
2.14. Yêu cầu về quản lý chất lượng bảo đảm an toàn thực phẩm
- Tổ chức quản lý chợ phải có quy định kiểm soát chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm; lưu trữ hồ sơ quản lý an toàn thực phẩm tại chợ, thời gian lưu trữ tối thiểu là 2 năm.
- Cơ sở kinh doanh phải có số ghi chép các thông tin và lưu giữ giấy tờ liên quan đến việc mua bán, bảo đảm truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, thời gian lưu trữ theo hạn sử dụng sản phẩm; thực hiện tự kiểm tra hàng năm.
2.15. Yêu cầu về an toàn phòng cháy và chữa cháy
Chợ phải đáp ứng các yêu cầu phòng cháy chữa cháy theo quy định TCVN 6161:1996 .
3. Nhận diện cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn tại chợ
- Các chợ trên địa bàn phải được cải tạo, nâng cấp, sửa chữa nhằm đáp ứng các điều kiện tại mục III phần II Đề án.
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại chợ được cấp biển nhận diện cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn khi đáp ứng các điều kiện về hồ sơ, thủ tục pháp lý, nhân lực, cơ sở vật chất và trang thiết bị,...nêu tại mục III phần II Đề án (tùy theo loại hình chợ và loại hình sản xuất, kinh doanh).
IV. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN
- Xây dựng Kế hoạch triển khai Đề án; Định kỳ giao ban, sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả triển khai Đề án theo Kế hoạch đã ban hành. Đề xuất khen thưởng, phê bình, kỷ luật các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong việc triển khai thực hiện Đề án.
- Chủ tịch UBND cấp huyện, xã chịu trách nhiệm toàn diện triển khai Đề án trên địa bàn, ưu tiên, bố trí đủ nguồn lực thực hiện; Các sở, ngành, đơn vị liên quan thường xuyên phối hợp chặt chẽ trong việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án; Tăng cường vai trò của các đoàn thể chính trị, xã hội trong công tác tuyên truyền, vận động, kiểm tra, giám sát việc kinh doanh thực phẩm tại chợ trên địa bàn và vận động người tiêu dùng quan tâm mua sắm các sản phẩm của các cơ sở đã được cấp biên nhận diện kinh doanh thực phẩm an toàn.
- Các sở, ngành, đơn vị liên quan phối hợp với các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện Đề án và các nhiệm vụ trong công tác bảo đảm ATTP theo phân công, phân cấp.
- Đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tổ chức tuyên truyền, vận động các đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt và tích cực giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật về ATTP, phát động phong trào không sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo chất lượng, vệ sinh ATTP, hình thành thói quen sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm an toàn, mỗi người dân trở thành người tiêu dùng thông minh, nói không với thực phẩm bẩn.
- Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện Đề án tại các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị quản lý chợ, cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm tại chợ với nội dung phù hợp từng đối tượng, cụ thể:
+ Đối với đơn vị quản lý chợ: công tác tập huấn, tuyên truyền cần tập trung vào cơ chế chính sách về phát triển, quản lý chợ; các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh ATTP; công tác kiểm nghiệm thực phẩm; việc triển khai áp dụng các điều kiện bảo đảm ATTP theo yêu cầu tại Đề án.
+ Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại chợ: công tác tập huấn cần tập trung vào các quy định về sản xuất, kinh doanh thực phẩm; thực hành vệ sinh cá nhân; phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, các bệnh lây truyền qua thực phẩm; công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,...
+ Tổ chức Đoàn công tác cho cán bộ quản lý ATTP từ tuyến Thành phố đến tuyến xã, các đơn vị quản lý chợ, các tiểu thương kinh doanh tại chợ đi giao lưu, học hỏi kinh nghiệm việc triển khai các mô hình bảo đảm ATTP trong chợ tại các tỉnh, thành phố trong cả nước để nghiên cứu, áp dụng có hiệu quả.
- Các cơ quan quản lý nhà nước theo chức năng nhiệm vụ tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền các quy định của pháp luật về ATTP dưới nhiều hình thức khác nhau (hội nghị; hội thảo; tập huấn; tờ rơi tờ gấp, băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền; cẩm nang; đăng tải các tin, bài, phóng sự trên báo chí, truyền hình;...) nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, đạo đức của tổ chức, cá nhân trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm an toàn. Công tác tuyên truyền tập trung vào các nội dung như dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc kháng sinh, thực phẩm giả, thực phẩm không bảo đảm chất lượng, quá hạn sử dụng,... ảnh hưởng đến sức khỏe người dân; cách thức nhận biết thực phẩm an toàn, các nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm.
- Các cơ quan báo chí, truyền hình, cổng thông tin điện tử các Sở, ngành và thành phố Hà Nội tăng cường đăng tải các quy định của pháp luật về ATTP, thông tin về các cơ sở kinh doanh thực phẩm an toàn cũng như các cơ sở vi phạm để tuyên truyền rộng rãi đến người tiêu dùng.
- Các đơn vị quản lý chợ có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của thương nhân trong chợ trong việc đảm bảo vệ sinh ATTP; hướng dẫn các thương nhân thực hiện các điều kiện bảo đảm ATTP theo quy định của pháp luật và yêu cầu tại Đề án.
- Rà soát, hướng dẫn, hỗ trợ, đôn đốc, theo dõi việc thực hiện, hoàn thiện các thủ tục pháp lý và các điều kiện kinh doanh thực phẩm an toàn của các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại chợ theo quy định (bao gồm các loại giấy tờ: Đăng ký kinh doanh, tập huấn kiến thức về ATTP, Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về ATTP hoặc Xác nhận cam kết về ATTP hoặc Cam kết bảo đảm ATTP, Xác nhận sức khỏe đinh kỳ, Bản tự công bố sản phẩm ..., hiệu lực của các loại giấy tờ, sổ theo dõi nguồn gốc sản phẩm, điều kiện trang thiết bị quầy hàng...).
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại chợ được cấp biển nhận diện cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn khi đáp ứng các điều kiện về hồ sơ, thủ tục pháp lý, nhân lực, cơ sở vật chất và trang thiết bị ...nêu tại mục III phần II Đề án và tiếp tục chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan QLNN, người dân về việc tuân thủ các quy định pháp luật về kinh doanh đảm bảo ATTP và bị xem xét, thu hồi biển nhận diện trong trường hợp có vi phạm.
- Đối với các cơ sở chậm hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục pháp lý, điều kiện trang thiết bị kinh doanh thực phẩm an toàn theo quy định tại Đề án: đôn đốc nhắc nhở thực hiện, niêm yết, công khai thông tin tại chợ và trên các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền cho người tiêu dùng nhận biết; gửi đến các cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi và giảm tối đa thời gian, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính cho các cơ sở kinh doanh thực phẩm. Xây dựng phần mềm phục vụ công tác quản lý ATTP tại các chợ trên địa bàn Thành phố.
- Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo ATTP thực phẩm trong: Phát triển, duy trì Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản thực phẩm thành phố Hà Nội (www.check.hanoi.gov.vn); Quản lý, kiểm tra tự công bố sản phẩm lĩnh vực ngành nông nghiệp; Quản lý, phát triển chợ Thương mại điện tử tiêu thụ sản phẩm nông lâm sản thủy sản an toàn,...
4. Tăng cường quản lý đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp chợ theo Quy hoạch:
- Rà soát lại quỹ đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để bố trí các địa điểm xây dựng chợ theo quy hoạch đã được phê duyệt, kiên quyết giải tỏa các điểm kinh doanh tự phát lấn chiếm lòng đường, vỉa hè trên địa bàn Thành phố.
- Thường xuyên rà soát, điều chỉnh phân hạng chợ theo đúng tiêu chí quy định và đề xuất đưa ra khỏi danh mục những chợ không đủ tiêu chuẩn, tiêu chí; kịp thời xây dựng, điều chỉnh, thực hiện phê duyệt phương án sắp xếp ngành hàng tại các chợ theo quy định phù hợp với yêu cầu và thực tiễn hoạt động chợ.
- Tập trung triển khai Kế hoạch Đầu tư xây dựng, cải tạo chợ trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021-2025 nhằm xây dựng mới, xây dựng lại (dự kiến 141 chợ) và nâng cấp, cải tạo, sửa chữa (dự kiến 169 chợ) đảm bảo đáp ứng các tiêu chí chợ an toàn thực phẩm theo quy định, cụ thể:
* Đối với chợ đầu tư xây dựng mới: Căn cứ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; Kế hoạch sử dụng đất hàng năm, danh mục các dự án cần thu hồi đất; Quy hoạch xây dựng, Quy hoạch Thành phố, Quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn Thành phố và các quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt, lập danh mục các dự án đầu tư xây mới chợ để kêu gọi đầu tư hoặc đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của các địa phương, Thành phố theo phân cấp.
* Đối với chợ cần đầu tư xây lại, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa:
+ UBND các quận, huyện, thị xã đưa vào kế hoạch đầu tư, cải tạo, nâng cấp công của huyện giai đoạn 2021-2025 những chợ do Nhà nước quản lý, không xã hội hóa được, trong trường hợp không cân đối được nguồn thì đề xuất báo cáo UBND Thành phố xem xét hỗ trợ nguồn vốn từ các Chương trình mục tiêu.
+ Đơn vị quản lý các chợ đã chuyển đổi chịu trách nhiệm đầu tư, cải tạo, nâng cấp chợ từ nguồn vốn chủ sở hữu hoặc nguồn vốn tín dụng, huy động; được xem xét cho vay vốn từ Quỹ đầu tư phát triển thành phố Hà Nội để đầu tư cải tạo, xây dựng, nâng cấp chợ theo quy định pháp luật và quy định tại Đề án.
- Thúc đẩy phát triển các vùng sản xuất thực phẩm an toàn trên địa bàn Thành phố thông qua: Tổ chức áp dụng các quy trình quản lý chất lượng tiên tiến, các mô hình sản xuất thực phẩm theo chuỗi, hệ thống phân phối thực phẩm an toàn; khuyến khích phát triển, nhân rộng các mô hình làng nghề thực phẩm, chợ đầu mối nông sản thực phẩm an toàn. Tăng cường kiểm tra chất lượng, ATTP tại các làng nghề thực phẩm, chợ đầu mối nông sản.
- Thông tin, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm cung cấp cho các chợ phải tổ chức sản xuất thực phẩm theo đúng quy trình kỹ thuật; tuân thủ các quy định trong việc sử dụng giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y..; theo dõi, kiểm soát chặt chẽ chất lượng thực phẩm trước khi đưa vào lưu thông; thông tin về thực phẩm, cách bảo quản, hạn sử dụng, chỉ dẫn về địa lý, cảnh báo nguy cơ mất an toàn trên nhãn mác, bao bì..
- Triển khai hiệu quả chương trình liên kết công nghiệp, thương mại, nông nghiệp giữa Hà Nội với các tỉnh, thành phố trong cả nước nhằm tăng cường hợp tác trong sản xuất, kết nối giao thương và thúc đẩy lưu thông, phân phối trên địa bàn Thành phố và cả nước, phát triển chuỗi cung cấp nông sản thực phẩm an toàn cho thành phố Hà Nội trong các năm tiếp theo.
- Các đơn vị quản lý chợ tăng cường kết nối, giới thiệu, nắm bắt thông tin địa chỉ, cơ sở sản xuất, chế biến, cung cấp thực phẩm an toàn, chất lượng, quy trình sản xuất, chế biến thực phẩm, tạo điều kiện hình thành mối liên kết giữa các cơ sở kinh doanh thực phẩm tại chợ với các nhà sản xuất, chế biến, cung cấp thực phẩm an toàn.
6. Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm
6.1. Kiểm soát chất lương thực phẩm trước khi đưa vào lưu thông trong chợ
- Kiểm soát hàng hóa tại các chốt kiểm tra, kiểm soát: Củng cố các trạm, các đội tuần tra kiểm tra, kiểm soát hàng hóa vận chuyển, lưu thông trên địa bàn, tăng cường tập huấn tuyên truyền, giáo dục nâng cao trình độ, trách nhiệm của cán bộ tham gia kiểm tra. Khi phát hiện các sản phẩm thực phẩm không đảm bảo vệ sinh ATTP phải thực hiện thu hồi, tiêu hủy theo quy định, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để người tiêu dùng biết và không lựa chọn.
- Kiểm soát hàng hóa tại cổng chợ: Bố trí 01 vị trí thuận lợi tại chợ để lắp đặt nhà trạm có đầy đủ trang thiết bị cần thiết phục vụ việc lấy mẫu xét nghiệm hàng ngày các thực phẩm trước khi lưu thông trong chợ, xét nghiệm theo yêu cầu của người tiêu dùng đến mua sắm. Thành lập Tổ kiểm tra thực hiện việc kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm thực phẩm trước khi lưu thông trong chợ, đặc biệt đối với động vật sống và sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, rau củ quả lưu thông vào chợ
6.2. Công tác thanh tra, kiểm tra
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành cũng như liên ngành trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về ATTP nhằm ngăn chặn có hiệu quả việc kinh doanh thực phẩm giả, nhập lậu, không rõ nguồn gốc, không bảo đảm chất lượng, quá hạn sử dụng, gian lận thương mại, vi phạm quy định về nhãn hàng hóa lưu thông trong chợ..; xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật. Thường xuyên trao đổi thông tin về kế hoạch hoạt động thanh tra, kiểm tra, nội dung kiểm tra để tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng, các đoàn thanh, kiểm tra, tránh chồng chéo hoặc bỏ ngỏ. Phối hợp chặt chẽ với các tỉnh, thành phố trong quản lý nguồn thực phẩm vào Hà Nội.
- Xác minh thông tin do các cơ quan báo chí, truyền hình nêu về hành vi vi phạm quy định pháp luật về ATTP tại chợ, kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định và công khai rộng rãi để người tiêu dùng biết.
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát nguồn gốc và ATTP đối với hàng hóa vào chợ, đặc biệt đối với động vật sống và sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, rau củ quả lưu thông vào chợ; thường xuyên kiểm tra bằng các test nhanh - Chủ động tổ chức giám sát chất lượng thực phẩm lưu thông thường xuyên và định kỳ theo quy định; sử dụng hiệu quả xe chuyên dụng kiểm nghiệm ATTP và thường xuyên kiểm tra bằng các thiết bị Test nhanh, dụng cụ hỗ trợ đối với các nhóm hàng thực phẩm để cảnh báo kịp thời các nguy cơ cho các hộ kinh doanh và người tiêu dùng, ngăn chặn lưu thông và xử lý vi phạm; thông báo công khai kết quả kiểm nghiệm.
6.3. Xử lý vi phạm các quy định pháp luật về ATTP
- Mọi hành vi vi phạm pháp luật về ATTP tại chợ phải được kiểm tra, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, đặc biệt là các loại thực phẩm tươi sống, thức ăn chế biến có nguy cơ cao gây mất an toàn thực phẩm.
- Một số các hành vi vi phạm nghiêm trọng xảy ra phổ biến như: sản xuất, kinh doanh các loại nông sản có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá giới hạn cho phép; sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã bị biến chất, nhiễm bẩn, có tạp chất lạ hoặc nhiễm các chất độc hại có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người; sản xuất, kinh doanh thực phẩm có ký sinh trùng gây bệnh không được phép có trong thực phẩm hoặc vượt quá giới hạn cho phép; sản xuất, kinh doanh thực phẩm có sử dụng các chất phụ gia thực phẩm, các vi chất dinh dưỡng, các chất hỗ trợ chế biến không được phép sử dụng hoặc sử dụng không đúng liều lượng, giới hạn quy định hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ... phải được xử lý nghiêm theo các quy định hiện hành.
6.4. Thiết lập đường dây nóng và công khai các cơ sở vi phạm
- Thiết lập đường dây nóng của các Sở: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế; UBND cấp huyện, cấp xã; đơn vị quản lý chợ,... để tiếp nhận phản ánh về các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về ATTP.
- Công khai rộng rãi các cơ sở kinh doanh thực phẩm bảo đảm an toàn và các cơ sở vi phạm trên địa bàn dưới nhiều hình thức để người tiêu dùng lựa chọn hoặc tẩy chay không sử dụng: công khai trên bảng tin ở chợ; loa phóng thanh ở địa phương; Cổng thông tin điện tử của quận, huyện, sở, ngành, Thành phố; các cơ quan thông tấn báo chí, truyền hình,...
7. Rà soát hoàn thiện các quy định pháp luật, cơ chế chính sách liên quan
- Rà soát, đánh giá, điều chỉnh, bổ sung các điểm quy hoạch giết mổ công nghiệp tập trung theo chuỗi giá trị khép kín, áp dụng công nghệ tiên tiến, gắn với các chợ bán sản phẩm thịt gia súc, gia cầm và cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn Thành phố. Tổ chức thực hiện hỗ trợ các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đáp ứng các tiêu chí ATTP theo quy định.
- Rà soát, đề xuất, kiến nghị cấp thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung, ban hành các văn bản pháp luật về quản lý chợ, quản lý ATTP tại chợ; cơ chế chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, phát triển hệ thống chợ văn minh, hiện đại, đảm bảo các tiêu chí an toàn thực phẩm.
I. CÁC SỞ, BAN, NGÀNH THÀNH PHỐ
- Là cơ quan thường trực thực hiện Đề án: chủ trì tham mưu xây dựng Kế hoạch triển khai Đề án và Kế hoạch hàng năm, dự toán kinh phí và các văn bản của Thành phố chỉ đạo, hướng dẫn triển khai Đề án; chủ trì tổ chức triển khai và theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp báo cáo (định kỳ tháng/quý/năm); tham mưu UBND Thành phố tiến hành sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình, kết quả thực hiện Đề án.
- Chủ trì xây dựng nội dung tuyên truyền các quy định pháp luật về ATTP thuộc phạm vi quản lý của ngành Công Thương và việc triển khai thực hiện Đề án để chủ động tuyên truyền và gửi Sở Thông tin và Truyền thông, Cổng giao tiếp điện tử Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã, các đơn vị quản lý chợ để tuyên truyền, phổ biến cho các cơ sở kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng biết và thực hiện.
- Thực hiện quản lý nhà nước về ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm lĩnh vực Công Thương theo phân công, phân cấp tại Quyết định số 14/2019/QĐ-UBND ngày 05/7/2019 của UBND Thanh phố.
- Phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn nghiệp vụ kinh doanh chợ, công tác niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, hướng dẫn thực hiện các tiêu chí văn minh thương mại, các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành Công Thương theo quy định.
- Tăng cường rà soát, theo dõi và đôn đốc các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm lĩnh vực Công Thương tại chợ thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý liên quan đến ATTP theo phân công, phân cấp (Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hoặc cam kết bảo đảm ATTP, tập huấn kiến thức về ATTP, tự công bố sản phẩm,...).
- Hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện cấp biển nhận diện cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn cho các cơ sở tại chợ đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Đề án.
- Tổ chức in ấn, phát hành biển nhận diện cơ sở kinh doanh thực phẩm an toàn trên cơ sở đề xuất của UBND các quận, huyện, thị xã và Kế hoạch hàng năm của Thành phố và các tài liệu tuyên truyền về Đề án để đảm bảo thống nhất trên toàn Thành phố gửi các quận, huyện, thị xã cấp phát cho các cơ sở kinh doanh thực phẩm tại chợ trên địa bàn đáp ứng các điều kiện quy định.
- Chủ trì tổ chức thanh, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm lĩnh vực Công Thương tại chợ theo phân công, phân cấp; phối hợp với các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu bảo đảm ATTP tại chợ; xử lý nghiêm hoặc đề xuất xử lý các trường hợp vi phạm (nếu có). Định kỳ hoặc trong trường hợp cần thiết, tổ chức Đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành hoạt động kinh doanh thực phẩm tại các chợ thuộc đối tượng của Đề án.
- Thiết lập số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận phản ánh của người tiêu dùng về các trường hợp vi phạm quy định pháp luật về ATTP lĩnh vực Công Thương tại chợ. Sau khi nhận được thông tin, bố trí cán bộ xác minh thông tin và kiểm tra, xử lý hoặc đề xuất xử lý theo thẩm quyền.
- Công khai các cơ sở vi phạm quy định về ATTP tại chợ trên Website của Sở, trong các buổi tuyên truyền, gửi đến Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tấn báo chí để công bố rộng rãi đến người dân.
- Hàng năm, xây dựng và triển khai Kế hoạch triển khai chương trình liên kết công nghiệp, thương mại giữa Hà Nội với các tỉnh, thành phố trong cả nước nhằm kết nối, giao thương và thúc đẩy khâu lưu thông, phân phối thực phẩm an toàn trên toàn địa bàn.
- Chủ trì tổ chức Đoàn công tác cho cán bộ quản lý ATTP từ tuyến Thành phố đến tuyến xã, các đơn vị quản lý chợ, các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại chợ giao lưu, học hỏi kinh nghiệm việc triển khai các mô hình chợ bảo đảm ATTP tại các tỉnh, thành phố trong cả nước để nghiên cứu, áp dụng có hiệu quả.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giảm tối đa thời gian giải quyết các thủ tục hành chính cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm và nâng cao hiệu quả quản lý trong công tác ATTP của ngành.
- Rà soát lại các tiêu chí thi đua để phối hợp với các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, Ban Thi đua Khen thưởng Thành phố xây dựng tiêu chí thi đua và đề xuất UBND Thành phố khen thưởng (thường xuyên, đột xuất) hoặc phê bình các đơn vị, tập thể, cá nhân về việc thực hiện Đề án. Chủ trì, phối hợp Ban thi đua khen thưởng Thành phố, các Sở, ngành liên quan, UBND cấp huyện đề xuất UBND Thành phố khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc triển khai thực hiện Đề án.
- Là cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo công tác ATTP Thành phố, phối hợp với Sở Công Thương (đơn vị thường trực thực hiện Đề án), đảm bảo thực hiện tốt chế độ cung cấp, trao đổi thông tin; kết nối và thống nhất các nhiệm vụ, hoạt động cúa Đồ án với các Chương trình, Kế hoạch, giải pháp trong công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn Thành phố.
- Xây dựng nội dung tuyên truyền các quy định pháp luật về ATTP tại chợ thuộc phạm vi quản lý của ngành Y tế để chủ động tuyên truyền và gửi Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các quận, huyện, thị xã, các đơn vị quản lý chợ để tuyên truyền, phổ biến cho các cơ sở kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng biết và thực hiện. Chủ động và phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn các đơn vị quản lý chợ, các cơ sở sản xuất, kinh doanh chuyên ngành Y tế tại chợ thực hiện công tác bảo đảm ATTP theo quy định.
- Thực hiện quản lý nhà nước về ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm lĩnh vực Y tế tại chợ theo phân công, phân cấp tại Quyết định số 14/2019/QĐ-UBND ngày 05/7/2019 của UBND Thanh phố.
- Chỉ đạo các cơ sở Y tế, Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã tăng cường tổ chức khám sức khỏe cho người kinh doanh, lao động trong chợ để tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại chợ hoàn thành các thủ tục, điều kiện kinh doanh theo đúng quy định đáp ứng tiến độ kế hoạch thực hiện Đề án của các quận, huyện, thị xã.
- Tăng cường rà soát, theo dõi và đôn đốc các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm lĩnh vực Y tế tại chợ thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý liên quan đến ATTP theo phân công, phân cấp (Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hoặc cam kết bảo đảm ATTP, tự tập huấn kiến thức về ATTP, tự công bố sản phẩm,...).
- Chủ trì tổ chức thanh, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về ATTP đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm tại chợ thuộc ngành Y tế quản lý theo phân công, phân cấp; phối hợp với các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu bảo đảm ATTP tại chợ; xử lý nghiêm hoặc đề xuất xử lý các trường hợp vi phạm (nếu có). Tham gia Đoàn liên ngành của Thành phố, phối hợp các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tiến hành thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với công tác bảo đảm ATTP tại chợ.
- Thiết lập số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận phản ánh của người tiêu dùng về các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về ATTP lĩnh vực Y tế tại chợ. Sau khi nhận được thông tin, bố trí cán bộ xác minh thông tin và kiểm tra, xử lý hoặc đề xuất xử lý theo thẩm quyền.
- Thực hiện có hiệu quả các hoạt động kiểm nghiệm ATTP tại các chợ với các hình thức: xe kiểm nghiệm chuyên dụng, các thiết bị test nhanh, lấy mẫu thực phẩm tại chợ để kiểm nghiệm định kỳ và đột xuất để ngăn chặn lưu thông, cảnh báo nguy cơ và xử lý vi phạm.
- Công khai các cơ sở vi phạm quy định về ATTP tại chợ trên website của Sở, trong các buổi tuyên truyền, gửi đến Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tấn báo chí để công bố rộng rãi đến người dân.
- Phối hợp với Sở Công Thương và các đơn vị liên quan đề xuất kế hoạch, bố trí kinh phí bổ sung trang thiết bị, phương tiện và đào tạo bồi dưỡng cán bộ để nâng cao năng lực hệ thống kiểm nghiệm ATTP, mô hình xe kiểm nghiệm nhanh ATTP của Thành phố đảm bảo thực hiện tốt Đề án.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giảm tối đa thời gian giải quyết các thủ tục hành chính cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm và nâng cao hiệu quả quản lý trong công tác ATTP của ngành.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Xây dựng nội dung tuyên truyền các quy định của pháp luật về ATTP thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp tại chợ (bao gồm cả chợ đầu mối, đấu giá nông sản) để chủ động tuyên truyền và gửi Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các quận, huyện, thị xã, các đơn vị quản lý chợ để tuyên truyền, phổ biến cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng biết, thực hiện.
- Thực hiện quản lý nhà nước về ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm lĩnh vực Nông nghiệp, là đầu mối tham mưu, hướng dẫn, tổng hợp công tác quản lý ATTP tại chợ đầu mối và chợ đấu giá nông sản theo phân công, phân cấp tại Quyết định số 14/2019/QĐ-UBND ngày 05/7/2019 của UBND Thành phố.
- Đẩy mạnh phát triển các vùng sản xuất chuyên canh tập trung, liên kết chuỗi giá trị, đảm bảo chất lượng, ATTP, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; hỗ trợ áp dụng các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến (GAP, GMP, HACCP...) trong sản xuất, sơ chế, chế biến nông lâm thủy sản nhằm tạo nguồn cung thực phẩm nông thủy sản an toàn phục vụ tiêu thụ tại chợ.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, lấy mẫu, giám sát chất lượng ATTP, tập trung vào sản phẩm rủi ro cao, tiêu thụ nhiều (rau, củ, quả, thịt, thủy sản...) lưu thông, tiêu thụ tại các chợ, đặc biệt là chợ đầu mối, đấu giá nông sản và các vùng sản xuất trên địa bàn Thành phố nhằm kịp thời phát hiện, cảnh báo và điều tra, thanh tra, truy xuất, xử lý tận gốc đối với các trường hợp sản phẩm nông sản thực phẩm không bảo đảm an toàn.
- Phối hợp chặt chẽ với các quận, huyện, thị xã trong quản lý, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, nông lâm thủy sản tiêu thụ tại chợ bao gồm cả chợ đầu mối, đấu giá nông sản. Ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển, duy trì Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản thực phẩm thành phố Hà Nội (check.hanoi.gov.vn), sẵn sàng kết nối vào Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia nhằm minh bạch thông tin sản phẩm đến người tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu quản lý.
- Chủ động và phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn các đơn vị quản lý chợ, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chuyên ngành Nông nghiệp tại chợ, chợ đầu mối, đấu giá nông sản thực hiện công tác bảo đảm ATTP trong kinh doanh nông, thủy, hải sản.., không kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm chất lượng, thực phẩm còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc kháng sinh quá giới hạn cho phép,...; hướng dẫn thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chợ đầu mối, chợ đấu giá nông lâm thủy sản - Yêu cầu đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Tăng cường rà soát, theo dõi và đôn đốc các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm lĩnh vực Nông nghiệp tại chợ, cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm tại chợ đầu mối thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý liên quan đến ATTP theo phân công, phân cấp (Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hoặc Giấy xác nhận cam kết bảo đảm ATTP, Tập huấn kiến thức về ATTP, tự công bố sản phẩm,...).
- Chủ trì tổ chức thanh, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về ATTP đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm lĩnh vực Nông nghiệp tại chợ, chợ đầu mối theo phân công, phân cấp; phối hợp với các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu bảo đảm ATTP tại chợ; xử lý nghiêm hoặc đề xuất xử lý các trường hợp vi phạm (nếu có). Tham gia Đoàn liên ngành của Thành phố, phối hợp các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tiến hành thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với công tác bảo đảm ATTP tại chợ.
- Sử dụng có hiệu quả xe kiểm nghiệm chuyên dụng và các thiết bị test nhanh để kiểm nghiệm ATTP tại chợ, nhằm phát hiện các sản phẩm không bảo đảm chất lượng để ngăn chặn lưu thông và xử lý vi phạm.
- Đẩy mạnh thông tin, truyền truyền, quảng bá sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn; các hoạt động hợp tác, kết nối sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản của Hà Nội và các tỉnh, thành phố trên cả nước cho các chợ trên địa bàn Thành phố.
- Tăng cường quản lý hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố, xử lý nghiêm các điểm giết mổ không bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, điểm giết mổ tự phát trái phép,...
- Thiết lập số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận phản ánh của người tiêu dùng về các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về ATTP lĩnh vực Nông nghiệp tại chợ. Sau khi nhận được thông tin, bố trí cán bộ xác minh thông tin và kiểm tra, xử lý hoặc đề xuất xử lý theo thẩm quyền.
- Công khai các cơ sở vi phạm quy định về ATTP tại chợ trên website của Sở, trong các buổi tuyên truyền, gửi đến Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tấn báo chí để công bố rộng rãi đến người dân.
- Giới thiệu, thông tin cho đơn vị quản lý chợ về vùng sản xuất rau an toàn, các khu giết mổ bảo đảm vệ sinh thú y, ATTP, các chuỗi cung ứng sản phẩm nông sản an toàn,.. .để thông tin, giới thiệu đến các cơ sở kinh doanh thực phẩm tại chợ kết nối, tiêu thụ.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giảm tối đa thời gian giải quyết các thủ tục hành chính cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm và nâng cao hiệu quả quản lý trong công tác ATTP của ngành.
- Thực hiện chế độ báo cáo đinh kỳ và đột xuất theo quy định.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp Sở Công Thương hướng dẫn các cơ quan báo chí Trung ương ký chương trình phối hợp công tác với Thành phố và chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền về nội dung và công tác triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn Thành phố; thường xuyên đưa tin, bài biểu dương các điển hình tiên tiến thực hiện tốt các quy định trong hoạt động kinh doanh trái cây của Thành phố; đồng thời thông tin các tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm hoặc có hành vi vi phạm trong trong quá trình triển khai thực hiện Đề án.
- Phối hợp Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở ngành, đơn vị liên quan đề xuất các giải pháp, chương trình ứng dụng công nghệ thông tin để triển khai Đề án có hiệu quả.
- Chủ trì phối hợp với Sở Công Thương, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan đăng tải trên Cổng giao tiếp điện tử Thành phố các nội dung liên quan đến việc triển khai thực hiện Đề án: các văn bản chỉ đạo, điều hành, thông tin các cơ sở được cấp biển nhận diện cơ sở kinh doanh thực phẩm an toàn, các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định trong việc triển khai thực hiện Đề án,...).
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp Sở Công Thương và UBND các quận, huyện thị xã trình UBND Thành phố ban hành danh mục các dự án thực hiện kêu gọi đầu tư xây dựng chợ; đề xuất các chợ thuộc nhiệm vụ chi ngân sách Thành phố vào Danh mục đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, tham mưu, hướng dẫn thực hiện chính sách và công tác đầu tư xây dựng chợ trên địa bàn Thành phố theo quy định.
- Tham mưu UBND Thành phố phân bổ nguồn vốn hỗ trợ đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp chợ. Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Công Thương tham mưu, hướng dẫn về kinh phí thực hiện Đề án từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản (nếu có) và đẩy mạnh huy động các nguồn tài trợ, xã hội hóa để thực hiện Đề án.
- Thực hiện chế độ báo cáo đinh kỳ và đột xuất theo quy định.
- Tham mưu, hướng dẫn sử dụng kinh phí chi thường xuyên để cải tạo, sửa chữa chợ theo quy định của Trung ương và Thành phố.
- Tham mưu, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Đề án theo đúng quy định của pháp luật và Thành phố (trong đó có việc sử dụng kinh phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp chợ, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác bảo đảm ATTP,...).
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định.
7. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp Sở Công Thương và các sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về đất đai và môi trường trong hoạt động quản lý, kinh doanh và khai thác chợ.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương rà soát, thống nhất các Tiêu chí khen thưởng tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tổ chức thực hiện Đề án, đề xuất trình UBND Thành phố khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc triển khai thực hiện Đề án.
- Rà soát, tham mưu UBND Thành phố chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện, thị xã xây dựng đề án vị trí việc làm, biên chế trong lĩnh vực ATTP nhằm bảo đảm đủ nguồn lực đáp ứng yêu cầu công tác ATTP trên địa bàn Thành phố.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định.
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy, đảm bảo an ninh trật tự và xử lý các vi phạm tại chợ theo quy định pháp luật.
10. Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội
- Chỉ đạo các đội Quản lý thị trường chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng địa phương tiến hành thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm nhập lậu; sản xuất, buôn bán thực phẩm giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại về thực phẩm theo quy định pháp luật trên địa bàn Thành phố, đặc biệt là tại các chợ.
- Là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 389 thành phố Hà Nội tích cực phối hợp với các sở, ban, ngành thành viên của Ban chỉ đạo 389 Thành phố và cơ quan chức năng của Trung ương, các tỉnh thành tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, phòng chống thực phẩm giả lưu thông trên địa bàn.
- Tham gia Đoàn liên ngành của Thành phố, phối hợp các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tiến hành thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với công tác bảo đảm ATTP tại chợ.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định.
11. Cục Hải quan thành phố Hà Nội
- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện thủ tục hải quan đối với hoạt động nhập khẩu thực phẩm thuộc phạm vi quản lý theo quy định.
- Định kỳ hàng tháng, quý cung cấp thông tin về tình hình nhập khẩu thực phẩm tại địa bàn quản lý cho Sở Công Thương để theo dõi, đảm bảo cân đối cung cầu,...
12. Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chỉ nhánh thành phố Hà Nội
Chủ trì, phối hợp Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xem xét, hướng dẫn, giải quyết theo thẩm quyền hoặc đề xuất UBND Thành phố cơ chế hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại chợ tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư trang thiết bị đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn quy định.
13. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Thành phố
Tăng cường cung cấp thông tin, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, giao thương, kết nối với các tỉnh, địa phương có thế mạnh về nông sản thực phẩm đặc trưng, có thương hiệu, chỉ dẫn địa lý rõ ràng đưa về tiêu thụ tại Hà Nội.
14. Các cơ quan thông tấn báo chí
- Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, cơ quan chức năng của Thành phố, các cơ quan truyền thông, đài phát thanh các cấp tuyên truyền và thường xuyên đưa tin về Đề án và hoạt động của các cơ sở kinh doanh thực phẩm an toàn tại chợ trong các chuyên mục về ATTP, văn minh thương mại và trật tự đô thị,... của chương trình phát sóng.
- Báo: Hà Nội mới, Kinh tế và Đô thị, An ninh Thủ đô và các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn Thành phố xây dựng nội dung tuyên truyền, tăng cường đưa tin, bài, ảnh, phóng sự về hoạt động kinh doanh an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn, các quy định pháp luật và Thành phố liên quan và tình hình triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn Thành phố; đa dạng hóa các hình thức tuyên tuyền, phổ biến đến trực tiếp người sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng Thủ đô.
- Chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố về việc triển khai Đề án, quản lý hoạt động các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại các chợ trên địa bàn đảm bảo các yêu cầu, điều kiện quy định tại Đề án; phòng ngừa khắc phục sự cố ATTP và điều tra, xử lý thông tin phản ánh về các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về ATTP tại chợ dân sinh trên địa bàn theo phân cấp.
- Chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án trên địa bàn. Chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra thường xuyên, đột xuất công tác bảo đảm ATTP của các cơ sở kinh doanh thực phẩm tại chợ.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho các đơn vị quản lý chợ, các cơ sở kinh doanh thực phẩm tại chợ các quy định của pháp luật về ATTP: kinh doanh thực phẩm an toàn, rõ nguồn gốc xuất xứ, bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, trang biết bị, dụng cụ, con người,...
- Tăng cường rà soát, theo dõi và đôn đốc các cơ sở kinh doanh thực phẩm tại chợ thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý liên quan đến ATTP theo phân công, phân cấp (Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hoặc Giấy xác nhận cam kết bảo đảm ATTP hoặc ký cam kết bảo đảm ATTP, tự tập huấn kiến thức về ATTP, tự công bố sản phẩm,...).
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan thực hiện cấp biển nhận diện cơ sở kinh doanh thực phẩm an toàn cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại chợ đáp ứng yêu cầu theo quy định tại mục III phần II Đề án; Tổng hợp số lượng biển nhận diện gửi về Sở Công Thương để được cấp phát theo quy định.
- Chủ trì tổ chức thanh tra kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về ATTP đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm tại chợ theo phân công, phân cấp; phối hợp các sở, ngành, đơn vị liên quan kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu bảo đảm ATTP tại chợ. Xử lý nghiêm hoặc đề xuất xử lý các trường hợp vi phạm.
- Tham gia Đoàn liên ngành của Thành phố, phối hợp các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tiến hành thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với công tác bảo đảm ATTP tại chợ.
- Chỉ đạo các lực lượng chức năng trên địa bàn kiên quyết giải tỏa các điểm kinh doanh tự phát lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, các điểm kinh doanh tự phát bên ngoài khuôn viên chợ không bảo đảm ATTP, gây mất trật tự an toàn giao thông, mỹ quan đô thị.
- Thành lập Tổ kiểm tra thực hiện việc xét nghiệm, lấy mẫu sản phẩm thực phẩm tại các nhà trạm ở cổng chợ.
- Thiết lập số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận phản ánh của người tiêu dùng về các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về ATTP tại chợ. Sau khi nhận được thông tin, bố trí cán bộ xác minh thông tin và kiểm tra, xử lý hoặc đề xuất xử lý theo thẩm quyền.
- Công khai các cơ sở vi phạm quy định về ATTP tại chợ trên website quận, huyện, thị xã, trong các buổi tuyên truyền, gửi đến Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tấn báo chí để công khai rộng rãi đến người dân.
- Bố trí ngân sách hàng năm để thực hiện công tác bảo đảm ATTP trên địa bàn cho công tác thông tin, tuyên truyền, cải tạo cơ sở vật chất, xây dựng nhà trạm, mua sắm thiết bị và hoạt động của Tổ kiểm tra phục vụ công tác kiểm tra, xét nghiệm ATTP tại chợ,...
- Thường xuyên rà soát, đánh giá nhu cầu đầu tư, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp các chợ trên địa bàn để lập Kế hoạch, cân đối bố trí vốn triển khai đối với các chợ do nhà nước quản lý và đôn đốc đơn vị quản lý chợ (vốn ngoài ngân sách) lập Kế hoạch, thực hiện đầu tư, cải tạo, sửa chữa theo quy định và chủ trương, kế hoạch của Thành phố, đảm bảo các yêu cầu về ATTP, PCCC, văn minh thương mại....
- Thực hiện chế độ báo cáo đinh kỳ và đột xuất theo quy định.
- Triển khai thực hiện đầy đủ, đúng tiến độ của Đề án; chịu trách nhiệm trước UBND cấp huyện về công tác đảm bảo ATTP tại chợ trên địa bàn quản lý.
- Phối hợp các đơn vị chức năng tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho các đơn vị quản lý chợ, các cơ sở kinh doanh thực phẩm tại chợ về các quy định của pháp luật về ATTP: kinh doanh thực phẩm an toàn, rõ nguồn gốc xuất xứ, bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, con người..
- Tăng cường rà soát, theo dõi và đôn đốc các cơ sở kinh doanh thực phẩm tại chợ thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý liên quan đến ATTP theo phân công, phân cấp (Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hoặc Giấy xác nhận cam kết bảo đảm ATTP hoặc ký cam kết bảo đảm ATTP, tự tập huấn kiến thức về ATTP, tự công bố sản phẩm,...).
- Chủ động tổ chức kiểm tra, kiểm soát và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về ATTP tại chợ theo quy định. Tham gia Tổ kiểm tra thực hiện việc xét nghiệm, lấy mẫu sản phẩm thực phẩm tại các nhà trạm ở cổng chợ theo chỉ đạo của UBND cấp huyện. Chỉ đạo lực lượng chức năng kiên quyết giải tỏa các điểm kinh doanh tự phát lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, các điểm kinh doanh tự phát bên ngoài khuôn viên chợ không bảo đảm ATTP, gây mất trật tự an toàn giao thông, mỹ quan đô thị.
- Khi phát hiện các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về ATTP cần thông tin công khai các cơ sở vi phạm trên loa phóng thanh của địa phương; gửi đến các cơ quan có thẩm quyền để xử lý và gửi đến các cơ quan thông tấn báo chí để công bố rộng rãi đến người tiêu dùng.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định.
III. CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tổ chức cho cán bộ nhân viên, hội viên và gia đình, nhân dân nâng cao trách nhiệm, nhận thức pháp luật trong hoạt động kinh doanh, tìm hiểu các biện pháp đảm bảo ATTP và gương mẫu thực hiện Đề án; tích cực phối hợp, hỗ trợ các cơ quan, đơn vị chức năng triển khai thực hiện tốt Đề án.
- Tăng cường giám sát, phát hiện, thông báo cho cơ quan chức năng các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm kém chất lượng, không đảm bảo ATTP,..để kịp thời xử lý, ngăn chặn.
- Phát huy vai trò của các tổ chức hội, đoàn thể tại địa phương (cấp xã/phường, thôn/tổ dân phố) tăng cường tuyên truyền đến từng cán bộ hội viên, gia đình tại địa phương và toàn thể nhân dân nâng cao nhận thức pháp luật trong công tác bảo đảm ATTP, tìm hiểu về Đề án, tích cực hỗ trợ các cơ quan, đơn vị chức năng triển khai Đề án.
- Chấp hành sự chỉ đạo của UBND cấp huyện và các cơ quan chức năng trực thuộc huyện về triển khai thực hiện Đề án; Hướng dẫn cơ sở sản xuất, kinh doanh kinh doanh thực phẩm trong chợ thực hiện đúng quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Rà soát, sắp xếp, bố trí các khu vực kinh doanh tại chợ đáp ứng yêu cầu về ATTP và các quy định khác có liên quan; Khi có sự thay đổi bố trí, sắp xếp ngành hàng thì phải lập ngay phương án điều chỉnh sắp xếp ngành hàng trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại chợ các quy định của pháp luật về ATTP, các điều kiện, tiêu chuẩn, tiêu chí bảo đảm ATTP, quyền lợi khi tham gia Đề án, các quy định khác liên quan đến hoạt động kinh doanh,...
- Xây dựng, ban hành quy chế về quản lý đảm bảo an toàn thực phẩm tại chợ. Kiên quyết không cho các hộ, tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về ATTP được kinh doanh trong chợ.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về vệ sinh ATTP và nội quy chợ; tổ chức cho các cơ sở ký cam kết thực hiện đúng quy định của pháp luật về vệ sinh ATTP. Khi phát hiện các sản phẩm không bảo đảm chất lượng, ATTP, cần thông báo rộng rãi ngay trên hệ thống loa truyền thanh và các phương tiện thông tin tại chợ. Khi có nghi vấn thực phẩm có khả năng mất an toàn, cần báo ngay cho các cơ quan chức năng kiểm tra, xem xét, xử lý.
- Thường xuyên kiểm tra, rà soát, theo dõi việc thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến ATTP (Khám sức khỏe, tập huấn kiến thức về ATTP, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hoặc Giấy xác nhận cam kết bảo đảm ATTP hoặc ký cam kết bảo đảm ATTP). Đối với các cơ sở không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, đơn vị quản lý chợ có trách nhiệm tuyên truyền, vận động các cơ sở nghiêm túc thực hiện theo quy định của pháp luật về ATTP. Trường hợp các cơ sở cố tình không đảm bảo các điều kiện ATTP thì xem xét chấm dứt hợp đồng kinh doanh tại chợ. Đồng thời tổng hợp danh sách để công bố tại bảng tin ở chợ, gửi thông tin đến các cơ quan thông tấn, báo chí để tuyên truyền cho người tiêu dùng nhận biết; gửi đến các cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định. Phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác chuẩn bị để thực hiện cấp biển nhận diện cơ sở kinh doanh thực phẩm an toàn đối với cơ sở đáp ứng yêu cầu tại Đề án.
- Yêu cầu các cơ sở kinh doanh trong chợ cam kết chỉ kinh doanh thực phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ, bảo đảm chất lượng, có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hoặc sổ sách ghi chép nhật ký hoạt động mua bán để thuận lợi cho việc truy xuất nguồn gốc xuất xứ hàng hóa.
- Hàng năm, Ban quản lý chợ/ Tổ quản lý chợ lập kế hoạch sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất khi có nhu cầu trình cấp có thẩm quyền; Các doanh nghiệp, hợp tác xã quản lý chợ chủ động thực hiện cải tạo, nâng cấp, duy tu chợ bảo đảm cơ sở vật chất tại chợ đáp ứng các yêu cầu về ATTP, vệ sinh môi trường, các yêu cầu tại Đề án,...
- Rà soát, bố trí 01 vị trí thuận lợi để lắp đặt nhà trạm phục vụ Tổ kiểm tra làm việc, lấy mẫu xét nghiệm nhanh hàng ngày đối với các thực phẩm kinh doanh tại chợ; cử đại diện tham gia thành viên Tổ kiểm tra.
- Thiết lập số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận phản ánh của người tiêu dùng và các cơ sở kinh doanh thực phẩm tại chợ về các hành vi vi phạm quy định pháp luật về ATTP. Xác minh thông tin và tổng hợp thông tin gửi UBND các quận, huyện, thị xã để kiểm tra, xử lý theo quy định.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định.
V. CÁC CƠ SỞ KINH DOANH THỰC PHẨM TẠI CHỢ
- Nghiêm túc chấp hành quy định pháp luật, các quy định nêu tại Đề án và các quy định khác có liên quan trong hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại chợ. Cam kết chỉ kinh doanh thực phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ, bảo đảm chất lượng, có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hoặc sổ sách ghi chép nhật ký hoạt động mua bán để thuận lợi cho việc truy xuất nguồn gốc xuất xứ hàng hóa và cam kết thực hiện đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn, tiêu chí của Đề án.
- Chấp hành thực hiện theo phương án bố trí, sắp xếp ngành hàng, nội quy chợ được duyệt; Lập kế hoạch cải tạo cơ sở vật chất, các trang thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại chợ; bố trí người lao động định kỳ khám sức khỏe; tập huấn/xác nhận kiến thức ATTP; thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hoặc Giấy xác nhận cam kết bảo đảm ATTP hoặc ký cam kết bảo đảm ATTP; tham gia các chương trình hỗ trợ do Thành phố tổ chức nhằm hoàn thiện, đáp ứng các điều kiện quy định tại Đề án,...
- Phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng trong công tác tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát,..công tác bảo đảm ATTP tại chợ.
KINH PHÍ THỰC HIỆN, CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO
Kinh phí thực hiện Đề án từ các nguồn vốn:
- Nguồn ngân sách Thành phố theo dự toán ngân sách thực hiện nhiệm vụ được giao cho các Sở, ban, ngành Thành phố và Ngân sách các cấp phân bổ cho công tác an toàn thực phẩm, công tác đầu tư, cải tạo, nâng cấp chợ hàng năm theo quy định.
- Nguồn vốn xã hội hóa: gồm vốn của doanh nghiệp, vốn của các hộ kinh doanh, vốn tín dụng và các nguồn vốn hợp pháp khác.
- Nguồn viện trợ, tài trợ (nếu có).
Các Sở, ngành, UBND cấp huyện/xã căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao tại Đề án lập dự toán kinh phí hàng năm thực hiện Đề án, gửi Sở Tài chính/cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp, cân đối, bố trí kinh phí đảm bảo thực hiện tốt Đề án.
Ban Điều hành Đề án (do Sở Công Thương đề xuất UBND Thành phố quyết định thành lập) theo dõi, chỉ đạo việc thực hiện Đề án; thành viên Ban Điều hành phải báo cáo định kỳ hàng tháng (trước ngày 25 hàng tháng), quý (trước ngày 25 tháng cuối quý), 06 tháng (trước ngày 25 tháng 6 hàng năm), năm (trước ngày 25 tháng 12 hàng năm) và đột xuất về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố tình hình thực hiện Đề án; Phối hợp với các cơ quan liên quan, phát hiện những vấn đề đột xuất, cấp bách phát sinh để kịp thời báo cáo Chủ tịch UBND Thành phố xem xét, quyết định./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.