ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 47/2021/QĐ-UBND |
Quảng Ngãi, ngày 21 tháng 9 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Thông tư số 25/2019/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2760/TTr-SNNPTNT-KL ngày 10 tháng 9 năm 2021; ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại Báo cáo số 142/BC-STP ngày 12 tháng 7 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tiếp nhận, xử lý thông tin cháy rừng các cấp; phối hợp huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 10 năm 2021.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành: Tư pháp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Y tế, Công an tỉnh; Chỉ huy trưởng: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
TIẾP NHẬN, XỬ LÝ THÔNG TIN CHÁY RỪNG CÁC CẤP; PHỐI HỢP HUY ĐỘNG
LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ CHỮA CHÁY RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
(Kèm theo Quyết định số: 47/2021/QĐ-UBND ngày 21 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về nội dung tiếp nhận, xử lý thông tin cháy rừng các cấp; phối hợp huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị chữa cháy rừng và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, chủ rừng, cá nhân có liên quan tham gia phối hợp chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
2. Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trong nước và các tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến hoạt động chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Băng trắng cản lửa là những dải đất trống đã được chặt, thu dọn thân, cành, lá cây, cỏ và thảm mục hoặc đường lâm nghiệp, đường tuần tra bảo vệ rừng nhằm ngăn chặn hoặc làm suy yếu ngọn lửa cháy lan trên mặt đất rừng khi xảy ra cháy.
2. Băng đốt trước (dùng lửa dập lửa): Trước đám cháy không xa, dọn hai băng song song bao quanh đám cháy; trên hai băng tiến hành dọn sạch tất cả vật liệu cháy ra bên ngoài về phía giữa hai băng, sau đó đốt từng đoạn, khi đốt phải thận trọng không để lửa cháy lan ra ngoài; tuyến lửa đốt trước này là tuyến có điều khiển, an toàn và khẩn trương; tùy theo tốc độ gió và quy mô đám cháy mà khoảng cách giữa hai băng cho thích hợp.
3. Điều kiện cấp thực bì lớn là trạng thái rừng có khối lượng vật liệu cháy lớn và chứa tinh dầu,…
4. Điều kiện cấp thực bì nhỏ là trạng thái rừng có khối lượng vật liệu cháy ít hoặc thân lá chứa nhiều nước, khó cháy hơn,...
5. Cấp xã bao gồm xã, phường, thị trấn.
6. Cấp huyện bao gồm huyện, thị xã, thành phố.
1. Thông tin về nguy cơ và cháy rừng phải được thông báo nhanh chóng, kịp thời cho chính quyền địa phương và cơ quan chuyên trách về phòng cháy, chữa cháy rừng.
2. Hoạt động phối hợp đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và điều hành của UBND các cấp; phát huy sức mạnh của toàn dân và của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp có liên quan theo quy định của pháp luật.
3. Đảm bảo sự chỉ đạo, chỉ huy, điều hành thống nhất, tập trung trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của cơ quan Kiểm lâm, Công an, Quân đội từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã.
4. Thực hiện phương châm “04 tại chỗ”, bao gồm: Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ; kết hợp với “5 sẵn sàng”, bao gồm: Thông tin, chỉ huy, lực lượng, phương tiện và hậu cần để sẵn sàng ứng phó kịp thời, hiệu quả khi cháy rừng xảy ra.
Điều 4. Yêu cầu trong chữa cháy rừng
1. Huy động tối đa lực lượng, phương tiện và thiết bị để chữa cháy.
2. Dập tắt lửa phải khẩn trương, kịp thời và triệt để.
3. Hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về mọi mặt, đảm bảo an toàn tuyệt đối tính mạng, phương tiện, tài sản của nhân dân và người tham gia chữa cháy.
4. Trường hợp cháy rừng xảy ra trên diện rộng có nguy cơ gây thảm họa dẫn đến tình trạng khẩn cấp thì việc chữa cháy rừng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
Điều 5. Ban Chỉ đạo về phòng cháy, chữa cháy rừng các cấp
1. Tại các cấp tỉnh, huyện, xã giao nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy rừng cho Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững (sau đây viết tắt là Ban Chỉ đạo) trên cơ sở kiện toàn Ban Chỉ đạo các cấp về Chương trình Mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020.
2. Ban Chỉ đạo do lãnh đạo Ủy ban nhân dân các cấp làm Trưởng Ban, các thành viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định và sự phân công của Trưởng Ban.
3. Thường trực Ban Chỉ đạo ở các cấp như sau:
a) Thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh là Chi cục Kiểm lâm tỉnh;
b) Thường trực Ban Chỉ đạo cấp huyện là Hạt Kiểm lâm;
c) Thường trực Ban Chỉ đạo cấp xã là Kiểm lâm phụ trách địa bàn.
Điều 6. Lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng các cấp
1. Lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng cấp tỉnh bao gồm: Lực lượng Công an tỉnh (Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ); Chi cục Kiểm lâm tỉnh (Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng); Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; các đơn vị công an, quân đội trung ương đóng quân trên địa bàn tỉnh và các lực lượng khác tham gia chữa cháy khi có lệnh huy động của cơ quan có thẩm quyền.
2. Lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng cấp huyện bao gồm: Hạt Kiểm lâm cấp huyện; lực lượng làm nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an cấp huyện; cơ quan Công an, Quân sự cấp huyện và các lực lượng khác tham gia chữa cháy khi có lệnh huy động của cơ quan có thẩm quyền.
3. Lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng cấp xã bao gồm: Kiểm lâm địa bàn; lực lượng Công an cấp xã; lực lượng Dân quân tự vệ; lực lượng hợp đồng bảo vệ rừng; các tổ, đội bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng của thôn, làng, tổ dân phố hoặc điểm dân cư tương tự và các lực lượng khác phối hợp tham gia chữa cháy khi có lệnh huy động của cơ quan có thẩm quyền.
4. Lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng của chủ rừng: Tất cả các đơn vị chủ rừng là tổ chức, cộng đồng dân cư phải triển khai thực hiện phòng cháy, chữa cháy rừng của đơn vị, bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện. Riêng đối với chủ rừng là tổ chức phải đảm bảo các điều kiện để duy trì hoạt động của tổ, đội phòng cháy, chữa cháy rừng của mình.
5. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, thôn, làng, tổ dân phố hoặc điểm dân cư tương tự, hộ gia đình, đơn vị vũ trang đóng trong rừng hoặc có hoạt động sản xuất, kinh doanh trong rừng, ven rừng phải phối hợp với nhau để thành lập các tổ, đội tình nguyện phòng cháy, chữa cháy rừng và chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ chuyên môn phòng cháy, chữa cháy rừng của Ban Chỉ đạo.
Mục 2. TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN CHÁY RỪNG CÁC CẤP
Điều 7. Tiếp nhận, xử lý thông tin cấp dự báo cháy rừng
1. Chi cục Kiểm lâm tỉnh tiếp nhận số liệu quan trắc môi trường của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh hoặc bản tin cấp dự báo cháy rừng của Chi cục Kiểm lâm vùng cung cấp, để xác định cấp dự báo cháy rừng và thông tin hàng ngày trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị trong suốt các tháng mùa khô (tháng 3 đến tháng 8); đồng thời thông tin cảnh báo đến các thành viên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, Hạt Kiểm lâm và cung cấp thông tin cho Trung tâm Công nghệ Thông tin và Truyền thông Quảng Ngãi, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, các phương tiện thông tin đại chúng khác để đưa, phát bản tin cảnh báo cháy rừng liên tục vào những ngày nắng nóng dự báo cháy rừng cấp nguy hiểm (cấp IV) và cấp cực kỳ nguy hiểm (cấp V).
2. Hạt Kiểm lâm cấp huyện theo dõi cấp dự báo cháy rừng trên Cổng thông tin điện tử của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, thông tin cho các thành viên Ban Chỉ đạo cấp huyện, Kiểm lâm phụ trách địa bàn và các đơn vị chủ rừng đóng trên địa bàn; đồng thời thông tin cấp dự báo cháy rừng và biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng cho Trung tâm Truyền thông, Văn hóa - Thể thao cấp huyện để đưa tin liên tục trên sóng Đài Truyền thanh Phát lại truyền hình địa phương khi dự báo cháy rừng từ cấp IV trở lên.
3. Kiểm lâm phụ trách địa bàn theo dõi cập nhật kịp thời thông tin cấp dự báo cháy rừng hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng chính thống, tham mưu cho Ban Chỉ đạo cấp xã chỉ đạo Đài Truyền thanh đưa tin cảnh báo liên tục trên hệ thống loa phát thanh khi dự báo cháy rừng từ cấp IV trở lên, để người dân được biết, chủ động các biện pháp phòng ngừa.
Điều 8. Tiếp nhận, xử lý thông tin cháy rừng
1. Tiếp nhận thông tin cháy rừng
Người trực thông tin của các cơ quan, đơn vị có liên quan như: Chủ rừng; Đội phòng cháy và chữa cháy rừng nơi gần nhất; Cơ quan Kiểm lâm hoặc cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nơi gần nhất; Chính quyền địa phương sở tại hoặc cơ quan Công an, Quân đội nơi gần nhất khi nhận được tin báo về cháy rừng phải hỏi rõ và ghi vào sổ tiếp nhận (theo mẫu phụ lục I kèm theo Quy chế này) các thông tin: họ tên, địa chỉ, số điện thoại (nếu có) của người báo cháy; địa điểm, thời gian xảy ra cháy; những thông tin về đám cháy như: quy mô, diện tích đám cháy, loại rừng cháy, nguy cơ cháy lan, nguy cơ ảnh hưởng đến khu vực dân cư và những thông tin khác liên quan đến đám cháy.
2. Xử lý thông tin cháy rừng
Cơ quan, đơn vị có liên quan tại Khoản 1 Điều này khi nhận tin báo về cháy rừng xảy ra trong địa bàn được phân công quản lý có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Nghị định 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
Mục 3. PHỐI HỢP HUY ĐỘNG LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ CHỮA CHÁY RỪNG
Điều 9. Phối hợp trong hoạt động chữa cháy rừng các cấp
1. Khi xảy ra cháy rừng, lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phối hợp với lực lượng Kiểm lâm chủ trì và phối hợp với lực lượng Quân đội tham mưu cho Ban Chỉ đạo cùng cấp trong việc điều động, sử dụng lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia chữa cháy rừng; tổ chức dập lửa, khắc phục hậu quả sau cháy rừng theo phương án phòng cháy, chữa cháy rừng đã được cơ quan chức năng tham gia ý kiến theo quy định. Tổ chức kiểm tra, xác minh, điều tra và xử lý các vụ cháy rừng theo quy định của pháp luật.
2. Trong quá trình chỉ đạo, chỉ huy chữa cháy rừng, Ban Chỉ đạo các cấp phải thường xuyên báo cáo kịp thời tình hình cháy rừng cho Ban Chỉ đạo cấp trên trực tiếp (qua Thường trực Ban Chỉ đạo) biết để theo dõi chỉ đạo. Trường hợp đám cháy vượt quá khả năng cứu chữa của cấp mình phải nhanh chóng báo cáo và đề nghị Ban Chỉ đạo cấp trên hỗ trợ chi viện lực lượng, phương tiện, thiết bị chữa cháy. Việc huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị chữa cháy rừng của Chủ tịch UBND các cấp được thực hiện theo khoản 2 Điều 12 Thông tư số 25/2019/TT-BNNPTNT của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và khoản 1, 2 Điều 15 Nghị định số 30/2017/NĐ-CP của Chính phủ.
3. Ban Chỉ đạo các cấp ngay khi nhận được thông tin, báo cáo đề nghị chi viện chữa cháy rừng của Ban Chỉ đạo cấp dưới, phải kịp thời tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị (theo mẫu phụ lục II kèm theo Quy chế này) hỗ trợ địa phương chữa cháy rừng.
4. Các lực lượng chính và lực lượng phối hợp tham gia chữa cháy quy định tại Điều 10 Quy chế này ngay khi nhận được lệnh huy động (theo mẫu phụ lục III đính kèm theo Quy chế này) của cơ quan có thẩm quyền phải nhanh chóng cơ động đến nơi xảy ra cháy rừng và tích cực phối hợp tham gia chữa cháy rừng.
Điều 10. Phối hợp trong tổ chức lực lượng chữa cháy rừng các cấp
1. Khi có cháy rừng lớn, hoặc nguy cơ cháy lớn; cháy rừng vùng giáp ranh giữa các huyện; vùng giáp ranh với tỉnh khác, việc phối hợp tổ chức lực lượng chữa cháy rừng cấp tỉnh quy định như sau:
a) Lực lượng chính gồm: Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an tỉnh, Chi cục Kiểm lâm tỉnh (Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng), chủ rừng có rừng bị cháy;
b) Lực lượng phối hợp gồm: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, các đơn vị Quân đội của Bộ Quốc phòng, Quân khu V đóng quân trên địa bàn tỉnh, lực lượng tại địa phương nơi xảy ra cháy rừng, các chủ rừng khác khi được huy động.
2. Khi có cháy rừng lớn, hoặc nguy cơ cháy lớn; cháy rừng vùng giáp ranh giữa các xã; vùng giáp ranh với huyện khác, việc phối hợp tổ chức lực lượng chữa cháy rừng cấp huyện quy định như sau:
a) Lực lượng chính gồm: Lực lượng làm nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an cấp huyện, Hạt Kiểm lâm cấp huyện, chủ rừng có rừng bị cháy;
b) Lực lượng phối hợp gồm: Cơ quan Quân sự cấp huyện, cơ quan Bộ đội Biên phòng đóng quân trên địa bàn, các đơn vị của Bộ, Quân khu đóng quân trên địa bàn huyện, lực lượng tại địa phương nơi xảy ra cháy rừng và địa phương lân cận, các chủ rừng khác khi được huy động.
3. Khi có cháy rừng xảy ra trên địa bàn, việc phối hợp tổ chức lực lượng chữa cháy rừng cấp xã quy định như sau:
a) Lực lượng chính gồm: Chủ rừng có rừng bị cháy; Dân quân tự vệ; Kiểm lâm địa bàn;
b) Lực lượng phối hợp gồm: Công an cấp xã, lực lượng dân phòng, tổ đội bảo vệ rừng, lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng của thôn, làng, tổ dân phố, lực lượng tại địa phương nơi xảy ra cháy rừng và địa phương lân cận.
Điều 11. Phối hợp chỉ đạo, chỉ huy chữa cháy rừng
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch UBND các cấp có mặt tại đám cháy rừng là người chỉ đạo chữa cháy rừng. Người chỉ đạo chữa cháy rừng có nhiệm vụ thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư số 25/2019/TT-BNNPTNT của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Người có chức vụ cao nhất của đơn vị Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có mặt tại nơi xảy ra cháy là người chỉ huy chữa cháy.
3. Trường hợp cháy rừng xảy ra khi chưa có Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thì người chỉ huy chữa cháy như sau:
a) Nếu chủ rừng là cơ quan, tổ chức thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc người được ủy quyền là người chỉ huy chữa cháy; trưởng thôn tại nơi xảy ra cháy có trách nhiệm tham gia chỉ huy chữa cháy;
b) Nếu chủ rừng là hộ gia đình hoặc cá nhân thì trưởng thôn, khu dân cư, tổ dân phố hoặc người được ủy quyền tại nơi xảy ra cháy là người chỉ huy chữa cháy. Người đứng đầu đơn vị Kiểm lâm hoặc người được ủy quyền tại nơi xảy ra cháy có trách nhiệm tham gia chỉ huy chữa cháy.
4. Trường hợp có nhiều lực lượng tham gia chữa cháy rừng, người chỉ huy chữa cháy rừng của từng lực lượng thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư số 25/2019/TT-BNNPTNT của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
5. Người chỉ huy chữa cháy rừng có nhiệm vụ thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Thông tư số 25/2019/TT-BNNPTNT của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
6. Người đứng đầu các lực lượng tham gia chữa cháy rừng có trách nhiệm phối hợp với người chỉ huy để tổ chức chữa cháy rừng theo sự chỉ đạo, phân công của Chủ tịch UBND các cấp hoặc người được ủy quyền.
Điều 12. Trách nhiệm chữa cháy, tham gia chữa cháy rừng
1. Người có mặt tại nơi xảy ra cháy rừng phải tìm mọi biện pháp để ngăn chặn cháy lan và dập tắt đám cháy; người tham gia chữa cháy phải chấp hành mệnh lệnh của người chỉ đạo, chỉ huy chữa cháy.
2. Chủ rừng và các lực lượng Công an, Kiểm lâm, Quân đội, Dân quân tự vệ, cơ quan hữu quan khác có nhiệm vụ chữa cháy và tham gia chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
3. Lực lượng Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan khoanh vùng, chặn đường khu vực xảy ra cháy rừng, ngăn không cho người không có nhiệm vụ liên quan trong chữa cháy rừng hoặc súc vật tiếp cận hiện trường và hỗ trợ lực lượng thực hiện nhiệm vụ chữa cháy rừng.
Điều 13. Các biện pháp chữa cháy rừng
1. Biện pháp chữa cháy rừng trực tiếp là sử dụng tất cả các phương tiện, công cụ từ thủ công đến cơ giới hiện đại tác động trực tiếp vào đám cháy để dập tắt lửa; thường áp dụng đối với đám cháy có diện tích nhỏ hoặc cháy thấp trên bề mặt đất.
2. Biện pháp chữa cháy rừng gián tiếp là dùng lực lượng và phương tiện để cô lập đám cháy, thường áp dụng cho đám cháy lớn, cường độ cháy cao, tốc độ lan truyền nhanh và diện tích khu rừng cần bảo vệ lớn, cụ thể: dùng băng trắng cản lửa, băng đốt trước.
3. Trường hợp hiện trường cháy rừng có vật liệu nổ (đạn, bom, mìn,…) còn sót lại sau chiến tranh, chỉ huy chữa cháy ngay lập tức chỉ đạo lực lượng chữa cháy tránh xa khu vực cháy, không được dùng phương pháp dập lửa trực tiếp hoặc phương pháp đốt ngược để chữa cháy nhằm đảm bảo an toàn tính mạng con người. Áp dụng phương pháp chữa cháy gián tiếp, làm đường băng trắng trước hướng lan truyền của đám cháy; khoảng cách từ đường băng trắng đến đám cháy và độ rộng của đường băng trắng tùy thuộc vào địa hình, tốc độ lan truyền của đám cháy do chỉ huy chữa cháy quyết định.
4. Trường hợp chữa cháy rừng vào ban đêm, căn cứ vào tình hình thực tế, chỉ huy lực lượng chữa cháy quyết định biện pháp chữa cháy phù hợp, cụ thể:
a) Điều kiện cấp thực bì lớn, địa hình phức tạp, lực lượng, phương tiện, thiết bị không đảm bảo và nhằm đảm bảo an toàn tính mạng người chữa cháy, áp dụng biện pháp chữa cháy gián tiếp;
b) Điều kiện cấp thực bì nhỏ, địa hình tương đối bằng phẳng, lực lượng, phương tiện, thiết bị đảm bảo, áp dụng biện pháp chữa cháy trực tiếp.
Điều 14. Các nhiệm vụ liên quan trong chữa cháy rừng
1. Chủ rừng, chính quyền địa phương, Kiểm lâm có trách nhiệm dẫn đường tiếp cận đám cháy, đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Bố trí đủ người dẫn đường vào chữa cháy;
b) Phải có biển hướng dẫn chỉ đường vào đám cháy;
c) Phải có bảng hướng dẫn lấy nước nếu khu vực xảy ra cháy có hồ nước, khe suối.
2. Kiểm lâm chủ trì, chủ rừng phối hợp tham mưu các biện pháp chữa cháy cho chỉ huy chữa cháy các cấp trong trường hợp chỉ huy chữa cháy rừng không phải là Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
3. Các lực lượng tham gia chữa cháy phải đảm bảo hậu cần, phương tiện, nhiên liệu... cho đơn vị mình.
Điều 15. Trách nhiệm của các sở, ngành liên quan
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Hàng năm, lập dự toán kinh phí phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy rừng cho các đơn vị trực thuộc và phân bổ kinh phí đúng quy định.
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp huyện, UBND cấp xã trong phòng cháy, chữa cháy rừng ở địa phương; việc phối hợp và huy động lực lượng, phương tiện của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn trong phòng cháy, chữa cháy rừng.
c) Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm thiết lập đường dây nóng, thông qua các mạng xã hội để thu nhận thông tin báo cháy rừng của người dân; hướng dẫn, xây dựng chương trình tuyên truyền về phòng cháy và chữa cháy rừng cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn quản lý; huy động kịp thời, bố trí lực lượng, phương tiện, thiết bị của lực lượng Kiểm lâm đảm bảo để hỗ trợ chữa cháy rừng tại hiện trường; tham mưu các biện pháp chữa cháy cho chỉ huy chữa cháy các cấp tại hiện trường; phối hợp Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, cơ quan điều tra xác định nguyên nhân, đối tượng gây cháy rừng, mức độ thiệt hại và xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Sở Tài chính
Hàng năm, trên cơ sở dự toán do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng gửi Sở Tài chính tổng hợp, tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí theo phân cấp ngân sách và khả năng cân đối ngân sách địa phương để triển khai thực hiện.
3. Sở Y tế
Khi nhận được tin báo cháy rừng, có trách nhiệm bố trí xe cấp cứu và lực lượng y tế phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc sơ cấp cứu người bị nạn tại địa điểm xảy ra cháy rừng.
4. Công an tỉnh
a) Phối hợp với cơ quan Kiểm lâm, cơ quan Quân đội, UBND các cấp và các cơ quan có liên quan thực hiện biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh với hành vi gây cháy rừng; xác định nguyên nhân các vụ cháy rừng xử lý theo quy định của pháp luật.
b) Phối hợp với lực lượng Kiểm lâm hướng dẫn việc xây dựng Phương án phòng cháy, chữa cháy rừng; huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy; tham gia chữa cháy rừng và chỉ huy việc chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật.
c) Phát hiện, tiếp nhận điều tra, xử lý các vụ vi phạm trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy rừng.
d) Huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị của Công an cấp huyện, lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đang đóng quân trên địa bàn tham gia phối hợp chữa cháy, khoanh vùng hiện trường và cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra cháy rừng.
5. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
a) Giáo dục cán bộ, chiến sĩ nắm vững và chấp hành nghiêm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng. Các đơn vị đóng quân trong rừng, gần rừng phối hợp với lực lượng Kiểm lâm, Chính quyền địa phương tham gia công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; chấp hành nghiêm quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng ở nơi đóng quân.
b) Chỉ đạo các đơn vị đóng quân trong rừng, gần rừng phải có Phương án phòng cháy, chữa cháy rừng, tham gia tuần tra và sẵn sàng ứng cứu khi có trường hợp xảy ra cháy rừng theo lệnh huy động của Ban Chỉ đạo ở nơi đóng quân.
c) Phối hợp với cơ quan Kiểm lâm kiểm tra, xử lý kịp thời đối với những đơn vị, chiến sĩ vi phạm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng.
Điều 16. Trách nhiệm của các cơ quan thông tin đại chúng
1. Tổ chức tuyên truyền quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng; phổ biến kiến thức về phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh;
2. Phối hợp với Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ huy các cấp và các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy rừng; chủ động và phối hợp với Chi cục Kiểm lâm thông báo kịp thời các bản tin cấp dự báo cháy rừng trong suốt các tháng mùa khô.
Điều 17. Trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện theo thẩm quyền và phạm vi quản lý có trách nhiệm:
a) Thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp huyện; ban hành Kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng thuộc phạm vi và trách nhiệm quản lý của địa phương mình;
b) Chỉ đạo Chủ tịch UBND cấp xã có rừng và đất lâm nghiệp thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật;
c) Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật; tuyên truyền giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy, chữa cháy rừng cho nhân dân, xây dựng phong trào quần chúng tham gia hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng;
d) Chỉ đạo và huy động lực lượng chữa cháy rừng trên địa bàn; chỉ đạo tổ chức chữa cháy rừng, điều tra nguyên nhân gây cháy rừng và khắc phục hậu quả vụ cháy rừng.
2. Chủ tịch UBND cấp xã có rừng và đất lâm nghiệp theo thẩm quyền và phạm vi quản lý có trách nhiệm:
a) Thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp xã; các tổ, đội bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng ở cơ sở.
b) Ban hành Kế hoạch, Phương án phòng cháy, chữa cháy rừng thuộc phạm vi và trách nhiệm quản lý của mình;
c) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy rừng trong phạm vi địa phương mình;
d) Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm quy định phòng cháy, chữa cháy rừng.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn triển khai, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế này.
2. Các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tại Quy chế này, tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
3. Trường hợp những quy định của pháp luật được dẫn chiếu áp dụng trong Quy chế này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bởi văn bản khác thì áp dụng các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc cần sửa đổi, bổ sung, các cơ quan, tổ chức phản ảnh bằng văn bản về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Kiểm lâm tỉnh) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
Phụ lục I. Sổ tiếp nhận thông tin báo cháy rừng.
Phụ lục II. Lệnh điều động lực lượng, phương tiện đi chữa cháy rừng.
Phụ lục III. Bảng thống kê lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy rừng
…… (1) …… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
…………………, ngày …… tháng …… năm …… |
NỘI DUNG TIẾP NHẬN THÔNG TIN BÁO CHÁY
Ca trực từ ... giờ ... phút, ngày ... tháng ... năm …….. đến ... giờ ... phút, ngày ... tháng ... năm ……
1. Thời gian nhận thông tin báo cháy rừng: ... giờ ... phút, ngày ... tháng ... năm........
2. Hình thức tiếp nhận thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn (Qua số điện thoại của điện thoại của đơn vị /hệ thống zalo/do người dân trực tiếp đến báo): ……………………...
………………………………………………………………………………………
3. Họ tên, địa chỉ, số điện thoại (nếu có) của người báo cháy rừng…………
……………………….……………………….……………………….………………
4. Địa chỉ, thời gian xảy ra cháy rừng:……………………….…………….…………
5. Loại hình xảy ra cháy, sự cố, tai nạn:
……………………….……………………….……………………….………………
6. Thông tin cơ bản về đám cháy rừng (Quy mô đám cháy rừng; loại rừng xảy ra cháy, số lượng, tình trạng người bị mắc kẹt trong đám cháy rừng; nguy cơ cháy lan):
……………………….……………………….……………………….………………
……………………….……………………….……………………….………………
……………………….……………………….……………………….………………
7. Những thông tin khác liên quan đến cháy rừng
……………………….……………………….……………………….………………
……………………….……………………….……………………….………………
……………………….……………………….……………………….………………
8. Kết quả thực hiện nhiệm vụ sau khi điều động lực lượng, phương tiện đi chữa cháy rừng ……………………….……………………….……………………
.......................................................................................................................................
TRỰC LÃNH ĐẠO
ĐƠN VỊ |
CÁN BỘ |
Ghi chú:
(1) Tên đơn vị cấp trên trực tiếp quản lý.
(2) Đơn vị trực tiếp nhận và xử lý thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn.
(3) Chức danh
………(1)……. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …./LĐĐ |
…., ngày ... tháng ... năm …….. |
LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN ĐI CHỮA CHÁY RỪNG
Hồi ... giờ .... phút, ngày ... tháng ... năm...
Tôi: …………………….. Cấp bậc …………….. Chức vụ………………… (3) ……
Ra lệnh cho: ……………………………………………………
Điều động ngay lực lượng, phương tiện đi chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ gồm:
- Lực lượng: ………………. người;
- Phương tiện: …………………………………………………………………………
Đi làm nhiệm vụ tại địa chỉ :…………………………………………………………
|
………….(3)………. |
Ghi chú:
(1) Tên đơn vị cấp trên trực tiếp quản lý.
(2) Tên đơn vị của người ra lệnh.
(3) Chức vụ của người ra lệnh.
BẢNG THỐNG KÊ LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN THAM GIA CHỮA CHÁY RỪNG
Các lực lượng tham gia chữa cháy rừng |
Thời gian đến đám cháy |
Quân số |
Phương tiện |
Nhiệm vụ chính được giao |
Khu vực chữa cháy rừng |
Thời gian bắt đầu chữa cháy rừng |
Thời gian rút khỏi đám cháy rừng |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
Lực lượng Kiểm lâm |
|
|
|
|
|
|
|
Các lực lượng khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.